Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Hàng điện máy rầm rộ giảm giá

Nhiều hệ thống bán lẻ ghi nhận sức mua hàng điện máy tăng gấp đôi trong thời gian diễn ra "Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020" từ ngày 1 đến 31-7.

Siêu thị Điện máy Chợ Lớn (quận 5, TP HCM) trong những ngày qua, khá đông khách hàng đến tham quan và mua sắm. Ngoài giảm giá nhiều mặt hàng tới 50%, siêu thị còn tặng phiếu mua hàng trị giá 3 triệu đồng khi khách hàng mua một sản phẩm bất kỳ. "Lượt bán hàng của siêu thị tăng vọt trong tuần đầu tiên diễn ra chương trình kích cầu. Chẳng hạn, 40 chiếc máy giặt Samsung lồng ngang đã được bán ra với mức giá giảm 42% chỉ trong tuần này" - nhân viên quầy trưng bày của siêu thị này cho biết.

Có mặt tại cửa hàng Điện máy xanh trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình (TP HCM) vào tối 8-7, chúng tôi ghi nhận mức giảm giá cho các mặt hàng điện máy gia dụng là 5%-40%. Hệ thống này còn hỗ trợ chi trả tiền điện cho khách hàng mỗi tháng 100.000 đồng. Dù đã gần tới giờ đóng cửa, rất nhiều khách hàng vẫn đến tìm hiểu, mua sắm.

Hàng điện máy rầm rộ giảm giá - Ảnh 1.

Các hệ thống siêu thị chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào phục vụ tháng khuyến mại. Ảnh: KHẢ ÁI

Tương tự, Trung tâm Điện máy Thiên Hòa triển khai các chương trình ưu đãi lớn vào cuối tuần, có mặt hàng giảm giá tới 80%. Theo đó, mặt hàng chảo chống dính chỉ còn 29.000 đồng, máy sấy còn 95.000 đồng, bếp điện từ nhập khẩu còn 290.000 đồng, quạt lạnh nhập khẩu giá dưới 2 triệu đồng. Hệ thống Thế Giới Di Động giảm giá đến 49%, mức giảm nhiều nhất là các mặt hàng phụ kiện, đồng hồ, gia dụng, tivi.

Thông tin từ các nhà bán lẻ điện máy cho thấy sức mua đã tăng đáng kể so với thời điểm trước khi chương trình diễn ra. Bà Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Tổng Giám đốc điều hành Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, cho biết do đây là chương trình khuyến mãi lớn của TP và Bộ Công Thương nên hệ thống chuẩn bị chu đáo với số lượng hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng và mức giảm giá lớn. Nhờ vậy, lượng khách mua sắm tăng gần gấp đôi so với trước đó. Ông Đặng Thanh Phong, Trưởng Phòng Truyền thông Thế Giới Di Động, thông tin sức mua tại các hệ thống bán lẻ của đơn vị tăng bình quân 20%-30%, riêng điện thoại di động sức mua tăng trên 50%.

Từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà bán lẻ vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam

HSG: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành nhà bán lẻ vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam

Vừa qua, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) đã thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược và những định hướng chiến lược phát triển HSG trong tương lai để mang đến những lợi ích tốt nhất cho chính HSG, cho cổ đông, nhà đầu tư.

Tiếp tục câu chuyện này, chúng tôi có những trao đổi với ông Trần Quốc Trí – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen.
Theo Nghị quyết về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược, HSG có đưa ra định hướng chiến lược trung và dài hạn là: Tiếp tục khai thác tối đa lợi thế hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả các các kênh tiêu thụ; Khai thác tốt hệ thống khách hàng; Đa dạng hóa sản phẩm; Tăng độ phủ thị trường và nâng cao vị thế và đẳng cấp thương hiệu Hoa Sen trên thị trường trong nước và quốc tế. Ông có thể chia sẻ thêm về định hướng này?
Chủ trương của Hội đồng Quản trị và định hướng chiến lược của HSG là luôn tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh lành mạnh, đứng vững và phát triển lớn mạnh trên thị trường. Trong đó, chuỗi giá trị chính của HSG được cấu thành bởi (1) hệ thống sản xuất (HTSX) và (2) hệ thống phân phối (HTPP).
Đối với HTSX, HSG đã hoàn tất đầu tư 10 nhà máy phân bổ ở cả 03 miền Bắc, Trung, Nam. Điều này giúp HSG tối ưu chi phí vận chuyển và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường. Các nhà máy của HSG được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội, đồng nhất, đảm bảo sản lượng, thời gian giao hàng và những yêu cầu riêng biệt tại từng khu vực thị trường khác nhau. Đây là một trong những yếu tố đặc thù tạo nền tảng vững chắc cho HSG cạnh tranh trên thị trường.
Đối với HTPP, đây có thể xem là lợi thế khác biệt và đặc biệt nhất của HSG so với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) cơ bản. Trong bối cảnh cung vượt cầu như hiện nay thì HTPP do chính HSG làm chủ đang trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành. Bây giờ, việc HSG cần làm là phát huy tối đa những nền tảng sẵn có của HTPP đã được xây dựng trong gần 20 năm qua để tạo thêm giá trị gia tăng ngay mà không cần phải đầu tư quá nhiều. Chúng tôi xem đây là một bước tiến quan trọng giúp HSG xây dựng cho riêng mình một mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ VLXD cơ bản với danh mục sản phẩm đa dạng. Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm kinh doanh đối với HSG chỉ có lợi, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho HSG.
Cụ thể hơn, HSG sẽ triển khai mô hình này như thế nào?
Chúng tôi đang sở hữu một chuỗi 536 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Tất cả các cửa hàng hiện đang có doanh thu, lợi nhuận ổn định thông qua việc kinh doanh 3 mặt hàng do HSG sản xuất: tôn, ống thép, ống nhựa. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, tập khách hàng của chuỗi cửa hàng sẵn có, chúng tôi sẽ khai thác thêm giá trị gia tăng trong lĩnh vực VLXD trên địa bàn kinh doanh mà chúng tôi đã vô cùng am hiểu. Chúng tôi sẽ triển khai mô hình theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: HSG sẽ triển khai thử nghiệm việc mở rộng mặt hàng kinh doanh trong ngành VLXD cơ bản. Đây là ngành kinh doanh cốt lõi của HSG, đảm bảo giảm đến mức thấp nhất có thể các rủi ro phát sinh khi triển khai thực hiện.
Giai đoạn 2: Sau khi mô hình đã có những kết quả tích cực, HSG sẽ tiếp tục mở rộng danh mục kinh doanh sang các mặt hàng khác trong lĩnh vực VLXD, trang trí nội thất. Tiếp đó, HSG đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối VLXD tại các tỉnh. Các trung tâm phân phối VLXD này vừa có chức năng bán hàng vừa làm vai trò phân phối để phục vụ hàng hóa cho chính hệ thống chân rết là các chuỗi cửa hàng bán lẻ vốn đã có doanh thu ổn định và lợi nhuận chắc chắn.
Giai đoạn 3: Khi tình hình tài chính HSG thặng dư hơn và đã đa dạng hóa thành công các mặt hàng, chúng tôi sẽ đầu tư vốn vào chính các công ty sản xuất nằm trong chuỗi cung ứng của chúng tôi để tăng thêm giá trị gia tăng.

Trứng cút bách hoa

Trứng cút, giò sống, bột chiên xù kết hợp khéo léo cùng các gia vị trở thành món ăn giàu protein.

Trứng cút bách hoa giàu dinh dưỡng.

Trứng cút bách hoa giàu dinh dưỡng.

Nguyên liệu

- Trứng cút: 10 – 15 quả

- Giò sống: 100g

- Tôm sú: 100g

- Hành củ, hành lá, cà rốt

- Bột năng, bột chiên xù

- Miến khô, dầu ăn

- Bột nêm, tiêu bắc, đường

Cách làm

Bước 1: Tôm rửa sạch, để ráo sau đó bóc vỏ, lấy phần chỉ đen ở lưng rồi cho vào băm nhuyễn.

Bước 2: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch đập dập, băm nhỏ, phi thơm. Hành hoa cắt gốc rửa sạch thái nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 3: Cho giò sống, hành phi, hành hoa, cà rốt, tiêu và một ít hạt nêm cùng tôm trộn đều. Nắn thành những viên trứng cút nhỏ.

Bước 4: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ, lăn qua bột năng cho thấm đều. Cho viên thịt vào lòng tay, ấn dẹt, cho trứng cút vào giữa bao kín lại. Lăn viên trứng đã bọc trong hỗn hợp tôm giò qua bột chiên khô hoặc bột xù.

Bước 5: Đặt một chảo dầu nóng, cho miến vào dây lọc tạo thành tổ chim rán ngập dầu. Cho viên trứng vào chiên ngập dầu đến khi viên trứng nổi lên là chín, vớt ra để ráo.

Bước 6: Cho viên trứng bách hoa vào tổ làm từ miến. Ăn kèm với rau sống, nước xốt mayonnaise và tương ớt.

Món trứng cút bách hoa được xem là thành công khi có màu vàng rơm, dậy mùi thơm của tôm, giò sống, vị vừa ăn và trứng đều viên, không bị cháy. 

Cách làm tôm sốt Tứ Xuyên

Để món ăn có màu vàng cam đậm, sốt sánh, cay nồng, đậm đà, mùi thơm thì việc chọn nguyên liệu, nêm gia vị cần chuẩn xác. 

Trong ẩm thực Tứ Xuyên, Trung Quốc, sự kết hợp các loại gia vị nóng với nhau, như ớt, sả, tiêu,... tạo nên món ăn có sắc đỏ bắt mắt, mùi hương dậy nồng, thích hợp cho những ai thích ăn cay.

Tôm sốt Tứ Xuyên nên ăn lúc nóng cùng với cơm trắng.

Tôm sốt Tứ Xuyên nên ăn lúc nóng cùng với cơm trắng.

Dưới đây, bếp Nông nghiệp sạch xin giới thiệu cách chế biến món tôm sốt Tứ Xuyên: 

Nguyên liệu:

- Tôm to: 300g

- Thịt nạc vai: 100g

- Nấm, cà tím

- Trứng gà

- Nước dùng

- Hành khô, hành hoa, sả, ớt

- Bột mỳ, bột đao, dầu ăn, tiêu, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1: Sả, ớt, sơ chế sạch, để ráo, băm nhỏ. Nấm hương ngâm nước, cắt cuống rồi rửa sạch lại, sau đó băm nhỏ. Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ 0,5cm, cà tím thái vát mỏng, ướp tiêu, hạt nêm, tẩm trứng và lăn qua bột mì.

Bước 2: Tôm rửa sạch, bóc vỏ để đuôi, bỏ phần chỉ đen ở lưng tôm, sau đó ướp cùng tiêu, muối, hạt nêm, sả, ớt để ngấm, thịt nạc vai băm nhỏ.

Bước 3: Cho dầu vào chảo đun nóng già, cho cà tím vào chiên vàng rồi bày ra đĩa làm nền, sau đó cho tôm vào chảo dầu chiên vàng.

Bước 4: Phi thơm hành khô, cho thịt vào xào, cho nấm hương, sả, ớt, một ít nước dùng vào om, thêm ít bột đao cho hỗn hợp sánh, rắc hành hoa rau mùi. Sau đó, bạn bày cà tím chiên vàng lót đĩa, cho tôm lên trên , trên cùng dội sốt thịt và nấm hương.

Cách làm món cà ri gà

Cà ri gà ngon thì thịt gà phải tẩm ướp kỹ, thấm đượm vị cay của ớt, mùi thơm của hành hòa quyện trong nước súp sánh ngọt.

Món cà ri gà kết hợp từ gà và các loại rau củ. Các bà nội trợ có thể linh động trong việc lựa chọn rau củ nấu cùng. Nếu bạn không thích khoai tây, có thể thay thế bằng hành tây, khoai lang hoặc bí đỏ.

Nguyên liệu

- Gà

- Khoai tây, cà rốt

- Nước cốt dừa

- Dầu ăn, muối, đường, nước mắm

- Hành, tỏi, ớt, sả, bột năng, bột cà ri

Cà

Rau củ, bột cà ri tạo màu vàng ươm cho món ăn.

Sơ chế

- Khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, ngâm nước lạnh.

- Hành, tỏi, ớt bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ, để riêng.

- Sả: bóc vỏ, đập dập phần đầu.

- Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp với hành, tỏi, ớt, sả, bột cà ri, bột nêm, đường, mắm khoảng 30 phút cho ngấm.

Món cà ri gà này có thể ăn kèm với bánh hay bún.

Món cà ri gà này có thể ăn kèm với bánh hay bún.

Chế biến

Bước 1: Khoai tây thái miếng vừa ăn, rán vàng.

Bước 2: Phi thơm hành, tỏi, trút thịt gà đã ướp vào xào săn, cho thêm bột cà ri và ớt vào đảo đều cho nổi màu. Khi nào nước sôi thì cho thêm nước cốt dừa, cà rốt vào đun lửa nhỏ trong vòng 15- 20 phút.

Bước 3: Khi thịt chín mềm, cho khoai tây, nêm lại gia vị cho vừa ăn, hòa bột năng, cho vào đảo đều đến khi nước sốt sánh lại, sau đó là rắc hành và thưởng thức.

Món cà ri vàng ươm, thịt gà, cà rốt mềm hòa quyện trong nước súp sánh ngọt, béo ngậy của cốt dừa, vị cay cay, thơm nồng của gia vị. Món ăn kèm với bánh mỳ, cơm nóng hay bún đều ngon.


4 món đặc sản ở Huế

Cơm hến, bún bò, cơm âm phủ hay bánh bèo… là những món ăn thực khách nên thử nếu có dịp đến Huế.

Cơm hến

Để làm món ăn này còn cần có: hến tươi, mỡ lợn, vừng, đậu phộng, rau thập cẩm (dọc mùng, rau thơm, bạc hà, ngò, khế, bắp chuối và thân cây chuối sứ còn non), khế và gia vị.

Hến tươi đem rửa sạch, luộc khoảng 30 phút. Sau khi vớt hến ra, đầu bếp sẽ giữ lại nồi nước luộc hến, tách hến ra khỏi vỏ và xào với gia vị. Cơm trắng nấu chín và để nguội, sau đó thêm thịt hến, tóp mỡ được chiên giòn và chút mắm ruốc Huế.

Để cơm hến ngon, người nấu phải chọn được hến tươi.

Để cơm hến ngon, người nấu phải chọn được hến tươi.

Khi bày cơm ra tô, đầu bếp sẽ cho thêm tóp mỡ, rau thập cẩm rồi trộn với vài ba muỗng hến xào, chan nước luộc hến trước khi thưởng thức.

Bún bò 

Ở Huế, người dân sáng tạo cho thêm mắm ruốc để tạo nên hương vị đặc trưng của món bún bò Cố đô.

Nguyên liệu cần chuẩn gồm: bún, thịt bắp bò, giò lợn, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng, vị sả vàruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Bún bò Huế thường có thêm chả cua, khác với bún bò của miền Bắc và miền Nam.

Bún bò Huế thường có thêm chả cua, khác với bún bò của miền Bắc và miền Nam.

Để nấu bún bò, sau khi xương bò được hầm chín tới, đầu bếp thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò thái mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún, thêm ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá đỗ, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối thái nhỏ.

Cơm âm phủ

Hấp dẫn, gợi tò mò ngay từ tên gọi, cơm âm phủ ở Huế đã làm mê hoặc thực khách bao lâu nay khi đến Cố đô.

Nguyên liệu nấu món ăn này gồm có: cơm, giò lụa, nem chua, dưa leo, cà rốt, tôm tươi, thịt ba chỉ, trứng, rau thơm, gia vị.

Có thể thay đổi các nguyên liệu của món ăn để phù hợp với khẩu vị của mỗi người.

Có thể thay đổi các nguyên liệu của món ăn để phù hợp với khẩu vị của mỗi người.

Đầu tiên, bạn nấu cơm khô, xới rời, để nguội. Trứng tráng mỏng, thái sợi. Tôm luộc chín, bóc vỏ, giã rối rồi để khô. Giò lụa, nem chua, dưa leo, cà rốt thái sợi. Thịt ba chỉ nướng, thái mỏng. Rau thơm, nhặt rồi rửa sạch, để ráo nước.

Cuối cùng, xới cơm ra đĩa, xếp dưa leo, cà rốt, rau thơm, tôm giã rối, giò lụa, nem, thịt nướng, trứng xung quanh. Cơm âm phủ ăn với nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt.

Bánh bèo

Nguyên liệu làm bánh bèo gồm có: tôm tươi đã bóc vỏ, tóp mỡ, bột gạo tẻ, bột năng, nước lạnh, nước ấm, hành lá thái nhỏ, gia vị.

Bánh bèo ăn kèm mỡ hành.

Bánh bèo ăn kèm mỡ hành.

Để làm bánh bèo trước tiên cần trộn bột gạo và bột năng vào tô lớn, thêm một ít muối trắng, cho nước vào tô bột khuấy tới khi bột tan đều. Để hỗn hợp bột trong khoảng 4 giờ. Sau đó, chắt bỏ phần nước trong nổi lên trên tới khi hết, cho vào tô bột một lượng nước ấm bằng lượng nước đã chắt bỏ đi.

Thoa đều một lớp dầu ăn vào lòng chén bánh bèo, xếp bát vào nồi hấp cho tới khi chén nóng lên. Đổ bột lần lượt vào chén và tiếp tục hấp trong khoảng 7 phút.

Giã và xao khô tôm tươi. Làm nóng chảo cùng chút dầu ăn, xào tôm với hành lá. Rắc tôm xào khô và tóp mỡ lên chén bánh bèo đã hấp chín, rưới mỡ hành lên trên. Món bánh bèo ăn nóng, trước khi ăn rưới thêm nước chấm mắm ớt chua ngọt.

Cách làm món phở bò

Phở bò là món ăn với hương thơm đặc trưng của thịt bò hòa quyện cùng nước dùng thanh ngọt, sợi phở mềm dai.

Phở được xem là món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là món ăn đòi hỏi quy trình chế biến cầu kì, nhiều công đoạn, cần dành nhiều thời gian thực hiện. Để làm món phở bò, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Nguyên liệu:

- Thịt bò

- Xương đuôi bò

- Sá sùng

- Bánh phở thái

- Mía

- Dầu hào, hành khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế khô

- Tương ớt, chanh, hành chao, ớt, hành hoa, mùi tàu

- Nước mắm, tiêu, muối.

Món phở truyền thống hài hòa về hình thức, đậm đà hương vị.

Món phở truyền thống hài hòa về hình thức, đậm đà hương vị.

Sơ chế:

- Xương bò đập dập, rửa sạch dịch và mỡ. Chần qua nước sôi nóng 2-3 phút.

- Hành hoa rửa sạch lá thái nhỏ, đoạn gốc thái dài 10cm chẻ đôi, rau mùi thái rối

- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng

- Gừng gọt sạch vỏ, thái chỉ

- Hành khô nướng cháy vỏ đập dập

- Thịt bò rửa sạch, lọc bỏ gân xơ, thái miếng mỏng ngang thớ, ướp với gừng tươi.

Phở bò có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày.

Phở bò có thể ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày.

Chế biến:

Bước 1: Cho xương cho vào nồi, đổ 5 lít nước. Đun sôi, hớt bỏ bọt để sôi âm ỉ. Thả vào nồi: gừng, hành khô nướng, hoa hồi, thảo quả, quế chi, rang thơm giã dập gói trong túi vải đun nhỏ lửa 3 đến 4 giờ.

Bước 2: Khi nồi nước xương nổi nhiều váng mỡ vớt xương và gạn nước dùng sang nồi khác cho dầu hào, sá sùng, hành chao, mắm, muối để sôi nhỏ.

Bước 3: Bánh phở nhúng nước 70-80 độ C, để ráo, bày vào bát tô.

Bước 4: Thịt bò nhúng vào nồi nước dùng sôi cho chín tái, bày lên trên bánh phở, thêm vài cọng hành hoa chần.

Bước 5: Nước dùng nêm vừa gia vị, đun sôi chan vào bát phở. Rắc thêm hành hoa, mùi tàu lên trên.