Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

7 TRÍ TUỆ KINH DOANH VỚI 38 TƯ DUY KIẾM TIỀN CỦA NGƯỜI DO THÁI

👉Trí tuệ 1: thế giới là thị trường, kiếm tiền là tín ngưỡng

1. Sự tàn khốc của thương trường, là môn học đầu tiên mà bất cứ ai có khát vọng làm giàu đều phải tiếp nhận, không muốn tiếp nhận thực tế tàn khốc này, tốt nhất đừng nghĩ tới thành công.

2. Vì mục tiêu kiếm tiền và phát tài, dù có nghèo tới đâu, cũng hãy đứng giữa những người giàu.

3. Kiểm soát tốt cảm xúc, đặc biệt phải cự tuyệt sự tức giận, tịnh tâm lắng nghe tiếng gọi của tiền tài.

4. Thời gian cũng là một loại sản phẩm, có thể biến tiền "từ không thành có".

5. Ở nơi thương trường, chiếm lợi thế tâm lý, giỏi đánh vào lòng người là cái vốn lớn nhất.

👉Trí tuệ 2: chú trọng vào tư duy mang tính chiến lược, đừng chấp ngộ với thủ đoạn

6. Làm ăn kinh doanh, nếu chỉ có khôn lỏi, sẽ chỉ kiếm được chút tiền, biến khôn lỏi thành trí tuệ mới có thể kiếm được nhiều nhiều tiền.

7. Biết tính tiền mới biết kiếm tiền.

8. Tận dụng tốt tư duy ngược, sử dụng một cách thông minh các quy tắc trò chơi kinh doanh khác nhau, thay vì bất lực trước các quy tắc.

9. Trong nguy cơ có cơ hội, khủng hoảng trong kinh doanh thường có thể là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận.

10. Trí tuệ là "bồn tụ bảo" của các doanh nhân, chỉ có những suy nghĩ trí tuệ mới có thể biến "vật phẩm" thành "hàng hóa".

👉Trí tuệ 3: trước khi làm kinh doanh hãy làm người, làm người phải có trí tuệ hạng nhất

11. Làm ăn kinh doanh bắt đầu từ quảng bá bản thân, xây dựng một thương hiệu cá nhân hoàn hảo, tiền, tự nhiên không khó kiếm.

12. Dựa vào nguyên tắc làm người để làm ăn kinh doanh, tuyệt đối sẽ không bao giờ xảy ra sai lầm.

13. Làm người mà không có nhẫn nại, làm ăn kinh doanh rất khó để kiếm được nhiều tiền.

14. Kẻ tham lam, nhất định có chỗ sơ hở.

15. Đối đãi với khách hàng, phải dịu dàng như đối xử với phụ nữ.

16. Thành công lớn trên thương trường là nhờ tính cách chứ không phải khôn lỏi.

17. Trên thương trường, thất bại lớn nhất chính là không nhận được sự tin tưởng.

👉Trí tuệ 4: mượn lực, chỉ những người không bản lĩnh mới mong dựa vào một mình mình phát tài

18. Tiền của người khác là chiếc chìa khóa sáng chói nhất giúp bạn làm ăn kiếm lời.

19. Giỏi dùng người, mượn cái đầu thông minh của người khác để kiếm tiền.

20. Tiền nếu đã đủ thì ai cũng làm ăn kinh doanh được, quan trọng là phải biết cách dùng ít tiền nhưng vẫn làm ăn được lớn.

21. Buộc mình lại một chỗ với những người theo đuổi lợi ích, bạn cũng sẽ được phân chia lợi ích.

22. Dùng lợi ích giữ chân người khác, bỏ ra trước, có được sau, lúc cần tiêu tiền thì hãy tiêu.

👉Trí tuệ 5: tiền kiếm tiền, hơn nhiều người kiếm tiền

23. Luôn để tiền lưu động, đừng để tiền mốc meo trong ngân hàng.

24. Kiếm "tiền của người giàu" dễ phát tài hơn.

25. Tiền từ phụ nữ, tiền nhờ miệng, là hai loại tiền không bao giờ cạn kiệt.

26. "Người theo đuổi tiền" nhất định không bằng "tiền theo đuổi tiền", muốn làm ăn lớn, muốn kiếm nhiều tiền, mà không hiểu thao tác vốn, vậy thì sẽ rất khó.

27. Nỗ lực phát huy công hiệu và giá trị của mỗi một đồng tiền.

👉Trí tuệ 6: luôn có ý thức về nguy cơ mọi lúc mọi nơi

28. Rèn luyện ý thức về nguy cơ, ngăn chặn một cách chắc chắn những lỗ hổng và nguy cơ có thể xảy ra.

29. Dám mạo hiểm, nguy hiểm cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao.

30. Người làm ăn kinh doanh hãy kết bạn với toán học, "biết số" không bao giờ là thiệt.

31. Để tránh bị lừa, một vài công việc hãy bỏ tiền ra thuê người giám sát, số tiền này đáng để tiêu.

32. Dựa vào đầu tư để kiếm tiền, nhất định phải có ý thức ngăn chặn thua lỗ.

33. Làm ăn kinh doanh, đáng sợ nhất là không biết mình sai ở đâu.

👉Trí tuệ 7: làm ăn kinh doanh phải trông thời thế mà làm

34. Thời thế không tốt chưa chắc bạn đã không tốt, thời thế càng không tốt, nhiều khi ngược lại càng dễ kiếm tiền.

35. Xem trọng công việc thu thập tin tức.

36. Theo dõi sự lưu động của thời thế mọi lúc, ngắm chuẩn xu hướng tương lai.

37. Kẻ ra tay trước là kẻ mạnh.

38. Cố gắng nhìn trước vài bước để tránh mất tiền.

UPSELLING - NGHỆ THUẬT "DỤ DỖ" KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUÊN

1. Upselling là gì?

Upselling hiểu ngắn gọn là kỹ thuật mà người bán "dụ dỗ" người mua lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hơn hoặc nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn dự tính.
Là một trong những kỹ thuật thường gặp nhất trong kinh doanh, upselling lợi dụng động lực mua sắm của khách hàng để chống lại họ, đẩy thượng đế đi xa hơn ngưỡng ngân sách mà họ đã định ra trong đầu.
Trong những trường hợp áp dụng thành công, upselling thường đem lại hơn 30% lợi nhuận mà không hề gây cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Một yếu tố "thần kỳ" nữa là chi phí upsell những khách hàng hiện tại chỉ bằng 10% đến 20% so với chi phí thu hút khách hàng mới, biến đây trở thành một trong những kỹ thuật "moi túi" khách hàng ưa thích nhất của giới kinh doanh.

Và sau đây sẽ là cách mà mọi người đang "bị upsell" hằng ngày.

"Anh/ chị có muốn thêm khoai tây chiên không?"

Nếu đã từng bước chân vào McDonald’s hay những chuỗi thức ăn nhanh tương tự, ngay sau khi khách hàng gọi món, nhân viên thường ngay lập tức hỏi thêm "Anh/ chị có muốn thêm khoai tây chiên không?".
Cũng như khoai tây chiên "gắn liền" với đồ ăn nhanh, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của upselling đó là phải gắn liền với lựa chọn đầu tiên của khách hàng.

Và nhân viên McDonald’s còn đưa kỹ thuật upselling của họ lên một tầm cao mới bằng cách "gợi ý" tăng kích thước phần khoai tây chiên đã mua và đồng thời hỏi khách hàng nếu họ muốn dùng thêm nước không. Chỉ tính riêng năm 2014, những câu nói quá đơn giản kia đã đem về cho tập đoàn McDonald’s hơn 28 triệu USD doanh thu.

"Gắn liền" là yếu tố tiên quyết để thực hiện Upsell thành công, khách hàng không chỉ sẵn lòng trả thêm tiền mà còn cảm thấy rằng mình đang được chăm sóc tận tình nếu như người bán thực hiện upsell một cách "tinh tế".
Khiến khách hàng tự muốn trả thêm tiền

Một trong những công ty "dụ dỗ" khách hàng phải tự chi thêm tiền thành công nhất là Salesforce. Với phần mềm quản trị doanh nghiệp nổi tiếng của mình, Salesforce luôn là một sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn đa quốc gia, nhưng sau khi mua bản quyền hệ thống này, những khách hàng sử dụng trong một thời gian dài sẽ vướng phải một "chướng ngại" đó là: Giới hạn lưu trữ.

"Giới hạn" là một trong những kỹ thuật upsell rất thông minh, thường được áp dụng bởi các công ty công nghệ, đặc biệt là phần mềm quản lý hoặc hãng sản xuất trò chơi điện tử. Việc sử dụng sản phẩm có thể hoàn toàn miễn phí, hoặc với một mức giá rất tương xứng với giá tiền, nhưng nếu người dùng muốn sử dụng một cách "chuyên sâu" hơn, thì họ buộc phải chi thêm để gỡ bỏ các giới hạn đó.

Bằng cách này, người bán hoàn toàn không tạo cảm giác "ép" khách hàng phải trả thêm tiền, khách hàng là người tự nhận ra nhu cầu của mình và vui vẻ "móc túi" vì những giá trị mà họ sẽ nhận được

2. Upsell với mức "giá hời"

Dù không định nghĩa được chính xác, nhưng khách hàng sẽ rất nhanh chóng nhận ra rằng mình đang bị "upsell", và câu hỏi đầu tiên mà họ đặt ra sẽ là: Mình sẽ tốn thêm nhiêu tiền?

Vì thế, người bán luôn cố tình tạo cảm giác "giá hời" cho những gói upsell của họ. Với nguyên tắc định giá như sau: Mức giá upsell nên ít hơn 50% số tiền mà khách hàng định bỏ ra. Chẳng hạn như các mẫu Macbook ở trên, khách hàng sẽ ngay lập tức suy ngẫm: "Dù sao thì mình cũng bỏ ra gần 1.300 USD để mua Macbook rồi, tại sao không ráng thêm vài trăm USD để được máy tốt hơn?"

Một số người bán thậm chí "chia đều" giá trị sản phẩm đã được upsell bằng cách cho phép trả góp, chẳng hạn như "Chỉ từ 29 USD/ tháng", hoặc "Trả góp không lãi suất" … khiến khách hàng đứng trước những lời chào mời hấp dẫn này nhanh chóng chấp nhận đầu tư một sản phẩm/ dịch vụ mắc tiền hơn dự tính.

3. Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả giải pháp

Một điều khá thú vị đằng sau mỗi quyết định mua sắm là cho dù sản phẩm/ dịch vụ đó ngay lập tức giải quyết được vấn đề mà người mua mong muốn, đằng sau đó luôn là những vấn đề mới được sinh ra.
- Bạn mua một bánh hamburger? Cảm giác thèm giòn sẽ dần phát sinh từ không gian xung quanh. Bạn sẽ thèm khoai tây chiên.
- Bạn mua một con dao? Qua thời gian nó sẽ bị cùn. Bạn sẽ cần thêm 1 cái mài dao.
- Bạn mua một phần mềm quản lý? Yêu cầu của sếp sẽ ngày càng cao. Bạn sẽ muốn mua thêm các tài liệu và khóa học để làm chủ phần mềm này.
- Bạn mua một chiếc kính đắt tiền? Thật ngu ngốc nếu không bảo quản nó thật tốt. Và bạn sẽ mua thêm một miếng vải lau kính chuyên dụng.
Đối với người bán, họ chắc chắn lường trước được những vấn đề mà các sản phẩm/ dịch vụ của mình có thể tạo ra và cung cấp các giải pháp upsell mà khách hàng không hề nghĩ đến trước quyết định mua.
Và nếu như sản phẩm đó không sinh ra bất kỳ vấn đề cần giải quyết nào, các người bán cũng sẽ đưa ra các "giải pháp" để tăng giá trị tổng đơn hàng như:
"Thường được mua kèm với"
"Sản phẩm liên quan"
"Dịch vụ giao hàng nhanh, gói quà"…

4. Kết luận
Upsell không chỉ giúp người bán gia tăng lợi nhuận mà còn tăng mức độ trung thành của khách hàng.
Khách hàng mua càng nhiều sẽ càng gắn bó với thương hiệu. Upselling luôn được những chuyên gia bán hàng ưu tiên sử dụng nhằm giữ được khách hàng giữa sự cạnh tranh khốc liệt ngày nay, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho công ty nhưng lại ít "làm phiền" các thượng đế nhất.

QUY TRÌNH BÁN HÀNG CHỦ ĐỘNG TRÊN FACEBOOK CÁ NHÂN - KIẾM 1 TỶ MỖI THÁNG KHÔNG CHẠY QUẢNG CÁO

Chả là hôm nay, sếp có đăng 1 đoạn chat, "ai tự tin tạo đội sale 3-4 bạn, công ty trả lương, cam kết 1 năm doanh thu 2 tỷ không phụ thuộc nền tảng, trả lương 500tr/năm", nghe mà thèm quá cơ mà mình già rồi không đú được với đội trẻ... thôi thì viết bài này mấy đứa trong công ty học được gì thì học.

Bán hàng thì nó có 2 dạng CHỦ ĐỘNG và THỤ ĐỘNG

- Thụ động: trực website, trực hotline, trực fanpage, trực trang cá nhân của sếp.... nói chung, mình không phải làm gì cả, khách hàng tự đến và kết nối với mình, mình chỉ cần chốt khách là xong.

- Chủ động: tự động đi kiếm khách, tự kết nối với khách, tự tạo ra nền tảng hứng khách của riêng mình v.v... nói chung là sống bằng nội lực bản thân, không phụ thuộc ai cả.... và cách này thì cũng khá khó chơi nên hầu như nhân viên sales ít ai làm điều này (bản tính chúng ta là lười mà...)

Trong bài viết này, Mình sẽ nói 1 module duy nhất của việc bán hàng chủ động là "bán hàng trang facebook cá nhân" ngoài ra còn các chuyên đề khác offline, sms, telesale.... sẽ có bài viết tổng hợp sâu nha (cái đó hơi rộng)

I, VÌ SAO PHẢI BÁN HÀNG TRÊN TRANG CÁ NHÂN FACEBOOK

Đơn giản là vì nó miễn phí, người làm sales thì phải tận dụng tất cả những gì miễn phí để kiếm ra khách hàng... hay thậm chí cả những người đang tự kinh doanh cũng vậy, bỏ 10-20tr chạy quảng cáo mỗi tháng chưa chắc bán được nhiều bằng 1 trang cá nhân đâu nha, để Minh làm 1 bài toán so sánh:

+ Chạy quảng cáo facebook ads:
- Bỏ 1tr, tiếp cận được 2000-3000 người (trung bình), 10tr tiếp cận được 30.000-50.000 người (này là con số trung bình mà Mình chạy từ đó giờ, mấy bác pro chạy có khi lên được 100.000 nhưng mà thôi, mình gà thì tính khách quan thôi)

+ Sử dụng trang cá nhân:
- Đăng 1 bài viết trong group có khi tiếp cận được 50.000 người rồi bạn tin không
- Profile 5000 bạn (tốn tầm 20-30 ngày, nhanh thì 15-20 ngày) đăng 1 bài viết tiếp cận tầm 1000-2000 người (reach phải tốt)

----> 1 nick cá nhân thôi mỗi tháng cũng giúp bạn tiết kiệm HÀNG CHỤC TRIỆU QUẢNG CÁO

(ai không tin các con số, cứ thử so sánh số lượng like khi bạn đăng vào group xịn (200-300 like 1 bài) và chạy quảng cáo đi, so sánh tương tác thử rồi biết bao tiền)

Trang cá nhân sẽ tạo thành thương hiệu cá nhân, dần dần bạn sẽ có sự uy tín riêng, ảnh hưởng riêng và sau này việc bạn upsell, bán chéo, bán thêm các sản phẩm sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

NHƯNG QUAN TRỌNG LÀ PHẢI CÓ CÁCH BÁN HÀNG CÁ NHÂN ĐÚNG ĐẮN CHỨ KHÔNG PHẢI SUỐT NGÀY ĐĂNG BÀI BÁN HÀNG

Thật sự, nếu mọi người có thể bán hàng theo kiểu "chủ động" thì đi xin làm sale ở mọi nơi cực kì dễ, riêng cty Minh mà tự bán hàng theo nội lực, mỗi tháng đem về doanh thu 100tr thì lương cũng 15-20tr rồi (mà nếu hiểu quy trình rồi thì làm theo chắc chắn sẽ bán được... chỉ là bán nhiều hay ít thôi

II, BÁN HÀNG CÁ NHÂN CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

[ 1 ] Định vị "phong cách trang cá nhân"

Nói bán hàng cá nhân dễ vậy thôi chứ cả công ty mình 50 đứa chắc được đâu đó 5-10 người biết bán hàng "chủ động". Vì không tốn tiền, nên phải bỏ rất nhiều công sức, và công sức đó còn phải kèm theo sự sáng tạo, kèm theo lượng kiến thức nhiều, rộng, sâu... Có như vậy mới bán hàng thành công được... nhưng người mới cũng đừng lo nhé, vì đã có Minh ở đây rồi.

Đặc điểm của việc bán hàng trên trang cá nhân đó chính là "xây dựng thương hiệu cá nhân" BẰNG CONTENT, vậy, trước khi xây dựng thương hiệu cá nhân thì mình phải hiểu "các kiểu định vị thương hiệu cá nhân" để biết được mình có thể đăng dạng Content nào cho phù hợp

- Các chuyên gia thì định vị mình là "người chia sẻ kiến thức"

- Các người bán hàng thì định vị mình là "người bán hàng tận tâm, luôn vì khách hàng"

- Những người bán mỹ phẩm trắng da thì định vị mình là "tôi đẹp, tôi chia sẻ BÍ QUYẾT làm đẹp"

----> Vậy bạn định vị mình là ai?

- Người chia sẻ
- Người hỗ trợ
- Người thúc đẩy
- Người khoe khoang
- Người thành đạt
- Người nhiệt huyết
....
Mỗi loại người này sẽ có nhiều dạng CONTENT, CHỦ ĐỀ phù hợp để đăng, và từ việc đăng các dạng content đó liên tục sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mình đúng là "con người" mà mình đang muốn xây dựng.

VD: Minh là người chia sẻ nè, Minh đăng bài chia sẻ quài luôn nè, mà hổng ai like nên Minh buồn quá nè

-----> Cần định vị thương hiệu cá nhân (hoặc xem coi ai trên thị trường đang làm hay, họ là dạng người gì, thì mình học theo)

[ 2 ] Hiểu rõ bản chất của bán hàng Profile (trang cá nhân)

Rất nhiều người hiểu lầm rằng, bán hàng profile trang cá nhân là cứ kết nối thật nhiều người, sau đó đăng bài bán hàng liên tục là có thể bán được hàng nhưng cuối cùng thì có 5000 bạn đăng bài lên thì cũng chẳng có bao nhiêu tương tác

Bản chất của việc bán hàng trên trang cá nhân là "tạo niềm tin" và "giá trị" cho người dùng, từ đó người dùng sẽ tin tưởng chúng ta và tiếp theo đó là tin tưởng sản phẩm mà chúng ta bán, và để người dùng chuyển đổi từ người "không biết gì về mình" trở thành 1 người "tin tưởng mình" thì nó phải có quy trình các bước và thời gian.

[ 3 ] Sở hữu kiến thức Sâu - Rộng - Nhiều - Đa dạng về các chủ đề xoay quanh sản phẩm của mình.

VD: bán mỹ phẩm thì cần kiến thức dưỡng da, kiến thức về các loại chất, kiến thức về các dòng sản phẩm mỹ phẩm...

6 vòng kiến thức quay quanh sản phẩm là:

- Vòng 1: Kiến thức nội tại: ý nói tới các đặc tính, cấu trúc, chất liệu, cấu tạo của sản phẩm

- Vòng 2: Kiến thức công năng: ý nói tới tác dụng của sản phẩm, chức năng, công dụng.... sâu hơn nữa thì là các "kết quả" sau khi sử dụng (case study thực tế càng tốt).

- Vòng 3: Những "điểm đặc biệt" của sản phẩm, tính năng đặc biệt, những điểm mà đối thủ không có, những điểm mà chúng ta vượt trội (nếu không có thì bắt buộc chúng ta phải nghĩ ra thêm). VD: 1 đơn vị bán giày sneaker có điểm đặc biệt là mỗi tháng có đợt giặt giày miễn phí, có đội nhân viên cực am hiểu về giày, có những dòng giày hiếm, có thêm cả kiến thức phối đồ cho giày v.v... cái này là sáng tạo ra

- Vòng 4: Những kiến thức liên quan đến lịch sử, thông tin, trend về sản phẩm

- Vòng 5: Những kiến thức liên quan đến các sản phẩm xoay quanh: keo dán giày, máy in giày 3d, quần áo, túi xách ....

- Vòng 6: Những kiến thức thời sự, xu hướng thế giới v..v...

Nên biết nhiều vậy chẳng để làm gì cả, chỉ để "tạo đồ chơi", chia sẻ thêm giá trị cho khách hàng thôi. Chia sẻ giá trị chính là một trong những hình thức "dùng thử (trial)" phải có dùng thử hoặc trial thì mới có "lý do" để mà chuyển đổi, khách hàng chứ có phải phú hào đâu, đùng cái kêu mua là mua

[ 4 ] có khả năng ngồi máy tính 14/24

IV, QUY TRÌNH CÁC BƯỚC BÁN HÀNG FACEBOOK CHỦ ĐỘNG

Thực sự đây là công thức mà mình và cả đội ngũ đã dùng bấy lâu nay để kiếm về doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng mà không cần ads (nhớ đợt 2018, mỗi tháng chạy ads có 30tr, doanh thu chưa lỗ là may, bán hàng profile 20 mạng kiếm về ~ hơn tỷ), và cũng rất rất nhiều người đã dùng bán hàng profile làm kế mưu sinh nên... mọi người nên hiểu đây là BÍ KÍP nhé, hiểu theo kiểu đó để có tâm thế đọc và ứng dụng

Nói nôm na, bán hàng Profile là một quy trình các bước sau:

- Tìm kiếm khách hàng
- Tạo ấn tượng với khách hàng
- Kết nối đến khách hàng
- Giới thiệu khách hàng biết mình là ai, mình bán gì một cách khéo léo
- Tạo uy tín với khách hàng
- Bán hàng
.....
Và có 1 kw quan trọng nhất mà Minh muốn nhấn mạnh đó chính là kw TRIAL - DÙNG THỬ (vì sao thì tí nữa nói...)

Trong phần dưới Minh sẽ show all cách làm của Minh, trong đó bao gồm cả các loại content, các thủ thuật, các phần mềm v.v... và mình xài hàng cây nhà lá vườn nên mọi người đừng ném đá kêu pr sản phẩm nhé

[ 1 ] TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Đây là bước quan trọng hàng đầu, nếu mọi người cứ đi kết nối một cách vô tội vạ thì tỉ lệ accept đôi khi còn khó chứ đừng nói tới bán hàng. Ngoài ra thì, chúng ta phải xác định đúng môi trường của chúng ta, có lợi cho chúng ta thì chúng ta mới có thể sáng tạo content phù hợp để qua bước 2 - tạo ấn tượng khách hàng. Bước này thì ez rồi, kiếm các cộng đồng liên quan, các kols liên quan, các đối thủ xung quanh là ra nha. (cái này ai chạy quảng cáo thì cần phân tích sâu, còn nếu bán hàng trang cá nhân thì cứ kết bạn theo cảm tính trước, dần dần sẽ hiểu tệp nào ngon tệp nào không, Minh sẽ có viết 1 bài chi tiết về phần này)
.
+ Công cụ hỗ trợ: dùng Simple uid để quét uid (uid facebook là gì thì tra google nha, có tệp uid rồi thì tí nữa mới làm tiếp được (hoặc ai lười thì khỏi).

TẠO ẤN TƯỢNG VỚI KHÁCH HÀNG:

Như trong công thức Aida thì mọi người cũng biết, A - Attention: tạo sự chú ý với khách hàng là vấn đề quan trọng nhất. Mọi người hãy tưởng tượng đến những cung bậc cảm xúc mà khách hàng trải qua khi nhận lời mời kết bạn của mình:

- Nhận lời mời kết bạn, thấy avatar như đa cấp ---> next, thấy avatar và tên ok, click vào
- Click vào trang cá nhân, nhìn vào cover, thông tin là thấy nhân viên bán hàng ---> next, nếu cover, thông tin ổn, đọc bài viết đầu tiên, là bài viết bán hàng ---> next.

Nếu mọi người cảm nhận được điều này, mọi người sẽ thấy mình không bán được hàng là đúng @@ vì có tạo được sự chú ý gì cho khách hàng đâu... Một vài cái tạo chú ý mà Minh thường dùng (cái này tùy từng loại người ở trên mà co cách tạo sự chú ý khác nhau nha). VD định vị người bán hàng BĐS kiểu hỗ trợ:

- Tạo sự chú ý bằng cách post phân tích nhận định cá nhân về 1 dự án BĐS vào group đầu tư
- Tạo sự chú ý bằng cách quay video hướng dẫn hoặc livestream hướng dẫn
- Tạo sự chú ý bằng cách viết 1 bài viết về quy trình tư vấn BĐS mà mình tâm đắc (post lên tường nhà, page, group)
- Tạo sự chú ý bằng cách có 1 group kín hỗ trợ đầu tư, tư vấn dành cho bất kỳ ai
- Tạo sự chú ý bằng cách show các thành quả của mình
- Tạo sự chú ý bằng cách quay video, livestream thực địa 1 căn hộ, 1 tòa nhà nào đó...
....
-----> Khác biệt hơn rất nhiều so với người bán bđs bình thường ----> người bán bđs có tâm và 1 key nữa quan trọng đó chính là. PHẢI CHỨNG TỎ MÌNH LÀ NGƯỜI THẬT (mà làm sao giống người thật thì tự cảm nhận nha. Ít nhất cũng phải show mặt mũi, đời sống đời thường của mình lên chớ, suốt ngày đăng chia sẻ hay bán hàng quài sao được)

Quan trọng: VIẾT CONTENT TỪ T M. Thật sự thì mục đích viết Content thì rất nhiều... để đủ bài viết, để kịp kpi, để bán hàng, để .... nhưng thực sự thì viết content để "truyền tải thông tin" và "tạo ra giá trị thực" cho khách hàng mới là vấn đề quan trọng, chỉ khi họ "chú ý" vì content mà mình viết ra từ tâm, thì sau này tỉ lệ chuyển đổi mới cao, hy vọng mọi người nhớ KW này và ứng dụng nó vào cv viết Content của mình. "Bài viết của mình có thực sự tạo ra giá trị, có giúp khách hàng thành công hay đạt được một điều gì đó hay không?"

[ 2 ] KẾT NỐI ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG.

Đây là bước quan trọng nhất nè, việc kết bạn cũng tính là kết nối nhưng thực ra nó chỉ chiếm 1% mà thôi, việc kết nối tiếp theo mới là quan trọng vì nó sẽ quyết định người ta có trở thành fan hay mua hàng cho mình hay không. Kết nối ở đây chúng ta bắt buộc phải dùng CONTENT:

- Content kích thích like
- Content kích thích cmt
- Content kích thích share
- Content kích thích tương tác 2 chiều (trò chuyện)
- Content kích thích inbox
- Content kích thích 1 hành động nào đó VD: click to website, tag bạn bè, kể về mình cho ai đó (cái này mới đẳng cấp)

Mọi hành động của con người đều có nguyên nhân, có lửa mới có khói ---> các hành vi của con người trên Facebook đều có thể định hướng được nếu như bạn hiểu rõ hành vi, tâm lý của người dùng. "kết nối" ở đây không chỉ là chúng ta đi kết nối với người ta... mà thực ra Minh cũng ít đi theo kiểu này vì: Mình đi nhắn tin cho người ta trước chắc chắn người ta sẽ có trạng thái đề phòng, người ta tự nhắn tin, tự tìm đến mình thì tỉ lệ chốt đơn sẽ cao hơn rất nhiều

Vậy thì chúng ta phải hiểu từng hành vi và nguyên nhân phát sinh hành vi đó (nghe có vẻ hơi mệt cơ mà hiểu rõ được, sau này nó thành quán tính, viết cái gì cũng điều khiển được hành vi người khác like cmt share các kiểu, nghe cũng thú vị phết )
(trích đoạn bài viết CẢI THIỆN PROFILE - BÀI VIẾT NGHÌN LIKE)

[ 3 ] HÀNH ĐỘNG LIKE

Đây là một thói quen của người dùng facebook, họ chỉ cần đi ngang qua, thấy cái ảnh đẹp quá là like, thấy cái tiêu đề hay quá là like trước cái đã ----> Muốn khách hàng Like nhiều thì chỉ cần LÀM CHO BÀI VIẾT HÀO NHOÁNG, ĐẸP ĐẸP CHÚT là họ like

- Hình ảnh thật đẹp
- Có chữ trong hình ảnh
- Chữ phải nổi bật vấn đề
- Tiêu đề phải cực kì thú vị
- Có những dòng (.....) dưới tiêu đề để kích thích người dùng
- .....
Ngoài ra , yếu tố "trust" từ việc đăng bài liên tục, có "fan" cũng giúp chúng ta tăng like bài viết, càng viết nhiều, viết hay dần đều lên thì like cũng tăng theo.

[ 4 ] HÀNH ĐỘNG COMMENT

Cmt và Share mới là yếu tố quan trọng nhất đề bài viết được REACH hơn tới nhiều người. Cứ thêm 1 người comment, bài viết của bạn SẼ ĐƯỢC FACEBOOK cho hiển thị tới 100 người mới (cái này là quan niệm của Minh thôi nha không phải thuật toán facebook hay gì đâu, vì vậy phải làm sao để được nhiều người cmt, còn không thì mình phải tự comment luôn).

Vì sao người ta lại cmt:

- Cám ơn bài viết vì bài viết hay
- Chia sẻ quan điểm cá nhân về chủ đề bài viết
- Trả lời câu hỏi của chủ tus
- Cãi nhau với chủ tus
- Chê bai
- Thấy có hình bóng mình trong đó
- Cảm thấy nể người viết
- Cảm thấy cảm động vì bài viết
- Comment để xin tài liệu
- Comment để được nhận quà....
-.....
Và rất nhiều lý do khác nữa, mỗi chủ đề, mỗi ngách đôi khi lại có thêm vài lý do khác nhau... và để biết được điều đó thì chúng ta chỉ cần đọc hàng trăm comment trong group rồi ngồi nghiệm là chúng ta sẽ hiểu.. Sau khi hiểu rồi, chúng ta sẽ biết mình nên thêm các yếu tố như thế nào trong bài viết để được người ta dễ comment.

HÀNH VI SHARE

Cái này là cái quan trọng để chúng ta được viral nè. Hành động comment thì có rất nhiều lý do, nhưng hành động share nó lại là một đẳng cấp mới hơn so cmt. Để một người share một bài viết thì điều đó khá là khó, một vài lý do để họ share bài viết:

- Share 1 mình tôi để đọc lại vì quá bận
- Share 1 mình tôi để đọc lại vì quá dài
- Share về để "sở hữu" vì bài chứa quá nhiều thông tin (bài tổng hợp)
- Share để chửi
- Share vì quá tâm đắc.
- Share vì quá cute, dễ thương
- Share vì quá ngầu
- Share vì nói hộ nỗi lòng
- ....
....
[ 5 ] TƯƠNG TÁC 2 CHIỀU

Cái này trong bài viết cũ của Minh còn thiếu, sau khi chúng ta kích thích được người dùng like nhiều cmt nhiều rồi, quan trọng tiếp theo là phải có sự tương tác 2 chiều và tương tác 1 1. Những vấn đề quan trọng cần lưu ý:

- Nên cmt reply ở những bài post tương tác 1 chiều (VD như cmt xin tài liệu, cmt cám ơn, cmt v.v...)
- Nên inbox gửi tài liệu hoặc inbox tư vấn (tạo ra nhiều inbox từ những bài viết tương tác 1 chiều)
....
Tương tác 1 1 là BÍ KÍP SIÊU CẤP VŨ TRỤ để tạo niềm tin, tạo uy tín và bán được hàng... mà Minh thì lười quá huhu, các bạn muốn bán hàng profile phải nhớ, BẮT BUỘC PHẢI TẠO RA CÀNG NHIỀU CUỘC TƯƠNG TÁC 1 1 CÀNG TỐT, hoặc ít nhất cũng phải là những dạng content tương tác 2 chiều,vd:
- Các bài viết dạng đặt câu hỏi: VD: thường thường mình hay bị mất tập trung khi viết, mọi người khi gặp trường hợp này sẽ làm gì nhỉ?
- Các dạng bài viết show quan điểm cá nhân: VD: theo Minh thì vấn đề này phải như này như này như này...
- Các bài viết kêu gọi cmt: VD: Cuối tuần này rãnh quớ, có bạn nào muốn hỏi gì về kinh doanh hay content k đặt câu hỏi Minh trả lời nè.
- Các bài viết than thở, tâm sự
- Các bài viết show thành quả, các cột mốc mình đạt được
- Các bài viết .....
....
Càng nghĩ ra nhiều dạng bài viết giúp TƯƠNG TÁC 2 CHIỀU thì bạn càng có nhiều khách hàng tiềm năng... vì chỉ có khtn thì họ mới chịu tương tác, ai rảnh đâu mà ngồi chat

-----> CỘT MỐC QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG TRÊN TRANG CÁ NH N LÀ CÀNG CÓ NHIỀU NGƯỜI CHỊU NÓI CHUYỆN 1 1, TƯƠNG TÁC 2 CHIỀU VỚI BẠN CÀNG TỐT.

Lưu ý lần 2: Khi đi kết bạn thì 1 là Minh kết bạn tay với nick chính, 3 4 nick phụ thì Minh dùng Simple Facebook (hàng nhà trồng) để đi kết bạn, full 1000 lượt thì dùng nó để HỦY LỜI MỜI kết bạn luôn, ngoài ra thì còn phải LỌC TƯƠNG TÁC liên tục cũng bằng nó luôn... dần dần thì bài viết của mình mới lên được 50, 100.200,500 like....

[ 6 ] GIỚI THIỆU VỚI KHÁCH HÀNG MÌNH LÀ AI, MÌNH BÁN GÌ?

Cái này không phải là bài viết bán hàng nha, những dạng bài viết này đơn giản chỉ là những bài viết "show" nhè nhẹ những sản phẩm, thương hiệu, feedback của khách hàng, các case study (proof) của mình hoặc đơn giản chỉ là chèn nhẹ vào Content (càng khéo càng tốt, vì đây không phải là một bài viết bán hàng)

----> Nên sáng tạo trong Content, khéo léo chèn những sản phẩm, thương hiệu của mình vào bài viết. VD đi 1 vòng cty, quay mọi người đang làm việc rồi up lên, post 1 bài động lực làm việc buổi sáng, mọi người đang hăng say đi bán BĐS rồi đăng lên, vậy là đủ

[ 7 ] TẠO UY TÍN

Uy tín phải đến từ tâm, đến từ nhiệt huyết MUỐN GIÚP ĐỠ KHÁCH HÀNG. Nhiều người hỏi Minh sao Minh cứ viết bài dài chi vậy... vì Minh sợ viết ngắn quá không có ví dụ mọi người không cảm được (hơi cầu toàn chút) nhưng nó cũng đến từ việc Minh muốn các bài viết của Mình giúp mọi người THỰC HÀNH được liền... vậy thì khi chúng ta viết Content cũng vậy, nên viết từ tâm muốn giúp đỡ khách hàng "có kết quả", "có giá trị" thì sẽ tạo được uy tín cá nhân (này là dành cho người chia sẻ nha).

Còn đối với những dạng người khác, các bài viết uy tín có thể là:
- Chụp hình đội ngũ (chứng tỏ mình làm trong 1 công ty uy tín)
- Chụp hình quy trình sản xuất (chứng tỏ sản phẩm của mình real)
- Sống ảo với không gian trong mơ (chứng tỏ mình giàu)
- Chụp hình hàng gửi đi mỗi ngày (chứng tỏ mỗi ngày mình bán được nhiều)
....
20 dạng Content này trước Minh có show trong cuốn Cẩm nang Content trong tầm tay... mốt nào buồn buồn share lại mà nói chung, mỗi dạng người sẽ có 1 cách show uy tín khác nhau... mọi người nên nghĩ ra thêm 10-20 loại Content như vầy nữa thì sẽ hợp lý.

Và thêm 1 lưu ý nữa: Mình nên đi like dạo, cmt dạo nhiều vào, dùng đt ấy, đi kb với người ta xong , người ta tương tác với mình hoài, còn mình thì cứ ngồi lì ra đó k tương tác với ai... thế thì ai mà thương minh cho được

[ 8 ] BÀI BÁN HÀNG

Theo một khoảng thời gian (thông thường là 1 tuần... Minh hay chọn mốc này), các bài mình viết sẽ đạt độ ngấm nhất định, chúng ta sẽ thấy các bài viết dần nhiều like hơn, cmt càng lúc càng nhiều và tới thời gian 1 tuần, chính mùi rồi chúng ta sẽ đăng bài viết BÁN HÀNG.

BÀI TOÁN BỐC THUỐC: Tất cả những quy trình trên được gọi là bài toán bốc thuốc, mỗi bài viết, mỗi tác động của chúng ta tới khách hàng là 1 viên thuốc, các viên thuốc này giúp khách hàng TRỊ BỆNH NAN Y (là điều mà sản phẩm của chúng ta giúp được họ)... trải qua quá trình tạo uy tín rồi, viên thuốc "sản phẩm" cuối cùng sẽ khiến họ dứt bệnh (mấy viên đầu là giúp họ đỡ 1 phần 1 phần 1 phần).

Với sản phẩm của Minh thì Minh chọn 1 tuần là hết đơn thuốc... còn với những sản phẩm khác thì có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn... cái này mọi người làm lâu rồi tự định lượng.

Tiếp theo, một key cực kì quan trọng để BÁN HÀNG đó chính là....

DÙNG THỬ (TRIAL)

Ở bất kỳ sản phẩm nào, chúng ta cũng nên có 1 bậc thang PHỄU SẢN PHẨM, hay nói đúng hơn, chúng ta phải có 8 tỉ sản phẩm mồi để cho khách hàng dùng thử.

KHI KHÁCH HÀNG ĐÃ CHỊU DÙNG THỬ, ĐỌC THỬ, LẤY THỬ 1 CÁI GÌ ĐÓ CỦA CHÚNG TA ----> HỌ ĐÃ ĐẶT 1 CH N VÀO QUÁ TRÌNH MUA HÀNG (họ đã trở thành "buyer", cấp bậc thứ 3 trong 7 trạng thái bán hàng).

Càng nhiều người dùng thử, chúng ta càng có CÁI CỚ để tạo ra cuộc chat 2 chiều với họ, có CÁI CỚ để tiếp tục trao giá trị cho họ... và điều kiện TIÊN QUYẾT là những sản phẩm mồi này phải TẠO RA GIÁ TRỊ THỰC CHO KHÁCH HÀNG.

VD: bán giày thì dùng thử là gì?
- Catalogue giày
- file PDF cách phối màu cho giày
- ebook cẩm nang chọn giày
- Giặt giày miễn phí
- Tặng free dây buộc giày
- mã giảm giá voucher
- Đánh bóng giày miễn phí
- Mua mới đổi cũ
- Hỗ trợ chi phí cho sinh viên
- Ủng hộ giày cho người nghèo.
- Tặng 100 đôi dép lào
.....
CÀNG NHIỀU NGƯỜI DÙNG THỬ, MỖI TUẦN, MỖI THÁNG SẼ PHÁT SINH ĐƠN HÀNG TỰ ĐỘNG, người ta qua các bài viết bth, các bài viết bán hàng sẽ tự chủ động comment, nhắn tin với chúng ta (hoặc chúng ta chủ động nt cho họ qua cmt nữa càng tốt).
----> CÀNG NHIỀU DÙNG THỬ ... CÀNG CÓ NHIỀU KH ĐỂ UPSELL
(ai nghiệm ra được chân lý của điều này sẽ thành công khi bán hàng trang cá nhân :v)

một khi họ đã dùng thử 1 cái gì đó của mình và nhận được giá trị thì:
- Họ sẽ mua hàng khi có nhu cầu
- Họ sẽ giới thiệu bạn bè họ khi có nhu cầu
- Họ sẽ tương tác nhiều hơn với chúng ta
- Họ sẽ trở thành Fan
- Khi họ mua hàng nữa mà chất lượng tuyệt vời thì họ sẽ rủ CẢ CÔNG TY họ mua.
....
Thấy tuyệt vời chưa @@,chưa hết đâu. Người dùng thử còn giúp chúng ta:
- Có thêm nhiều traffic cho website (tăng SEO)
- Có thêm lượng like, share, cmt theo thời gian (nhận rồi thì cho lại)
- Có thêm một người tin tưởng (tạo niềm tin, động lực để bán hàng)
....
----> NÊN TẠO CÀNG NHIỀU NGƯỜI DÙNG THỬ, CÀNG NHIỀU SẢN PHẨM DÙNG THỬ CÀNG TỐT. (cho đi để được nhận lại).

[ 9 ] CUỐI CÙNG, DÁM MẶT DÀY VỚI KHÁCH HÀNG

Thật sự thì quy trình này cuối cùng cũng phải bán được hàng thì nó mới là quy trình chuẩn, phải tạo ra kết quả thì nó mới đúng với những gì mà chúng ta làm... Mà để bán được hàng thì bắt buộc chúng ta phải MẶT DÀY, DÁM MỞ MIỆNG KÊU GỌI MUA HÀNG.

Nhiều người bảo cứ thấy sượng sượng khi kêu gọi một người mua 1 sản phẩm gì đó, cảm thấy như chúng ta đang lừa dối khách hàng, đó là vì:
- Chúng ta không tự tin về sản phẩm
- Chúng ta không biết rõ các KẾT QUẢ mà sản phẩm giúp khách hàng
- CHÚNG TA KHÔNG DÙNG SẢN PHẨM (viết hoa là hiểu rồi nha)
- Chúng ta không có case study sử dụng sản phẩm thành công.
- Chúng ta thiếu kiến thức trong ngành, giao tiếp với khách hàng yếu, mất tự tin
- Chúng ta bị khách hàng phản hồi xấu nhiều mà chúng ta ko giải quyết các khúc mắt đó ---> càng lúc càng thiếu tự tin về sản phẩm.
- Chúng ta chỉ bán hàng mà không tạo ra giá trị ---> chưa đủ tạo uy tín ---> thiếu tự tin
- Chúng ta không bán được nhiều ---> mất tự tin
- Chúng ta KHÔNG TIN VÀO NỘI LỰC BẢN THÂN có thể giúp khách hàng.
....
Thật ra, với một người bán hàng mấy sản phẩm như quần áo thời trang, mỹ phẩm, vật dụng hàng ngày thì cũng chẳng cần nghĩ nhiều vậy đâu... quan trọng là mình phải tự tin vào bản thân, mọi người thấy những điều nào khiến mình mất tự tin thì nên fix. Sau khi fix xong, đủ tự tin, chúng ta sẽ DÁM MẶT DÀY KÊU GỌI KHÁCH HÀNG MUA HÀNG.

VD như anh bán giày bên trên, trao giá trị đủ rồi, sản phẩm là hàng Auth cũng tốt, việc gì mà ko dám mở miệng ra kêu gọi khách hàng mua hàng, việc gì mà sợ không dám chốt khách hàng ngày trong buổi trưa hay ngay trong ngày.

Nhiều bạn sale của bên Minh (bán phần mềm) cũng bị vấn đề này, suốt ngày cứ tư vấn về chức năng sản phẩm không à... mà sản phẩm phần mềm thì hay lỗi, thế nên rốt cuộc lại tự ti.... 
CHÚNG TA LÀM NGHỀ BÁN HÀNG CÁ NH N THÌ CHÚNG TA PHẢI BÁN 3 CÁI:

- Sell yourself: Tạo sự uy tín bản thân, bán bản thân mình trước, mình phải giúp được khách hàng bằng nội lực, kiến thức bản thân.

- Sell your service: Mình phải luôn nhiệt tình với khách hàng, luôn nghĩ xem những điều mình đang làm có giúp khách hàng thành công hay không

- Và cuối cùng mới là Sell your Product (thanks cậu em Lê Minh Hoàng đã thông não cho anh).

Và nhắc lại lần nữa... làm từ T M

-----> Tự tin bản thân hơn, DÁM MỞ MIỆNG MỜI KHÁCH MUA HÀNG là mấu chốt cuối cùng của việc bán hàng profile.

[ 10 ] XÓA BỎ CÁC THÓI QUEN, SUY NGHĨ SAI LẦM KHI BÁN HÀNG PROFILE.

Cái này note lẹ chứ dài quá rồi
-CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI
-CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI
-CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI
-CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI
-CHẮC CHẮN KHÔNG ĐƯỢC LƯỜI.
....
Bán profile thì chắc chắn phải siêng, phải nt nhiều, cmt nhiều vì khách là phải tự kiếm, khách bệnh nặng lắm, phải trị nhiều nhiều (khách vào thẳng website thì đỡ đỡ bệnh rồi). Cty Minh có nhiều bạn 10-11h đêm vẫn ngồi hỗ trợ khách tới từng vấn đề cuối cùng (siêng năng vãi).

- TỰ BÁN HÀNG BẰNG NỘI LỰC, LƯƠNG SẼ CAO GẤP 2-3 LẦN: điều này là chắc chắn rồi, ai tự tin bán 100tr 1 tháng sản phẩm phần mềm, web, khóa học, erp ... qua đây Minh trả lương >20tr 1 tháng
- Khách profile khó chốt quá, chốt website cho lành: toàn đợi sung rụng, người khác làm hết mình chỉ việc chốt... vậy thì mãi mãi làm công việc sale, không phát triển bản thân được đâu

BÁN ĐƯỢC ĐƠN HÀNG ĐẦU TIÊN TRÊN PROFILE.

Đây là lưu ý cuối cùng của Minh, hãy cố gắng làm sao, rút ruột hết nội lực mình có để bán được 1-10 đơn hàng đầu tiên trên profile bằng BẤT CỨ GIÁ NÀO. từ đó chúng ta mới có case study, chúng ta mới có TỰ TIN để bán tiếp. Chốt, hết bài, mỏi tay quá

Động lực nào khiến các bạn nhấc mông dậy đi làm mỗi ngày, không vì tiền thì còn điều gì khác?

Nếu được nhận câu hỏi: "Đàn ông đi làm vì điều gì" thì tôi chắc chắn sẽ có 11/10 người trả lời rằng "Vì tiền, vì cái ăn, cái mặc, cái chi phí của cuộc sống này chứ sao".

Gánh nặng về tiền bạc chưa bao giờ khiến chúng ta ngừng mệt mỏi, nhưng nghĩ rộng ra, lý do các bạn lặp đi lặp lại một việc hàng ngày đâu phải vì tờ bạc nhiều màu trong túi:

1. Đi làm vì sự ổn định?

Tôi không bàn nhiều về lý do này, bởi có thể nhiều người tin rằng chỉ cần tìm được công ăn việc làm là xong, sống qua ngày với mức lương chấp nhận được và không mong muốn gì xa hơn.

"Ổn định" là một từ nghe có vẻ lý tưởng nhưng không nên xuất hiện quá sớm trong suy nghĩ của gã trai trưởng thành, bởi nó sẽ giết chết chí tiến thủ của đàn ông.

Khi nào mới có thể ổn định?

Khi các bạn vững vàng về mặt tài chính để lo cho bản thân cũng như gia đình riêng của mình, báo hiếu với cha mẹ, giúp con cái ăn học đến nơi đến chốn,...

Suy cho cùng, cuộc sống chẳng lúc nào cho chúng ta cơ hội được ổn định, mà hãy xem đó là mục đích giúp đàn ông phấn đấu đi làm mỗi ngày để đạt được về sau.

2. Tự thân vận động đi làm, vì không có ai có nghĩa vụ nuôi chúng ta cả đời

Thôi nào, dù có là "cậu ấm" trong gia đình thì cha mẹ cũng chẳng mang phận sự lo lắng cho các ông đến suốt đời đâu.

Cảm giác nào khiến các bạn thấy tự hào hơn: Tự tìm ra công việc nuôi thân hay suốt ngày ngửa tay xin tiền để nuôi cái biếng nhác?

Nói có vẻ gay gắt, tôi cho rằng một gã với sức trẻ hùng hục mà đi ăn bám những người già thực sự rất vô dụng và không đáng sống nữa.

Nên nhớ, tạo ra đồng tiền với bất kỳ ngành nghề hợp pháp nào là cách chứng tỏ sự trưởng thành trong bạn, điều cha mẹ nào cũng muốn thấy ở đứa con.

3. Tìm ra đam mê

"Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn" là câu nói cực kỳ nổi tiếng của chàng thông thái Rancho trong bộ phim Ấn Độ "3 chàng ngốc" huyền thoại.

Với tôi, đó không chỉ là câu nói bâng quơ khi anh chàng an ủi người bạn của mình từ bỏ sự nghiệp làm kỹ sư xây dựng để chạy theo nhiếp ảnh - cái nghề mà ai nghe cũng lắc đầu vì không thể giàu nổi nơi đất Ấn.

Kết cục là gì, anh bạn ấy trở thành một nhiếp ảnh gia tầm cỡ thế giới (như phim miêu tả), vì "nếu được làm việc mình thích thì sẽ không thấy mệt mỏi".

Đam mê tạo ra kiên trì, kiên trì giúp bạn học hỏi được kinh nghiệm để thành công, một sự liên kết cực kỳ hoàn hảo.

Cái may mắn của những gã thành công đồng trang lứa với các ông là bởi họ biết họ muốn gì, họ cần làm gì để đạt được chuyện đó trong công việc.

Đừng dừng lại ở một việc nhàm chán, để rồi mỗi ngày lên công ty các bạn chỉ thấy gượng ép vì đồng lương, đó không phải là sống, đó chỉ là tồn tại mà thôi.

4. Vì người trưởng thành luôn đi làm, đó là quy luật chung?

Hãy nghĩ thoáng ra, khi tìm được đam mê của bản thân, thì công ty là chỗ dựa vững chắc để các bạn phát triển và công việc đang làm là bàn đạt giúp ta có được những gì mình muốn.

Đàn ông trưởng thành thường đi làm, đó là quy luật chung của xã hội ngày nay, nhưng không ai cấm các bạn không được làm điều mình thích, hiểu ý tôi nói chứ?

Cuộc đời bạn như một chuỗi lắp ráp tự động, đến tuổi là xách cặp đi học, ra đời là bắt tay vào làm việc, và đôi khi tự hỏi, mình có cần công việc này không vào mỗi buổi sáng thức dậy.

Đơn giản, đi làm vì mình muốn như người bình thường, để không ai chê bai là gã lười nhác, gã bất tài, hoặc chỉ là chưa tìm ra đam mê mà thôi.

Số người đi làm mỗi ngày vì lý do này theo tôi thấy chiếm đa số, những gã trai bước vào đời chẳng biết mình muốn gì và thích làm gì, gắn bó với một công việc có đồng lương ổn và cứ vậy năm này qua tháng nọ chẳng nghĩ gì sâu hơn nữa.

Nếu các bạn đang trở thành một con robot như vậy thì lời khuyên ngay lúc này là hãy hỏi mình một trong các câu hỏi trên

Các bạn có thể đọc lại những gì tôi chia sẻ ở trên xem có trúng miếng nào không để tự tìm ra mục đích thật sự của việc lặp đi lặp lại câu chuyện này mỗi ngày.

Ai cũng nói đi làm vì tiền, còn các bạn, câu trả lời thực sự cho thứ các bạn đang bán sức lao động và chất xám của mình mỗi ngày để làm gì?

ĐÀN ÔNG KHÔNG THỂ ĐẦU ĐỘI TRỜI CHÂN ĐẠP ĐẤT NẾU KHÔNG BIẾT KIẾM TIỀN

Hôm trước tôi có dịp nói chuyện với một người anh đồng nghiệp, anh ấy nói rằng mình không thích tiền.

Chúng tôi nói về cuộc sống của anh ấy, gia cảnh bình thường, tốt nghiệp 3 năm, thuê phòng ở thành phố, lương tháng miễn cưỡng đủ ăn đủ sống, thỉnh thoảng vẫn cần ba mẹ hỗ trợ.

Một người như vậy, một thành niên trai tráng không có bao nhiêu tiền, nhưng lại nói mình không thích tiền, không biết là anh ấy thực sự không thích hay dùng sự không thích để gây tê bản thân, an ủi bản thân rằng hiện tại như vậy là ok rồi.

Nói thực ra thì, thanh niên trai tráng, vừa đi làm không lâu, hiện tại có nghèo một chút, không có bao nhiêu tiền tiết kiệm, thực ra cũng chẳng sao cả, chỉ có điều hiện tại bạn có thể không có tiền, nhưng bạn không được phép cứ không nỗ lực như vậy.

Trong thời đại mà phụ nữ đang ngày càng trở nên độc lập, biết tự dựa vào chính mình như hiện nay, đàn ông càng cần phải ý thức rõ một điều rằng, hãy nỗ lực kiếm tiền.

Không có tiền, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ rất thấp

Sống ở đời, ăn mặc ở đi, cái gì cũng cần tới tiền.

Bạn tìm một nơi để ở, bạn cần tiền, bạn thích quần áo hàng hiệu, bạn phải có tiền, bạn thích đôi giày thể thao chất lượng, bạn cần có tiền, thỉnh thoảng bạn muốn ăn ngon, bạn cũng cần có tiền, lâu lâu muốn đi du lịch xả stress, bạn cũng cần có tiền.

Nếu không có tiền, đến ăn đủ 3 bữa thôi cũng sẽ trở thành vấn đề, mỗi ngày bận rộn sấp mặt cũng chỉ vì lấp đầy cái bụng, thích gì chỉ dám nhìn từ xa, căn bản sẽ không có tâm tư để mà đi nghĩ tới mấy thứ ý nghĩa cuộc sống hay làm thế nào để sống sang chảnh hơn một chút.

Chỉ khi ở độ tuổi cần nỗ lực, bạn hết mình nỗ lực, biến mình trở thành một người có thực lực, có tiền bạc vật chất hỗ trợ, có vậy, bạn mới có năng lực và dám tơ tưởng làm một cái gì đó, biến cuộc sống của mình trở nên chất lượng hơn.

Trở thành người có tiền, hoàn toàn không phải là vì muốn khoe khoang hay ra oai với đời, mà là vì chính bản thân mình, vì để có được một cuộc sống rực rỡ và phong phú hơn.

Tiền không mua được tình yêu, nhưng tình yêu vẫn cần tới tiền

Tôi biết một cậu thanh niên, trước khi gặp được cô gái mà mình thích, cậu ấy vô cùng ghét kiểu con gái chỉ biết nói chuyện tiền bạc với cậu, cho rằng con gái nói tới tiền thì đều là kiểu vật chất, không đáng để tiến tới.

Nhưng khi cậu gặp được cô gái giỏi giang mà mình thích, cậu không còn cho rằng cứ là chuyện tình yêu thì đừng lôi chuyện tiền bạc vào, mà chỉ cảm thấy xót xa, thấy mình vô dụng, không đủ năng lực để thỏa mãn những thứ mà người mình yêu mong muốn.

Đúng vậy, nhiều khi, tiền quả thực không mua được tình yêu, nhưng tình yêu dù có đẹp đẽ, chân thành tới đâu thì trước giờ cũng chưa bao giờ tách ra khỏi hai chữ tiền bạc, tách ra khỏi vật chất.

Tình yêu trước giờ luôn đắt đỏ, bạn không có tiền, đừng nói tới khi yêu, mà ngay cả dũng khí để theo đuổi người mình yêu, bạn cũng chẳng thể có. Dù cho bạn may mắn có được một tình yêu đẹp, nhưng thời đại này, "một túp lều tranh hai trái tim vàng" chỉ còn tồn tại trong truyện cổ tích mà thôi.

Tiền là lá gan lớn nhất của người đàn ông, cũng là sự tự tin lớn nhất của người đàn ông khi đối diện với tình yêu và người con gái mà mình thích.

Người thân và gia đình, đều cần tới tiền

Bạn càng nhiều tuổi thì ba mẹ càng già yếu đi, con cái của bạn sẽ ngày càng trưởng thành.

Khi ba mẹ đã già, biếu ba mẹ tiền bạc là điều mà đứa con nào cũng muốn làm, khi ba mẹ bệnh, đưa ba mẹ tới bệnh viện tốt nhất, để ba mẹ được chăm sóc tốt nhất, thuốc thang cũng phải là tốt nhất, đó là điều mà người làm con ai cũng muốn làm cho ba mẹ.

Còn con cái, ai chẳng muốn cho con những điều tốt đẹp nhất, cho con một nền giáo dục tốt nhất, cho con có chiếc xe đi học, cho con đi học xa nhà được ở trong môi trường tốt nhất…

Tất cả những điều đó, nếu không có tiền, e là dù bạn có lòng thì lực cũng bất tòng tâm.

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới rất thực tế, bất kể là loại tình cảm nào, cũng đều cần có tiền, dù ít dù nhiều, để duy trì, còn nếu chỉ dùng mồm để mà nói mình hiếu thảo ra sao, mình yêu con như nào, mà hành động thì lại không được như vậy, vậy thì người khác rất khó để mà có thể tin tưởng bạn.

Một người đàn ông ra dáng, một người đàn ông có trách nhiệm, là người mà dù có mệt tới đâu, họ cũng sẽ không than thở, chỉ âm thầm gánh vác tất cả, nỗ lực hết sức mình để những người yêu thương có được cuộc sống tốt đẹp nhất, đem lại cho họ cảm giác an toàn nhất.

Đàn ông, nhất định phải biết kiếm tiền, có tiền có lẽ không khiến bạn hạnh phúc, nhưng tin tôi đi, không có tiền, bạn sẽ càng khó hạnh phúc hơn nhiều.

Chỉ khi trong túi có tiền, bạn mới có thể sống tùy hứng hơn một chút, mới có thể đi làm việc mà mình thích, mới khiến người mình yêu thương hạnh phúc, mới cho người nhà được những thứ tốt nhất.

Trong quá trình kiếm tiền, thứ bạn có được, không chỉ là tiền, mà đó còn là hành trình giúp bạn nhận ra và hiện thực giá trị của bản thân.

Tiền, có thể giúp bạn sống tự do hơn, còn giá trị, lại khiến bạn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

20 BIỂU HIỆN CỦA NHÂN TÀI

Vô số sếp than phiền rằng nhân tài thường lặn đâu mất trong khi quanh mình chỉ toàn phường giá áo túi cơm. Nhưng sự thật nằm ở chỗ nhiều khi, các sếp đã để nhân tài dứt áo ra đi chỉ vì không tìm ra cái khác người ở họ.

1. Có tật có tài: Không thể phủ nhận điều này, dù lắm khi nó làm nhiều người-đặc biệt là các sếp rất khó chịu. Theo thống kê của tạp chí Challenges-Pháp - thì hơn 80% tổng giám đốc ở Pháp đều ít nhất đôi ba lần phàn nàn về những cố tật của nhân tài trong công ty, chẳng hạn thích đi làm trễ, hút thuốc ở những nơi có tấm bảng "Cấm hút thuốc", hoặc biến bàn làm việc thành kho... phế liệu tổng hợp. Nếu biết đấu tranh và cả chịu đựng với những tật này, các sếp có thể giữ chân những kho vàng thật sự, dù đó là những nhân vật không giống con giáp nào.

