Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Những bài học tiền bạc thường biết khi đã quá muộn

Morgan Housel, chuyên gia về tài chính hành vi cho rằng, không phải lúc nào nghèo khó cũng do lười biếng và những gì kiếm được đều thành tài sản của bạn.

Trên CNBC mới đây, Morgan Housel - chuyên gia về tài chính hành vi và là cây viết tài chính tại Motley Fool, Wall Street Journal chia sẻ những lời khuyên về tiền bạc mà mọi người biết đến khi đã quá muộn.

1. Đừng đánh giá thấp vai trò của cơ hội
Chuyên gia tài chính Morgan Housel. Ảnh: Chris Reining

Chúng ta rất dễ nói rằng giàu sang hay nghèo khó là do sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Nhưng bạn còn dễ dàng hơn khi đánh giá thấp vai trò của cơ hội trong cuộc sống.
Gia đình, giá trị, đất nước, thế hệ chúng ta sinh ra cũng như những người tình cờ gặp đều đóng vai trò quan trọng với những gì chúng ta đạt được. Không phải ai cũng nhận ra điều này.

Vì thế, bạn nên hiểu rằng không phải thành công nào cũng là kết quả của làm việc chăm chỉ và nghèo khó nào cũng là do lười biếng. Hãy luôn nhớ điều này trong đầu khi đánh giá người khác, và cả bản thân bạn nữa.

2. Cổ tức lớn nhất mà tiền bạc trả cho bạn là khả năng kiểm soát thời gian

Có thể làm điều mình muốn, tại nơi nào đó, thời điểm nào đó, với ai và trong bao lâu tùy thích là điều hạnh phúc mà không đồ vật nào có thể mang lại. Một công việc với giờ giấc linh hoạt và thời gian di chuyển ngắn sẽ không khiến bạn nhàm chán. Có đủ tiền tiết kiệm để giúp bạn có thêm thời gian và lựa chọn trong trường hợp khẩn cấp cũng là điều ai đều mong ước. Việc có thể nghỉ hưu bất kỳ lúc nào mình muốn cũng vậy.

Sự tự chủ là mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống. Mỗi đồng bạn tiết kiệm được là một mảnh ghép của tương lai bạn có thể nắm giữ, thay vì để nó rơi vào tay người khác.

3. Đừng dựa dẫm vào cha mẹ

Cha mẹ bạn hiểu rằng không ai biết được giá trị của đồng tiền khi chưa trải qua sự thiếu thốn. Việc không thể có mọi thứ mình muốn là cách duy nhất giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa nhu cầu và mong ước.

Bạn sẽ học được cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm và trân trọng những gì mình có. Học cách sống tiết kiệm mà không gây hại đến bản thân là kỹ năng sống cần thiết, sẽ giúp bạn trải qua thăng trầm của cuộc đời.

4. Thành công không chỉ đến từ những việc lớn

Định nghĩa của Napoleon về thiên tài là những người "có thể làm điều bình thường khi những người quanh anh ta mất trí". Quản lý tiền bạc cũng vậy. Bạn không cần làm những điều phi thường để có kết quả tốt đâu. Bạn chỉ cần không làm rối tung mọi thứ trong một thời gian dài thôi. Việc tránh các sai lầm khủng khiếp, lớn nhất là chôn vùi bản thân trong núi nợ, còn quan trọng hơn bất kỳ bí quyết tài chính nào.

5. Sống dưới mức thu nhập

Đây là một trong những đòn bẩy tài chính mạnh nhất. Vì bạn kiểm soát được điều này dễ dàng hơn những thứ như thu nhập hay lợi nhuận đầu tư.

Ví dụ, người kiếm được 50.000 USD một năm, nhưng chỉ cần tiêu 40.000 USD là hạnh phúc, sẽ giàu hơn người kiếm được 150.000 USD nhưng cần 151.000 USD mới hạnh phúc. Nhà đầu tư kiếm lời 5% nhưng ít khoản phải chi sẽ giàu hơn người kiếm lãi 7% nhưng cần chi toàn bộ số tiền đó.

Số tiền bạn kiếm được bao nhiêu không quyết định bạn có bao nhiêu. Và số tiền bạn sở hữu cũng không quyết định bạn cần tiêu bao nhiêu.

6. Mọi thứ đều có giá của nó

Cái giá của một công việc bận rộn là ít thời gian cho gia đình, bạn bè. Cái giá của việc đầu tư dài hạn là sự biến động. Mọi thứ đều có giá, và hầu hết chúng ta không thấy được. Thi thoảng chúng đáng giá, nhưng bạn đừng bao giờ bỏ qua điều này.

7. Tiền bạc không phải thước đo lớn nhất của thành công

Warren Buffett từng nói "Thành công thực sự trong cuộc sống là những người bạn muốn họ yêu quý mình thực sự yêu quý bạn".

Việc này đến từ cách bạn đối xử với họ, chứ không phải từ việc bạn có bao nhiêu tiền. Tiền bạc sẽ không mang lại thứ mà bạn muốn nhất đâu. Không khoản tiền nào có để bù đắp lại sự chân thành và cảm thông dành cho người khác.

Chuyển tiền, gửi tiết kiệm… đều qua điện thoại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Công Quỳnh Lân, phó tổng giám đốc VietinBank, cho hay với những ứng dụng di động có thể thực hiện mua sắm online, thanh toán các dịch vụ… người dân không còn phải sử dụng tiền mặt.

