Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Đường hoa Nguyễn Huệ trước ngày mở cửa

 Hai ngày trước mở cửa, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Quý Mão đã cơ bản hoàn thiện với 70 linh vật mèo, sau nửa tháng thi công

Đường hoa dài 600 m, mang chủ đề Thành phố Hồ Chí Minh – Xuân an vui, xuân thịnh vượng thể hiện muôn sắc xuân để ghi dấu mốc 20 năm công trình văn hóa đã thành biểu tượng của thành phố vào dịp Tết Nguyên đán.

Sáng 25 tháng Chạp (16/1), mô hình mèo tại đầu đường hoa, đoạn gần UBND TP HCM hoàn thiện trang trí. Năm nay linh vật cổng chào không còn là hình ảnh gia đình sum vầy thường thấy. Đàn mèo không nằm ở vị trí trung tâm mà dời sang hai bên để tạo không gian thoáng đãng.

Mô hình mèo mẹ cao khoảng 5 m, dáng ngồi thẳng, đuôi quấn quanh như đang che chở đàn con. Các linh vật được làm bằng xốp, bề mặt sơn giả gốm. Mèo con mang nét biểu cảm đáng yêu qua những cử động đặc trưng như liếm tay (chân trước), vươn tay, đẩy bát...

Ở đại cảnh kết mang tên Thành phố thịnh vượng là cặp đôi mèo cao lần lượt 4,5 m và 5,5 m kết bằng vải, đang trang trí, mắc điện, đèn chiếu sáng... và phủ bạt để tránh dính bụi. Mô hình tái hiện giống mèo tam thể đặc trưng của Việt Nam, quấn quýt bên nhau như lời chúc cho năm mới đoàn viên, hạnh phúc.

Theo âm lịch, 2023 là năm Quý Mão đại diện bởi con mèo. Đây là loài vật đứng thứ tư trong 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), được xem biểu tượng của sự trường thọ, hòa bình và thịnh vượng.

Xuyên suốt tuyến đường có 70 linh vật mèo đa dạng về hình dáng, kích thước (thấp nhất 0,6 m, cao nhất 5,5 m), chất liệu từ mút xốp, sắt, sơn mỹ thuật, phủ mùn cưa, giả đất nung đến ốp hoa tươi…

Ở đầu đại cảnh Đô thị thông minh là chú mèo cách điệu dài hơn 3 m đang uốn mình, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa sắt, mút xốp và mùn cưa xanh.

Mỗi tiểu cảnh đều có mô hình mèo dưới nhiều sắc thái, biểu cảm khác nhau từ dễ thương, nghiêm túc, tinh nghịch, lười biếng đến tò mò...

Con mèo mang phong cách chibi với đôi mắt to đặc trưng phản chiếu dưới vũng nước ở một tiểu cảnh.

Mô hình 3 con mèo đang rình những đàn cá ở một tiểu cảnh. Đường hoa sử dụng nhiều chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng như kim loại, xốp, mây, tre, nứa, gạch, vải, dây thun…

Kỷ niệm 20 năm đường hoa, trên diện tích hơn 240 m2 sau lưng cổng chào là đại cảnh Vùng ký ức. Tại đây toàn bộ mô hình 20 linh vật đã từng xuất hiện tại vị trí cổng chào thể hiện ở mức tương đồng đến 80% so với nguyên bản năm xưa, với kích thước nhỏ hơn.

Đại cảnh Rực rỡ thành phố hoa rộng 300 m2 đang dần hoàn thiện. Điểm nhấn là cầu gỗ băng ngang thảm hoa, dài khoảng 30 m, rộng 2 m, cao 80 cm.

Trước ngày mở cửa, hàng trăm công nhân tất bật trang trí hoa vào tiểu cảnh, vệ sinh, mắc hệ thống điện, kiểm tra kỹ thuật...

"Đây là năm thứ 13 tôi tham gia thi công đường hoa Nguyễn Huệ, chủ yếu làm tỉa cây và tưới hoa. Tôi rất vui khi góp phần mang lại vẻ đẹp cho công trình của thành phố trong dịp Tết", ông Trần Ngân Tuấn, 50 tuổi nói, trong lúc tưới nước các chậu hoa.

Năm nay đường hoa Nguyễn Huệ sử dụng khoảng 88 giống hoa, 18 loại lá, gần 106.000 chậu, giỏ hoa các loại và hơn 300 m2 cỏ. Tuyến đường mở cửa từ 19h ngày 19/1 đến 21h ngày 26/1/2023 (từ 28 tháng Chạp âm lịch đến mùng 5 Tết).

Pháo hoa Tết giá đắt gấp đôi vẫn 'cháy hàng'

Giá pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z121 được các đại lý nâng gấp 2-2,5 lần giá niêm yết nhưng vẫn cháy hàng.

Đây là năm đầu tiên người dân được phép chơi pháo hoa không tiếng nổ trong dịp lễ, Tết, nên nhu cầu với sản phẩm này cũng tăng đột biến.

Nhà máy Z121 (Bộ Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Tết năm nay, nhà máy này cung cấp ra thị trường 11 loại không tiếng nổ, giá dao động 15.000-380.000 đồng một sản phẩm.

Khảo sát của VnExpress tại một số đại lý bán pháo hoa của đơn vị này cho thấy, mỗi nơi một giá và phần lớn đều đắt hơn mức niêm yết của nhà máy. Thậm chí có đại lý "ém hàng" và thông báo chỉ còn số lượng ít giàn phun viên.

Tại một đại lý ở Hà Đông, khách tới mua sáng 25/1 không đông, phần lớn tìm loại giàn phun viên, giàn phun hoa và ống phun nước bạc. Người bán tại đây thường gợi ý khách hàng mua theo combo với đủ các sản phẩm "hot" để chơi Tết. Giá bán mỗi combo là 1 triệu đồng, gồm một giàn phun viên, ống phun nước bạc (túi 5 ống) và ống phun hoa lửa cầm tay (túi 5 ống).

"Mua combo hay tách lẻ giá cũng như vậy, nhưng theo combo thì đủ các sản phẩm đa dạng", đại diện cửa hàng nói.

Combo 3 sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z21 được bán tại đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Anh Minh

Combo 3 sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z121 được bán tại đại lý ở Hà Nội. Ảnh: Anh Minh

Việc này được điều chỉnh sau văn bản của Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tới Công ty TNHH MTV Hoá chất 21 vào tuần trước. Người tiêu dùng phản ánh bị "ép" phải mua theo combo các sản phẩm pháo hoa mà không được tách lẻ.

Cục Cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp này tuân thủ các quy định về cạnh tranh khi là đơn vị độc quyền sản xuất, bán pháo hoa tại Việt Nam.

Không bắt buộc mua theo combo, nhưng giá các sản phẩm pháo hoa đều đắt hơn 1,5-2 lần mức niêm yết của nhà máy. Chẳng hạn, giá giàn phun viên được Nhà máy Z121 công bố 308.000 đồng một sản phẩm, nhưng giá bán thực tế của các đại lý đắt gấp đôi.

Đây cũng là dòng được khách "săn" nhiều nhất, và giá bị đẩy lên cao nhất. Tìm mua sản phẩm giàn phun viên ở một số đại lý tại Hà Nội, anh Hùng bất ngờ khi mỗi nơi báo một giá.

"Đại lý ở quận Đống Đa thì nói 750.000 đồng, ở Hà Đông lại bán với giá 800.000 đồng một giàn, tức đắt gấp 2,5 lần giá niêm yết của nhà máy", anh chia sẻ.

Việc giá bán pháo hoa tại các đại lý bị "đẩy" lên cao, đại diện cửa hàng giải thích, giá này gồm các loại chi phí thuê nhân công, vận chuyển, phòng cháy chữa cháy... nên không thể "đúng giá như niêm yết được".

Các đại lý cũng cho biết hiện chỉ còn rất ít sản phẩm giàn phun viên, "bán hết là không nhập nữa vì cận Tết". Thậm chí đại lý tại Cầu Giấy thông báo không còn hàng và đang chờ nhập thêm từ nhà máy do "pháo đang hết", nhu cầu khách mua vẫn còn rất cao". Các loại pháo khác vẫn còn nhiều.

Không riêng giá tại các đại lý bán hàng trực tiếp, trên mạng, giá pháo hoa không tiếng nổ của Nhà máy Z121 cũng "loạn giá".

Chị Hoa (Hải Phòng) bất ngờ khi giá mỗi giàn phun viên được bán hơn 1,2 triệu đồng. Mức này đắt hơn 3 lần giá niêm yết. "Người bán nói nếu đặt mua số lượng lớn, từ 20 giàn trở lên, giá giảm về 1 triệu đồng. Nhưng giá cao như vậy thì chịu rồi", chị chia sẻ.

Sản phẩm giàn phun viên đã được ngừng bán từ tuần trước do tiếng nổ lớn, nhưng hiện trên một số hội nhóm vẫn được rao bán, giá 900.000 - 1 triệu đồng một sản phẩm. Một số sàn thương mại điện tử đã gỡ các sản phẩm pháo hoa giàn phun viên/giàn phun hoa trên các gian hàng.

Loạn giá pháo hoa Tết

Giá pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z121 được các đại lý bán giá gấp 2-3 lần giá niêm yết nhưng vẫn được người dân săn lùng mua.

Ngày 14/1, anh Trung (Cầu Giấy, Hà Nội) tới một điểm bán pháo hoa Tết trên đường Dịch Vọng thì được người bán báo giá 880.000 đồng một giàn phun hoa. Thấy không đúng giá công bố, anh tới một đại lý khác tại quận Hà Đông.

Tại đây cửa hàng không có bảng giá niêm yết sản phẩm, người bán sẽ báo giá từng loại khi khách có nhu cầu hỏi mua. Giàn phun hoa và giàn phun viên - hai sản phẩm hot nhất, được nhiều người dân tìm mua, được nhân viên cửa hàng báo giá lần lượt 900.000 đồng và 400.000 - 600.000 đồng một giàn tuỳ loại.

Trong khi đó, thông tin trên website của Nhà máy Z121, giá giàn phun hoa là 330.000 đồng một giàn; giàn phun viên 308.000 - 398.000 đồng một giàn 25 hoặc 36 ống. Tương tự giá ống hoa lửa cầm tay cửa hàng bán giá 120.000 - 140.000 đồng một túi, còn giá niêm yết nhà máy 32.000 - 33.000 đồng. Như vậy, giá bán lẻ tại các cửa hàng cao hơn giá công bố nhà máy 2-3 lần, tuỳ loại.

Bị khách hàng chê đắt, người bán tại cửa hàng ở quận Hà Đông giải thích, so với năm ngoái, giá pháo hoa đã giảm hơn, nhưng hàng về số lượng có hạn nên "khó bán đúng giá". Chẳng hạn, năm nay giá giàn phun hoa giảm 25-30% so với năm ngoái, song do sản phẩm "hot", hiếm hàng, giá vẫn cao hơn các loại khác.

Pháo hoa giàn phun hoa, giàn phun viên của Nhà máy Z121 được các đại lý báo giá gấp 2-3 lần giá niêm yết, ngày 14/1. Ảnh: Phùng Minh

Pháo hoa giàn phun hoa, giàn phun viên của Nhà máy Z121 tại một đại lý bán giá hơn gấp đôi giá niêm yết, ngày 14/1. Ảnh: Phùng Minh

Một số sàn thương mại điện tử đã gỡ các sản phẩm pháo hoa giàn phun viên/giàn phun hoa trên các gian hàng, nhưng tại các hội nhóm bán online, giá pháo hoa không tiếng nổ của Nhà máy Z121 vẫn "loạn giá".

Mỗi thùng giàn phun hoa, giàn phun viên được dân buôn trong các nhóm bán hàng online rao 9-21 triệu đồng (24 giàn), tức giá bán lẻ trung bình 380.000-400.000 đồng một giàn phun viên; giàn phun hoa 850.000-900.000 đồng.

Tuy vậy, theo nhiều người mua, so với năm ngoái và cách đây một tháng giá pháo hoa Tết đã giảm hơn. Năm thứ hai "chơi" pháo hoa Tết, anh Huy (Hà Đông, Hà Nội) cũng thừa nhận, so với năm ngoái giá đã hạ nhiệt hơn. "Năm ngoái tôi mua giàn phun hoa 1,2 triệu, năm nay hỏi giá đang là 900.000 đồng một giàn", anh chia sẻ.

Loại giàn nhấp nháy, một trong 2 loại pháo hoa mới được Nhà máy Z121 đưa ra thị trường Tết năm nay, giảm giá gần một nửa, còn 450.000-550.000 đồng so với mức 800.000-900.000 đồng một giàn cách đây một tháng. Giá sẽ giảm dần nếu mua số lượng lớn.

Hạnh, một người bán ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, năm nay độ hot của pháo hoa Z121 giảm so với Tết 2022 - năm đầu tiên mở bán. "Năm ngoái thời điểm này là đang cháy hàng, nhưng năm nay kho vẫn đầy. Tuần này tôi bắt đầu xả hàng để thu hồi vốn", chia chia sẻ.

