Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng phải ngồi suy nghĩ về quản lý tài chính cá nhân. Sẽ có những người đang gặp vấn đề và vẫn còn đang lúng túng chưa biết trả lời ra sao? Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo dựng thói quen tuyệt vời và có lợi cho cuộc sống của bạn.
Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch ngân sách thu chi. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lý tiền bạc của cá nhân. Nó bao gồm toàn bộ các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình.
Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
Quy tắc 50/20/30
Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
Nhóm 50% - Các nhu cầu yếu tố cần thiết
Bạn cần dành phần lớn tài chính cá nhân của mình cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,...
Nếu các chi phí thiết yếu này vượt quá 50% thì bạn cần linh hoạt các khoản chi để hạn chế tối đa việc phải phá vỡ kế hoạch chi tiêu, trường hợp bất khả kháng bạn có thể cắt xén các khoản cho phí khác để phục vụ các nhu cầu thiết yếu.
Nhóm 30% - Nhu cầu chi tiêu cá nhân
Là các khoản chi cho cá nhân ngoài các danh mục thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở nhóm trên bao gồm : du lịch, mua sắm, giải trí.
Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên, mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.
Nhóm 20% - Mục tiêu tài chính
Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. Thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..) hay đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.
Nếu bạn đạt được mục tiêu 50% hoặc ít hơn thu nhập dành cho chi phí thiết yếu và 20% hoặc lớn hơn dành cho mục tiêu tài chính, bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn, ngược lại bạn sẽ ít phải lo lắng hơn khi bước vào tuổi nghỉ hưu. "Nghỉ hưu" có thể là một khái niệm không cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.
Công thức “6 cái lọ”
Cũng giống như quy tắc “ 50: 30: 20 “ quy tắc 6 cái lọ giúp bạn có kế hoạch chi tiết hơn về các khoản thu chi và chủ động hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
1. QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH: 10%
Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn. Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc khác.
2. QUỸ TIẾT KIỆM DÀI HẠN: 10%
Sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền. Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó nhé!
3. QUỸ GIÁO DỤC NGẮN HẠN: 10%
Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDU để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.
4. QUỸ NHU CẦU THIẾT YẾU: 55%
Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống, gồm những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,
Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.
Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.
5. QUỸ HƯỞNG THỤ: 10%
Tác dụng của tài khoản này là dành cho việc tự thưởng cho bản thân và nếu bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. Hãy tự thưởng cho bản thân mình những món quà mà bạn yêu thích, đó có thể là một chiếc áo mới, một buổi ăn uống, tụ tập cùng bạn bè và người thân, đi du lịch hay xem một bộ phim ở rạp,…..
6. QUỸ CHO ĐI: 5%
Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn…
Hãy linh hoạt trong việc cân đối tài chính và dành cho bản thân những trải nghiệm, nên nhớ đừng vội vàng để thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn.
Có rất nhiều cách để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tìm hiểu được thông qua báo chí, internet, bạn bè… Tuy nhiên, hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân, đi kèm với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân và tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
Hãy linh hoạt trong việc cân đối tài chính và dành cho bản thân những trải nghiệm, nên nhớ đừng vội vàng để thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn.
Có rất nhiều cách để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tìm hiểu được thông qua báo chí, internet, bạn bè… Tuy nhiên, hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân, đi kèm với một thái độ chủ động. Cuộc sống của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều và có thêm thời gian cùng bạn bè, người thân và tự do tận hưởng cuộc sống mà không phiền muộn chuyện tiền bạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét