Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020
BẠN KHÔNG GIỎI NHƯ BẠN NGHĨ ĐÂU!
F0 “say” chứng khoán
Ế tiền, ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất mua nhà, sắm xe
Tiền “rẻ” chưa từng có, dân Việt đổ xô đầu tư chứng khoán
Người Việt Nam càng ngày càng giàu lên
Các dòng vốn đầu tư đang đổ vào Việt Nam nhiều hơn
Nhiều tiềm năng đang được phát hiện
Các nhóm ngành sẽ phát triển nhanh trong tương lai như:
1. Thương mại dịch vụ
2. Xây dựng
3. Thép
4. Hàng không
5. Sản xuất thiết bị điện tử
6. Kinh tế biển
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020
FLC đầu tư 4 siêu dự án 33.000 tỷ đồng tại Kiên Giang
Tập đoàn FLC hiện đang khảo sát, lập quy hoạch 3 dự án khu đô thị, tổ hợp khách sạn có tổng vốn 10.000 tỷ đồng tại TP. Rạch Giá và một dự án khu đô thị, du lịch 23.000 tỷ tại huyện Phú Quốc.
FLC đầu tư 4 siêu dự án 33.000 tỷ đồng tại Kiên Giang
UBND tỉnh Kiên Giang vừa báo cáo tình hình thực hiện các cam kết, thỏa thuận đầu tư của 32 dự án với tổng mức đầu tư 138.548 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý, trong 32 dự án này, có 4 dự án do Tập đoàn FLC đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 33.000 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án khu trung tâm dịch vụ, thương mại, nhà phố FLC Kiên Giang (có tổng vốn 1.500 tỷ đồng); tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Center Point Kiên Giang (1.500 tỷ đồng); khu đô thị phường Vĩnh Hiệp (7.000 tỷ đồng).
Cả 3 dự án này đều nằm tại TP. Rạch Giá và hiện FLC đã thống nhất quy hoạch với UBND tỉnh Kiên Giang đồng thời đang khảo sát, lập quy hoạch.
Cuối cùng là dự án khu đô thị khoa học Cửa Cạn và khu du lịch phức hợp Đồng Cây Sao có tổng vốn 23.000 tỷ đồng tại Phú Quốc. Dự án này đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, FLC đang lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
Về FLC, 9 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần gần 10.000 tỷ đồng, giảm khoảng 13% so với năm trước. Hoạt động tài chính đem về lợi nhuận hơn nghìn tỷ đồng và tập trung trong quý III nhưng không đủ kéo lại khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh chính. Công ty mới đây báo lỗ sau thuế hơn 2.200 tỷ đồng.
Cổ phiếu này cũng đang bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đưa vào danh sách không đủ điều kiện ký quỹ vì báo cáo tài chính bán niên có khoản lỗ ròng gần 2.800 tỷ đồng.
Được biết, bất động sản là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn FLC, trên tất cả các phân khúc như: bất động sản nhà ở – văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu công nghiệp.
Từ hoạt động ban đầu là tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tập đoàn FLC bắt đầu tập trung mạnh vào thị trường bất động sản từ đầu năm 2010. Tính tới thời điểm hiện tại, FLC đã nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý cho gần 300 dự án.
Ngân hàng lên sàn: Càng minh bạch càng hút nhà đầu tư ngoại
Nhiều ngân hàng chuyển sàn niêm yết cuối năm 2020
Thị trường chứng khoán: Bắt sóng chuyển sàn
Ảnh Shutterstock
Giới đầu tư liệt kê đây là câu chuyện thú vị để kể và để có lý do đẩy giá cổ phiếu.
Đơn cử, với điểm chung là tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HOSE, thị giá cổ phiếu cả ba ngân hàng Lienviet Post Bank (LPB), Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Quốc tế (VIB) đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng các mức tăng 80%, 190% và 95%.
Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra với các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển sàn là động lực nào khiến doanh nghiệp hành động như vậy?
Với khối ngân hàng, một số ý kiến giải thích rằng, do năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng cổ phần niêm yết trên các sàn chứng khoán chính thức, theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Dưới áp lực pháp lý, các ngân hàng buộc phải đưa cổ phiếu ra niêm yết.
Nhưng điều thú vị ở đây là các ngân hàng hay nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác hầu như không chịu áp lực pháp lý (vì bản thân họ đã niêm yết trên HNX hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM). Câu trả lời lý giải cho việc chuyển sàn đơn giản là do nhu cầu tự thân.
Một ngân hàng dù luôn tự cho rằng mình rất tốt thì cũng không thể “nói mạnh” khi thị giá cổ phiếu chỉ xoay quanh mệnh giá, bởi TTCK là thước đo khá chính xác về sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Giới đầu tư đã từng râm ran câu chuyện, một mã cổ phiếu trong nhóm chuyển sàn đã được ông chủ mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng để “tạo lập thị trường”, để thị giá cổ phiếu… đẹp hơn!
Có nhiều mục tiêu được đặt ra với các nhà băng nói riêng và các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển sàn nói chung. Bên cạnh thương hiệu, “con gà tức nhau tiếng gáy” (trong số 31 ngân hàng cổ phần, 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HOSE, 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UPCoM), nhu cầu tăng tiềm lực vốn cũng là động lực lớn, vì khi niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn với định giá tốt hơn.
Thực tế, việc chuyển từ UPCoM sang HOSE sẽ khiến các cổ phiếu đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, cải thiện tính thanh khoản. Bên cạnh đó, tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HOSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UPCoM, do đó thường được các nhà đầu tư đón nhận tốt hơn.
Đặc biệt, ở chừng mực nào đó, niêm yết trên sàn HOSE là điều kiện tiên quyết để được các quỹ lớn đầu tư, vì theo điều lệ, nhiều quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UPCoM.
Dù với động lực nào chăng nữa, việc chuyển sàn, tự nâng cấp mình lên một sân chơi với nhiều đòi hỏi khắt khe, chuẩn mực cao hơn vẫn được đánh giá là động thái tích cực của các doanh nghiệp. Ít nhất, nhà đầu tư cũng có thêm cơ hội tiếp cận thông tin của doanh nghiệp.
Đơn cử, UPCoM chỉ yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính bán niên và cả năm, trong khi HNX và HOSE yêu cầu báo cáo tài chính quý, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã tiến bộ cập nhật hàng tháng tới giới đầu tư.
Tập trung phản ánh xu hướng chuyển sàn và nỗ lực làm mới mình của các doanh nghiệp niêm yết, tổ chức tín dụng trong số báo này, Đầu tư Chứng khoán cùng bạn đọc hướng tới những địa chỉ đang tìm kiếm sự tăng trưởng ấn tượng và bền vững trên sân chơi mới.
Bắc Giang: KH&CN góp phần tạo nên các vùng chuyên canh hàng hóa
Bắc Giang: KH&CN góp phần tạo nên các vùng chuyên canh hàng hóa
Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang
Giai đoạn 2010-2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai 150 đề tài/dự án khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó có 30 đề tài/dự án cấp quốc gia, 120 đề tài/dự án cấp tỉnh. Các đề tài/dự án được triển khai trên địa bàn chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả của các đề tài/dự án đã được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn, góp phần hình thành nên những vùng chuyên canh hàng hóa mang “thương thiệu” gắn với Bắc Giang như: Vải thiều Lục Ngạn, Rau an toàn Yên Dũng, Vú sữa Tân Yên…
Mở đầu
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, KH&CN tỉnh Bắc Giang đã có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Được sự quan tâm của Bộ KH&CN, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, giai đoạn 2010-2018, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 150 đề tài/dự án KH&CN với tổng nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng. Trong đó có 30 đề tài/dự án cấp quốc gia, 120 đề tài/dự án cấp tỉnh. Các đề tài/dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp (103). Điều này thể hiện tư duy chiến lược của Lãnh đạo tỉnh, các cấp quản lý, doanh nghiệp và bà con nông dân trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Các đề tài/dự án đã huy động được sự tham gia nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có sự tăng cường liên kết với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp để chuyển giao các tiến bộ KH&CN cũng như phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa nông sản. Nhiều đề tài/dự án có hiệu quả được ứng dụng, nhân rộng, đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
KH&CN với phát triển vùng chuyên canh
Có thể nói, việc thực hiện các đề tài/dự án KH&CN đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của Bắc Giang theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, thể hiện qua sự hình thành và mở rộng quy mô nhiều vùng sản xuất tập trung.
Chuyên canh cây ăn quả
Đối với cây ăn quả, KH&CN đã đóng góp tích cực trong việc hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả đa dạng với diện tích trên 48.000 ha. Cơ cấu cây ăn quả chủ lực hiện vẫn là vải, nhãn chiếm 80,8% tổng diện tích. Đặc biệt, cơ cấu giống vải đã được thay đổi đáng kể, tăng diện tích vải chín sớm, giảm diện tích vải chính vụ bằng kỹ thuật ghép cải tạo, kéo dài thời gian thu hoạch vải từ 35 ngày lên 70 ngày/năm.
Từ việc chuyển giao kết quả của các đề tài/dự án, các doanh nghiệp, nông trại và bà con nông dân đã áp dụng tiến bộ KH&CN và quy trình VietGAP, GlobalGAP trong canh tác cây ăn quả: vải, bưởi, cam... Đặc biệt là nhóm cây có múi được mở rộng diện tích sản xuất: bưởi Diễn (500 ha), cam Vinh (290 ha), cam Đường canh (540 ha), bưởi đỏ Hòa Bình (30 ha) tập trung nhiều ở các huyện Lục Ngạn, Hiệp Hòa; ổi OLĐ - Đài Loan (30 ha), vú sữa tập trung tại xã Hợp Đức - Tân Yên.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong canh tác cây ăn quả như: xây dựng vườn ươm giống cam sạch bệnh Đường canh V2, CS1 trên địa bàn huyện Lục Ngạn; công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel áp dụng cho chè, cam... Đề tài “Xây dựng mô hình trồng mới thâm canh giống cam V2 trên địa bàn huyện Yên Thế” từ quy mô 1 ha ban đầu, nay đã nhân rộng lên 28,5 ha tại các huyện Yên Thế, Lạng Giang; đồng thời duy trì 400 cây mẹ, hàng năm khai thác 10.000 mắt ghép phục vụ nhân giống cam sạch bệnh, trên cơ sở đó đã khôi phục vùng trồng cam Bố Hạ.
Tại Bắc Giang, cây vú sữa được du nhập và trồng tại huyện Tân Yên cách đây khoảng 30 năm. Do hợp đất, hợp nước, nên cây vú sữa ngày càng phát triển và cho chất lượng quả thơm ngon, giúp nhiều gia đình ở Tân Yên thoát nghèo, thu nhập cao. Để thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tháng 8/2016, Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức được thành lập. Hợp tác xã có khoảng 40 thành viên tham gia, là địa chỉ tin cậy cho bà con trồng vú sữa trong xã giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để từng bước xây dựng thương hiệu vú sữa Hợp Đức ổn định sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, huyện Tân Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện dự án tuyển chọn giống cây đầu dòng và xây dựng vùng trồng vú sữa chuyên canh 2 ha theo kỹ thuật mới được tuyển chọn từ cây đầu dòng tại thôn Cửa Sông. Theo tính toán, giống vú sữa cũ trồng sau 8 năm mới cho thu hoạch, nhưng với việc tuyển chọn cây đầu dòng và trồng theo kỹ thuật mới chỉ mất 3 năm, năng suất vú sữa tăng 15-20% so với đại trà, mẫu mã và chất lượng quả được cải thiện. Năm 2017, vú sữa của HTX Hợp Đức được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể: “Vú sữa Tân Yên”. Với năng suất bình quân đạt 10-12 tấn/ha, giá bán 30-40 nghìn đồng/kg, tương đương khoảng trên 300 triệu đồng/ha. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây vú sữa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng cơ chế tiếp tục hỗ trợ cây giống, hướng dẫn bà con kỹ thuật sản xuất; tham mưu xây dựng đề án nhân rộng diện tích trồng vú sữa từ những giống cây đầu dòng đã được tuyển chọn. Toàn bộ vú sữa được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX Hợp Đức đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Vú sữa Tân Yên.
Có thể nói, với việc ứng dụng tiến bộ trong tuyển chọn giống, kỹ thuật canh tác, chế biến; tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ trong phát triển cây ăn quả, Bắc Giang đã từng bước hình thành nên các vùng chuyên canh cây ăn quả mang “thương thiệu” của tỉnh như vải Thiều Lục Ngạn, vú sữa Tân Yên…
Chuyên canh rau an toàn
Thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, huyện Yên Dũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất và hiệu quả sử dụng đất; phấn đấu xây dựng 9 mô hình sản xuất rau an toàn tập trung gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên diện tích từ 80 đến 90 ha. Theo đó, năm 2016, HTX Rau sạch Yên Dũng được thành lập và hình thành vùng sản xuất với diện tích 30 ha. HTX Rau sạch Yên Dũng cũng đã triển khai thành công đề tài KH&CN sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm “Rau sạch Yên Dũng”. Đây là tiền đề quan trọng để HTX mở rộng vùng chuyên canh sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Rau an toàn Yên Dũng.
Đến nay, Bắc Giang đã hình thành vùng rau hàng hóa tập trung ở một số huyện: Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. Trong tổ chức sản xuất, đã thực hiện việc liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ; có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và người nông dân. Các mô hình sản xuất nấm cho thu nhập 180-200 triệu đồng, trừ chi phí lãi đạt 80-110 triệu đồng; sản xuất giống và nuôi trồng một số giống nấm cao cấp mới như nấm đùi gà, chân dài, Kim Phúc có năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần mở rộng đối tượng trồng nấm của tỉnh.
Chuyên canh hoa chất lượng cao
Bắc Giang cũng từng bước ứng dụng tiến bộ KH&CN và nhân rộng mô hình sản xuất hoa chất lượng cao. Mô hình ban đầu được trồng trong nhà lưới điều khiển tự động tại thành phố Bắc Giang: hoa lay ơn, hoa Lily, lan Hồ điệp. Riêng với lan Hồ điệp hiện vẫn duy trì diện tích nhà lưới 960 m2. Từ những mô hình này, 2 xã Song Mai và Dĩnh Trì đã phát triển diện tích trồng hoa khoảng 78 ha (chiếm 39% diện tích hoa của toàn thành phố Bắc Giang). Việc đưa các giống hoa đào mới (đào Bích GL2-1, đào Phai GL2-2, đào Bạch GL2-3) trồng tại thành phố Bắc Giang cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập thuần 650-800 triệu đồng/ha/năm. “Thương hiệu” hoa Lily, lan Hồ Điệp, đào Bích, đào Phai Bắc Giang đã từng bước được định hình, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Chuyên canh cây dược liệu
Với tiềm năng về phát triển cây dược liệu, Bắc Giang đã cho triển khai nhiều đề tài/dự án phát triển loại cây này, từ đó nhân rộng trên toàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã hình thành vùng sản xuất dược liệu áp dụng tiến bộ KH&CN và quy trình GACP-WHO trong trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Các mô hình trồng nghệ với quy mô 70 ha, ba kích 30 ha, cà gai leo 5 ha, sâm cau, nấm linh chi, sâm nam núi Dành, trà hoa vàng… đã và đang được triển khai trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế và Tân Yên. Từ kết quả đề tài trồng thử nghiệm với quy mô 1 ha, đến nay dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím dưới tán rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang" đã mở rộng vùng trồng đáp ứng một số tiêu chí GACP-WHO và xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím quy mô 25 ha, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Dự án “Xây dựng mô hình trồng nghệ theo hướng GACP và phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất để chiết xuất curcumin từ củ nghệ làm thực phẩm chức năng và một số sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ tại Bắc Giang" đã đưa vào trồng giống nghệ vàng con ong với diện tích 8 ha theo hướng GACP-WHO cho hàm lượng curcumin cao hơn so với giống nghệ Quảng Ninh. Đến nay diện tích trồng giống nghệ này đã được nhân rộng tại các huyện Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng.
*
* *
Trong những năm gần đây, ngành KH&CN Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ KH&CN, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, nhờ đó hoạt động KH&CN đã có những chuyển biến mới, mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, Bắc Giang đã ưu tiên triển khai nhiều đề tài/dự án KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp. Các đề tài/dự án này đã được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn, góp phần hình thành những vùng chuyên canh hàng hóa mang “thương thiệu” gắn với Bắc Giang như: Vải thiều Lục Ngạn, Rau an toàn Yên Dũng, Vú sữa Tân Yên…
Phát triển giống cây ăn quả mới ở Tân Yên, Bắc Giang
Sau ba năm thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất nhãn chín muộn, bưởi đỏ và ổi OĐL1 phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016-2020, đến nay, việc phát triển và nhân rộng cây ổi giống OĐL1 ở Tân Yên, Bắc Giang đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, thực tế sản xuất ổi OĐL1 cho năng suất đạt 20-30 kg/cây 3 năm tuổi; khoảng 20-30 tấn/ha. Đây là giống ổi có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng. Từ hiệu quả cây ổi giống OĐL1, người dân nhiều địa phương khác không nằm trong diện thực hiện dự án đã chủ động tiếp cận cây trồng này. Điển hình như các xã: Phúc Hòa, Hợp Đức… đã trồng hàng chục ha ổi OĐL1. Khi xây dựng dự án, đơn vị chủ trì thực hiện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên đã có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện trồng 130 ha ổi OĐL1. Thực tế đến thời điểm này, toàn huyện đã đạt hơn 210 ha trồng ổi. Qua đây cho thấy sự lan tỏa mô hình của dự án đến người dân địa phương là rất lớn.
Theo nội dung dự án, còn 2 loại cây ăn quả nữa là nhãn chín muộn PHM99-1.1 và bưởi đỏ Hòa Bình cũng đang được triển khai, hiện cây sinh trưởng và phát triển tốt và tiếp tục được theo dõi, đánh giá năng suất, hiệu quả. Những kết quả của dự án là tín hiệu tích cực để Tân Yên tập trung phát triển vùng cây ăn quả.
Na dai Lục Nam (Bắc Giang) được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm na dai “Lục Nam”. Khu vực địa lý là các xã Đông Hưng, Đông Phú, Cương Sơn, Lan Mẫu, Huyền Sơn, Nghĩa Phương thuộc huyện Lục Nam (Bắc Giang). UBND huyện Lục Nam là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Đặc sản nổi tiếng
Na dai của huyện Lục Nam (Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng bởi hương vị thơm, ngọt mát, bùi, dẻo dai, được nhiều người biết đến. Cây na dai được trồng ở Lục Nam từ lâu đời, ban đầu mới chỉ là một số gia đình trồng để ăn chơi. Đến khoảng những năm 1987-1988, nhiều người được ăn, thấy giống na ngon, họ để giống và đặt vườn. Quả na dai Lục Nam bắt đầu vươn xa, theo chân các thương lái đến nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An... Từ những năm 1990, người dân Lục Nam bắt đầu phát triển thêm diện tích trồng na. Đặc biệt, khoảng 15 năm trở lại đây, cây na trở thành cây phát triển kinh tế chính của địa phương. Trải qua hàng chục năm trồng, chăm sóc, người trồng na ở Lục Nam đã tuyển chọn được các giống na ngon, tìm ra cách chăm sóc để cho na ra sai quả. Có giống na ngon, có kỹ thuật chăm tốt, na Lục Nam đã trở thành cây trồng mũi nhọn của người dân Lục Nam.
Na dai Lục Nam dạng khối hình trái tim, vỏ quả sần, có màu xanh hơi vàng, kẽ mắt có mầu vàng trắng. Quả có đường kính 74,31-89,68 mm, chiều cao 68,66-85,84 mm, trọng lượng quả ở mức 299,56-466,40 g/quả. Tỷ lệ phần ăn được của na dai Lục Nam ở mức 54,20-66,75%. Khi ăn, na có mùi thơm nhẹ và vị ngọt thanh, chua nhẹ, không chát. Sở dĩ na dai Lục Nam có mùi vị đặc trưng như vậy là do hàm lượng đường tổng số và độ Brix trong quả cao (hàm lượng đường tổng số: 12,05-12,56%; độ Brix: 15,96-19,04 %), trong khi hàm lượng Axit và Vitamin C trong quả thấp hơn các sản phẩm cùng loại khác (hàm lượng Axit tổng số: 1,61-1,90%; hàm lượng Vitamin C: 36,79-43,38 mg/100 g tươi phần ăn được). Đặc biệt, na Lục Nam còn có hàm lượng Cellulose (chất xơ) cao (ở mức 0,88-1,62%).
Na dai Lục Nam dạng khối hình trái tim, vỏ quả sần, có màu xanh hơi vàng, kẽ mắt có mầu vàng trắng.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi kết hợp kinh nghiệp của bà con nông dân
Để trở thành đặc sản nổi tiếng như na dai Lục Nam là nhờ điều kiện tự nhiên của khu vực. Khu vực địa lý trồng na dai Lục Nam hiện nay mang tính chất của khí hậu lục địa vùng núi Đông Bắc khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 20-25oC. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động 895-2.988 mm/năm. Độ ẩm trung bình năm 80-85%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.401 giờ. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 750-850 mm. Nhìn chung lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, kết hợp với hệ thống sông suối và các ao hồ tích trữ nước nên mùa khô ít hạn.
Ở những điểm trồng na dai Lục Nam thường là các sườn đồi có độ dốc <15o thuộc địa hình vùng rẻo cao và vùng đồi núi thấp, rất thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất. Do vùng trồng na Lục Nam ở khu vực chân núi và đồi núi thấp, nên chất lượng quả na dai Lục Nam thường ngọt hơn so với các sản phẩm na khác được trồng trên những ngọn núi đá vôi cao. Huyện Lục Nam có dòng sông Lục chảy qua, những dải đất ven sông được bồi đắp phù sa thích hợp với sự phát triển của cây na. Thổ nhưỡng của khu vực địa lý gồm nhóm đất vàng đỏ và nhóm đất tầng mỏng. Đất có thành phần cơ giới trung bình, thịt pha sét và cát. Đất có phản ứng chua nhiều, độ pHH2O tầng 1 giao động 4,4-5,4, độ pHKCl tầng 1 giao động 3,80-4,60. Độ pH ở các vùng đất trồng na dai Lục Nam có sự khác biệt hoàn toàn đối với các vùng trồng na dai khác và rất phù hợp với đặc tính ưa đất chua của cây na.
Ngoài các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản của người nông dân địa phương cũng góp phần tạo nên đặc thù của na dai Lục Nam. Sau mỗi vụ thu hoạch, người trồng na dai tại Lục Nam có kinh nghiệm đốn tỉa các cây già yếu, hoặc cắt cành mọc trong tán trên cây na đang thời kỳ sung sức, kết hợp bón phân, chăm sóc để cây na cho nhiều quả, quả to, chất lượng tốt. Đặc biệt, việc đốn tỉa còn làm cho na ở Lục Nam ra hoa, đậu quả trên thân cây, khắc phục việc ra quả ở đầu cành dễ bị gió quật làm cho quả bị rơi xuống đất, vỡ nát. Ngoài ra, Lục Nam cũng là địa phương đầu tiên tìm tòi và áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung vừa để kéo dài mùa vụ thu hoạch na, vừa tránh việc na chín rộ dẫn đến không kịp thu hoạch. Thêm vào đó, việc sử dụng tro rơm để trộn vào phân bón cho cây của người dân địa phương cũng giúp bổ sung Kali làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng và tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp cho màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn và tăng khả năng bảo quản. Chính vì vậy, na Lục Nam có màu tươi hơn và lâu bị thâm quả hơn so với nhiều loại na khác.
*
* *
Trong thời gian tới, để phát triển thương hiệu và quảng bá sản phẩm na dai Lục Nam, huyện Lục Nam cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý, người dân, doanh nghiệp về vai trò của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản của địa phương; tiếp tục củng cố và kiện toàn hợp tác xã na dai hiện có và phát triển thêm một số hợp tác xã na dai khác trên địa bàn; duy trì và mở rộng diện tích sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các xã được bảo hộ; xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí để phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại cho quả na; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm na dai Lục Nam.
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1600/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội đồng thẩm định nhà nước tại văn bản số 5681/BKHĐT-HĐTĐ ngày 20 tháng 7 năm 2016 về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản trước đây trái với quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với các nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
- Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí;
- Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi của Chương trình: Các xã trên phạm vi cả nước.
2. Đối tượng của Chương trình:
a) Đối tượng thụ hưởng: Là người dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn nông thôn.
b) Đối tượng thực hiện:
- Người dân và cộng đồng dân cư nông thôn;
- Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
- Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
III. CÁC NỘI DUNG THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung số 01, 03.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
b) Nội dung:
- Nội dung số 01 : Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.
- Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.
- Nội dung số 04: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học.
- Nội dung số 05: Hoàn thiện hệ thống Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa; 80% số xã có Trung tâm văn hóa, thể thao xã; 70% số thôn có Nhà văn hóa - Khu thể thao.
- Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
- Nội dung số 07: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, xã hải đảo, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Nội dung số 08: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp trên 300 đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về Thông tin - Truyền thông.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung số 01.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các nội dung số: 02, 09.
- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các nội dung số 03, 06.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung số 05.
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung số 07.
- Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện nội dung số 08.
3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Nội dung số 06: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng;
+ Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 02, 03, 05 và nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc nội dung 04.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và hướng dẫn thực hiện thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 thuộc nội dung số 04.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1,0% - 1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
- Nội dung 02: Thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn.
c) Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Phát triển giáo dục ở nông thôn.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 về Giáo dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.
- Nội dung số 02: Xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Đến năm 2020, độ tuổi 15-60: tỷ lệ biết chữ đạt 98% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 94%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 90%); độ tuổi 15-35: tỷ lệ biết chữ đạt 99% (trong đó, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 96%, tỷ lệ biết chữ của người Dân tộc thiểu số đạt 92%). 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2.
- Nội dung số 04: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên 63/63 tỉnh, thành phố trong đó ít nhất 40% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế.
b) Nội dung: Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Y tế
7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Xây dựng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em.
- Nội dung 02: Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.
b) Nội dung:
- Nội dung số 02: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01 và 02 liên quan đến môi trường nông thôn. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, trạm y tế, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh. Bộ Xây dựng chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung cải tạo nghĩa trang.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 03.
9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật.
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân khoảng 100.000 lượt cán bộ/năm) theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Nội dung số 03: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.
- Nội dung số 04: Các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Kế hoạch thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
- Nội dung số 05: Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.
- Nội dung số 06: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
- Nội dung số 07: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 03, 05. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến thuộc Chương trình mục tiêu về Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 trong nội dung số 05.
- Bộ Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 02.
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 07.
10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 01.
- Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân, nhất là ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới.
- Nội dung số 02: Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp. Tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (nhất là cán bộ huyện, xã và thôn, bản, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại).
- Nội dung số 04: Truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
c) Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 02, 03.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung số 04.
IV. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020:
Tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó:
a) Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng;
b) Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
2. Cơ cấu nguồn vốn:
a) Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:
- Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%.
- Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%.
b) Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%.
c) Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%.
d) Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức; đẩy mạnh công tác truyền thông; thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các Bộ, ngành đưa vào chương trình công tác hàng năm các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.
2. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách.
- Rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương.
- Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tiễn trong giai đoạn 2016-2020.
- Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn.
- Tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.
3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
4. Cơ chế phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình.
a) Cơ chế phân bổ: Trung ương hỗ trợ cho các địa phương tổng mức vốn và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể.
b) Cơ chế quản lý tài chính và giám sát việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực ở các cấp:
- Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên cơ sở Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Hệ thống TABMIS).
- Xây dựng cơ chế giám sát và kiểm tra việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình dựa trên kết quả, trong đó, phân công rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ, ngành Trung ương, các cấp, các ngành ở địa phương để chủ trì, phối hợp thực hiện.
- Thành lập bộ phận chuyên trách thuộc cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình ở các cấp.
a) Hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc phạm vi của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới.Đối với các xã thuộc các huyện nghèo trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% cho các nội dung nêu trên.
Đối với các xã còn lại: Căn cứ Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016- 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tế của các địa phương và nhu cầu hỗ trợ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể.
c) Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
d) Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích 1,0 - 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thẩm định xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể kinh phí cho Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan chỉ đạo Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương.
đ) Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
e) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Khoảng 6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng xã.
g) Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện.
h) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và phân bổ kinh phí (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc theo quy định.
6. Cơ chế đầu tư:
a) Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
b) Đối với các Dự án nhóm C quy mô nhỏ thực hiện theo cơ chế đặc thù rút gọn theo quy định của Chính phủ.
Đối với các Dự án khác thực hiện theo các quy định hiện hành.
c) Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 2 hình thức:
- Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng: Lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu;
- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu.
Khuyến khích thực hiện theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.
d) Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng.
7. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới.
a) Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
b) Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
8. Điều hành, quản lý Chương trình.
a) Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:
- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:
+ Ở Trung ương: Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
+ Ở địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
- Cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ quy định đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
b) Cơ chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2020 do Thủ tướng Chính phủ quy định.
VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (là Cơ quan chủ trì Chương trình):
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 5 năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn 2016-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định;
- Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, giai đoạn 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;
- Chủ trì xây dựng hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016- 2020 và kế hoạch hàng năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình;
- Thẩm định và tổng hợp dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Chủ trì đề xuất phương án tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thêm nguồn lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020 theo phê duyệt của Quốc hội và Chính phủ;
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
c) Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp để đảm bảo hoạt động của Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình;
- Chủ trì thẩm định cơ chế vận hành và quản lý Quỹ xây dựng nông thôn mới các cấp, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
d) Các Bộ, cơ quan Trung ương được phân công chủ trì nội dung thành phần thuộc Chương trình:
- Tổng hợp kết quả thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 5 năm và hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện đối với các nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan chủ trì Chương trình) tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Lập kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 5 năm và hằng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình, gửi cơ quan chủ trì Chương trình tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định;
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc Chương trình được phân công chủ trì;
- Xây dựng và hướng dẫn cơ chế huy động thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung của các Bộ, ngành;
- Ban hành hướng dẫn định mức đầu tư đối với các công trình cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước được phân công;
- Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo phân công.
đ) Các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia thực hiện Chương trình:
- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo;
- Có trách nhiệm lồng ghép các Chương trình trình mục tiêu, dự án của từng Bộ, ngành với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình.
g) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của Chương trình.
2. Trách nhiệm của các địa phương:
Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì nội dung thành phần, cơ quan chủ trì Chương trình và các cơ quan liên quan theo quy định;
- Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
- Ban hanh cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện trên địa bàn để phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới chung của tỉnh;
- Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
b) Cơ quan thường trực Chương trình ở cấp tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể cho các huyện, xã thực hiện trình Hội đồng nhân dân quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện Chương trình;
- Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình trên địa bàn tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ đạo các xã rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện;
- Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn để phù hợp với Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện;
Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện (giao thông, thủy lợi, điện) đảm bảo kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của các xã trên địa bàn;
- Chỉ đạo và phân công các phòng, ban cấp huyện trực tiếp hỗ trợ các xã để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Quy hoạch và thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bổ sung theo các nội dung mới phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
| THỦ TƯỚNG |