Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Thành công hơn nhờ 'rẽ' sang nông sản sạch

Bỏ qua những lời bàn tán, phản đối, Nga trở về quê hương thực hiện dự định của mình. Bởi theo cô, sản xuất nông nghiệp chính là một hướng đi bền vững... Mỗi năm cho lãi từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.

Bỏ phố về quê
Sinh ra tại miền quê nghèo ở huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam), ngay từ thủa nhỏ, cô bé Võ Thị Minh Nga (SN 1988) đã có ước mơ sau này sẽ trở thành một nữ nhà báo. Cô tin rằng, kiến thức có thể giúp mình không còn phải trải qua những ngày tháng lam lũ bên đồng ruộng, đám rẫy.
Suốt quảng thời gian còn là học sinh, Nga luôn phấn đầu học tập và đạt được những thành tích cao, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ.Tốt nghiệp Trung học Phổ thông vào năm 2006, Nga nộp hồ sơ và thi đỗ vào Khoa Báo chí Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh.
Kinh tế gia đình thời điểm đó gặp nhiều khó khăn nên trong thời gian học, Nga đã bắt đầu viết bài cộng tác để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ngày ra trường, Nga được nhận vào làm việc ở Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh (VOH) phụ trách mảng văn hóa, văn nghệ.
Làm ở đó được 2 năm, đến năm 2012 thì em chuyển về làm cho Báo Người lao động và tiếp tục viết về mảng sở trường của mình. Nhìn chung thì công việc phóng viên phụ trách mảng văn hóa văn nghệ không quá vất vả và thu nhập cũng rất tốt.
Không những vậy, thời gian đi làm thì em cũng tiếp xúc được với nhiều người, có những nghệ sĩ nổi tiếng và tạo được rất nhiều mối quen hệ ở TP Hồ Chí Minh. Nói chung là em cũng rất hài lòng với cuộc sống của mình thời điểm đó”, Nga tâm sự.
Tưởng chừng như khi đã hoàn thành ước mơ từ lúc còn nhỏ, Nga sẽ tiếp tục theo đuổi và cống hiến. Vậy nhưng cô phóng viên trẻ lại chuyển sang một ngã rẽ khác khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Đó là thời điểm năm 2016, khi Nga đã ra trường đi làm được 6 năm. Cô chia sẻ rằng, quyết định này của mình chịu sự tác động rất lớn từ nội dung 2 cuốn sách: Trên đường băng và Cà phê cùng Tony của Tony buổi sáng.
Hai cuốn sách này có nội dung khuyến khích những người trẻ về quê lập nghiệp, xây dựng quê hương. Bên cạnh đó, mỗi lần về quê em cũng thấy người dân làm ra sản phẩm đã khó khăn rồi đến khi tìm đầu ra tiêu thụ lại càng khó hơn. Thế nên từ năm 2014, em đã có suy nghĩ về quê để giúp đỡ cho bà con.
Mặc dù vậy, vì thời điểm đó chưa phù hợp nên em đã ở lại thêm 2 năm nữa để xây dựng thêm những mối quan hệ đồng thời tìm những hướng đi cho sản phẩm nông nghiệp ở quê ra thành phố”, Nga chia sẻ.
Bỏ qua những lời bàn tán, phản đối, Nga đã trở về quê hương Hiệp Đức để thực hiện dự định của mình. Bởi theo cô gái trẻ này, sản xuất nông nghiệp chính là một hướng đi bền vững, đặc biệt là nông nghiệp sạch.
Ngành nông nghiệp chính là ngành thiết yếu, không những cung cấp những nhu yếu phẩm hàng ngày cho con người mà xu thế trong tương lai, người tiêu dùng sẽ dần chuyển sang tiêu thụ những thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe.

Thành công xuất phát từ tâm

Năm đầu tiên, Nga chưa vội kinh doanh mà đi hoạt động từ thiện ở những vùng đồng bào thiểu số sinh sống. Đây cũng là cách để cô gái trẻ tiếp cận và tìm hiểu được vùng nguyên liệu các mặt hàng nông sản đặc trưng cũng như tập quán, văn hóa của người đồng bào.
Những ngày tháng đó, Nga đã cùng người dân đồng bào Bh.nong ở các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức trèo đèo, lội suối, băng qua những cánh rừng để lấy mật ong; giúp đỡ bà con thu hoạch, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp mà họ làm ra.
Sự nhiệt tình đó của Nga đã tạo được lòng tin với người dân miền núi vốn dĩ quen với cuộc sống dè dặt, ngại tiếp xúc. “Khi mình tốt với họ thì họ sẽ thương mình lại thôi. Có sản phẩm gì họ cũng để lại cho mình cho dù có người khác mua lại với giá gấp 10 lần họ cũng không bán.
Bởi thế mà nhiều người cảm thấy bất ngờ rằng sao em lại có thể mua được 1 lần số lượng lớn sản phẩm của người đồng bào như vậy”, Nga kể.
Nguồn nguyên liệu đã có, thị trường đầu ra cũng xác định được, năm 2017, Nga bắt tay vào công việc chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông sản của người đồng bào Bh.nong. Trong đó, các sản phẩm chủ yếu là mật ong rừng, trà gừng, trà gạo lứt, tinh bột nghệ và các sản phẩm từ gạo lứt.
Nga cho biết, các sản phẩm của đồng bào mà xưởng sản xuất của mình đang chế biến đều là những sản phẩm sạch từ lúc trồng cho tới lúc thành phẩm, không sử dụng bất kỳ một loại thuốc hóa học hay hóa chất gì.
Nga xác định phân khúc thị trường các sản phẩm của mình là khách hàng cao cấp nên vấn đề quan trọng là phải đảm bảo chất lượng. Còn giá cả thì không phải là vấn đề mà thị trường khách hàng cô hướng tới đặt nặng.
Không phải làm kinh doanh mà mình tìm mọi cách để ép giá nông sản của người dân để tăng lợi nhuận. Ngược lại, em còn thu mua các sản phảm của họ với giá cao hơn. Cũng rất may mắn, trong những ngày tháng làm báo em tạo được cho mình nhiều mối quan hệ với giới nghệ sĩ và bạn bè đồng nghiệp.
Họ cũng hiểu được trong công việc kinh doanh của em cũng có ý nghĩa nhân văn là giúp cho những người nông dân nghèo có thêm thu nhập. Vậy nên, những khách mua hàng không bao giờ phàn nàn về giá cả mà có khi còn cho thêm tiền. Những khoản tiền đó, em đều cho vào quỹ từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn”, Nga tâm sự.
Kinh doanh xuất phát từ tâm nên công việc của Nga cứ thế đi trên một đường thẳng, rất suôn sẻ, chưa gặp trở ngại gì lớn. Nga cũng không ngần ngại chia sẻ rằng, hiện nay, với các sản phẩm đặc trưng của người đồng bào Bh.nong mà mình kinh doanh đều bán rất chạy. Mỗi năm cho lãi từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.
Đến năm 2019, Nga quyết định thành lập Cty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phương Nga đồng thời mở rộng nhà xưởng sản xuất. Hiện nay, công ty của Nga đang tạo công ăn việc làm cho 7 lao động thường xuyên với mức lương từ 6 – 10 triệu/tháng và hàng chục lao động thời vụ khác.
Các công nhân làm việc trong xưởng của Nga đều là những lao động nghèo tại địa phương trong đó có trường hợp đặc biệt là trường hợp của chị Hồ Thị Hải (trú xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức). Cả hai vợ chồng chị Hải đều bị ung thư.
Trước đây, hoàn cảnh rất gia đình tôi rất khó khăn, hai vợ chồng sức khỏe yếu nên không biết làm gì để có tiền. Bây giờ cô Nga tạo điều kiện vào làm trong Cty, công việc nhẹ nhàng và với mức lương 6,2 triệu/tháng là điều mà trước đây tôi chưa hề mơ nghĩ tới. Thực sự vợ chồng tôi biết ơn cô Nga rất nhiều”, chị Hải tâm sự.
Qua những tâm sự về dự định của Nga, chúng tôi càng thấy được hoài bão trong con người cô gái nhỏ nhắn đó còn rất lớn. Để đáp ứng được như cầu thị trường ngày càng rộng của các sản phẩm, Nga đã cùng với chính quyền địa phương vận động bà con liên kết sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho Cty.
Vừa qua, em đã liên kết được với 1 HTX ở huyện Tây Giang làm vùng nguyên liệu trồng đậu đen trên diện tích 30ha. Sắp tới sẽ liên kết thêm với 1 HTX khác ở huyện Duy Xuyên. Ngoài việc đảm bảo được nguyên liệu đầu vào cho Cty thì em cũng mong muốn giúp được thêm nhiều bà con tiêu thụ ổn định được sản phẩm nông nghiệp mà mình làm ra”, Nga chia sẻ.

Cơ hội khởi nghiệp cùng Cà phê Trung Nguyên

Ngày 25/6, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã giới thiệu chính sách nhượng quyền 0 đồng dành cho các Startup khởi nghiệp khu vực ĐBSCL.

Theo ông Nguyễn Nguyên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên Legend: Ngày 10/8/2019, Trung Nguyên đã cho ra mắt chính sách nhượng quyền 0 đồng “Trung Nguyên E-Coffee” với mục đích hỗ trợ cho những dự án khởi nghiệp. Chương trình này gồm 3 gói sản phẩm, gồm: kết nối, khởi nghiệp và thịnh vượng. Các Startup hợp tác kinh doanh chỉ cần có mặt bằng đủ rộng (từ 40m2 trở lên) ở vị trí thuận lợi đông đúc dân cư và có số vốn kinh doanh từ 100 triệu đồng trở lên thì sẽ khởi nghiệp cùng Trung Nguyên Legend. Đối với gói kết nối giá trị 65 triệu đồng, các gói khởi nghiệp, thịnh vượng giá trị tăng thêm tương ứng 55 triệu đồng mỗi gói. Số tiền này phục vụ cho việc trang trí, đào tạo, tư vấn, ứng dụng công nghệ trong bán hàng, vận hành…
Mô hình cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee thích hợp với giới trẻ.
Mô hình cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee thích hợp với giới trẻ.
Ngay từ khi ra đời, nét riêng của mô hình Trung Nguyên E-Coffee là đẩy mạnh ứng dụng trên nền tảng mua bán trực tuyến như: đặt hàng qua các ứng dụng Grab, Now. Go Food, Loship…và thanh toán trực tuyến kết hợp giao hàng tận nơi khi khách đặt hàng qua hotline, với phương thức bán hàng linh hoạt đó Trung Nguyên E-Coffee vẫn tăng trưởng đều đặn ngay trong cao điểm dịch COVID-19.
 Bên cạnh đó, Trung Nguyên E-Coffee còn đẩy mạnh chương trình truyền thông ưu đãi dành cho đối tác hợp tác mới. Nhờ vậy mà số cửa hàng khai trương trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 đạt trên 50 cửa hàng, nâng tổng số lên hàng ngàn cửa hàng ở 40 tỉnh, thành trong toàn quốc và đang hướng đến mục tiêu 3.000 cửa hàng tại 63 tỉnh, thành trong năm 2020.
 Theo ông Nguyên, Trung Nguyên E-Coffee đã được các đối tác xem là một giải pháp tối ưu cho cộng đồng kinh doanh, khởi nghiệp với cà phê. Từ nhân viên văn phòng, chủ tiệm tạp hóa, quán cà phê truyền thống, sinh viên…đều có thể hợp tác kinh doanh. Bởi không chỉ sở hữu thiết kế linh hoạt cho mọi địa điểm, Trung Nguyên E-Coffee còn có chính sách hợp tác tối đa lợi ích, hỗ trợ đào tạo nhân viên, tư vấn vận hành. Đặc biệt là với 100 sản phẩm cà phê năng lượng tuyệt ngon và máy xay, pha chế riêng biệt sẽ mang đến cho người thường thức một hương vị khác biệt chỉ có ở Trung Nguyên E-Coffee. 

Bàn các giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo “Các giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo “Các giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Tham dự có bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các chuyên gia khởi nghiệp; đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hội thảo được tổ chức nhằm đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá… Bước đầu hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh cơ bản đã được hình thành và phát triển. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, nhiều dự án khởi nghiệp có đổi mới sáng tạo, có ứng dụng khoa học công nghệ, các mô hình kinh doanh mới được hình thành để đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cộng đồng khởi nghiệp.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe các chuyên gia trong nước phát biểu tham luận như: Tư duy dẫn dắt trong công tác xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp địa phương hướng tới phát triển bền vững; kinh nghiệm triển khai công tác đo lường mức độ trưởng thành và xây dựng chiến lược đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp địa phương bổ trợ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; vai trò của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế xã hội; giải pháp hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường ĐH, CĐ tại Bà Rịa - Vũng Tàu…

Khởi nghiệp thành công với phần mềm ứng dụng

Nhanh nhạy thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, anh Dương Đức Vũ (sinh năm 1991), CEO Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot khởi nghiệp thành công bằng cách giải quyết một số khó khăn của doanh nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ mới.

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường công nghệ, năm 2019, Ibot gọi vốn thành công 1,2 tỷ đồng từ cuộc thi “Get on the Ring” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đoạt giải nhì tại cuộc thi “Ươm mầm khởi nghiệp 2019” do Thành Đoàn Hải Phòng và Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng tổ chức.
Theo anh Dương Đức Vũ, trong tên công ty Ibot, “I” là viết tắt của AI (trí tuệ nhân tạo), “bot” là viết tắt của Chatbot. Ibot ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Phòng có thể tự động hóa quy trình marketing và bán hàng của mình, qua đó giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh. Nếu như doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải chi ra một số tiền không nhỏ cho nhân viên chăm sóc khách hàng, chạy quảng cáo trên mạng xã hội và tư vấn bán hàng, thì giờ đây công việc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn với sản phẩm Chatbot của Công ty Ibot. Chatbot có hàng loạt những tính năng hữu ích mà doanh nghiệp cần như: nhắn tin trả lời tự động, lưu trữ và phân loại thông tin khách hàng, gửi tin nhắn hàng loạt, tự động trả lời comment trên bài viết, chăm sóc mừng sinh nhật khách hàng, đăng ký thẻ thành viên tự động….
Dương Đức Vũ (đứng giữa hàng trên) tại cuộc thi “Get on the Ring 2019”.
Dương Đức Vũ (đứng giữa hàng trên) tại cuộc thi “Get on the Ring 2019”.
Chỉ mới thành lập được hơn 1 năm, nhưng Ibot bước đầu đạt được những thành công đáng khích lệ tại Hải Phòng. Hiện nay, công ty trực tiếp thực hiện tự động hóa chu trình bán hàng, chăm sóc khách hàng cho khoảng 40 doanh nghiệp, trong đó cá biệt có những doanh nghiệp tăng 2-3 lần lượt khách, tăng 50% doanh thu và cắt giảm 5-10% chi phí nhân sự hằng tháng. Khách hàng phản hồi tích cực về dịch vụ, có những khách hàng trở thành đối tác chiến lược của Ibot khi gần như chuyển giao khâu marketing online cho công ty phát triển.
Có được những thành công như ngày hôm nay là cả quá trình tích lũy kinh nghiệm của Dương Đức Vũ. Năm 2015, khi bước chân vào kinh doanh, anh từng mở trung tâm ngoại ngữ mang tên Different Language Center. Nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp, Dương Đức Vũ chia sẻ: “Hồi đó vốn ít, kinh nghiệm không nhiều, không có tiền thuê nhân sự làm tiếp thị, giao dịch khách hàng, bản thân tôi và cộng sự phải mày mò tự làm tất cả. Làm việc tới 16 tiếng/ngày nhưng vẫn không hiệu quả. Buồn nhất là khách hàng đến với mình nhưng mình lại không biết cách chăm sóc, để họ đi mất”. Thiếu kinh nghiệm, trung tâm Anh ngữ chỉ cầm cự được đến cuối 2017 thì dừng hoạt động. Tuy nhiên, trải nghiệm từ đó cùng “máu” khởi nghiệp vẫn nung nấu trong chàng trai trẻ, tạo động lực cho anh thành lập nên Công ty Ibot với sản phẩm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Ngoài cương vị là người điều hành Ibot, Dương Đức Vũ hiện là giảng viên đầu tiên của chương trình Vietnam Digital 4.0 – một sáng kiến do Google đích thân chọn lựa cho khóa học kỹ thuật số tại Hải Phòng. “Khởi nghiệp một công ty đã khó, duy trì nó phát triển còn khó hơn. Toàn bộ tập thể Ibot luôn giữ vững tinh thần khởi nghiệp, niềm tin và ý chí kiên định để đạt được những mục tiêu xa hơn”, anh Dương Đức Vũ khẳng định.

Tạo năng lượng mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, do Tỉnh ủy tổ chức. Các diễn giả tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều ý tưởng để ươm mầm khởi nghiệp.

Mới chỉ có những ý tưởng rời rạc, mô hình nhỏ, chưa có những dự án khởi nghiệp quy mô, đủ sức dẫn dắt, chi phối và phụ thuộc; hệ thống chính sách hỗ trợ chưa tạo nên nguồn năng lượng mạnh mẽ cho “hệ sinh thái khởi nghiệp” - Đó là những nhận định, đánh giá được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, do Tỉnh ủy tổ chức vào 24/6. Các diễn giả tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều ý tưởng, điểm danh một số lĩnh vực cần được tập trung để ươm mầm khởi nghiệp.

Hệ sinh thái được định hình

Điểm lại hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Khánh cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bước đầu, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành, với các dự án khởi nghiệp sáng tạo, có ứng dụng KH-CN, khai thác được tài sản trí tuệ, cũng như các mô hình kinh doanh mới.
Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo lớn mạnh, môi trường khởi nghiệp chưa thực sự năng động; cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp còn mới trong giai đoạn bắt đầu… Trong bối cảnh phát triển không ngừng, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Bà Rịa - Vũng Tàu lại đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức.
Báo cáo của Sở KH-CN cho biết, toàn tỉnh hiện có 9.406 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm 98%, nhưng chỉ có 70 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong khi đó, nhiều thanh niên, doanh nghiệp trẻ có ý tưởng, dự án ứng dụng công nghệ cao, có mô hình kinh doanh mới, khả thi và sẵn sàng để khởi nghiệp nhưng họ chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều để khai thác, phát triển, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh.
Để hỗ trợ phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực xây dựng chính sách, tạo nên một môi trường tốt về mặt thể chế như: Ban hành đề án hỗ trợ DNNVV; chương trình KH-CN hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thành lập Trung tâm Việc làm và khởi nghiệp Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, CLB Hỗ trợ khởi nghiệp ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Vườn ươm Khởi nghiệp Thanh niên Bà Rịa, HTX Khởi nghiệp xanh, Không gian làm việc chung V-Office; thành lập Văn phòng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu... Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh CCTTHC trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sớm gia nhập thị trường với thời gian và chi phí thấp nhất. Sở KH-CN cũng thiết lập mạng lưới liên kết; mạng lưới cố vấn và tư vấn khởi nghiệp; tìm kiếm và giới thiệu, kết nối đối tác kinh doanh, nhà đầu tư cho dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp…

Khởi nghiệp dưới sự dẫn dắt, định hướng

Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các diễn giả cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu phải đúng trọng tâm và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
“Khởi nghiệp phải bắt đầu bằng những việc thiết thực cho cuộc sống. Hãy tìm những gì mà con người, xã hội, địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu đang cần”, ông Phạm Duy Hiếu, Phó Chủ tịch Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp KH-CN Việt Nam gợi mở. Ông Hiếu cho biết, đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần chú trọng đến hiệu quả và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như: cảng biển, công nghiệp, du lịch…
Nông trại Evole (TP. Vũng Tàu) hình thành từ dự án khởi nghiệp “Vỏ bọc cách nhiệt bằng xơ mướp” của cô gái trẻ Nguyễn Thị Huyền.
Nông trại Evole (TP. Vũng Tàu) hình thành từ dự án khởi nghiệp “Vỏ bọc cách nhiệt bằng xơ mướp” của cô gái trẻ Nguyễn Thị Huyền.
Còn theo ông Trần chí Dũng, Phó viện trưởng Viện Quản trị logistics toàn cầu, trong điều kiện hiện nay của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng và tổ chức hiệu quả “vườn ươm” logistics sẽ góp phần tích cực phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái logistics, yếu tố quyết định đối với hiệu quả của ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Các lợi ích của “vườn ươm” logistics có thể mang lại là: Nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp logistic, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ, giải pháp đổi mới sáng tạo, hình thành nhiều doanh nghiệp mới thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, xây dựng hình ảnh Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế cảng biển năng động, hấp dẫn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH-ĐT), để xây dựng đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, luôn cần đến các thành phần: chính phủ, nhà đầu tư, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ lớn, dự án khởi nghiệp và các chương trình trung gian hỗ trợ… Với Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài các thành phần trên còn cần phải duy trì đúng vào 3 mục tiêu: Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành một nơi đáng sống; thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn; thu hút nguồn nhân lực công nghệ tốt.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy:
Năm nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Mong muốn của tỉnh là hình thành nhiều dự án khởi nghiệp, nhiều dự án đổi mới sáng tạo thành công với các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: Công nghiệp, cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Để hiện thực hóa được mục tiêu trên, Bà Rịa - Vũng Tàu cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục duy trì và có cách làm mới cho các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh của tỉnh; bảo đảm cho hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương phát triển bền vững bằng cách thu hút các nhà đầu tư lớn, có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo nhân lực và thu hút nhân lực chất lượng cao; kết nối, liên kết với các tổ chức khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước và quốc tế.

Những mặc cảm khiến ý tưởng chỉ nằm trên giấy

Bà Nguyễn Hải Thanh, CEO AVSE Corp cho rằng bất cứ phát kiến vĩ đại nào cũng từng là một ý tưởng, điều quan trọng là phải bắt tay vào thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hải Thanh (Nicole Nguyễn) hiện là CEO của AVSE Corp - doanh nghiệp xã hội tiên phong về đổi mới và bền vững - được hỗ trợ bởi Tổ chức nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu AVSE Global. Bà cũng là Trưởng ban tổ chức Hack4Growth - cuộc thi đổi mới đổi mới sáng tạo do AVSE Global tổ chức, dưới sự bảo trợ của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Bà có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc quản lý các hoạt động và dự án tại các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ và các công ty khởi nghiệp; đồng thời là nhà tổ chức loạt sáng kiến cho startup tại Việt Nam thời gian qua.
Bà Nguyễn Hải Thanh, CEO AVSE Corp tại một sự kiện.
Bà Nguyễn Hải Thanh, CEO AVSE Corp tại một sự kiện.
Dưới đây là những chia sẻ của bà Thanh nhằm khích lệ các cá nhân phát triển các ý tưởng sáng tạo:
Gần 50 năm trước, nếu như Arthur Fry không cảm thấy phiền hà vì mẩu giấy đánh dấu sách thánh ca của ông liên tục rơi ra, thì có lẽ giấy note đã không được phát minh. Hai thập kỷ trước, nếu như Mark Zuckerberg chần chừ không biến ý tưởng FaceMash - vốn vẫn còn rất sơ khai, trở thành những dòng code, thì có lẽ Facebook đã không tồn tại.
Trước khi trở thành những nhân vật được ghi tên trong lịch sử nhân loại, bất cứ ai trong số họ cũng là những người bình thường. Tôi không biết họ có chút nào chần chừ không khi bộc lộ những ý tưởng của mình cho mọi người. Nhưng tôi tin chắc rằng, hiện nay có rất nhiều người trẻ đang ôm ấp những ý tưởng lẫn lý tưởng trên mặt giấy, nhưng vẫn chưa đủ tự tin để thể hiện.

Mọi người thường nghĩ ý tưởng của mình là viển vông

Ý tưởng vào lúc đầu chắc chắn phải "có vẻ viển vông, hoang đường", bởi nếu không, nó không thể là ý tưởng mà sẽ là những thứ gì đó người khác đã biết đến. Phát kiến tạo ra máy bay từng bị Ferdinand Foch, đại tướng, Tư lệnh đồng minh của Pháp trong Thế chiến thứ nhất cho rằng chỉ là món đồ chơi và chẳng hề có tác dụng thật sự. Trước khi bóng đèn sợi đốt ra đời, người ta cũng từng không tin rằng sẽ có cái gì đó có thể phát sáng, trừ lửa.
Bạn nghĩ ý tưởng của mình là viển vông, nên không dám công khai? Nếu không viển vông, thì đó chắc chắn không phải là ý tưởng.

Lo lắng ý tưởng của mình là nhỏ bé

Việc người khác trông đợi vào những điều lớn lao đôi lúc khiến chúng ta nghĩ rằng những thứ nhỏ bé bản thân đang sở hữu sẽ khiến họ thất vọng. Nếu không có những ý tưởng nhỏ bé đó, thì bất kỳ sứ mệnh lớn lao nào cũng không thể thực hiện được.
Để có một cánh đồng bát ngát và mùa gặt bội thu, chúng ta phải chấp nhận gieo từng hạt lúa. Chẳng có ý tưởng nào hoàn hảo và đủ vĩ mô để chỉ mình nó là có thể thay đổi cả thế giới. Ý tưởng nhỏ bé của bạn sẽ không thay đổi hoàn toàn một cục diện nào đó, nhưng chắc chắc nó sẽ thay đổi một phần. Ý tưởng của người khác cũng thế. Vì vậy, hãy yên tâm và tự tin trước những ý tưởng bé nhỏ của mình.

Ý tưởng của bạn xứng đáng được biết đến

Bên trong mỗi người, luôn có "một đứa trẻ đang gào thét đòi thoát ra". Đứa trẻ ấy có những ý tưởng điên rồ, có thể mang lại điều khác biệt cho thế giới. Nhưng bản thể người lớn của bạn, với những lo toan, trù tính và sợ hãi, liệu có quyết định giam cầm đứa trẻ ấy lại vĩnh viễn. Những ý tưởng đó có thể sẽ chỉ nằm trong trí nhớ, quyển sổ tay hay một ghi chú trong máy tính. Chúng ta được dạy rằng hãy trưởng thành lên, bớt hoang tưởng lại, và ổn định cuộc sống đi. Nhưng không ai nói với chúng ta rằng, nhân lúc còn trẻ, còn sức lực, còn đam mê và còn đủ liều lĩnh để "điên", thì hãy mở cánh cửa kia ra, để "đứa trẻ" bên trong bạn tung hoành một lần cuối.
Dù là một ý tưởng tồi, nhưng không có nghĩa quá trình thực hiện ý tưởng đó không thú vị. Nếu lo lắng thất bại, startup đừng nghĩ đến kết quả mà hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng và tận hưởng quá trình biến ước mơ thành hiện thực. Dù sau đó bạn có được công nhận hay không, thì bạn cũng đã có được khoảng thời gian hạnh phúc, ít nhất thì bạn đã thử rồi.

Chắp cánh cho những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo

Với mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước, những năm qua Hà Nội đã có nhiều giải pháp đột phá, chính sách cụ thể đi vào thực chất, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các DN khởi nghiệp sáng tạo.

Nhiều giải pháp đột pháVới phương châm “lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ”, thời gian qua, Hà Nội đã và đang xây dựng nhiều giải pháp đột phá nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Lê Văn Quân cho biết: Năm 2017, TP Hà Nội đã chính thức khai trương Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp (startupcity.vn); năm 2018, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND quy định các chính sách hỗ trợ DN thành lập mới.Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn TP đến năm 2020 với nhiều chính sách hỗ trợ DN, khởi nghiệp trên địa bàn Thủ đô như hỗ trợ, khuyến khích DN thành lập mới (hỗ trợ phí công bố DN, hỗ trợ làm dấu pháp nhân, hỗ trợ trả kết quả tại nhà cho DN); hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ngân hàng; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DN trên địa bàn...

Năm 2019, với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước, nơi kết nối các nguồn lực của hệ sinh thái, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 với nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù.Trong đó, hỗ trợ các DN khởi nghiệp sáng tạo về truyền thông; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Hà Nội...Song song với việc ban hành chính sách, Hà Nội đã triển khai hàng loạt các biện pháp thiết thực để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN trên địa bàn phát triển. Qua đó, TP tạo chuyển biến căn bản về xây dựng Chính quyền điện tử để giảm thời gian và chi phí cho DN.Từ năm 2018, Hà Nội đã thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến về đăng ký DN mức độ 3, 4. Các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến DN như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, đất đai, vốn, điện năng đều được chú trọng để giảm thời gian và chi phí cho DN. Góp phần cải thiện chỉ số PCI của TP trong những năm qua (2 năm liền đều thuộc tốp 10 tỉnh, TP có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước, xếp thứ 9/63, trong đó chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN của Hà Nội luôn ở tốp đầu, xếp 4/63).Dưới góc độ một DN, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ và Thương mại Appa Group Nguyễn Hữu Việt cho rằng, những chính sách hỗ trợ của TP Hà Nội thực sự đi vào thực chất, giải quyết được những khó khăn vướng mắc lâu nay của DN. Qua đó, tạo đà cho DN phát triển.Tương tự, CEO Công ty CP Trà và cà phê An Nam Nguyễn Tiến Thành sau nhiều năm tu nghiệp ở Vương quốc Anh đã quyết định về Việt Nam để khởi nghiệp. Sau khi tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh, anh quyết định chọn Hà Nội là nơi bắt đầu sự nghiệp của mình. “Tôi chọn Hà Nội là nơi để bắt đầu sự nghiệp bởi nơi mọi cơ chế khá mở cho DN, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” - CEO Nguyễn Tiến Thành bày tỏ.Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệpGiám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Lê Văn Quân cho biết: Một trong những mục tiêu quan trọng của giai đoạn 2021 - 2025 là tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào động lực là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tận dụng tối đa thành quả của cuộc CMCN 4.0 để nâng cao năng suất lao động. Thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân để tạo động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phấn đấu Hà Nội trở thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.Để đạt được mục tiêu trên trong thời gian tới TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới công dân, DN. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, công khai minh bạch thông tin; Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, minh bạch. Phấn đấu Hà Nội là TP tiên phong của cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN; về tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.Bên cạnh đó, xây dựng chính quyền điện tử, TP thông minh, tận dụng những tác động lớn và diện rộng của CNTT với mạng lưới DN đông đảo và năng động. Đẩy mạnh phát triển DN cả về số lượng và chất lượng, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ DN công nghệ số trên địa bàn TP.Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, hình thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội, tạo nhiều không gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thực hiện kết nối khởi nghiệp sáng tạo trong nước và quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho DN phát triển góp phần phát triển mạnh mẽ DN khu vực tư nhân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nhanh và bền vững.

Nên hay không chuyện khởi nghiệp thời đại dịch?

Đại dịch Covid-19 đã mang đến một giai đoạn bất ổn kéo dài cho nền kinh tế toàn cầu, đe doạ công việc của hàng triệu người và làm đảo lộn hoạt động kinh doanh thường ngày. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp startup.

Khoảng 74% startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên
Theo khảo sát từ tổ chức Startup Genome, có khoảng 74% startup tại 45 quốc gia buộc phải sa thải nhân viên toàn thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Phần lớn các startup chỉ còn đủ vốn duy trì trong vài tháng trong khi gần như "tắt hy vọng" về việc huy động được thêm vốn trong ngắn hạn. Điều này sẽ khiến 2/3 số startup phải đóng cửa sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Theo kế hoạch năm 2020, Quỹ tầm nhìn của SoftBank đầu tư vào 88 startup, trong đó có WeWork, Uber và DoorDash, tuy nhiên, đại diện của quỹ cũng cho biết sẽ chỉ một số ít startup trong danh mục đầu tư này có thể nhận đủ tiền mặt theo kế hoạch vào cuối năm nay.
Thực tế tại Việt Nam, các mô hình kinh doanh khởi nghiệp nói chung đã và đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong khoảng 4 tháng trở lại đây.
Điển hình như việc WeFit tuyên bố phá sản hay Soya Garden - một startup tâm huyết với các sản phẩm từ đậu nành hữu cơ, mạnh dạn lên Shark Tank gọi vốn và được Shark Thuỷ cam kết đầu tư 15 tỉ trên sóng truyền hình - cũng đang thu hẹp quy mô là những minh chứng rõ nhất.
Sắc xanh khởi nghiệp tại Việt Nam
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh của giới startup Việt vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, nhiều startup đã thu hút thành công số vốn "khủng" bất chấp đại dịch Covid-19.
Phải kể đến thành công của JobsGo (cung cấp nền tảng tuyển dụng trực tuyến), WindSoft Việt Nam (cung cấp giải pháp phần mềm và ứng dụng cho quản trị doanh nghiệp) và EcomEasy (chuyên về giải pháp tiếp thị và bán hàng trên các kênh thương mại điện tử) sẽ nhận 200.000 - 500.000 USD vốn đầu tư từ Quỹ Viet Valley Ventures.
"Thương vụ chốt nhanh nhất chỉ trong vòng 1 tuần, chậm nhất cũng chỉ 3 tháng, không phụ thuộc vào tác động của Covid-19", ông Nguyễn Khánh Trình, nhà sáng lập Viet Valley Ventures cho biết.
Tương tự, NextTech Group và Quỹ đầu tư khởi nghiệp Next100.tech vừa hoàn tất 2 thương vụ, đầu tư gần 10 tỉ đồng vào nền tảng tuyển dụng nhân sự TopCV và 500.000 USD vào Chatbot.
Hay như JobHopin (kết nối người tìm việc và doanh nghiệp) cũng vừa nhận được 2,45 triệu USD. Trước đó, cũng trong lĩnh vực này, Quỹ Affirma Capital đã chấp thuận đầu tư 34 triệu USD vào Công ty tuyển dụng trực tuyến Việt Nam Transcendental Human Resources JSC (Siêu Việt).
Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, bức tranh khởi nghiệp Việt Nam đón nhận nhiều tin vui. Startup BuyMed (startup Việt vận hành sàn phân phối thuốc Thuocsi.vn) đã gọi được 2,5 triệu USD trong vòng gọi vốn pre-Series A. Trước đó, eDoctor được rót vốn 1,2 triệu USD từ 4 quỹ đầu tư CyberAgent Capital, Genesia Ventures, Bon Angels và Nextrans.
Startup y tế Doctor Anywhere cũng công bố gọi vốn thành công 27 triệu USD; Pharmacity gọi vốn thành công gần 32 triệu USD (khoảng 730 tỉ đồng) trong vòng Series C.
Theo các nhà đầu tư, để tiếp tục được rót vốn và không bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giải pháp nằm ở chính bản thân các startup. Thực tế, những startup nào có sản phẩm tốt vẫn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các startup cần đảm bảo đủ 3 triết lý đầu tư là "ngon - bổ - rẻ". Trong đó, "ngon" thể hiện ở khía cạnh doanh nghiệp có mô hình kinh doanh rõ ràng, lành mạnh, có dòng tiền và lợi nhuận. "Bổ" là những giá trị của công ty khởi nghiệp này đem lại phù hợp, tương hỗ với hệ sinh thái của nhà đầu tư. Còn yếu tố "rẻ" là việc nhà sáng lập biết mình đang ở đâu, tránh tình trạng đưa ra mức giá trên trời, phi thực tế.
Ngoài ra, trong bối cảnh Covid-19 mà startup đưa ra được các sản phẩm mới phù hợp, giải quyết những bài toán của thị trường, thì sẽ dễ dàng được nhà đầu tư sẵn sàng cấp vốn.

Google “mở cửa” đào tạo trực tuyến cho Startup

Google vừa thông báo mở đơn đăng ký cho chương trình Google for Startups Accelerator: Southeast Asia, là chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài 3 tháng dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp mới bắt đầu có tiềm năng lớn trên khắp khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) và Pakistan.

Năm nay, Google đặc biệt tìm kiếm các công ty khởi nghiệp đang giải quyết các thách thức mà chúng ta hiện đang phải đối mặt: các công ty khởi nghiệp mới đang khai thác các giải pháp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tài chính hoặc vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh giãn cách xã hội; sử dụng AI, ML hoặc phân tích dữ liệu theo những cách có ý nghĩa; hoặc sử dụng công nghệ để làm cho thế giới trở nên dễ hòa nhập hơn đối với người già hoặc người khuyết tật.
Các công ty khởi nghiệp tham gia sẽ nhận được sự hướng dẫn chuyên sâu về cả thách thức kỹ thuật và kinh doanh cũng như kết nối với các đội ngũ có liên quan từ khắp Google và mạng lưới các đối tác trong ngành. Ngoài việc hướng dẫn và hỗ trợ dự án kỹ thuật, chương trình đào tạo còn bao gồm các buổi thảo luận đào sâu và các khóa học tập trung vào thiết kế sản phẩm, thu hút khách hàng và phát triển năng lực lãnh đạo cho người sáng lập. Đơn đăng ký được mở bắt đầu từ hôm nay đến hết ngày 19-7-2020 dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại khu vực Đông Nam Á (https://sites.google.com/view/gfs-accelerator-sea/home). 
Được biết đến trước đây với tên gọi Google Launchpad Accelerator, chương trình này sẽ tiếp tục cam kết lâu dài của Google trong việc giúp các công ty khởi nghiệp giải quyết các thách thức kỹ thuật cụ thể với sự hỗ trợ và tài nguyên của Google. Tham gia chương trình Google for Startups Accelerator, những người sáng lập được chọn sẽ phác thảo những thách thức hàng đầu mà doanh nghiệp khởi nghiệp của họ đang phải đối mặt, và họ sẽ được ghép cặp với các chuyên gia phù hợp trong ngành hoặc từ Google để giải quyết những thách thức đó. 

3 lời khuyên tài chính để khởi nghiệp thành công

Tuy lĩnh vực kinh doanh của các doanh nhân có thể khác nhau, song mối quan tâm cốt lõi về tài chính trong việc xây dựng doanh nghiệp lại hoàn toàn giống nhau.

Rất nhiều khách hàng của hãng quản lý tài sản độc lập LexION Capital là chủ doanh nghiệp và người sáng lập doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động đa dạng, từ dịch vụ tài chính, nghệ thuật đến dược phẩm.
Nhiều doanh nhân tìm đến LexION Capital để có được lời khuyên của Giám đốc điều hành Elle Kaplan. Bản thân bà Elle Kaplan cũng là cố vấn tài chính và chuyên gia đầu tư với hơn 10 năm kinh nghiệp ở Phố Wall và cũng là một doanh nhân, nên biết rõ việc xây dựng doanh nghiệp từ nền móng.
Dưới đây là 3 lời khuyên tài chính của Giám đốc điều hành LexION Capital để khởi nghiệp thành công.

1. Quý trọng thời gian của bạn

Trao đổi ý kiến chuyên môn với một người chuyên nghiệp là giải pháp cùng thắng (win-win). Việc này giúp tạo dựng cộng đồng và mối liên kết trong mạng lưới của bạn và đây là phương thức tuyệt vời để có được kiến thức chuyên môn tốt nhất. Nhưng tiêu tốn thời gian của bạn mà không thu được gì là một sai lầm và nhiều doanh nhân đang phạm phải điều này.
Bản thân bà Elle Kaplan cũng từng mắc phải sai lầm này. Một lần nọ khi Kaplan tiến hành nghiên cứu cho một khách hàng. Mọi chuyện bắt đầu một cách lịch sự như thường lệ, nhưng rồi vị khách coi đó là điều hiển nhiên và liên tục hỏi thêm, đòi hỏi câu trả lời nhanh gọn và thậm chí không thèm trả thêm chi phí. Môi trường kiểu này rất phổ biến tại Phố Wall truyền thống, do vậy, bà Kaplan quyết rời bỏ và thành lập LexION Capital.
Cho đi thời gian của bạn cũng giống như cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Nếu đây thậm chí không phải là sự trao đổi, thì hãy tự hỏi “Thời gian của tôi đáng giá bao nhiêu và tôi có được trả tiền vì việc này?”

2. Hãy đầu tư vào kỵ mã chứ đừng đầu tư vào con ngựa

Elle Kaplan không xin tài trợ vốn cho LexION, nhưng bà từng chứng kiến mô hình thành công của nhiều doanh nhân. Giới đầu tư không săm soi chi tiết bài thuyết trình mà bạn dành rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Họ hiểu câu chuyện của bạn và sẽ đầu tư - hoặc không.
Những người sáng lập cần biết cách dàn dựng và trình bày câu chuyện của mình, và định vị những gì người khác cảm thấy thú vị, quan tâm và theo đuổi. Theo bản năng, mọi người thường có phản ứng và ghi nhớ về những người khác. Họ hiếm khi làm điều này với các công ty.

3. Những công ty thành công nhất thường khởi nghiệp với quy mô nhỏ

Công ty Airbnb Inc hiện đang được định giá hàng tỷ USD, nhưng ban đầu, công ty này chỉ được đầu tư bằng thẻ tín dụng của những người sáng lập. Khi các thẻ tín dụng này đạt đến điểm tới hạn năm 2008, những người sáng lập đã sản xuất thủ công sản phẩm hộp đựng ngũ cốc mới lạ phục vụ cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, và sử dụng số tiền thu được để duy trì hoạt động của công ty. Tài xoay xở này của họ đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và công ty đã nhận được nguồn vốn đầu tư.
Đầu tư vốn mạo hiểm rất phổ biến, nhưng chúng không tạo nên những công ty thành công. Những công ty thành công luôn linh hoạt trong mọi giai đoạn của cuộc chơi và điều này có tác động theo cấp số nhân.

Khởi nghiệp với “Ngân hàng video giáo dục Trạng”

10 năm nay, Nguyễn Quỳnh Vân (cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) đã “tiên phong” sáng lập startup “Ngân hàng video giáo dục Trạng”, với mong muốn giúp cho học sinh tiếp thu bài học hiệu quả.

Dự án đã xây dựng 600 video các bài giảng và thuyết trình có hình ảnh sinh động, giúp giờ học của HS hấp dẫn và chủ động hơn.
Tạo tiết học thú vị
Từ bỏ vị trí kĩ sư quản lý môi trường và an toàn sức khỏe ở một công ty dầu khí, Nguyễn Quỳnh Vân quyết định "rẽ ngang" để khởi nghiệp với dự án "Ngân hàng video giáo dục Trạng", vì sự thôi thúc muốn học trò có tiết học hấp dẫn hơn.
"Chúng ta đã có thể mang cả thế giới vào trong lớp học. HV và các thầy cô cần được hỗ trợ việc này để có thể có những phút giây học nhanh chóng và thú vị hơn. Mình mơ ước đến 1 ngân hàng video như thế và đã bắt tay nghiên cứu", Nguyễn Quỳnh Vân - CEO Ngân hàng video giáo dục Trạng chia sẻ.
Theo Quỳnh Vân, việc giáo dục sớm đã được bắt đầu ngay từ khi các bà mẹ bước vào thai kỳ. Âm thanh, chuyển động, ánh sáng, cảm xúc tích cực... được thai nhi cảm nhận ngay từ trong bụng mẹ. 
Sau đó, 12 năm học trên ghế nhà trường của HS sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu như trong mỗi tiết học có sự lồng ghép của hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động… Những yếu tố bổ trợ này góp phần kích thích trí tuệ và khả năng ghi nhớ của HS.
Thay vì những bài học khô khan với đầy ắp con số và chữ cái cùng lối thuyết giảng một chiều, việc sử dụng những hình ảnh và video nhiều hơn trong lớp học học online sẽ giúp HS tiếp thu bài học hiệu quả hơn. Những bài giảng và thuyết trình có hình ảnh, video đắt giá hỗ trợ luôn tạo ra sức hút đặc biệt cho HS.
Tuy nhiên, một bài giảng đầu tư như thế chắc chắc sẽ "ngốn" không ít thời gian và công sức của GV. Chính vì thế, Ngân hàng video giáo dục Trạng ra đời với hàng trăm video sinh động sẽ là "người trợ giảng đắc lực" của GV và HS.
"Ngân hàng video giáo dục Trạng" của Quỳnh Vân hiện đã có 600 video minh giải kiến thức và hình ảnh tương tác về Toán học và Vật lý thuộc cấp THCS và THPT. 
Mỗi video được thiết kế với hình họa đơn giản, tập trung kiến thức cốt lõi, ngắn gọn, bám sát kiến thức bài học và kết hợp ứng dụng, rất phù hợp để các thầy cô và HS có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình dạy và học. 
Tương lai xa hơn, Quỳnh Vân sẽ phát triển các môn học khác như khoa học tự nhiên, sinh học, hoá học, địa lý…
"Việc học tập qua hình ảnh còn giúp tiết kiệm thời gian và bảo đảm sức khỏe cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa chúng ta có thời gian hơn để thực hiện những kế hoạch của riêng mình, có thời gian để giao lưu nhiều hơn và tự tin hơn trong cuộc sống", Quỳnh Vân cho biết.
Từ khi ra đời, dự án Ngân hàng video giáo dục cũng gặp những thách thức khó khăn như các vấn đề về pháp lý, nhân sự, vốn, định hướng... Mặc dù vậy, Ngân hàng video giáo dục Trạng vẫn đang khắc phục từng ngày. Đến nay, dự án đã đầu tư xây dựng đội ngũ GV, kỹ thuật chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người học.
20 thành viên của dự án đã có thể làm việc cùng nhau. Việc phát triển mở rộng sẽ không gặp khó khăn nhiều, bởi dự án cũng có kết nối với các nhóm cộng đồng GV và đồ hoạ có thể mở rộng nhanh chóng và linh động.
Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 các trường đều dạy học online, dự án đã mở cổng miễn phí truy cập video cho tất cả các thầy cô và HS trong 3 tháng. Khi đi học lại, dự án mở cả 1 năm truy cập để mọi người có thể tiết kiệm thời gian và hỗ trợ việc truyền đạt nhanh kiến thức cho học sinh cấp THCS, THPT. 
"Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực, nên rất vui!" Quỳnh Vân chia sẻ và cho biết dự án đang hy vọng được gặp các đơn vị giáo dục để có thể là một phần trong dự án triển khai sách giáo khoa mới. Quỳnh Vân cũng tin tưởng, xu hướng dạy học online sẽ phát triển, Ngân hàng video Trạng sẽ là một trong những nguồn hỗ trợ hình ảnh cho thầy cô soạn giáo án dễ dàng hơn.
Hiện, Công ty cổ phần video giáo dục Trạng đã ra đời, trang web https://trang.edu.vn, fanpage đã vận hành, sắp tới là app trên điện thoại. 
Tin vui đến cận kề sau bao nỗ lực của Quỳnh Vân cùng các cộng sự. Dự án đã hoàn thiện giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm với hình ảnh thực tế và hình ảnh tương tác minh giải kiến thức rõ ràng, ngắn gọn. Sản phẩm đang được đón nhận từ các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, hy vọng sẽ đóng góp trong hệ sinh thái giáo dục của TPHCM và toàn quốc.

Giấu chồng khởi nghiệp ở tuổi 36 với 15 triệu đồng, bà nội trợ 3 con trở thành chủ công ty có doanh thu 150 tỷ!

Với chặng đường đi qua và những gì đang có, bà nội trợ 3 con này bỗng chốc trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều chị em phụ nữ.

Phụ nữ, dù ở tuổi nào, hoàn cảnh ra sao cũng nên giữ cho mình những ước mơ riêng, biết đâu niềm tin ấy sẽ giúp chị em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn giống như bà nội trợ Nhật Bản có tên Hiromi Matsuda trong câu chuyện dưới đây.
Nói sơ về hiện tại, Hiromi Matsuda (51 tuổi) đang là chủ sở hữu của một công ty chuyên bán túi xách đan lát thủ công và các mặt hàng liên quan khác với doanh thu lên đến 700 triệu Yên hàng năm (tương đương 152 tỷ đồng). Hiện công ty của cô đang vẫn còn mở rộng với nhiều chi nhánh, cửa hàng cả trong và ngoài nước.
Nghe thì có vẻ khá bình thường đối với một doanh nhân tại đất nước phát triển nhất nhì châu Á, tuy nhiên, tin chắc rằng, chuyến hành trình khởi nghiệp của Hiromi Matsuda sẽ khiến không ít người bất ngờ.
Matsuda chia sẻ, trước đây, cô là một bà nội trợ toàn thời gian, chỉ ở nhà chăm sóc 3 đứa con và tài chính phụ thuộc vào chồng. Cuộc sống cứ thế trôi đi ngày qua ngày khiến cô cảm thấy vô cùng nhàm chán.
“Lúc ấy, tôi không có nhiều tiền để chi tiêu huống gì nói đến việc giải trí, vì vậy tôi thường tìm niềm vui cho mình bằng cách dùng giấy, vải để đan túi hay thậm chí còn… nhổ cỏ quanh nhà. Tôi nhổ cỏ say mê đến mức xung quanh nhà tôi không còn gì để nhổ phải sang nhà hàng xóm xin nhổ ké” - Matsuda hài hước kể.
Và rồi chính từ cảm giác chán nản đã thôi thúc bà nội trợ này phải làm gì đó, năm 36 tuổi, Matsuda lén chồng sử dụng 70.000 Yên (tương đương 15 triệu đồng) mình tự tiết kiệm để khởi nghiệp kinh doanh các túi đan lát thủ công do mình tự làm.
Mới khởi nghiệp, Hiromi Matsuda gặp rất nhiều khó khăn từ khâu tìm mua nguyên vật liệu giá rẻ cho đến chuyện marketing, tìm đối tác,... và cả những lời cảnh báo gây chùn bước như “bạn sẽ chẳng bao giờ bán được những chiếc túi ấy đâu”.
Tuy nhiên, bằng chính nỗ lực và sự kiên trì, sau 15 năm, Hiromi Matsuda đã chứng minh được những lời bóng gió ngày nào hoàn toàn sai đối với cô. Với chặng đường đi qua và những gì đang có, nữ doanh nhân Hiromi Matsuda bỗng chốc trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều chị em phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào.
Và để tự thưởng cho bản thân cũng như các con, Hiromi Matsuda đã tậu một căn biệt thự rộng hơn 900m2 ở thành phố Mobara với giá 100 triệu Yên (tương đương 22 tỷ đồng). Riêng chuyện tình cảm, cô cho biết mình và chồng đã ly hôn khá lâu, hiện tại cô không có ý định đi thêm bước nữa.

Nếu muốn rời công ty để khởi nghiệp, dân công sở nên lắng nghe lời khuyên của Shark Linh

Trên vai trò là một doanh nhân từng khởi nghiệp, đồng thời cũng là nhà đầu tư được yêu thích qua chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, Shark Linh mới đây đã chia sẻ 3 bí kíp cực kỳ đắt giá cho những ai muốn khởi nghiệp thành công.

Một trong những thách thức lớn của giai đoạn đầu khởi nghiệp thuộc về vấn đề marketing. Là gương mặt mới trong “làng” kinh doanh, thật khó để bạn, thương hiệu của bạn thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng.
Do đó, nếu không có chiến lược và cách thức bước qua giai đoạn này, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào ngõ cụt, nhẹ thì lỗ vốn, nặng thì phá sản.
Có lẽ hiểu thấu được điều này trên vai trò là một doanh nhân từng khởi nghiệp, đồng thời cũng là nhà đầu tư được yêu thích qua chương trình “Thương vụ bạc tỷ”, Shark Linh mới đây đã chia sẻ 3 bí kíp cực kỳ đắt giá xoanh quanh vấn đề marketing dành cho người khởi nghiệp nói riêng và các chủ doanh nghiệp nói chung như sau:
Khi làm chủ một doanh nghiệp, bạn là điều tiên quyết cho danh tiếng của chính doanh nghiệp của bạn. Những gì bạn nói và từng hành động bạn làm cho doanh nghiệp đều có tác động rất lớn đến việc xây dựng thương hiệu cho cả hai. Trước khi một ai đó muốn tìm hiểu sâu hơn, họ sẽ dựa vào cảm nhận của họ về bạn trước và từ đó liên kết đến doanh nghiệp.
Nếu như bạn thật sự muốn doanh nghiệp của mình thành công, bạn phải không biết ngại. Khi bạn không thể thuyết phục người khác mua hàng, việc kiếm tiền sẽ rất khó khăn. Một thách thức lớn mà nhiều chủ doanh nghiệp phải đối mặt là họ không biết cách quảng bá hiệu quả. Việc đưa doanh nghiệp của bạn chia sẻ ra thế giới sẽ thật đáng sợ, đặc biệt khi bạn còn “chân ướt chân ráo”.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn trở thành công cụ marketing tốt nhất và làm thế nào để mọi người nhớ đến doanh nghiệp của bạn.

1. Elevator Pitch - Mô tả ngắn gọn

Khi một người hỏi về những gì bạn làm, họ sẽ hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong 3 câu đầu tiên. Điều này rất quan trọng vì lý do là nếu họ không hiểu ngay lập tức, họ sẽ khó nhớ đến về sau. Elevator Pitch nên có mô tả ngắn gọn và súc tích về doanh nghiệp của bạn. Có một sự thật là chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người khác và hy vọng rằng họ sẽ nhớ về doanh nghiệp của bạn, vì vậy bạn phải chắc chắn rằng phải làm thật tốt công việc này.

2. Tích cực, lạc quan

Hầu hết mọi người sẽ luôn muốn được nghe những điều lạc quan. Khi chia sẻ tin tích cực về những gì mình làm được cho doanh nghiệp, tự nhiên bạn cũng sẽ thể hiện được niềm đam mê, tâm huyết của mình. Điều này sẽ tạo được ấn tượng cho người nghe về thông điệp bạn muốn truyền tải. Và từ đó là điểm lớn cho doanh nghiệp của bạn được ủng hộ nhiều hơn.

3. Sự uy tín

Chắc hẳn rằng mọi người luôn muốn nhớ về những người họ có thể tin tưởng được. Nhưng làm thế nào để bạn có thể khiến được mọi người tin về những điều bạn nói? Lúc này bạn cần biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, có thể giải thích chi tiết về cách thức mà bạn tạo ra nó hay dẫn chứng bằng những điều liên quan đến quy trình.

Cơ hội lớn hay ý tưởng điên rồ?

Bất chấp tình hình kinh tế đang trong giai đoạn bất định, nhiều nhà sáng lập quyết định khởi nghiệp với cơ hội cạnh tranh đang ở thế cân bằng.

Liệu quyết định này sẽ mở ra một cơ hội lớn để bứt phá hay đây chỉ là một ý tưởng điên rồ trước đại cục hiện tại?

Cơ hội lớn cho các startup

Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho các “ông lớn” toàn cầu chịu tác động nặng nề. Và lẽ đương nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng xoáy tác động này. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 1/2020 đã giảm đến 3,8%, thấp hơn so với mức 6,8% cùng kỳ năm ngoái.Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2020, có đến 35.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tuyên bố phá sản. Đây được xem là chưa từng có tiền lệ trong vòng một thập kỷ tại thị trường Việt Nam khi số doanh nghiệp nộp đơn phá sản nhiều hơn so với số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.Cơn bão nào rồi cũng qua đi, những cây non rồi sẽ mọc lên. Giai đoạn hậu Covid-19 chính là thời điểm vàng cho các nhà sáng lập quyết định khởi nghiệp khi các “ông lớn” trên thị trường trở về xuất phát điểm. Nội lực của các startup chính là tính linh hoạt trong cách thức vận hành. Đồng thời, họ không ngừng nghiên cứu, nắm bắt xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng, sáng tạo để tạo dựng những giá trị khác biệt.

EQUO - Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới

Ngoài những cơ hội về thị trường nói trên, những tín hiệu tích cực về sự quan tâm của người dùng đến môi trường cũng là một điểm sáng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Lượng rác thải nhựa dùng một lần đang tăng cao trong mùa dịch bởi việc sử dụng dịch vụ giao hàng, do đó việc tìm kiếm giải pháp thay thế được rác thải nhựa cũng là một trong những vấn đề mà người dân cũng như chính phủ các nước rất quan tâm.Nắm bắt thông tin về thị trường cũng như tranh thủ sự quan tâm của mọi người về vấn đề môi trường, EQUO - thương hiệu kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường - đã ra mắt sản phẩm ngay sau dịch và “chạm” đến nhu cầu người tiêu dùng với khởi điểm là ống hút được làm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Sản phẩm lần đầu xuất hiện trên nền tảng huy động vốn đại chúng Kickstarter (Mỹ) và nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.Tên gọi EQUO ra đời với nguồn cảm hứng từ hai mảnh ghép “E” trong “ECO” và “QUO” trong “STATUS QUO”. Được biết, “ECO” có nghĩa là thân thiện với môi trường và “STATUS QUO” có nghĩa là điều kiện tồn tại.
Theo đó, EQUO là bức tranh hoàn hảo thể hiện đường hướng kinh doanh của nhà sáng lập, tạo ra những sản phẩm được sử dụng hằng ngày như ống hút và gia giảm mức độ ảnh hưởng lên môi trường ở mức tối thiểu.
“Ngoài ống hút, EQUO còn muốn tạo ra nhiều sản phẩm khác làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như túi vải đay, văn phòng phẩm, hoặc là những vật dụng hằng ngày. Đồng thời, EQUO hiểu rõ rào cản về chi phí sản xuất, do đó, công ty cũng tập trung và việc tìm kiếm đối tác sản xuất chiến lược, nâng cao năng suất với mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản phẩm. Với chiến lược kinh doanh dài hạn, tôi mong muốn sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân Việt Nam và đội ngũ lao động. Sau Kickstarter, EQUO sẽ chính thức có mặt tại Mỹ, Canada, Úc và Việt Nam và dự định mở rộng sang thị trường châu Âu”, bà Marina Tran-Vu (Nhà sáng lập, CEO của EQUO) chia sẻ.Nhận được những phản hồi tích cực từ thị trường, trong tương lai, EQUO dự kiến gia tăng sản xuất, gia nhập đường đua với số lượng xuất khẩu 3 - 5 triệu ống hút.

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên được tuyên dương

Sáng 27/6, nhiều ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên Thanh Hoá tại vòng chung kết "ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hoá lần thứ 6, năm 2020" do Tỉnh Đoàn Thanh Hoá tổ chức, được đánh giá có sáng tạo, xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống.

Anh Lê Văn Châu, phó bí thư tỉnh đoàn Thanh Hoá trao thưởng cho các tác giả có ý tưởng khởi nghiệp tốt
Anh Lê Văn Châu, phó bí thư tỉnh đoàn Thanh Hoá trao thưởng cho các tác giả có ý tưởng khởi nghiệp tốt
Theo đó, cuộc thi lần thứ 6 này đã thu hút gần 200 ý tưởng của các tác giả tham gia. Sau 2 vòng thi, ban tổ chức đã lựa chọn 10 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc, đại diện cho tinh thần khởi nghiệp, sự năng động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên.
Những ý tưởng khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết cuộc thi đều xuất phát từ nhu cầu thực tế đời sống. Các ý tưởng tham gia cuộc thi đa dạng, có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo, từ những ý tưởng liên quan tới đời sống hàng ngày như: Máy đo thân nhiệt và máy rửa tay sát khuẩn tự động bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, làm túi xách từ nguyên liệu truyền thống kết hợp chất da hiện đại... Nhiều ý tưởng sản xuất sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường như: ống hút sậy An Nhiên; thuốc trừ sâu thân thiện môi trường...
Kết thúc cuộc thi, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã trao giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích cho các tác giả, trong đó trao giải nhất cuộc thi cho anh Trần Văn Hùng, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn với ý tưởng Sản xuất túi xách bằng nguyên liệu truyền thống, kết hợp chất da hiện đại. Trao giải nhì cho tác giả Lê Thị Thúy, huyện Đông Sơn với ý tưởng trồng, chế biến chùm ngây ứng dụng công nghệ cao và tác giả Lương Ngọc Lai, huyện Thường Xuân với ý tưởng trang trại xanh 3 sạch.