2. Ghét xu nịnh: Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của nhân tài, do họ có "chỉ số tự trọng" cao, cộng thêm lòng kiêu hãnh đôi khi theo kiểu "mục mạ vô nhân". Món cocktail này khiến nhân tài khinh ghét kẻ xu nịnh hoặc giả dối, đòi hỏi mọi sự phải rõ ràng, vì danh môn chính phái không thể chung sống với bàng môn tả đạo. Emile Zola hay Cao Bá Quát đều thế cả, xa lánh lập tức bọn xu thời, và chỉ biết tôn trọng những... nhân tài khác. Cao Bá Quát một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai là tính cách như vậy, nên bị nhiều nhân tố "phi nhân tài" ghét ngầm và tìm cách hãm hại.

3. Ghét bè phái: Theo nhà tâm lý học Saint-Ader Satano (Pháp) thì nhân tài đích thực không theo phe cánh nào cả, dù tình thế trong công ty bắt buộc toàn bộ nhân sự phải "một chọn Tần, hai chọn Sở". Do tính khí độc lập cao nên nhân tài bị xem là kẻ thích chơi trội, ít hòa đồng và kiêu căng. Một môi trường đầy xung đột sẽ huỷ diệt nhân tài không thương tiếc. Do vậy, những sếp thông minh thường "tề gia" trước, sau đó mới "tam cố thảo lư".

4. Thích nói và làm ngược số đông: Thời trang là một trong những kẻ thù lớn của nhân tài, vì họ khinh bỉ nó. Tâm lý của nhân tài là hay bảo thủ và không a dua theo thiên hạ, thích đi ngược lại số đông. Nhưng trong khi đi theo con đường riêng như vậy, nhân tài thường tìm ra những đáp áp tuyệt chiêu cho những bài toán hóc búa mà người thường không tìm nổi. Theo ông Allan Depoe - giám đốc nhân sự công ty Defrost (Anh) - thì trong khi nhân tài phát biểu, các sếp nên... lắng nghe.

5. Khắt khe: Sự khắt khe của một nhân tài thể hiện ngay với chính bản thân họ, đừng nói gì với người khác. Trong khi "người phàm" dễ bằng lòng với thành quả lao động của họ thì nhân tài cày đi xới lại cách giải quyết của chính mình, có khi vứt bỏ công trình nghiên cứu cả mấy năm ròng. Edison hay Leonard de Vinci đều thế, nên mới có được những đáp số tối ưu.

6. Mâu thuẫn nội tại: Theo giáo sư tâm lý học Alessandro Copigno (Ý) thì nhân tài thường dằn vặt với chính mình vì hay phạm phải những sai lầm trong hành xử. Nhiều nhân tài thường có tuổi Song nam, nghĩa là hôm nay vừa làm điều thánh thiện, ngày mai đã có hành vi của Satan.Chính sự mâu thuẫn của toà án lương tâm làm nhân tài bị stress trầm trọng, tự nguyền rủa và sau đó lại… tái phạm.

7. Ghét kẻ bất tài và gặp may: Đây lại là một biểu hiện rõ nét nhất của nhân tài, vì với họ, không có chỗ cho sự may mắn, và kết quả chỉ đến với những ai có óc sáng tạo và IQ cao. Nếu trong công ty có những kẻ “sống lâu lên lão làng” mà lại “chảnh” thì nhân tài thường là gáo nước lạnh đầu tiên.

8. Ghét sự gò bó: Kỷ luật lao động với nhiều nhân tài là nhục hình thực sự, vì nó giết mòn tư duy khác người của họ. Nhân tài hay bị người khác hiểu lầm là chơi trội, nhưng cái sự đi trễ về sớm của họ có khi hơn chán vạn lần thái độ “miệt mài” của những người tầm thường. Bà Catherine Howard - giám đốc điều hành công ty Gasp Café của Bỉ - cho rằng gò bó nhân tài là huỷ diệt doanh số công ty. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn: nếu ngông nghênh quá, nhân tài dễ bị xem là lập dị.

9. Càng bận rộn càng thích: Trong khi nhân gian sợ công việc như sợ cọp thì với nhân tài, đó là một môi trường để tung hoành. Càng bị công việc thử thách, nhân tài càng thích thú và càng muốn đương đầu. Hai ba việc cùng đổ dồn vào người phàm sẽ gây tẩu hỏa nhập ma, nhưng với Châu Bá Thông thì tay vẽ hình tròn, tay vẽ hình vuông lại là biệt thú, là cái cớ để cho ra “Song thủ hỗ bác!”

10. Thẳng tính: Do ghét xu nịnh và trò “bụng bồ dao găm”, nhân tài hay nói không uyển ngôn nhã ngữ gì cả. Chính vì vậy nhân tài ít bạn, bị mọi người cho là lếu láo, kỳ thực đó chỉ là trung ngôn nghịch nhĩ. Nếu chỉ ưa những nhân viên luôn mồm vâng dạ thì sếp sẽ không bao giờ có cơ hội tận dụng nhân tài.

11. Cầu toàn: Thoạt trông, nhân tài là gánh nặng của công ty, là ngòi nổ cho mọi xung đột do thích đòi hỏi mọi sự công bằng và hợp lý. Kỳ thực, một nhân tài luôn đấu tranh cho công lý và lẽ phải, không chấp nhận sai sót và sự cẩu thả. Nhiều nhân tài luôn thay đổi công ty do không tìm được “minh chúa”, do bị dồn vào bước đường cùng của lòng đố kỵ và của những âm mưu đê tiện.

12. Thiếu kiên nhẫn: Nghịch lý này tiếc thay lại xảy ra thường xuyên với những nhân tài thực thụ. Einstein hay Dali đều không thuộc loại có “chỉ số kiên nhẫn” cao, hay bỏ dở những việc dang dở. Rất may là trong tiềm thức, họ không đầu hàng nghịch cảnh.

13. Lơ đễnh: Ông David Green - giám đốc nhân sự của công ty A&B của Mỹ - cho biết: “Trong những buổi phỏng vấn tìm nhân tài, chúng tôi thật sự quan tâm những nhân vật đãng trí. Một lần, một anh chàng đang trả lời phỏng vấn thì lôi phắt ra một cây bút chì và và vẽ chân dung tôi theo kiểu hí hoạ, không kiêng nể chút nào. Tôi nghĩ anh ta bị điên. May thay, khi vào công ty, anh ta đã chứng tỏ mình là vựa sáng kiến”. Các nhà tâm lý học đều thừa nhận rằng những nhân tài thường có vẻ lơ đễnh bề ngoài, nhưng bên trong là cả một hoả diệm sơn sùng sục. Neurone của họ luôn làm việc gấp năm gấp mười so với người thường và luôn cho ra những ý tưởng kinh người.

14. Tham công tiếc việc: Đây là thói xấu vì “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nhưng đối với một nhân tài thực sự thì đó chỉ là lửa thử vàng. Trong khi những đồng nghiệp khác lao động theo trường phái “sáng cắp ô đi, tối vác về” thì nhân tài hùng hục đánh vật với đủ loại suy nghĩ, ý tưởng. Chính vì vậy, trông họ lúc nào cũng cau có, bực dọc.

15. Thích cô độc: Những nhân vật khác người này ghét tiếng ồn, những câu chuyện phiếm vô bổ và ồn ào của những kẻ thiếu lịch sự. Những cuộc liên hoan hay họp mặt của toàn công ty - với nhân tài - là địa ngục trần gian thực sự. Trong lúc cuộc vui lên đỉnh điểm, họ lặng lẽ rút lui vì cái tâm trạng “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người không người kiếm chốn lao xao”. Những cuộc vui nhố nhăng và những câu nói vô ý thức làm nhân tài rất “dị ứng”, họ sẵn sàng đánh giá cả một con người qua một câu nói hay một hành động nhỏ. Thành thử, nhân tài luôn bị đánh giá là hẹp lượng, không “thoáng”.

16. Bị công việc ám ảnh: Trong khi những nhân viên bình thường chỉ làm cho xong việc và mau chóng về nhà thì nhân tài lặng lẽ ngồi lại, âm thầm tìm cách giải quyết công việc theo cái gu rất riêng. Anh ta chả cần ai hay biết việc này, thậm chí còn cầu trời cho sếp đừng hay biết, để… đừng mang tiếng “lấy điểm”. Một số nhân tài tại nước Nhật thường bị hội chứng Karoshi (đột tử do làm việc quá sức) là thế.

17. Đòi thù lao tương xứng: Đây không phải là sự mè nheo vụn vặt của những kẻ lý tài và tham lam, mà là thái độ tự đánh giá hết sức sòng phẳng về mình và về người của nhân tài. Anh ta - trong những buổi phỏng vấn - đi thẳng vào vấn đề lương bổng và đề nghị những mức tiền chóng mặt. Những vị sếp thông minh không đời nào nhếch mép hay trợn mắt, mà phải xem đó là dấu hiệu của một thiên tài. Tất nhiên, cần phát hiện những kẻ… vĩ cuồng.

18. Ít chứng tỏ: Nhân tài có chân tài thực học không cần phô trương kiến thức hay nói nhiều. Họ chỉ im lặng trong những phiên họp ầm ĩ, ngay trong lúc những cái đầu rỗng tuếch thi nhau gào lên với sếp. Sáng kiến của nhân tài thường là loại đầy uy lực.

19. Tự trọng: Nhân tài thường không chịu được cái tông kẻ cả của người khác, đặc biệt của những kẻ vô tích sự mà nỏ mồm. Nhân tài không có thói quen thu vén cá nhân, không “nấu cháo điện thoại”, không dùng thẻ taxi chùa của công ty, không dùng một tờ giấy vào việc riêng. Anh ta thật sự đau khổ nếu lỡ phạm sai lầm, trong khi những kẻ “mặt nạc đóm dày” thường tỉnh khô tái phạm.

20. Bất cần kinh nghiệm: Những ông sếp giỏi và có khiếu tìm người thường không dựa vào kinh nghiệm của nhân tài, dù họ đang lao vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Rất nhiều người nghĩ rằng phải có kinh nghiệm mới nên cơm nên cháo, nhưng thực tế chứng minh nhiều nhân tài tỏ ra được việc hơn hẳn những kẻ đầy kinh nghiệm “rỗng”.

