Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Người nhà, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này.
Nếu ban đang tìm hiểu thông tin hay có người thân được chẩn đoán bệnh này có thể tham khảo chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra.
Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Bạn có thể phân biệt trong nội dung dưới.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất ít hoặc không có insulin. Khi đó, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ, bao gồm cả trẻ em và người dưới 30 tuổi.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Khác với nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể sử dụng insulin rất kém. Khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose cũng sẽ tích tụ trong máu.
Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người cao tuổi. Đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc tiểu đường tuýp 2, con số khoảng 95%. Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 
Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ
Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Với các mẹ bầu, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.
Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều chị em sau khi sinh xong đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự.
Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu ra ngoài thường đã nghiêm trọng.
Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau:Ăn nhiều
Hay khát, uống nước nhiều
Đi tiểu nhiều
Sụt cân
Đau và tê ở bàn chân
Mắt nhìn mờ
Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các tuýp bệnh tiểu đường như:
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Khát nước Nhanh đói, ăn nhiều Khát nước quá mức, đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều về đêm Vết thương lâu lành Dễ nhiễm trùng âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu
Giảm cân không rõ nguyên nhân Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da,... Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
Thị lực giảm, nhìn mờ
Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,...) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết - Tiểu đường.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và điều trị bằng thuốc,... rất quan trọng với người bệnh.
Điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uốngĐiều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng như hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Bản chất bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt.
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn.
Tăng cường vận động
Người bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể chọn hình thức vận động như: đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông,... Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe, các biến chứng bệnh tiểu đường hay bệnh lý nền của bản thân.
Điều thị bằng thuốc
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ có phác đồ phù hợp. Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin do cơ thể không tự sản xuất insulin.
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục. Người bệnh cũng có thể cần dùng insulin hoặc metformin (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiêm insulin một trong các cách điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả - Ảnh: Freepik
Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Do vậy, đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên là cách tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao, để kiểm soát tốt nhất các chỉ số. Biết được các chỉ số thường xuyên giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc,... để có thể ổn định chỉ số đường huyết.
Giải pháp toàn diện cho người bệnh tiểu đường

Không có nhận xét nào: