Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Bắc Giang: Thúc đẩy bảo hộ nông sản chủ lực ra nước ngoài

Hiện nay, Bắc Giang có 8 nhóm sản phẩm nông sản chủ lực. Trong những năm qua, công tác bảo hộ các sản phẩm này ra nước ngoài được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ

Một ngày giữa tháng 3, theo chân cán bộ Sở KH&CN Bắc Giang, chúng tôi đến với vùng đất là thủ phủ vùng cây ăn quả - huyện Lục Ngạn. Thời điểm này, hoa vải thiều nở thành chùm, nhỏ li ti, bắt đầu bung trắng xóa.

Bắc Giang được biết đến là tỉnh có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 200.000 tấn. Chỉ tính riêng huyện Luc Ngạn, diện tích hơn 17.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 120.000 tấn, giá trị hơn 3.000 tỷ đồng.

Vải thiều Lục Ngạn hiện nay được Bộ KH&CN cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại 7 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Mỹ. Đây cũng là loại nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm này vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng, đóng góp giá trị thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Một sản phẩm chủ lực khác của Bắc Giang là con là gà. Bắc Giang có tổng đàn gà lớn thứ 2 toàn quốc, với quy mô khoảng 18 triệu con, sản lượng hằng năm hơn 34.000 tấn, riêng huyện Yên Thế có 14 triệu con, với sản lượng từ 24-28.000 tấn, giá trị 1.300-15.00 tỷ đồng, trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường ngoài tỉnh khoảng 10-12 triệu con, có mặt tại các chợ đầu mối lớn tại 18 tỉnh, thành trên cả nước. Gà đồi Yên Thế đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận trong nước; cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 3 nước là Trung Quốc, Lào và Singapore.




Mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Ngoài ra, Bắc Giang có mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Làng có trên 300 hộ sản xuất mỳ gạo từ loại gạo đặc sản của vùng "Gạo bao thai hồng"; bình quân mỗi ngày sản xuất gần 30 tấn mỳ gạo. Mỳ Chũ là nhãn hiệu tập thể và đã được bảo hộ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào.
Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Gạo thơm Yên Dũng, rượu làng Vân, mỳ Chũ, mỳ Kế, gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn… đã tạo được thương hiệu sản phẩm, góp phần phát triển chương trình OCOP của tỉnh (hiện Bắc Giang có đến 205 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao).
Ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm được bảo hộ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và yêu cầu của quốc tế, khẳng định tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Các sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ đã phát huy được giá trị riêng có, ưu việt của mình, sản phẩm được đóng gói và truy xuất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bản thân các nhà sản xuất, hiệp hội, ngành hàng sản xuất đã có cơ chế giám sát lẫn nhau ngay từ ban đầu để khi sản phẩm xuất bán ra thị trường đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc bảo hộ tài sản trí tuệ ra nước ngoài đối với chỉ dẫn địa lý tốn nhiều thời gian, thủ tục và chi phí. Đơn cử như việc đàm phán để vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản kéo dài gần 3 năm, với nhiều nội dung yêu cầu, chi phí phát sinh. Để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, Bộ KH&CN đã triển khai thực hiện dự án KH&CN cấp quốc gia (với 3 sản phẩm là vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột), kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương mới thành công (trong dự án, có sản phẩm đã không bảo hộ thành công như cà phê Buôn Ma Thuột).
Một khó khăn nữa, đối với sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, theo quy định, định kỳ hằng năm, chủ sở hữu phải báo cáo về quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm soát chất lượng, tài chính (bằng tiếng Anh và tiếng Nhật) cho cơ quan chức năng của Nhật Bản (Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản), điều này gây trở ngại cho chủ sở hữu tại địa phương.
Ngoài ra, việc mất phí để gia hạn sản phẩm đã được bảo hộ ra nước ngoài cũng là một trong yếu tố hạn chế đến việc tiếp tục duy trì sản phẩm được bảo hộ (sau 10 năm).
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương: Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho nông dân - Ảnh: VGP/Hồng Minh
Bảo vệ danh tiếng của các nhãn hiệu đã được bảo hộ
Chia sẻ về những định hướng ưu tiên trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương cho biết Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế tài chính, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của địa phương trong giai đoạn tới.
Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động hơn trong việc đăng ký xác lập quyền đối với một số sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản phẩm tiềm năng; chú trọng hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm chủ lực, đặc thù riêng của tỉnh.
Sở KH&CN Bắc Giang cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực thế mạnh của tỉnh nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.
Bên cạnh đó, chú ý nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ở nước ngoài, rà soát các sản phẩm có khả năng thương mại tốt để bảo hộ mới ở các nước phục vụ xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tìm kiếm và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển tài sản trí tuệ. Gắn với đó phải xác định lấy doanh nghiệp là trung tâm, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
Hoàng Giang - Hồng Minh

142857 - Con số thần kỳ chi phối cả nền khoa học của thế giới

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc!

Tất cả con số đều mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, đâu là con số thần kỳ nhất vũ trụ chưa?

Con số là một trong những khám phá vĩ đại mang tính lịch sử của loài người, được ra đời với mục đích đong đếm, đo lường các đại lượng tự nhiên theo nhu cầu của tổ tiên chúng ta.

Ban đầu, con người mới chỉ khám phá ra các con số tự nhiên từ 1 đến 9 và phải rất lâu sau đó người ta mới phát hiện ra số 0.

Theo sự phát triển của nhận thức và nhu cầu của con người, dần dần những số nguyên, số thập phân, vô tỉ, hữu tỉ hay siêu thực, số ảo... mới được ra đời. Tất cả những con số đều góp phần tạo nên một thế giới toán học kỳ diệu như bây giờ.

Người ta thường nói "Toán học là ngôn ngữ của vũ trụ" và nếu có thể xem con số là một trong những "chữ cái" cấu tạo nên ngôn ngữ đó. Không những vậy, mỗi con số còn ghép nối với nhau để tạo nên những con số kỳ diệu phản ánh quy luật của thế giới, vũ trụ.

Có thể kể đến những con số quen thuộc mà bạn đã biết như số vô tỉ Pi (ký hiệu: π, xấp xỉ 3,14) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.

Hay số vô tỉ e xấp xỉ 2,71828..., rồi những hằng số như: Hằng số Boltzmann, hằng số Planck, bán kính Schwarzschild, hằng số Hubble, hằng số Omega, hằng số ánh sáng c... Mỗi con số đều mang một ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất của các quy luật vũ trụ.

Nhiều con số như vậy, liệu con số nào là con số đặc biệt nhất của vũ trụ. Nếu gạt bỏ những ý nghĩa liên quan đến toán học, vật lý hay hóa học mà xét một cách tổng quan hơn, mang ý nghĩa to lớn hơn là chỉ phản ánh 1 quy luật nào đó thì con số dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Đó chính là con số thần kỳ nhất vũ trụ: 142857

Bạn sẽ tự hỏi con số có vẻ rất bình thường và ngẫu nhiên này có ý nghĩa như thế nào, vậy thì hãy thử lấy con số này nhân với 1, 2, 3 cho đến 6, rồi sau đó là 8, 9 xem. Điều kỳ diệu đầu tiên sẽ xuất hiện!

Ta có phép tính sau:

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142 (quy luật của 6 con số kết quả ban đầu này là sự sắp xếp lại luân phiên cũng của những con số tạo nên 142857)

142857×8=1142856 (số 7 phân thân thành số 1 ở đầu và số 6 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 7)

142857×9=1285713 (số 4 phân thân thành số 1 ở đầu và số 3 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 4)

142857×10=1428570 (số 1 phân thân thành số 1 ở đâu và số 0 ở cuối)

142857×11=1571427 (số 8 phân thân thành số 1 ở đầu và số 7 ở cuối)

142857×12=1714284 (số 5 phân thân thành số 1 ở đầu và số 4 ở cuối)

142857×13=1857141 (số 2 phân thân phân thân thành số 1 ở đầu và số 1 ở cuối)

142857×14=1999998...

Ngoài ra, 142857 là chữ số lặp lại của phân số 1/7 (0,142857...) là số lặp lại nhiều ứng dung nhất trong hệ thập phân và nếu nhân nó với 2, 3, 4, 5, 6, kết quả sẽ được lặp lại và các chữ số sẽ giống như là 2/7, 3/7, 4/7, 5/7 hay 6/7.

Thực tế, con số 142857 đã được tìm thấy bên trong kim tự tháp Ai Cập. Nhiều người tin rằng đây là dãy số của Thượng Đế. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây là tại sao trong các phép tính trên, chúng ta lại không nhân với 7?

Bạn thử phép tính đó đi và sẽ nhận thấy điều kỳ diệu bất ngờ.

Cụ thể: 142857×7 = 999999 (mặc dù cũng là con số khá đẹp nhưng lại nằm ngoài quy luật của các con số khác). Vậy số 7 cũng là một con số rất đặc biệt vì không giống bất cứ con số nào khác.

Tại sao người xưa lại thích số 7 như vậy?

Đây là con số may mắn của người Nhật Bản. Trong Phật giáo số 7 là con số "sinh" vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số "diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.

Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, chúng ta còn có chu kỳ 7 ngày trong 1 tuần, 7 ngành nghệ thuật, 7 nốt nhạc trong thế giới âm nhạc, 7 kỳ quan thế giới hay thất khiếu (7 lỗ trên mặt người bao gồm: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng).

Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7...

Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.

- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.

- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.

- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.

Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.



Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang: Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, đẩy mạnh chuyển đổi số

Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của các phòng, đơn vị, bộ phận và cá nhân liên quan trong việc đưa các nội dung, giải pháp để thực hiện hoàn thành mục tiêu chất lượng trong năm 2023 đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm, là cơ sở đổi mới công tác quản lý, điều hành, vận hành quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.

Môi trường làm việc: "4 xin, 4 luôn, 5 không"

Kế hoạch xác định 6 mục tiêu quan trọng với nhiều biện pháp cụ thể thực hiện. Cụ thể: Tiếp tục duy trì, cải tiến liên tục và thật sự có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

Cán bộ công chức, viên chức của Sở có đủ phẩm chất năng lực, thông hiểu về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.

Empty

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang Nguyễn Tiến Cơi khai mạc phiên giao dịch việc làm đầu Xuân Quý Mão, kết nối trực tuyến 10 tỉnh, thành phố.

Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ các thủ tục hành chính đã được công bố; đảm bảo 100% thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được giải quyết đúng thời gian quy định (trong đó 80% được giải quyết trước hạn).

Tiếp tục rà soát, mở rộng TTHC cung cấp DVC trực tuyến toàn trình và một phần theo hướng thuận lợi, dễ tiếp cận cá nhân, tổ chức khi sử dụng. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu số lượng hồ sơ TTHC giải quyết qua DVC trực tuyến đạt từ 60% trở lên; thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

100% tài liệu hồ sơ liên quan đến các quy trình của hệ thống tài liệu nội bộ thường xuyên được duy trì, sắp xếp theo trình tự, có danh mục tài liệu, danh mục hồ sơ theo mô hình 5S.

Tạo môi trường làm việc thân thiện, thuận lợi; công khai các chế độ, chính sách và địa chỉ tiếp nhận phản ánh-kiến nghị; công chức, viên chức luôn có ý thức, gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử, thực hiện phương châm "4 xin, 4 luôn, 5 không": Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ; không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; không quan liêu vô cảm, vô trách nhiệm; không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

Phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao; 100% tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hài lòng về dịch vụ hành chính công của ngành.

Chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm

Mục tiêu chung của Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2023 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm, là cơ sở đổi mới công tác quản lý, điều hành, vận hành quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội, góp phần xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội theo chủ trương, lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.

2 (3)

Ông Trần Văn Hà - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở chủ trì Chương trình đối thoại giữa Đảng ủy Sở với Đoàn thanh niên.

Tiếp tục duy trì và từng bước thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chuyển đối số được UBND tỉnh giao năm 2023. Thực hiện triển khai cụ thể các nội dung tại Kế hoạch số 6649/KH- UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang về Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2023 theo các lĩnh vực hoạt động của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Kế hoạch cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể. Theo đó, phát triển chính quyền số: 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử. Tỷ lệ hồ sơ công việc của Sở được xử lý trên môi trường mạng trên 95%; 100% thực hiện việc ký số của lãnh đạo.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt trên 90%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt trên 60%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt trên 30%.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giảm nghèo ở các cấp; cơ sở dữ liệu an sinh; số hóa hồ sơ người có công. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100 %.

Về phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Về mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin: 100% tỷ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử. Thực hiện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước. Cán bộ chuyên trách CNTT của Sở được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Tiếp tục ban hành quy trình nội bộ, cập nhật quy trình điện tử đối với giải quyết từng TTHC mới phát sinh hoặc được sửa đổi, bổ sung; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Giải phấn phát triển hạ tầng số: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Giải pháp phát triển dữ liệu: Tiếp tục xây dựng và triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Phát triển các ứng dụng dịch vụ: Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) các ngành đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang và bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với CSDL của Bộ, ngành; Sử dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành. Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu an sinh xã hội theo Kế hoạch 146/KH-UBND ngày 28/6/2019. Tiếp tục triển khai số hóa dữ liệu người có công; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin: Tiếp tục đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Có cấu phần phù hợp cho giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Thực hiện việc cấu hình an toàn thông tin thiết bị điện tử có kết nối Internet (như camera giám sát, router, modem DSL v.v...), tuyệt đối không sử dụng cấu hình mặc định.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Đẩy mạnh công tác tự học tập, tuyên truyền, chủ động nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động các kiến thức về CNTT, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ; thường xuyên cử cán bộ công chức, viên chức phụ trách về lĩnh vực CNTT tham dự đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về CNTT, chuyển đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tổ chức. Duy trì hoạt động của Tổ công nghệ thông tin của Sở.

Tiến Luyến

Bắc Giang: Quán hàng rong bủa vây khu công nghiệp

Tình trạng bán hàng rong tại các tuyến đường chuyên dùng và cổng ra vào các công ty trong Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên, Bắc Giang) diễn ra từ nhiều năm nay, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Ngân hàng Australia tăng cường đầu tư tại Việt Nam

 Sau ba năm gia nhập thị trường Việt Nam, NA có ba văn phòng tại Hà Nội, TP HCM, cùng hàng trăm kỹ sư phần mềm, chuyên gia phân tích dữ liệu.

National Australia Bank (NAB) là ngân hàng lớn thứ hai tại Australia năm 2021, theo Financial Review, với lịch sử phát triển hơn 170 năm trong ngành tài chính ngân hàng. Ngân hàng này hiện có hơn 33.000 nhân sự phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.

Năm 2019, nhận thấy tiềm năng của các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam, NAB thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt Nam (NAB Innovation Centre Vietnam - NICV) với mục tiêu phát triển nguồn lực công nghệ thông tin nhằm mang lại những trải nghiệm công nghệ mới cho hơn tám triệu khách hàng trên toàn cầu. Đến nay, ngân hàng đã tổ chức các hoạt động đào tạo cho hơn 7.000 nhân sự về các kỹ năng công nghệ điện toán đám mây và được cấp hơn 2.700 chứng chỉ, trong đó có nhiều kỹ sư tại Việt Nam.

Ba năm qua, NAB Innovation Centre Vietnam đã thành lập ba văn phòng tại Hà Nội, TP HCM, cùng đội ngũ nhân sự gồm hàng trăm kỹ sư phần mềm và chuyên gia phân tích dữ liệu.  Năm 2022, đội ngũ nhân sự của NICV tăng trưởng tới 92%.

Ông Patrick Wright - Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp của NAB nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, đang đầu tư mạnh vào công cuộc phát triển kỹ năng và con người.

"Đội ngũ của chúng tôi tại Việt Nam luôn sát cánh cùng đội ngũ tại Australia để cùng nhau thực hiện những dự án mang lại sự khác biệt cho khách hàng. Chúng tôi muốn các nhân sự kết nối với mục tiêu chung, dù họ đang làm việc tại Australia, Việt Nam hay bất kỳ đâu", ông Patrick Wright chia sẻ.

Giám đốc điều hành NAB Ross McEwan và Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp Patrick Wright tới thăm trụ sở của NAB tại Việt Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao song phương hai nước.

Giám đốc điều hành NAB Ross McEwan (đứng thứ 4 từ trái qua) và Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp Patrick Wright (đứng thứ 2 từ trái qua) tới thăm trụ sở của NAB tại Việt Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao song phương hai nước. Ảnh: NAB

Sau ba năm hình thành và phát triển, NICV đã góp phần tạo điều kiện phát triển cho hàng trăm kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu, lập trình viên và nhà phân tích dữ liệu tại Việt Nam. Trung tâm này cũng tăng cường khả năng vận hành và đóng góp những kỹ năng cần thiết cho lực lượng nhân sự của Ngân hàng quốc gia Australia.

"Với chiến lược đầu tư vào công cuộc phát triển nhân sự, chúng tôi cung cấp những khóa đào tạo và phát triển chất lượng cao, được chứng nhận rộng rãi; đi kèm với những khóa huấn luyện kỹ năng mềm và Anh ngữ", ông Wright cho biết thêm.

Ngân hàng này cũng triển khai loạt chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên, đẩy mạnh đa dạng giới tính và hỗ trợ những người có nhu cầu chuyển ngành sang công nghệ thông tin với mục tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Theo đó, trong năm 2022, hơn 120 sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo thực tập sinh của NAB và nhiều người trở thành nhân viên chính thức tại NAB Innovation Centre Vietnam.  Với hoạt động đầu tư này, NAB đã chính thức trở thành một trong những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất của Úc tại Việt Nam.

Theo ông Andrew Goledzinowski, đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Australia tại Việt Nam, thành công của NAB tại thị trường Việt Nam là minh chứng cho giá trị của việc hợp tác thương mại giữa Australia và Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ đem lại những ảnh hưởng tính cực, tăng cường hiệu quả và phát triển những sáng kiến mới vì lợi ích của cả hai nền kinh tế.

Australia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, sau đó bắt đầu triển khai các tài trợ phát triển chính thức (ODA). Australia tham gia hỗ trợ Việt Nam một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường dây 500kV Bắc Nam, cầu Mỹ Thuận và Cao Lãnh, hệ thống viễn thông và ngân hàng... Những năm gần đây, khi một số nước cắt giảm ODA, Australia vẫn giữ mức bình quân khoảng 80 triệu AUD một năm và tài khóa 2022-2023 còn tăng ODA cho Việt Nam thêm 18%.

Những năm qua, thương mại hàng hóa giữa hai nước tăng trưởng từ 8,3 tỷ USD (2020) lên 12,4 tỷ USD (2021) và 15,7 tỷ USD (2022), đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 38%. Hiện, Australia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại thứ 10 của Australia. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ , giáo dục - đào tạo, y tế, giao lưu nhân dân... hai nước đều đạt kết quả tích cực.

Tuệ Minh

SAPA TV XUYÊN VIỆT ( Tập 30 ) CÙNG ÁNH KUA THÁI NHÀ BIỂN PHẠM DŨNG ĐI CÔN ĐẢO ĂN HẢI SẢN NGẬP MỒM

Quá Vui: Khoa Pug Hot Pot Chơi Lớn Quay Số Trúng 1000$ Tặng Thực Khách Nhân Dịp Khai Trương 1 Tuần!

Hải Phòng thiếu hơn 1.000 giáo viên các cấp

Cơ sở giáo dục các cấp học ở TP Hải Phòng hiện thiếu 1.087 giáo viên, nhất là giáo viên dạy một số môn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như: mỹ thuật, âm nhạc, tin học, tiếng anh...

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hải Phòng cho biết, tính đến tháng 12/2022, toàn thành phố có 427 trường phổ thông công lập, gồm: 200 trường tiểu học; 188 trường trung học cơ sở (bao gồm 18 trường liên cấp tiểu học – trung học cơ sở) và 39 trường trung học phổ thông.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của thành phố về cơ bản đủ về số lượng, được chuẩn hóa nhanh và ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tuy nhiên, ở cả 3 cấp học vẫn còn thiếu 1.087 giáo viên, trong đó thiếu 589 giáo viên cấp tiểu học, thiếu 363 giáo viên cấp trung học cơ sở và thiếu 135 giáo viên trung học phổ thông.

Đáng chú ý, các cơ giáo dục tại Hải Phòng hiện đang thiếu giáo viên ở một số môn học mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Ngoại ngữ (tiếng Anh). Các huyện thiếu giáo viên nhiều nhất là: Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.

Các cơ sở giáo dục ở TP Hải Phòng hiện thiếu hơn 1.000 giáo viên.
Các cơ sở giáo dục ở TP Hải Phòng hiện thiếu hơn 1.000 giáo viên.© Tiền Phong

Các cơ sở giáo dục ở TP Hải Phòng hiện thiếu hơn 1.000 giáo viên.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hải Phòng lý giải, trong những năm qua, thành phố đều giao đủ định mức giáo viên theo số lớp, số học sinh cho các cấp học phổ thông, đảm bảo theo đúng quy định.

Tuy nhiên, về thời điểm giao số người làm việc luôn chậm hơn 4 tháng so với thời điểm bắt đầu năm học mới (tính từ khai giảng 5/9 đến 5/1 năm sau).

Do đó các trường có tăng số học sinh, số lớp bị thiếu giáo viên nhưng không thể thực hiện tuyển dụng hoặc hợp đồng do chưa có chỉ tiêu giao.

Nguyên nhân là biên chế ngành giáo dục tính theo năm học từ 5/9, còn giao biên chế của nhà nước tính theo năm dương lịch từ 1/1. Hơn nữa, việc thiếu giáo viên còn do việc tuyển dụng chậm, phải tuân theo các quy định nên mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua đội ngũ giáo viên nghỉ việc, thôi việc có xu hướng tăng lên dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu hụt tiếp tục tăng lên.

Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn, giải pháp để tuyển dụng giáo viên môn Tin học, Ngoại ngữ cho các trường tiểu học để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do 2 môn học này là hai môn học chính được triển khai từ lớp 3.

Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hải Phòng, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một số quận, huyện, đơn vị đã có các giải pháp tạm thời, bằng cách bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp.

Cách làm này trước mắt đã khắc phục được tình trạng không có giáo viên. Tuy nhiên, đây là giải pháp không bền vững do giáo viên phải liên tục di chuyển, khó sắp xếp thời khóa biểu...

Tính đến ngày 1/12/2022, toàn thành phố Hải Phòng có 15.344 giáo viên (gồm 14.749 giáo viên biên chế và 595 giáo viên hợp đồng); thiếu 1.087 giáo viên (863 biên chế, 224 hợp đồng), tương ứng 6,6% số giáo viên được giao.

Tiến sĩ 9X cùng bài toán năng lượng tái tạo

 32 tuổi, Nguyễn Duy Tâm đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Monash (Úc), là một trong những gương mặt trẻ gây chú ý trong giới khoa học. Anh không thôi trăn trở về câu chuyện năng lượng tái tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm - Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm - Ảnh: NVCC© Được Tuổi trẻ cung cấp

Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ về câu chuyện năng lượng tái tạo, tiến sĩ 9X ấy trải lòng:

- Năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng của tương lai với ưu điểm nổi bật: miễn phí, dung lượng vô tận, thân thiện với môi trường... Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều tiềm năng phát triển các loại hình công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Tuy vậy, việc đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo lại chưa đúng với tiềm năng và như kỳ vọng.

Tôi đang theo đuổi công nghệ sản xuất hydro xanh và đã có kế hoạch sớm giới thiệu công nghệ này với các tổ chức khoa học, công nghệ trong nước.
Tiến sĩ NGUYỄN DUY TÂM

Cần tầm nhìn xa

* Theo bạn, lý giải nào tạm gọi là thỏa đáng cho điều vừa nói?

- Yếu tố chủ quan có thể kể đến là quy hoạch chưa phù hợp, năng lực làm chủ công nghệ hạn chế, một phần cũng xuất phát từ chính bản chất của các loại hình năng lượng này. Thêm nữa, tính không liên tục và bất ổn định là một trong những nhược điểm lớn nhất của công nghệ năng lượng tái tạo, nhất là hai công nghệ được đầu tư nhiều hiện nay là điện gió và điện mặt trời.

Như công suất điện gió biến đổi liên tục, phụ thuộc thời điểm và tốc độ gió, hoặc điện mặt trời chỉ có thể phát ban ngày và đạt công suất đỉnh vào giữa trưa.

Việc phụ thuộc vào tự nhiên, điều kiện thời tiết khiến các công nghệ năng lượng tái tạo rất khó kiểm soát và vận hành, đặc biệt khi lưới điện luôn yêu cầu một công suất phụ tải nền ổn định. Chưa kể hạ tầng lưới điện của chúng ta ở một số khu vực còn yếu, chưa đảm bảo.

* Có cách nào để ổn định vấn đề này?

- Về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu, tối ưu các giải pháp lưu trữ, chuyển đổi năng lượng tái tạo và có thể phân thành ba nhóm: giải pháp kết hợp, lưu trữ năng lượng và chuyển đổi năng lượng. Tôi giải thích nhanh về một giải pháp tượng trưng.

  • Tiến sĩ 9X cùng bài toán năng lượng tái tạo
    Tiến sĩ 9X cùng bài toán năng lượng tái tạo© Được Tuổi trẻ cung cấp

    Năng lượng tái tạo: Chìa khóa để thu hút doanh nghiệp quốc tếĐỌC NGAY

Giải pháp kết hợp là kết nối hai hoặc nhiều công nghệ năng lượng tái tạo lại với nhau nhằm kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất năng lượng, giảm thiểu tính phi ổn định của năng lượng tái tạo. Chẳng hạn thủy điện tích năng kết hợp với điện mặt trời nổi hoặc điện gió.

