Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022
Tác động của FED tới nền kinh tế Thế giới và Việt Nam
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022
Cuộc sống
Trong cuộc đời con người quan trọng nhất là sức khỏe; trí tuệ
Lịch trình
1. Năm 1982: sinh ra tại Cao Xá - Tân Yên - Bắc Giang
2. Năm 1988: Học lớp 1; Trường Tiểu học Cao Xá
3. Năm 1993: Học Lớp 5 Chuyên Toán - Chuyên Tân Yên
4. Năm 1995: Học lớp 8 tại Trường THCS Trần Phú - TP Bắc Giang
5. Năm 1997: Học lớp 10 tại trường PTTH Chuyên Ban Ngô Sỹ Liên
6. Năm 2000: Ngành Hóa Học - ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QG HN
7. Năm 2004: Giáo viên dạy Hóa tại THPT Thái Thuận
8. Năm 2006: Chuyên viên tại Chi cục TCĐLCL - Sở KH&CN Bắc Giang
9. Năm 2009: Học viên Cao học - ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QG HN
12. Năm 2012 - nay: Chuyên viên tại Chi cục TCĐLCL - Sở KH&CN Bắc Giang
Thời gian công tác: từ 16/11/2004 - 09/11/2022 là gần 18 năm
Rơm tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 đồng một cuộn
Bắc Giang: Đưa tri thức, tiến bộ KH&CN đến nhanh với đời sống sản xuất
Tỉnh Bắc Giang đang ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đưa tri thức và tiến bộ KH&CN đến nhanh hơn với đời sống sản xuất.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh như trên tại "Lễ Kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam và trao Giải thưởng Báo chí về KH&CN tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất" do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày 18/5.
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, trong thời gian qua, ngành KH&CN của tỉnh Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học; người dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng hành của các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương.
Trong 5 năm (giai đoạn 2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Bắc Giang bình quân đạt 14%/năm-thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước.
Các ngành kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhiều lĩnh vực duy trì thứ hạng tốp đầu khu vực và cả nước... Những kết quả đó, có vai trò hết sức quan trọng của KH&CN.
Theo ông Mai Sơn, trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng KH&CN được tỉnh Bắc Giang ban hành và đang phát huy hiệu quả như: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường KH&CN; hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
Qua đó, tạo điều kiện cho lĩnh vực KH&CN của tỉnh đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh.
Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao mà lần đầu tiên được sản xuất ở Bắc Giang như: Sản phẩm của Apple Watch, máy bay không người lái, một số sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện, sản phẩm quang học, pin năng lượng mặt trời...
Đây là những sản phẩm công nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; là những sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp công nghệ cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, Bắc Giang đã quan tâm ứng dụng KH&CN, phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được 766 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị như: Vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế, vùng chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên.
Bắc Giang đang hình thành vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô gần 50.000 ha, trong đó Lục Ngạn là nòng cốt với sản phẩm chủ lực vải thiều, cam, bưởi, ổi, táo… được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Bên cạnh đó, tỉnh rất quan tâm phát triển sản phẩm chủ lực thông qua việc tạo lập, quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bắc Giang là tỉnh đứng tốp đầu cả nước trong bảo hộ các quyền về sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: Gà đồi Yên Thế, rau Yên Dũng, na dai Lục Nam, bưởi Hiệp Hòa, vú sữa Tân Yên... Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ, cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Ông Mai Sơn cho biết, Bắc Giang đang tập trung phát triển toàn diện các ngành kinh tế, cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó xác định công nghiệp là động lực chủ yếu, nông nghiệp làm nền tảng bảo đảm dịch vụ làm điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ưu tiên và tập trung nguồn lực cho phát triển KH&CN. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KH&CN, gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động KH&CN.
Đại diện Bộ KH&CN, ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng, những thành tựu trên không chỉ thể hiện nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành và nhân dân Bắc Giang mà còn thể hiện sự tư duy và chiến lược, sự chỉ đạo quyết liệt trong quản lý, điều hành của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.
