








Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Các quận 4, 7, 8, Tân Phú, nhiều bệnh viện lớn và ban quản lý dự án bị Chủ tịch UBND thành phố phê bình vì giải ngân 0% trong ba tháng đầu năm.
Nội dung được nêu trong công văn do Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ban hành hôm 12/4. Đến hết tháng 3, tổng số vốn giải ngân của thành phố là 1.608 tỷ đồng, chỉ đạt 4% so với kế hoạch vốn được giao năm 2023.
Theo bảng phân bổ vốn năm nay có 61 đơn vị, có 25 chủ đầu tư giải ngân 0%. Trong đó có UBND quận 4, 7, 8, Tân Phú, quận ủy quận 1, Sở Tài nguyên - Môi trường; các bệnh viện lớn như Nhân dân 115, Gia Định, Nhi đồng 1, Răng Hàm Mặt, Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương, Nhân dân 115, Gia Định, Nhi đồng 1, Răng Hàm Mặt, Trưng Vương; các ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Khu Công nghệ cao, Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn, một số đơn vị thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng...
Cầu Long Kiểng mới ở huyện Nhà Bè dùng vốn ngân sách bị chậm tiến độ 3 năm do vướng mặt bằng. Ảnh: Gia Minh
Năm nay, UBND TP HCM phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hơn 43.400 tỷ đồng và đặt mục tiêu giải ngân đạt ít nhất 95%. Do đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi yêu cầu sở ngành phải tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án và giải ngân vốn đầu tư công.
Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao rà soát, đề xuất phê bình các đơn vị chưa lập kế hoạch chi tiết triển khai, kiểm tra và giám sát giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời tổng hợp nội dung công việc thực hiện, số vốn và tỷ lệ giải ngân của các đơn vị theo từng tháng.
UBND thành phố cũng giao Sở Nội vụ sớm tham mưu kiện toàn nhân sự của 3 tổ công tác (vốn lớn, dự án ODA và bồi thường) và điều chỉnh tên, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Tổ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo các chuyên gia, vốn giải ngân đầu tư công thấp là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP HCM trong quý 1 chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Năm 2022, TP HCM giải ngân đầu tư công được 68% - hơn 25.490 tỷ đồng, thấp hơn chỉ tiêu được giao từ đầu năm là 95%. Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đã tự hạ một bậc thi đua vì là người chịu trách nhiệm cao nhất công tác điều hành của chính quyền thành phố.
Tổ chức công đoàn đưa ra gói 300 tỷ đồng hỗ trợ lao động bị cắt giảm, song điều kiện bị đánh giá quá siết chặt, nên hàng chục nghìn công nhân không thể tiếp cận.
Cuối năm ngoái, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có Quyết định 6696 hỗ trợ lao động gặp khó khăn do doanh nghiệp sụt đơn hàng. Tổ chức công đoàn dự kiến chi tiền mặt cho hơn 100.000 lao động bị ảnh hưởng thời gian từ 1/10/2022 đến 31/3/2023, mỗi người 1-3 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ 300 tỷ đồng.
Điều kiện để được hỗ trợ, lao động bị giảm và ngừng việc từ 14 ngày trở lên có thu nhập một tháng thấp hơn lương tối thiểu vùng; bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 30 ngày liên tục trở lên do doanh nghiệp ít đơn hàng; bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Công nhân nhà máy Việt Nam Samho làm thủ tục nhận gói hỗ trợ. Ảnh: Hương Huyền
Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, số liệu ban đầu từ 26 địa phương và công đoàn, 53.592 hồ sơ của người lao động bị giảm, mất việc ở các doanh nghiệp sụt đơn hàng đề nghị được hỗ trợ, với số tiền dự kiến chi gần 80 tỷ đồng. Như vậy, số lượng hồ sơ tiếp nhận chỉ hơn một nửa số dự kiến.
