Các startup, SMEs... ngày càng chuộng ứng dụng AI bởi những lợi thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà không phải gánh nhiều chi phí.
Thành lập năm 2016, ELSA là cái tên đình đám trong danh sách các ứng dụng học tiếng Anh online. ELSA là viết tắt của English Language Speech Assistant - Trợ lý phát âm tiếng Anh, cũng chính là "vũ khí" lợi hại của startup này. Giữa thị trường các ứng dụng, trung tâm học tiếng Anh đầy cạnh tranh tại Việt Nam, ELSA nổi bật nhờ công nghệ nhận dạng giọng nói và trí tuệ nhân tạo (AI).
Ứng dụng có khả năng nghe giọng nói của người dùng, so sánh với cách phát âm tiếng Anh đúng, từ đó đưa ra đánh giá mức độ phát âm giống người bản xứ của mỗi học viên. Ngoài ra, người học sẽ được gợi ý để có thể sửa lỗi sai một cách chuẩn xác nhất thông qua hướng dẫn khẩu hình miệng hoặc cách đặt lưỡi. ELSA Speak liên tiếp được bình chọn là một trong những ứng dụng AI top đầu bởi Forbes, Research Snipers, Product Hunt...
Logivan, một startup Việt khác cũng được coi là "luồng gió mới" trong lĩnh vực logistics khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo để kết nối, điều phối hệ thống xe và chủ hàng. Nhờ công nghệ AI, startup giúp việc vận chuyển hàng hóa diễn ra theo cách mới với nhiều ưu việt hơn cách gọi xe truyền thông. Chủ hàng có thể tra cứu giá nhanh và chính xác, lựa chọn cước phí tốt nhất trên ứng dụng. Các tài xế có thể tận dụng xe rỗng chiều về để tăng thêm thu nhập.
ELSA hay Logivan là đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup... thành công nhờ sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. Việc ứng dụng AI vào sản phẩm, vận hành trở thành xu hướng trong các doanh nghiệp bởi những lợi thế khác biệt mà công nghệ này mang lại. Theo một nghiên cứu của Gartner, nếu như 4 năm trước, AI còn chưa phổ biến, thì đến năm 2019, con số này tăng lên 37%, đưa đến mức tăng trưởng tới 270% trong vòng 4 năm.
"Giám đốc công nghệ của những công ty không sử dụng AI sẽ phải dè chừng những doanh nghiệp đối thủ dùng trí tuệ nhân tạo, đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn có thể xảy ra", chuyên gia từ Gartner đánh giá.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), startup sinh ra trong thời đại số có khả năng thu thập và xử lý dữ liệu. Quy mô nhỏ cũng giúp họ nhanh nhạy và linh hoạt trong việc thử nghiệm, ứng dụng AI, trong khi các công ty, tập đoàn lớn thường gặp khó khăn khi muốn thay đổi một bộ máy cồng kềnh.
Dự đoán AI sẽ trở thành xu hướng, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi liệu công nghệ này có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ bởi các lo ngại về chi phí, cách thức vận hành phức tạp... Theo chuyên gia AI từ Tập đoàn FPT, chi phí dịch vụ khi ứng dụng AI vào doanh nghiệp là rất phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Vị này lấy ví dụ từ công cụ chatbot FPT.AI, giúp thay con người thực hiện cuộc gọi đi (Outbound call) tới khách hàng nhằm thông báo, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, nhắc lịch... Trợ lý thông minh này có thể triển khai nhanh chóng và dễ dàng trên hệ thống của các công ty, tập đoàn qua APIs sẵn có của FPT.AI. Đặc biệt, FPT.AI không mất chi phí khởi tạo, không yêu cầu cơ sở hạ tầng.
"Các công ty vừa và nhỏ thường sử dụng ở mức 100 đến vài trăm cuộc gọi đồng thời. Riêng trợ lý ảo của FPT có thể mở rộng không giới hạn cuộc gọi theo nhu cầu của khách hàng. Giải pháp này có thể giảm 30-50% chi phí vận hành, nhân sự và quản lý", vị này cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét