Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền

 “Nếu lúa có giá thì nông dân chúng tôi sẵn sàng ra ngoài đồng giăng mùng để ngủ giữ lúa cho Chính phủ, để làm an ninh lương thực. Còn nếu lúa không có giá, thu nhập của người trồng lúa không sống nổi thì chúng tôi sẽ bỏ ruộng, lúc đó mới là vấn đề đối với an ninh lương thực" - ông Hoan kể lại và cho biết câu nói của lão nông đã ám ảnh ông suốt thời gian qua.

Thay đổi tư duy sản xuất

Ngày 18/11, tại Đồng Tháp, diễn ra Hội thảo Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, “giải pháp từ cây lúa". Hội thảo do báo Thanh Niên phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan không trực tiếp dự nhưng thực hiện ghi hình và chia sẻ, gửi gắm đến hội thảo. Bộ trưởng đã chọn một bức hình chụp tại hội chợ Thái Festival ở Thái Lan với dòng chữ: “Think rice - think Thailand”. Người Thái đã tiếp cận một tư duy khác đối với ngành hàng lúa gạo trong khi chúng ta đang tiếp cận ở tư duy sản lượng, tư duy thương mại.

“Tôi rất ấn tượng chữ “think” là chữ “tư duy”, có lẽ là đã đến lúc chúng ta tư duy lại ngành hàng lúa gạo cả nước nói chung và ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL”, ông Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền ảnh 1

Nông dân vác lúa xuống ghe (ảnh: Hòa Hội).

Theo Bộ trưởng NN&PTNT, hiện đang có ý kiến ĐBSCL không nên trồng lúa nữa vì ngành hàng lúa gạo là ngành hàng mang lại giá trị thấp, người nông dân trồng lúa là người ở tầng thấp trong mức độ thu nhập. Đeo đẳng câu chuyện đó thành ra mỗi năm, hàng triệu người ĐBSCL phải đi Bình Dương, Đồng Nai.

“Tôi nghĩ rằng ý kiến đó cũng có phần đúng và chúng ta cần tiếp cận khác. Tôi nói lại một lần nữa là chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đó là chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn”, ông Hoan bày tỏ.

Ông Hoan cho rằng, rất nhiều năm chúng ta chạy theo tư duy sản xuất, chúng ta lấy sản lượng làm mục tiêu, chúng ta làm mọi giải pháp để tăng sản lượng lên nhưng hiện tại đã tới mức sản lượng không đồng nghĩa với thu nhập, thậm chí là đi ngược lại thu nhập.

Ông Hoan nhắc lại lời của một lão nông tri điền ở huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) gửi ông Hoan trước khi ra T.Ư nhận nhiệm vụ Bộ trưởng: “Nếu lúa có giá thì nông dân chúng tôi sẵn sàng ra ngoài đồng giăng mùng để ngủ giữ lúa cho Chính phủ, để làm an ninh lương thực. Còn nếu lúa không có giá, thu nhập của người trồng lúa không sống nổi thì chúng tôi sẽ bỏ ruộng, lúc đó mới là vấn đề đối với an ninh lương thực".

Theo ông Hoan, câu nói của lão nông đã ám ảnh ông suốt thời gian qua.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền ảnh 2
Thời gian qua, người nông dân luôn đặt mục tiêu tăng sản lượng lúa gạo.

Ông Hoan nhấn mạnh, cây lúa không phải một loại nông sản để buôn chuyến nữa, mà nó trở thành một chuỗi ngành hàng kinh tế. Bởi vì đến lúc, sản lượng sẽ nhỏ lại, diện tích sẽ giảm nhưng phải tăng về chất và tăng về giá trị.

“Mục tiêu của chúng ta nằm ở chỗ đó. Chúng ta phải tổ chức lại một hệ sinh thái ngành hàng. Đó là một chuỗi để nâng hình ảnh của ngành lúa gạo, nâng thương hiệu của lúa gạo ĐBSCL lên”, ông Hoan gửi gắm.

Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung

Theo GS Võ Tòng Xuân, từ năm 1989 đến nay, suốt 32 năm, làm rạng rỡ nước nhà, đặt Việt Nam vào vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Đó là cả một hy sinh lớn, vì người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới.

Trong khi đó, một số ít nông dân đã làm giàu nhờ chuyển sang sản xuất những loại cây con khác không phải cây lúa. Hiện nay, cây lúa Việt Nam phải sống chung với biến đổi khí hậu (nước lũ, hạn, mặn xâm nhập) vừa giảm phát thải khí nhà kính, vừa làm nhiệm vụ chính trị để bảo đảm an ninh lương thực cho toàn xã hội, vừa làm nhiệm vụ kinh tế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền ảnh 3

GS Võ Tòng Xuân phát biểu (ảnh: Hòa Hội).

GS Võ Tòng Xuân đề xuất giải pháp là cần quy hoạch lại vùng sản xuất lúa theo hướng phù hợp và bền vững. Cụ thể, đối với cây lúa vùng thượng nguồn có đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không nước mặn xâm nhập. Vì thế, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm, chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao; hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo khách hàng đầu ra.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'ám ảnh' về lời nói của một lão nông tri điền ảnh 4
Người nông dân trồng lúa cần có tư duy mới để thoát nghèo.

Đối với vùng trũng giữa đồng bằng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều; khô hạn trong mùa nắng. Hiện tại đang sản xuất lúa 3 vụ/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi trong tiêu thụ rất nhiều nước ngọt quý hiếm, xen kẻ với các vườn cây ăn trái rất tốt trên liếp cao. Hướng tới sẽ giảm diện tích lúa, còn vùng lúa 2 xen vụ thủy sản (tôm càng xanh, cá) trong nước lũ thiên nhiên; vùng mương liếp trồng cây ăn trái trên liếp và giữ nước lũ trong hệ thống mương để vừa nuôi thủy sản sử dụng trong mùa nắng. Mỗi vùng cây ăn trái rộng lớn có khu công nghiệp chế biến (sơ chế, đóng gói/thùng, tạm trữ.

Ngoài ra, với vùng ven biển, đây là vùng sản xuất bền vững nhất: lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ/mặn trong mùa nắng. Theo GS Xuân, để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng hữu hiệu nước mặn trong mùa nắng, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi lấy nước mặn vào và đưa nước thải ra khu xử lý. Đồng thời tiếp tục đầu tư khoa học và cấu trúc hạ tầng thủy lợi thiết lập những vườn cây ăn trái hiện đại từ các diện tích lúa vùng kém thích nghi giữa đồng bằng và vùng lúa tôm ven biển để nông dân tham gia sản xuất có lợi nhuận lớn hơn.