Đáng chú ý, ba địa phương có nhiều lao động bị ảnh hưởng do doanh nghiệp giảm đơn hàng là TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai ghi nhận số hồ sơ nộp về không nhiều. Đến 31/3, TP HCM mới tiếp nhận hơn 4.160 trường hợp đề nghị hỗ trợ, Đồng Nai là 6.127 và Bình Dương khoảng 16.000.
Công ty LR Vina ở Khu chế xuất Linh Trung 2 (TP Thủ Đức, TP HCM) có hơn 6.000 lao động bị ảnh hưởng đợt vừa qua, nhưng sau khi rà soát không người nào đủ điều kiện được hỗ trợ. Bà Nguyễn Thùy Vân, Chủ tịch công đoàn công ty, cho biết rất khó đáp ứng điều kiện công nhân có tổng thu nhập không vượt mức lương tối thiểu 4,68 triệu đồng mới được hỗ trợ.
"Bởi ở công ty, khi lao động nghỉ luân phiên trong tuần vẫn được nhận mỗi ngày 180.000 đồng, thời gian đi làm hưởng nguyên lương. Như vậy, dù nghỉ nửa tháng, công nhân vẫn thu nhập cao hơn mức tối thiểu", bà Vân nói và cho biết mức 4,68 triệu đồng khó để công nhân duy trì cuộc sống ở TP HCM vốn đắt đỏ.
Theo bà Vân, quy định cũng cần xem xét điều kiện không hỗ trợ cho lao động bị cắt giảm nếu được nhận bảo hiểm thất nghiệp. Bởi rất nhiều trường hợp nhận trợ cấp nhưng mức hưởng bằng 60% lương đóng bảo hiểm xã hội, nên chỉ lãnh hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này này khó để người lao động các thành phố lớn đảm bảo cuộc sống.
Công nhân bị cắt giảm sống tại Khu trọ Hưng Lợi 2 (Bình Dương) hồi trước Tết. Ảnh: Thanh Tùng
Lý giải việc công nhân khó tiếp cận gói hỗ trợ, ông Nguyễn Vinh Quang, Phó ban Quan hệ lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), cho rằng kinh phí công đoàn có hạn và đã chi rất nhiều cho đợt bùng dịch năm 2021 nên ở đợt hỗ này phải chọn những trường hợp khó khăn nhất.
"Lương tối thiểu vùng là tiêu chí phù hợp để xét trong bối cảnh này. Lao động có thu nhập thấp hơn sẽ được bù đắp một phần để đảm bảo được mức sống cơ bản", ông Quang nói. Hiện, các địa phương xử lý hồ sơ đến cuối tháng 4. Sau khi tổng kết, Tổng liên đoàn sẽ đánh giá toàn diện, tháo gỡ và xem xét tiếp tục thực hiện hỗ trợ hay không.
Lê Tuyết
Dự án “Phủ xanh tương lai” được phối hợp triển khai giữa VinFast, Vinpearl và Vườn Quốc gia Phú Quốc - Ảnh: Đ.H
Theo đó, với mỗi đơn đặt hàng xe VF 8 và VF 9 từ ngày 5-1 - 30-5 (giờ California, Mỹ), VinFast sẽ đóng góp một cây rừng cho các dự án phủ xanh trái đất.
"Với hơn 65.000 đơn đăng ký đặt trước VF 8 và VF 9 trên toàn cầu tính đến tháng 4, trước mắt sẽ có ít nhất 65.000 cây xanh được trồng mới. Đây là 'món quà' đặc biệt ý nghĩa của các khách hàng tiên phong VinFirst trong hành trình cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh bền vững", đại diện hãng xe hơi Việt chia sẻ.
Ông Emmanuel Bret - phó tổng giám đốc VinFast phụ trách Kinh doanh và marketing toàn cầu - cho biết dự án "Phủ xanh tương lai" là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của VinFast hướng tới cuộc cách mạng di chuyển điện hóa và một tương lai xanh trên toàn cầu.