Dân buôn xả hàng Tết, giá hạ nhiệt song vẫn cao hơn mức niêm yết của nhà máy. Trước tình trạng giá pháo hoa bị "thổi giá", trong thông tin phát đi ngày 13/1, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Hiện chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Công ty TNHH Hoá chất 21 (Nhà máy Z121) và Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET).

Nhà máy Z121 áp dụng chính sách bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng qua hệ thống 247 cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm tại 52 tỉnh, thành phố. Tổng công ty GAET hiện có 2 cửa hàng tại Hà Nội và Ninh Bình. Giá bán sản phẩm được niêm yết tại nhà máy.

Cục khuyến cáo người tiêu dùng cần mua pháo hoa tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động mua bán ngoài phạm vi các cửa hàng của Nhà máy Z121, Tổng công ty GAET, gồm bán trên mạng, theo Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng là "trái quy định pháp luật".

Trường hợp người dân phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua, bán pháo hoa tại các điểm không nằm trong danh sách cửa hàng, đại lý được công bố, Cục này đề nghị cung cấp thông tin để xử lý theo quy định.

Năm 2022, Nhà máy Z121 bán ra hơn 4 triệu sản phẩm pháo hoa các loại, gấp 10 lần năm trước đó.

Đào, quất mini giá rẻ hút khách dịp Tết

Cành đào mini vài chục tới hơn 100.000 đồng, cây quất cảnh mini giá rẻ hút khách mua tại các chợ hoa ngày cận Tết.

5 rưỡi sáng, chị Hồng (Dương Nội) đã tới chợ Hà Đông với chiếc xe thồ chật cứng cành đào mini được cắt từ vườn ươm cách đó vài cây số. Chị cho hay, hôm qua (23 tháng Chạp) bán được gần 200 cành đào mini nên hôm nay - ngày Chủ nhật cuối cùng của năm Nhâm Dần, người dân tranh thủ đi mua đồ sắm Tết, chị hy vọng bán được lượng tương tự hoặc hơn.

Bình quân mỗi cành đào mini chị Hồng bán 50.000-70.000 đồng, tuỳ to hay nhỏ. Thậm chí cành đào dáng đẹp, hoa căng, thắm... giá có thể nhỉnh hơn, trên dưới 100.000 đồng.

"Tâm lý nhiều người giờ không thích cành đào quá to, nên họ chọn bích đào dáng nhỏ xinh, giá tiền vừa phải", bà chủ gánh hàng đào tại chợ Hà Đông chia sẻ.

Người mua cành đào mini dịp này chủ yếu để trưng ban thờ, hoặc bàn trà. Theo chị Hồng, mỗi ngày bán vài trăm cành đào mini, tiền thu về dễ hơn buôn cành to.

Cành đào mini hút khách tại các chợ hoa dịp gần Tết, giá vài chục nghìn tới hơn 100.000 đồng một cành. Ảnh: Phùng Minh

Cành đào mini hút khách tại các chợ hoa dịp gần Tết, giá vài chục nghìn tới hơn 100.000 đồng một cành. Ảnh: Phùng Minh

Chị Thuý (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) năm nay đã hẹn người bán quen chọn giúp chục cành đào mini để tặng bạn bè dịp cận Tết. Theo chị, đào mini rất dễ chơi, có thể bày trên ban thờ ngày Tết, hoặc trưng bình để bàn trà... "Tôi đã mua và rất ưng, cắm cả tuần hoa vẫn nở căng, nụ chúm chím. Cành nhỏ xinh nên tôi đặt mua để làm quà tặng bạn bè dịp cuối năm", chị chia sẻ.

Đào mini được trồng nhiều tại khu vực Dương Nội (Hà Đông), Nhật Tân hay Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) và cũng được người trồng chăm sóc không khác gì những gốc đào sớm. Cành đào mini cũng được chia làm nhiều loại, loại bé để bày ban thờ dao động 30.000-60.000 đồng một cành, to hơn 80.000-130.000 đồng. So với các nơi khác, đào trồng ở Nhật Tân cho nụ to, hoa thắm, dày cánh hơn nên giá vì thế cũng đắt hơn 80.000-150.000 đồng một cành.

Ngoài cành đào mini, cây quất mini trưng Tết cũng là mặt hàng bán rất chạy. Tại đường Láng gần khu vực Ngã Tư Sở, đường Tô Hiệu (Hà Đông), Nguyễn Xiển (Thanh Xuân), hay chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ), bên cạnh đào rừng, đào thế, cây quất khủng... giá hàng triệu đồng, các tiểu thương bày bán nhiều chậu quất mini, giá 150.000-200.000 đồng một chậu. Loại chậu đẹp và kèm đồ trang trí giá "nhỉnh" hơn, 200.000-300.000 đồng. Riêng quất bonsai mini đắt hơn, giá trên dưới 500.000 đồng một chậu.

Chị Làn, một người bán lâu năm tại chợ hoa Văn Khê cho biết, vài năm trở lại đây cây quất cảnh mini rất được chuộng dịp Tết. Năm ngoái vì dịch nên hàng bán hơi chậm, năm nay chị nhập số lượng lớn và tới 23 tháng Chạp "tiêu thụ rất chạy".

"Năm nay giá nhỉnh hơn mọi năm nhưng quất được chăm sóc kỹ lưỡng từ vườn, chăm cho cây hồi rồi mới đưa vào chậu nên hoa, lộc, quả to đẹp và có thể chơi 2-3 tháng mà không sợ rụng, hỏng", anh nói.

Anh Long, một tiểu thương bán cây cảnh trên đường Lạc Long Quân (Tây Hồ) cho hay, phân khúc hoa, cây cảnh bình quân lên ngôi năm nay, giá 100.000-300.000 đồng đang rất hút khách. Nên thay vì bán cây to, tiền triệu, anh chuyển hướng sang bán các loại cây cảnh mini giá hợp lý, dưới 500.000 đồng.

Giá phòng khách sạn tăng 20%

Quý I, giá thuê phòng trung bình tại Đà Nẵng đạt 70 USD (khoảng 1,6 triệu đồng) một phòng một đêm, tăng 20% theo năm.

Báo cáo thị trường khách sạn của Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng có dấu hiệu khởi sắc khi các chỉ số về công suất khai thác lẫn giá phòng có dấu hiệu phục hồi tốt so với năm ngoái.

Đến cuối tháng 3, công suất phòng khách sạn tại thành phố biển này đạt 30%, tăng 10,2 điểm phần trăm theo quý. Giá thuê phòng trung bình tại Đà Nẵng cũng tăng lên, đạt 70 USD (khoảng 1,6 triệu đồng) một phòng một đêm, nhích nhẹ 3% so với quý trước và vọt lên 20% theo năm.

Đà tăng của công suất và giá phòng khách sạn được thúc đẩy bởi sự hồi phục của du lịch nội địa vào dịp Tết Nguyên Đán từ đầu tháng 2 đến nay.

Thị trường khách sạn khu vực trung tâm Đà Nẵng qua hiệu ứng toàn cảnh (panorama). Ảnh: Kim Liên.

Thị trường khách sạn khu vực trung tâm Đà Nẵng qua hiệu ứng toàn cảnh (panorama). Ảnh: Kim Liên.

Đến cuối quý I, tổng nguồn cung khách sạn 4-5 sao tại Đà Nẵng là 11.000 phòng, phục hồi về mức trước đại dịch. Trong ba năm tới, khoảng 4.000 phòng trên 19 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp thành phố biển này. Với lợi thế bờ biển dài và đẹp, lại dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, Đà Nẵng được dự báo mở đầu làn sóng phục hồi thị trường du lịch nghỉ dưỡng các tỉnh miền Trung trong năm 2022.

Kinh doanh khách sạn tại TP HCM đầu năm nay cũng có xu hướng cải thiện so với giai đoạn dịch bùng phát. Quý I, công suất phòng khách sạn trên địa bàn thành phố đạt 35,6%, tăng 2,1 điểm phần trăm theo năm. Giá thuê phòng trung bình đạt 73,6 USD (khoảng 1,68 triệu đồng) một phòng một đêm. Mức giá thuế vẫn giảm 4,2% theo năm nhưng được bù đắp bằng công suất từng bước cải thiện.

Theo Sở du lịch TP HCM, từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, là lực đỡ giúp ngành kinh doanh khách sạn tại thành phố sớm hồi phục so với trước đại dịch. Tổng nguồn cung khách sạn 3-4-5 sao tại TP HCM hiện ghi nhận 17.000 phòng. Trong ba năm tới, khoảng 3.800 phòng trên 18 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp thành phố.

Để tạo sức bật cho ngành kinh doanh khách sạn, các sáng kiến du lịch trong thành phố cũng đang thúc đẩy nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn và trung hạn tại Sài Gòn. Thành phố đề xuất cải tổ du lịch đường thủy nhằm tận dụng tiềm năng du lịch kênh rạch và sông ngòi rộng lớn, bao gồm cả chợ nổi trên sông.

Một số huyện ngoại thành TP HCM cũng đang mở rộng các loại hình mới như du lịch trang trại và thể thao. Điển hình là đề xuất hợp tác với các khu vực ngoại ô như huyện Cần Giờ và Hóc Môn để thúc đẩy các hoạt động vui chơi giải trí và ẩm thực.

Cushman & Wakefield là một trong những công ty dịch vụ bất động sản thương mại lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm 6 tỷ USD, 45.000 nhân viên tại hơn 60 quốc gia.

Giá phòng khách sạn tăng nhiệt

 Cuối năm, giá phòng khách sạn tại thành phố đạt mức trung bình 1,8 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 9% theo quý, tăng 21% theo năm.

Báo cáo thị trường khách sạn của Savills Việt Nam cho biết dù nguồn cung phòng khách sạn tăng lên trong năm 2022, công suất vẫn có diễn biến khả quan và giá phòng đã tìm lại đà tăng, cho thấy sự hồi phục tích cực sau đại dịch Covid-19.

Tính riêng quý IV/2022, giá phòng trung bình đạt 1,8 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 9% theo quý, công suất phòng đạt 62% trong mùa cao điểm du lịch cuối năm của thành phố. Nếu tính cả năm, giá phòng trung bình tại TP HCM đạt 1,6 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 21% so với năm 2021. Công suất phòng của cả năm đạt 45%, tăng 20 điểm phần trăm theo năm. Phân khúc 5 sao cải thiện đáng kể nhất với công suất thuê tăng 24 điểm phần trăm và giá phòng trung bình tăng 44% theo năm.

Theo Savills, giá phòng khách sạn TP HCM tuy tìm lại đà tăng nhưng hiện vẫn thấp hơn 18% so với 2019, tức trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Đơn vị này dự báo việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch có thể tạo hiệu ứng tích cực cho năm 2023.

Thị trường khách sạn khu vực trung tâm TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Khách sạn khu vực trung tâm TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Cuối năm ngoái, nguồn cung đạt hơn 15.500 phòng từ 111 dự án, tăng 8% theo năm và gần đạt mức trước dịch. Hai dự án mới là khách sạn 5 sao Fusion Originals và khách sạn 4 sao Northern Charm tại quận 1 cung cấp tổng cộng 271 phòng. Hoạt động của các khách sạn trên địa bàn thành phố đều được cải thiện so với cùng kỳ năm trước.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy từ cuối tháng 12/2022 đến giữa tháng 1/2023, giá thuê phòng khách sạn ở cả phân khúc 3-4 sao tại thành phố đều tăng lên. Giá phòng khách sạn 2-3 sao ở khu vực chợ Bến Thành, quận 1 hiện tăng 15% trong 12 tháng qua. Còn các khách sạn 4-5 sao dọc theo trục Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ đã tăng giá phòng khoảng 20% so với quý IV/2021.

Thạc sĩ Trang Minh Hà, Chủ tịch North Stars Asia cho biết các khách sạn tại TP HCM tăng giá phòng khi đón mùa cao điểm từ Noel, Tết Tây phục vụ khách quốc tế và kế đến là mùa Tết cổ truyền phục vụ kiều bào về thăm quê hương. Đây là thời điểm nhu cầu đặt phòng lớn nên giá thuê cũng cao hơn so với mùa thấp điểm giữa năm. Ông cho hay tuy đang tìm lại đà tăng trưởng, ngành du lịch khách sạn cần thêm thời gian để đuổi kịp giai đoạn từ năm 2019 trở về trước.

Ông Hà dự báo với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch có thể chưa tác động ngay lập tức đến nhóm khách du lịch lẻ từ nước láng giềng đến TP HCM nhưng kỳ vọng có thể từng bước tác động nhóm khách đoàn công tác hoặc hội nghị trong thời gian tới.

Theo Sở Du lịch TP HCM, doanh thu du lịch và lượng khách tăng theo năm. Thành phố có lượng khách du lịch cao nhất cả nước nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng trước dịch. Năm 2022, TP HCM đón gần 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng theo năm nhưng vẫn thấp hơn 59% so với năm 2019. Lượng khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 167% theo năm, thấp hơn 5% so với 2019.

Doanh thu du lịch năm ngoái đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 171% theo năm nhưng thấp hơn 14% so với 2019. Ngành du lịch của thành phố phục hồi chậm do phụ thuộc vào khách quốc tế và những hạn chế đối với chính sách thị thực.

