Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Startup ngoại ưa thích thị trường Việt

 Việt Nam được nhiều startup ngoại xem là thị trường trọng điểm để phát triển thời gian tới.

Hiện diện từ năm 2021, Igloo, startup về bảo hiểm toàn diện của Singapore cho biết, Việt Nam luôn nằm trong những thị trường có doanh thu cao nhất của doanh nghiệp. Igloo cũng có mặt tại các thị trường như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine với các trung tâm công nghệ tại Ấn Độ và Trung Quốc.

"Việt Nam đang là trở thành một trong những thị trường trọng điểm của chúng tôi. Ngành bảo hiểm Việt Nam được dự báo đạt quy mô 3,5 tỷ USD vào năm 2026 nhưng doanh thu của sản phẩm bảo hiểm công nghệ mới chỉ đạt 2-3%", ông Nguyễn Hữu Tự Trí, Giám đốc Igloo Việt Nam nói với VnExpress. Theo ông, trong gần 2 năm hoạt động, Igloo đã bán ra 13 triệu hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam, riêng năm ngoái là 10 triệu hợp đồng, đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, chưa được bảo vệ.

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực mà startup này ra mắt sản phẩm bảo hiểm chỉ số thời tiết dựa trên blookchain nhằm bảo vệ nông dân trồng lúa. Igloo có tham vọng trở thành công ty bảo hiểm công nghệ (insurtech) hàng đầu tại Việt Nam.

Tương tự, nền tảng gọi xe Ấn Độ Zoomcar - chuyên kết nối chủ sở hữu ôtô với khách hàng có nhu cầu sử dụng cho mục đích cá nhân, kinh doanh, du lịch... cũng tìm thấy cơ hội lớn tại thị trường gần 100 triệu dân.

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam, cho biết sau hơn 1 năm hoạt động, startup đã có hơn 100.000 khách hàng đăng ký, thu hút được 3.000 chủ xe, tăng 500% doanh thu và 300% số chuyến xe. "Chúng tôi đã tiệm cận điểm hoà vốn trên từng chuyến xe và được kỳ vọng tăng trưởng gấp 2-3 lần trong 2023", ông nói.

Lợi thế lớn của Việt Nam, theo các startup này, là dân số trẻ, yêu công nghệ, có lượng người thu nhập trung bình tăng cao và ổn định.

Ông Trí nói, cơ cấu dân số có nhiều nhóm khác nhau, tạo cơ hội để startup có thể đưa ra những sản phẩm phủ hợp cho từng nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, sau Covid-19, người dân đã dành nhiều quan tâm hơn đến các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt mức độ sẵn sàng mua bảo hiểm trực tuyến đã tăng lên đáng kể.

Còn với Zoomcar, việc người Việt có nhu cầu cao về sử dụng ôtô trong khi chi phí sở hữu cao hơn các nước khác mang lại tiềm năng thị trường lớn. Theo hãng nghiên cứu Mordorintelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 14%.

"Việt Nam thậm chí là thị trường tiềm năng nhất của Zoomcar ở Đông Nam Á", ông Kiệt Phạm nhận định.

Igloo, Zoomcar không phải là những startup ngoại đơn lẻ ưa thích cơ hội tại thị trường Việt Nam. Trước đó, Straits Times đưa tin, nhiều startup Singapore đang nhận ra việc phát triển tại Việt Nam thuận lợi hơn nhờ vào chi phí rẻ, nguồn nhân công dồi dào, thị trường lớn. Việc tìm kiếm nguồn vốn tại đây cũng được đánh giá là dễ dàng vì nhiều nhà đầu tư, quỹ mạo hiểm đang tập trung vào thị trường này.

Việt Nam theo đó là một trong những trung tâm khởi nghiệp chính ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore và Indonesia. Giai đoạn 2020-2022, tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đạt gần 2 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cuối năm ngoái.

Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley Capital cùng đối tác là quỹ đầu tư mạo hiểm Lotte Ventures và cơ quan chính phủ Hàn Quốc KISED cuối năm ngoái cũng giới thiệu 14 startup xuất sắc của Hàn Quốc có ý định đưa sản phẩm đến Việt Nam. Theo ông Hong Sun, Phó chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Hàn Quốc, các startup Hàn có xu hướng đầu tư vào Việt Nam sau khi họ thấy nhiều công ty thành công trên thị trường. Ông cũng dự báo nhiều startup mới sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới.

Năm 2022, Báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO ghi nhận Việt Nam xếp vị trí 48/132, thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua. Mặc dù giảm 4 bậc so với 2021, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Thái Lan. Việt Nam cũng xếp thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu, tăng 5 bậc so với năm 2021

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, phía startup cũng cho rằng có nhiều thách thức, đặc biệt trong việc thay đổi quan điểm của người dùng. Với ngành bảo hiểm công nghệ, niềm tin của người dân vào bảo hiểm nói chung còn thấp, dẫn đến chưa mặn mà tham gia. Ngoài ra, dù lực lượng lao động đông, nguồn nhân lực chất lượng cao có am hiểu công nghệ vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của startup ngoại.

Vốn rót vào startup Việt Nam giảm hơn một nửa

 Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2022 lại giảm 56% do ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu.

Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam 2023 do Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố chiều 30/3 cho biết, tổng số vốn đầu tư rót vào startup năm qua đạt 634 triệu USD, thông qua 134 thương vụ. Việt Nam đứng thứ ba về số thương vụ và thứ tư về quy mô vốn vào startup năm 2022 tại Đông Nam Á.

Các thương vụ trị giá hơn 50 triệu USD giảm mạnh. Dòng vốn thu hẹp rõ rệt vào nửa cuối năm 2022 với giá trị đầu tư giảm 65% do khủng hoảng trong ngành công nghệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số thương vụ lại tăng cùng giai đoạn này.

"Quy mô dòng vốn sụt giảm vì thiếu vắng của các thương vụ lớn nhưng số thương vụ cả năm chỉ giảm nhẹ, cho thấy các nhà đầu tư vẫn rót đều đặn vào Việt Nam", bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Do Ventures, nhận định.

triệu USDdự ánĐầu tư vào các startup Việt Nam qua các nămQuy môSố dự án20142016201820202022040080012001600080160240320VnExpress | NIC & Do Ventures2019
 Số dự án: 126

Xét theo lĩnh vực, dịch vụ tài chính là điểm sáng hiếm hoi, gọi được số vốn nhiều nhất, tăng 248% so với 2021. Vốn vào bán lẻ giảm 57% nhưng vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn thứ hai, tiếp đến là y tế, giáo dục.

Dù vậy, tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm qua vẫn có một số điểm sáng. Giá trị đầu tư trong các vòng gọi vốn từ 10-50 triệu USD tăng nhẹ. Tín hiệu này cho thấy các công ty đã huy động được vòng Pre-A và Series A năm trước đã bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Năm qua, các quỹ Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu quy mô rót vốn, với tổng cộng 287 triệu USD, theo sau là nhà đầu tư Singapore, Bắc Mỹ và Hàn Quốc. "Trong bối cảnh khó khăn, nhà đầu tư nội địa đang tiếp động lực cho startup", bà Vy nói.

Về triển vọng năm 2023, báo cáo cho biết gần 100% các nhà đầu tư được hỏi khẳng định ít nhất sẽ giữ mức độ rót vốn như hiện tại. Trong trung hạn, sức hẫn dẫn của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn rất lớn.

Tại "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam" chiều 30/3, ông Nguyễn Anh Quang, Giám đốc đầu tư cấp cao SK - một quỹ Hàn Quốc đã rót 2 tỷ USD vào Việt Nam, quan tâm các dự án ngành tiêu dùng, y tế và các nền tảng có tiềm năng hưởng lợi từ nền kinh tế số nói chung. "5-10 năm tới là giai đoạn phát triển rất thú vị với hệ sinh thái startup Việt Nam và khu vực", ông nói.

STIC Investment (Hàn Quốc) - đơn vị đã rót 300 triệu USD vào Việt Nam tiếp tục tìm kiếm các startup mang đến những hạ tầng công nghệ mới trong logistics, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe. Ông Vinnie Lauria, Giám đốc Golden Gate Ventures cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển các startup ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu khai mạc Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. Ảnh: Forbes Việt Nam

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023". Ảnh: Forbes Việt Nam

Để vượt qua "mùa đông", các chuyên gia tại diễn đàn khuyến nghị startup tập trung vào các khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp, sử dụng vốn khôn ngoan, liên tục điều chỉnh chiến lược hoạt động theo những thay đổi của môi trường kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 54, tăng năm bậc so với 2021, về hệ sinh thái startup các quốc gia, theo xếp hạng do StartupBlink thực hiện. Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nhận định hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn một số điểm cần cải thiện như ít "kỳ lân" (startup định giá từ một tỷ USD) và ít quỹ đầu tư mạo hiểm thiếu các thương vụ lớn.

Để thủ tục thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm thuận lợi hơn, bộ này sẽ soạn thảo sửa đổi Nghị định 38 hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo hướng đơn giản hóa, tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế.

Viễn Thông

THANH HẢI - MỎ DẦU CỦA TRUNG QUỐC

Kênh đào hơn 100 triệu USD nối hai sông ở Nam Định

Một km kênh đào nối sông Đáy - Ninh Cơ tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD (2.300 tỷ đồng), đáp ứng tàu trọng tải 2.000-3.000 tấn, sắp hoàn thành sau hơn hai năm thi công.
Bấm để xem ảnh
Cụm công trình kênh nối sông Đáy (bìa trái) - Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, được khởi công xây dựng cuối năm 2020, trên diện tích khoảng 45 ha. Dự án có tổng mức đầu tư 101 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng), từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới.
Dự án nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy, khu vực Nam Định, Ninh Bình qua cửa biển Lạch Giang, giúp rút ngắn 20% thời gian hành trình phương tiện thủy từ các tỉnh ven biển đến Ninh Bình và ngược lại. Đồ họa: Khánh Hoàng
Bấm để xem ảnh
Tuyến kênh dài khoảng một km, rộng 90-100 m, đáp ứng tàu chở hàng trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn. Công trình cũng là tổ hợp của nhiều loại hình như đường thủy, cầu cảng, thông tin liên lạc.
Bấm để xem ảnh



Công trình chính của dự án là âu tàu dài 179 m, rộng 17 m và sâu 11 m.

Âu tàu nằm giữa hai sông, vận hành tương tự như kênh đào nổi tiếng Panama. Khi có tàu vào, một bên đóng kín, bên còn lại mở cho tới khi mực nước sông cân bằng với bên trong để tàu qua, và ngược lại. Mỗi chu kỳ một tàu qua kéo dài khoảng 15 phút, trong đó 2 phút bơm nước để cân bằng phía trong và ngoài sông.
Đây là âu thuyền lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam hiện nay.

Khi công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho nhiều tàu chở hàng container đi qua, thay vì phải tới cảng Hải Phòng và di chuyển bằng đường bộ như hiện nay.
Cửa đóng xả phía sông Đáy nặng gần 80 tấn, được làm bằng thép theo tiêu chuẩn Nhật.

Khi có tàu, cửa lớn vẫn đóng và chỉ mở hai cửa xả nhỏ phía dưới. Khi nước phía trong và ngoài sông cân bằng, cửa mới mở để cho tàu qua. Ngoài ra, cửa này còn có nhiệm vụ ngăn nước mặn từ sông Đáy.
Cụm công trình kênh nối có 14 trụ neo đậu được đặt ở mỗi bên sông.
Công trình chiếm một phần đê phía sông Ninh Cơ. Giao thông đường bộ trên mặt đê được thay thế bằng một cây cầu kết cấu bêtông cốt thép, dài hơn 2,2 km, chiều cao tĩnh không 15 m.
Theo tiến độ, kênh đào sẽ đi vào hoạt động tháng 6 tới. Hiện công trường chia làm ba ca làm việc để kịp tiến độ, phần việc chủ yếu là cắt đê, đắp tôn tạo.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc dự án, cho hay toàn bộ công trình được xây dựng bởi các kỹ sư trong nước, 90% thiết bị cũng tự sản xuất. Về mặt công nghệ không có gì đặc biệt, song việc thi công gặp nhiều khó khăn do địa chất yếu.

"Từng có một số vụ sạt lở khiến nhiều công nhân lo sợ. Bùn nhão, mưa nhiều khiến mỗi năm chỉ thi công được vài tháng", ông Thưởng nói cho biết hiện mọi việc đều đã được giải quyết với tiến độ hoàn thành hơn 80%.

LIÊU NINH - KINH ĐÔ CŨ CỦA NGƯỜI MÃN CHÂU | VÙNG ĐẤT TỪNG GÂY RÚNG ĐỘNG TRUNG QUỐC 1 THỜI

Người già níu giữ nghề dệt chiếu 500 năm

 Nghề dệt chiếu Bàn Thạch, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên từng nổi tiếng cả vùng, xuất hàng ra nước ngoài, nhưng nay chỉ còn người già gắn bó.

Cuối tháng 3, trong căn nhà cấp bốn, bà Nguyễn Thị Trước, 62 tuổi xếp từng sợi cói màu vào khung dệt, chuẩn bị hoàn thành tấm chiếu rộng 1,2 m, dài 1,8 m. Sinh ra trong gia đình dệt chiếu thủ công, 12 tuổi bà Trước được cha mẹ truyền nghề. Lớn lên bà lấy chồng trong làng, tiếp tục công việc đến hôm nay. Mỗi ngày bà dệt được 2 chiếc, bán 120.000 đồng/chiếc, trừ chi phí thu về 30.000 đồng.

Để làm một tấm chiếu, thợ phải trải qua nhiều công đoạn, bắt đầu từ cắt cói ngoài ruộng, chẻ nhỏ phơi khô ít nhất 4 nắng mới đưa về nhà. Cói sau đó được đưa vào nồi phẩm màu đun sôi, đem phơi nắng một ngày mới dệt. Mỗi gia đình sáng tạo mẫu mã riêng hoặc làm theo đơn đặt hàng. 50 năm gắn bó với nghề, bà Trước quen ngồi cả ngày, đôi tay dính phẩm màu.

Bà Nguyễn Thị Trước mỗi ngày dệt hai chiếu chiếu, trừ chi phí thu nhập 30 nghìn đồng. Ảnh: Đắc Thành

Bà Nguyễn Thị Trước mỗi ngày dệt 2 tấm chiếu. Ảnh: Đắc Thành

Làng chiếu Bàn Thạch nằm ở giữa ba sông Thu Bồn, Ly Ly và Trường Giang. Từ thế kỷ 16, người dân miền Bắc di cư vào thấy đất đai ven sông trù phú nên lập làng, cải tạo đất trồng cói, hình thành nghề dệt chiếu.

Những năm 1980 của thế kỷ trước, làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch phát triển mạnh, sản phẩm được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Các gia đình làm không hết việc, đủ tiền nuôi con ăn học, xây dựng nhà cửa.

Năm 2004, Bàn Thạch được công nhận làng nghề truyền thống với hơn 350 hộ. Theo thời gian, nhiều loại chiếu nhựa, chiếu tre, trúc xuất hiện, chiếu cói Bàn Thạch không còn được ưa chuộng, giá bán thấp nên nhiều gia đình dừng làm nghề. Hiện cả làng chỉ còn 35 hộ, toàn người già sản xuất.

Huỳnh Thị Xuyến đang cho cói vào nồi chứa phẩm màu để nhuộm. Ảnh: Đắc Thành

Huỳnh Thị Xuyến đang cho cói vào nồi phẩm màu để nhuộm. Ảnh: Đắc Thành

Cạnh nhà bà Trước, bà Huỳnh Thị Xuyến, 68 tuổi cùng chồng đang còng lưng nhuộm cói, dệt chiếu. Mỗi ngày vợ chồng bà dệt được 3 tấm chiếu, trừ chi phí còn 50.000 đồng. Thu nhập quá thấp nên 4 người con không ai theo nghề.

"Con cái ngăn cản vợ chồng tôi dệt chiếu, bởi làm cả ngày khổ cực nhưng thu được vài chục nghìn đồng. Nhưng bỏ sao được, một ngày không dệt là nhớ nghề, đứng ngồi không yên, rồi cũng đem khung ra dệt", bà cho hay.

Thợ dệt chiếu bỏ nghề kéo theo cánh đồng cói ở xã Duy Vinh giảm từ hơn 100 ha lúc hưng thịnh xuống còn gần 10 ha. Lượng cói tại chỗ không đủ, nhiều người phải nhập từ nơi khác về làm.

Ông Phạm Phố, 80 tuổi dệt xong chiếu đưa ra phơi khô trước bán. Ảnh: Đắc Thành

Ông Phạm Phố, 80 tuổi, dệt xong chiếu đưa ra phơi khô. Ảnh: Đắc Thành

Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch xã Duy Vinh, cho biết xã từng có nhiều gia đình đầu tư máy móc sản xuất chiếu, nhưng nay tạm dừng vì thu nhập thấp. Bởi dù dệt máy, trung bình mỗi ngày một người làm được 9 tấm chiếu, tiền công khoảng 150.000 đồng, quá thấp so với các ngành nghề khác.

Chính quyền xã đang tính phát triển làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đưa người dân vào phục vụ du lịch.

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh, bao nhiêu thành phố?

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành? Với 9.597.000 km² diện tích, Trung Quốc trở thành nước có diện tích lớn thứ 4 thế giới. Vậy để có thể chu du, đến Trung Quốc du lịch mà không cần hướng dẫn viên, bận nên biết về các tỉnh, khu vực trực thuộc,… 

Danh sách các tỉnh thành phố Trung Quốc
Danh sách các tỉnh thành phố Trung Quốc

Danh sách các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc

  • Các tỉnh :各省:gèshěng

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh, thành phố?: 22 tỉnh, thành phố

STTTên tỉnhThành phố trực thuộc
1Tỉnh An Huy (安徽省/ ānhuī shěng)Hợp Phì (合肥市/ Héféi shì)
2Tỉnh Phúc Kiến (福建省/ Fújiàn shěng)Phúc Châu (福州市/ Fúzhōu shì)
3Tỉnh Cam Túc (甘肃省/ Gānsù shěng)Lan Châu (兰州市/ Lánzhōu shì)
4Tỉnh Quảng Đông (广东省/ Guǎngdōng shěng)Quảng Châu (广州市/ Guǎngzhōu shì)
5Tỉnh Quý Châu (贵州省/ Guìzhōu shěng)Quý Dương (贵阳市/ Guìyáng shì)
6Tỉnh Hải Nam (海南省/ Hǎinán shěng)Hải Khẩu (海口市/ Hǎikǒu shì)
7Tỉnh Hà Bắc (河北省/ Héběi shěng)Thạch Gia Trang (石家庄市/ Shíjiāzhuāng shì)
8Tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江省/ Hēilóngjiāng shěng)Cáp Nhĩ Tân (哈尔滨市/ Hā’ěrbīn shì)
9Tỉnh Hà Nam (河南省/ Hénán shěng)Trịnh Châu (郑州市/ Zhèngzhōu shì)
10Tỉnh Hồ Bắc (湖北省/ Húběi shěng)Vũ Hán (武汉市/ Wǔhàn shì)
11Tỉnh Hồ Nam (湖南省/ Húnán shěng)Trường Sa (长沙市/ Chángshā shì)
12Tỉnh Giang Tô (江苏省/ Jiāngsū shěng)Nam Kinh (南京市/ Nánjīng shì)
13Tỉnh Giang Tây (江西省/ Jiāngxī shěng)Nam Xương (南昌市/ Nánchāng shì)
14Tỉnh Cát Lâm (吉林省/ Jílín shěng)Trường Xuân (长春市/ Chángchūn shì)
15Tỉnh Liêu Ninh (辽宁省/ Liáoníng shěng)Thẩm Dương (沈阳市/ Shěnyáng shì)
16Tỉnh Thanh Hải (青海省/ Qīnghǎi shěng)Tây Ninh (西宁市/ Xīníng shì)
17Tỉnh Sơn Đông (山东省/ Shāndōng shěng)Tế Nam (济南市/ Jǐnán shì)
18Tỉnh Sơn Tây (山西省/ Shanxī shěng)Thái Nguyên  (太 原市/ Tài yuán shì)
19Tỉnh Thiểm Tây (陕西省/ Shǎnxī shěng)Tây An (西安市/ Xī’ān shì)
20Tỉnh Tứ Xuyên (四川省/ Sìchuān shěng)Thành Đô (成都市/ Chéngdū shì)
21Tỉnh Vân Nam (云南省/ Yúnnán shěng)Côn Minh (昆明市/ Kūnmíng shì)
22Tỉnh Chiết Giang (浙江省/ Zhéjiāng shěng)Hàng Châu (杭州市/ Hángzhōu shì)

Đài Loan hiện là một quốc gia độc lập có chính quyền riêng, nhưng về các hoạt động chính trị vẫn dưới quyền kiểm sát của Trung Quốc. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay không nhiều nước công nhận Đài Loan trực thuộc Trung Quốc nhưng chính Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan trực thuộc Trung Quốc.

5 Khu tự trị của Trung Quốc

  • Các khu tự trị :自治区:zìzhìqū
STTTên khu tự trịThủ phủ
1Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây 广西壮族自治区 Guǎngxī zhuàngzú zìzhìqūNam Ninh 南宁 Nánníng
2Khu tự trị Nội Mông Cổ 内蒙古自治区 Nèiménggǔ zìzhìqūHohhot 呼和浩特 Hūhéhàotè
3Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ 宁夏回族自治区 Níngxià huízú zìzhìqūNgân Xuyên 银川 Yínchuān
4Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương 新疆维吾尔自治区 Xīnjiāng wéiwú’ěr zìzhìqūUrumqi 乌鲁木齐 Wūlǔmùqí
5Khu tự trị Tây Tạng 西藏自治区 Xīzàng zìzhìqūLhasa 拉萨 Lāsà

Danh sách các thành phố trực thuốc trung ương ở Trung Quốc

  • Các thành phố trực thuộc trung ương: 直辖市:zhíxiáshì

Trung Quốc có 4 thành phố trực thuộc trung ương gồm :

STTTên khu tự trị
1Bắc Kinh 北京 Běijīng
2Thượng Hải 上海 Shànghǎi
3Thiên Tân 天津 Tiānjīn
4Trùng Khánh 重庆 Chóngqìng

Danh sách các khu hành chính của Trung Quốc

  • Các đặc khu hành chính:  特别行政区:tèbié xíngzhèngqū

Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính gồm:

STTTên đặc khu hành chính
1Đặc khu hành chính Macao  澳门特别行政 区 Àomén tèbié xíngzhèng qū
2Đặc khu hành chính Hồng Kông  香港 特别行政 区 Xiānggǎng tèbié xíngzhèng qū

Những tỉnh, thành nào của Trung Quốc giáp danh với Việt Nam

Các tỉnh Việt Nam giáp biên với Trung Quốc
Các tỉnh Việt Nam giáp biên với Trung Quốc

Vân Nam và Quảng Tây là 2 tỉnh giáp biên với Việt Nam. Trong đó: 

1. Tại Vân Nam: 3 địa khu tiếp giáp với Việt Nam bao gồm:

  • Hồng Hà: 4 huyện ( Lục Xuân, Kim Bình, Bình Biên, Hà Khẩu)
  • Phổ Nhĩ: 1 huyện  (Cáp Nê Giang Thành, huyện tự trị dân tộc Di)
  • Vân Sơn: 3 huyện (Phú Ninh, Mã Quan, Ma Lật Pha)

2. Quảng Tây: có 3 địa cấp thị tiếp giáp với Việt Nam

  • Bách Sắc: 2 huyện (Tĩnh Tây, Na Pha)
  • Sùng Tả: 3 huyện (Long Châu, Đại Tân, Ninh Minh)
  • Phòng Thành Cảng: có 2 huyện cấp thị và quận nội thành (Đông Hưng, Phòng Thành)

Một số câu hỏi liên quan khác về tỉnh Trung Quốc

Tỉnh nào đông dân nhất Trung Quốc

Quảng Đông (tiếng Trung: 广东; Pinyin: Guǎngdōng) là một tỉnh nằm ven bờ Biển Đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Đông là tỉnh đông nhất về số dân, đứng đầu về kinh tế Trung Quốc với 113 triệu dân và 9,73 nghìn tỷ NDT (1,47 nghìn tỷ USD) năm 2018. – Theo Wikipedia

Tỉnh nào ít dân nhất Trung Quốc

Thanh Hải  (tiếng Trung: 青海; pinyin: Qīnghǎi), là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Đây là tỉnh ít dân nhất của Trung Quốc với khoảng 5.9 triệu dân

Tỉnh nào có diện tích lớn nhất Trung Quốc

Tân cương là tỉnh có diện tích lớn nhất –  1.660.000(km2) chiếm 17,2% diện tích Trung QuốcTỉnh có diện tích lớn nhất Trung Quốc

Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc

Theo thống kê, Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc. Trong đó, Người Hán là dân tộc lớn nhất, chiếm 91,6% (~1,2 tỷ người), 55 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 8,3%

Tóm lại, sau bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ Trung Quốc có tổng cộng 34 tỉnh thành phố trực thuộc. Trong đó tới 22 tỉnh chính, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc và 2 đặc khu hành chính.