Bộ KH&CN mong muốn lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư kinh phí, nhân lực KH&CN; xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; chủ động phối hợp với cơ quan Trung ương triển khai các dự án điểm về KH&CN…
Cũng tại buổi lễ Kỷ niệm, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao Giải thưởng Báo chí về KH&CN tỉnh lần thứ nhất cho 4 loại hình báo chí, gồm 1 giải A, 2 Giải B, 4 Giải C và 8 Giải khuyến khích.
Đây là dịp để ghi nhận sự đồng hành, sáng tạo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo, cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương đã truyền tải các kết quả nghiên cứu, các kiến thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, hoạt động sáng tạo về KH&CN … giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của KH&CN ngày càng rõ nét hơn.
Phát động giải thưởng báo chí về KH&CN tỉnh Bắc Giang lần 2, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang Nguyễn Thanh Bình hy vọng, giải thưởng sẽ có sức lan tỏa, để tiếp tục phát huy vai trò của ngành KH&CN tỉnh Bắc Giang nói riêng, hoạt động KH&CN nói chung thực sự trở thành động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Hoàng Giang
Bắc Giang bứt phá nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022
Bệnh viện Bạch Mai khó khăn tới kiệt quệ
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ nhiều khó khăn với những khoản tiền nghìn tỉ để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, "giữ chân" người giỏi cũng như thực trạng "về mo" trang thiết bị của nhiều chuyên khoa quan trọng.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong 3 năm qua, Bệnh viện chật vật, nhiều khó khăn để duy trì khám chữa bệnh cho người dân.
Không nói đến 2 năm dịch bệnh (năm 2020, 2021), ngay cả trong năm 2022, khi mà số bệnh nhân nội trú, ngoại trú tăng đột biến, thì nguồn thu cũng rất hạn hẹp, không đủ để chi trả giữ chân người giỏi, chứ không nói đến việc đầu tư trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất. Máy móc "đắp chiếu", nhiều chuyên khoa không có trang thiết bị
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khác với giai đoạn trước, khi bệnh viện thực hiện liên doanh liên kết, nguồn tài chính chênh lệch thu chi khá tốt đảm bảo chi thường xuyên, giúp đời sống cán bộ nhân viên ổn định.
Tuy nhiên, khi cơ quan tư pháp kiểm tra, 11/27 đề án được liên doanh liên kết có dấu hiệu sai phạm, chuyển cơ quan điều tra, bệnh viện chỉ còn một vài đề án đang thực hiện trong những tháng cuối cùng của hợp đồng.
"Hậu quả là hiện tại BV thiếu thiết bị y tế một cách trầm trọng, từ lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, trang thiết bị cho chuyên ngành u bướu, y học hạt nhân. 10 năm trở về trước Bạch Mai tự hào khi trang thiết bị cho các chuyên ngành này là đầu ngành, máy móc hiện đại, đồng bộ, thì nay, trong lĩnh vực ung bướu, máy móc trang thiết bị về số 0 tròn trĩnh. Các loại máy Pet, dao Gamma dừng hoạt động hoàn toàn", PGS Cơ nói.
Tiếp đó, ông dẫn chứng, trước đây, Bạch Mai là đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á có máy 256 dãy ứng dụng chụp thần kinh, tim mạch, hô hấp… hiện tại không còn hoạt động nữa. Các máy cộng hưởng từ, CT… hiện tại thiếu trầm trọng.
"Hay như hệ thống nội soi tiêu hóa hỏng, xuống cấp, mỗi ngày có 800-1.000 người bệnh có chỉ định nội soi nhưng cố lắm chỉ thực hiện được nửa, quá nửa", lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thông tin.
Bên cạnh đó, hệ thống phẫu thuật nội soi, robot trong phẫu thuật thần kinh, cột sống… trước đây là các máy là liên doanh liên kết. Giờ có máy đã kết thúc điều tra, công ty có tặng lại cho bệnh viện nhưng cũng không thể dùng được do liên quan đến vật tư tiêu hao kèm theo, không có vật tư... nên không hoạt động được.
"Đến hệ thống máy xét nghiệm, 95% là máy đặt, máy mượn sau khi trúng thầu hóa chất. Trước đó công văn của Bộ Tài chính không cho phép thực hiện máy mượn, nhưng may mắn vừa rồi có nghị quyết Chính phủ tháo gỡ, có giá trị cho phép trong vòng một năm. Bệnh viện đang phải nghiên cứu hết 1 năm phải làm như thế nào, mua sắm, thuê khoán… cũng cần nguồn tài chính.
Để đầu tư cho hệ thống xét nghiệm cũng cần cả nghìn tỉ. Nếu không có cơ chế thuê khoán, không có tiền để mua, đồng nghĩa với việc Bệnh viện chỉ có đóng cửa nếu thiếu hệ thống này", PGS Cơ nói.
Đi sớm về khuya, tiền không tăng: Đau xót nhìn nhân lực giỏi rời khỏi bệnh viện
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ, ngày nào ông cũng nhận được tin nhắn của nhân viên, rằng Giám đốc "bắt đi làm từ sáng sớm, đến khuya, mà không có tiền để nộp học ngoại ngữ cho con. Em phải xin đi làm đúng giờ để ở nhà dạy con".
"Tôi rất trăn trở khi đọc những dòng tin nhắn ấy, mà bất lực, không làm thế nào cải thiện thu nhập được cho anh em. Đau xót nhìn hơn 100 nhân lực giỏi rời khỏi bệnh viện từ đầu năm đến nay", ông Cơ nói.
Theo lãnh đạo bệnh viện lý giải, vì máy móc, trang thiết bị thiếu, bệnh viện phải "thúc" khám ngoại trú từ sáng sớm, toàn bộ máy dành cho khám ngoại trú buổi sáng, nên nhân viên phải làm việc từ 5h sáng. Các chỉ định cho bệnh nhân nội trú phải thực hiện vào buổi chiều, tối.
"Rõ ràng đi làm sớm, về khuya, nhưng bệnh viện không có nguồn trả thu nhập tăng thêm, dẫn đến cán bộ nhân viên không an tâm làm việc. Hiện tại mức thu nhập tăng thêm chỉ bằng 1/3, có khoa chỉ bằng 1/5 so với thu nhập tăng thêm trước kia. Nhiều người đã rời bỏ bệnh viện", PGS Cơ trầm ngâm nói.
Hơn 100 nhân lực, từ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chính rời đi họ đều là những người rất giỏi. "Chúng tôi gặp gỡ từng người, trò chuyện, động viên... nhưng khi thu nhập không đủ cho mối lo cơm áo gạo tiền, thì họ phải ra đi thôi. Rất tiếc nuối những cán bộ có năng lực. Họ ra đi, còn để lại lỗ hổng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ sau đó", PGS Cơ nói.
Tăng đột biến bệnh nhân, nguồn thu vẫn không có
Theo PGS Cơ, trong 3 năm qua, nguồn thu của Bệnh viện Bạch Mai giảm do các đề án liên doanh liên kết dừng. Giá hiện tại thu theo BHYT, nên trong năm 2022, năm bệnh nhân tăng đột biến cả nội, ngoại trú, nhưng chênh lệch thu chi gần như không có.
Trong khi đó, với bệnh viện tự chủ toàn diện là sống nhờ vào chênh lệch thu chi. Giá thu phải tăng, chênh lệch thu chi phải có thì bệnh viện mới sống được.
"Nhưng thu toàn bộ bằng giá BHYT, nên chênh lệch thu chi rất thấp, nguồn chênh lệch dành do chi thường xuyên cũng không tăng. Nên nhân viên tăng ca, tăng giờ làm, thu nhập của họ cũng không tăng lên vì không có tiền trả", ông Cơ nói.
Động đâu cũng cần tiền!
Không chỉ thiếu nghìn tỉ để đầu tư trang thiết bị, máy móc, mà cơ sở vật chất xuống cấp cũng khiến lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đau đầu vì không có tiền sửa chữa.
Những tòa nhà có tuổi đời trăm năm, xuống cấp trầm trọng, hệ thống thoát nước vỡ thường xuyên đã không còn cơ hội sửa chữa, chỉ có thể đập đi xây lại.
Các tòa nhà có tuổi đời thấp hơn cũng xuống cấp trầm trọng, không có nguồn lực duy tu bảo dưỡng. "Ngay tòa nhà Việt Nhật được xây dựng 20 năm, xuống cấp, phía Nhật sang khảo sát khẳng định cần bảo dưỡng, với chi phí cỡ 100 tỷ. Các tòa tuổi đời trăm năm khác phải xây mới chi phí nghìn tỷ, không thể có nguồn tài chính", Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.
Ông Cơ cũng chia sẻ, Bệnh viện đang có trát đòi thuế sử dụng đất, từ 2014 trở lại đây, hơn 100 tỷ. "Nếu phải đóng, toàn bộ nhân viên Bệnh viện Bạch Mai không có lương vài tháng".
Ngay với việc đào tạo, khi thực hiện tự chủ, bệnh viện cũng phải cân đối chi phí đào tạo, thu phí thực tập, học tập... đây cũng là một hạn chế với các bác sĩ vùng sâu vùng xa, do người ta phải đóng học phí lớn. Đến nay, hầu hết các tỉnh khi gửi cán bộ đến bệnh viện học đều xin miễn giảm học phí, bệnh viện giải quyết 100%, nhưng đây là rào cản nếu thực hiện tự chủ toàn diện. Vì nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng.
Mong muốn được tự chủ nhóm 2
Sáng 8/11, chia sẻ với báo chí, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói: "Rất mừng vì sáng nay chúng tôi nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ về việc Bệnh viện Bạch Mai sẽ dừng thí điểm tự chủ toàn diện, thực hiện tự chủ theo nghị định 60 của Chính Phủ".
Theo ông Cơ, tự chủ trong bệnh viện công lập là chủ trương đúng đắn, cần có lộ trình. Việc áp dụng theo nghị định 60 rất linh hoạt, mỗi đơn vị căn cứ vào điều kiện đơn vị để áp theo nhóm thực hiện.
Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33 của Chính phủ, chuyển sang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60/NĐ-CP, tức chỉ tự chủ chi thường xuyên.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết Nghị định 60 chia các bệnh viện thành 4 nhóm tự chủ, gồm: Nhóm 1 tự chủ toàn diện; nhóm 2 tự chủ chi thường xuyên; nhóm 3 tự chủ một phần chi thường xuyên; nhóm 4 nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên.
"Bệnh viện đã nghiên cứu kỹ, nếu được tự chủ theo nhóm 2 trong giai đoạn này là rất hợp lý, tự chủ chi thường xuyên. Lộ trình tiếp theo sẽ thực hiện từng bước sau này, khi bệnh viện hoàn thiện từ đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị, giá viện phí… cũng như có hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ sẽ dần từng bước tiến tới tự chủ toàn diện", Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.
Ngày 19/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33 về thí điểm tự chủ 4 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Cụ thể, thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện của các Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện K.
Thời gian thực hiện Nghị quyết là 2 năm kể từ khi đề án của bệnh viện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghị quyết này có quy định, sau 2 năm các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế - dân số theo quy định của Chính phủ.
Sau thời gian thí điểm, 2 bệnh viện triển khai thực hiện là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đều xin dừng tự chủ toàn diện do nhiều nguyên nhân.
Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
Cổ phiếu ngân hàng kéo chứng khoán trở lại sắc xanh
Vậy truy xuất nguồn gốc là gì?
Truy xuất nguồn gốc có thể hiểu là giải pháp cho phép doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ghi nhận tất cả các thông tin, chuyển động của sản phẩm mỗi khi phát sinh thông tin từ lúc bắt đầu sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Mục đích cuối cùng là để có thể theo dõi và truy lại chính xác được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình hình thành ra nó trong chuỗi cung ứng.
Một khái niệm quan trọng liên quan trực tiếp đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là đơn vị sản phẩm. Đơn vị sản phẩm ở đây là đơn vị truy xuất mà người ta muốn theo dõi hay đơn vị được ghi lại thông tin truy xuất nguồn gốc. Nó có thể là một trái cam, một cây cam hay một vườn cam. Đơn vị sản phẩm trong truy xuất nguồn gốc rất quan trọng, nó quyết định được thông tin về sản phẩm muốn quản lý hay truyền tải đến khách hàng, đối tác qua từng công đoạn của quá trình sản xuất.
>> Xem thêm về đơn vị sản phẩm tại: https://traceverified.com/ban-biet-gi-ve-tru-trong-truy-xuat-nguon-goc/
Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc
Tất cả các hệ thống truy xuất nguồn gốc đều phải tuân thủ theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau: là cơ sở phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất.