Chuyển tiền, gửi tiết kiệm… đều qua điện thoại - Ảnh 1.
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ của VietinBankẢnh: QUANG ĐỊNH
Ông Trần Công Quỳnh Lân nói: Để người dân có thể hạn chế không dùng tiền mặt và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng phải làm sao để khách hàng sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động một cách thuận tiện nhất. Từ đó có thể thanh toán, mua sắm, chuyển tiền, gửi tiết kiệm… mọi lúc mọi nơi.
* Là đơn vị tiên phong ứng dụng các công nghệ mới, VietinBank đã triển khai giải pháp gì để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt?
- Trong thời gian qua, chúng tôi triển khai ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Ngân hàng cung cấp đầy đủ tiện ích cho khách hàng từ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm...
Không chỉ tập trung vào dịch vụ ngân hàng, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác. Ví dụ, khách hàng có thể ngồi tại nhà, vào ứng dụng VietinBank iPay Mobile để mua sắm tại siêu thị Vinmart, thanh toán tại ứng dụng và nhận hàng sau một thời gian ngắn.
* Nghĩa là chỉ với điện thoại di động, khách hàng của VietinBank có thể dễ dàng thanh toán nhiều dịch vụ?
- Đúng vậy. Ngoài ngồi tại nhà vẫn có thể mua sắm tại Vinmart, thanh toán, chuyển tiền như nói ở trên, khách hàng cũng có thể mua vé xem phim, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, mua bảo hiểm, đầu tư chứng khoán và nhiều dịch vụ khác.
Đây cũng là định hướng chiến lược của VietinBank, làm sao chỉ thông qua điện thoại di động, khách hàng có thể thực hiện tất cả dịch vụ phục vụ đời sống hằng ngày, không chỉ là ngân hàng, mà còn là mua sắm, y tế, giáo dục, giải trí...
Ngoài ra, chúng tôi đã cho ra đời phương thức thanh toán QR code. Hiện nay có rất nhiều nhà hàng, cửa tiệm cho phép khách hàng sử dụng điện thoại để quét mã QR và thanh toán. Khách hàng trả đúng số tiền cần thanh toán, không cần phải nhận lại tiền thừa, tránh nhầm lẫn cũng như tiết kiệm thời gian cho cả người mua hàng và người bán. Những nỗ lực này của VietinBank giúp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

* Để có thể trải nghiệm những dịch vụ như ông nói, khách hàng phải có điều kiện gì?
- Để thực hiện những việc đó, điều kiện tất yếu là khách hàng cần có một tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có mạng lưới ngân hàng đủ rộng khắp để phổ cập các dịch vụ tài chính ngân hàng đến với từng người dân.
Tín hiệu đáng mừng là mới đây Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng dùng ứng dụng công nghệ để thực hiện xác thực định danh điện tử. Điều đó có nghĩa trong thời gian sắp tới, khách hàng có thể dùng điện thoại di động để quét chứng minh nhân dân/thẻ căn cước và dùng khuôn mặt xác thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước để mở tài khoản ngân hàng online.
Chuyển tiền, gửi tiết kiệm… đều qua điện thoại - Ảnh 2.
ông Trần Công Quỳnh Lân, phó tổng giám đốc VietinBank
Khi đó mạng lưới ngân hàng rộng khắp không còn là điều kiện bắt buộc nữa mà chỉ với điện thoại di động, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước và khuôn mặt của mình, khách hàng có thể mở tài khoản ngân hàng online với một hạn mức nhất định để đảm bảo rủi ro. Tuy nhiên, hạn mức này hoàn toàn vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hằng ngày của người dân. Đây là một định hướng thiết thực của Ngân hàng Nhà nước giúp hướng tới việc phá vỡ hàng rào về chi nhánh ngân hàng vật lý và giúp cho các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể phổ cập tới từng người dân.
Khi chúng ta làm được việc đó cộng với những ứng dụng di động có thể thực hiện mua sắm online, thanh toán các dịch vụ... người dân sẽ không sử dụng tiền mặt. Trong tương lai, VietinBank hướng đến thông qua khuôn mặt của mình, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán cần thiết. Đây chính là định hướng mà chúng tôi theo đuổi và tiếp tục đầu tư về nguồn lực, về công nghệ để có thể hiện thực hóa điều này.
Chuyển tiền, gửi tiết kiệm… đều qua điện thoại - Ảnh 3.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sau hơn 2 năm đẩy mạnh thực hiện Dự án "Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn", đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. 


Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa” được tỉnh Lạng Sơn triển khai từ năm 2012. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là DN nhỏ nên đối tượng tham gia dự án còn hạn chế. Năm 2017, UBND tỉnh đã điều chỉnh mở rộng đối tượng áp dụng từ DN ra DN, HTX, hộ kinh doanh, nhằm tạo bước chuyển biến về năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh cho DN, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn; xây dựng phong trào nâng cao năng suất, chất lượng thông qua hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với công cụ hiện đại, đổi mới công nghệ…
Công ty TNHH Thành Long nhận chứng nhận Thực phẩm Tốt nhất Đông Nam Á

Là một trong số mô hình DN tham gia dự án, Công ty TNHH Thành Long (TP. Lạng Sơn) chuyên sản xuất bánh quy với thương hiệu Jessica và cũng là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh xuất khẩu được sản phẩm ra các nước trên thế giới, bởi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chứng nhận ISO 22000 - tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

Bà Đào Thị Hải - Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Long - cho biết: Để đạt được chứng nhận ISO 22000, bên cạnh nỗ lực của DN trong cải tạo hạ tầng, hoàn thiện trang thiết thị, Ban Điều hành dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng chứng nhận; hỗ trợ thiết lập quy trình chuẩn hóa, kiểm soát các quá trình trong hệ thống… Nhờ đó, năm 2019, bánh quy Jessica vinh dự nhận Giải thưởng quốc tế - Thực phẩm Tốt nhất Đông Nam Á.

