Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Trồng rừng thay thế phủ xanh đất trống đồi núi trọc

 Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa. Hàng năm tỉnh Lạng Sơn trồng rừng đạt hơn 10.000 ha bằng nhiều hình thức như: trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới trên đất trống đồi núi trọc, trồng cây xanh phân tán. Trong đó chủ yếu trồng trên đất quy hoạch phòng hộ, sản xuất.

Theo quy định tại Luật Lâm nghiệp (khoản 1, Điều 21), Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên. Chủ đầu tư có thể lập phương án tự tổ chức trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

Trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 3 đơn vị nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (Công ty Nhiệt điện Na Dương  - TKV là 30,3 ha tại huyện Lộc Bình; Công ty Cổ phần Thủy điện Sử Pán 1 là 28 ha, Công ty Cổ phần Thủy điện Bắc Khê 1 là 3,1 ha tại huyện Tràng Định). Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tiếp nhận số tiền tương đương diện tích trồng rừng thay thế là 61,4 ha.

Trên cơ sở ưu tiên bảo toàn diện tích rừng hiện có tại huyện, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn phân bổ kinh phí của các đơn vị nộp tiền trồng rừng thay thế về cho UBND huyện Tràng Định, UBND huyện Lộc Bình để tiến hành triển khai trồng rừng thay thế theo thứ tự ưu tiên trồng rừng đặc dụng, phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Lộc Bình, Tràng Định chưa có đất trống quy hoạch trồng rừng đặc dụng nên đã lựa chọn trồng rừng phòng hộ.

(Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra công tác chăm sóc rừng trồng thay thế tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định)

Đối với rừng trồng thay thế tại huyện Tràng Định, ngay sau khi được UBND tỉnh Lạng Sơn phân bổ kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế, UBND huyện Tràng Định đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định tiến hành rà soát quỹ đất trống quy hoạch phòng hộ. Nhận thấy tại thôn Bản Sliềng, xã Trung Thành còn nhiều diện tích đất trống quy hoạch phòng hộ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định, UBND xã Trung Thành tiến hành triển khai họp thôn để phổ biến kế hoạch cho người dân đăng ký tham gia trồng rừng phòng hộ.

(Rừng trồng thay thế trên đất trống quy hoạch phòng hộ tại xã Trung Thành, huyện Tràng Định)

 

Đối với rừng trồng thay thế tại huyện Lộc Bình được triển khai tương tự như huyện Tràng Định và triển khai tại thôn Cốc Sâu, Phai Mạt xã Nam Quan.

Được sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, sự ủng hộ của bà con nhân dân, sự tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật của Cán bộ Kiểm lâm, rừng trồng thay thế sau 03 năm đã sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống của các lô rừng đạt trên 90%.

Từ kết quả trên cho thấy việc trồng rừng thay thế đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người dân./.

                                                                                                                                             

                    Thực hiện: Phạm Trung Hiếu, Phòng Sử dụng và Phát triển rừng Chi cục Kiểm lâm

Sức sống Trường Sa: Cuộc sống dân và quân trên đảo Trường Sa - Núi sông bờ cõi | VTV4

Lời kêu gọi ủng hộ chương trình Trường Sa xanh

 

Bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là một trách nhiệm của mỗi công dân nói chung và thanh niên nói riêng.

Việc xanh hóa đảo thuộc các quần đảo của Việt Nam được lực lượng thanh niên chung tay góp sức trong mỗi chương trình cụ thể vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động và hết sức quan tâm chú trọng trong cuộc vận động Nghĩa tình biên giới hải đảo. Với ý thức tham gia vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo và để tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước với quân dân huyện đảo Trường Sa, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai chương trình Trường Sa xanh năm 2023.

Lời kêu gọi ủng hộ chương trình Trường Sa xanh  - Ảnh 1.