Truy xuất nguồn gốc phải ghi nhận thông tin qua từng mắt xích
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mang lại lợi ích to lớn cho các bên trong toàn bộ chuỗi cung ứng:
Đối với doanh nghiệp
– Phù hợp quy định: việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm phù hợp với quy định của nhà nước và nhất là các quốc gia nhập khẩu khó tính trên Thế giới như EU, Mỹ, Nhật. Chính vì vậy mà giúp doanh nghiệp Việt có thể mở rộng được thị trường, thông quan dễ dàng hơn và tăng sức cạnh tranh.
– Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng: các thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quá trình hình thành sản phẩm đều được minh bạch với người tiêu dùng, giúp họ tin tưởng hơn về sản phẩm và đánh giá tốt hơn sản phẩm của bạn so với các nhà cung cấp khác.
– Là công cụ Marketing mạnh mẽ: Truy xuất nguồn gốc là cách tốt nhất để bạn kết nối với người tiêu dùng cuối cùng để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
– Phòng chống và phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
– Doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát nhanh dòng thông tin từ các khâu của chuỗi mắt xích, quản lý thông tin sản xuất nội bộ.
– Giúp Doanh nghiệp truy vấn và thực hiện thu hồi, xử lý nhanh chóng các sản phẩm kém chất lượng. Truy xuất nguồn gốc có thể làm giảm phạm vi thu hồi từ 50% đến 95%, giúp tiết kiệm chi phí khi có vấn đề về an toàn thực phẩm.
Đối với cơ quan nhà nước
Tại Việt Nam trong năm 2020 tới sẽ có quy định rõ ràng hơn về truy xuất nguồn gốc từ đó thành lập cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, và kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp qua đó giúp:
– Quản lý được nguồn gốc của sản phẩm trên thị trường.
– Chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn vào thị trường.
Đối với người tiêu dùng cuối cùng
– Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm trên thị trường thông qua tem QR code dán trên sản phẩm bằng điện thoại thông minh có kết nối internet.
– Biết được đâu là sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để yên tâm chọn mua.
Một hệ thống truy xuất nguồn gốc chuẩn cần có gì?
Không phải tất cả các sản phẩm có dán tem QR code trên thị trường đều là sản phẩm có truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
– Phải thành lập cộng đồng, phải có liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.
– Phải có sự kiểm soát. Đầu tiên cần phải có quy định và tiêu chuẩn nội bộ như áp dụng truy xuất nguồn gốc cần có thông tin gì, ghi nhận như thế nào,… Tiếp đến là thành lập ban kiểm soát, có thể là ban kiểm soát chéo giữa các bên hoặc là sự kiểm soát của bên thứ ba. Bước này khó thực hiện, nhưng nếu thực hiện tốt thì thông tin truy xuất nguồn gốc sẽ được chính xác và tin cậy hơn rất nhiều.
– Hệ thống phải giúp doanh nghiệp ghi nhận được tất cả các chuyển động của một đơn vị sản phẩm theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau từ trang trại đến bàn ăn. Giúp theo dõi được đường đi của sản phẩm qua chuỗi cung ứng. Dán tem QR code lên sản phẩm giúp xem thông tin nguồn gốc sản phẩm nhanh chóng bằng cách quét trên điện thoại thông minh.
Quy trình làm truy xuất nguồn gốc cùng TraceVerified?
Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về truy xuất nguồn gốc để các doanh nghiệp làm theo. Nhiều doanh nghiệp còn bối rối trong việc đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hàng hóa của mình. TraceVerified là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ truy xuất nguồn gốc, quy trình thực hiện được làm theo chuẩn quốc tế với tiêu chí: Nhanh – Chuẩn xác – Đơn giản.
Các chuyên gia của chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc triển khai truy xuất nguồn gốc điện tử cho nhiều sản phẩm với quy mô từ nhỏ nhất là một hộ kinh doanh đến việc xây dựng cho những tập đoàn lớn hay toàn bộ chuỗi cung ứng của một tỉnh.
Dưới đây là một quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm cơ bản nhất mà chúng tôi thực hiện:
Bước 1: Lấy thông tin đăng ký của doanh nghiệp: thông tin công ty, thông tin liên hệ, thông tin và quy mô của sản phẩm cần làm.
Bước 2: Khảo sát quy trình, đường đi sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ có những biểu mẫu khảo sát tiêu chuẩn để dựa vào đó thiết lập quy trình truy xuất nguồn gốc cho mỗi sản phẩm, mỗi chuỗi cung ứng cụ thể.
Bước 3: Thống nhất quy trình, thiết lập tài khoản trên hệ thống TraceVerified.
Bước 4: Thiết kế tem QR code theo yêu cầu của doanh nghiệp, in tem đúng quy cách. Thông thường một tem tiêu chuẩn sẽ có QR code, thông tin của doanh nghiệp và đơn vị làm truy xuất nguồn gốc để đảm bảo truy xuất nguồn gốc được thực hiện từ bên thứ 3.
Một số tem QR code truy xuất nguồn gốc mẫu:
Bước 5: Đào tạo sử dụng phần mềm, các quy chuẩn về nhập liệu thời gian thực cho nhật ký sản phẩm. Hướng dẫn sử dụng tem, kích hoạt tem trên phần mềm.
Bước 6: Chúng tôi bảo hành, bảo trì trọn đời. Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn khi có bất kỳ sự cố hay cần hướng dẫn, giải đáp liên quan đến phần mềm, tem QR code và truy xuất nguồn gốc.
Tại sao là TraceVerified
Là đơn vị tiên phong
TraceVerified là dịch vụ truy xuất nguồn gốc đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức cạnh tranh toàn cầu GCF (Đan Mạch) tài trợ từ năm 2011, giám đốc dự án là bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên thứ trưởng bộ Thủy sản (1994 – 2007).
Được xây dựng trên một nền tảng chuẩn quốc tế
Chúng tôi là đơn vị tiên phong cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được Giáo sư Heiner Lehr – Chuyên gia truy xuất cho cộng đồng châu Âu tư vấn xây dựng hệ thống đúng chuẩn quốc tế.
Là đối tác của GS1 Việt Nam, hệ thống TraceVerified cũng được áp dụng tiêu chuẩn của GS1 và EPCIS, mã truy xuất là đơn nhất và được công nhận trên toàn cầu.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm của TraceVerified cung cấp giải pháp theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng, ghi nhận thông tin nhanh chóng và đơn giản. Chúng tôi luôn cập nhật và nâng cấp hệ thống để phù hợp hơn với yêu cầu hiện tại.
Các chuyên gia tâm huyết với nông nghiệp Việt
Chúng tôi lấy cái gốc không phải là công nghệ mà là quy trình và sự am hiểu về nông nghiệp Việt Nam để đem đến công cụ công nghệ thông tin phù hợp nhất, dễ triển khai và đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường trong nước, quốc tế. Mong muốn của chúng tôi là kết nối và xây dựng cộng đồng để thực phẩm Việt sạch hơn, cạnh tranh tốt hơn và phát triển vững mạnh.
>> Xem thêm: các chuyên gia TraceVerified
Thành công của bạn cũng là thành công của chúng tôi
Đa số các doanh nghiệp tìm đến chúng tôi muốn làm truy xuất nguồn gốc đều có mong muốn ban đầu là “Mình có sản phẩm sạch, mình phải làm sao để đến tay người tiêu dùng và họ phải biết nó sạch”.
Chúng tôi muốn đồng hành cùng doanh nghiệp đưa những thực phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc đến tay người tiêu dùng. Chúng tôi cũng muốn người tiêu dùng cuối cùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thông qua tem QR code mà không cần cài đặt bất kỳ app nào khác từ bên ngoài. Hiện nay với tem truy xuất nguồn gốc của TraceVerified người tiêu dùng có thể quét bằng camera của iphone hoặc zalo đối với điện thoại android.
Người tiêu dùng mua rau của HTX Phước An tại siêu thị có thể scan QR code bằng Zalo app
Hãy tạo sự khác biệt
ĐỂ TẠO SỰ KHÁC BIỆT. Hãy là người tiên phong. Hãy kể câu chuyện về sản phẩm cho khách hàng theo cách riêng của bạn. Làm truy xuất nguồn gốc ngay hôm nay.