Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng

 

(Dân trí) - Thế hệ F2 của giới doanh nhân Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều để cùng cha mẹ gánh vác doanh nghiệp. Nhiều người trong số họ cùng sinh năm Mậu Thìn (1988).

Con trai chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Đức Giang

Ông Đào Hữu Duy Anh sinh năm 1988, tuổi Mậu Thìn. Ông Duy Anh là con trai của ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC).

Sinh ra trong gia đình kinh doanh hóa chất, từ bé ông Đức Anh đã học chuyên hóa. Sau này, ông du học tại Anh và có bằng thạc sĩ hóa đại học Cambridge.

Trước khi du học, ông Duy Anh từng được bố trí làm công nhân xây dựng tại nhà máy tại quận Long Biên, TP Hà Nội. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013, anh được bố trí làm Trợ lý tổng giám đốc Công ty cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang. 2 năm sau, vị thiếu gia được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc tại công ty này.

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng - 1

Ông Đào Hữu Duy Anh là con trai chủ tịch Tập đoàn hóa chất Đức Giang (Ảnh: IT).

Sau 6 năm giữ vai trò Phó tổng giám đốc tại công ty bột giặt, đến tháng 4/2019, ông Đào Hữu Duy Anh được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc của Tập đoàn hóa chất Đức Giang. Đầu năm 2020, ông chính thức trở thành Tổng giám đốc của tập đoàn.

Nhân vật này còn đảm nhiệm chức vụ tại nhiều công ty thuộc hệ sinh thái của doanh nghiệp gia đình như Chủ tịch của Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Đắk Nông, Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang Đình Vũ, Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Phốt pho Apatit Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, Công ty TNHH MTV Bất động sản Đức Giang, Công ty cổ phần Ắc quy tia sáng, Công ty TNHH Văn Minh…

Hiện vị doanh nhân 36 tuổi này sở hữu 11,4 triệu cổ phiếu DGC (3,01% vốn chủ sở hữu), tương đương khoảng 1.383,5 tỷ đồng, tính tại ngày 6/2/2024.

Con gái chủ tịch Tập đoàn PNJ

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng - 2

Bà Trần Phương Ngọc Giao là con gái của Chủ tịch HĐQT PNJ (Ảnh: FB nhân vật).

Cũng sinh năm 1988 tuổi Mậu Thìn với thiếu gia hóa chất Đức Giang là bà Trần Phương Ngọc Giao, con gái của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ).

Thông tin về bà Trần Phương Ngọc Giao khá hiếm hoi trên truyền thông. Hồi tháng 3/2023, PNJ thông báo nghị quyết của HĐQT về việc bổ nhiệm bà Trần Phương Ngọc Giao làm Thành viên HĐTV của Công ty TNHH MTV Thời trang CAO từ ngày 31/3/2023 với nhiệm kỳ 5 năm.

Bà Ngọc Giao được giới thiệu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật hóa học tại Mỹ, sau đó lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại London Business School (Anh).

Hiện bà sở hữu 9,7 triệu cổ phiếu PNJ tương đương khoảng 890 tỷ đồng, tính tại ngày 6/2/2024 và 10 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (2% vốn chủ sở hữu).

Con trai ông Trầm Bê

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng - 3

Ông Trầm Khải Hòa là con trai của đại gia Trầm Bê (Ảnh: STB).

Ông Trầm Khải Hòa sinh năm 1988, tuổi Mậu Thìn. Ông Hòa là con trai của ông Trầm Bê, cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam.

Tên tuổi của ông Trầm Bê bắt đầu được dư luận chú ý khi gia nhập thị trường tài chính với Ngân hàng Phương Nam, sau đó tiến hành thâu tóm Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán: STB) vào năm 2014.

Bản cáo bạch năm 2015 cho biết từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2011, ông Trầm Khải Hòa là Phó phòng quản lý các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam. Từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2012, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Phó chủ tịch HĐQT NH TMCP Phương Nam.

Báo cáo thường niên năm 2016 của Sacombank cho biết ông Khải Hòa bắt đầu là Thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng này từ tháng 5/2012. Tại thời điểm năm 2016, ông còn là Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro của ngân hàng.

Tháng 2/2017, ông Trầm Bê và Trầm Khải Hòa có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Đến tháng 8/2018, ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ án Phạm Công Danh.

Hiện ông Trầm Khải Hòa sở hữu 33,3 triệu cổ phiếu STB (1,77% vốn chủ sở hữu), tương đương khoảng 1.027,1 tỷ đồng, tính tại ngày 6/2/2024.

Thiếu gia nhà Bầu Thắng

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng - 4

Ông Võ Quốc Lợi là con trai cả của bầu Thắng (Ảnh: KLB).

Ông Võ Quốc Lợi sinh năm 1988, tuổi Mậu Thìn. Ông Lợi là con trai cả của ông Võ Quốc Thắng (thường được gọi là bầu Thắng), Chủ tịch Hội đồng quản trị Đồng Tâm Group. Ông Thắng từng là Chủ tịch HĐQT  Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - mã chứng khoán: KLB) giai đoạn 2013-2018.

Ông Lợi được bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc của Kienlongbank  từ tháng 1/2021. Báo cáo thường niên của ngân hàng này năm 2021, ông Lợi có hơn 9 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Tại thời điểm này, ông Lợi là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm miền Trung, Chủ tịch HĐQT Trường trung cấp Việt - Nhật (Trực thuộc công ty TNHH Yamato). Trước đó, ông từng có thời gian làm việc tại Quỹ đầu tư Russell Investment Index. Đến tháng 4/2022, vị doanh nhân này rời khỏi vị trí Phó tổng giám đốc của ngân hàng.

Đặc biệt, ông Võ Quốc Lợi chính là con rể của "chúa đảo Tuần Châu" Đào Hồng Tuyển khi kết hôn với bà Đào Thụy Phương Thảo năm 2020.

Doanh nhân này còn đang đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã chứng khoán: TTF) từ tháng 6/2019.  

Hiện ông Võ Quốc Lợi sở hữu 4,3 triệu cổ phiếu TTF (1,1% vốn chủ sở hữu), tương đương khoảng 19,2 tỷ đồng và 11,7 triệu cổ phiếu KLB (khoảng 207,4 tỷ đồng) tính tại ngày 6/2/2024.

"Vua quạt đất Bắc" Trần Văn Lê nói về văn hoá nhậu trong công việc: Tôi không vì chén rượu để có hợp đồng, tôi chưa bao giờ làm điều đó!

Văn hóa chốt đơn, bàn chuyện kinh doanh trên bàn rượu khá phổ biến ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng: Ai không biết nhậu mất 50% cơ hội thăng tiến trong công việc. Nhưng cũng có doanh nhân đã gây dựng sự nghiệp thành công khẳng định chưa bao giờ uống rượu để có được hợp đồng.

Được mệnh danh là "Vua quạt đất Bắc", ông Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh là một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất quạt công nghiệp.

Trong một video gần đây được chia sẻ trên trang thông tin chính của CEO Trần Văn Lê có 39 nghìn người theo dõi, ông chủ Phương Linh đã khẳng định rằng: 60 năm cuộc đời, chưa bao giờ say. Bởi vì ông thiết lập một cái ngưỡng, uống đến mức nào đó thì dừng lại.

Ông Lê cho biết mình không có quan điểm: Đã hết mình với nhau là phải gục ngã hay dô trên bàn rượu. Đối với ông, đó là kỷ luật.

"Tôi duy trì và không thay đổi bằng mọi giá. Tôi không vì chén rượu để có hợp đồng, tôi không làm. Tôi chưa bao giờ làm điều đó", ông Lê khẳng định và tuyên bố:
Đừng nói chuyện chốt hợp đồng trên bàn nhậu với tôi!

Với việc kinh doanh, mặc dù thường xuyên phải tiếp khách và cũng có nhiều mối quan hệ làm ăn, nhưng ông chủ Phương Linh cho rằng, giá trị của thương hiệu, giá trị chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ đấy mới là giá trị trường tồn.

Trong văn hóa kinh doanh của nhiều quốc gia Á Đông, việc chốt đơn và thiết lập mối quan hệ kinh doanh trên bàn rượu từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong các giao dịch. Đây không chỉ là nơi để thể hiện tình cảm, lòng mến khách và sự rộng lượng, mà còn là cách để các nhà kinh doanh thể hiện sự chân thành và nghệ thuật đàm phán trong môi trường không chính thức.

Trong bối cảnh đó, việc mời đối tác đi nhậu không chỉ đơn thuần là uống rượu và ăn uống, mà còn là cơ hội để hiểu biết sâu hơn về nhau, tạo dựng lòng tin và thiện chí. Khi rượu vào, lời ra, không khí trở nên thoải mái hơn, những cuộc trò chuyện nhờ đó cởi mở hơn.Qua đó giúp củng cố mối quan hệ hay thậm chí là tháo gỡ những bất đồng hoặc hiểu lầm có thể xảy ra trong quá trình làm ăn.

“Làm doanh nghiệp, muốn có hợp đồng, muốn nhận mảng này mảng kia mà không có quan hệ thì… vứt. Chất xúc tác mọi quan hệ là cái gì? Là bia, là rượu!", anh Kiên, giám đốc một công ty tư nhân chuyên về trang trí nội thất tại Hà Nội, có lịch nhậu 4 buổi/tuần đều như vắt tranh cho biết.

Ảnh minh họa bữa nhậu. Nguồn: internet.

Mặt trái của những bữa nhậu làm ăn này đã để lại không ít hệ lụy cho sức khỏe và hạnh phúc gia đình của những người trong cuộc.
Nỗi khổ thường gặp đầu tiên chính là những vấn đề sức khỏe không thể lường trước được. Việc thường xuyên phải uống rượu bia trong các buổi tiếp khách không những gây ra các bệnh liên quan đến gan, dạ dày mà còn có thể dẫn đến các rối loạn về tâm trạng, ảnh hưởng đến sự minh mẫn và năng suất làm việc.

Anh Kiên trông già hơn nhiều so với độ tuổi chưa tới 40, bụng phệ, tóc rụng nhiều và kết quả khám sức khỏe 3 lần gần nhất đều chi chít những dặn dò cần chý ý của bác sỹ.

Ngoài những tác động tiêu cực về mặt sức khỏe, mặt trái cảm xúc cũng không kém phần trầm trọng. Áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu, "chốt đơn" thành công hay những hợp đồng giá trị lớn thường khiến người trong cuộc phải đánh đổi thời gian dành cho gia đình và người thân.

Lâu ngày, điều này có thể gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng, xa cách tình cảm với con cái, làm suy giảm chất lượng cuộc sống gia đình.

Việc phụ thuộc vào rượu bia để kết nối và giao tiếp trong kinh doanh còn tạo ra một "lối mòn", củng cố thêm quan điểm truyền miệng rằng: Không biết nhậu không phải người làm ăn! Thậm chí, có quan điểm còn cho rằng: Ai không biết nhậu mất 50% cơ hội thăng tiến trong công việc!

Anh Hùng, 38 tuổi, trưởng phòng kinh doanh tại một ngân hàng có địa bàn tại Tây Nguyên cho biết, lịch nhậu của anh đều đặn 4 đến 5 ngày một tuần, liên tục cả mười mấy năm nay. Anh Hùng nhậu nhiều đến nỗi, nếu quy đổi chi phí đi nhậu liên tục từ trước tới nay, anh ước tính phải ngang giá trị một ô tô Vios.

Tuy nhiên, thay vì uống rượu, anh và các đối tác thường chỉ uống bia. Anh Hùng cũng khẳng định:
"Trong kinh doanh, chẳng làm ăn gì được hết nếu không biết nhậu".

Nhìn chung, việc đánh đổi sức khỏe và hạnh phúc gia đình để theo đuổi thành công trong kinh doanh thông qua văn hóa "chốt đơn" trên bàn rượu là một điều khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, những chia sẻ của doanh nhân thành công như CEO Trần Văn Lê cũng cho thấy không phải mọi con đường thành công hay thăng tiến đều bắt buộc phải đi qua bàn nhậu.

Ông Lê thành lập công ty Phương Linh vào năm 2000. Từ hai bàn tay trắng, trải qua 25 năm phát triển, hiện nay Phương Linh là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường về lĩnh vực quạt công nghiệp và xử lý môi trường. Phương Linh hiện có 2 nhà máy sản xuất lớn ở cửa ngõ TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng 4 văn phòng ở Đà Nẵng, Hà Nội, Vinh và TP Hồ Chí Minh.

Trọng Nghĩa

Nhà đầu tư chứng khoán mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên chọn nhóm cổ phiếu nào để "tương sinh" trong năm Giáp Thìn?

Chứng khoán BSC đưa ra một số phân tích về việc lựa chọn cổ phiếu theo Ngũ hành trong năm Giáp Thìn 2024.

photo-1707396734793

Thuyết ngũ hành trong phong thủy từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong đời sống con người tại nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, bất động sản,...Theo đó, học thuyết trên được xây dựng dựa theo 5 loại vật chất cơ bản là Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất), và giữa ngũ hành nêu trên luôn tồn tại những mối quan hệ tác động thúc đẩy phát triển (tương sinh), hay tác động ức chế lẫn nhau (tương khắc).

Ứng dụng học thuyết ngũ hành vào đầu tư chứng khoán cũng là một phương pháp tham khảo, khi kết hợp thêm những yếu tố tương sinh tương khắc của ngũ hành giữa các cặp yếu tố gồm Ngũ hành theo năm sinh của Nhà đầu tư với Ngũ hành của ngành và ngũ hành của năm 2024 để chọn lọc ra những mã chứng khoán thuộc danh mục khuyến nghị theo phân tích cơ bản nhưng có thêm yếu tố phù hợp về mặt phong thủy ngũ hành với nhà đầu tư. Chứng khoán BSC đưa ra một số phân tích về việc lựa chọn cổ phiếu theo Ngũ hành trong năm Giáp Thìn 2024.

Đối với mệnh Kim, năm Giáp Thìn - 2024 là năm mang hành Hỏa, đối với nhà đầu tư mệnh Kim thì năm mới này sẽ không phải một năm quá thuận lợi do hành Hỏa tương khắc với hành Kim. Vì vậy, với nhà đầu tư mệnh Kim, khi xây dựng danh mục đầu tư cần đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, chỉ nên lựa chọn các mã hợp hành Kim là hành Thổ và có yếu tố cơ bản vững vàng. Những cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những nhà đầu tư mệnh Kim.

Đối với mệnh Mộc, năm mới Giáp Thìn - 2024 mang hành Hỏa sẽ là một năm tương đối bình yên do Mộc và Hỏa là hai mệnh hợp nhau khi Mộc tương sinh cho Hỏa. Theo đó, sự lựa chọn về mã cổ phiếu phù hợp cho nhà đầu tư mệnh Mộc sẽ có phần đa dạng hơn với các ngành thuộc hành Thủy và Mộc do hành Mộc góp phần củng cố cho bản mệnh thêm vững vàng, và Thủy sẽ tương sinh cho Mộc thêm phát triển. Những cổ phiếu thuộc nhóm bản lẻ, dệt may, cảng biển vận tải, thực phẩm tiêu dùng sẽ phù hợp với người mệnh Mộc.

Đối với nhà đầu tư mệnh Hoả, năm mới Giáp Thìn - 2024 tới đây sẽ là một năm tương đối thuận lợi khi ngũ hành của năm là Hỏa sẽ củng cố thêm phần vững vàng cho bản mệnh Hỏa. Những cổ phiếu có cơ bản tốt thuộc ngành mang hành Hỏa và Mộc sẽ rất phù hợp với Quý Nhà đầu tư mệnh Hỏa năm nay khi có Mộc tương sinh cho và Hỏa góp phần vững vàng cho hành Hỏa. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu nhóm Hoá chất, Nhiệt điện, Công nghệ, Bán lẻ.

Đối với nhà đầu tư mệnh Thổ, Hành Thổ – tương sinh cho Hành Kim, tương khắc với Hành Thủy, được tương sinh bởi Hành Hỏa và bị Hành Mộc tương khắc. Trong năm mới Giáp Thìn - 2024, Nhà đầu tư mệnh Thổ sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất từ ngũ hành năm là Hỏa do Hỏa tương sinh với Thổ, nên năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm rất thuận lợi cho Nhà đầu tư mệnh Thổ trong lĩnh vực đầu tư. Nhóm cổ phiếu Hoá chất, Phân bón, Nhiệt điện, Công nghệ thông tin, Bất động sản KCN sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Đối với nhà đầu tư mệnh Thủy, Hành Thủy và Hỏa là hai mệnh có mối quan hệ khắc nhau, do đó với năm 2024 mang hành Hỏa, nhà đầu tư mệnh Thủy cần đề cao sự an toàn trong quá trình đầu tư. Những cổ phiếu trong nhóm Cảng biển - Vận tải, Ngân hàng, Nước, Bán lẻ.

Mai Chi

Nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

 Trong chuyến công tác châu Âu năm 2023, tôi đã đặt mục tiêu tới thăm Schengen, nơi ra đời hiệp ước Schengen cho phép tự do đi lại xuyên biên giới giữa 27 nước châu Âu. Hiệp ước Schengen với việc ra đời thị thực (visa) Schengen, tấm thị thực quyền lực nhất thế giới, đã mở ra việc tự do đi lại cho hơn 400 triệu người dân châu Âu và du khách thập phương.

Nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới- Ảnh 1.

Cờ của các nước trong Khối Schengen trước cửa Bảo tàng châu Âu ở Schengen

Sau khi tới thăm thành Viên (Áo), tôi đi tàu nhanh Deutsche Bahn DB (của Đức) tới Schengen sau 3 lần chuyển tàu (ở Stuggart, Muchen và Dusseldorf) tới nhà ga Perl, ga cuối cùng trên nước Đức.

Sau khi xuống tàu, tôi chỉ đi bộ chừng hơn 1 km, vượt qua một cây cầu nhỏ bắc qua sông Moselle là tới thị trấn Schengen, ngã ba biên giới giữa Đức-Pháp- Luxembourg .

Một ngôi làng thanh bình đã hiện ra trước mắt tôi với những chiếc xe hơi mang biển số của Đức, Pháp, Luxembourg và những người đạp xe thong thả ngang qua. Không ai ngờ, ngôi làng nhỏ bé nằm ở đông nam của Luxembourg này là nơi ra đời Hiệp ước Schengen cách đây gần 40 năm đã tạo nên thay đổi vô cùng to lớn về đi lại ở châu Âu.

Ngã ba biên giới Pháp - Đức - Luxembourg

Ngày 14/6/1985, trên con tàu mang tên Công chúa Marie-Astrid (Ms Princesse Marie-Astrid) thả neo tại khúc sông Moselle ở ngã 3 biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, thuộc thị trấn Schengen của Luxembourg, năm nước trong cộng đồng châu Âu ( EEC ) là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa năm nước, để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ chung, gọi là “Khối Schengen”. Đến nay, hiệp ước này đã được mở rộng tới 27 nước châu Âu.

Luxembourg là quốc gia nhỏ nhất châu Âu, nơi mà bạn có thể chạy xe hơi từ đầu này tới đầu kia ở chỗ rộng nhất nước chỉ trong hơn một giờ đồng hồ và vèo một cái đã đến biên giới các nước xung quanh là Pháp, Đức hay Bỉ. Quốc gia này có diện tích rất nhỏ trên bản đồ, do đó thường vô tình bị bỏ qua trong các điểm đến du lịch so với những quốc gia láng giềng to lớn.

Tại sao Schengen được chọn là nơi ký hiệp ước? Lúc đó, Luxembourg là chủ tịch khối EEC, quốc gia nhỏ này được quyền chọn nơi sẽ ký hiệp ước. Schengen được lựa chọn vì là điểm giáp giới giữa ba quốc gia thành viên Pháp-Đức- Luxembourg. Để đảm bảo đó là lựa chọn trung tính, các bên tham gia được sắp xếp lên một du thuyền có tên MS Princesse Marie-Astrid và đó cũng là nơi họ đặt bút ký.

Chiếc du thuyền được neo ở vị trí gần sát biên giới giữa ba quốc gia, giữa dòng sông Moselle. Ban đầu, hiệp ước này bị đánh giá thấp. Các thủ tục quan liêu khiến cho việc bãi bỏ hoàn toàn biên giới giữa năm quốc gia sáng lập đã không được áp dụng cho mãi đến năm 1995.

Tuy nhiên, với đa số mọi người, ích lợi mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái bất lợi. Hiệp ước Schengen đã ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 triệu.

“Chúng tôi là người Pháp, đạp xe hơn 50 km tới đây chơi. Chúng tôi thường đạp xe tới đây vào những dịp nghỉ lễ”.

Cặp đôi du khách tới Schengen

Nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới- Ảnh 2.

Dòng sông Moselle, đường biên giới tự nhiên giữa Đức và Luxembourg

Thanh bình Schengen

Bước tới giữa cầu, tôi đã nhìn thấy biển báo hết địa phận nước Đức, vậy là tôi đang bước vào lãnh thổ Luxembourg. Vì có hiệp định tự do đi lại giữa 27 nước châu Âu, nên có thể thấy những chiếc ô tô mang biển số của nhiều nước chạy qua không có rào cản nào cả, phổ biến là biển số của Đức, Pháp và Luxembourg.

Từ trên cầu, tôi cứ ngẩn ngơ ngắm nhìn dòng sông Moselle hiền hòa, đường biên giới tự nhiên giữa Đức và Luxembourg. Nếu không đi về hướng Luxembourg, không qua cầu, mà từ nhà ga Perl, bạn đi về bên trái một đoạn sẽ nhìn thấy biểu tượng tháp Eiffel và tấm pano quảng cáo quốc khánh Pháp 14/7 là biết ngay đó là lãnh thổ Pháp. Một vị trí có ý nghĩa lịch sử như vậy nhưng tôi không thấy có cột mốc hoành tráng nào đánh dấu biên giới ba nước Pháp-Đức-Luxembourg.

Đọc thông tin trên mạng, tôi thấy có một cột mốc nhỏ xíu đánh dấu ngã ba biên giới, nhưng tôi đi tìm khắp Schengen và hỏi cả người dân nơi đây, nhưng không ai biết.

Từ nhà ga Perl thuộc địa phận của Đức, bạn bước qua cầu là tới địa phận Schengen, nơi bạn có thể nhìn thấy khu vực sát bờ sông Moselle cắm cờ của các nước châu Âu cùng các bức ảnh ngoài trời về sự kiện ký kết hiệp ước Schengen năm 1985.

Hiệp ước Schengen là hiệp ước về tự do đi lại do hầu hết các nước châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được thỏa thuận xong ngày 19/6/1990. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của một trong các nước thuộc Khối Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.

Tính đến 1/1 năm 2023 tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 27 nước, được gọi là các quốc gia Schengen, trong đó có 22 nước thuộc khối Liên minh châu Âu: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Croatia.

Tôi gặp một số cặp vợ chồng trung tuổi hạnh phúc đạp xe quanh bờ sông. Họ cho biết: “Chúng tôi là người Pháp, đạp xe hơn 50 km tới đây chơi. Chúng tôi thường đạp xe tới đây vào những dịp nghỉ lễ”.

Một cặp đôi khác cho biết, nhà họ ở Pháp, cách đây hơn 100 km nên họ đến đây bằng ô tô và chở theo xe đạp, tới đây họ mới lấy xe đạp xuống đạp dạo chơi khắp thị trấn Schengen. Khi tôi hỏi vì sao họ tới đây, họ cho biết, họ có thói quen đi chơi vào cuối tuần, nên cứ cuối tuần là họ đạp xe đi chơi.

Không có du khách xa xôi nào như tôi tới đây, ngoài những du khách Pháp, Đức ngay gần biên giới. Đi bộ một lát đã tới Bảo tàng châu Âu mở cửa miễn phí cho du khách.

Tại đây, bạn có thể tìm hiểu các câu chuyện về việc hình thành Khối Schengen qua các màn hình tương tác bên trong và rất nhiều di tích bên ngoài bảo tàng. Đừng bỏ lỡ cơ hội bộ sưu tập mũ của nhân viên kiểm soát biên giới từ các quốc gia thành viên vào thời họ gia nhập khối.

Khuôn viên xinh xắn trước Bảo tàng châu Âu là nơi bạn có thể thưởng thức các món đặc sản của Luxembourg như các loại bánh mặn, bánh mỳ pate và đặc biệt là rượu vang trắng cremant ngon nức tiếng của Luxembourg.

Schengen nằm ở thung lũng Moselle ở Luxembourg, là quê hương của ngành sản xuất rượu vang rất phát đạt. Thung lũng này là trung tâm của ngành sản xuất rượu của Luxembourg.

Nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới- Ảnh 3.

Tác giả tại cổng chào vào thị trấn Schengen

Schengen nằm tách rời khỏi tất cả những tuyến giao thông chính, bạn chỉ có thể đến đó nếu bạn thực sự muốn đến bởi Schengen chỉ cách Luxembourg khoảng 35km.

Với tôi, được đi bộ, được đạp xe ở những đồi trồng nho và được thưởng thức ly rượu vang trắng ở Schengen là vô cùng tuyệt vời, chẳng gì hơn khi được thưởng thức hương vị thực sự của cuộc sống ở đây, ngôi làng nhỏ bé đã ghi dấu trong lịch sử.

Theo Lan Anh

Triệu phú tự thân nghỉ hưu ở tuổi 34, kiếm hơn 7 tỷ đồng/năm nhờ thu nhập thụ động: Sau 12 năm phải quay lại làm việc, đường cùng sẽ bán 1 căn nhà để đủ tiền sinh hoạt

Về hưu sớm nhưng người đàn ông này lại quyết định quay trở lại làm việc, tại sao?

Triệu phú tự thân nghỉ hưu ở tuổi 34, kiếm hơn 7 tỷ đồng/năm nhờ thu nhập thụ động: Sau 12 năm phải quay lại làm việc, đường cùng sẽ bán 1 căn nhà để đủ tiền sinh hoạt- Ảnh 1.

Sam Dogen từng làm việc tại một ngân hàng đầu tư. Sau 13 năm dành mọi tâm trí cho công việc, tiết kiệm và đầu tư, anh đã quyết định nghỉ việc.

Khi ở tuổi 34, danh mục đầu tư cùng một số bất động sản của Sam đã tạo ra khoảng 80.000 USD/năm, tương đương hơn 1,9 tỷ đồng/năm. Vì vậy anh đã nghỉ hưu sớm và vợ anh cũng làm như vậy vào năm 2015.

Sam là người sáng lập Financial Samurai và tác giả cuốn sách “Buy This, Not That”. Năm 2017, cặp đôi chào đón đứa con đầu lòng, sau đó là đứa con thứ hai vào năm 2019.

Qua nhiều năm, Sam đã xây dựng dòng thu nhập thụ động của mình lên khoảng 380.000 USD hàng năm - khoảng 288.000 USD (hơn 7 tỷ đồng/năm) sau thuế. Số tiền đó đủ để anh trang trải ngân sách gia đình khi sống ở San Francisco cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, trong một bài đăng gần đây trên trang web của mình, Sam, hiện 46 tuổi, đã nêu chi tiết về việc quyết định bán một phần cổ phiếu và trái phiếu của mình để mua một ngôi nhà trị giá hàng triệu đô la bằng tiền mặt. Anh cũng chia sẻ mình đang có nhiều “tiền chết” hơn, nguồn thu nhập thụ động của anh hiện tại không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình nữa. Vì vậy, Sam có thể sẽ quay lại làm việc.

Từ bỏ sự độc lập tài chính luôn là một phần trong kế hoạch

Dòng tiêu đề trên bài đăng của Sam có nội dung: “Tăng thu nhập thụ động, không còn độc lập tài chính nữa”. Sau 12 năm độc lập về tài chính, Sam biết việc này sẽ có một ngày xảy ra. Trên thực tế, anh đã lên kế hoạch trước cho việc đó.

Sau khi đứa con thứ hai của anh chào đời: “Tôi đã hứa sẽ làm ông bố nội trợ trong 5 năm. Sau khi chúng đi học toàn thời gian, tôi muốn làm việc khác, chẳng hạn như làm tư vấn hoặc làm việc gì đó trực tiếp. Con gái tôi sẽ đi học toàn thời gian vào tháng 9 này”.

Bằng cách mua nhà bằng tiền mặt, Sam đã hy sinh sự độc lập về tài chính của mình. Giữa bốn bất động sản cho thuê, các khoản phân bổ từ danh mục đầu tư và các hình thức thu nhập thụ động khác, chẳng hạn như tiền bản quyền sách, Sam ước tính anh sẽ có khoảng 230.000 USD vào năm 2024. Điều đó khiến anh thiếu khoảng 113.000 USD so với chi phí ước tính trong năm để có lối sống “thực tế và thoải mái”.

Kế hoạch sắp tới của Sam

Trước mắt, Sam hy vọng có thể tìm được một công việc trong lĩnh vực tư vấn, công việc này sẽ giúp anh chỉ cần làm việc khoảng 20 giờ một tuần với mức lương khoảng 145.000 USD. Điều đó sẽ bù đắp sự thiếu hụt của năm nay và vẫn cho phép anh dành nhiều thời gian cho con cái trước và sau giờ học.

Trong thời gian trung hạn, anh cũng hy vọng sẽ xây dựng được dòng thu nhập thụ động của mình trở lại để một lần nữa độc lập về tài chính. Anh nói, một con đường cuối cùng là bán căn nhà mà anh và gia đình đang bỏ trống, nhưng hiện tại anh chưa nghĩ đến điều đó. Anh nghĩ rằng mình có thể thu được hơn 100.000 USD tiền thuê hàng năm một chút.

Trong khi chờ đợi, Sam nói rằng mình rất hào hứng khi nỗ lực làm một việc khác - anh và vợ đang giảm bớt thời gian làm việc của mình để làm cha mẹ toàn thời gian.

Tham khảo CNBC