"Một trong những mục tiêu của dự án là hiện thực hóa ‘món quà’ từ những khách hàng tiên phong dành cho môi trường, cùng chung tay kiến tạo một tương lai phát triển bền vững cho tất cả", ông Emmanuel nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự sự kiện đã chính thức trồng những cây xanh đầu tiên của dự án “Phủ xanh tương lai” tại Vườn Quốc gia Phú Quốc - Ảnh: Đ.H
Được biết, dự án chia thành nhiều giai đoạn, dự kiến triển khai tại nhiều nơi trên thế giới.
Cụ thể, năm đầu tiên, dự án khởi động ở Phú Quốc (Việt Nam) với sự hợp tác của Công ty cổ phần Vinpearl (thuộc Vingroup) và Ban quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc, dưới sự cho phép của UBND tỉnh Kiên Giang và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang.
Dự án "Phủ xanh tương lai" sẽ tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu tại Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Vườn Quốc gia Phú Quốc là rừng nguyên sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu bảo tồn sinh học và hệ sinh thái. Với tổng diện tích trên 29.596ha, Vườn Quốc gia Phú Quốc có 3 hệ sinh thái rừng đặc trưng gồm rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng thứ sinh cây họ dầu.
Đây cũng là nơi ở của các loài động vật quý hiếm đang được bảo tồn, trong đó có 5 loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam, 104 loài chim được ghi vào danh mục Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Ông Emmanuel Bret - phó tổng giám đốc VinFast phụ trách Kinh doanh và marketing toàn cầu và ông Huỳnh Quang Hưng - chủ tịch UBND TP Phú Quốc, Kiên Giang - cùng nhau khởi động dự án “Phủ xanh tương lai” - Ảnh: Đ.H
Ưu đãi đặc quyền cho khách hàng VinFirst
Khách hàng tại Mỹ, Canada và châu Âu đặt mua xe VF 8 và VF 9 từ nay đến hết ngày 30-5-2022 (giờ California, Mỹ) sẽ nhận được 1 phiếu mua hàng điện tử (e-voucher) trị giá tương ứng 3.000 USD (Mỹ), 3.500 CAD (Canada), 2.500 EUR (châu Âu) cho VF 8, hoặc 5.000 USD (Mỹ), 6.000 CAD (Canada), 4.200 EUR (châu Âu) cho VF 9.
Bên cạnh đó, khách hàng VinFirst còn được tặng 1 sạc di động cấp độ 1, miễn phí gói dịch vụ ADAS và Smart Services thanh toán 1 lần, 1 gói dịch vụ Vinpearl cho 1 biệt thự biển 3 phòng ngủ dành cho 4 người trong 7 ngày tại 1 hoặc nhiều khách sạn Vinpearl ở Việt Nam.
Hơn nữa, những khách hàng VinFirst sẽ nhận được Vinfirst NFT, cho quyền ưu tiên cao cấp và các đặc quyền VIP cho các hoạt động và sự kiện VinFast trong tương lai thông qua ví blockchain.
VinFast cũng sẽ thay mặt mỗi khách hàng trồng một cây xanh cho tương lai phát triển bền vững.
Từ nhiều thế kỷ trước, năng lượng gió đã được con người tận dụng để phục vụ việc di chuyển và các hoạt động sản xuất. Đến nay, điện gió đã trở thành một trong những nguồn năng lượng quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, với tổng công suất 743 GW vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, có rất nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về loại năng lượng xanh, sạch này.
Sử dụng năng lượng gió là một trong những cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên, bắt đầu từ việc tận dụng sức gió để di chuyển thuyền buồm. Sau các phát minh ra điện và máy phát điện, ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện cũng được hình thành.
Năm 1887, một người Scotland tên là James Blyth đã làm được hệ thống phát điện bằng sức gió đầu tiên với một trục thẳng đứng chắc chắn có chiều cao 10 mét và 4 cánh quạt, tạo ra năng lượng chiếu sáng cho ngôi nhà trong kỳ nghỉ của mình.
Năm 1888, kỹ sư, nhà phát minh người Mỹ Charles Francis Brush đã phát minh ra một cối xay gió lớn tạo ra điện cung cấp cho dinh thự của mình ở Cleveland, Ohio. Nó có thể sản xuất 12 kW điện. Từ đây, những chiếc cối xay gió tạo điện bắt đầu được biết đến với tên “tua-bin gió”.
Cối xay gió được sử dụng để sản xuất điện, phát minh năm 1888 bởi Charles Francis Brush (Ảnh internet)
Từ thế kỷ 20, các tua-bin gió bắt đầu xuất hiện khắp châu Âu rồi phát triển rộng rãi trên thế giới. Điện gió hiện đã trở thành một trong những nguồn năng lượng quan trọng trong cơ cấu năng lượng toàn cầu. Cuối năm 2020, tổng công suất điện gió toàn cầu đã đạt 743 GW.
Các tua-bin gió hiện nay được chia thành hai loại: tua-bin gió trục đứng và tua-bin gió trục ngang. Hiện nay, những chiếc tua-bin gió trục ngang với 3 cánh quạt được sử dụng rộng rãi và trở thành hình ảnh được liên tưởng đầu tiên khi nói đến điện gió. Tuy nhiên, trên thực tế, các tua-bin gió rất đa dạng về cấu tạo với nhiều kiểu khác nhau; số lượng và hình dạng cánh quạt cũng thay đổi theo từng kiểu.
Một số kiểu tua-bin gió trục đứng (Ảnh internet)
Một số kiểu tua-bin gió trục đứng (Ảnh internet)
Một số kiểu tua-bin gió trục ngang (Ảnh internet)
Không chỉ có các loại tua-bin gió 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh, thậm chí nhiều cánh quạt… người ta còn phát triển cả loại tua-bin gió có… 0 cánh quạt (chỉ gồm một cột tháp) để tạo ra năng lượng. Không sử dụng gió để quay cánh quạt như các tua-bin khác, loại tua-bin này sử dụng chuyển động và ma sát do không khí va vào cây cột để tạo ra dòng điện.
Tua-bin gió không cánh quạt (Ảnh internet)
Ban đầu, mỗi tháp điện gió có công suất chỉ khoảng 50-100 kW, sau đó tăng lên đạt khoảng 300-500 kW vào những năm 1990, rồi lên tới khoảng 1,5-3,5 MW vào đầu thế kỷ 21. Hiện nay, nhiều tua-bin gió được lắp đặt có công suất đạt khoảng 9,5-10 MW.
Mẫu tua-bin gió có công suất lớn nhất từng được phát triển trên thế giới là tua-bin Haliade-X. Theo thiết kế gốc, tua-bin Haliade-X có công suất 12 MW, mỗi vòng quay của cánh quạt có thể sản xuất đủ điện cho một hộ gia đình sử dụng trong 2 ngày. Sau đó, Haliade-X được nâng cấp công suất lên 13 MW và 14 MW để sử dụng cho dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới Dogger Bank (tuabin được nâng cấp công suất lên 13 MW trong giai đoạn 1 – 2 và sẽ lên 14 MW trong giai đoạn 3 của dự án này).