Chiến sĩ trên đảo Tốc Tan A hướng dẫn cho thuyền vào đảo

MAI THANH HẢI

Đây là một hoạt động thường niên có ý nghĩa to lớn nằm trong chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân về việc phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó chú trọng chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc, công nghệ vi sinh, cung cấp giống cây, vật tư nông nghiệp… đóng góp nguồn lực để tăng cường số lượng cây xanh tại các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.

Với ý nghĩa lớn lao đó, được sự chỉ đạo và đồng ý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thanh Niên khởi xướng cuộc vận động kêu gọi bạn đọc gần xa ủng hộ kinh phí để thực hiện công trình xanh hóa Trường Sa trên đảo Tốc Tan A với kinh phí trị giá khoảng 3 tỉ đồng, bao gồm việc mua các loại cây giống như bàng vuông, phi lao, tra; các loại đất màu để trồng các giống cây, phân bón, chi phí vận chuyển từ đất liền ra đảo…

Lời kêu gọi ủng hộ chương trình Trường Sa xanh  - Ảnh 2.

Một góc đảo Tốc Tan A

Lời kêu gọi ủng hộ chương trình Trường Sa xanh  - Ảnh 3.

Một góc đảo Tốc Tan A

Bằng tâm huyết và truyền thống yêu mến biển đảo quê hương, Báo Thanh Niên hy vọng nhận được sự hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân, các tập thể đoàn hội và bạn đọc khắp nơi trên cả nước chung tay góp sức để chương trình xanh hóa Trường Sa đạt được kết quả như mong muốn.

Các tổ chức, cá nhân có nhã ý ủng hộ bằng tiền mặt vui lòng đến đóng góp trực tiếp tại Phòng Tài vụ Báo Thanh Niên, số 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM; Tòa soạn Hà Nội và các văn phòng đại diện Báo Thanh Niên trên cả nước. Hoặc chuyển khoản theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 - Ngân hàng Eximbank - chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Ủng hộ chương trình Trường Sa xanh.

Báo Thanh Niên xin ghi nhận và tri ân nghĩa cử của quý bạn đọc và sẽ thực hiện đúng với tiêu chí, mục đích tốt đẹp của chương trình Trường Sa xanh.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

10 thành phố có dân số siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới, Việt Nam có một đại diện

 

Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn di cư đầu tư Henley & Partners, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế và những biến động trên thị trường, nhiều nơi vẫn chứng kiến giới giàu tăng lên đáng kể...

10 thành phố có dân số siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới, Việt Nam có một đại diện - Ảnh 1.

TP.HCM đang nổi lên là một điểm nóng tiếp theo về triệu phú của châu Á

Thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hiện dẫn đầu danh sách những nơi có số lượng triệu phú USD tăng nhanh nhất thế giới.

Theo báo cáo của Henley & Partners, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2022, số lượng cá nhân siêu giàu (sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên) tại Hàng Châu đã tăng 105%.

Tính tới cuối năm ngoái, thành phố có 30.400 người nằm trong nhóm này. Trong đó, 98 người sở hữu tài sản trên 100 triệu USD và 12 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên.

Top 10 thành phố có số lượng giới giàu tăng nhanh nhất thế giới còn xuất hiện 2 đại diện khác của Trung Quốc là Thẩm Quyến và Quảng Châu, lần lượt giữ vị trí thứ 3 và thứ 7.

Số lượng người siêu giàu tại Thẩm Quyến tăng 98% trong giai đoạn trên, còn Quảng Châu tăng 86%.

Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ cũng thống trị top 10 này với 3 thành phố. Austin, thủ phủ bang Texas, giữ vị trí thứ hai với dân số siêu giàu tăng 102% trong giai đoạn 2012-2022.

Trong khi đó, thành phố West Palm Beach của bang Florida và Scottsdale của bang Arizona lần lượt đứng thứ 4 và thứ 5 với mức tăng 90% và 88%.

Theo ông Andrew Amoils, giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu tài sản New World Wealth - đơn vị hợp tác đưa ra báo cáo trên cùng Henley & Partners, sự gia tăng dân số siêu giàu tại các thành phố này bắt nguồn từ nhiều yếu tố.

Ví dụ, Austin được hưởng lợi từ ngành công nghệ khi nhiều công ty công nghệ lớn chuyển hoạt động tới thành phố này trong những năm gần đây. Còn Scottsdale hấp dẫn giới doanh nhân công nghệ và người về hưu nhờ "sự gia tăng về số lượng sân golf độc quyền và bất động sản phong cách". Trong khi đó, West Palm Beach là địa điểm phổ biến với những người làm việc từ xa.

Đáng chú ý, châu Âu không có đại diện nào trong top 10.

"Sự thống trị của Mỹ với ngành công nghệ toàn cầu có thể là nguyên nhân khiến các thành phố của châu Âu khó cạnh tranh.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của châu Á cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới châu Âu, nhiều hơn so với Mỹ", ông Amoils đánh giá.

Top 10 thành phố chứng kiến tốc độ tăng dân số siêu giàu nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua.

Hàng Châu, Trung Quốc (105%)

Austin, Mỹ (102%).

Thẩm Quyến, Trung Quốc (98%)

West Palm Beach, Mỹ (90%)

Scottsdale, Mỹ (88%)

Bengaluru, Ấn Độ (88%)

Quảng Châu, Trung Quốc (86%)

Sharjah, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (84%)

TP.HCM, Việt Nam (82%)

Hyderabad, Ấn Độ (78%)
 

Theo Henley & Partners, TP.HCM hiện có 7.700 người sở hữu tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên, trong đó 15 người có 100 triệu USD và 3 tỷ phú USD.

"TP.HCM đang nổi lên là một điểm nóng tiếp theo về triệu phú của châu Á. Thành phố này ghi nhận sự tăng trưởng của các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, dệt may, công nghệ, điện tử, viễn thông, hóa chất và du lịch", ông Amoils đánh giá về đại diện của Việt Nam trong bảng xếp hạng.

Ở chiều ngược lại, một số thành phố ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của dân số siêu giàu. Thủ đô Moscow của Nga chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất với 44%, còn St. Petersburg giảm 38%. Đây được cho là hậu quả của cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Các thành phố khác có dân số siêu giàu giảm mạnh bao gồm Johannesburg (Nam Phi) với mức giảm 40%, Hồng Kông (Trung Quốc) 27%, London (Anh) 15%. Cả ba thành phố này đều nằm trong top 10 nơi có giới siêu giàu giảm mạnh nhất.

Dù vậy, Hồng Kông vẫn có mặt trong xếp hạng 10 thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới của Henley & Partners với 129.500 cá nhân sở hữu tài sản đầu tư từ 1 triệu USD, trong đó có 290 người sở hữu tài sản trên 100 triệu USD và 32 tỷ phú USD.

Hồng Kông là một trong 2 thành phố mới xuất hiện trong danh sách này (thành phố còn lại là Sydney của Australia). Dẫn đầu danh sách tiếp tục là New York (Mỹ), theo sau là Tokyo (Nhật Bản), Bay Area (bao gồm San Francisco và Thung lũng Silicon của Mỹ), London (Anh), Singapore và Los Angeles (Mỹ).

New York hiện có 340.000 người sở hữu tài sản đầu tư từ 1 triệu USD trở lên. Trong đó, 724 người có tài sản từ 100 triệu USD và 58 tỷ phú. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng có mặt trong xếp hạng này ở vị trí thứ 8, với 128.200 người siêu giàu, bao gồm 354 cá nhân có tài sản trên 100 triệu USD và 43 tỷ phú. Theo sau là Thượng Hải với 127.200 cá nhân siêu giàu, trong đó 332 người sở hữu tài sản trên 100 triệu USD và 40 tỷ phú.

TH (theo VnEconomy)

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Hà Tiên: Vùng đất từng kéo dài tới Thái Lan, giờ ra sao? Dương Địa Lý 447 N người đăng ký Đã đăng ký

NẾU TOÀN BỘ BĂNG TRÊN TRÁI ĐẤT TAN, ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA?

THÔNG ĐIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG | ASAHI JAPAN

Sự nóng lên toàn cầu

Tác động của nước biển dâng

Ứng phó với thiên tai

Giáo dục tiết kiệm nước

Bảo vệ nguồn nước - Sử dụng nước tiết kiệm

Biến Nước Biển Thành Nước Ngọt | Siêu Thị Kiến Thức

Cây đũa thần trong phát triển nông nghiệp Israel

Israel Và Nền Nông Nghiệp Thần Kỳ Giữa Sa Mạc

Israel nghèo tài nguyên tại sao vẫn giàu - Tại sao Mỹ ưu ái Isreal ?

Đất nước Do Thái Israel có gì cho Việt Nam học hỏi?

Nhà máy xử lý rác... thải rác ra môi trường | VTV24

Bên Trong Nhà Máy Điện Rác Lớn Thứ 2 Thế Giới Tại Hà Nội | An Toàn Sống | ANTV

Công nghệ xử lý rác của Singapore hiện đại cỡ nào?

Our World in 2030 -- Climate

Hành trình thúc đẩy năng lượng xanh cho các cộng đồng nghèo của các Giảng viên nguồn

Năng lượng tái tạo - Tương lai xanh cho mọi gia đình Việt

Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Giải pháp xanh cho mọi gia đình Việt

Chính phủ cấm mua bán dữ liệu cá nhân

 Chính phủ ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó nghiêm cấm việc mua, bán dữ liệu này dưới mọi hình thức.

Theo Nghị định ban hành ngày 17/4, có hiệu lực từ 1/7, dữ liệu cá nhân được bảo vệ, bảo mật và lưu trữ trong thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu. Chủ thể dữ liệu phải được biết về việc xử lý thông tin liên quan đến họ. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc hình sự.

Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế tạo điều kiện thực thi pháp luật, tham gia tương trợ tư pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân, chuyển giao công nghệ phục vụ lĩnh vực này.

Chính phủ nghiêm cấm xử lý dữ liệu cá nhân tạo thông tin chống Nhà nước; gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc lợi dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân để phạm pháp.

Người dân đến làm căn cước công dân gắn chip tại TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 13/3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Người dân đến làm căn cước công dân gắn chip tại TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 13/3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Năm trường hợp sẽ được thu thập thông tin cá nhân mà không cần xin phép. Đó là trong tình huống khẩn cấp, cần xử lý để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể hoặc người khác; công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật; xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với các cơ quan; phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Dữ liệu cá nhân được chia làm hai loại là cơ bản và nhạy cảm. Loại cơ bản gồm họ tên; ngày sinh; ngày chết hoặc mất tích; giới tính; nơi sinh, nơi thường trú, tạm trú, nơi ở hiện tại; quốc tịch; hình ảnh cá nhân; số điện thoại; số chứng minh hoặc định danh cá nhân, số hộ chiếu; giấy phép lái xe, biển số xe; mã số thuế cá nhân; số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình trạng hôn nhân; mối quan hệ gia đình.

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm gắn liền với quyền riêng tư, nếu bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của cá nhân, gồm: Quan điểm chính trị, tôn giáo; tình trạng sức khỏe và đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án; nguồn gốc chủng tộc, dân tộc; đặc điểm di truyền; đặc điểm sinh học riêng; đời sống và xu hướng tình dục; hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi cơ quan thực thi pháp luật; thông tin khách hàng của ngân hàng như định danh, tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, giao dịch; vị trí cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm

 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cán bộ công chức chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất.

Sáng 19/4, chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng cũng chỉ đạo chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, bộ, ngành, giữa trung ương với địa phương.

"Dứt khoát không xử lý những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền. Không đùn đẩy trách nhiệm của mình lên cấp trên và cơ quan khác", ông nói, cho rằng nếu cần thiết, phải có biện pháp xử lý cán bộ, đồng thời động viên, bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì công việc chung.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở phường xã; đề cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Ông giao Bộ Nội vụ nhanh chóng trình Chính phủ ban hành quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Thời gian qua, có tình trạng bộ phận cán bộ e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Có nơi còn sách nhiễu người dân, doanh nghiệp; tham nhũng vặt, khiến công việc bị kéo dài, giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng 19/4. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng 19/4. Ảnh: Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng yêu cầu cán bộ thay đổi tư duy từ làm thay, làm hộ sang hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nâng cao kỹ năng số, hình thành thói quen giải quyết thủ tục trực tuyến. Các đơn vị phải tích hợp, chia sẻ dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 5.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các cơ quan sửa quy định chưa phù hợp về phòng cháy, chữa cháy, đầu tư công, tài chính, ngân sách, đất đai, giải phóng mặt bằng để thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Các địa phương miễn giảm phí sử dụng dịch vụ công và thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân tham gia. Mục tiêu là cuối năm nay, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 50%, đi đầu là các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ.

Thời gian qua, các bộ ngành đã cắt giảm hơn 2.100 quy định kinh doanh; Thủ tướng phê duyệt phương án cắt giảm hơn 1.000 quy định của 10 bộ. Gần 26% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý tái sử dụng, tăng 5 lần so với hồi tháng 9 năm ngoái.

Cổng Dịch vụ công quốc gia đang cung cấp 4.400 dịch vụ công trực tuyến; toàn quốc cấp 79,5 triệu căn cước công dân gắn chip; kích hoạt 6 triệu tài khoản định danh điện tử. "Tỷ lệ dùng dịch vụ công trực tuyến thấp; người dân dùng chữ ký số công cộng khi làm dịch vụ công chưa cao", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đánh giá.

Nơi Chôn Alien Duy Nhất Ở Mỹ! - Khoa Pug Để Thảo 1 Ngày Làm Youtuber Du Lịch - Xỉu Up Xỉu Down =))

Mở lối thoát cho doanh nghiệp bất động sản

 Dự án tắc pháp lý chờ tháo gỡ nên không thể triển khai, không có dòng tiền trả nợ, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó khăn trong việc tìm lối ra cho tình hình hiện tại.

Xử lý dứt điểm vướng mắc pháp lý

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, hầu hết trong số 156 dự án thuộc diện rà soát pháp lý trên địa bàn thành phố đều có tính chất phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ, vướng mắc do một số quy định pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, hoặc do chưa được pháp luật quy định. 

Trong đó, khó xử lý nhất là có những dự án có nguồn gốc đất công do Nhà nước quản lý theo chủ trương sắp xếp, xử lý tài sản công, di dời nhà xưởng ô nhiễm hoặc do thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định.

Ngoài ra, cũng có nhiều dự án bị vướng do phải rà soát lại việc tính tiền sử dụng đất, tiền sử dụng đất bổ sung dẫn đến bị dừng triển khai thực hiện dự án, bị dừng huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bị vướng mắc do việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để thực hiện chủ trương ưu đãi và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội và cả dự án nhà ở thương mại; hoặc việc thực hiện trách nhiệm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha phải dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện nghĩa vụ này bằng tiền… 

Ủy ban nhân dân thành phố đã nhiều lần trực tiếp gặp và lắng nghe một số doanh nghiệp trình bày các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị và có thể nói đến nay đã bước đầu có một số kết quả bước đầu. Đơn cử đó là Uỷ ban nhân dân thành phố đã xem xét và cho phép chủ đầu tư của 5 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị mới trong số các dự án bị vướng pháp lý nói trên được huy động vốn 50% số lượng sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp mong đợi là Uỷ ban nhân dân thành phố và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm có kết luận dứt điểm giúp tăng nguồn cung nhà ở, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. 

Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland
Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án cần dứt điểm sớm để dự án được triển khai. Ảnh: Gotecland© Được Lao Động cung cấp

Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Các doanh nghiệp hiện nay chịu áp lực rất lớn với câu chuyện không bán được hàng sẽ không có dòng tiền trả nợ ngân hàng và bị chuyển nhóm nợ, nợ xấu, hay là việc xử lý nợ trái phiếu. Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản đang rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét bãi bỏ quy định cấm các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do các doanh nghiệp phát hành với mục đích tái cơ cấu các khoản nợ hay nói cách khác là đảo nợ. 

Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý TPDN sắp đáo hạn, nhưng lại không được phép mua lại TPDN do vướng quy định. Quy định trên đang có độ "vênh", không phù hợp với quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP đó là mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp.

Liên quan đến quy định ngân hàng không được mua trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành với mục đích hợp tác kinh doanh, HoREA cũng đề nghị xem xét bỏ đề xuất này vì Nghị định 65 vẫn cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng cho biết văn bản vừa gửi Thủ tướng và NHNN, đề nghị Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất và “trái chủ” được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn.

Taxi điện của tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ xuất hiện tại TP.HCM

Trước đó, ngày 14/4, taxi điện này đã hoạt động chính thức tại Hà Nội.

Chưa đầy 1 tuần sau khi taxi điện của Công ty CP Di chuyển xanh và Thông minh (Công ty Xanh SM, do tỉ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu 95% cổ phần) lăn bánh tại Hà Nội, trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh những chiếc taxi Xanh SM được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Một số hình ảnh còn thể hiện rõ cả biển số TP.HCM. 

<a></a>
<a></a>© Được VTC cung cấp
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội được cho là chụp tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: MXH)© Được VTC cung cấp

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện hãng taxi này cho biết hãng đang tổ chức chạy thử nghiệm khoảng 100 taxi Xanh SM tại TP.HCM. Số taxi chạy thử nghiệm đều là xe điện VF e34. Dự kiến, cuối tháng 4 này, taxi Xanh SM sẽ hoạt động chính thức tại TP.HCM. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi hoạt động chính thức tại TP.HCM, từ ngày 5/4, hãng xe này đã tổ chức tuyển dụng tài xế. Rất đông tài xế đã tham gia đợt ứng tuyển của Công ty Xanh SM.

Trước đó, ngày 14/4, hãng taxi điện Xanh SM do tỉ phú Phạm Nhật Vượng thành lập đã vận hành tại Hà Nội với 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8. Mục tiêu năm nay hãng sẽ có mặt tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trên cả nước, với số xe khoảng 10.000 chiếc.

Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội
Taxi Xanh SM đã hoạt động tại Hà Nội© Được VTC cung cấp

Ngoài ra, Taxi Xanh còn có tham vọng vươn ra thị trường ở một số khu vực nước ngoài. "Taxi điện hiện nay còn khá mới không chỉ trong nước mà trên cả thế giới. Đây là thị trường còn rộng mở, nhu cầu sử dụng taxi điện là rất lớn", đại diện hãng xe này nhận định. 

Hiện nay, Công ty Xanh SM đang làm việc với một vài đối tác nước ngoài. Những đối tác này đã chủ động liên hệ công ty sau khi biết thông tin taxi Xanh SM ra mắt và hoạt động tại Việt Nam. 

Ngoài ra, một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đã bắt đầu đề nghị với hãng taxi Xanh SM để hai bên cùng nghiên cứu, xem xét mở rộng loại hình dịch vụ taxi điện sang thị trường Đông Nam Á. "Các đối tác nước ngoài cùng với hãng taxi Xanh SM đang trong vòng đàm phán và nghiên cứu nên thông tin khi nào mở rộng ra nước ngoài cũng như thời điểm cụ thể như thế nào còn đang tiếp tục thảo luận", một lãnh đạo Công ty Xanh SM cho hay.

Hiện tại, thông tin taxi điện hoạt động tại Việt Nam vẫn tiếp tục lan truyền trên truyền thông quốc tế và đón nhận được những phản hồi tích cực.