Theo Statista, doanh thu ngành khách sạn ở Đông Nam Á dự kiến phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 khi khách Trung Quốc quay trở lại. Từ 2023 - 2027, doanh thu ngành khách sạn Việt Nam dự kiến tăng trưởng 7% mỗi năm và doanh thu bình quân trên mỗi khách dự kiến đạt 158 USD vào năm 2027, tăng 0,3% mỗi năm.

Giả làm lái buôn tới thủ phủ Quất tết lớn nhất miền Bắc và cái kết bất ngờ #hnp

BÀI THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC

 

Thực trạng và giải pháp ứng dụng Phần mềm ISO đối với công tác chấm điểm xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

 1. Thực trạng công tác chấm điểm xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng

Công tác chấm điểm và xếp hạng các cơ quan hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định Bộ tiêu chí, xếp hạng kết quả xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

+ Đối với UBND cấp xã được thực hiện theo Quy trình chấm như sau:

Hằng năm, UBND cấp xã tự tiến hành đánh giá, chấm điểm công tác xây dựng, áp dụng HTQLCL của cơ quan, đơn vị mình theo các tiêu chí trên phần mềm chấm điểm ISO tỉnh Bắc Giang.

 Để công tác chấm điểm được chính xác, khách quan, các cơ quan, đơn vị  thành lập tổ chấm điểm, thành phần tổ chấm điểm gồm: đại diện lãnh đạo và đại diện các phòng, ban, bộ phận chuyên môn.

 Thời gian tự đánh giá, chấm điểm, thời gian gửi tài liệu kiểm chứng cho UBND các huyện, thành phố của UBND cấp xã theo hướng dẫn hằng năm của UBND các huyện, thành phố. UBND các huyện, thành phố sẽ tiến hành chấm điểm tại trụ sở của 1/3 số UBND cấp xã trên địa bàn.

UBND các huyện, thành phố tiến hành thành lập các Tổ chấm điểm để thực hiện việc chấm điểm trên hồ sơ và trên thực tế tại các cơ quan, đơn vị. Tiến hành chấm trên hồ sơ của các xã trên địa bàn xã. Việc tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị phải gửi kèm theo các tài liệu kiểm chứng tương ứng với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định mức độ tin cậy, chính xác của việc tự đánh giá chấm điểm.

 Đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng, yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình rõ về cách đánh giá, tính điểm.

Tài liệu kiểm chứng bản điện tử hoặc bản scan của văn bản giấy hoặc file ảnh; file zip... Tài liệu kiểm chứng được sắp xếp phải đảm bảo tính khoa học, thuận lợi cho việc thẩm định, các tài liệu gửi bằng bản điện tử được sắp xếp theo các thư mục, mỗi thư mục tương ứng với một tiêu chí.

Đối với Tài liệu kiểm chứng được gắn trên phần mềm chấm điểm ISO phải được gắn chính xác theo đúng nội dung yêu cầu của Tiêu chí chấm điểm.

+ Đối với UBND cấp huyện được thực hiện Quy trình chấm như sau:

Căn cứ báo cáo chấm điểm và các tài liệu kiểm chứng về công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng trong năm của các UBND cấp xã, UBND cấp huyện thành lập tổ đánh giá, chấm điểm tiến hành đánh giá chấm điểm trên hồ sơ.

Đối với những cơ quan không gửi kết quả tự chấm điểm theo yêu cầu thì sẽ không thực hiện xếp hạng đối với cơ quan đó; đồng thời cơ quan đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng, yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình rõ về cách đánh giá, tính điểm.

UBND cấp huyện thực hiện nghiên cứu Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định Bộ tiêu chí, xếp hạng kết quả xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Hằng năm, UBND cấp huyện tự tiến hành đánh giá, chấm điểm công tác xây dựng, áp dụng HTQLCL theo các tiêu chí trên phần mềm chấm điểm ISO tỉnh Bắc Giang.

Để công tác chấm điểm được chính xác, khách quan, UBND huyện  thành lập tổ chấm điểm, thành phần tổ chấm điểm gồm: đại diện lãnh đạo và đại diện các phòng, ban, bộ phận chuyên môn.

       + Đối với Sở, CC tự chấm điểm được thực hiện Quy trình chấm như sau:

       - Việc tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị phải gửi kèm theo các tài liệu kiểm chứng tương ứng với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định mức độ tin cậy, chính xác của việc tự đánh giá chấm điểm.

 - Đối với các tiêu chí, tiêu chí thành phần không có tài liệu kiểm chứng, yêu cầu các cơ quan, đơn vị giải trình rõ về cách đánh giá, tính điểm.

 - Tài liệu kiểm chứng bản điện tử hoặc bản scan của văn bản giấy hoặc file ảnh; file zip... Tài liệu kiểm chứng được sắp xếp phải đảm bảo tính khoa học, thuận lợi cho việc thẩm định, các tài liệu gửi bằng bản điện tử được sắp xếp theo các thư mục, mỗi thư mục tương ứng với một tiêu chí.

 - Đối với Tài liệu kiểm chứng được gắn trên phần mềm chấm điểm ISO phải được gắn chính xác theo đúng nội dung yêu cầu của Tiêu chí chấm điểm.

Xem kết quả chấm điểm

Căn cứ vào kết quả xây dựng, duy trì, cải tiến HTQLCL các cơ quan, đơn vị tiến hành tự đánh giá, chấm điểm cho từng tiêu chí, tiêu chí thành phần theo các yêu cầu và cách chấm điểm tương ứng với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định.

Khi có các văn bản của trung ương, của tỉnh, Ban chỉ đạo ISO tỉnh quy định, hướng dẫn việc xây dựng, áp dụng HTQLCL ... được thay thế/sửa đổi/bổ sung thì áp dụng theo các văn bản được thay thế/sửa đổi/bổ sung.

Việc xếp hạng kết quả công tác xây dựng, áp dụng HTQLCL của cơ quan được thực hiện căn cứ vào điểm số của từng cơ quan để xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp và xác định mức độ Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

Các mức Tốt, Khá, Trung bình và Yếu được xác định như sau: mức Tốt là
đơn vị có điểm đánh giá từ 80 điểm trở
lên; mức Khá: là đơn vị có điểm
đánh giá từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; mức Trung bình: là đơn vị có
điểm đánh giá từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; mức Yếu: là đơn vị có điểm
đánh giá dưới 50 điểm.

Nhược điểm của việc chấm điểm theo phương pháp thủ công:

Phải ban hành văn bản hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện của các cơ quan;

Phải ban hành các Quyết định thành lập Tổ chấm điểm; phân công nhiệm vụ của các thành viên có liên quan

Quá trình chấm của các thành viên chấm gửi kết quả phải gửi qua lại nhiều lần để thống nhất kết quả chấm đối với mỗi cơ quan.

Việc chuyển tài liệu bổ sung thực hiện chuyển đi, chuyển lại nhiều lần gây ra nhiều lỗi. Tính minh bạch của kết quả chưa được kiểm chứng

Việc đánh giá chéo giữa các cơ quan khó triển khai thực hiện do việc các cơ quan phải cùng dành một buổi để thực hiện chấm

Mỗi lần ban hành dự thảo Kết quả thì phải có văn bản giải trình của các cơ quan.

Các hồ sơ gửi kiểm chứng gửi không được sắp xếp theo các đúng nội dung của Tiêu chí.

2. Giải pháp ứng dụng Phần mềm ISO đối với công tác chấm điểm

Tài liệu, hồ sơ được hệ thống tự động ghi nhận và lưu vết thời gian. Giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cán bộ công chức trong quá trình thực hiện việc gửi hồ sơ và ý kiến phản hồi

Việc chuyển hồ sơ được thuận tránh được các sai sót trong quá trình gửi hồ sơ

Công khai minh bạch được quá trình chấm điểm

Thuận lợi trong việc triết xuất báo cáo về các Tiêu chí đạt điểm tối đa và các Tiêu chí bị trừ điểm. Từ đó, đưa ra được nhanh chóng các phương hướng khắc phục các điểm không phù hợp được nhanh chóng và kịp thời

Việc gắn file theo đúng mục giúp thành viên thẩm định được thuận lợi.

Dữ liệu lưu trữ khoa học và phân chia cụ thể giúp tìm kiếm nhanh chóng và sử dụng thuận lợi. Tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu, hồ sơ liên quan. Tiết kiệm chi phí di chuyển để đi thẩm định đánh giá tại trụ sở của cơ quan hành chính.

Góp phần thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan được thuận lợi. Việc mã hóa lưu trữ giúp thuận lợi cho việc truy xuất

Trên đây là Báo cáo tham luận của tôi về việc áp dụng Phần mềm chấm điểm ISO.