Đẩy mạnh dự án từ năm 2018 đến nay, Ban Điều hành đã tổ chức các hội nghị, hội thảo; phối hợp xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ tuyên truyền về năng suất, chất lượng; tư vấn, hướng dẫn hơn 70 DN, HTX áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm là vật liệu xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, mã số mã vạch, tem truy xuất hàng hóa… Nhờ mở rộng đối tượng tham gia dự án, năm 2019, đã có 16 DN, HTX được hỗ trợ. Trong đó, 1 DN đăng ký nhãn hiệu, bao bì sản phẩm; 11 DN, HTX đăng ký xây dựng tem truy xuất hàng hóa; 3 HTX đăng ký xây dựng và chứng nhận VietGAP; 1 DN áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm đá xây dựng.

Theo ông Trần Quốc Anh - Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn: DN tham gia dự án và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng kết hợp công cụ cải tiến, tiêu chuẩn, kỹ thuật cho sản phẩm sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tạo môi trường làm việc khoa học, giảm thiểu sai lỗi, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, thu nhập cho người lao động đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Thời gian tới, Ban Điều hành dự án sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nâng cao kỹ năng áp dụng và thực hành công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng; hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho sản phẩm…

Lãi suất cao nhất 9,2%, nhà có trăm tỷ gửi ngân hàng ăn lãi dày

Cuối tháng 6, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng giảm nhẹ. Song một số ngân hàng vẫn neo lãi suất tiết kiệm ở mức cao với số tiền lớn. Điển hình, SHB đưa mức 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi trên 500 tỷ đồng.
Gửi tiền nhiều hưởng lãi cao

Theo biểu lãi suất của hơn 30 ngân hàng thương mại trong nước vào ngày 22/6, lãi suất huy động các kỳ hạn của các ngân hàng đều đã hạ. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn dài với số tiền gửi lớn tại một số ngân hàng hiện vẫn neo ở mức cao.

Trong đó, SHB là ngân hàng đang có lãi suất tiền gửi cao nhất trong hệ thống. Theo đó, nhà băng này đang áp dụng mức lãi suất 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng đi kèm với điều kiện là số tiền gửi phải từ 500 tỷ đồng trở lên. Mức lãi suất cao này được duy trì từ ngày 13/5 cho đến nay. Cùng điều kiện số tiền gửi trên 500 tỷ đồng nhưng lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng tại SHB lại thấp hơn, lần lượt là 8,9% và 7,8% mỗi năm. Mức lãi suất này cao hơn 1,2-2,3 điểm phần trăm so với lãi suất cùng kỳ hạn với số tiền gửi dưới 500 tỷ đồng tại nhà băng này.

Ngân hàng có lãi suất cao tiếp theo là ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) với 8,5%/năm áp dụng ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.

Với cùng điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng và ở kỳ hạn 13 tháng, ABBank công bố mức lãi suất 8,3%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Lãi suất với số tiền gửi tiết kiệm lớn vẫn neo ở mức cao.

Cuối tháng 6 này, Ngân hàng Eximbank vẫn áp dụng mức lãi suất hấp dẫn 8,4% ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi trên 100 tỷ đồng, dành cho khách hàng mở mới tài khoản, lãi cuối kỳ. Với kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng này đưa mức lãi suất 8,4% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, 8,2% với số tiền gửi 300-500 tỷ đồng và 8% với 200-300 tỷ đồng, với số tiền dưới 200 tỷ đồng là 7,5%/năm, lãi cuối kỳ. Còn ở kỳ hạn 12 tháng, nhà băng này áp dụng mức lãi suất là 7,2% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, với số tiền dưới 500 tỷ đồng sẽ nhận mức lãi suất 7,0%, lãi cuối kỳ.

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cũng đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao nhất 8,1% với kỳ hạn 18-36 tháng và không có điều kiện số tiền gửi đi kèm.

Lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng giảm nhẹ

Khảo sát tại các ngân hàng vào ngày 22/6 cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết quanh mức 0,1-8,4% mỗi năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng. Còn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy thấp hơn, từ 0,1%-8,1%, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng. So với thời điểm cuối tháng 5, lãi suất tiền gửi của nhiều ngân hàng ở các kỳ hạn trên 6 tháng đều có xu hướng giảm.

Cụ thể, với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất cho khách hàng gửi tại quầy ở mức 0,1-4,25%, còn lãi suất gửi online dao động quanh mức 0,1-4,3%.
Lãi suất với số tiền gửi tiết kiệm lớn vẫn neo ở mức cao.

Mức lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng hình thức gửi tiền online được niêm yết trong khoảng 4,05-4,55%, trong đó mức lãi suất 4,25% được các ngân hàng áp dụng phổ biến. Còn nếu khách hàng gửi tại quầy, lãi suất huy động cho kỳ hạn này ở mức 4,05-4,25%, mức lãi suất 4,25% cũng được đa số ngân hàng thực hiện.

Với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất tiết kiệm của các nhà băng có sự chênh lệch rõ rệt ở cả hình thức gửi online và gửi trực tiếp tại quầy. Mức lãi suất ở các kỳ hạn này cũng giảm nhẹ so với thời điểm cuối tháng 5.

Trong đó, ở kỳ hạn từ 6 tháng, mức lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm online dao động từ 4,9-8,0%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank) hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng online ở kỳ hạn này. Còn lãi suất cho kỳ hạn 6 tháng gửi tại quầy dao động quanh mức 4,9-7,45%, mức lãi cao nhất giảm 0,05% so với cuối tháng 5. Lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tại quầy là 7,45% ở kỳ hạn này thuộc về NCB.

Với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất gửi online dao động quanh mức 4,9-8,05%. Ngân hàng có mức lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này là Nam Á Bank. Còn nếu gửi tại quầy ở kỳ hạn này, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất 4,9-7,45%. NCB vẫn là ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất ở kỳ hạn này.

Đối với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng gửi online sẽ được áp dụng mức lãi suất từ 6,5-8,3%. Lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này dành cho khách gửi trực tuyến thuộc về Nam Á Bank, lên tới 8,3%. Nếu khách hàng gửi tại quầy, mức lãi suất huy động được đưa ra cho kỳ hạn này là 6,5-7,92%, so với cuối tháng 5 thì mức lãi cao nhất giảm 0,08%. NCB vẫn dành mức lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này.

Ở kỳ hạn 18 tháng, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất 6,45-8,4% cho khách hàng gửi online. Nam Á Bank đang hỗ trợ lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tiết kiệm online ở kỳ hạn này, tới 8,4% mỗi năm. Nếu gửi tại quầy, khách sẽ nhận mức lãi suất 6,45-8,1% ở kỳ hạn này.

Với kỳ hạn 24 tháng, khách gửi trực tuyến được hưởng lãi suất quanh mức 6,5-8,2%, giảm 0,05-0,15% so với cuối tháng 5. Nam Á Bank đưa ra mức lãi suất cao nhất cho khách gửi online tại kỳ hạn này. Nếu khách hàng chọn gửi tại quầy sẽ nhận được mức lãi suất 6,5-8,1%, giảm nhẹ so với cuối tháng 5. NCB vẫn là ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất ở kỳ hạn này.

Đối với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất dành cho khách hàng gửi online trong biên độ từ 6,3-8,4%. Nam Á Bank vẫn là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi online ở kỳ hạn này. Còn với khách hàng gửi tại quầy, các ngân hàng đang đưa ra mức lãi suất dao động từ 6,3-8,1% cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cao nhất cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này được ghi nhận tại NCB.

Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) cuối tháng 6 này gần như không có sự thay đổi về mặt bằng lãi suất tiền gửi so với cuối tháng 5, và vẫn luôn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Trong đó, mức lãi suất cho khách gửi online với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên dao động quanh mức 5,2-6,8%. Còn gửi tại quầy với kỳ hạn trên 6 tháng, khách sẽ nhận được mức lãi suất từ 4,9-5,1%.

Tiết kiệm hơn 100.000 tỉ đồng nhờ giảm thủ tục

Một tỉ lệ đáng kể doanh nghiệp không nhận thấy sự thay đổi tích cực trong việc thực hiện thủ tục của bộ chuyên ngành trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Ngày 22-6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia”.
Báo cáo dựa trên việc phân tích, đánh giá ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp (DN) về 12 thủ tục hành chính, dịch vụ công có tần suất thực hiện nhiều nhất trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nhiều thay đổi nhưng vẫn còn vướng

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), cho biết kết quả khảo sát DN cho thấy đa số chức năng cơ bản trên cổng một cửa quốc gia hiện hoạt động tốt. Tỉ lệ DN đánh giá dễ, tương đối dễ thực hiện đối với các tính năng cơ bản như “tạo tài khoản và đăng nhập”, “xem và in hồ sơ” lần lượt là 95% và 93%.

Thủ tục “cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi C/O”“cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa” là hai thủ tục dễ tiến hành nhất với chỉ khoảng 15% DN cho biết có gặp khó khăn.

Dù vậy, vẫn có một tỉ lệ đáng kể DN gặp khó khăn khi sử dụng cổng thông tin. Chẳng hạn như 27% DN chưa hài lòng với tình trạng hoạt động thiếu ổn định của cổng do còn gặp những lỗi kết nối.

Đáng chú ý, có 26% DN gặp trở ngại với thủ tục “kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu”. Các thủ tục “cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế” và “cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu” của Bộ Y tế có tỉ lệ DN gặp khó khăn trong thực hiện lần lượt ở mức 34% và 29%.

Thậm chí, theo ông Đậu Anh Tuấn, có DN cho biết có những thủ tục DN vừa phải thực hiện qua cổng điện tử vừa phải đến tận nơi thực hiện là không hợp lý. “Nguyên nhân chính của những khó khăn bao gồm hệ thống xử lý thủ tục của bộ quản lý chuyên ngành chưa “điện tử” hoàn toàn; vẫn còn tình trạng một số DN bị yêu cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần, thời gian các bộ, ngành xử lý hồ sơ của một số DN tương đối lâu” - báo cáo nhận định.

Doanh nghiệp kiến nghị cần đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, gỡ khó thủ tục về xuất khẩu. Ảnh: TL

Tốn kém nhất là khâu tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

Báo cáo cho thấy xét về mức độ tốn kém thời gian và chi phí ở mỗi khâu khi làm các thủ tục hành chính cho thấy khâu “tiếp nhận và giải quyết hồ sơ” thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành vẫn là khâu gây tốn kém thời gian và chi phí cho nhà kinh doanh nhiều nhất.

Lo ngại về tính bảo mật

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam, nêu rõ: “Chúng tôi không được hướng dẫn đầy đủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia nên phải làm thủ tục nhiều lần. Vì vậy, chúng tôi rất mong vấn đề này được cải thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có băn khoăn, lo ngại về tính bảo mật của hệ thống tài liệu của DN liệu có bị lộ, lọt ra bên ngoài. 

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nhìn nhận có nhiều văn bản, thủ tục hành chính đã thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều quy định phức tạp, muốn triển khai cũng khó. “Do đó, chúng tôi cho rằng rất cần sự vào cuộc của tất cả các bên thì cơ chế một cửa quốc gia mới vận hành một cách có hiệu quả, thông suốt được. Cùng với đó, thiết bị công nghệ cho cả hệ thống cần được đồng bộ để việc vận hành một cách trôi chảy” - ông Cẩm nhấn mạnh.

Nhiều DN cũng đề nghị các cơ quan chức năng khắc phục những trục trặc về đăng ký và sử dụng chữ ký số; nâng cấp các chức năng giải đáp vướng mắc cho DN khi giải quyết thủ tục hành chính; sớm bổ sung chức năng thanh toán điện tử trên cổng một cửa quốc gia… Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, cho rằng không chỉ cần sự tham gia của các bộ quản lý chuyên ngành mà bản thân đơn vị vận hành cơ chế cũng cần sự chủ động hơn nữa. “Hiện nay, Bộ Công Thương mới kết nối 11 thủ tục hành chính với cổng thông tin một cửa quốc gia, còn sáu thủ tục chưa kết nối. Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kết nối cho sáu thủ tục này nhưng vẫn phải phụ thuộc vào đơn vị vận hành” - ông Hải chia sẻ.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam

Cơ chế một cửa quốc gia là hệ thống một cửa để thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa nhằm giúp tinh giản các thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Đến nay, hệ thống đã triển khai được 198 thủ tục trên tổng số 250 thủ tục hành chính, kết nối 13 bộ ngành, cấp phép cho hơn 3 triệu hồ sơ của hơn 39.000 DN.

Số lượng nhân sự của 9/12 thủ tục hành chính tại DN đã giảm 1/2 so với trước đây. Tổng tiền tiết kiệm lên đến hơn 4,55 tỉ USD, tương ứng gần 107.000 tỉ đồng.

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân thực hiện cải cách và nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với những công cụ tạo thuận lợi thương mại quan trọng tương tự như cơ chế một cửa quốc gia. 

Bắc Giang xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang Nhật

Hôm nay, ngày 19/6, 1 tấn vải thiều Bắc Giang đầu tiên sẽ lên máy bay sang Nhật Bản.
Ngày hôm nay 19/6, 1 tấn vải tươi đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không.

Sau khi hết thời gian cách ly phòng chống Covid-19 theo đúng quy định, ngày 17/6, chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp về huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều để xuất khẩu sang Nhật Bản. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha. Đoàn chuyên gia Nhật Bản kiểm tra xong tất cả các công đoạn xử lý vải thiều mà hai bên đã cam kết từ trước, đối chiếu từng phần việc một, đồng thời kiểm tra vận hành xem có đúng yêu cầu phía Nhật Bản đưa ra hay không.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, cho biết từ sáng ngày 18/6, đoàn chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và chuyên gia của Nhật Bản bắt đầu giám sát quy trình sơ chế, khử trùng và đóng gói vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

Cụ thể, đã có gần 5 tấn vải thiều được đưa vào xử lý tại một cơ sở tại H.Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đây là 1/3 cơ sở khử trùng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phía Nhật Bản công nhận đủ điều kiện sơ chế, xử lý vải thiều trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Cũng theo ông Trần Quang Tấn, ngay ngày hôm nay 19/6, 1 tấn vải tươi đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không. Sang đến ngày 20.6, 4 tấn vải tiếp theo sẽ được xuất khẩu bằng đường biển. Dự kiến từ tuần sau, mỗi tuần sẽ có 2 chuyến xuất khẩu và ước tính trong mùa vải năm nay, sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, hệ thống xử lý vải thiều do các chuyên gia, kĩ sư Việt Nam thiết kế và được phía Nhật Bản đánh giá cao khi trực tiếp giám sát vận hành. Chuyên gia Nhật Bản kiểm tra rất kỹ lưỡng tất cả các khâu, từ độ kín buồng khử đến việc tính toán liều lượng thuốc khử trùng và khả năng vận hành chính xác.

“Lô vải thiều đầu tiên được xử lý thành công và được chuyên gia Nhật Bản chứng nhận đảm bảo điều kiện xuất khẩu”, ông Hiếu nói.

Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, hiện tại đã có trên 100 ha vải thiều tại Bắc Giang được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản. Năm nay, sản lượng vải thiều xuất đi thị trường cao cấp này dự kiến sẽ khoảng 600 tấn. 

Về tình hình tiêu thụ vải, UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết.

Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm. Hiện giá vải thiều tại Bắc Giang cao nhất từ 40.000-45.000 đồng/kg; bình quân cao hơn từ 7.000-8.000 đồng/kg so với đầu vụ.

Những ngày qua, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất sôi động, với trên 300 điểm cân; dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới. Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã tổ hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu trong nước4 điểm cầu quốc tế đã thành công tốt đẹp.

Vải thiều được mùa, trúng giá

Hôm nay 6-6, tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều, với sự tham gia của nhiều địa phương trong cả nước và 4 điểm cầu tại Trung Quốc.


Từ đầu mùa đến nay, toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch và tiêu thụ gần 5.000 tấn vải - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ngay từ sáng sớm 5-6, tại phố Kim (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang), hàng đoàn xe máy chở vải thiều nối đuôi nhau ra các điểm cân vải, chủ yếu đưa đi tiêu thụ ở trong nước, một số ít được xuất sang Trung Quốc.

Tiêu thụ thuận lợi, giá tốt

Cầm trên tay phiếu mua vải, ông Hoàng Tiến Hoành (xã Đông Hưng) cho biết giá vải hiện thấp hơn so với đầu mùa nhưng vẫn được giá. "Giá vải đầu mùa trung bình từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Còn hiện nay 20.000 - 25.000 đồng/kg, hàng đẹp 25.000 - 30.000 đồng/kg, loại đỉnh mới được 35.000 đồng/kg" - ông Hoành nói.

Chị Trương Thị Thu Hà (doanh nghiệp xuất khẩu ở thị trấn Chũ) cho biết trước khi vào mùa vải, nhiều người lo ngại các bạn hàng Trung Quốc không đặt hàng hoặc hàng không thể xuất sang thị trường này. Tuy nhiên hiện nay, việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi.

Ông La Văn Nam, chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết từ đầu mùa đến nay, toàn huyện đã thu hoạch và tiêu thụ gần 5.000 tấn vải với giá bán khá tốt. Trong đó, vải Thanh Hà có giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, vải u và vải lai có giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, cá biệt có một số ít vải mẫu mã xấu, chất lượng kém giá có thể dưới 20.000 đồng/kg.

Chủ động mở rộng thị trường

Trong năm 2020, Bắc Giang trồng khoảng 28.000 ha vải, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 160.000 tấn. Do tác động của dịch COVID-19, việc thu mua vải thiều của các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài rất hạn chế.

Tuy nhiên, Bắc Giang đã chủ động sớm xây dựng phương án nên hoạt động tiêu thụ tương đối thuận lợi, giá ổn định. Đến nay toàn tỉnh đã tiêu thụ được hơn 18.000 tấn vải sớm, giá bình quân 25.000 đồng/kg.

Ông Lại Thanh Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết vải thiều tươi được xuất sang 30 quốc gia nhưng chủ yếu là Trung Quốc. Bắc Giang đã đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và tem truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu sang Trung Quốc theo chương trình hợp tác chính ngạch.

Riêng thị trường khó tính Nhật Bản đã chấp nhận 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 ha. Mọi yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng quả vải, yêu cầu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, đóng gói cho đến kiểm dịch thực vật... đã hoàn tất.

"Các chuyên gia của Nhật đã sang Việt Nam và đang được cách ly, lô vải đầu tiên từ vải sớm Lục Ngạn, Tân Yên sẽ sớm được xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm nay", ông Sơn cho biết.
Mua vải thiều, gạo thanh toán qua ví MoMo được ưu đãi

Hưởng ứng Ngày thanh toán không dùng tiền mặt 16-6 do báo Tuổi Trẻ tổ chức, ông Đỗ Quốc Huy, giám đốc marketing Saigon Co.op, cho biết đã đưa ứng dụng công nghệ vào mua sắm gắn với thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó một trong những giải pháp mà hệ thống này triển khai để hỗ trợ đầu ra cho nông sản Việt, trước mắt là thí điểm với trái vải và gạo ST.

Cụ thể, từ ngày 10 đến 30-6, người dân TP.HCM có thể dễ dàng đặt mua trái vải thiều và gạo ST Xuân Hồng với giá ưu đãi ngay trên ví điện tử MoMo, được giao hàng tận nơi trong chương trình. Saigon Co.op dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 100.000 tấn vải, gấp đôi năm trước.

Theo ông Huy, hỗ trợ đầu ra cho nông sản Việt bằng cách đưa lên các nền tảng bán hàng khác nhau cũng là một cách đón đầu xu hướng mua sắm online của nhà bán lẻ. "Mua sắm online là xu hướng tất yếu và thường đi kèm với hình thức thanh toán không tiền mặt. Đưa nông sản Việt lên nền tảng ví điện tử cũng là cách siêu thị hỗ trợ đầu ra cho nông sản, khuyến khích mua sắm thanh toán không dùng tiền mặt", ông Huy cho biết.

Vải thiều Việt Nam ‘cháy hàng’ tại Nhật Bản

Hơn 2 tấn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chỉ sau vài giờ đã được tiêu thụ hết tại hệ thống siêu thị ở Tokyo và Osaka, Nhật Bản.


Ông Soichi Okazaki, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH AEON, đánh giá cao chất lượng vải thiều của Việt Nam. Ảnh: Báo Bắc Giang

Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang), các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vừa thông báo trong ngày mở bán đầu tiên (21/6), số vải thiều từ Việt Nam đưa sang đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka.

Giá bán quả vải thiều tươi tại thị trường Nhật Bản là từ 180- 270.000 đồng/kg. 

Hiện các siêu thị ở Nhật Bản chỉ giữ lại một ít quả vải để quảng bá.

Về chất lượng quả vải, bước đầu, phía các doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao do vải ăn ngon, quả vải tươi, màu sắc đẹp…

Hiện nay, khoảng 5 tấn vải thiều Lục Ngạn đang tiếp tục sang Nhật Bản theo đường biển và sẽ đến Nhật Bản trong vài ngày tới để phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân nơi đây. 

Dự kiến, vụ vải năm nay, tỉnh Bắc Giang sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 100 tấn vải thiều tươi của huyện Lục Ngạn bằng đường biển và đường hàng không.

Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh vẫn đang tiếp tục phối hợp cùng chuyên gia Nhật Bản xem xét, hướng dẫn và giám sát chặt sẽ quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản quả vải thiều tươi trên địa bàn huyện Lục Ngạn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính này.

Trong khi đó ở thị trường nội địa, vải thiều Bắc Giang đang tiêu thụ thuận lợi, ước đạt 70.000 tấn, giá bán bình quân tính từ đầu vụ đến nay từ 20-48.000 đồng/kg.

Liên Khúc Cô Đơn, Cây Đàn Bỏ Quên

BẪY TĂNG GIÁ - BREAK OUT GIẢ

Đa số nhà đầu tư khi tìm "Điểm xoay chiều" trong suốt quá trình xu hướng giá đi ngang test lại kháng cự trong vùng tích lũy, mọi người thường chỉ quan tâm duy nhất tới khối lượng của phiên break so với khối lượng trung bình( MA15 hoặc MA20 volume) mà lại không quan tâm tới phiên giao dịch đặc biệt "không có lực cung" (No Supply) test lại trước đó là một "dấu hiệu nhận biết ". Đó là dấu hiệu chính để nhận biết điểm xoay chiều hình thành một xu hướng giá mới, phiên break out sau dấu hiệu này mới là 1 tín hiệu chuẩn xác. Chính vì không quan tâm tới dấu hiệu này mà rất nhiều nhà đầu tư hiện nay khi sử dụng PTKT đã dính vào bẫy tăng giá mà không hay biết. Cách đơn giản nhất để nhà đầu tư tránh dính vào bẫy tăng giá, hạn chế được thua lỗ khi mua tại điểm break chính là mua test. Việc mua test sẽ là một điều rất cần thiết trước khi chúng ta dồn hết nguồn lực vào 1 cổ phiếu. Vậy mua test bao nhiêu và mua như thế nào lại là 1 câu hỏi lớn đặt ra ???

Gửi Về Quan Họ

Vải thiều Bắc Giang được đón nhận tích cực tại thị trường Nhật Bản

Ngày 22/6, Công ty TNHH AEON (Tokyo, Nhật Bản) bắt đầu bán quả vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam tại các siêu thị và trung tâm thương mại của tập đoàn này trên khắp Nhật Bản. Mặc dù có giá bán khá cao, 537 yen (gần 120 nghìn đồng) cho một hộp 9 quả, nhưng đặc sản của Việt Nam vẫn được thị trường này đón nhận một cách tích cực.
Bắc Giang trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước

Bắc Giang trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước

Với mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 6/6, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với điểm cầu chính tại Bắc Giang, 61 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước và 4 điểm cầu tại các tỉnh của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN nhân dịp này, ông Soichi Okazaki, Giám đốc phụ trách khu vực ASEAN của Công ty TNHH AEON, nói Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có hoa quả rất phong phú. AEON rất muốn nhập khẩu các mặt hàng này để phục vụ người tiêu dùng tại Nhật Bản.
Đánh giá về quả vải thiều tươi nhập khẩu từ Việt Nam, ông Okazaki cho biết vải thiều của Việt Nam rất ngọt và ngon, hạt rất nhỏ, thể hiện chất lượng rất tốt.
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam bày tỏ vui mừng khi chứng kiến quả vải thiều của Việt Nam được bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản. Đại sứ khẳng định điều này chứng tỏ trình độ kỹ thuật của ngành nông nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn cao của một thị trường khó tính như Nhật Bản. Việc thâm nhập được vào thị trường này sẽ giúp quả vải của Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe khác.
Bên cạnh đó, Đại sứ nhấn mạnh sự kiện này cũng sẽ góp phần thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân Việt Nam, giúp tạo ra các nông sản có giá trị và chất lượng cao hơn và từ đó, có thu nhập cao hơn.
Chú thích ảnh
Mỗi hộp vải thiều được đóng gói khoảng 200 gram với giá 500 yen Nhật. Ảnh: Bộ Công thương
Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, sắp tới, Đại sứ quán sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa long nhãn và nhiều hoa quả khác của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Trước đó, ngày 20/6, lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam đã tới Nhật Bản bằng đường hàng không. Sau đó, số vải thiều này đã được chuyển tới các siêu thị của AEON, các chợ đầu mối của các nhà nhập khẩu VIENT Corportion, Yufruit hay Sunrise Farm để bày bán. Các lô hàng tiếp theo sẽ được chuyển tới Nhật Bản bằng đường biển.
Việt Nam bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với Nhật Bản để cho phép quả vải thiều nhập khẩu vào thị trường có tiêu chuẩn khắt khe này vào năm 2014. Sau quá trình đàm phán khó khăn kéo dài hơn 5 năm, ngày 15/12/2019, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã gửi thư cho Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam vào thị trường nước này. Tuy nhiên, MAFF yêu cầu quả vải thiều phải trải qua một quy trình kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Vào đầu tháng 6/2020, bất chấp các khó khăn do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, với sự vận động quyết liệt của Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, một chuyên gia nông nghiệp của Nhật Bản đã được cử sang Việt Nam để giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng, qua đó hoàn tất công đoạn cuối cùng theo quy định của Nhật Bản để quả vải thiều có đủ điều kiện nhập khẩu vào nước này.
Trước đó, ngày 17/6, chuyên gia Nhật Bản đã trực tiếp về huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều để xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngày 19/6, 1 tấn vải tươi đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường hàng không. Sang đến ngày 20/6, 4 tấn vải tiếp theo sẽ được xuất khẩu bằng đường biển. Dự kiến từ tuần sau, mỗi tuần sẽ có 2 chuyến xuất khẩu và ước tính trong mùa vải năm nay, sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. 

Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC

Cổ phiếu FLC tăng mạnh từ đầu tháng 6 đến nay.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC (FLC – HOSE) vừa có thông báo đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu FLC trong ngày 22/6/2020.

Nếu việc mua vào thành công, ông Trịnh Văn Quyết sẽ nâng sở hữu tại Tập đoàn FLC lên hơn 165,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 23,3%. Trước đó, tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC là 21,19%; tương ứng với hơn 150,4 triệu cổ phiếu.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/6 – 25/7, theo phương thức khớp lệnh.

Kết phiên ngày 22/6, cổ phiếu FLC đang giao dịch ở mức 3.830 ngàn đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 16,6 triệu đơn vị và là một trong ba mã dẫn đầu sàn HOSE về thanh khoản. Đây cũng là cổ phiếu có đà tăng tích cực với tỷ lệ 9,22% chỉ trong hai phiên gần đây.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng từ dịch Covid – 19 trong quý 1 và 2, FLC đang cho thấy đà hồi phục tương đối tích cực trên nhiều lĩnh vực hoạt động chủ chốt.

Đối với lĩnh vực bất động sản, ngay từ đầu tháng 6, FLC đã đồng loạt đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường xây dựng trên cả nước, từ Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Kon Tum đến Sa Đéc (Đồng Tháp)...

Trong năm 2020, Tập đoàn dự kiến giới thiệu ra thị trường gần 20 dự án trọng điểm, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở đô thị và nghỉ dưỡng. Đồng thời, chuẩn bị khánh thành hai dự án quy mô tại Bình Định trước cuối năm nay: khách sạn The Coastal Hill, một trong những khách sạn lớn nhất Việt Nam và tổ hợp thương mại, căn hộ, khách sạn 5 sao FLC Sea Tower Quy Nhơn.

Trước đó, ngày 8/5, FLC vừa tiến hành động thổ FLC Diamond 72 Tower tại Hải Phòng, dự kiến sẽ là tòa nhà cao nhất miền duyên hải Bắc Bộ, và cũng là một trong ba toà nhà cao nhất Việt Nam vào thời điểm hoàn thành. FLC Faros là đơn vị tổng thầu của công trình này.

Đối với hàng không, Bamboo Airways hiện đang có tỷ lệ khôi phục số chuyến bay so với cùng kỳ là 64%, cao nhất toàn ngành (tính từ 19/4-18/5, ngay sau thời kỳ giãn cách). Dự kiến trong tháng 6, hãng sẽ khai thác khoảng 140 chuyến bay/ngày, phủ kín mạng bay nội địa.

Tỷ lệ bay đúng giờ và an toàn của Bamboo Airways vẫn đạt lần lượt 95% và 100%, tiếp tục dẫn đầu ngành hàng không những tháng đầu năm 2020.

Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC - Ảnh 1.

Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang

Hàng nghìn đoá hướng dương nở rộ tại một cánh đồng ở Bắc Giang đang thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những địa điểm du lịch Bắc Giang rất “hot” trong thời gian tới.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Cách trung tâm Hà Nội 55 km về hướng quốc lộ 1A, cánh đồng có diện tích gần 3 ha hoa hướng dương này nằm trong khuôn viên phim trường Rose Garden thuộc Bắc Giang. Hoa nở từ dịp lễ 30/4 vừa rồi và hiện thu hút nhiều du khách đến ngắm, chụp ảnh.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Chủ vườn hoa là anh Lê Văn Dương (phường Đa Mai, TP Bắc Giang). Anh cho biết, vì yêu thích loài hoa này mà anh đã đầu tư trồng, nâng cấp vườn thành phim trường chụp ảnh cưới.
Rút kinh nghiệm từ đợt trồng đầu tiên, anh Dương cho hay: “Hoa chỉ nở được khoảng 15 ngày là tàn. Những đợt sau tôi chia làm 3 đợt trồng để lúc nào cũng có hoa phục vụ nhu cầu khách”.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Bạn nên đi sớm để có được hình đẹp. Thời điểm lý tưởng từ 7h đến 11h sáng. Cánh đồng hoa cũng thu hút nhiều cặp đôi đến chụp ảnh cưới. Ảnh: Mạnh Thuỳ.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Hoa nở trên diện rộng tạo background chụp ảnh đẹp mắt.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Khung cảnh hệt như trời Âu được bạn trẻ ghi lại. Ảnh: Lan Hiền.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Ngoài hướng dương, vườn còn trồng nhiều loài hoa khác như thạch thảo, cúc…
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Trong khuôn viên của vườn còn có nhiều tiểu cảnh mang phong cách châu Âu được chính người chủ thiết kế.
Cánh đồng 3 hecta hoa hướng dương nở rộ ở Bắc Giang
Để đến đây, từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể lái xe theo quốc lộ 1A đến Việt Yên, rẽ qua đường DT284. Chạy đến đường Mỹ Độ, bạn rẽ trái Hoàng Hoa Thám là tới vườn.
Vườn mở cửa các ngày trong tuần, từ 6h đến 21h. Phí tham quan một người là 50.000 đồng. Nếu đi theo nhóm 5 người trở lên sẽ được giảm 20% giá vé, từ 30 người giảm 30%. Còn muốn chụp ảnh cưới, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chủ vườn.