Hòa Hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thêm nhiệm vụ mới

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được giao làm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương. Theo Quyết định, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng; 2 Tổ phó gồm: Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quyết định này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (đơn vị vận hành Thủy điện Sông Hinh) số tiền 200 triệu đồng và buộc thực hiện các biện pháp vận hành hồ để đưa mực nước về mực nước trước lũ. Cụ thể, theo Quyết định số 878/QĐ-TTg về ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, trong mùa lũ, mực nước hồ cao nhất của hồ thủy điện Sông Hinh không cao hơn cao trình +207m. Tuy nhiên, từ 14h ngày 10/10, mực nước hồ sông Hinh là +207,01m và thời điểm lúc 7h ngày 12/10 là +207,42m, cao hơn mực nước cao nhất theo yêu cầu là 42cm.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines trong 10 tháng đầu năm, hãng đã ghi nhận 98 vụ việc chim va chạm gây hỏng hóc máy bay. Trong đó, 25 vụ việc điển hình với chi phí sửa chữa có lần lên tới 60 tỷ đồng. Đơn cử, ngày 19/4, chuyến bay VN7552 từ Cam Ranh đi Nội Bài ghi nhận dấu vết chim va chạm vào cả 2 động cơ. Máy bay phải dừng khai thác để sửa chữa với chi phí ước tính 60,8 tỷ đồng. Hãng hàng không kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra an toàn khu bay và áp dụng biện pháp xua đuổi chim, động vật hoang dã tại sân bay và vùng phụ cận, đảm bảo an toàn khai thác.
Sáng 17/11, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về việc bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh. Tại buổi Lễ, đồng chí Tăng Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao đã công bố Quyết định số 52/QĐ-VKSTC ngày 15/11/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quốc Hân, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh. Thời hạn bổ nhiệm đối với đồng chí Nguyễn Quốc Hân là 5 năm, kể từ ngày 15/11/2022.
Chiều 17/11, tại buổi họp báo về Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS 2022, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, tính đến tháng 6 năm nay, tỷ lệ phát hiện HIV mới ở nam là gần 84%, trong đó, gần 50% là do quan hệ tình dục không an toàn. Báo cáo mới nhất của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, HIV có xu hướng trẻ hóa nhanh, ở nhóm người dưới 30 tuổi (những năm 2012-2013) có tỷ lệ nhiễm HIV chỉ dưới 5%, nhưng đến năm 2022, con số này đã tăng lên 50%. Tỷ lệ nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trong vài năm qua. Trong 3 năm gần đây, xu hướng phát hiện người nhiễm HIV mới tăng lên 13.000-14.000 người/năm. Số phát hiện mắc nhiều là các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh (28%) và Đồng Bằng sông Cửu Long (26%).
Ngày 17/11, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận 509 bệnh nhân COVID-19. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.510.484 ca nhiễm. Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 161 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.606.460 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 62 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.167 ca. Trong ngày 16/11 có 116.607 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 262.928.674 liều. 
Ngày 17/11, UBND Thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) báo cáo cụ thể trường hợp học sinh bị tai nạn. Cụ thể, vào khoảng 10h55 cùng ngày, tại lớp 9A5, Trường THCS Hùng Vương có tiết Ngữ văn nhưng gia đình cô giáo đứng lớp xin nghỉ vì con ốm. Do được nghỉ tiết học nên học sinh đã đùa giỡn nhau. Trong quá trình trêu đùa, em N.T.N.H và bạn đẩy vào cửa chính lớp học làm vỡ kính. Mảnh vỡ kính đã cắt vào phần động mạch cổ của em N.T.N.H chảy rất nhiều máu. Khoảng 11h20, H được đưa đến bệnh viện Bà Rịa cấp cứu nhưng không qua khỏi. 
Tú Oanh

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Đường đến trái tim con

Người thành công là người sai lầm nhiều nhất

Sự trì chiết giết chết bạn và con bạn

Mưa chỉ là một trạng thái

1. Sức khỏe cơ thể:

Tập thể dục là cách sống của chúng ta

Nâng tầm để truyền cảm hứng

Kiến tạo thành công tuyệt vời

2. Sức khỏe cảm xúc

Quan trọng là thái độ

Hay bị phụ thuộc vào người; nên phải rèn luyện sức khỏe cảm xúc

Chữa lành viết thương

Hơi tý thì cáu; hơi tý thì giận

Trong hành trình bạn lớn lên gặp phải điều này

Khai sáng và tự chữa lành cơ thể

Làm cơ thể mình khỏe mạnh hơn

3. Sức khỏe trí tuệ

Do thiếu hiểu biết nên mới ngu thì chết. Bạn chơi không tốt trong cuộc đời

Trường đời là trường dạy trưởng thành

Bạn phải tốt đẹp trong trường đời này

Bạn phải nâng cao tốt đẹp hơn

Tuyệt vời có người sợ học; mà bây giờ 

Chữa lành; kết nối

Giải quyết các vấn đề của bạn

Sức khỏe cảm xúc; để có cần có dinh dưỡng cho sức khỏe này

Dinh dưỡng cơ thể:

+ Thịt, cá, trứng, sữa,...10%

+ Vận động: 10%

+ Dinh dưỡng tâm lý: 80%

Chiếc xe rác; tìm chỗ chút bỏ rác; nên mình phải bỏ quá

Cái gì cũng chút rác lên đầu con

Con cái không phải là thùng rác

Xem Tôn ngộ không; trư bát giới đi tè không còn quả nào?

Ăn cơm cũng xả rác vào con cái

Gỡ bao nhiêu thùng rác cho con

Bây giờ bản thân mình gỡ rác cho của mình

Hãy nghĩ con mình là chiếc xe hoa

Khen ngợi; ghi nhận; yêu thương;...

Haifi;

Tặng hoa thì 2 bên đều sướng

Bên trong bạn sướng nhất

Từ ngày hôm nay ngày nào cũng đi tặng hoa

Mình chỉ là nạn nhân

Vì đó là sai lầm xuyên thế hệ

Quy trình hình thành tính các con:

3 giai đoạn 7 năm

7 - 14 - 18

Tính cách hình thành đến 18 tuổi

+ 0-7: Giai đoạn đóng dấu; vô minh đóng đâu cho con

Hãy đóng dấu tích cực cho con

Không được nói xấu con; 

+ 7 -14: Giai đoạn mô phỏng

Bố bảo bao nhiêu lần mà mình vẫn thế

Các con mô phỏng cái của cha mẹ; có thất hứu không?

Các con đang mô phỏng mình

Cách tốt nhất là cha mẹ muốn trở thành

+ 14 -18: Các con có nhu cầu riêng; muốn thể hiện cái riêng

Đây là giai đoạn xã hội hóa; thích đi chơi với người ngoài hơn mình

Có cái tính riêng

Muốn thay đổi tính của con bắt đầu lại từ những cái đã có ở giai đoạn trước

Sự thật về cuộc đời:

Con bạn đang bị mắc kẹt trong vấn đề

Con đang nhút nhát

Mình cũng nhút nhát luôn; tại sao chúng ta nhút nhát

Không có đứa trẻ nào nhút nhát à

Không có đứa trẻ nào sinh ra đều rất tự tin

Chúng ta sinh ra đều rất tin

Bắt đầu từ sự tổn thương ký ức
Khi bị chê trước đám đông thì mình cảm thấy ngại; mình cảm thấy xấu hổ; không muốn kết bạn với người khác; và cảm thấy thu mình lại; Càng căng thẳng mình chẳng nhớ được gì?

Con bị tổn thương; con người màu đỏ; sự thất bại; sợ hại

Không hành sử trong bạn; mình bị mắc kệt không dám thể hiện mình

Tại sao con mình đang bị mắc kẹt trong vấn đề

Không đứa trẻ nào muốn chơi game; hút thuốc; học đốt, trộm tiền...

Các con đều không muốn vậy?

Tất cả đều có nguyên nhân cả

Phải cười được tươi

Trong người nhiều nỗi đau quá

phải chữa lành đi

Nghiện game; nghiện ngủ...

Trong con đang cô đơn; trống rỗng; buồn ... bởi vì bị chê bai; chỉ chích;

Cơ chế không muốn

Nên con bị đông cứng trước cảm xúc này

Đó là rượu; thuốc; ngủ; game...Do bị cô đơn

Không được bảo là không chơi game nữa; không hút nữa....Phải chữa lành vết thương

Bạn phải chữa nỗi cô đơn cho con

Tại sao bạn là người bạn đang làm; Bạn có cảm thấy mình tuyệt vời chưa?

Bạn thấy bạn có phải là chính bạn không?

Mình đã tốt chưa?

Mình có phong cách lia?. Mình có hành động giống trong ký ức của bạn.

Do bạn đang học cái mô thức; bị tổn thương trong quá khứ và hình thành con người màu đỏ trong bạn. Bạn muốn thay đổi hành vi này; bạn phải quay lại giai đoạn 

+ 0-14 để tự chữa lành; làm việc với ký ức này và tổn thương này mình mới tốt được

Vào quy trình mới ra hành vi; phải quay lại về chữa lành ký ức tổn thương; giai đoạn 2006 - 2009 có cảm xúc xấu; 2009 tiêu cực với Công việc; tình yêu

Các ký ước bị tổn thương; Hành trình chữa lành 

Mình đang không sống giống mình; khi bạn ổn thì con bạn mới được chữa lành; Biết cách thay đổi bản thân mình.

Mình chữa lành bản thân mình thì con bạn sẽ được chữa lành

Chữa lành cảm xúc kỳ vọng quá cao về con; Khắc khẩu không nói chuyện được với nhau

Hòa hợp với con và vợ

Muốn dẫn con hiểu chuyện

Tìm lý do

Bị tái diễn hành vi áp đặt đối với con bạn

Cho mình một cơ hội tham gia chữa lành

Quy trình chữa lành

Con người phát ra con người phát ra an lành. 

Quy trình quyền năng

Muốn trái đất này; hành tinh này

Biến cuộc sống của các con trở lại tốt đẹp hơn

Chúng ta lớn lên do thất bại; 

Tầm người bằng tầm tiền

Trông cuộc sống có nhiều kèn cựu đấu đá nhau

Ôm nhau là được chữa lành

Hãy làm các điều tốt đẹp nhất với mọi người

Có người đi đâu cũng tránh xa

Có người vay tiền không ai dám cho vay

Nhưng có người lại vay được nhiều

Chữ tín; Tầm tiền lên nhưng tầm người chưa lên

Nên cho con tầm nhìn; tầm người.

Mong muốn con nâng cấp tầm người lên

Xứng đáng 

Số tiền bạn đang có phù hợp với tầm người

Bạn xứng đáng bị không nghe lời

Bạn đã hành xử như thế nào?

Cái này bạn xứng đáng với mình

Nâng cấp mình lên

Nâng tài sản lên; mối quan hệ đi lên; sự nghiệp...Cần nâng cấp để phù hợp

Nên thứ cho con không phải là tiền; mối quan hệ

Cho xin cái trí tuệ

Cho con cái giá trị

Bi; Trí; Dũng thông qua trải qua

Nâng cấp tầm người; tầm nhìn của mình lên

Con bạn có thể tự làm được mọi điều tốt đẹp

Cho đi lòng biết ơn; trí tuệ;

Không đổ lỗi; không kêu than

Cho con sự trưởng thành trong cuộc đời này

Không kêu; không khóc; không than

Cơ hội trong vấn đề

Đứng trên vấn đề và giải quyết vấn đề

Tôi xin người

Con phải tự tạo ra sức mạnh cho mình

Vấn đề đây và giải quyết đi

Can đảm vấn đề

Mình muốn nhiều thứ 

Bạn học Khóa nâng tầm lên

Nỗi đau đủ lớn; thì mới gặp nhau

Giải quyết vấn đề thì bạn mới lớn lên

Tình yêu thương và lòng biết ơn


Nhà đầu tư cần phải làm gì ở thời điểm lãi suất tăng cao?

Thị trường BĐS ở nhiều khu vực có mức giá giảm sâu, nhưng tâm lý lo sợ khiến nhiều nhà đầu tư có sẵn tiền mặt nhưng lại gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất chứ không mua BĐS thời điểm này, họ tiếp tục chờ đợi thị trường có mức giá hời hơn.
Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 2-3% so với quý trước. Một số khu vực có xu hướng giảm nhiều như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên trước áp lực tài chính khi sử dụng đòn bẩy, thực tế, một bộ phận người bán đã chấp nhận giảm giá khoảng 20 - 30% nhằm thoát hàng. Ngay cả khi người bán chấp nhận cắt lỗ thì thanh khoản vẫn kém.
Vậy đâu là lý do?
Trong lúc chờ đợi nhà đầu tư có thể gửi tiền vào ngân hàng và giữ lại 1 lượng tiền mặt không quá lớn. Thị trường dù xuất hiện tín hiệu tốt cũng sẽ chưa đảo chiều ngay mà cần thời gian thẩm thấu. Vì vậy vẫn nên quan sát chờ đợi thị trường, có dấu hiệu tích cực sẽ dùng tiền để mua, còn lúc này chưa vội vã xuống tiền.
Khi lãi suất tăng, việc gửi tiền vào ngân hàng vừa được hưởng lãi suất vừa giữ được an toàn cho vốn trong khi chờ đợi thị trường tốt hơn. Thời điểm này ai giữ tiền mặt là chiến thắng, bởi không ít nhà đầu tư thời gian trước đó vội vã tham gia thị trường, hiện nay dù chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn khó bán.
Vậy nên trong khoảng 1 năm tới, thị trường sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cụ thể cho nhà đầu tư có tiền mặt. Nếu bạn là 1 trong số họ, bạn nên chậm rãi, thận trọng tiếp cận thông tin thị trường để đánh giá cơ hội, từ đó có được quyết định chính xác trong bối cảnh sắp tới. Chỉ cần 1 - 2 thương vụ là có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn những nhà đầu tư tham gia thị trường thường xuyên.

Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK: HOSE): Nhiều thách thức cho đến 6 tháng cuối năm 2023

Khuyến nghị: TRUNG LẬP
Giá mục tiêu 1 năm: 29.700 Đồng/cp
Tăng: +10%
Giá hiện tại (tại ngày 17/11/2022): 27.000 Đồng/cp
Điểm nhấn đầu tư: Chúng tôi đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích của STK vào ngày 16 tháng 11 và đây là những điểm chính rút ra từ cuộc họp. Trong quý 3/2022, STK ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 17% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của chúng tôi do quý 3/2021 tạo ra mức nền so sánh thấp. Điều này là do nhu cầu tiếp tục suy yếu và mức độ tồn kho cao của các thương hiệu lớn. Ban lãnh đạo dự kiến lượng hàng tồn kho sẽ giảm đáng kể trong mùa lễ hội sắp tới và các đơn đặt hàng sẽ bắt đầu quay trở lại vào cuối quý 2 năm 2023 để chuẩn bị cho mùa Thu/Đông năm 2023. Năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (tăng 10,3% so với cùng kỳ) và 273 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ). Chúng tôi đã hạ P/E mục tiêu từ 12x xuống 9x để phản ánh tăng trưởng lợi nhuận kém hơn dự kiến do nhu cầu giảm cho đến 6 tháng đầu năm 2023, theo đó giá mục tiêu 1 năm mới sẽ là 29.700 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 6,6%). Khuyến nghị của chúng tôi đối với cổ phiếu là TRUNG LẬP.

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (KDC: HOSE): Biên lợi nhuận gộp quý 3/2022 suy giảm dù doanh thu tiếp tục tăng trưởng

Khuyến nghị: TRUNG LẬP
Giá mục tiêu 1 năm: 51.000 Đồng/cp
Giảm: -13,1%
Giá hiện tại (tại ngày 18/11/2022): 58.700 Đồng/cp

Trong quý 3 năm 2022, KDC ghi nhận doanh thu là 3,2 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ, nhưng giảm 7% so với quý trước)LNTT60 tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ, giảm 78% so với quý trước). Doanh thu mảng dầu ăn và thực phẩm đông lạnh thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, với kết quả kinh doanh lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ, nhưng giảm 7% so với quý trước) và 580 nghìn tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ, nhưng giảm 13% so với quý trước). Ngoài ra, doanh thu khác đạt 112 tỷ đồng (tăng 550% so với cùng kỳ, tăng 47% so với quý trước) trong quý 3/2022, do KDC quay trở lại kinh doanh mảng bánh kẹo và mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê. Doanh thu thuần và LNST lũy kế 9 tháng đầu năm của KDC lần lượt là 9,6 nghìn tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ) và 370 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 68% và 54% kế hoạch doanh thu và LNST.
Biên lợi nhuận gộp giảm từ 35% trong quý 2/2022 xuống còn 26% trong quý 3/2022. Biên lợi nhuận gộp của mảng dầu ăn giảm xuống 9% trong quý 3/2022 từ mức 16% trong quý 2/2022 do chi phí đầu vào tăng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng thực phẩm đông lạnh cũng giảm từ 67% trong quý 2 năm 2022 xuống còn 45% trong quý 3 năm 2022. Biên lợi nhuận gộp các mảng khác đạt 57% trong quý 3/2022, nhưng tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý của các mảng kinh doanh khác (bao gồm mảng bánh kẹo và chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee) là 102%, khiến KDC không có lãi trong mảng này. LNTT chung giảm mạnh xuống còn 60 tỷ đồng (giảm 58% so với cùng kỳ, giảm 78% so với quý trước) do công ty ghi nhận khoản lỗ trước thuế ở mảng dầu ăn và các mảng khác lần lượt là 27 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Mảng thực phẩm đông lạnh vẫn giữ được kết quả tích cực với LNTT đạt 142 tỷ đồng.
Trong năm 2023, chúng tôi dự báo KDC sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng cốt lõi đạt 30% so với cùng kỳ (không bao gồm đóng góp lợi nhuận từ Calofic), nhờ doanh thu tăng 9% so với cùng kỳ và tỷ suất lợi nhuận cải thiện nhẹ. Ngoài ra, công ty con của KDC, Vocarimex, sẽ bán 24% cổ phần tại Calofic cho Siteki Investment Pte Ltd để thu về 2,2 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của KDC lần lượt là 14,5 nghìn tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ) và 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 225% so với cùng kỳ).
Quan điểm ngắn hạn: Trong quý 4/2022, chúng tôi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng do giá đầu vào giảm mạnh. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và LNTT sẽ cải thiện đáng kể lần lượt lên 3,7 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ) và 260 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ) trong quý 4 năm 2022 do đây là mùa cao điểm của dầu ăn. Ngoài ra, việc ghi nhận lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn của Calofic và khoản thanh toán cổ tức bằng tiền mặt đặc biệt cao ở mức 50% mệnh giá (phê duyệt tại ĐHCĐ tổ chức vào tháng 12 năm 2022) sẽ là điểm tích cực cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Chúng tôi hạ giá mục tiêu 12 tháng cho KDC xuống 51.000 đồng/cổ phiếu (giảm 14% so với mức giá hiện tại trên thị trường, và giảm từ 63.600 đồng/cổ phiếu trong dự báo trước đó), trên cơ sở áp dụng P/E năm 2023 và EV/EBITDA là 12x/9x cho mảng dầu ăn không thay đổi và 19x/12x cho mảng thực phẩm không thay đổi. Chúng tôi cũng sử dụng chỉ số P/B để định giá tương đối, với mục tiêu không thay đổi là 1x cho mảng dầu ăn và 6x cho mảng thực phẩm. Do kết quả không tích cực của KDC trong quý 3/2022, chúng tôi điều chỉnh giảm biên lợi nhuận gộp của mảng thực phẩm phân khúc dầu ăn xuống 14% (dự báo trước đây là 18%) và phân khúc thực phẩm đông lạnh là 56% (dự báo trước đây là 58%). Tuy nhiên, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị TRUNG LẬP đối với KDC.
Yếu tố tăng giá/rủi ro giảm giá với dự phóng: (1) Giá dầu cọ thấp hơn/cao hơn dự kiến và (2) Nhu cầu cao hơn/thấp hơn dự kiến đối với các sản phẩm của Kido.