Và nhiệm vụ của những ông sếp là phát hiện ra nhân tài, vì nhân tài thường ở ẩn…

ĐỪNG BÁN RẺ TUỔI TRẺ CHO SỰ BẬN RỘN MÙ QUÁNG!

Có người nói rằng có một loại thất bại đó chính là bận rộn môt cách mù quáng. Bởi vì bận rộn mà bỏ lỡ những chuyện có ý nghĩa trọng đại đối với cuộc đời mình, mất đi những cuộc gặp gỡ, người thân, gia đình, bạn bè, những trải nghiệm đáng quý của tuổi trẻ. Bởi vì bận rộn mà không có thời gian dành cho bản thân, xấu xí, già nua mất dần đi những đam mê ngoài công việc… Đó gọi là bận rộn một cách mù quáng. Thanh xuân chỉ có 5-7 năm, qua một lần rồi thì sẽ tiếc mãi mãi cả đời.
Ai cũng cần tiền, tiền mang đến cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ tiện nghi tạm quên đi những áp lực của cuộc sống, nhưng vì tiền để đánh đổi cả tuổi trẻ, nhan sắc có đáng hay không? Đừng để bản thân mình rơi vào tròn luẩn quẩn của những tháng ngày 10-12 tiếng và lặp lại hàng ngày bởi những tháng ngày sau đó. Vào một lúc nào đó… ta phải phân chia tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.
(st)
KHÔNG CẦN CÀY QUỐC QUÁ CHĂM CHỈ NHƯ TRÂU NHƯ BÒ, thời đại 4.0 rồi, không thiếu những cách giúp bạn kiếm thêm thu nhập 1 cách thông minh mà chỉ mất 2-3h/ngàycó thể kiếm về 1000$/tháng dễ dàng. Đó chính là một trong những ưu điểm nổi trội của hình thức kinh doanh đang HOT hiện nay: Kinh Doanh Trên Amazon & Ebay với chiến thuật Dropshipping KHÔNG CẦN VỐN - TỐN ÍT THỜI GIAN - LỢI NHUẬN CỰC CAO

Đây chính là ca sĩ hát phòng thu hay nhất từ trước đến nay


Trách Ai Vô Tình, Hờn Trách Con Đò

Những Bài Hát Về Miền Tây Hay Nhất 2020

Những câu trả lời thông minh nhất khi đi phỏng vấn BẠN PHẢI BIẾT!

1. TẠI SAO CHÚNG TÔI PHẢI CHỌN BẠN?
Đây sẽ là môi trường tuyệt vời để tôi thể hiện trình độ và kỹ năng của mình. Với những mục tiêu công việc đã đặt ra, tôi hoàn toàn tự tin đảm bảo hoàn thành chúng trong thời gian quy định.
2. LÝ DO TẠI SAO BẠN LẠI BỎ CÔNG VIỆC ĐANG LÀM?
Với những kiến thức và kỹ năng mà mình đã tích lũy được, tôi cho rằng mình cần phải tìm một môi trường tốt hơn để phát huy.
3. TẠI SAO BẠN LẠI THẤT NGHIỆP TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI NHƯ VẬY?
Tôi đã dành thời gian khám phá sở trưởng của mình bằng việc tham gia các khóa học và những công việc tự do.
4. BẠN MONG ĐỢI GÌ TỪ CÔNG VIỆC NÀY?
Sự thăng tiến trong công việc và một tương lai tốt đẹp.
5. BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC NHÓM TỐT KHÔNG?
Tôi nghĩ là có. Tôi đã từng làm việc cùng một nhóm trong một dự án trước đây và nó đã hoàn thành một cách xuất sắc trước thời hạn được giao.
6. BẠN NGHĨ 5 NĂM NỮA BẠN SẼ THẾ NÀO?
Tôi thấy mình sẽ là một quản lý cao cấp ở một bộ phận quan trọng của công ty này.
7. BẠN THÍCH VỊ TRÍ GÌ KHI LÀM VIỆC NHÓM?
Điều đó chỉ nên quyết định khi tôi biết rằng mình sẽ học được những gì trong mỗi dự án được giao.
8. BẠN DỰ ĐỊNH SẼ LÀM CHO CHÚNG TÔI TRONG BAO LÂU?
"Tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng" hoặc "Tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai"...
9. KHẢ NĂNG CHỊU ÁP LỰC CÔNG VIỆC CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Tôi cho rằng áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa.
10. BẠN CÓ CÂU HỎI NÀO CHO CHÚNG TÔI KHÔNG?
Tôi sẽ trả lời khi được nhận.
11. ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG VỚI BẠN: CÔNG VIỆC HAY TIỀN?
Cả hai, và tôi luôn cố gắng cân bằng chúng. Tuy nhiên thành quả cho công ty vẫn là quan trọng nhất.
12. BẠN CÓ SẴN SÀNG ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA CÔNG TY LÊN TRÊN LỢI ÍCH CÁ NHÂN
Tất nhiên là CÓ. Quyền lợi công ty luôn là quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của tôi.

QUY TẮC MƯỢN NỢ

1. Mượn 10 triệu thì đến ngày trả phải trả 10triệu, không phải trả 5 triệu, lần sau đưa thêm 2 triệu, lần nữa đưa 1 triệu. Đưa vậy nát tiền, tội người ta. Lúc cho vay người ta đưa 1 cục 10 triệu chứ có đưa thành nhiều lần đâu ?
2. Mượn ngày 10, hứa ngày 10 tháng sau trả thì tới ngày 10 phải trả, không có tiền kịp thì tới ngày 7 ngày 8 phải báo cho người ta, chứ không phải tới ngày 10, im như ngậm thóc rồi người ta hỏi mới nói là không có tiền, trả trễ một chút.
3. Mình có làm mấy trăm triệu một tháng thì kệ mẹ mình, đừng có kêu "Kiếm mấy trăm triệu một tháng mà có một triệu cũng đòi" Làm mấy trăm triệu với đòi một triệu nó không có liên quan được gì đến nhau cả. Đây không làm từ thiện.
4. Mượn tiền của ai thì đích thân mình phải đi trả cho người đó, chứ không phải mượn xong của đứa này rồi nói là thằng kia nó còn thiếu tao, mày đòi nó luôn giùm tao. Tao cho mượn tiền chứ không kiêm luôn cả nghề đòi nợ thuê, không cấn qua cấn lại
5. Lúc mượn tiền mình khóc than, khổ sở, tha thiết, mượn xong lúc trả tiền thì mình phải tươi cười mình trả cho người ta, không phải lúc trả ngồi than, gom tiền chỗ này chỗ kia cực lắm mới đủ trả. Gom đâu kệ mày, tao chỉ cần biết tiền tao phải về túi tao. Hiểu chứ?
6. Đang mượn tiền, thân mang nợ, thì bớt post hình đi du lịch, khoe mua đồ hiệu. Bớt khoe đi xe đẹp đi. Chủ nợ cũng là con người chứ có phải đống ... đâu mà không có cảm xúc không biết tổn thương.
Đọc được bài viết này thì cố mà động chút lòng, mề, phèo, phổi... mang tiền qua trả tao dùm cái. Tao cho vay chứ có đi ăn xin đâu mà chốc chốc lại đi đòi. Mà cái giống "người tử tế" đi đòi nợ nó cũng khổ v*. Nó trả cho cầm cũng thấy ngại mà đ trả thì vừa mất tiền, vừa quê, lại còn mang cục tức về nhà...
Đúng là cho vay thì đứng mà lúc lấy lại thì quỳ, cứ bảo khi bạn vay ngân hàng 10 tỷ thì ngân hàng sợ bạn, nhưng tôi có phải ngân hàng đ đâu =(( bạn vay 10 triệu đ trả là tôi cũng đã sợ bạn rồi ấy

Tuyển chọn những bài hát hay nhất Việt Nam về Mẹ

HƯƠNG LY Cover Những Bản Cover Hay Nhất Của Hương Ly


Giá vàng tăng vọt, chênh lệch mua - bán chỉ còn 300 nghìn đồng/lượng

Giá vàng tăng vọt, chênh lệch mua - bán chỉ còn 300 nghìn đồng/lượng

Giá vàng trong nước hôm nay (29/6) tiếp tục đi lên. Đáng chú ý, giá mua vào tại các cửa hàng vàng đã vượt mốc 49 triệu đồng/lượng, giá vàng tăng cao nhưng chênh lệch mua - bán chỉ khoảng 300 nghìn đồng/lượng.

Sáng nay (29/6), Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng hơn 100 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước, hiện niêm yết vàng SJC với giá 48,98-49,33 triệu đồng/lượng. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng giá vàng SJC thêm 50 nghìn đồng/lượng lên 49,00-49,30 triệu đồng/lượng. 
Giá mua vào vàng SJC của nhiều thương hiệu trong nước cũng vượt 49 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Phú Quý niêm yết giá vàng SJC là 49,05-49,30 triệu đồng/lượng. DOJI niêm yết 49,05-49,20 triệu đồng/lượng. 
Giá vàng thế giới tiếp tục trụ vững trên đỉnh cao nhất 8 năm. Lúc 8h45 (29/6 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.770 USD/ounce, tương đương với 49,8 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí). 
Trong số 18 chuyên gia Phố Wall tham gia cuộc khảo sát của Kitco News trong tuần này, có 12 chuyên gia, tương đương 67% dự đoán giá vàng tăng; 4 chuyên gia (22%) dự đoán giá sẽ giảm và 2 chuyên gia còn lại (11%) dự đoán thị trường đi ngang.
Tại Phố Main, có đến 790 chuyên gia và nhà đầu tư (68%) dự đoán giá vàng sẽ đi lên. Trong khi đó, 188 người khác (16%) dự đoán giá sẽ đi xuống và 185 người còn lại (xấp xỉ 16%) giữ ý kiến trung lập.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp toàn cầu của công ty môi giới OANDA trong khi tin rằng vàng sẽ sớm vượt qua mức 1.800 USD/ounce bởi các chính sách nới lỏng tiền tệ cũng như các biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương lớn để ngăn chặn tác động của virus - vốn đã làm giá vàng tăng khoảng 16,5% trong năm nay.