Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Quang Châu phần mở rộng

Chiều 10/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì buổi làm việc về thực hiện dự án khu công nghiệp (KCN) Quang Châu mở rộng, huyện Việt Yên. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện Việt Yên và Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang (chủ đầu tư KCN Quang Châu mở rộng).
Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên Lê Hoàng Bách báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng KCN Quang Châu mở rộng.

Báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Quang Châu mở rộng, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên Lê Hoàng Bách cho biết phạm vi thực hiện dự án khoảng 90ha thuộc địa phận thôn Đông Tiến và thôn Quang Biểu. Theo đó, đối với diện tích 57,7ha đã thực hiện thu hồi, bồi thường GPMB, ngày 22/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định chuyển mục đích và cho Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang thuê đất để thực hiện dự án đợt 1 (phần mở rộng) với diện tích 51,9ha. Phần diện tích còn lại 5,8ha thuộc thôn Quang Biểu tiếp tục hoàn thiện để chuyển mục đích theo quy định.

Đối với phần diện tích 13ha chưa hoàn thành GPMB thuộc thôn Đông Tiến, UBND huyện đã ban hành Quyết định thu hồi, phê duyệt phương án đối với 122 hộ, diện tích hơn 114.000m2; đã tiến hành chi trả tiền theo Quyết định. Ngày 07/4/2023, UBND huyện Việt Yên ban hành Tờ trình về việc chuyển mục đích và cho Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang thuê đất để thực hiện dự án đợt 2 (phần mở rộng) với diện tích 11,46ha.

Đối với phần diện tích 14,4ha chưa hoàn thành GPMB thuộc thôn Quang Biểu, đến nay có 322/436 lượt hộ gia đình phối hợp kê khai và thực hiện kiểm đếm. Ứng chi trả tiền được 322/436 lượt hộ với số tiền hơn 20 tỷ đồng, diện tích hơn 78.800m2. Chủ tịch UBND huyện đã ban hành các Quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đối với 119 hộ gia đình không đồng thuận kê khai; Quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện Quyết định cưỡng chế kiểm điếm bắt buộc. Sau khi bàn giao quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, đến nay có 06/119 đồng thuận kê khai.

Đối với diện tích cây xanh vầ nút giao N3, đã tổ chức quy chủ xong đối với diện tích khoảng 1,8ha thuộc thị trấn Nếnh; quy chủ xong toàn bộ 244 hộ thuộc xã Vân Trung.

Đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang báo cáo tại buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang cho biết, Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy.

Về công tác lập báo cáo dự án nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Công ty đã lập thiết kế cơ sở, báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên do Bộ Xây dựng yêu cầu lập bổ sung quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KCN Quang Châu phần mở rộng. Vì vậy, đại diện Công ty đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ, sớm ban hành quyết định phê duyệt trước 25/04/2023 để Công ty làm căn cứ triển khai các công tác tiếp theo; có ý kiến với cơ quan thẩm định của Bộ Xây dựng hỗ trợ đẩy nhanh công tác kiểm tra, thẩm định để hồ sơ của Công ty có thể được phê duyệt theo đúng tiến độ đề ra.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác bồi thường GPMB, thiết lập và hoàn thiện hồ sơ thuê đất, hoàn thành hồ sơ thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư mở rộng đường gom và điều chỉnh cao độ mặt đường,…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn khẳng định dự án KCN Quang Châu mở rộng, huyện Việt Yên có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh, tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án đang chậm so với kế hoạch.

Đồng chí yêu cầu UBND huyện Việt Yên tiếp tục tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích của KCN Quang Châu mở rộng theo tiến độ đề ra.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân có đất thu hồi tạo sự đồng thuận trong GPMB và trong triển khai thực hiện Dự án. Kịp thời giải quyết những đơn thư, kiến nghị của người dân đảm bảo quyền lợi chính đáng của người có đất thu hồi thực hiện Dự án, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Rà soát phần diện tích đã hoàn thành GPMB, tập trung hoàn thiện hồ sơ thuê đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án.

Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang lập quy hoạch chi tiết KCN Quang Châu mở rộng tỷ lệ 1/500, thực hiện quy trình, trình tự đảm bảo theo quy định, trình Sở Xây dựng xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/4/2023./.

Thảo My

Bắc Giang triển khai kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023

Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển hàng hóa. Ảnh minh họa.

Theo Kế hoạch, các sở, đơn vị thành viên BCĐ389 tỉnh, BCĐ389 các huyện, thành phố Bắc Giang tham mưu UBND tỉnh về các nội dung có liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tập trung chỉ đạo thực hiện các kế hoạch chuyên đề, trọng điểm như: Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; chống buôn lậu và vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới; chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ....

Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế địa bàn và thị trường hàng hóa xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 và Kế hoạch kiểm tra chuyên đề. Trong đó tập trung đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm đối với các mặt hàng: Xăng dầu, pháo nổ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống vật nuôi, giống cây trồng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; đầu cơ, tích trữ, găm hàng đẩy giá lên cao; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng trên môi trường mạng Internet.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc, Công an các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, xác lập chuyên án đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tuyến vận chuyển hàng hóa trọng điểm.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trái phép trên thị trường nội địa; kiểm tra, xử lý nghiêm các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng, chống dịch động vật tỉnh tiếp tục tăng cường thực hiện kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, vận chuyển trái phép.

Sở Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, dự báo tình hình, đối với những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng; kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, gây bất ổn thị trường, đề xuất các giải pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh; quản lý chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc cấp phép, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với hoạt động, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: Xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất, thực phẩm...

Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục duy trì, phát huy nội dung chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, thông tin, phóng sự trên các ấn phẩm. Phản ánh chân thực, kịp thời, chuyên sâu các vấn đề để tạo sự lan tỏa rộng rãi, sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, người tiêu dùng trong tỉnh đối với lực lượng chức năng, đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, biến nhận thức về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương.

Cục Thuế tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế, giám sát việc kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế nhằm chống các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Đặc biệt tăng cường công tác chống hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI gây thất thu cho ngân sách.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động, tích cực phối hợp với lực lượng Công an, Quản lý thị trường trong việc xử lý các vụ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, gây lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm ra địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ mặt hàng phân bón, vật tư nông nghiệp, giống vật nuôi, giống cây trồng theo chức năng, nhiệm vụ. Kiên quyết không để xảy ra các vi phạm lớn gây hại cho sản xuất nông nghiệp, nông dân trong tỉnh.

Sở Y tế kiểm soát chặt chẽ công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế; kinh doanh vị thuốc y học cổ truyền theo chức năng, nhiệm vụ. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Quản lý thị trường đối với những vụ việc cần có sự phối hợp liên ngành để phát huy hiệu quả cao nhất.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ động và cử cán bộ tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn. Chú trọng vào nhóm mặt hàng có nguy cơ cao như: Xăng dầu, khí đốt hóa lỏng...

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường việc quản lý các hoạt động văn hóa, kinh doanh, dịch vụ mùa lễ hội trước trong và sau Tết. Đảm bảo duy trì các hoạt động văn hóa diễn ra lành mạnh, có tổ chức; không để xảy ra các tụ điểm gây mất thẩm mỹ, trái thuần phong, mỹ tục, trái với nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc.

Sở Giao thông Vận tải quản lý chặt chẽ việc kiểm định các phương tiện giao thông; phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa và hành khách; ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời việc dùng các phương tiện giao thông quá cũ nát, hoán cải, gia cố để vận chuyển hàng hóa vi phạm.

Chi cục Hải quan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ động nắm bắt thông tin và có phương án phối hợp với các lực lượng chức năng để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại liên quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa liên quan sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về hải quan đối với các vụ việc theo quy định…

* Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Thảo My

Bắc Giang đoạt ngôi Á quân PCI năm 2022

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 11/4, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 2 trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Tỉnh Bắc Giang xếp thứ 2 trong top 30 PCI 2022.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang đạt 72,80 điểm trên thang điểm 100, xếp thứ 2 sau tỉnh Quảng Ninh với 72,95 điểm. Đây là lần đầu tiên Bắc Giang đoạt ngôi Á quân, sau khi cải thiện 29 bậc và 8,06 điểm so với PCI 2021.

Bắc Giang đã được các doanh nghiệp ghi điểm nhờ các hoạt động tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, lắng nghe và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đồng thời ghi điểm ở chỉ số tính minh bạch và thiết chế pháp lý.

Tiếp đến là các tỉnh: Hải Phòng (70,76 điểm), Bà Rịa - Vũng Tàu (70,26 điểm), Đồng Tháp (69,68 điểm), Thừa Thiên Huế (69,36 điểm), Bắc Ninh (69,08 điểm), Vĩnh Phúc (68,91 điểm), Đà Nẵng (68,52 điểm), Long An (68,45 điểm)…

Đây là năm thứ 18 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Báo cáo PCI 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là cuộc khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên, được thực hiện bài bản và khoa học theo các chuẩn mực cao của thế giới./.

BGP

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo trước 20 ngày thông xe

Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài hơn 100 km đang được các nhà thầu thi công gấp rút để kịp hoàn thành, đưa vào sử dụng dịp 30/4.
Đầu tháng 4, sau khi các mỏ đất đắp hết hạn đã được Chính phủ tháo gỡ, UBND Bình Thuận cho khai thác, công trường dự án cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo thi công trở lại. Toàn tuyến dài hơn 100 km, mặt đường rộng 32 m với 6 làn xe, vận tốc tối đa 80 km/h; vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, thi công từ tháng 11/2020. Ban đầu công trình dự kiến xong cuối năm 2022, nhưng bị chậm tiến độ.
Cùng với việc gấp rút hoàn thành tuyến chính, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ làm các đường dẫn cầu vượt, đường dân sinh hai bên, từ huyện Tuy Phong vào Hàm Thuận Nam. Cao tốc này có ý nghĩa giảm tải cho quốc lộ 1 đi qua Bình Thuận.
Xe và công nhân đổ bêtông nhựa qua xã Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc. Khối lượng bêtông nóng toàn tuyến hiện còn khoảng 100.000 tấn. "Chậm nhất ngày 20/4, tất cả 4 gói thầu phải hoàn thành lớp nhựa cuối cùng", ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc ban điều hành dự án cho hay.
Các công nhân lắp hộ lan ở gần nút giao Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc. Hiện, cả 4 gói thầu đều đã triển khai lắp đặt hệ thống an toàn giao thông trên tuyến chính như: hộ lan, dải phân cách, tấm chống chói, vạch sơn, biển báo… Trong đó, việc lắp dải phân cách cứng giữa hai phần đường đã cơ bản hoàn tất, theo Ban quản lý dự án giao thông 7 (chủ đầu tư).
Các xe cơ giới đang thi công đường dẫn cầu vượt qua nút giao Ma Lâm. Những ngày đầu tháng 4, xe chở đất đắp từ mỏ Hàm Trí cách vị trí này chừng 5 km liên tục đến công trường để các xe thi công lu lèn, làm đường dẫn lên cầu.
Đây là cầu vượt qua cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo khá quan trọng trên quốc lộ 28 nối Phan Thiết (Bình Thuận) lên Di Linh (Lâm Đồng).
Nhân công, xe cẩu, xe múc, xe ben cấp tập thi công tại khu vực cầu vượt núi Xả Thô, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc. Các tổ làm suốt ngày đêm, bởi thời gian hành tuyến chính còn chưa đầy 20 ngày.
Cùng đó, hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến đang được hoàn thiện, để đảm bảo cho cao tốc không bị ngập nước vào mùa mưa.
Đường gom dân sinh chạy song song cao tốc qua khu rẫy thanh long xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam đang được đẩy nhanh tiến độ.

Do hơn 3 tháng thiếu đất đắp, việc làm đường gom dân sinh và đường dẫn lên các cầu vượt bị chậm trễ. "Chúng tôi tập trung mọi nguồn lực, tăng ca kíp, làm cả ngày và đêm mới mong hoàn thành như kế hoạch", ông Nguyễn Quang Tuân, Chỉ huy trưởng gói thầu số 4 cho hay.
Anh Trương Văn Thái, nhân công gói thầu XL4, cùng đồng nghiệp kéo dây kẽm hàng rào ngăn gia súc vào cao tốc qua xã Mương Mán. Dọc tuyến qua hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, mỗi ngày có hơn 200 công nhân làm việc.
Đến nay, trên một số đoạn, hệ thống đảm bảo an toàn giao thông đã hoàn thiện như đoạn qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam. Đại diện Ban quản lý dự án giao thông 7 cho biết đang kiểm soát tiến độ hàng ngày, sẽ cắt chuyển khối lượng của nhà thầu chậm giao đơn vị khác thực hiện.
Kiểm tra thực tế công trường, hôm 15/3, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu phải hoàn thành để đưa tuyến chính vào sử dụng dịp 30/4. Các cầu vượt dân sinh và đường gom ở khu vực thưa dân cư nếu chưa xong, sẽ tiếp tục thi công.
Cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo cùng với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khi đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian từ TP HCM đi các tỉnh Nam Trung Bộ. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Săn hoa anh đào dọc Hàn Quốc

Thanh Tuấn và Phước Duy dành 9 ngày đi qua 5 thành phố từ nam lên bắc Hàn Quốc để chiêm ngưỡng hoa anh đào đang nở.
Không chỉ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang bước vào mùa anh đào nở rộ. Du khách từ khắp nơi đổ về xứ kim chi, ngắm loài hoa nở vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.
Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Phước Duy, sống tại TP HCM, chia sẻ đây là lần thứ ba đến Hàn Quốc, nhưng là lần đầu săn hoa anh đào dọc đất nước này. Trong 9 ngày, Tuấn và Duy đi từ phía nam lên phía bắc, từ Busan đến Jinhae, Gyeongju, Daegu và kết thúc chuyến đi ở Seoul. "Vì thời tiết phía nam ấm hơn, hoa nở sớm hơn, nên hành trình có hướng đi như vậy", anh Tuấn cho hay.
Nam du khách chia sẻ đây là chuyến du lịch tự túc, visa 5 năm vẫn còn thời hạn nên chỉ việc đặt vé máy bay, lên lịch trình, đặt khách sạn. Tổng chi phí chuyến đi cho hai người khoảng 30 triệu đồng. Trong đó, vé máy bay khứ hồi cho 2 người khoảng 10 triệu, chi phí thuê khách sạn khoảng 5 triệu đồng, còn lại là phí ăn uống, di chuyển.

"Tôi và Duy chọn di chuyển bằng xe bus, tàu điện ngầm, tàu hỏa công cộng, nên chi phí rất tiết kiệm. Điểm lưu trú cũng gần bến xe để tiện đi lại. Ngoài ra, chúng tôi chọn các quán ăn truyền thống gần chợ địa phương có giá cả hợp lý, thức ăn cũng tươi ngon", anh Tuấn nói.

Ảnh chụp ở công viên Oryukdo, Busan. Công viên này nằm trên đồi ven biển, nổi bật với thảm hoa thủy tiên vàng và hàng hoa anh đào dọc theo con đường trekking lên đỉnh đồi.
Hai ngày đầu, Tuấn và Duy dành thời gian ở Busan. Thời tiết Busan hiện khoảng 9-15 độ C, lạnh vào sáng sớm và chiều tối, trời nhiều mây nên không trong xanh như mùa thu. Tại Busan, Tuấn và Duy chủ yếu ghé các công viên nổi tiếng để ngắm hoa anh đào gồm công viên Daejeo Ecological, suối Oncheon-cheon, công viên Oryukdo và công viên Samnak Ecological.
Trên ảnh là con đường nhỏ ở công viên Daejeo Ecological, nơi hoa đào đã nở khoảng 70-90%. Đây là công viên ven sông, có diện tích lớn, bên dưới được trồng cải, bên trên là con đường đi bộ với những gốc anh đào cổ thụ.
Ngày kế tiếp, hai nam du khách di chuyển đến Jinhae, điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng xứ kim chi. Vào ngày thường, địa điểm này đông khách sau 10h. Nhà ga cũ Gyeonghwa Station Park là địa điểm gắn liền với mùa hoa anh đào ở Jinhae. Hai bên đường ray là những gốc anh đào bung nở thu hút khách ngắm cảnh, chụp hình. Ngoài ra, ở Jinhae còn có nhiều điểm ngắm hoa đẹp khác như suối Yeojwacheon, công viên Jehwangsan nằm trên ngọn đồi cao và Học viện Hải Quân Hàn Quốc (Naval Academy).
Hai bên bờ suối Yeojwacheon phủ kín hoa anh đào bung nở.
Rời Jinhae, Tuấn và Duy di chuyển đến cố đô Gyeongju. Thanh Tuấn chia sẻ hoa anh đào ở cố đô Gyeongju nở đẹp nhất trong các địa điểm đã ghé thăm.
Gyeongju có khung cảnh cổ kính với những ngôi nhà truyền thống. Không khí trong lành, ít khói bụi xe cộ hơn các trung tâm đô thị. Đây cũng là nơi dễ bắt gặp những con đường hoa anh đào nhất

"Có thể nói đây là cả một thành phố hoa. Nhiều gốc anh đào ở Gyeongju bắt đầu rụng, mặt đường phủ kín cánh hoa. Thời tiết càng ngày càng ấm hơn, chỉ se lạnh vào sáng sớm và có lúc gió to", Thanh Tuấn nói.
Sau hai ngày ở Gyeongju, Tuấn và Duy di chuyển đến Daegu, thành phố lớn thứ tư Hàn Quốc, cách Gyeongju 85 km. Tuấn chia sẻ không khí tại thành phố này vào mùa hoa anh đào có nhiều nét tương đồng với Đài Bắc (Đài Loan). Để ngắm hoa anh đào ở Daegu, du khách có thể ghé trung tâm giải trí E-World, công viên ven sông Daegu Arboretum (ảnh), núi Palgongsan.
Ba ngày cuối hành trình, Tuấn và Duy dành thời gian ở Seoul. Hai nam du khách chia sẻ hàng năm thời gian hoa nở giữa hai miền cách nhau khoảng 2 tuần, nhưng năm nay thời tiết Seoul tăng cao đột ngột, nên hoa anh đào tại thủ đô nở sớm. Hiện nhiều cây anh đào tại Seoul vào giai đoạn rụng và tàn do trời mưa.
Đường phố Seoul phủ kín hoa anh đào đang bung nở.
Đến Seoul vào đúng ngày cuối tuần, Tuấn cho hay hầu hết địa điểm ngắm hoa công cộng như công viên Yeouido Hangang ở trung tâm (ảnh) đều kín người, đa phần là các cặp đôi, gia đình đi dã ngoại, dạo phố ngắm hoa, tận hưởng cái nắng ấm áp mùa xuân.
Bích Phương
Ảnh: Thanh Tuấn

Ninh Vân Bay có sếp mới là hoa hậu Ngọc Hân

Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân vừa được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT).

Ngọc Hân vào vị trí trên thay cho bà Ngô Thị Thanh Hải vừa được miễn nhiệm hồi tháng 9 năm ngoái. Như vậy, Ban tổng giám đốc của Ninh Vân Bay đón thêm thành viên mới bên cạnh ông Phạm Thành Thái Linh - Tổng giám đốc và ông Vũ Hồng Quỳnh - Phó tổng giám đốc.

Ngọc Hân (sinh năm 1989) từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2010. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, những năm gần đây, cô liên tiếp tham gia vào kinh doanh và đầu tư. Trước đó, Ngọc Hân tiết lộ giữ chức vụ Giám đốc Đối ngoại tại Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP). Hoa hậu Việt Nam 2010 cũng rót tiền vào loạt cổ phiếu có liên quan như CVT, HUT... Đầu năm ngoái, Ngọc Hân trở thành cổ đông lớn của chuỗi cầm đồ T99 với khoản đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Cô cũng có thương hiệu thời trang riêng Ngoc Han Boutique.

Thời gian qua, nhiều hoa hậu và người đẹp nhảy vào "làn sóng" đầu tư và tham gia quản trị doanh nghiệp. Hoa hậu Mai Phương Thuý được biết đến như nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, tham gia đầu tư Chuỗi cầm đồ F88.

Ở mảng bất động sản, Midu và Lý Nhã Kỹ là hai đại diện nổi tiếng. Trong khi Midu từng chia sẻ đã bán thành công 21 lô đất chỉ trong một buổi tối, Lý Nhã Kỳ lại có hàng loạt biệt thự kinh doanh, nông trại du lịch ở TP HCM, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, hàng loạt nàng hậu khác cũng tham gia kinh doanh riêng lẻ hoặc lãnh đạo nhiều doanh nghiệp như Hoa hậu Thuỳ Tiên (nước hoa Adopt’), Hoa hậu Hương Giang (Diamond White, HG Star Group)...

Công ty cổ phần Bất động sản Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang (Khánh Hòa). Khu nghỉ dưỡng có 59 căn biệt thự với hồ bơi riêng hướng biển.

Do ảnh hưởng của Covid-19, năm ngoái Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu hơn 126,6 tỷ đồng, giảm đến hơn 40% so với cùng kỳ. Đây là mức doanh thu thấp nhất kể từ năm 2015. Doanh nghiệp này lỗ ròng hơn 65 tỷ đồng trong khi năm 2020 vẫn lãi hơn 19 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh đi lùi nhưng thị giá cổ phiếu NVT nhuộm sắc tím liên tiếp 7 phiên giao dịch vừa qua. Đến hôm nay, mã này đã tăng trần ngay trong buổi sáng, đạt 25.150 đồng một đơn vị.

Giữa năm ngoái, Ninh Vân Bay cho biết, trong 5 năm tới sẽ tập trung mạnh mẽ vào mảng bất động sản nghỉ dưỡng 5 sao, bằng việc phát triển những dự án mới, mua lại các dự án đang triển khai hoặc đang vận hành qua các hình thức đầu tư phù hợp. Công ty dự kiến sớm triển khai giai đoạn 2 của Six Senses Ninh Van Bay, với việc mở thêm 30 biệt thự siêu sang, có giá từ 3-7 triệu USD mỗi căn. Dự án nghỉ dưỡng của doanh nghiệp này tại Mũi Né (Bình Thuận) quy mô 4ha cũng đang được các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế.

Tất Đạt

Hoa hậu Ngọc Hân thu nhập năm ngoái hơn 900 triệu đồng tại Ninh Vân Bay

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vây Bay Đặng Thị Ngọc Hân thu nhập khoảng 933 triệu đồng năm ngoái.

Thông tin này vừa được đề cập trong báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của Ninh Vân Bay. Hoa hậu Ngọc Hân trở thành phó tổng giám đốc công ty này từ ngày 16/3 năm ngoái.

Ngọc Hân (sinh năm 1989) từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2010. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, vài năm qua, cô liên tiếp tham gia vào kinh doanh và đầu tư. Trước đó, Ngọc Hân cho biết giữ chức vụ Giám đốc Đối ngoại tại Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP). Hoa hậu Việt Nam 2010 cũng rót tiền vào loạt cổ phiếu có liên quan như CVT, HUT...

Theo số liệu Ninh Vân Bay công bố, Ngọc Hân có thu nhập khoảng 933 triệu đồng, tương đương bình quân trên 98 triệu đồng một tháng. Đây là mức thu nhập cao thứ ba tại doanh nghiệp này sau cựu chủ tịch Phạm Thành Thái Lĩnh (1,15 tỷ đồng) và tổng giám đốc Vũ Hồng Quỳnh (934,7 triệu đồng).

Công ty cổ phần Bất động sản Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành các khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Vân Bay ở Nha Trang và Ana Mandara tại Đà Lạt.

Giữa năm ngoái, Ninh Vân Bay cho biết trong 5 năm tới sẽ tập trung mạnh vào mảng bất động sản nghỉ dưỡng 5 sao, bằng việc phát triển những dự án mới, mua lại các dự án đang triển khai hoặc đang vận hành qua các hình thức đầu tư phù hợp. Công ty dự kiến sớm triển khai giai đoạn 2 của Six Senses Ninh Van Bay, với việc mở thêm 30 biệt thự siêu sang, có giá từ 3-7 triệu USD mỗi căn. Dự án nghỉ dưỡng của doanh nghiệp này tại Mũi Né (Bình Thuận) quy mô 4 ha cũng đang được các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế.

Năm 2022, doanh thu hợp nhất của Ninh Vân Bay tăng gấp hơn 2,6 lần năm 2021, lên 337 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng dương trở lại với khoảng 16,3 tỷ đồng, trong khi năm trước đó âm hơn 62 tỷ đồng.

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước: Năm 2023 sẽ kiểm toán ít nhưng chất lượng

Bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết kế hoạch kiểm toán năm nay được xây dựng trên tinh thần ít nhưng chất lượng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn.

Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhiều chức năng giám sát, giúp Quốc hội đánh giá việc sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công; kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Năm nay, cơ quan này thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình, chủ trương chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, VnExpress có cuộc trao đổi với bà Hà Thị Mỹ Dung, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước quanh vấn đề này.

- Với mục tiêu tiếp tục giám sát thực hiện chống lãng phí, tham nhũng, kế hoạch Kiểm toán Nhà nước năm 2023 có gì đặc biệt?

- Cần lưu ý đến bối cảnh năm nay là kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở dự báo kinh tế còn nhiều khó khăn. Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng hiểu được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và mong mỏi của nhân dân là nâng cao chất lượng thanh, kiểm tra, kiểm toán; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động này.

2023 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; là năm Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình, chủ trương chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Trong bối cảnh đó, Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm toán năm 2023 theo tinh thần "ít mà chất".

Phó tổng kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung. Ảnh: Kiểm toán Nhà nước

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung. Ảnh: SAV

Cụ thể, năm nay thực hiện 166 đoàn kiểm toán, giảm 29% so với năm 2022. Kiểm toán Nhà nước sẽ hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm toán và trong chính hoạt động của kiểm toán.

Báo cáo quyết toán ngân sách tại 27 bộ, cơ quan trung ương; 52 địa phương cũng sẽ được kiểm toán năm nay. Ngoài ra, còn có các cuộc kiểm toán chuyên đề theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được dư luận xã hội quan tâm như: Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, người ở trọ theo Nghị quyết 43...

Nhìn chung, có 4 mục tiêu mà Kiểm toán Nhà nước luôn hướng tới. Một là xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công. Hai là đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Thứ ba là ra kiến nghị hoàn thiện các cơ chế, chính sách bất cập; phát hiện kịp thời sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý. Những việc này nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Cuối cùng là Kiểm toán Nhà nước sẽ cung cấp thông tin, số liệu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, HĐND các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, điều tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Kết luận kiểm toán thường nêu ra sai phạm, bất cập của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Vậy theo bà, làm sao để luôn làm đúng, làm chuẩn và không bị tác động?

- Ngoài xây dựng kế hoạch kiểm toán theo tinh thần "ít mà chất" để hạn chế chồng chéo, "đạo đức công vụ" cũng là một chủ đề trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước trong năm nay.

Theo đó, chúng tôi ưu tiên nguồn lực để trình đúng tiến độ và chất lượng những ý kiến về dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước, các nhiệm vụ theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; đồng thời đẩy mạnh kiểm toán tổng hợp nhằm đánh giá toàn diện công tác quản lý, điều hành của từng cấp cũng như tính hiệu lực của cơ chế chính sách để kiến nghị hoàn thiện, khắc phục lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách.

Kiểm toán Nhà nước tập trung quản lý và kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán từ khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện đến khâu lập và phát hành Báo cáo kiểm toán; tăng cường kiểm soát trực tiếp kết hợp linh hoạt với kiểm soát qua hồ sơ để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động của Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.

Thủ trưởng các đơn vị chủ trì kiểm toán cũng phải tăng cường trách nhiệm. Chúng tôi nghiêm cấm các hành vi tham nhũng, tiêu cực; cố tình bỏ sót thông tin hoặc không báo cáo đầy đủ kết quả kiểm toán; nhũng nhiễu, gây phiền hà với đơn vị được kiểm toán; dùng phương tiện, tài sản của đơn vị được kiểm toán để đáp ứng nhu cầu cá nhân; tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, thanh tra của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để xử lý chồng chéo, trùng lặp về nội dung và thời gian kiểm toán, thanh tra. Theo yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội là "không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm toán quá một lần mỗi năm về cùng một nội dung với một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp".

Trong quá trình kiểm toán, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm, không chờ đến khi kết thúc quá trình kiểm toán mà Thủ trưởng các đơn vị phải kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trường hợp liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải thu thập đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.

- Như bà nói, một trong những mục tiêu của Kiểm toán Nhà nước không chỉ nêu ra những sai phạm về mặt con số, kiến nghị tăng thu ngân sách mà còn là khuyến nghị những bất cập chính sách cần sửa đổi. Vậy Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện mục tiêu này như thế nào?

- Với địa vị pháp lý là cơ quan do Quốc hội thành lập, những năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung và thực tiễn. Các kiến nghị này giúp kịp thời khắc phục "lỗ hổng" về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Ví dụ, giai đoạn 2020-2022, hơn 600 văn bản, trong đó có 7 Luật, 19 Nghị định, 10 Quyết định, 62 Thông tư, được kiến nghị sửa, hủy bỏ hoặc thay thế. Các kiến nghị này đều đề cập một số lĩnh vực được quan tâm như giá đất, tài nguyên khoảng sản. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị bổ sung quy định để xác định bổ sung nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư được giao đất để thực hiện các dự án đối với trường hợp khi xác định giá đất của dự án theo phương pháp thặng dư (độc lập hoặc kết hợp) trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án có sự thay đổi các yếu tố ước tính tại phương án xác định giá đất được Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể sử dụng khi tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định giá đất cụ thể...

Phương Ánh

Việt Nam có hơn 7 triệu tài khoản chứng khoán

Thị trường chứng khoán vừa cán mốc 7 triệu tài khoản vào cuối tháng 3, nhưng tốc độ mở mới đang chậm lại đáng kể so với cách đây một năm.