Video giới thiệu Haliade-X (Nguồn: GE Renewable Energy)
Theo một phân tích thuộc Trung tâm Thông tin sở hữu công nghiệp, tra cứu theo phân loại sáng chế quốc tế (IPC) được xác định bởi WIPO, trong thời gian từ ngày 01/01/2006 đến ngày thực hiện tra cứu là 13/4/2020, đã có 56.879 tài liệu sáng chế được tìm thấy trong lĩnh vực năng lượng gió trên toàn cầu, trong đó có 39,2% sáng chế đã được cấp bằng. Ba chủ đơn sáng chế hàng đầu là General Electric (GE), Vestas Wind Systems và State Grid Corporation Of China. Trong đó, General Electric có 1.104 họ sáng chế, Vestas Wind Systems có 592 họ sáng chế, State Grid Corporation Of China có 590 họ sáng chế. Việt Nam có 77 đơn sáng chế liên quan đến lĩnh vực năng lượng gió. Có thể thấy, Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu là các quốc gia, khu vực đứng đầu trong công nghệ năng lượng gió với số lượng đơn bảo hộ sáng chế nhiều nhất trong lĩnh vực này.
Trên đây là 4 điều thú vị về điện gió và năng lượng gió. Còn rất nhiều điều thú vị khác xoay quanh các nhà máy điện gió, các tua-bin gió cũng như nguồn năng lượng tái tạo này, Vũ Phong Energy Group sẽ gửi đến bạn ở các bài chia sẻ sau.
Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã dẫn đến những tổn thất đáng kể về kinh tế đối với nhiều quốc gia và cũng đang trở thành nguyên nhân khiến tình trạng sa mạc hóa, hạn hán gia tăng.
Trên thế giới, diện tích các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền của Trái Đất, chỉ tính riêng 10 khu vực hoang mạc hóa lớn nhất thế giới đã có diện tích lên đến 43.967 triệu km2. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sa mạc hóa là giai đoạn cuối của suy thoái đất. Tuy nhiên, có những vùng đất là sa mạc hóa tự nhiên do không trải qua quá trình hình thành đất đầy đủ.
Tại Việt Nam diện tích sa mạc tự nhiên khoảng 400.000 ha. Tại khu vực đất canh tác sự suy thoái đất ở Việt Nam được phân chia thành bốn mức độ: nhóm diện tích đất có nguy cơ suy thoái là khoảng 6,7 triệu ha; nhóm diện tích đất có dấu hiệu suy thoái vào khoảng 2,4 triệu ha; nhóm diện tích đất đã bị suy thoái là khoảng 1,3 triệu ha; cuối cùng là đất bị suy thoái thành sa mạc nhân tạo chỉ chiếm diện tích ít ỏi, vài nghìn ha.
Phát triển rừng chống sa mạc hóa
Để thực hiện trách nhiệm thành viên và yêu cầu của Công ước Chống sa mạc hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
![]() |
Tích cực trồng rừng để chống sa mạc hóa |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và tái cơ cấu ngành chính là giải pháp căn bản để chống sa mạc hóa và suy thoái đất ở Việt Nam. Đến nay Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha, hệ số che phủ đạt 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%).
Năm 2020, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước ước tính đạt hơn 0,26 triệu ha, giảm 3,2% so với năm trước. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 94,6 triệu cây. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.464,3 ha, giảm 45,6% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 645,3 ha, giảm 67,8%; diện tích rừng bị chặt phá là 819 ha, tăng 19,4%.
Thu giữ nước ngầm dưới chân đồi cát
Các đồi cát ven biển là nơi trữ nước mưa trong mùa mưa. Nước trữ ngầm trong đồi cát tạo dòng chảy ngầm ngấm dần dưới chân đồi. Nhưng nếu không có biện pháp lưu trữ, nguồn nước ngầm này nhanh chóng bị bốc hơi vì nắng nóng.
Lợi dụng khả năng tạo dòng chảy ngầm trong đồi cát, mô hình thu trữ nước ngầm bằng hệ thống ống hình xương cá và giếng tập trung đã được xây dựng tại xã Phước Hải (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Hệ thống thu nước bằng ống lọc có đường kính 5-10cm, chôn chìm dưới mực nước ngầm ít nhất 50cm. Nước được thu vào các đường ống dẫn về 4 giếng tập trung và tăng áp dọc theo chiều dài tuyến thu nước. Cuối cùng nước được dẫn về hệ thống bể lọc và phân phối cho các hộ gia đình.