Thị trường về hấp dẫn – kế hoạch cho một nhịp hồi phục mới

 

“Một chiếc chìa khóa quan trọng để thành công là sự tự tin. 

Một chiếc chìa khóa quan trọng để tự tin là sự chuẩn bị.”

 

Trải lòng và đồng cảm với “sự mất mát” ở giai đoạn thị trường giảm mạnh, em mong muốn Nhà đầu tư hãy tiếp tục ở lại thị trường, vì khi tất cả hy vọng đều mờ mịt tối tăm, thì cũng là lúc thị trường tạo đáy.

 

Sự kiện Bế mạc Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội kết thúc ngày 15/11, có nhiều chính sách mới để tạo niềm tin cho Nhà Đầu tư, thị trường 3 phiên gần đây phản ứng với thông tin rất tích cực. Tất nhiên, VnIndex đã về vùng thấp, nên khi tâm lý tiêu cực được tháo gỡ và Thị trường bật tăng rất nhanh và rất mạnh. 

 

Quay trở lại chuỗi bài viết của mình, hôm nay, em tiếp tục gửi đến quý NĐT một tín hiệu cho thấy Thị trường đang tạo vùng đáy dài hạn. Bài viết với tiêu đề: “Thị trường về hấp dẫn – kế hoạch cho một nhịp hồi phục mới”.

 

===========================================

Tín hiệu chỉ báo mua dài hạn

Bên cạnh phân tích định giá P/E thị trường đã về mức rất thấp mà em gửi bản tin tuần trước, SSI còn sử dụng công cụ độc quyền: Công cụ xác định Mua dài hạn.

 

Đây là công cụ được chuyên viên của SSI lập nên dựa trên yếu tố giá, lợi suất thị trường và lãi suất ngân hàng. 

(Nguồn: Đỗ Phan Thu Hà - SSI)

 

Gần đây bất chấp mặt bằng lãi suất ngân hàng tăng cao, lợi suất thị trường vẫn lên rất cao, cao hơn nhiều so với Lãi suất ngân hàng, thể hiện ở tín hiệu Báo Mua màu xanh lên đến đỉnh điểm và cao gấp 7 lần so với thời Covid. Điều này chứng tỏ, chính vì việc VNIndex giảm rất sâu mà cơ hội mua hấp dẫn gấp nhiều lần Covid đang xuất hiện.

Động thái mua ròng của Khối ngoại

Chuỗi mua ròng của khối ngoại nối dài và được đẩy mạnh. Giữa lúc nhà đầu tư trong nước liên tục bán tháo, diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được chú ý hơn cả khi mua ròng hơn 1,505.7 tỉ đồng trong phiên 17/11, nâng tổng giá trị mua ròng của nhóm này lên tới 8.800 tỉ đồng trong chín phiên liên tiếp.

Sau khi lập đỉnh lịch sử với mốc hơn 1.528 điểm vào hồi đầu năm 2022, đến nay chỉ số chứng khoán VN-Index đã bị giảm 572 điểm (-38%), nhiều cổ phiếu cũng bị rớt giá từ 30-70% trở lên. Tuy nhiên, cũng từ đầu năm đến nay khối ngoại đã mua ròng xấp xỉ 8000 tỉ đồng, trái ngược diễn biến bán ròng hơn 54.200 tỉ đồng ở cùng kỳ năm trước - khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

 

Với chiến lược đầu tư dài hạn, chính định giá thấp đã góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài tăng mua ròng. Hiện định giá P/E (giá thị trường so với giá trị thu nhập cổ phiếu) ở thị trường chứng khoán Việt đã bị giảm về mốc 9,x lần - thấp hơn so với thị trường ở nhiều nước khác lân cận như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan...

Xác định Cổ phiếu Leader trong thị trường con Gấu 

“Hãy nghĩ sự điều chỉnh của thị trường giống như một vụ cháy rừng. Tuy rất đau đớn nhưng hoàn toàn cần thiết trong chu kỳ sống tự nhiên. Đám cháy rừng thiêu rụi những cây già, tạo ra khoảng không cho những cây non mới phát triển. Chính tại tâm điểm của đám cháy, nhiều giống mới nảy mầm, tạo nên những chiếc cây mới”.

 

Động thái mua ròng của Khối ngoại phía trên, kết hợp với tín hiệu mua gom Cổ phiếu chính doanh nghiệp mình của Ban lãnh đạo trong bài viết tuần trước, chúng ta càng có niềm tin thị trường đang tạo một vùng đáy dài hạn. Chính là thời điểm để chúng ta lên một kế hoạch sẵn sàng cho nhịp hồi phục sắp tới!

 

Theo William O’Neil, các cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn thường chỉ điều chỉnh 1.5 – 2.5 lần so với mức điều chỉnh của thị trường chung. Nói cách khác, nếu thị trường chung giảm 10%, các cổ phiếu tăng trưởng tốt sẽ điều chỉnh khoảng 15%-25%. 

 

Thông thường, các nền giá nên có độ sai khoảng 3X% là đẹp. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ có khác biệt trong thị trường gấu, bởi các nền giá lúc này có sự điều chỉnh sâu trên 50% là hoàn toàn bình thường. Trong đợt thị trường con gấu từ tháng 4.2022 đến tháng 11.2022, Vnindex giảm 38% do đó mức giảm 1.5-2.5 lần tương ứng 57%-95%, được xem là hoàn toàn bình thường. 

 

Thời điểm hiện tại, các cổ phiếu có mức giảm từ đỉnh tháng 4, ít hơn 57% là rất khỏe. Các cổ phiếu nào có mức giảm trên 95% là yếu, nền giá do vậy sẽ lỏng lẻo về sau. Các cổ phiếu có mức giảm 57%-95% là bình thường, vẫn được coi là nền giá khỏe mạnh.

 

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, một cổ phiếu Leader cũng cần đảm bảo về yếu tố cơ bản. Dựa trên kết quả kinh doanh quý 3 vừa qua, với các yếu tố về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, EPS. Team em đã chọn ra 3 cổ phiếu làm đại diện cho những doanh nghiệp có cơ bản và xu hướng giá cổ phiếu tốt trên thị trường. Cụ thể danh sách và mức giảm của mỗi cổ phiếu từ đỉnh tháng 4, đó là: GAS (-12%), ACB (-22%), BID (-28%). (KQKD xem Tại đây). Cả 3 cổ phiếu này đều có sự điều chỉnh ít hơn mức giảm 57% của VNindex và bật tăng mạnh, tạo đáy trước chỉ số chung của thị trường.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung em muốn gửi đến Qúy nhà đầu tư trong bài viết hôm nay. Cảm ơn Qúy Nhà Đầu Tư đã dành thời gian đọc đến cuối bài viết.

 

Chúc Qúy Nhà Đầu Tư luôn hạnh phúc và thành công!