Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

SUY LUẬN NGƯỢC VÀ NHỮNG HỆ LỤY

Thật khó để một người bình thường làm ngược lại những quan niệm phổ biến. Trên thị trường chứng khoán điều này còn khó hơn, bởi rõ ràng là về lâu dài, giá cổ phiếu phải được xác định bởi quan điểm chung, phổ biến của số đông công chúng. Có điều là chúng ta đã quên mất rằng quan điểm của công chúng trong một thị trường đầu cơ được đo đạc bằng đồng đô-la, chứ không phải bằng quy mô của đám đông công chúng đó. Quan điểm của một người đang nắm giữ một triệu đô-la cổ phiếu sẽ có sức nặng gấp năm lần quan điểm của tổng số năm trăm người trong đó mỗi người chỉ sở hữu có một nghìn cổ phiếu. Tiền chính là sức mạnh của thị trường – số lượng người tham gia vào đó không có chút ý nghĩa nào. Đó là lý do tại sao quan điểm phổ biến của đám đông lại là thị trường sẽ đi lên trong khi nó đang ở đỉnh và sẽ đi xuống nó đã chạm đáy. Và như vậy, các nhà kinh doanh nhỏ lại thường mua vào thời điểm giá đạt đỉnhbán khống hoặc rời khỏi thị trường khi giá vừa chạm đáy. Trên thực tế, việc mua vào ở đỉnh thị trường của họ cho thấy một điều chắc chắn rằng phải có một nguồn cung cổ phiếu vẫn nằm đâu đó trên thị trường. Trở lại với người đang nắm giữ một triệu đô-la cổ phiếu, hóa ra anh ta lại là kẻ câm lặng. Thời điểm anh ta cần nói ra ý kiến của mình đã qua – giờ đây tiền sẽ thay anh ta làm công việc đó. Còn hàng nghìn những kẻ đang chỉ có vẻn vẹn một nghìn đô-la cổ phiếu thì lại thường hay dông dài và tỏ ra mình rất có ảnh hưởng. Trong số đó có cả những tay chuyên viết lách – phóng viên tin tức hay những kẻ chuyên đi lượm lặt những chuyện ngồi lê đôi mách cho các công ty môi giới chứng khoán. Suy luận trên sẽ dẫn chúng ta tới một kết luận rằng phần lớn những người nói và viết về thị trường thường sai lầm hơn là đúng đắn, ít nhất là khi họ đề cập đến những biến động mang tính đầu cơ. Độc giả của những tờ báo ăn theo thời cuộc chắc hẳn sẽ phải thừa nhận điều này mặc dù những tờ báo không phải là nguyên nhân khiến cho quan điểm của đám đông trở nên sai lầm. Nhìn chung, báo chí chỉ phản ánh suy nghĩ của đám đông; và trong thị trường chứng khoán, theo một cách rất lô-gic, báo chí sẽ thường có xu hướng cho rằng thị trường sẽ đi lên trong khi nó đã ngự trên đỉnh cao ngất ngưởng và cho rằng nó sẽ đi xuống trong khi đã thủng đáy quá sâu. Chúng ta sẽ thấy rằng một người bình thường luôn có xu hướng lạc quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của anh tabi quan khi nhìn vào công việc kinh doanh của những người khác. Và tất nhiên, quy luật này cũng hoàn toàn đúng với một người kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Theo như lô-gic trên, anh ta thường sẽ cho rằng những người khác đang phạm sai lầm và tin chắc rằng những phân tích của bản thân về thị trường là đúng đắn. Anh ta chỉ đánh giá cao ý kiến của một vài người mà anh ta cho là thành công một cách chung chung; ngoài những người này ra thì càng nghe nhiều những quan điểm cho rằng thị trường sẽ đi lên, anh ta lại càng nghi ngờ sự khôn ngoan của chính mình khi đồng tình với những quan điểm đó. Sự trái ngược này của thị trường, dù rất dễ hiểu khi mổ xẻ nguyên nhân song lại làm nảy sinh một kiểu hoài nghi khá kỳ lạ trong giới các nhà kinh doanh chuyên nghiệp – bởi vậy mà họ thường không tin tưởng vào những điều hiển nhiên, rõ ràng và đi ngược lại những suy luận thông thường khi tiếp cận bất cứ vấn đề nào của thị trường. Trong suy nghĩ của những người này, những suy luận ngược thường mang hình thái kỳ cụcthất thường nhất, và chúng chính là nguyên nhân tạo ra những sự biến động vô lý của giá cả – điều thường được quy kết là âm mưu nhằm thao túng thị trường. Ví dụ, một tay buôn chứng khoán bắt đầu với giả thiết: Thị trường vừa có một đợt tăng điểm ấn tượng ; tất cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều tin vào thị trường giá lên; chắc hẳn một vài người nào đó đã bán cho họ những cổ phiếu mà giờ họ đang cầm giữ; vậy thì rất có thể những nhà tư bản tầm cỡ đã bán khống hay chốt lời, giờ đây họ đang sẵn sàng cho hành động tiếp theo và đó rất có thể là sự chuẩn bị cho một thị trường đi xuống. Sau đó, nếu một tin tức tốt lành hậu thuẫn cho thị trường giá lên xuất hiện và, hãy giả dụ rằng nó gây ra một thay đổi quan trọng trên thị trường – anh ta sẽ lập tức kết luận: “À, vậy ra đây là cách họ kéo thị trường đi lên!” Hoặc: “Họ đang tung tin tốt để đẩy giá nhằm bán cổ phiếu ra đây mà”. Và vậy là anh ta ra sức bán toàn bộ số cổ phiếu đầu cơ mà anh ta có hoặc có thể là đi vay cổ phiếu để bán khống. Suy luận của anh ta có thể đúng mà cũng có thể không. Nhưng dù sao thì hành động bán ra của anh ta hay của bất kỳ ai khác có suy luận tương tự rõ ràng đã làm xuất hiện một xu hướng giảm điểm cho thị trường trong khi một tin tức tốt vừa được công bố. Sự giảm điểm này xem ra thật ngớ ngẩn trong mắt những người ngoài cuộc và họ buộc phải bám vào cái lý lẽ truyền thống đã cũ rích của mình: “Tất cả là một âm mưu thao túng thị trường”. Quy tắc ngược đời này thậm chí còn đi xa hơn nữa. Bạn sẽ thấy các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp lý luận rằng các chỉ số đẹp đẽ về ngành thép đã được dựng lên để cho những người đang cầm giữ cổ phiếu này có thể bán chúng đi với giá hời; hay là những bản báo cáo u ám được tung ra nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tích trữ cổ phiếu đó. Do đó, họ có thể hành động ngược lại với những tin tức đó và kéo thị trường đi theo suy nghĩ của họ. Một nhà đầu tư càng ít biết về thực trạng của nền tài chính bao nhiêu thì những suy luận của anh ta trong trường hợp như thế lại càng dễ sai lầm bấy nhiêu. Nếu anh ta hoàn toàn tự tin vào thực trạng của nền kinh tế, anh ta sẽ dễ dàng chấp nhận viễn cảnh mà một tin tức tốt lành có thể tạo ra. Nếu không, anh ta sẽ có thái độ nghi ngờ và thậm chí còn lấy đó làm cơ sở để bán khống. Ngược lại, nếu anh ta biết rằng nền kinh tế đang trong tình trạng không ổn định, anh ta sẽ không suy diễn một tin tức xấu là một âm mưu nhằm thúc đẩy sự tích trữ cổ phiếu. Lối suy luận theo kiểu tương tự cũng được áp dụng trong những vụ mua vào với quy mô lớn thông qua các tay môi giới, những kẻ luôn mang tiếng xấu là cấu kết với giới tư bản cỡ bự. Trên thực tế, trong trường hợp này chúng ta sẽ thấy quá trình suy luận ngược thậm chí còn diễn ra tới hai lần. Việc mua vào như vậy sẽ gây ấn tượng cho những người quan sát theo ba cách: 

1. Những người ngoài cuộc sẽ nhận định đó là “xu hướng đi lên của thị trường”, đúng như những gì nó thể hiện bên ngoài. 

2. Một nhà kinh doanh chuyên nghiệp hơn một chút có thể nhận định rằng: “Nếu họ thực sự muốn có được số cổ phiếu đó thì chắc chắn họ đã không giao dịch thông qua các tay môi giới mà sẽ cố gắng giấu giếm nó bằng cách đặt các lệnh mua rải rác ở nhiều công ty khác nhau.” 

3. Một chuyên gia khác có thể lại đảo ngược suy luận đó một lần nữa và cho rằng: “Họ đang mua vào thông qua các tay môi giới để đánh lừa chúng ta và làm cho chúng ta tin rằng ai đó đang sử dụng những tay môi giới đó làm bình phong”. Theo lối suy luận này thì anh ta sẽ đi tới kết luận giống như những “người ngoài cuộc” trong trường hợp thứ nhất Suy luận của các nhà kinh doanh còn có thể trở nên phức tạp hơn nữa khi một lượng mua hay bán lớn được thực hiện công khai bởi một tay chuyên nghiệp có tầm cỡ trên thị trường, vốn nổi tiếng là kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ thông qua hoạt động mua đi bán lại. Nếu anh ta mua vào 50.000 cổ phiếu, những người kinh doanh chứng khoán khác sẽ sẵn sàng bán cho anh ta trong khi nhận định của họ về thị trường không bị tác động nhiều, đơn giản vì họ biết rằng anh ta có thể sẽ bán chúng đi ngay ngày hôm sau hay thậm chí là chỉ vài giờ sau để kiếm lời. Chính vì lý do này mà đôi khi nhiều nhà tư bản lớn thực hiện giao dịch thông qua những tay kinh doanh sừng sỏ này nhằm thực hiện cho được mục đích của mình mà không hề gây nghi ngờ. Do đó, trò chơi trí tuệ tinh vi xung quanh những vụ mua bán lớn như thế thường trở nên vô cùng phức tạp. Chúng ta sẽ thấy phương pháp suy luận ngược này đặc biệt có tác dụng tại thời điểm thị trường đang ở đỉnh hoặc chạm đáy, khi quá trình phân phối hay tích trữ đang diễn ra trên quy mô lớn. Một thị trường “thừa cổ phiếu” nhìn chung sẽ liên tục thờ ơ với những tin tức tốt lành dù nó vừa trải qua một đợt tăng điểm khá mạnh. Ngược lại, một thị trường không hề sụt giảm trước tin tức xấu chứng tỏ nó đang “khát cổ phiếu.” Ở khoảng giữa hai điểm cực đó, các nhà tư bản sẽ chẳng có lý do gì mà phải che giấu động thái của mình. Một khi đã tích lũy đủ ở mức giá thấp, họ sẽ không ngần ngại lộ mình là những người đi đầu tin tưởng vào xu hướng tăng giá của thị trường và có đầy đủ lý do để công khai thực hiện các lệnh mua. Và điều này sẽ còn tiếp diễn cho tới khi họ đã sẵn sàng bán ra. Tương tự, khi đã bán được lượng cổ phiếu lớn với giá hời, họ cũng không cần thiết phải che giấu hành động của mình nữa, mặc cho những lệnh bán công khai của họ giờ đây có thể khiến tình trạng thị trường xấu đi trong vài tháng hay thậm chí là cả năm. Còn trong suốt hành trình đi lên của thị trường, một “con cừu non ngơ ngác” mới chính là kẻ kiếm ra tiền, bởi anh ta biết chấp nhận sự thực như những gì nó vốn có, trong khi đó, một tay kinh doanh chuyên nghiệp lại thường cố tình đi ngược lại xu thế và thua lỗ nặng bởi chính thói quen suy luận ngược với đầy hoài nghi và theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô-tô” của chính mình. Một nhà kinh doanh thành công cuối cùng sẽ học được cách nhận biết khi nào nên đi ngược lại những diễn biến tự nhiên trong suy luận của mình và khi nào nên giữ chúng nguyên như vậy. Dần dần anh ta sẽ tôi luyện nó thành bản năng. 

Tuy nhiên, với một tay lính mới trên thị trường chứng khoán thì kiểu suy luận ngược này lại rất nguy hiểm, bởi anh ta sẽ áp dụng nó trong bất kỳ trường hợp nào. Đối với anh ta, một tin tốt có thể là (1) biểu hiện của một xu thế đi lên mạnh mẽ của thị trường hoặc là (2) dấu hiệu cho thấy “ai đó” đang cố làm giá để dễ dàng bán ra. Tin xấu có thể đơn thuần chỉ ra rằng thị trường đang đi xuống hoặc có thể là một âm mưu nhằm tích lũy được lượng cổ phiếu lớn với giá thấp. Một người buôn bán chứng khoán nghiệp dư do đó sẽ cảm thấy vô cùng bối rối. Anh ta như thể đang chơi đùa với những công cụ của các tay buôn chuyên nghiệp, vô cùng sắc bén nhưng cũng dễ gây thương tích nếu không biết cách sử dụng. Vậy phỏng có ích gì khi anh ta cứ cố công áp dụng suy luận của mình vào mọi diễn biến của thị trường trong khi mọi sự kiện xảy ra đều có thể suy diễn theo hai cách khác nhau? 

Thực ra, cũng khó mà chắc chắn được liệu thói quen hoài nghi những điều hiển nhiên của một tay buôn chuyên nghiệp có mang lại cho anh ta nhiều lợi ích về lâu dài hay không. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng chạm mặt với những người như vậy, đặc biệt là những kẻ “vô công rồi nghề” tại các văn phòng môi giới chứng khoán, những người luôn luôn hoang mang bởi chính suy nghĩ máy móc của mình – điều vốn là hậu quả của việc liên tục thay đổi quan điểm về thị trường. Họ luôn cố công tìm kiếm những lý do sâu xa của mọi thứ kể cả những điều đã trở nên rõ ràng nhất. Họ cho rằng – thậm chí quy kết – MorganRockefeller là những kẻ chuyên dùng thủ đoạn nhỏ nhen, xấu xa nhất và gán cho họ những âm mưu xảo quyệt nhất đối với những sự việc mà hai nhà tài chính này thậm chí chẳng buồn mảy may để tâm tới. Bộ máy tư duy của họ có lẽ cũng bị trục trặc do phải đảo chiều quá nhiều lần. Có lẽ không một quy tắc chung nào thích hợp hơn trong hoàn cảnh này bằng nguyên tắc ngắn gọn, cơ bản nhất: “Hãy tuân theo lẽ tự nhiên”. Giữ cho đầu óc tỉnh táo và cởi mở, tránh suy diễn xa xôi. Tuy nhiên, còn có một vài gợi ý khác như sau: Nếu đang tham gia thị trường, đừng cố bênh vực niềm tin sai lầm của bản thân bằng cách vận dụng lối suy luận lắt léo trước những sự thực hiển nhiên. Nếu bạn đang mua vào hoặc là bán khống, bạn sẽ có xu hướng đánh giá sự việc một cách chủ quan và sẽ cố xoay chuyển nó theo hướng giống với những định kiến bạn đã mang sẵn trong đầu. Có lẽ là không quá khi nói rằng đây chính là trở ngại lớn nhất trên con đường dẫn tới thành công. Điều tối thiểu nhất mà bạn có thể làm lúc này là hãy tránh suy luận ngược nhằm cố biện hộ cho trạng thái của chính mình. Sau một đợt tăng điểm kéo dài, đừng cố dùng suy luận ngược để thuyết phục bản thân rằng giá sẽ còn lên cao nữa; tương tự, sau một đợt xuống giá mạnh, đừng để những suy diễn bi quan trở nên quá phức tạp. 

Hãy tỏ ra nghi ngờ tin tốt khi giá cả đã lên cao và tin xấu khi giá cả đã xuống thấp. Hãy nhớ rằng một tin tức chỉ có thể gây ra “một” sự biến động trong giá cả. Nếu sự biến động đã xảy ra trước khi tin tức đó chính thức được công bố, do kết quả của những lời đồn hay kỳ vọng của đám đông, thì sẽ không lặp lại lần nữa sau khi lời công bố chính thức được đưa ra; nhưng nếu trước khi tin tức đó được chính thức công bố mà không có sự biến động nào về giá cả thì sau đó nó sẽ tác động tới tình hình hiện tại của thị trường và có thể gây ra sự biến động về giá cả.

VÒNG QUAY ĐẦU CƠ

Hầu hết những người kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp trên thị trường sẽ đều phải thừa nhận rằng những biến động giá cả không đáng kể – dao động trong khoảng từ năm đến mười đô-la – xảy ra ở những cổ phiếu có tính đầu cơ cao – phần lớn đều là do vấn đề tâm lý. Chúng là kết quả của rất nhiều cách phản ứng khác nhau của đám đông, hay nói chính xác hơn là thái độ của những người đang tham gia thị trường tại thời điểm đó. Những biến động giá cả như vậy thường bắt nguồn từ những “yếu tố kinh tế cơ bản” – nghĩa là những thay đổi thật sự trong chính sách trả cổ tức hay sự biến động trong khả năng sinh lời của một công ty niêm yết nào đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể hoàn toàn không phải vậy. Thông thường, những biến động lớn trên thị trường trong vòng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm là kết quả của những thay đổi trong khía cạnh tài chính; nhưng những biến động nhỏ và ngắn hạn hơn thường là kết quả của những thay đổi trong suy nghĩ của đám đông các nhà đầu tư và kinh doanh, thứ có thể có hoặc không trùng khớp với những thay đổi trong các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Để bạn đọc thấy rõ hơn yếu tố tâm lý đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như thế nào, ta sẽ cùng nghe lại một mẩu đối thoại giữa những người kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, và đây hoàn toàn là những điều có thể được nghe thấy hàng ngày trên Phố New hay tại các quán cà phê quanh đó. “Thế nào, anh biết được gì rồi?” Một người hỏi bạn anh ta. Câu trả lời là: “Có vẻ như thiên hạ đều đã bán khống và giờ đang nợ cổ phiếu . Vậy nên tôi vừa mới mua lại số cổ phiếu Steel của mình rồi ”. “Những người tôi gặp đều nghĩ hệt như anh. Ai cũng ra sức mua lại vì nghĩ những người khác đã bán khống – trong khi thị trường thì vẫn chưa có dấu hiệu đi lên rõ rệt. Tôi cho là lúc này không mấy người cần mua lại cổ phiếu nữa đâu, và nếu đúng là như thế thì thị trường sẽ còn giảm nữa.” “Đúng thế, chỉ có điều bây giờ ai cũng nói như anh cả – tất cả họ đã bán vì nghĩ những người khác đã mua rồi. Tôi nghĩ bán khống lúc này vẫn có lợi như trước đây thôi.” Rõ ràng là chuỗi tư duy đó có thể sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng. Những thay đổi nhanh chóng trong đánh giá về thị trường của mọi người khiến ta liên tưởng tới trò chơi bập bênh, trong đó mỗi bên lần lượt giành phần thắng cho mình trong chuỗi tư duy liên tục và cuối cùng chẳng có ai đi tới cái đích cụ thể nào cả. Suy luận của hai nhân vật này dựa vào một điểm mấu chốt, họ cho rằng suy nghĩ của một người đang đầu tư (hay đầu cơ) theo giá lên sẽ hoàn toàn khác so với suy nghĩ của một người đang đầu cơ theo giá xuống. Và do đó, trong những cuộc hội thoại như thế này, điều mà họ đang nói tới chính là thái độ của đám đông những người đang tham gia vào thị trường lúc bấy giờ ra sao. Nếu phần đông các nhà đầu tư lướt sóng , vốn rất dễ lung lay, lạc quan cho rằng thị trường sẽ đi lên thì bất cứ dấu hiệu nào của điều ngược lại cũng sẽ khiến họ nhanh chóng bán ra, kết quả là thị trường sẽ đi xuống. Trong khi đó, nếu phần đông những người này cho rằng thị trường đang đi xuống thì một dấu hiệu đi lên sẽ lại khiến họ lập tức mua vào và cùng với nó thị trường sẽ đi lên. Vấn đề tâm lý trong đầu cơ có thể được xem xét từ hai khía cạnh với tầm quan trọng tương đương. Một là, tâm lý của công chúng sẽ có tác động như thế nào tới thị trường? Và một thị trường bị ảnh hưởng bởi tâm lý như vậy sẽ diễn biến ra sao? Hai là, tâm lý của cá nhân một nhà đầu tư hay kinh doanh sẽ ảnh hưởng thế nào tới khả năng có được lợi nhuận của chính anh ta?. Liệu anh ta có vượt qua được trở ngại do chính những kỳ vọng, nỗi sợ hãi, sự dè dặt cũng như ngoan cố của bản thân gây ra hay không?. Và nếu có thì anh ta sẽ làm được tới đâu?. Hai khía cạnh này trong thực tế liên quan tới nhau chặt chẽ đến mức khả năng xem xét chúng một cách riêng rẽ là hầu như không có. Đầu tiên chúng ta cần nghiên cứu vấn đề tâm lý đầu cơ một cách tổng thể, rồi sau đó mới có thể thử đưa ra các kết luận về cả những tác động của nó lên thị trường cũng như ảnh hưởng của nó tới khả năng thành bại của cá nhân các nhà đầu tư. Để cho thuận lợi có lẽ chúng ta nên bắt đầu bằng cách tìm lại nguồn gốc sâu xa của một chu kỳ đầu cơ điển hình, một kịch bản lâu nay vẫn lặp đi lặp lại, hết lần này đến lần khác, hết năm này sang năm khác ở các thị trường chứng khoán và đầu cơ trên toàn thế giới – và có lẽ sẽ còn tiếp diễn chừng nào giá cả vẫn được định đoạt thông qua quá trình tranh giành lợi ích giữa người bán và người mua còn con người thì vẫn mải miết chạy đua tìm kiếm lợi nhuận và tránh xa khỏi thua lỗ. Ban đầu, giao dịch không hề sôi động, giá cả biến động rất ít còn công chúng thì hầu như chẳng để tâm chút nào tới thị trường. Sau đó giá cả có dấu hiệu nhích lên đôi chút, nhưng mơ hồ đến nỗi khó mà cảm nhận được. Không có lý do hợp lý nào giải thích cho điều này và mọi người đều cho rằng nó chỉ là hiện tượng nhất thời gây ra bởi một vài giao dịch của các nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Tất nhiên, trên thị trường lúc này, cũng như mọi thời điểm khác, luôn có một lượng cổ phiếu nào đó đã được bán khống, đang “ngủ yên” chờ đợi thời cơ được mua để trả lại. Bởi một cổ phiếu có tính đầu cơ cao hiếm khi có thể thoát khỏi vòng xoáy của hoạt động đầu cơ kiểu này. Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu của chu kỳ, hoạt động đầu cơ trong công chúng vẫn còn khá hiếm hoi, chỉ có một số ít người sẵn sàng bán cổ phiếu mình đang sở hữu để hưởng phần chênh lệch khi giá tăng, do đó giá cả đã không hề bị ảnh hưởng bởi hoạt động chốt lời trên quy mô lớn. Tuy nhiên, số ít những nhà kinh doanh chuyên nghiệp thì lại nhìn nhận theo một hướng khác. Cho rằng một sự nhúc nhích nhỏ là điểm sáng duy nhất có thể hy vọng vào thời điểm này và cơ hội dù nhỏ vẫn cần được tận dụng nếu muốn kiếm chút lợi nhuận, họ nhanh chóng đi vay cổ phiếu và bán ra thị trường. Làn sóng đó khiến cho giá cả gần như quay trở về mức nguội lạnh ban đầu. Ít lâu sau, một đợt tăng điểm khác lại diễn ra, lần này mạnh mẽ hơn lần đầu đôi chút. Một số nhà kinh doanh nhạy bén ngay lập tức nắm bắt xu hướng và bắt đầu mua vào. Nhưng công chúng thì vẫn thờ ơ còn lượng cổ phiếu đang chờ được mua lại vẫn tiếp tục “ngủ yên” bởi phần lớn trong số chúng đã được vay để bán ra với giá cao hơn giá hiện tại rất nhiều. Dần dần, giá cả tăng mạnh hơn và bắt đầu ở vào mức cao. Một số người đang nợ cổ phiếu tỏ ra e ngại, họ tiến hành mua vào, hoặc là để bảo toàn một phần lợi nhuận, hoặc là để tránh không thua lỗ. Xu hướng tăng trở nên rõ rệt và một làn sóng mạnh mẽ những người kinh doanh bắt đầu nhận ra điều đó, họ nhào theo con sóng và tích cực mua vào. Công chúng cũng nhận thấy sự tăng giá và một mặt bắt đầu nghĩ rằng thị trường có thể sẽ còn tiến xa hơn nữa; thế nhưng mặt khác vẫn cho rằng cơ hội để mua vào vẫn còn đang ở phía trước khi thị trường có phản ứng điều chỉnh. Chẳng lấy gì làm lạ khi kịch bản ấy không hề diễn ra. Những người chần chừ đã không có được cơ hội để mua vào nữa. Giá cả càng lúc càng vọt lên nhanh hơn. Đương nhiên cũng có những khoảng thời gian nó có vẻ chững lại nhưng cứ mỗi lần như thế thị trường lại có vẻ “quá mong manh để có thể mạo hiểm”. Và đến khi tăng trở lại, giá cả thường diễn biến rất nhanh với mức tăng nhảy vọt khiến cho những-nhà-đầu-tư-hay-do-dự này bị tụt lại phía sau ngày càng xa hơn. Dần dần, ngay cả những tay bán khống lì lợm nhất cũng phải lo lắng trước khoản nợ đang tăng lên từng ngày từng giờ và bắt đầu mua vào với số lượng lớn. Với họ, những kẻ luôn theo dõi sát sao thị trường thì có vẻ như nó đang “sôi lên sùng sục” và có thể lập đỉnh mới vào bất cứ thời điểm nào. Dù niềm tin của họ vào xu hướng giá giảm có chắc chắn đến đâu thì rốt cuộc, họ cũng phải đầu hàng sau khi chứng kiến hết đợt tăng điểm này đến đợt tăng điểm khác. Họ buộc phải mua lại tất cả những gì có thể rồi tự an ủi rằng mình sẽ không phải gánh thêm khoản thua lỗ nào nữa. Lúc này, đám đông công chúng bắt đầu kết luận rằng thị trường hiện nay “quá vững chắc để có thể đảo chiều” và điều duy nhất nên làm là “mua vào bằng bất cứ giá nào”. Suy nghĩ này lại làm xuất hiện một làn sóng mua vào mạnh mẽ hơn nữa và điều này – đến lượt nó – lại đẩy giá cả lên những mặt bằng mới, cao hơn. Để rồi những kẻ nhanh tay mua vào lại có cơ hội hỉ hả với nhau về những món lời kiếm được một cách dễ dàng và nhanh chóng của mình. Có người mua ắt có kẻ bán – hay, nói cho chính xác hơn, có bao nhiêu cổ phiếu được mua vào thì cũng sẽ có bấy nhiêu cổ phiếu được bán ra, bởi ở giai đoạn này, trên thực tế, số lượng người mua lớn hơn rất nhiều so với số lượng người bán. Vào thời gian đầu của đợt tăng giá, nguồn cung cổ phiếu thường nhỏ giọt và thưa thớt; nhưng khi giá cả tăng cao hơn, ngày càng có nhiều người nắm giữ cổ phiếu thỏa mãn với mức lợi nhuận của mình và sẵn sàng bán ra. Những kẻ vẫn gan lì tin vào xu hướng giảm cũng bắt đầu tìm cách hãm bớt đà tăng điểm bằng việc bán khống mỗi khi giá cả vọt lên với hy vọng đó sẽ là đỉnh cao nhất và sau khi đã đạt đỉnh, giá nhất định phải đi xuống. Nhưng những mức đỉnh mới cứ tiếp tục được lập ra và họ tiếp tục chịu sức ép phải mua lại với giá cao hơn hết lần này đến lần khác, mỗi lần chịu thêm một chút lỗ cho đến khi cái đỉnh thực sự được xác lập. Việc bán ra trong giai đoạn này, theo quy luật, không xuất phát từ những người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất. Những người này thường có khả năng phán đoán đủ chính xác hoặc có những mối quan hệ đủ sâu rộng để đảm bảo rằng họ luôn có lợi nhuận; và cả hai điều này đã ngăn cản họ bán ra trong giai đoạn đầu của đợt tăng điểm, khi việc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang hứa hẹn sẽ còn mang lại những khoản lợi nhuận lớn hơn rất nhiều. Việc giá cả bị đẩy lên cao tới mức nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu tín dụng được thả lỏng và các ngành kinh doanh nói chung đang trong giai đoạn phát đạt thì có thể hy vọng vào một đợt tăng điểm kéo dài; còn nếu các ngân hàng siết chặt cho vay trong khi sản xuất kinh doanh chẳng lấy gì làm sôi động thì sức tăng chắc chắn sẽ chỉ ở một mức giới hạn nào đó. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không thuận lợi thì những đợt bán ra ồ ạt từ những tay bán khống – trên thực tế – sẽ chấm dứt đà tăng của thị trường; nhưng nếu thị trường được hỗ trợ bởi nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định thì đà tăng sẽ được duy trì cho đến khi xuất hiện lực bán ra từ những người mua cổ phiếu để đầu tư thực sự, và những người này sẽ chỉ bán ra khi cho rằng giá cả đã đạt đỉnh. Ở một khía cạnh nào đó, thị trường luôn là sàn đấu giữa những người đầu tư và đầu cơ. Mối quan tâm chủ yếu của các nhà đầu tư thực sự là tỷ lệ lãi suất , nhưng họ cũng không ngần ngại kiếm lời bằng cách mua thấp bán cao. Những người này sẵn sàng đầu tư vào một cổ phiếu mà họ cho là có tiềm năng ở mức giá có thể đem lại tỷ lệ lãi suất 6% một năm; song họ cũng có thể bán chúng ra ngay lập tức để đổi lấy mức lời chỉ 4%. Trong khi đó, một tay đầu cơ chẳng bao giờ thèm quan tâm tới tỷ lệ lãi suất. Anh ta muốn mua vào trước khi giá tăng và bán khống trước khi giá giảm. Anh ta cũng có thể mua ngay cả khi giá đang ở đỉnh của một đợt tăng điểm mạnh, miễn là anh ta biết sẽ còn những đợt tăng tiếp theo. Bởi vậy, khi thị trường đi lên, các nhà đầu tư lần lượt cảm thấy thỏa mãn với tỷ lệ lãi suất đạt được và quyết định bán cổ phiếu của mình đi. Do đó, lượng cổ phiếu được quay vòng bởi các nhà đầu cơ sẽ liên tục tăng lên tựa như một quả cầu tuyết càng lăn lại càng phình to ra. Thông thường, trong một đợt biến động giá ở mức trung bình, với mức tăng từ 5 đến 20 đô-la một cổ phiếu, giao dịch của các nhà đầu tư là ít hơn nhiều so với các nhà đầu cơ. Cứ mỗi một trăm cổ phiếu bán ra ở mức giá 150, nhà đầu tư thu được 15.000 đô-la; nhưng cũng với số tiền trên, nhà đầu cơ có thể dễ dàng quay vòng lượng cổ phiếu lớn hơn đến mười lần. Lý do khiến lượng cổ phiếu được các nhà đầu tư bán ra thị trường tạo được ảnh hưởng lớn đến như vậy không nằm ở số lượng cổ phiếu được bán ra thị trường vào thời điểm đó, mà bởi vì chúng có lượng cung cố định và không bao giờ bị thiếu cho đến khi giá cả bị xuống thấp một cách đáng kể. Ngược lại, những người đầu cơ có thể sẽ mua lại những gì chính anh ta hay những nhà đầu cơ khác đã bán đi ngày hôm trước. Đến một lúc nào đó, dường như tất cả đều đang mua vào. Giá cả trở nên rối loạn. Một cổ phiếu có thể tăng vọt và khiến những tay bán khống kiên cường nhất cũng phải hốt hoảng. Một cổ phiếu khác cũng tăng mạnh tương tự, nhưng rồi sau đó lại lặng lẽ hạ nhiệt ngay lập tức trong khi còn chưa có ai kịp để mắt tới nó, giống như một chú ếch con bất ngờ nhảy ra khỏi giếng rồi lặn mất tăm. Một vài cổ phiếu khác cũng dao động mạnh không kém, tuy chỉ là quanh một mức nhất định, giống như chiếc tàu khổng lồ chạy bằng guồng nước đang cố thoát khỏi chỗ cạn trên bãi cát ở cửa sông. Nhưng rồi cuối cùng, thị trường cũng phải đi xuống chút ít, nếu không nói là điều chỉnh mạnh, nó tròng trành như thể chiếc thuyền đang bị cơn bão lớn đe dọa nuốt trôi tất cả hàng hoá trên boong. Đây lại được xem như một “sự điều chỉnh tích cực”, mặc dù nó chẳng có lợi cho ai ngoài những nhà đầu cơ theo giá giảm. Nhưng sau chút sóng gió, giá cả lại trở lại mức cao như cũ và mọi người đều hài lòng, ngoại trừ một vài kẻ bảo thủ nhất vẫn còn ảo tưởng về xu hướng đi xuống vững chắc của thị trường. Họ sẽ lập tức bị coi như những kẻ tầm thường chỉ đáng làm chủ đề cho những câu chuyện phiếm. Kỳ lạ thay, dù giá cả đang ở mức cao và mọi người đều đang mua vào nhưng dường như vẫn luôn có đủ cổ phiếu chào bán cho những người mới muốn tham gia vào thị trường. Và một vài tư duy đủ kỳ quặc để dành thời gian làm bận đầu mình với những điều như thế còn nhận ra rằng giá cổ phiếu nói chung giờ đây không còn tăng mạnh như trước nữa, nếu không muốn nói là đang dậm chân tại chỗ. Những tay đầu cơ nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất nhận thấy thị trường giờ đã đủ lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu khổng lồ của họ nên đang bán ra dần dần. Và như vậy là vẫn luôn có đủ cổ phiếu quay vòng trên thị trường. Những nhà đại tư bản của chúng ta hiếm khi nào lại ở trong tình trạng “hết hàng”. Họ chỉ đơn giản là có nhiều cổ phiếu hơn khi giá thấp và ít cổ phiếu hơn khi giá lên cao mà thôi. Hơn nữa, rất lâu trước khi nguồn cung cổ phiếu có nguy cơ cạn kiệt, rất nhiều cổ phiếu mới đã ra đời. Khi thị trường đang sôi động với lượng người tham gia đông đảo, một lượng bán chốt lời có thể được hấp thụ trong vòng ba, bốn ngày hay một tuần, sau đó giá cả mới giảm xuống. Nhưng nếu lượng đầu cơ không nhiều, thị trường sẽ có thể trụ vững ở mức đỉnh trong vài tuần, thậm chí là vài tháng. Những người nắm nhiều cổ phiếu sẽ có cơ hội kiếm được những món lợi nhuận lớn nhờ bán dần nhiều đợt với số lượng nhỏ ra thị trường trước khi giá cả chìm sâu. Những tay bán khống quy mô lớn hóa ra lại không phải là những người hùng không thể bị đánh bại. Họ thường bán ra quá sớm và sau đó ngậm ngùi chứng kiến thị trường liên tiếp lập những kỷ lục mới, hoặc là nắm giữ quá lâu và phải chịu thua lỗ nặng trước khi thoát khỏi thị trường. Trong những đợt bán chốt lời như thế này, các nhà đầu tư giá lên sẽ vô tình nhận được rất nhiều sự giúp đỡ không chủ ý từ phía các nhà đầu tư giá xuống. Tuy nhiên, dù những kẻ chịu ơn này có cẩn trọng che giấu động thái bán ra của mình đến đâu chăng nữa thì họ cũng vẫn sẽ bị các chuyên gia phân tích và những người thường xuyên theo dõi biểu đồ diễn biến của thị trường phát hiện. Và một lượng đáng kể các giao dịch bán khống nhỏ lẻ sẽ diễn ra trong khi thị trường dao động trong khoảng một vài điểm quanh mức đỉnh của nó. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao ở những cổ phiếu có tính đầu cơ cao thường có sự biến động giá cả ngắn và ít hơn so với những cổ phiếu khác – và điều này ngược lại với những gì mọi người vẫn lầm tưởng. Hình thức bán khống rất khó tồn tại trong thị trường hạn hẹp. Một khi khoảng trùng trình ở đỉnh thị trường bị phá vỡ, đà sụt giảm sẽ có tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trước đó, nguồn cung nhanh chóng tăng lên và cổ phiếu được chuyển qua chuyển lại hết nhà đầu cơ này đến nhà đầu cơ khác với mức giá ngày một thấp hơn. Đôi khi chúng được giữ lại khá lâu bởi bàn tay của những kẻ ngoan cố nhất định chờ giá lên rồi mới bán ra, khiến một bộ phận những người đang nợ cổ phiếu phát hoảng và phải mua ngay lại. Thị trường nhờ vậy mà có được một đợt hồi phục đáng kể. Song nhìn chung, chừng nào lượng cổ phiếu đó vẫn còn trôi nổi trên thị trường thì xu hướng chung của giá cả vẫn sẽ là tiếp tục đi xuống. Trước khi các nhà đầu tư và tư bản đầu cơ tầm cỡ quay trở lại thị trường, lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi đám đông các nhà đầu cơ giá lên vẫn tiếp tục tăng lên khá đều đặn. Trong khi đó, nguồn cung trôi nổi các cổ phiếu trên Phố Wall vẫn không hề giảm sút và các giao dịch bán khống cũng ngày càng gia tăng. Dĩ nhiên, các nhà đầu cơ theo giá lên sẽ phải gánh cả lượng cổ phiếu bán khống cũng như lượng cổ phiếu trôi nổi đó, bởi lẽ có kẻ bán ắt phải có người mua, cho dù đó là cổ phiếu đầu cơ theo giá lên hay giá xuống. Trên thực tế, các cổ phiếu đã được bán khống cũng liên tục được mua trả lại mỗi khi thị trường giảm sâu, nhưng trong hầu hết trường hợp các nhà đầu cơ đều trở lại vòng quay và bán khống lần nữa, ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào cơ hội mà họ nắm bắt được. Tính trung bình, lượng cổ phiếu được bán khống sẽ lớn nhất khi giá cả ở những mức thấp, mặc dù tại một vài thời điểm trong suốt quá trình đi xuống của thị trường, lượng bán khống sẽ nhiều hơn tại thời điểm thị trường chạm đáy, khi đó, chính lượng cổ phiếu được mua vào để trả nợ lại chính là cứu cánh cho những cơn hoảng loạn cực độ của đám đông. Sự đi xuống của thị trường, cũng giống như lần đi lên trước đó, một lần nữa sẽ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế cơ bản; bởi nếu nền kinh tế đang vận hành trơn tru thì các nhà đầu tư và tư bản đầu cơ sẽ trở lại thị trường sớm hơn so với khi dòng vốn đầu tư đang khan hiếm và viễn cảnh của các ngành sản xuất kinh doanh không có gì tươi sáng. Như một quy luật, lượng người mua vào sẽ không tăng mạnh cho đến ngày “đại hạ giá”, thời điểm một lượng rất lớn cổ phiếu được bán ra với giá thấp bằng hàng loạt các lệnh bán cắt lỗ. Các nhà kinh doanh trực tiếp trên sàn lập tức nắm lấy cơ hội này để dìm giá xuống và hậu quả là hàng loạt cổ phiếu mất giá mạnh trên diện rộng. Thị trường bỗng nhiên tràn ngập các cổ phiếu rẻ bất ngờ và những nhà đầu tư và đầu cơ khôn ngoan – cả lớn lẫn nhỏ nhưng phần nhiều là lớn hoặc sắp trở nên như vậy – liền mải mê thu nhặt chúng. Giới hạn giá của rất nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu bị phá vỡ do thị trường liên tục phá đáy và họ không thể tiếp tục mua vào nữa. Những người này sẽ không mua vào trở lại cho tới khi một chu kỳ tăng giá mới bắt đầu. Rất nhiều cổ phiếu khống cũng được mua lại tại những thời điểm thị trường thủng đáy như thế này, nhưng không phải tất cả. Và cái kết của một ngày “đại hạ giá” chính là sự xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu khống cần được mua lại. Giá cả nhờ thế mà hồi phục đôi chút nhưng khi lượng cầu tạm thời này qua đi, thị trường lại tiếp tục quay đầu đi xuống và rơi vào trạng thái ảm đạm kéo dài. Và đây cũng chính là tình trạng tại thời điểm bắt đầu của vòng quay đầu cơ mà chúng ta vừa phân tích. Những diễn biến trong một chu kỳ của thị trường như trên thường rất giống nhau hết lần này đến lần khác, dù nó có thể kéo dài một tuần, một tháng hay là một vài năm. Một chu kỳ dài thường trải qua rất nhiều giai đoạn chuyển tiếp, những giai đoạn này đến lượt chúng lại bao gồm những vòng quay tương tự. Các nhà đầu tư thường sẽ không tham gia vào một chu kỳ nhỏ, nhưng những yếu tố liên quan tới một chu kỳ biến động giá trong khoảng ba điểm sẽ hầu như giống với những gì liên quan tới một đợt biến động trong khoảng 30 điểm, mặc dù sẽ rất khó để nhận ra chúng. Đến đây chúng ta chợt nhận ra một sự thật hiển nhiên rằng những gì được mô tả ở trên thực chất là câu chuyện về những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của con người; về những diễn biến tâm lý xuất phát từ chính trạng thái của một nhà đầu tư hay đầu cơ trên thị trường chứ không phải từ những đánh giá khách quan về tình hình thực tế của họ; về sự phản chiếu không hề chắc chắn của một hiện tại chủ quan vào một tương lai bất định dù không phải là hoàn toàn không thể dự đoán trước, được thực hiện bởi trí tưởng tượng phong phú của đám đông công chúng. Tạm thời gạt sang một bên ảnh hưởng của những yếu tố cơ bản của nền kinh tế, nhiệm vụ của chúng ta là tìm kiếm cả nguyên nhân lẫn ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý này tới hoạt động đầu cơ.

Các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán thường gặp

Tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng đến mức độ ổn định của thị trường. Trong giao dịch, ngoài việc am hiểu kiến thức thị trường, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quyết định đến sự thành công của nhà đầu tư. Có thể thấy, tâm lý học đầu tư trên thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước những diễn biến thị trường. Dưới đây là tâm lý học trong đầu tư chứng khoán thường hay gặp.

Các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán

Nếu có một tâm lý “sai lệch” thì các nhà đầu tư thường gặp rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán rất cao. Vậy trong chứng khoán, nhà đầu tư thường có các dạng tâm lý nào?

Tâm lý đám đông

Dù ở bất kỳ thời điểm nào thì thị trường tài chính luôn bị tác động bởi lòng tham và sự sợ hãi. Tâm lý đám đông thường để chỉ một nhóm các nhà đầu tư, hay những nhà đầu tư riêng lẻ dựa vào đám đông để hành động. Tâm lý này thường chạy theo một hướng, xuất hiện trong 2 trường hợp: Một là, nhà đầu tư quá hưng phấn; hai là họ quá sợ hãi. Dù là trường hợp nào cũng đều nguy hiểm như nhau.

tam-ly-dam-dong-trong-dau-tu-chung-khoan-

Một khi nhà đầu tư mang tâm lý quá hưng phấn dễ tạo ra giá ảo còn nếu còn quá sợ hãi thì thường bán tháo cổ phiếu để “cắt lỗ”. Hiệu ứng bầy đàn là một trong các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán quan trọng, chi phối đến sự tăng giảm giá của cổ phiếu. Khi đám đông thị trường đua nhau mua một cổ phiếu thì giá mã cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại.

Nguyên nhân của tâm lý đám đông là do nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt chính xác, đầy đủ thông tin, không có sự phân tích và nghiên cứu. Để hạn chế tình trạng này, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, không ngừng cập nhật thông tin chính thống để tránh bị chi phối từ đám đông.

Tâm lý tự tin

Tâm lý tự tin quá là hành vi tâm lý phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý này có thể che khuất lý trí của các nhà đầu tư khi dự đoán kết quả của mình. Khi nhà đầu tư quá tự tin thường sẽ dễ dàng bị tác động bởi các biến động của định giá cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán. 

Trên thị trường chứng khoán chứa nhiều rủi ro bất ngờ mà mọi nhà đầu tư đều có thể gặp trong quá trình giao dịch. Vì thế, bạn cần cập nhật liên tục thị trường, theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng cũng như biết cách phân tích, nhận định cổ phiếu. Bạn cũng có thể tham gia trao đổi với các chuyên gia hoặc những nhà đầu tư chuyên nghiệp để có góc nhìn đa chiều về thị trường này để có được tỷ suất sinh lời cao nhất.

Tâm lý lạc quan quá mức

Lạc quan là một tâm lý tích cực giúp cho con người vượt qua hoàn cảnh bất lợi. Từ đó giúp chúng ta vượt qua khó khăn thách thức. Đối với tâm lý lạc quan quá mức thì xuất phát từ sự quá tự tin. Nhà đầu tư thường tự tin với những quyết định của mình. Họ tin tưởng vào thị trường trong tương lai sẽ tốt hơn thực tế đang diễn ra.

tam-ly-lac-quan-qua-muc..

Lạc quan là bậc đầu tiên trong tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán của một số nhà đầu tư. Với triển vọng tích cực trong tương lai làm tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn chấn. Điều này sẽ dẫn đến hành động mua cổ phiếu của nhà đầu tư. 

Điểm tích cực trong cung bậc tâm lý này chính là khả năng kích thích đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, không biết điểm dừng mặc dù đang thua lỗ. Điều này thường dẫn đến tâm lý bi quan cho nhà đầu tư. 

Tâm lý sợ thua lỗ

Với các nhà đầu tư, tài khoản chắc chắn là “vật bất ly thân” với họ. Vì vậy, không một ai thích cảm giác thua lỗ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng chính ác cảm với cảm giác thua lỗ lại khiến bạn tổn thất thậm chí nặng nề hơn. Khi tham gia đầu tư chắc hẳn bạn đã từng sợ hãi khi cổ phiếu liên tục giảm 5 đến 10%. Bạn đã không quyết định bán ra mà ôm hy vọng chúng sẽ tăng giá trở lại. Thế những cổ phiếu của bạn tiếp tục giảm sâu hơn khiến bạn thua lỗ 20% và sẽ còn nhiều hơn nữa. 

Sợ rủi ro thuộc tâm lý học trong đầu tư chứng khoán, được hình thành từ các xung đột trong tâm lý của nhà đầu tư, giữa sự kỳ vọng vào các khoản lời và các khoản lỗ. Trong đó, trạng thái thua lỗ mang đến tư tâm lý nặng nề hơn so với lợi nhuận. Yếu tố tâm lý sợ thua lỗ xuất phát từ việc thiếu tự tin, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý này thường khiến nhà đầu tư lưỡng lự và bỏ qua các cơ hội tốt để hành động.

Làm sao để quản trị tâm lý giao dịch chứng khoán?

Thị trường chứng khoán biến động không ngừng, có lúc lên và cũng có thế bất ngờ xuống. Vì thế, mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý và giữ được sự bình tĩnh. Là một nhà đầu tư, chúng ta cần học cách tránh xa tham lam và sự sợ hãi – hai tâm lý đầu tư phổ biến nhất trên thị trường. Vậy làm sao để đưa ra quyết định đắn dựa trên các phân tích chứ không phải phụ thuộc vào cảm xúc.

lam-the-nao-de-quan-tri-tam-ly-trong-giao-dich-chung-khoan-

Không đặt mục tiêu quá cao về lợi nhuận

Khi đặt kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì bạn phải chọn mua các mã cổ phiếu càng rủi ro trong những giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán. Khi đó, cổ phiếu sẽ biến động nhiều hơn dẫn đến tổn thất mà nhà đầu tư có thể gánh cũng lớn hơn. Kết quả là tâm lý của nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái bất ổn.

Vì vậy, bạn hãy kỳ vọng hợp lý về mức lợi nhuận trong khả năng có thể đạt được. Thông thường mục tiêu về lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán hợp lý trong khoảng 15 đến 20%/năm. Việc hạ kỳ vọng như vậy sẽ giúp bạn lựa chọn các mã cổ phiếu an toàn và ổn định hơn. Như vậy, tâm lý của bạn cũng sẽ càng thêm vững chắc hơn.

Bám sát mục tiêu, tuân thủ kế hoạch

Trong đầu tư để hạn chế rủi ro, bạn cần có các nguyên tắc riêng cho bản thân mình. Khi đã thiết lập bộ nguyên tắc cho bản thân, bạn cũng cần phải nghiêm khắc thực hiện chúng. Nguyên tắc giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt những cơ hội tốt, cũng như không FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội) theo đám đông.

bam-sat-muc-tieu-trong-dau-tu-chung-khoan--

Bạn cần nhớ rằng đám đông quyết định như thế nào đó là việc của họ, còn mình vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra. Không để cảm xúc chi phối mà cần tuân theo chiến lược đầu tư của đã phân tích trước đó của bản thân. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách liệt kê ra các mục tiêu, cách phân bổ tài sản cho hiện tại và tương lai. 

Trong quá trình đầu tư, hãy dựa vào quy trình và chiến lược bạn đã đề ra để ra quyết định, bất kể thị trường có như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư quản trị cảm xúc tốt hơn trong đầu tư chứng khoán chứ không đưa ra quyết định nhất thời dựa vào cảm xúc.

Đưa ra ít quyết định hơn

Bí quyết dễ nhất để kiểm soát tâm lý trong đầu tư chính là đưa ra ít quyết định hơn. Cách này thường sẽ phù hợp với những ai đầu tư chứng khoán dài hạn. Bạn có thể tận dụng phương pháp này bằng cách chọn ra các mã cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Sau đó đầu tư một khoản cố định vào những cổ phiếu này và giữ chúng trong dài hạn với lợi nhuận mục tiêu hợp lý.

Với phương pháp này, bạn nên tái cân bằng lại danh mục đầu tư 1 – 2 lần hàng năm nhằm kiểm soát phân bổ tài sản. Như vậy, bạn có thể vượt qua mọi sự biến động của thị trường chứng khoán và không bị cảm xúc chi phối trong hoạt động giao dịch của mình trước sự thay đổi về giá.

Hiểu rõ doanh nghiệp mà bạn đầu tư

Yếu tố quan trọng đầu tiên để quyết định đến sự thành bại trong đầu tư nằm ở cách mà bạn nhìn nhận và hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư vào. Một điều chắc chắn là bạn không thể mua một mã cổ phiếu mà không biết gì về nó. Việc nắm bắt rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đang đầu tư sẽ giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn. 

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số phương pháp định giá cổ phiếu để vững vàng tâm lý hơn khi thị trường biến động. Một số phương pháp cơ bản kể đến như P/B, P/E, EV/EBITDA…

Trên đây là tất các cả các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Để thành công trên thị trường này, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu biết về tài chính, kinh tế mà còn phải biết cách kiểm soát tâm lý. Quá tự tin, quá lạc quan, sợ thua lỗ và tâm lý đám đông là những tâm lý có thể tồn tại ở mỗi người. Các yếu tố tâm lý này ảnh hưởng đến quyết định hành vi đầu tư của mỗi người. Để đầu tư hiệu quả thì bạn không được để các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của mình.

Làm thế nào để kiểm soát được cảm giác sợ hãi cùng tâm lý hoài nghi

“Làm thế nào để kiểm soát được cảm giác sợ hãi cùng tâm lý hoài nghi và dự đoán được xu thế tăng giảm của thị trường?” là câu hỏi khiến không ít các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phải đau đầu tìm lời giải đáp. Xác định chính xác mức độ và dũng cảm đối mặt với các cảm xúc đó, đồng thời luôn giữ cho mình một cái “đầu lạnh” để có thể đưa ra được những đánh giá khách quan là điều không phải nhà đầu tư nào cũng làm được. Phần đông những người tham gia thị trường chứng khoán đều tìm cách tránh né những rủi ro và nỗi bất an bằng cách làm theo những gì người khác đang làm, với tâm lý là số đông luôn đúng. Điều này chính là nguyên nhân gây ra sự cuồng loạn của đám đông, khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo hàng loạt các tổn thất và biến thành thảm họa. Nhà đầu tư vĩ đại thế kỷ XX, Ben Graham từng nhận xét rằng: “Đầu cơ cổ phiếu chủ yếu là câu chuyện xoay quanh việc anh A cố gắng nghĩ xem anh B, C và D đang nghĩ gì – trong khi B, C và D cũng cố làm y như thế. ” Liệu có cách nào giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới chập chững đặt chân vào thị trường chứng khoán tránh được những cạm bẫy của việc đầu tư theo số đông và đưa ra được những quyết định sáng suốt bất chấp sự cuồng loạn của đám đông quanh mình hay không? Để tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi trên, các chuyên gia chứng khoán đã không ngừng đưa ra những lý thuyết và các phương pháp luận tân tiến để áp dụng vào thị trường chứng khoán. Các trào lưu đầu tư liên tục quay vòng, song các nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của nạn đầu cơ cùng các thảm họa tài chính khác. Bằng những kiến thức chuyên sâu về thị trường chứng khoán cùng khả năng phân tích tâm lý tài chính tài tình, Geogre Charles Selden đã mô tả những bí mật ẩn giấu đằng sau các nguyên lý hoạt động của thị trường chứng khoán, cung cấp những bài học quý báu giúp các nhà đầu tư có cái nhìn xuyên suốt và khách quan trong việc đưa ra những quyết định mang tính sống còn. Được xuất bản năm 1912, đã trải qua hơn 100 năm nhưng Psychology of Stock Market với phiên bản tiếng Việt mang tên Tâm lý thị trường chứng khoán vẫn giữ nguyên được giá trị của nó cho đến hôm nay. Với lối diễn đạt đơn giản nhưng logic, ngắn gọn nhưng sâu sắc, tác phẩm của G.C. Selden xứng đáng được tôn vinh là “cuốn sách bất tử với thời gian”, và trở thành “kinh thánh” cho các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là về tâm lý thị trường. Bên cạnh những lời khuyên bổ ích cùng những kiến thức vô giá về kinh doanh chứng khoán, Tâm lý thị trường chứng khoán cũng giúp người đọc thay đổi một số cách nhìn truyền thống về tâm lý đám đông trên thị trường. Như chính G.C. Selden đã nói, khi bạn nhận thức được về tâm lý đám đông theo cách này, cũng là lúc bạn có thể bước vào thị trường chứng khoán và khám phá những điều thú vị cùng những bí mật ẩn giấu phía sau trò chơi kinh doanh vĩ đại nhất mọi thời đại. Chúc các bạn thành công.

Đào bới dọc sông lấy vàng

Vàng tặc dùng máy múc và nhiều thiết bị đào bới nham nhở dọc sông Pà Nan, xã Tư, huyện Đông Giang để lấy vàng sa khoáng.
Lòng sông Pà Nan, thôn Ga Doong, xã Tư, huyện Đông Giang (dài hơn 1 km) những ngày qua bị cày xới nham nhở, hai bên sông phủ bùn đất trắng đục do khai thác vàng sa khoáng. Khu vực này là rừng đầu nguồn sông Vàng, giáp ranh giữa Quảng Nam và Đà Nẵng.
Xã Tư là nơi khai thác vàng trái phép dai dẳng nhiều năm qua ở tỉnh Quảng Nam. Có thời điểm, hàng trăm người tứ xứ kéo về đây để tìm kiếm vận may. Ngoài mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nơi đây còn xảy ra án mạng vì vàng. Như năm 2011, hai học sinh xã Tư dùng dao đâm chết hai phu vàng để cướp tài sản.
Giữa tháng 11, bãi vàng trái phép bên bờ sông Pà Nan có hai máy múc đang đào bới đất đá đưa lên máy lọc và ba máy bơm nước công suất lớn hoạt động. Xung quanh là rừng trồng cây keo tràm và rừng tự nhiên.
Khi thấy người lạ, nhóm làm vàng chừng 5 người tắt máy, dừng công việc khai thác đi vào rừng. Bãi vàng này cách UBND xã Tư khoảng 3 km, đường sá thuận lợi cho cả xe tải, xe máy.
Để phục vụ khai thác vàng vàng, hàng chục thùng chứa nhiên liệu, hóa chất được tập kết tại bãi.
Một máy hút nước được vàng tặc sử dụng để bơm cạn nước dưới hố sâu, sau đó máy xúc sẽ được đưa xuống xúc đất đá.
Máy xúc đưa đất đá lên máng lọc cao khoảng 3 m, nơi có hai máy bơm nước xả liên tục để lọc vàng.
Máng được thiết kế hình dích dắc, khi xả nước từ trên xuống, đất đá sẽ trôi ra ngoài, còn vàng nằm lại ở các tấm thảm dưới cùng. Nguyên nhân là vàng nặng hơn đất, cát và một số kim loại khác.
Sau khi lọc, vàng lẫn với nhiều kim loại được cho vào thuỷ ngân, xyanua để tách chiết. Những người thợ sau đó dùng khí gas, oxy để đốt lửa khò cho vàng nóng chảy, rồi loại bỏ hết tạp chất, cho ra vàng ròng.
Những đống đất đá chất cao thành núi giữa lòng sông Pà Nan chờ đưa vào máng lọc.
Quá trình đào vàng được vàng tặc thực hiện cuốn chiếu. Họ cho đào sâu gần 10 m, sau khi lọc lấy vàng thì lấp lại. Bùn đất trôi ra sông Pà Nan chảy về xuôi.
Những lán trại được dựng tạm bợ để người khai thác vàng trái phép nghỉ ngơi. Người đàn ông phục vụ nấu ăn cho vàng tặc cho biết, được thuê đến đây làm việc hơn hai tháng, mỗi ngày lo cơm nước cho 5 người đào vàng với tiền công 200.000 đồng ngày.
Theo người dân địa phương, sông Vàng chảy qua xã Tư trước đây có dòng nước trong xanh nhưng hơn 10 năm trong tình trạng đục ngầu do khai thác vàng gây ra. "Nhiều lần lực lượng chức năng vào truy quét, nước sông trong được vài ngày, sau đó lại đục ngầu khi những người đào vàng quay lại", một người dân nói.
Ông Avô Tô Phương, Chủ tịch huyện Đông Giang, cho biết địa phương không cấp phép hoạt động cho bất cứ mỏ vàng nào. Ở xã Tư, lực lượng chức năng đã nhiều lần truy quét, nhưng sau đó vàng tặc tiếp tục trở lại. "Huyện đã chỉ đạo nhiều lần nhưng cấp dưới chưa làm quyết liệt mới dẫn đến tình trạng trên", ông Phương nói.

Chứng khoán tăng mạnh nhất từ đầu tháng

Sau khi giảm gần 40 điểm vào đầu phiên sáng, VN-Index đột ngột đảo chiều đi lên nhờ dòng tiền giải ngân ồ ạt và chốt phiên hôm nay tăng 31 điểm.
Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đóng cửa ngày 16/11 sát mốc 943 điểm, là phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng đến nay và chặn đứng chuỗi giảm liên tiếp hai phiên trước đó.
Thị trường có hơn 415 cổ phiếu tăng điểm, trong đó 154 mã chạm trần và hầu hết "trắng bên bán". Rổ vốn hoá lớn cũng ghi nhận 9 cổ phiếu tăng hết biên độ, chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng. Thanh khoản thị trường lên mức cao nhất trong gần tám tháng trở lại đây khi có 1,04 tỷ cổ phiếu được sang tay, tương ứng giá trị giao dịch gần 14.400 tỷ đồng.
Kết quả này nằm ngoài dự đoán của phần đông công ty chứng khoán. Trước phiên hôm nay, ông Nguyễn Trung Du - Giám đốc khối Dịch vụ đầu tư và quản lý tài sản tại Công ty Chứng khoán Tân Việt - nhận định áp lực bán trên bình diện chung của thị trường vẫn quá lớn so với khả năng hấp thụ của dòng tiền trong giai đoạn hiện tại. Theo ông, đà giảm sẽ tiếp diễn và các mốc hỗ trợ tâm lý không còn nhiều ý nghĩa.
Thực tế cũng chứng minh nhận định của ông Du và nhiều nhóm phân tích chính xác, nhưng nó chỉ đúng trong khoảng một giờ đầu tiên từ khi mở cửa. VN-Index có thời điểm giảm gần 40 điểm, thủng mốc 900 điểm do hoạt động bán giải chấp của công ty chứng khoán và tâm lý thu hẹp danh mục cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân bao trùm thị trường. Số lượng cổ phiếu giảm sàn và không có bên mua thời điểm đó lên đến 250 mã. Thị trường gần như không còn cổ phiếu lội ngược dòng và đóng vai trò trụ đỡ.
Tuy nhiên, dòng tiền bắt đầu đổ vào gom những cổ phiếu mất hết biên độ từ 10h giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm. Chỉ số lấy lại sắc xanh sau đó nửa tiếng và giằng co quanh tham chiếu.
Sau giờ nghỉ trưa, hàng loạt cổ phiếu trong rổ VN30 như MWG, GVR, TCB, MBB đang từ giá sàn đảo chiều chạm trần. Hiệu ứng tích cực lan toả đến các cổ phiếu nhỏ và vừa, qua đó xoay chuyển thị trường từ sắc đỏ sang xanh. VN-Index nhờ đó vọt lên 943 điểm và duy trì quanh mức này đến khi đóng cửa.
Ông Võ Công Minh, Giám đốc kinh doanh Công ty Chứng khoán ACB, cho rằng diễn biến trong phiên chiều này cho thấy quy luật "quả banh lông" của thị trường chứng khoán, tức rơi xuống nhanh vì tin đồn tiêu cực thì nẩy lên cũng nhanh khi xuất hiện những thông tin tích cực. Ông bỏ ngỏ việc dự đoán VN-Index có sớm trở lại mốc 1.000 điểm hay không, nhưng cho rằng chỉ số đại diện cho sàn TP HCM nhiều khả năng nối dài chuỗi hưng phấn trong hai phiên cuối tuần.
"Động lực tăng của thị trường sẽ đến từ việc nhiều cổ phiếu đi lên giúp áp lực bán giải chấp chéo được cởi trói và tác động tiêu cực của những thông tin như tăng lãi suất, xử lý vi phạm, trái phiếu doanh nghiệp đã phản ánh hết trong đợt điều chỉnh của VN-Index trong hai tháng qua", ông Minh nhận định.
VIC, BID, GAS, CTG và VHM là 5 cổ phiếu giữ vai trò dẫn dắt thị trường trong phiên hôm nay. Ở chiều ngược lại, VNM, NVL, SAB, EIB và PDR tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Trong đó, NVL và PDR tiếp tục mất hết biên độ, dư bán giá sàn lần lượt 46,8 triệu cổ phiếu và 82,6 triệu cổ phiếu.
Dòng tiền của nhà đầu tư hôm nay tập trung vào nhóm tài chính với hơn 4.370 tỷ đồng. Công nghiệp, tiêu dùng thiết yếu, nguyên vật liệu và bất động sản xếp tiếp theo khi đều hút trên 1.000 tỷ đồng. Bốn cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất đều đóng cửa tại giá trần. DGC, cổ phiếu của Công ty Hoá chất Đức Giang, dẫn đều về giá trị khớp lệnh với 655 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài nối dài mạch mua ròng phiên thứ 8 liên tiếp. Nhóm này giải ngân 2.226 tỷ đồng trong khi bán ra chưa đến 1.600 tỷ đồng. HPG là cổ phiếu được gom nhiều nhất, trong khi ngược lại thì VNM đứng đầu danh sách xả hàng.
Phương Đông

Con đường làm giàu

Có rất nhiều con đường làm giàu khác nhau

Nghề gì cũng có thể giàu được

Nghiên cứu tâm lý người Việt Nam

Nói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu, đã giúp cho dân tộc ta tồn tại được cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt mấy nghìn năm lịch sử
1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)


* Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả, bên cạnh việc am hiểu kiến thức thị trường nói chung thì yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò quyết định sự thành công cho nhà đầu tư (NĐT). Có thể nói, tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán phản ánh thái độ của NĐT trước các diễn biến thị trường. Các yếu tố tâm lý phổ biến nhất có thể kể đến như: tâm lý bầy đàn, quá tự tin vào bản thân, quá lạc quan hoặc bị quan hay tâm lý sợ thua lỗ.

Những tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn

Trạng thái tâm lý này thể hiện sự tương đồng trong tư duy của một nhóm các NĐT dẫn đến những hành động và quyết định theo đám đông. Tâm lý bầy đàn sẽ tác động đến dòng suy nghĩ của NĐT, theo đó họ có thể chấp nhận mua cổ phiếu giá cao hơn vì tin rằng sẽ có người chấp nhận mua lại mới mức giá cao hơn nữa. 

Tuy nhiên, việc một đám đông cùng mua vào một cổ phiếu sẽ làm cho giá cổ phiếu cao hơn mức giá thực, làm ảnh hưởng cung cầu thị trường. Ngược lại, NĐT khi lo sợ giá cổ phiếu giảm sẽ cùng nhau bán tháo để cắt lỗ. 

Nguyên nhân của tâm lý bầy đàn là do NĐT thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt đầy đủ thông tin, thiếu sự phân tích và nghiên cứu thị trường….Để hạn chế tình trạng này, NĐT cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ, không ngừng cập nhật tin tức, thông tin chuyên sâu từ các nguồn tin chính thống để tránh chịu ảnh hưởng từ đám đông.

Tâm lý quá tự tin

Đây là một trong những tâm lý khá phổ biến ảnh hưởng đến hành vi và mục tiêu của NĐT. Khi mang tâm lý này, NĐT thường có xu hướng tin rằng mình có kiến thức hơn người khác, hiểu rõ và có khả năng dự đoán thị trường cũng như lựa chọn cổ phiếu tốt trong quyết định mua bán. Tuy nhiên, đa phần những NĐT quá tự tin thường nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn thị trường.

Thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rất nhiều bất ngờ mà mọi NĐT đều có thể gặp phải trong quá trình giao dịch. Vì vậy, ngoài việc liên tục cập nhật thông tin, nhận định thị trường, NĐT nên trao đổi thêm với các NĐT khác hoặc các chuyên gia để có các góc nhìn đa chiều về thị trường, từ đó có thể đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn.

tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý lạc quan quá mức

Tâm lý lạc quan quá mức xuất phát từ sự tự tin. Họ tự tin với các quyết định đầu tư của mình, có niềm tin trong tương lai rằng các quyết định sẽ tốt hơn thực tế diễn ra.

Điểm tích cực trong tâm lý này là khả năng kích thích đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra tác động tiêu cực trong trường hợp NĐT chấp nhận rủi ro và không biết điểm dừng dù đang thua lỗ, từ đó dẫn đến tâm lý bi quan quá mức. 

Tâm lý sợ thua lỗ

Tâm lý sợ thua lỗ xảy đến khi NĐT đối mặt với rủi ro vì giữ lại những mã chứng khoán đang giảm giá và hy vọng sẽ tăng trở lại. Việc đưa ra quyết định đẩy NĐT ở trạng thái tâm lý lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm. 

Yếu tố tâm lý này xuất phát từ việc thiếu tự tin vào bản thân, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý sợ thua lỗ sẽ khiến NĐT lưỡng lự và bỏ qua những thời điểm tốt để hành động.

Tùy thuộc vào tính cách, kiến thức và sự am hiểu về thị trường mà mỗi NĐT đều chịu ảnh hưởng nhất định bởi một hình thái tâm lý nào đó.. Những yếu tố tâm lý này có thể tác động mạnh đến những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân. Vì vậy, để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, điều quan trọng chính là hạn chế tối đa các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư.

Bí ẩn 3 huyệt đạo đế Vương nhà Trần to như núi ở Hưng Hà Thái Bình

Giữ chân hay sa thải?

Tôi nhận được điện thoại từ đồng nghiệp, báo tin một anh công nhân 55 tuổi, đã làm việc cho công ty 17 năm, vừa qua đời vì cơn suy tim tối hôm trước tại nhà riêng.

Sau khi có đủ thông tin cần thiết, tôi báo tin cho sếp. Ông thốt lên "Trời ơi" bằng thứ tiếng Việt trọ trẹ rồi bảo tôi cho ông biết thời gian có thể thăm viếng. Nhưng cuộc họp với đối tác quan trọng khiến ông không thể có mặt thắp nhang cho nhân viên xấu số. Một tuần sau, tôi được yêu cầu sắp xếp cuộc gặp giữa ông và vợ người công nhân mới qua đời.

Hôm chị đến, tôi gặp chị trước để hỏi han rồi mời chị lên phòng của sếp. Ông rời bàn làm việc, ra nắm tay, mời chị ngồi và hỏi thăm. Vốn đã có thông tin trước, tôi trả lời thay chị, nhưng ông nhắc nhở: "Để chị ấy trả lời. Tôi muốn trò chuyện trực tiếp". Tôi chỉ có nhiệm vụ dịch lại. Người phụ nữ bé nhỏ, ban đầu hơi co ro trước một ông Tây to lớn, tổng giám đốc công ty chồng chị. Nhưng trước thái độ ân cần của ông, chị dần bộc bạch những lo lắng của mình sau khi người đàn ông trụ cột trong gia đình đột ngột ra đi.

Trong cuộc gặp, sếp cố gắng hỏi nhiều thông tin nhất có thể. Và điều ông quan tâm nhất là đứa con gái duy nhất của anh chị. Cháu là tương lai, cuộc sống của cháu còn rất dài, công ty không muốn cái chết của anh ảnh hưởng đến sự phát triển và việc học tập của cháu.

Tổng giám đốc động viên chị an tâm, tập trung chăm lo cho cháu và sắp xếp lại cuộc sống. Khi cháu vào đại học, công ty sẽ lập quỹ học bổng để đồng hành cùng cháu. Sếp tiễn chị ra về và dặn, nếu có bất cứ khó khăn nào, hãy gọi cho ông hoặc cho vợ ông.

Sau khi chị về, ông yêu cầu tôi tính toán lại tất cả chi phí mà gia đình anh chị đã trang trải và ước tính số tiền chị sẽ nhận được từ cơ quan bảo hiểm, công đoàn. Hôm sau, chúng tôi thông báo, chi phí mà gia đình trang trải và những khoản họ nhận được gần như tương đương. Ông thở phào và quyết định: mức tiền lương của anh hiện tại sẽ được công ty chi trả hàng tháng vào tài khoản của chị cho đến khi con của họ tốt nghiệp đại học.

Đây không phải trường hợp đầu tiên nhận được hỗ trợ. Danh sách các hoàn cảnh tương tự trong công ty đã lên tới 14 người. Họ, hoặc là con em của những công nhân viên đã bất hạnh qua đời, gia cảnh khó khăn; hoặc chính là bản thân nhân viên bị bệnh tật, tai nạn giao thông, không còn khả năng lao động, thiếu nơi nương tựa. Mỗi tháng họ được hỗ trợ tiền cùng đợt lương của công ty. Người nhận loại trợ cấp này lâu nhất đã tám năm. Thế mới có chuyện, chúng tôi từng bị cơ quan bảo hiểm gửi công văn xuống yêu cầu giải trình, vì thấy dữ liệu chi tiền cho những người này từ cơ quan thuế, mà không đóng bảo hiểm xã hội.

Vốn không phải là một công ty có tiềm lực tài chính quá mạnh, trong bối cảnh khó khăn hiện tại, lãnh đạo công ty đã phải rất nỗ lực tính toán, cân đối thu chi để duy trì được chính sách phúc lợi này.

Tổng giám đốc từng nhiều lần trò chuyện với tôi sau giờ làm việc, để hiểu hơn về lối sống, hoàn cảnh riêng của nhân viên, công nhân dưới quyền ông. Ông là người Anh, sang Việt Nam mở công ty đã 28 năm. Trong công việc của mình, ngoài phát triển doanh nghiệp, điều ông trăn trở nhất là cải thiện và nâng cao đời sống cho từng nhân viên. Tôi tin đó không hề là những lời sáo rỗng sau những gì về ông mà tôi được chứng kiến.

Doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, đang trải qua những ngày tháng ảm đạm. Thiếu đơn hàng, không có nguyên liệu sản xuất, cạn vốn... hầu hết doanh nghiệp đang phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm giờ làm, thậm chí cắt giảm lao động. Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch cho người lao động nghỉ Tết âm lịch... ba tháng.

Theo số liệu Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, trong tháng 10 có hơn 10.440 người mất việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổng số người mất việc 10 tháng qua là gần 128.000 người, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Có những công ty phải cắt giảm 2.000-3.000 công nhân, phần lớn là các hợp đồng thời vụ hoặc người lao động lớn tuổi.

Những con số này vẽ ra một bức tranh rất khác các năm trước. Cuối năm nay, thay vì ồ ạt tuyển dụng thêm lao động để hoàn thành các đơn hàng, việc sa thải diễn ra hàng loạt. Đây là bài toán kinh tế mà mọi doanh nghiệp cần phải vượt qua để tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, chất lượng và uy tín thực tế của một doanh nghiệp được phản ánh qua nhiều chiều cạnh, mà một trong số đó là cách doanh nghiệp hỗ trợ người lao động ở thời điểm gian nan nhất.

Mối ưu tiên nhất của sếp tôi lúc này là bằng mọi cách giữ được công ăn việc làm cho nhân viên. Khác với trước đây, thay vì cử cấp dưới đi công tác, ông di chuyển thường xuyên hơn, trực tiếp gặp gỡ và làm việc với đối tác nhiều hơn; mở rộng hơn bạn hàng ra ngoài các quốc gia quen thuộc. Tất cả với mục tiêu có được đơn hàng, giữ việc trước mắt cho công nhân. Ông nói 28 năm lập nghiệp ở Việt Nam đủ để ông hiểu ý nghĩa của một cái Tết no ấm với người dân nơi đây, đặc biệt là những con người phải tha hương tìm việc, cuối năm chỉ mong dành dụm chút tiền về với gia đình ở những vùng quê xa xôi, nghèo khó.

Sa thải để tiết kiệm chi phí luôn là lựa chọn dễ hơn việc cầm cự, hỗ trợ người lao động trong cơn bĩ cực. Tuy nhiên, làn sóng cắt giảm nhân sự hiện tại sẽ tạo ra áp lực lớn trong tương lai, khi một lượng lớn người lao động trở thành thất nghiệp, bị loại ra khỏi chính sách an sinh, bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp vận hành không chỉ vì lợi nhuận ròng của tầng lớp lãnh đạo phía trên, mà trong những hoàn cảnh đặc biệt, còn cần san sẻ lợi ích với người lao động - những người góp phần làm nên sức mạnh của doanh nghiệp. Đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tôi tin, quốc gia nào có càng nhiều doanh nghiệp ý thức về trách nhiệm xã hội của mình, quốc gia đó càng phục hồi nhanh hơn trong suy thoái và có cơ hội phát triển bền vững hơn.

Nghĩ về cuộc sống

Cần phải thay đổi tư duy để kiếm được nhiều tiền hơn

Biết kỹ thời điểm đầu tư

Không nên nóng vội mà mất cơ hội

Kiểm soát không khí hít vào và thở ra

Làm việc cần khoa học hơn

Ưu tiên các việc cần làm ngay

Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm