Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Thủ tướng: TP HCM khó khăn sẽ ảnh hưởng cả nước

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá "đầu tàu" kinh tế TP HCM đang gặp nhiều khó khăn khi chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch nhưng đối mặt nhiều thách thức mới.

"TP HCM là đầu tàu kinh tế của đất nước cả về hữu hình như GRDP, thu ngân sách, cả vô hình bởi thành phố có ảnh hưởng rất lớn. Nếu thành phố phát triển tốt, cả nước cũng lan toả. Nếu thành phố khó thì cả nước cũng khó khăn"Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành uỷ TP HCM, sáng 16/4.

Đây là ngày làm việc thứ hai của Thủ tướng tại TP HCM. Chiều qua, đoàn công tác đã khảo sát, dự buổi chạy thử nghiệm tàu của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và dự lễ khánh thành Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2 (TP Thủ Đức).

Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh kinh tế TP HCM đối diện nhiều thách thức. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 1 của thành phố ước đạt 360.622 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng trưởng này đứng thứ 8 từ dưới lên trong 63 địa phương và là chỉ số thấp nhất của thành phố trong 8 năm qua, trừ giai đoạn đại dịch bùng phát. Đây cũng là chỉ số thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân đầu tư công cũng không khả quan, chỉ được 4%. Theo Thủ tướng, vai trò của TP HCM rất quan trọng nên buổi làm việc này nhằm tìm giải pháp để sát với tình hình thành phố, khắc phục hậu quả sau hơn hai năm gồng mình phòng, chống dịch. "Hậu quả của nó không phải ngày một, ngày hai mà giải quyết được", ông nói.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá tình hình thế giới nhiều khó khăn ảnh hưởng đến Việt Nam. Đầu tiên, lạm phát từ bên ngoài khiến thị trường trong nước bị thu hẹp. Đặc biệt, chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến giá trị đồng USD tăng, dẫn đến tiền Việt Nam mất giá. Do đó, bài toán là phải xử lý thế nào giữa tỷ giá và lãi suất.

Trong khi việc Trung Quốc mở cửa sau thời gian dài theo đuổi Zero Covid có thuận lợi, nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam khi phải cạnh tranh về thị trường, chuỗi cung ứng. Về chủ quan, các vấn đề nội tại tích luỹ và sau đại dịch càng bộc lộ sâu sắc hơn.

Trước tình hình đó, Thủ tướng đề nghị cần tìm lời giải theo phương châm: chắc chắn, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. Đồng thời, ông đề nghị rút kinh nghiệm, điều chỉnh sự phối hợp giữa TP HCM và Chính phủ, các bộ, ngành để giải quyết vướng mắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thượng vụ Thành uỷ TP HCM sáng 16/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thượng vụ Thành uỷ TP HCM sáng 16/4. Ảnh: VGP

Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố giảm sâu, chưa như mong muốn. Nguyên nhân là thị trường bất động sản, tài chính gặp nhiều khó khăn. Nợ xấu ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng. Làn sóng cắt giảm lao động kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay do khó khăn về đơn hàng, nguồn vốn. Sức mua của người tiêu dùng giảm. Số vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong khi số tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.

"Động lực tăng trưởng vốn đã suy giảm nhiều năm lại bị bào mòn lớn sau dịch. Cùng với đó, khi vướng mắc cũ chưa được giải quyết triệt để, không gian phát triển mới lại chưa được xây dựng phát huy", ông Mãi nói.

Chính quyền thành phố đề ra mục tiêu tăng trưởng năm 20237,5%-8%. Tuy nhiên, Trung tâm Mô phỏng kinh tế - xã hội (Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM), dự báo quý 2, kinh tế thành phố tiếp tục đối mặt nhiều thách thức khi thị trường bất động sản, tài chính, lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, tăng trưởng năm 8% khó khả thi. Tuy nhiên, thành phố không điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, mà tập trung phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt từ 7,5%.

Lãnh đạo TP HCM kiến nghị Chính phủ thành lập tổ công tác cùng thành phố nghiên cứu tái cơ cấu nền kinh tế và xác định động lực, cơ chế đột phá để thành phố phát triển đúng vai trò. Bên cạnh đó, thành phố cũng thừa nhận hiện có tâm lý e dè trong đội ngũ công, do đó, đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện khung pháp lý để cán bộ yên tâm thực hiện công việc theo hướng "phòng chống tham nhũng hiệu quả nhưng cũng kiến tạo môi trường phát triển".

Ông Phan Văn Mãi cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ các dự án giao thông trọng điểm như: cao tốc TP HCM - Mộc BàiBến Lức - Long ThànhVành đai 3. Riêng Vành đai 4, Long An và Vũng Tàu khái toán tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, tức phải trình Quốc hội. Các địa phương có cao tốc đi qua thống nhất đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đứng ra điều phối dự án này để đảm bảo đồng bộ.

Trước đó, trong phiên họp hồi tháng 7/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Thường trực Chính phủ lên kế hoạch làm việc với TP HCM ít nhất mỗi quý một lần để rà soát công việc. Gần đây nhất, Thủ tướng có buổi làm việc với thành phố hồi tháng 11.

Đấu giá nhiều khu đất trung tâm Đà Lạt lấy vốn làm cao tốc

Lâm Đồng dự kiến đấu giá nhiều khu đất ở TP Đà Lạt, mang về 3.100 tỷ đồng nhằm có vốn đối ứng làm dự án cao tốc Tân Phú – Bảo LộcBảo Lộc – Liên Khương.

Nội dung được Sở Tài chính Lâm Đồng vừa gửi một số đơn vị liên quan phương án tạo nguồn thu trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện hai dự án cao tốc dài 140 km qua địa bàn tỉnh.

Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, nơi có 2 lô đất dự kiến đấu giá. Ảnh: Giang Lê

Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt, nơi có hai lô đất dự kiến đấu giá. Ảnh: Giang Lê

Các khu đất dự kiến đấu giá gồm: hai lô đất rộng hơn 7.000 m2 ở quảng trường Lâm Viên giá 342 tỷ đồng; hai khu đất ở rộng hơn 26.000 m2 ở công viên Trần Quốc Toản sẽ đem về ngân sách 1.550 tỷ đồng; giao đất thương mại dịch vụ 50 năm ở phân khu 150 ha Hồ Tuyền Lâm, dự kiến nguồn thu 983 tỷ đồng; đấu giá khu đất số 7 Phù Đổng Thiên Vương dự kiến thu hơn 70 tỷ đồng...

UBND TP Đà Lạt, Ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm đang lập phương án để trình cơ quan chức năng thẩm định trước khi UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quyết định để đưa ra đấu giá.

Hai đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo LộcBảo Lộc – Liên Khương, thuộc cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài hơn 200 km, dự kiến khởi công vào quý 4.

Đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dài 66 km chạy qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, quy mô bốn làn xe, tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), có sự góp vốn của nhà nước. Trong đó, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỷ đồng, vốn Trung ương 2.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỷ đồng9.095 tỷ đồng vốn huy động.

Đoạn tiếp nối Bảo Lộc - Liên Khương dài 74 km, nằm trên địa bàn Lâm Đồng, quy mô bốn làn xe, có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 11.300 tỷ đồng, theo phương thức PPP. Trong năm 2023, dự án được bố trí 506 tỷ đồng. Hai đoạn cao tốc dự kiến hoàn thành năm 2026.

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Đồ hoạ: Trần Nam

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Đồ họa: Trần Nam

Khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giảm tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông qua đèo Bảo Lộc, giảm tải cho quốc lộ 20. Tuyến đường kết nối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, giúp rút ngắn thời gian từ TP HCM đi Đà Lạt hơn 6 giờ còn khoảng 3 giờ.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sau cải tạo

Được xây dựng từ thời Pháp, tòa biệt thự hai mặt tiền trên phố Hàng Bài và Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, khoác áo mới sau một năm cải tạo

Tòa nhà hai mặt tiền tại số 46 Hàng Bài - 49 Trần Hưng Đạo là dự án trùng tu biệt thự mẫu được nghiên cứu từ năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, vùng Ile-de-France và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France (PRX).


Biệt thự được quét vôi màu vàng và đỏ đậm. Toàn bộ mảng tường ở cầu thang hình ống nằm phía sau nhà được cạo bỏ, quét sơn mới.

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, dự án trùng tu tuân thủ quy định chuyên môn, tham vấn chuyên gia và nhà khoa học. Các chuyên gia Pháp hỗ trợ nghiên cứu từ năm 2016 và đưa ra giải pháp.

Quá trình trùng tu, các chuyên gia phát hiện công trình có nhiều vật liệu mang từ Pháp sang như gạch lát nền; tìm ra màu vôi gốc của biệt thự. Với nguyên tắc bảo tồn, công trình được hoàn chỉnh bằng lớp vữa trát tam hợp gồm cát, vôi và ximăng.

Phần cửa sổ bằng gỗ sơn màu xanh kèm họa tiết ô vuông nhấn nhá với tông đỏ.

Ông Emmanuel Cerise, chuyên gia Pháp hỗ trợ chuyên môn cho dự án, cho biết màu vôi của biệt thự hiện nay là màu gốc. "Chúng tôi đã cạo lần lượt các lớp vôi được phủ lên bức tường trong nhiều lần cải tạo, trùng tu và tìm được lớp vữa gốc. Một căn cứ khác xác định là trong bộ ảnh màu về Hà Nội đầu thế kỷ 20 của nhà nhiếp ảnh Léon Busy cho thấy Hà Nội có nhiều biệt thự được quét vôi hai màu vàng, đỏ gạch", ông nói.
Cửa chính của biệt thự với bậc ngũ cấp lát gạch đỏ. Chuyên gia Pháp cho rằng công trình chưa hoàn thiện nên "có thể màu vôi nhìn chưa thuận mắt". Khi trùng tu xong và dưới tác động của thời tiết, công trình sẽ ưa nhìn hơn.

Bên ngoài tầng 1 của biệt thự phía 46 Hàng Bài thay đổi một phần. Với bậc tam cấp và hè rộng, các ô cửa và tường được cải tạo, bên trong hình thành một căn phòng rộng. Phần gạch nền với nhiều viên hình lục giác, hai màu đỏ vàng. Tầng 1 này trước kia lát loại gạch bông chuyển từ Pháp sang, mặt dưới gạch có con dấu của công ty sản xuất ở miền nam nước Pháp.

Bên trong kiến trúc tầng 1 hầu hết vẫn giữ nguyên.

Trước khi cải tạo, phần cầu thang lên tầng 2 không còn, phải sử dụng thang gỗ tạm bợ. Hiện nay, chiếc thang xoắn ốc được làm mới với bậc sắt, tay vịn gỗ.

Căn phòng rộng nhất tầng 2 (hơn 20 m2) có nhiều cửa sổ và ba cửa thông với các phòng. Sàn nhà được làm mới, cao hơn nền sàn khoảng 7 cm.

Phần mái được lợp ngói đỏ trên phần sà sắt đen. Trước kia phần sà sắt được nhập khẩu từ Pháp. Dưới mái này sau đó được làm trần để giữ thẩm mỹ và làm mát khi vào hè.
Công trình dự kiến hoàn thành tháng 3/2023, sẽ trở thành Trung tâm Giao lưu văn hóa phố Pháp của Hà Nội.
Phối cảnh của biệt thự sau khi sửa chữa. Công trình được kỳ vọng trở thành điểm đến du lịch mới, địa điểm tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại và kinh tế giữa Việt Nam và Pháp.
Những người yêu di sản của Hà Nội đến đây sẽ được tìm hiểu về quá trình hình thành khu phố Pháp, ảnh hưởng và giao thoa văn hóa Pháp - Việt không chỉ về kiến trúc, đô thị mà trong cả lối sống suốt nửa đầu thế kỳ 20.

Chân dung chủ đầu tư “bán chui” NƠXH cho quan chức Đắk Nông

Tìm hiểu của PV cho thấy, Công ty TNHH MTV ESG Viet Land là chủ đầu tư của dự án nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa (nay là TP Gia Nghĩa), tỉnh Đắk Nông.

Dự án khu nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 9/2017 với tổng diện tích hơn 17.000 m2.

Quy mô dự án sẽ đầu tư gồm: 15 căn nhà ở thương mại, diện tích 160 m2/căn; nhà ở liền kề 112 căn, diện tích 70 m2/căn. 7.000 m2 diện tích hạ tầng kỹ thuật, cây xanh.

Tổng vốn đầu tư là 139 tỷ đồng, tiến độ thực hiện dự án được UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu là từ Quý III/2017 đến Quý I/2019.

Dự án khu nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa - Ảnh: danviet.vn
Dự án khu nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa - Ảnh: danviet.vn© Kiến Thức

Ban đầu, dự án này do Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Beton 6 làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, UBND tỉnh Đắk Nông điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó thay đổi nhà đầu tư thực hiện là Công ty TNHH MTV ESG Viet Land.

Đồng thời, điều chỉnh quy mô đầu tư dự án, gồm: 15 căn nhà ở thương mại diện tích xây dựng 103-120m2/căn; 108 căn nhà ở liền kề, diện tích 64-70m2/căn; 01 căn nhà ở cộng đồng 280m2. Tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh là 162 tỷ đồng.

Tiến độ đầu tư được điều chỉnh kéo dài thời gian hoàn thành lên quý IV/2019.

Đến tháng 7/2020, và tháng 8/2021, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 02 lần. Trong đó gia hạn tiến độ đầu tư dự án từ Quý III/2018 đến Quý IV/2021.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông, đến tháng 4/2023, trong 108 căn nhà ở xã hội thì chủ đầu tư mới hoàn thiện 72 căn, 30 căn đang xây dựng, hoàn thiện. Hiện vẫn còn 6 căn nhà ở xã hội, 15 nhà ở thương mại chưa thi công.

Các hạng mục điện, nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, mặt đường nhựa, nhà cộng đồng... cũng dở dang.

Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý thực hiện các thủ tục mua bán 73 căn nhà ở xã hội khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Trong 73 căn này, chỉ 7 hợp đồng sau thẩm tra là đúng quy định, 66 căn nhà được bán trái quy định.

Trong 66 hợp đồng mua nhà ở xã hội trái quy định có một số căn đã được bán cho người nhà một số lãnh đạo cấp sở tại Đắk Nông.

Theo tờ Tuổi trẻ thông tin, trong số này, bà Phan Thị Khánh Hòa, cán bộ Công an tỉnh Đắk Nông, là vợ ông Dương Huy Toàn, phó trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông, được cơ quan chức năng phê duyệt mua nhà ở xã hội.

Bà Trần Tú Trinh, vợ của ông Tạ Đình Đề, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Nông, cũng được chấp thuận mua căn nhà ở xã hội có diện tích 132m2 tại địa chỉ D03 vào tháng 10/2020.

Trước đó, vào tháng 6/2022, Sở Xây dựng Đắk Nông đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH một thành viên ESG Viet Land dừng giao dịch mua bán nhà ở do phát hiện Chủ đầu tư thực hiện việc mua bán nhà ở khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng mua bán do chủ đầu tư thực hiện nhiều hơn số lượng đối tượng đã được Sở Xây dựng thẩm định; Việc chủ đầu tư ký hợp đồng đặt chỗ là chưa đúng với quy định.

Đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội chưa được Sở Xây dựng có văn bản thẩm định nhưng đã nhận nhà và chuyển đến ở tại dự án; Giá bán nhà ở xã hội cao hơn giá bán tối đa đã được Sở Xây dựng thẩm định.

Theo tìm hiểu cho thấy, Công ty TNHH MTV ESG Viet Land được thành lập vào tháng 05/2018, đặt trụ sở chính tại tổ dân phố 3, phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Công ty TNHH MTV ESG Viet Land là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Hiện nay doanh nghiệp này do ông Lê Thiện Bảo làm Giám đốc. Ông Bảo cũng đồng thời là chủ doanh nghiệp.

Người thân ông Dương Công Minh vừa bán ra 3,8 triệu cổ phiếu LPB

Ông Dương Công Đoàn, anh trai ông Dương Công Toàn, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB) thông báo bán xong hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB.

Giao dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 12/4-14/4 theo hình thức khớp lệnh hoặc/và thỏa thuận.

Sau giao dịch, ông Đoàn giảm lượng cổ phiếu LPB sở hữu từ hơn 13,8 triệu đơn vị xuống còn 10 triệu đơn vị, tương đương 0,5783% vốn LienVietPostBank. 

Ông Dương Công Toàn là em trai ông Dương Công Minh từng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, hiện tại ông Minh đang là Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đồng thời là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam. Như vậy, ông Đoàn là anh em với ông Dương Công Minh.

Ông Dương Công Minh.
Ông Dương Công Minh.© Vietnamdaily

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, cổ phiếu LPB dừng ở mức 14.800 đồng/cổ phiếu. Ước tính với mức giá này, ông Đoàn có thể thu về hơn 56 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu LPB.

Trước đó, ông Đoàn cũng đã bán ra gần 15,4 triệu cổ phiếu LPB trong thời gian 12/12/2022-10/1/2023. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu LPB mà ông Đoàn nắm giữ giảm từ 29,17 triệu đơn vị xuống còn 13,8 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 1,687% xuống 0,7984% vốn.

Ở một diễn biến khác, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã thông báo bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phần tại LienVietPostBank với giá khởi điểm được công bố là 22.908 đồng/cổ phần - cao hơn thị giá hiện tại của cổ phiếu LPB khoảng 8.100 đồng/cổ phiếu.

Nếu bán được hết hơn 140,5 triệu cổ phần tại LPB, VNPost sẽ thu về tối thiểu 3.218 tỷ đồng. Buổi đấu giá dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/4 tới đây tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Chàng trai sinh năm 2000 bán hàng lề đường kiếm 34 triệu đồng/tháng

Tiểu Dân (sống tại Trung Quốc) chọn làm việc ban ngày ở công xưởng, ban đêm mở gian hàng bán đồ tạp hóa để trả nợ.

Gần đây, các chủ đề như "Trả hết khoản nợ hàng triệu USD" hay "Kiếm 9.000 NDT (30 triệu đồng) mỗi ngày bằng nghề bán hàng rong" nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ Trung Quốc.

Mở một gian hàng bán hàng rong thực sự có đơn giản và kiếm được nhiều lợi nhuận đến như vậy?

Trang Sina đã có cuộc trò chuyện với một chủ gian hàng sinh năm 2000 để hiểu hơn về câu chuyện đằng sau gian hàng tồn tại suốt 1,5 năm.

"Hàng mua lúc mới khai trương đến giờ vẫn chưa bán hết"

Thành phố Vĩnh Khang (tỉnh Chiết Giang) là thị trường về vật liệu xây dựng chuyên nghiệp, lớn nhất ở Trung Quốc. Phía Bắc thành phố Vĩnh Khang là Nghĩa Ô - trung tâm phân phối hàng hóa nhỏ lớn nhất thế giới.

Năm 2019, Tiểu Dân chưa đầy 20 tuổi khởi hành từ quê hương Đô Quân ở tỉnh Quý Châu đến thành phố Vĩnh Khang một mình để tìm kiếm cơ hội cho cuộc đời.

Tiểu Dân chuyển hướng theo nghề bán hàng trên đường phố thay vì làm trong công xưởng. (Ảnh: Sina).
Tiểu Dân chuyển hướng theo nghề bán hàng trên đường phố thay vì làm trong công xưởng. (Ảnh: Sina).© Tiền Phong

Tiểu Dân chuyển hướng theo nghề bán hàng trên đường phố thay vì làm trong công xưởng. (Ảnh: Sina).

"Tôi không có học vấn cao, điều kiện tài chính gia đình không tốt và tôi đã vay nợ ở nước ngoài. Một người bạn ở Vĩnh Khang nói rằng tiền lương làm việc cho nhà máy tại đây không tệ nên tôi đi đến Quý Châu xin việc", Tiểu Dân chia sẻ.

Khi mới đến Vĩnh Khang, Tiểu Dân chỉ còn 120 NDT (410.000 đồng). Không lâu sau, anh tìm được công việc "thợ vặn ốc vít" trong một nhà máy.

Ban đầu, Tiểu Dân có thể kiếm được khoảng 100 NDT/ngày (hơn 340.000 đồng). Khi tay nghề thành thạo hơn, chàng trai có thể kiếm được tới 300 NDT/ngày (hơn 1 triệu đồng).

Tháng 10/2021, sau gần 2 năm, anh trả hết được nợ nước ngoài, đồng thời đưa ra quyết định ban ngày tiếp tục công việc vặn ốc vít, ban đêm bày sạp bán tạp hóa ngoài đường.

"Tôi sống hướng nội và muốn rèn luyện bản thân bằng cách mở một gian hàng. Lý do quan trọng hơn là tôi đã có lý tưởng kinh doanh từ khi còn nhỏ", Tiểu Dân nói.

Để bắt đầu mở gian hàng, Tiểu Dân noi gương những tiểu thương khác. Anh nhập hàng từ Nghĩa Ô và bán lại.

"Lúc mới bắt đầu, tôi không biết bán gì, cũng không biết mặt hàng nào được ưa chuộng nên chỉ mua đồ rẻ rồi bán. Tuy nhiên, cửa hàng của tôi ế ẩm và chẳng kiếm được đồng nào. Khi đó, tôi đã nhập bột giặt nhưng không thể bán được, đến nay vẫn tồn ở nhà", Tiểu Dân chia sẻ.

Những gian hàng được bày bán trên đường phố không dễ để thu hút khách hàng. (Ảnh: New York Times).
Những gian hàng được bày bán trên đường phố không dễ để thu hút khách hàng. (Ảnh: New York Times).© Tiền Phong

Những gian hàng được bày bán trên đường phố không dễ để thu hút khách hàng. (Ảnh: New York Times).

Kinh doanh giống như đi tàu lượn siêu tốc

Trong thời gian dài, Tiểu Dân đã "làm việc" tại nhà máy vào ban ngày, bày hàng lúc 5h chiều và đóng cửa hàng lúc 10h tối.

Việc kinh doanh gian hàng liên tục ế ẩm và Tiểu Dân phải nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Sau đó, chàng trai thử bán một số đồ ăn nhẹ "hot" trên mạng, đồng thời livestream cuộc sống bán hàng mỗi ngày, đăng tải một số video ngắn lên mạng xã hội và dần tích lũy được lượng người theo dõi đáng kể. Chẳng mấy chốc, việc kinh doanh của anh cũng được cải thiện.

"Việc kinh doanh ban đầu không thuận lợi, vài ngày liền không bán được chút gì. Đây là thời điểm mọi người dễ bỏ cuộc. Tuy nhiên, tôi đã kiên trì và tìm hiểu nhiều hơn về mặt hàng.

Giờ đây, tôi có thể bán được hơn 100 NDT/ngày (hơn 340.000 đồng), cũng có ngày may mắn bán được hơn 1.000 NDT (3,4 triệu đồng), nhưng khả năng cao là ngày hôm sau kinh doanh sẽ không tốt, rất không ổn định khiến tâm lý người bán lúc lên lúc xuống, thất thường", Tiểu Dân tiết lộ.

Cùng với thu nhập "lên xuống như tàu lượn siêu tốc", Tiểu Dân phải liên tục chuyển "nơi bán hàng".

"Tôi đã thay đổi 4-5 địa điểm kể từ khi bắt đầu mở gian hàng. Đương nhiên những nơi này đều phải tập trung đông người", Tiểu Dân nói.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm. (Ảnh: The Conversation).
Nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm. (Ảnh: The Conversation).© Tiền Phong

Nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm. (Ảnh: The Conversation).

Sau này, Tiểu Dân bỏ nghề vặn ốc vít tại công xưởng vì công việc bán hàng đã ổn định, tuy nhiên không thể tránh những ngày thu nhập vẫn bấp bênh.

"Thu nhập trung bình hàng ngày là khoảng 300 NDT (hơn 1 triệu đồng), cao hơn nhiều so với làm việc trong nhà máy. Mỗi ngày tôi chỉ phải bán hàng 5 tiếng đồng hồ", chàng trai Trung Quốc chia sẻ.

Mỗi khi dựng hàng, Tiểu Dân sử dụng điện thoại di động để phát trực tiếp. Trong 1,5 năm, tài khoản mạng xã hội của anh thu hút được 100.000 lượt theo dõi. Vào ban ngày khi không phải bán hàng, anh sẽ nghĩ cách quay những video ngắn ở nhà.

"Nội dung của video là cuộc sống hàng ngày của tôi cùng gian hàng tạp hóa. Tôi sẽ thêm vào đoạn giao tiếp với khách hàng, âm thanh tiền đến tài khoản và lời kể của tôi để video có tính chân thực, đáng tin cậy hơn", Tiểu Dân cho hay.

Trung bình mỗi tháng Tiểu Dân có thể kiếm được ít nhất 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng).

Trang Sina cho biết, số liệu thu nhập bình quân đầu người của người dân ở thành phố Vĩnh Khang là 5.662 NDT (gần 20 triệu đồng)/tháng vào năm 2022.

Không bao giờ chịu nằm yên

Về việc mở gian hàng, Tiểu Dân thừa nhận, anh có những cân nhắc thực tế: "Tôi không thể tìm được công việc nào có lợi hơn công việc này vào thời điểm hiện tại".

Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 2000 không hài lòng khi bị gắn mác "nằm yên" mặc kệ cuộc đời. "Nằm yên" là từ chỉ cách sống buông xuôi, nhanh chóng từ bỏ của bộ phận giới trẻ Trung Quốc.

"Khi tôi mở gian hàng, một số người nói tôi kinh doanh khi còn trẻ vì không muốn đi làm, không thích ràng buộc và lười biếng", Tiểu Dân kể.

Tiểu Dân thẳng thắn nói một số người chọn nghề bán hàng mưu sinh vì tâm lý "nằm yên". Nhưng theo quan điểm của anh, bán hàng là bàn đạp và tích góp kinh nghiệm, kiếm thêm thu nhập.

"Bán hàng cũng là kinh doanh. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, tại sao không thử. Tôi không bán hàng cả đời, tôi đợi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệp sẽ làm việc khác", Tiểu Dân nói.

Hàng ngày, chàng trai sinh năm 2000 nhận được rất nhiều tin nhắn hỏi anh cách lập gian hàng và cách kiếm tiền. Anh thường trả lời bằng hai câu: Một là "kiên trì đến cùng, không thì đừng làm", hai là "bán hàng đường phố vô cùng rủi ro, mọi người hãy suy xét thật kĩ".

"Bày sạp bán hàng không dễ như tưởng tượng nên tôi khuyên các bạn đừng mù quáng chạy theo trào lưu mà hãy tính đến sự phát triển trong tương lai", Tiểu Dân cho biết.