Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024
Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2024
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024
Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024
☘️☘️☘️ KHÔNG GIAN XANH - CUỘC SỐNG AN LÀNH ☘️☘️☘️
CHUẨN BỊ MỞ BÁN DỰ ÁN TÂY DĨNH TRÌ- TP BẮC GIANG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thái, Xã Dĩnh Trì,TP Bắc Giang
Dự án được mong chờ nhất trong năm 2024 của TPBG
Chỉ bao gồm 283 sản phẩm( 39 lô shophouse, 244 lô đất nền)
Tiềm năng tăng giá tốt, pháp lý an toàn
Vị trí đắc địa:
Liền kề cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn
Cách Bến xe khách Bắc Giang (3,8 km)
Cách Ủy ban xã Dĩnh Trì (1,2km)
Cách Honda Bắc Giang (1km)
Cách Nhà thi đấu thể thao Bắc Giang 2 km
Cách thành cổ Xương Giang(2km)
Cách Sản Nhi Bắc Giang 2,5km
Hotline/zalo: 0979766122 (Quang Anh)
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024
Tiềm năng cổ phiếu
Các cổ phiếu VN 30 yếu lên xuống 3-5%
VHM: điểm mua 40 - 41
Nhóm Bank ko
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024
Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp điện, năng lượng hàng đầu Trung Quốc
(ĐCSVN) - Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 2 tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực điện, năng lượng, gồm Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) và Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm, đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết quan hệ láng giềng hữu nghị, vừa là đồng chí, vừa là anh em Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển rất tốt đẹp. Doanh nghiệp hai bên cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy hiện thực hoá các thoả thuận cấp cao và các nội hàm hợp tác cụ thể để quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược" ngày càng phát triển, sâu sắc, toàn diện và bền vững.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về nguồn vốn ưu đãi, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, năng lực quản trị, qua đó góp phần phát triển ngành công nghiệp điện, năng lượng, nâng cao năng lực tự chủ, giảm phụ thuộc vào bên ngoài.
Tại cuộc tiếp, ông Giang Nhị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) Trung Quốc cho biết Hoa Điện là doanh nghiệp nhà nước trung ương thuộc thuộc Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện; hoạt động trong 04 lĩnh vực chính: sản xuất điện, cung cấp than, khoa học công nghệ và tài chính.
Thủ tướng tiếp ông Giang Nhị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Huadian Trung Quốc |
Với tổng tài sản hơn 100 tỷ USD, Tập đoàn hiện có khoảng 93.000 công nhân viên, nhiều năm liền trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Đến nay, tổng công suất lắp đặt của Tập đoàn đạt hơn 220 GW, trong đó công suất lắp đặt năng lượng sạch đến cuối năm 2023 chiếm trên 50%. Năm 2023, doanh thu kinh doanh tại nước ngoài đạt 24 tỷ Nhân dân tệ.
Tập đoàn Hoa Điện coi trọng thị trường Việt Nam, tổng mức đầu tư lũy kế đã vượt 2,8 tỷ USD với tổng công suất lắp đạt là 1,5 GW. Trong đó, Nhà máy điện Duyên Hải 2 (Trà Vinh, Việt Nam) (2x660 MW) là dự án điện có công suất lắp đặt lớn nhất và quy mô đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của tập đoàn; Dự án điện gió tại tỉnh Đắk Lắk (4x50 MW) là dự án năng lượng tái tạo trên bờ đầu tiên được tập đoàn đầu tư tại nước ngoài.
Lãnh đạo Tập đoàn Hoa Điện cho biết khát vọng trở thành tập đoàn số 1 thế giới về năng lượng sạch, phát thải carbon thấp; cảm ơn Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam đã hỗ trợ trong thời gian qua.
Chủ tịch Giang Nhị cho biết tập đoàn mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng gió, hydro xanh, tích trữ năng lượng (tích năng), cải tạo nâng cấp hệ thống điện, cải thiện kỹ thuật các nhà máy điện và nâng cao hiệu suất năng lượng; thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ (R&D) nhằm cùng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Đánh giá cao hoạt động, đầu tư của Hoa Điện tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh kế hoạch của Tập đoàn mở rộng quy mô, phạm vi đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng xanh, hiện đại, hiệu quả, giảm phát thải, phù hợp xu thế phát triển mới, khai thác tiềm năng, lợi thế về điện gió, điện mặt trời, hydrogen; cũng như phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm quản trị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả các khâu của ngành điện; đồng thời tiếp tục hợp tác về phân phối, mua bán điện.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong đề xuất các ý tưởng, dự án đầu tư mới; mở rộng quy mô, đối tượng hợp tác; hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng gắn với các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm chế biến, chế tạo; phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng.
Thủ tướng mong tập đoàn phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đối tác, tiếp tục thành công tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung, trong đó có Tập đoàn Hoa Điện triển khai đầu tư, hoạt động các dự án thành công, hiệu quả, cùng có lợi và tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Các cơ quan chức năng sẽ xem xét, giải quyết các đề xuất của tập đoàn trên tinh thần nhanh nhất. Hiện phía Việt Nam đang rà soát lại các dự án năng lượng tái tạo đã đầu tư để tháo gỡ các khó khăn, đồng thời đang đề xuất sửa đổi Luật Điện lực và các quy định liên quan để tạo thuận lợi, thông thoáng trong triển khai các dự án điện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Trương Đức Lương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc |
Energy China (2011) là một tập đoàn đa ngành trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo đánh giá của Tạp chí Fortune, với 256 chi nhánh tại 147 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, Energy China có 416 dự án đầu tư với hơn 100.000 nhân viên. Năm 2022, doanh thu Tập đoàn đạt hơn 53,88 tỷ USD. Energy China đang triển khai 16 dự án với 12 doanh nghiệp liên danh tại Việt Nam và tổng vốn đầu tư hơn 2,2 tỷ USD, bao gồm các dự án nhà máy sản xuất nhiệt điện tại Hải Dương (2x600 MW, tổng vốn đầu tư 1,86 tỷ USD) và điện gió tại tỉnh Ninh Thuận (50 MW); tham gia các gói thầu EPC tại các nhà máy nhiệt điện lớn như Vĩnh Tân I (2x600 MW), Duyên Hải I (2x622 MW), Vũng Áng I (2x600 MW)…
Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Energy China khẳng định rất có lòng tin với hoạt động đầu tư tại Việt Nam; đề xuất mở rộng hợp tác về thủy điện tích năng, xây dựng các tổ hợp tích hợp cả nhiệt điện và các dự án điện tái tạo để phát huy hiệu quả cao nhất, phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi; sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm truyền tải, an toàn điện; mong muốn tham gia nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát triển xanh, phát triển ít carbon tại Việt Nam… Tập đoàn cũng mong muốn hợp tác trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là các dự án tích hợp giao thông-năng lượng sử dụng điện gió, điện mặt trời để chiếu sáng, cung cấp điện cho các trạm xăng, trạm dừng nghỉ…; các dự án đường sắt…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh, hiệu quả, bền vững của Energy China trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng; hoan nghênh sự chủ động của Energy China khi đưa ra các đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam cũng như kế hoạch mở rộng đầu tư của Tập đoàn thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang tích cực trong việc xây dựng, sửa đổi những chính sách liên quan phát triển năng lượng, phát triển hạ tầng phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Energy China mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư phát triển năng lượng tại Việt Nam; nhất là tham gia các dự án điện sạch tại Việt Nam như điện gió, điện mặt trời, điện khí LNG, điện tích năng; hoan nghênh tập đoàn tham gia các dự án giao thông tại Việt Nam như đường bộ cao tốc thông qua các dự án hợp tác công tư (PPP) hoặc đấu thầu thi công đường bộ, các tuyến đường sắt tiêu chuẩn, đường sắt tốc độ cao…/.
FED cắt giảm lãi suất ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ
(ĐCSVN) – Tại cuộc họp chính sách ngày 7/11, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành cắt giảm lãi suất 0,25%, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa trong bối cảnh lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục hạ nhiệt.
Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: Getty Images) |
Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ hai trong năm 2024 của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Trong tuyên bố đưa ra, FED cho biết, các nhà hoạch định chính sách trong cơ quan này đã nhất trí hạ lãi suất cho vay chủ chốt xuống mức dao động từ 4,5% - 4,75%.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED nhận định, "hoạt động kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định". Bên cạnh đó, thị trường việc làm tại Mỹ đã bớt thắt chặt và lạm phát đang hướng về mục tiêu 2%.
Việc cắt giảm lãi suất này tiếp nối động thái của FED hồi tháng 9 năm nay, khi cơ quan này bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ với quyết định giảm lãi suất mạnh 0,5% và dự kiến sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Theo ghi nhận, chỉ số lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức 2,1% trong tháng 9, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì mạnh mẽ.
Ngày 7/11, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đã xác lập các mức cao kỷ lục mới sau khi FED quyết định cắt giảm lãi suất. Theo đó, chốt phiên giao dịch trên sàn chứng khoán New York (Mỹ), chỉ số công nghệ Nasdaq Composite dẫn đầu đà tăng khi tăng 1,5% lên mức cao kỷ lục 19.269,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,7% lên 5.973,10 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên giao dịch với 43.729,34 điểm.
Giá cổ phiếu của các “gã khổng lồ công nghệ” như Meta và Apple tăng mạnh trong phiên này đã giúp thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán.
Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ có thể tác động đến kế hoạch điều chỉnh lãi suất của cơ quan này trong thời gian tới, do các chính sách nâng thuế nhập khẩu và giảm thuế trong nước của ông Trump được dự báo kéo lạm phát tăng trở lại.
Tuy nhiên, sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch FED Jerome Powell đã khẳng định kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ không tác động đến các quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương trong ngắn hạn và FED sẽ tiếp tục thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 0,25%.
Năm 2024, FED còn một cuộc họp nữa vào tháng 12 tới đây. Thị trường hiện vẫn kỳ vọng cơ quan này tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,25%.
Ông Jerome Powell, sẽ có cuộc trả lời phỏng vấn với các phóng viên báo chí vào ngày 7/11 (giờ Mỹ), trong đó, dự kiến ông sẽ trả lời về tác động bởi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua tới nền kinh tế nước này./.
Lãng phí ở Việt Nam
Các lãng phí hiện nay
1. Nguồn lực con người
2. Tài nguyên
3. Ô nhiễm
4. Tắc đường
5. Luật pháp
6. Thể chế
7. Cơ chế xin cho
8. Chồng chéo trong triển khai nhiệm vụ
9. Phân cấp quản lý
10. Giải quyết vấn đề nửa chừng
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024
Dưa lê hương đất “Quả ngọt từ tâm”
Mỳ gạo Chũ Hạnh Thái "Sản phẩm làng nghề truyền thống"
VẢI THIỀU SẤY KHÔ THANH HẢI “ĐẶC SẢN NỐI TIẾNG BẮC GIANG”
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024
Cả nước có gần 26.000 bất động sản tồn kho
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024
Elon Musk có thêm hơn 33 tỷ USD một ngày
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024
Hàng loạt dự án bỏ hoang trên 'đất vàng' TP Vinh
Hội nghị thông tin chuyên đề về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh
Chiều 16/10, Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy: Đỗ Bình Dương, Đào Xuân Cần. Các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy; nguyên lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh.
Cùng dự có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn báo cáo về kết quả tình hình địa phương 9 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp, các ngành đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, tiếp tục tăng trưởng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt kết quả khá tích cực, quý I tăng 13,96%, quý II tăng 14,31%, quý III tăng khoảng 12,23%, tính chung 9 tháng tăng khoảng 13,89%, cao nhất cả nước (duy trì thứ hạng từ năm 2023 đến nay).
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 xếp thứ 04/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đến nay toàn tỉnh đã thu thu hút được trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 84,8% cùng kỳ, trong đó thu hút vốn FDI đứng thứ 9 cả nước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 27,69% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp giá thực tế 9 tháng đạt trên 499.000 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ, đạt 75% kế hoạch.
Trong quý III/2024, ngành Nông nghiệp chịu ảnh hưởng liên tiếp bởi 02 cơn bão (bão số 2 và bão số 3) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người nông dân và mục tiêu tăng trưởng cả năm của ngành. Giá trị sản xuất 9 tháng toàn ngành giảm 2,3%.
Tổng thu ngân sách toàn tỉnh trong 9 tháng đạt trên 13.850 tỷ đồng, bằng 86%. dự toán năm, tăng 30,6% so cùng kỳ; trong đó có 8/15 khoản thu vượt dự toán, 2/10 địa phương thu vượt dự toán năm (huyện Lạng Giang và Hiệp Hòa).
Tổng giá trị giải ngân đầu tư công chung đạt trên 4.570 tỷ đồng, bằng 49,2% kế hoạch (nằm trong 32 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước). Trong 9 tháng, nhiều dự án đã thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng hoặc đã thi công cơ bản hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư.
Công tác quy hoạch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, 03 đô thị được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại II, loại IV gồm: Đô thị thành phố Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại II và đô thị Hiệp Hòa, đô thị Chũ đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn đạt kết quả nổi bật, cao nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 7 toàn quốc về số lượng giải và thứ 9 toàn quốc về số giải Nhất; tại kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế năm 2024, tỉnh Bắc Giang đạt 05/26 huy chương các loại (chiếm 19,2%), trong đó có 4/9 Huy chương Vàng (chiếm 44,4%).
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội. Chỉ đạo tập trung vận động, huy động các nguồn lực hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đề ra trong năm 2024.
Tập trung sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã và phát triển đô thị. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Năm 2023, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 10; chỉ số cải cách hành chính (Par Index) xếp thứ 4; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS xếp thứ 38 trên cả nước.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn nêu rõ một số tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo phát triển KT-XH; dự báo tình hình những tháng cuối năm 2024. Đồng chí nhấn mạnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 ngay trong năm 2024, UBND tỉnh tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, chỉ đạo các địa phương, đơn vị rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương được giao năm 2024; cụ thể hóa lộ trình, kế hoạch từ nay đến hết năm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ kết quả còn thấp; phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH cả năm và cả nhiệm kỳ đã đề ra.
Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Tống Ngọc Bắc báo cáo kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới nhằm tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí cho biết, những nội dung cơ bản của Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và nội dung Đại hội Đảng bộ các cấp; những điểm mới trong Chỉ thị số 35-CT/TW.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 139-KH/TU ngày 17/7/2024 về Đại hội Đảng bộ các cấp trong Đảng bộ tỉnh tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
BTV Tỉnh ủy đã thành lập 03 tiểu ban để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm: Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Các tiểu ban đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và bắt đầu triển khai thực hiện các nội dunh theo kế hoạch. Tiểu ban văn kiện đã tham mưu xây dựng xong dự thảo Đề cương Báo cáo chính trị, xin ý kiến BTV, Ban Chấp hành Đảng bộ.
Đối với công tác chuẩn bị nhân sự, đang rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh diện BTV Tỉnh ủy quản lý; quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ mới để chuẩn bị công tác nhân sự đại hội.
Đối với cấp huyện, đến nay, 14/14 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch đại hội thực hiện trong đảng bộ mình; thành lập các tiểu ban giúp việc chuẩn bị và tổ chức đại hội. Mỗi đảng bộ lựa chọn một tổ chức cơ sở đảng để tổ chức đại hội điểm. Riêng Thành ủy Bắc Giang lựa chọn thêm Đảng bộ Khối Doanh nghiệp thành phố để thực hiện thí điểm bầu bí thư cấp ủy tại đại hội.
Tỉnh ủy thống nhất chọn Đảng bộ huyện Tân Yên tổ chức đại hội điểm cấp huyện, dự kiến vào đầu quý II/2025. Đây là đảng bộ hằng năm được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Về sắp xếp đơn vị hành chính, ngày 28/9/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. Cụ thể, nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang. Điều chỉnh một phần diện tích của huyện Sơn Động nhập vào huyện Lục Ngạn để thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn (mới). Sắp xếp 32 đơn vị cấp xã của 07 huyện, thành phố để thành lập 15 đơn vị, giảm 17 đơn vị cấp xã.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Gấu báo cáo các nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với BTV Tỉnh ủy, một số tập thể, cá nhân và một số nội dung liên quan.
Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ một số bài học kinh nghiệm rút ra trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương thời gian tới. Đồng chí cho biết, 9 tháng đầu năm, tỉnh phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách, song với sự chung sức, đồng lòng, đặt lợi ích cao nhất của địa phương lên trước hết, trên hết, vì sự phát triển chung, tình hình KT-XH vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đồng chí nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới. Trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị Trung ương sớm kiện toàn sắp xếp cán bộ của tỉnh; điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định đáp ứng yêu cầu công việc. Tập trung cao khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tập trung cao triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh một số địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sáp nhập địa giới huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang, thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới.
Tập trung cao công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung cao trình Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; điều chỉnh, ban hành bảng giá đất. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện các công trình trọng điểm; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, thu hút phát triển dịch vụ thương mại, củng cố giữ vững ổn định phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khắc phục vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, ủng hộ, chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho cán bộ tỉnh; bằng trí tuệ, kinh nghiệm, tầm nhìn của người đi trước đóng góp các ý kiến, giải pháp vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và sự phát triển chung của tỉnh./.
Dương Thuỷ
Bắc Giang: Trích Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được sửa chữa, xây mới
Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định trích Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (đợt 3).
Theo đó, trích 1 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo" tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được sửa chữa, xây mới tại các huyện Hiệp Hòa, Sơn Động và Yên Thế. Trong đó, huyện Hiệp Hòa được hỗ trợ 650 triệu đồng, huyện Sơn Động 300 triệu đồng, huyện Yên Thế 50 triệu đồng.
Qua rà soát, thống kê và thẩm định, tính đến ngày 08/10/2024, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ xây dựng 1.393 nhà. Trong đó, có 968 nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, cận nghèo; 232 hộ người có công cần sửa chữa, xây mới; 193 nhà tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 96,98%; hiện còn 42 nhà chưa khởi công, chiếm 3,01%. Trong đó, các địa phương đã khởi công xây dựng, hoàn thành và bàn giao 961/968 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đạt 99,27%; bàn giao 223/232 nhà cho hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp, đạt 96,12%; khởi công xây dựng 167/193 nhà cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và miền núi, đạt tỷ lệ 86,52%; hoàn thành đưa vào sử dụng 92 nhà./.
Dương Thủy