Năng lượng dư thừa hoặc tại giờ thấp điểm của điện mặt trời nổi (hoặc điện gió) có thể dùng để bơm, tích trữ nước lên thượng nguồn, rồi vào giờ cao điểm sẽ được phát lại bằng tuốc bin thủy điện. Sự kết hợp này có thể hỗ trợ cung cấp năng lượng liên tục, giảm diện tích lắp đặt, tiết kiệm hạ tầng truyền tải.

Đóng góp âm thầm

* Các nghiên cứu của bạn có thể ứng dụng gì để cùng giải "bài toán" năng lượng tái tạo trong nước?

- Tôi đang nghiên cứu về công nghệ, giải pháp lưu trữ, chuyển đổi năng lượng tái tạo. Một bất cập trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay là chúng ta không nắm các công nghệ lõi mà phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài. Trong khi đó, việc xây dựng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống cũng như tìm giải pháp tối ưu hóa quá trình sản xuất năng lượng tái tạo đòi hỏi một trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến.

Nếu muốn thực sự khai thác một cách hiệu quả, bền vững các nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai, việc làm chủ khoa học, công nghệ là yếu tố rất quan trọng. Về cá nhân, tôi cố gắng hỗ trợ, thiết lập các hợp tác chuyển giao khoa học - công nghệ giữa các tổ chức quốc tế, đồng thời tìm cách góp phần nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật ở trong nước.

Tôi hiện tham gia cố vấn cho một số công ty, tập đoàn trong nước về công nghệ lưu trữ, chuyển đổi năng lượng. Tôi cũng cố gắng truyền tải ít nhiều kiến thức về năng lượng tái tạo thông qua các hội thảo trong nước như Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu do Trung ương Đoàn tổ chức, kết nối học bổng du học cho sinh viên Việt Nam...

* Làm thế nào để giữ tinh thần lẫn thể chất luôn tràn đầy năng lượng với một lịch làm việc dày đặc?

- Tuổi thơ của tôi cũng có thể gọi là vất vả và dữ dội. Tôi phải theo cha đi biển hoặc vào rừng đốn củi cùng mẹ để có tiền đi học. Lớn hơn chút, tôi lái đò ở bến sông Gianh mà có lúc tưởng chừng đã bỏ mạng vì cố vượt những con sóng dữ.

Cuộc sống cơ cực vậy nhưng cha mẹ tôi chưa bao giờ để các con phải bỏ học. Tôi biết mình rất may mắn khi lớn lên trong sự yêu thương, hy sinh ấy nên tự nhắc mình phải vươn lên mỗi ngày. Có lẽ nhờ những chông gai thời thơ ấu đã giúp tôi sớm bản lĩnh, biết yêu quý và hạnh phúc với những điều bình dị.

Cậu lái đò, 29 bài báo và 3 sáng chế quốc tế

Cậu lái đò quê Quảng Bình ngày nào giờ đã là tiến sĩ Nguyễn Duy Tâm, sở hữu 29 bài báo khoa học quốc tế và ba sáng chế. Anh được mời làm diễn giả nhiều hội thảo khoa học quốc tế ở Đức, Anh, Singapore, Israel, Úc...

Tâm tốt nghiệp tiến sĩ với học bổng toàn phần tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) trước khi trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Úc. Anh đã nhận được Thị thực tài năng toàn cầu của Úc năm 2020.

“Hạnh phúc là yêu thương và chia sẻ”

Đó là một trong những thông điệp thuộc chủ đề “HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI” nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 năm nay.
Tháng 6 năm 2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20 tháng 3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý, mức sống và chất lượng sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh.


Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực…

Sau khi Ngày Quốc tế hạnh phúc công bố đã được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên hưởng ứng và cam kết sẽ ủng hộ ngày này bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.

Hòa chung không khí hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã có công văn yêu cầu các phòng, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhiều thông điệp truyền thông tới công chức, viên chức và người lao động như: “Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3!”; “Hãy hành động vì gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh!”; “Xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc!”; “ Tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình!”; “Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên!”; “Hạnh phúc là yêu thương và chia sẻ!”; “Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc!”; "Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực!”; “Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc!”.

Việc kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc mang ý nghĩa lớn nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về Ngày Quốc tế hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc./.