![]() |
Mô hình trồng rừng ven đồi cát |
Sau 4 năm thực hiện, hệ thống vận hành ổn định, mỗi ngày mùa khô thu được khoảng 20m3 nước, hệ thống không bị tắc. Tuy nhiên để mô hình này phát huy hiệu quả, phải có cơ chế rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm giữa các hộ dân, cộng đồng và chính quyền.
Mô hình này được đánh giá là một trong những giải pháp cấp nước chống hạn và phòng chống sa mạc hóa có tính khả thi cao ở những vùng đồi cát có nước ngầm ngấm ra chân đồi.
Quy hoạch đồng cỏ cho chăn nuôi
Một trong những nguyên nhân gây hoang mạc hóa là chăn thả gia súc quá mức, tàn phá thảm thực vật đến mức cạn kiệt. Các địa phương cần tiến hành quy hoạch đồng cỏ, trồng cây thức ăn gia súc để kiểm soát chăn thả. Ninh Thuận từ không có diện tích đồng cỏ nay đã có 2.000 ha. Chuyển đổi chăn nuôi chăn thả sang bán chăn thả và có kiểm soát. Mô hình góp phần nâng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, bước đầu tạo thói quen trong chăn nuôi.
Tuy nhiên để nhân rộng mô hình, cần chú ý đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, khả năng thực hiện của khu dân cư, nhận thức của người dân và cộng đồng…
38% diện tích tỉnh Ninh Thuận và 15% diện tích tỉnh Bình Thuận có nguy cơ bị sa mạc hóa. Một số mô hình đã thành công nhằm giữ lại những cồn cát, những vùng đất tránh khỏi nguy cơ suy thoái.
Các đồi cát ven biển hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi trữ nước mưa trong mùa mưa. Nước trữ ngầm trong đồi cát tạo dòng chảy ngầm ngấm dần dưới chân đồi. Nhưng nếu không có biện pháp lưu trữ, nguồn nước ngầm này nhanh chóng bị bốc hơi vì nắng nóng.
Lợi dụng khả năng tạo dòng chảy ngầm trong đồi cát, mô hình thu trữ nước ngầm bằng hệ thống ống hình xương cá và giếng tập trung đã được xây dựng tại xã Phước Hải (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Hệ thống thu nước bằng ống lọc có đường kính 5-10cm, chôn chìm dưới mực nước ngầm ít nhất 50cm. Nước được thu vào các đường ống dẫn về 4 giếng tập trung và tăng áp dọc theo chiều dài tuyến thu nước. Cuối cùng nước được dẫn về hệ thống bể lọc và phân phối cho các hộ gia đình.
Sau 4 năm thực hiện, hệ thống vận hành ổn định, mỗi ngày mùa khô thu được khoảng 20m3 nước, hệ thống không bị tắc. Tuy nhiên để mô hình này phát huy hiệu quả, phải có cơ chế rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm giữa các hộ dân, cộng đồng và chính quyền.
Mô hình này được đánh giá là một trong những giải pháp cấp nước chống hạn và phòng chống sa mạc hóa có tính khả thi cao ở những vùng đồi cát có nước ngầm ngấm ra chân đồi.
Trồng rừng chống cát bay, cát nhảy
Nạn cát bay, cát nhảy là mối đe dọa thường trực đối với cư dân vùng ven biển hai tỉnh này. Nhiều gia đình bỏ làng vì bị cát “chiếm”, “chiếm” đồng. Những tháng mùa khô, ăn ngủ cùng cát… Vào những tháng mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông bắc thổi mạnh, thường xuyên, kéo theo cát, bụi bay trong không trung và bề mặt đất. Do thiếu hệ thống rừng vành đai chắn gió nên việc di chuyển dễ dàng của cát như vậy đã tràn lấp lên khu vực canh tác, các khu dân cư tập trung sinh sống hoặc tạo nên những cồn cát mới…
Nạn cát bay mù mịt tạo nên những triền cát, cồn cát di động gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống. Cát vùi lấp cây trồng, cát tràn lên các trục đường cản trở giao thông, cát lấn vào các khu dân cư…
Mô hình trồng cây chắn cát đã được thực hiện từ cách đây hơn 20 năm. Xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đã trồng được 120 ha rừng phi lao và 25 ha hỗ giao giữa phi lao và nem, keo. Đến nay, rừng lên xanh tốt đã chấm dứt nạn cát di động, lấn vào nhà dân. Rừng trồng đã điều hòa nguồn nước, hạn chế quá trình hoang mạc hóa, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Mô hình trồng rừng chống cát bay, cát nhảy có khả năng nhân rộng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng đất cát ven biển làm hồ nuôi tôm đã phá đi hàng chục ha rừng phi lao xanh tốt. Các cơ sở du lịch ven biển cũng lấn vào rừng. Gần đây là “phong trào” khai thác titan hủy diệt cây rừng. Đó là những thực trạng cần hạn chế, có quy hoạch bền vững nhằm bảo vệ rừng chắn cát.
Quy hoạch đồng cỏ cho chăn nuôi
Một trong những nguyên nhân gây hoang mạc hóa ở hai tỉnh này là chăn thả gia súc quá mức, tàn phá thảm thực vật đến mức cạn kiệt. Hai tỉnh đã tiến hành quy hoạch đồng cỏ, trồng cây thức ăn gia súc để kiểm soát chăn thả. Ninh Thuận từ không có diện tích đồng cỏ nay đã có 2.000 ha. Chuyển đổi chăn nuôi chăn thả sang bán chăn thả và có kiểm soát. Mô hình góp phần nâng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, bước đầu tạo thói quen trong chăn nuôi.
Tuy nhiên để nhân rộng mô hình, cần chú ý đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, khả năng thực hiện của khu dân cư, nhận thức của người dân và cộng đồng…
41,3% tổng diện tích Trái đất là sa mạc và các vùng đất khô hạn. Các nhà khoa học cảnh báo nếu biến toàn bộ sa mạc thành rừng thì hậu quả sẽ rất đáng sợ. Vì sao vậy?
Tham vọng của nhân loại
"Sa mạc hóa" là thuật ngữ phổ biến nhất để nói về một quá trình thoái hóa đất ở các khu vực khô hạn, bán khô hạn và cận ẩm do biến đổi khí hậu , hoạt động của con người và nhiều yếu tố khác. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là gây xói mòn đất, biến đất trở thành vô sinh và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người.
Nhờ có sự truyền bá về những tác động xấu của sa mạc hóa đối với cuộc sống của loài người và môi trường nên vấn đề này đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm kiếm nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng này. Một trong số đó là ý tưởng biến sa mạc thành rừng.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc , các vùng đất khô hạn, bao gồm cả những vùng sa mạc đang chiếm tới 41.3% tổng diện tích của Trái đất . Vậy nếu như nhân loại có thể biến tất cả các vùng đất này thành rừng thì kết quả sẽ thế nào? Môi trường của Trái đất có thể thực sự được cải thiện không?
Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ nhưng câu trả lời là không! Thậm chí hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì sao lại như vậy?
Trên thực tế, Trung Quốc đã từng thành công trong một dự án trồng rừng trên sa mạc Kubuqi. Tuy nhiên, quy mô của dự án này không lớn, diện tích phủ xanh của sa mạc chỉ đạt 1/3 với 70 loại cây khác nhau. Thế nhưng, trong những năm đầu của dự án, việc độc canh được áp dụng ở một số khu vực đã làm giảm đa dạng sinh học của các loài và dẫn đến lây lan dịch bệnh ở thực vật. Ngoài ra, trồng rừng đã vượt quá khả năng chịu tải của đất và do cây cối không có ai chăm sóc nên chúng đã bị chết.
Dù không hoàn toàn thành công nhưng dự án này của Trung Quốc đã mở ra hy vọng cho các vùng khô hạn và sa mạc như UAE, Ai Cập, Libya, Ấn Độ và nhiều quốc gia trên lục địa Châu Phi. Thế nhưng, trước "tham vọng" này của nhân loại, nhiều nhà khoa học lại lên tiếng cảnh báo rằng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu tất cả các sa mạc trên Trái đất trở nên màu mỡ.
Mặt trái của việc phủ xanh sa mạc
Trước tiên, chúng ta cần biết rằng, trong một hệ sinh thái khi có một nhân tố nào đó thay đổi đều có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền đến những nhân tố khác. Ta có thể gọi đây là "hiệu ứng cánh bướm", hay có thể hiểu là một thay đổi nhỏ ở đầu vào có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của kết quả.
Đối với trường hợp phủ xanh sa mạc, nhờ có thảm thực vật mới, khí hậu của các sa mạc sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Và vấn đề phát sinh đầu tiên chính là đại dịch châu chấu. Một đàn châu chấu với sức ăn lớn hơn 2.500 người một ngày sẽ khiến cho đại dịch trở thành khủng hoảng toàn cầu khi quy mô của chúng lớn hơn nhiều lần. Như vậy, không chỉ có cây cối, hoa màu ở quanh sa mạc mà thậm chí cả thế giới cũng sẽ bị châu chấu tàn phá.
Thứ hai, sa mạc không còn cũng đồng nghĩa là sẽ có nhiều khu vực sống hơn cho các loài thực vật và động vật trong rừng. Nhưng, điều này cũng dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài sống trên sa mạc. Ngoài ra, các sa mạc tồn tại không phải là vô ích, chúng có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ của Trái đất, hình thành các khoáng chất như nitrat, kali, thạch cao... Do đó, nếu các sa mạc biến thành rừng, sự mất cân bằng sinh thái sẽ diễn ra trầm trọng hơn.
Thứ ba, hàm lượng không khí trên Trái đất mà chúng ta đang sống hiện nay bao gồm khí oxy và CO2. Khi Trái đất mất đi sa mạc, diện tích rừng phủ rộng hơn sẽ khiến cho lượng khí CO2 bị giảm mạnh. Thế nhưng, việc này sẽ khiến cho Trái đất bị mất đi "lớp bảo vệ" và nảy sinh một loạt vấn đề. Đó là nhiệt độ không ổn định, nước biển, nước ở sông hồ bị bốc hơi, không khí trở nên quá khô và không thể hình thành vòng tuần hoàn của nước dẫn tới trời sẽ không có mưa, nước biến mất. Ngoài ra, lượng 02 tăng mạnh trong không khí cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người, thậm chí là hiểm họa hủy diệt loài người.
Thứ tư, cây xanh từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2. Tuy nhiên, có nhiều cây xanh hơn không có nghĩa là chúng có thể làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cho rằng, cây cối tuy hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp nhưng chúng cũng thải ra một số chất hóa học khiến cho hành tinh ấm lên. Điều này cũng sẽ khiến cho khí hậu tổng thể của hành tinh bị ảnh hưởng nặng nề.
Tóm lại, dù sự tồn tại của các sa mạc có thể khiến nhiều người thấy khó chịu và diện tích của sa mạc cũng ngày lớn hơn do nhiều yếu tố gây ra. Nhưng, tất cả những gì nhân loại có thể làm chính là cải thiện và giảm thiểu thiệt hại về môi trường. Việc phủ xanh sa mạc có thể coi như một thử thách đầy chông gai cần tìm thêm giải pháp hiệu quả nhất để tránh cho loài người phải chịu những hậu quả đáng sợ.
*Bài viết tổng hợp từ Whatif, Interesting Engineering...