Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023
Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sau cải tạo
Chân dung chủ đầu tư “bán chui” NƠXH cho quan chức Đắk Nông
Tìm hiểu của PV cho thấy, Công ty TNHH MTV ESG Viet Land là chủ đầu tư của dự án nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa (nay là TP Gia Nghĩa), tỉnh Đắk Nông.
Dự án khu nhà ở xã hội tại phường Nghĩa Tân được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 9/2017 với tổng diện tích hơn 17.000 m2.
Quy mô dự án sẽ đầu tư gồm: 15 căn nhà ở thương mại, diện tích 160 m2/căn; nhà ở liền kề 112 căn, diện tích 70 m2/căn. 7.000 m2 diện tích hạ tầng kỹ thuật, cây xanh.
Tổng vốn đầu tư là 139 tỷ đồng, tiến độ thực hiện dự án được UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu là từ Quý III/2017 đến Quý I/2019.
Ban đầu, dự án này do Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Beton 6 làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, UBND tỉnh Đắk Nông điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trong đó thay đổi nhà đầu tư thực hiện là Công ty TNHH MTV ESG Viet Land.
Đồng thời, điều chỉnh quy mô đầu tư dự án, gồm: 15 căn nhà ở thương mại diện tích xây dựng 103-120m2/căn; 108 căn nhà ở liền kề, diện tích 64-70m2/căn; 01 căn nhà ở cộng đồng 280m2. Tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh là 162 tỷ đồng.
Tiến độ đầu tư được điều chỉnh kéo dài thời gian hoàn thành lên quý IV/2019.
Đến tháng 7/2020, và tháng 8/2021, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 02 lần. Trong đó gia hạn tiến độ đầu tư dự án từ Quý III/2018 đến Quý IV/2021.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông, đến tháng 4/2023, trong 108 căn nhà ở xã hội thì chủ đầu tư mới hoàn thiện 72 căn, 30 căn đang xây dựng, hoàn thiện. Hiện vẫn còn 6 căn nhà ở xã hội, 15 nhà ở thương mại chưa thi công.
Các hạng mục điện, nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy, điện chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, mặt đường nhựa, nhà cộng đồng... cũng dở dang.
Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý thực hiện các thủ tục mua bán 73 căn nhà ở xã hội khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Trong 73 căn này, chỉ 7 hợp đồng sau thẩm tra là đúng quy định, 66 căn nhà được bán trái quy định.
Trong 66 hợp đồng mua nhà ở xã hội trái quy định có một số căn đã được bán cho người nhà một số lãnh đạo cấp sở tại Đắk Nông.
Theo tờ Tuổi trẻ thông tin, trong số này, bà Phan Thị Khánh Hòa, cán bộ Công an tỉnh Đắk Nông, là vợ ông Dương Huy Toàn, phó trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông, được cơ quan chức năng phê duyệt mua nhà ở xã hội.
Bà Trần Tú Trinh, vợ của ông Tạ Đình Đề, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Nông, cũng được chấp thuận mua căn nhà ở xã hội có diện tích 132m2 tại địa chỉ D03 vào tháng 10/2020.
Trước đó, vào tháng 6/2022, Sở Xây dựng Đắk Nông đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH một thành viên ESG Viet Land dừng giao dịch mua bán nhà ở do phát hiện Chủ đầu tư thực hiện việc mua bán nhà ở khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng mua bán do chủ đầu tư thực hiện nhiều hơn số lượng đối tượng đã được Sở Xây dựng thẩm định; Việc chủ đầu tư ký hợp đồng đặt chỗ là chưa đúng với quy định.
Đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội chưa được Sở Xây dựng có văn bản thẩm định nhưng đã nhận nhà và chuyển đến ở tại dự án; Giá bán nhà ở xã hội cao hơn giá bán tối đa đã được Sở Xây dựng thẩm định.
Theo tìm hiểu cho thấy, Công ty TNHH MTV ESG Viet Land được thành lập vào tháng 05/2018, đặt trụ sở chính tại tổ dân phố 3, phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính của Công ty TNHH MTV ESG Viet Land là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Hiện nay doanh nghiệp này do ông Lê Thiện Bảo làm Giám đốc. Ông Bảo cũng đồng thời là chủ doanh nghiệp.
Người thân ông Dương Công Minh vừa bán ra 3,8 triệu cổ phiếu LPB
Ông Dương Công Đoàn, anh trai ông Dương Công Toàn, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB) thông báo bán xong hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB.
Giao dịch diễn ra trong thời gian từ ngày 12/4-14/4 theo hình thức khớp lệnh hoặc/và thỏa thuận.
Sau giao dịch, ông Đoàn giảm lượng cổ phiếu LPB sở hữu từ hơn 13,8 triệu đơn vị xuống còn 10 triệu đơn vị, tương đương 0,5783% vốn LienVietPostBank.
Ông Dương Công Toàn là em trai ông Dương Công Minh từng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, hiện tại ông Minh đang là Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đồng thời là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam. Như vậy, ông Đoàn là anh em với ông Dương Công Minh.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, cổ phiếu LPB dừng ở mức 14.800 đồng/cổ phiếu. Ước tính với mức giá này, ông Đoàn có thể thu về hơn 56 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu LPB.
Trước đó, ông Đoàn cũng đã bán ra gần 15,4 triệu cổ phiếu LPB trong thời gian 12/12/2022-10/1/2023. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu LPB mà ông Đoàn nắm giữ giảm từ 29,17 triệu đơn vị xuống còn 13,8 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 1,687% xuống 0,7984% vốn.
Ở một diễn biến khác, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã thông báo bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phần tại LienVietPostBank với giá khởi điểm được công bố là 22.908 đồng/cổ phần - cao hơn thị giá hiện tại của cổ phiếu LPB khoảng 8.100 đồng/cổ phiếu.
Nếu bán được hết hơn 140,5 triệu cổ phần tại LPB, VNPost sẽ thu về tối thiểu 3.218 tỷ đồng. Buổi đấu giá dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/4 tới đây tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Chàng trai sinh năm 2000 bán hàng lề đường kiếm 34 triệu đồng/tháng
Tiểu Dân (sống tại Trung Quốc) chọn làm việc ban ngày ở công xưởng, ban đêm mở gian hàng bán đồ tạp hóa để trả nợ.
Gần đây, các chủ đề như "Trả hết khoản nợ hàng triệu USD" hay "Kiếm 9.000 NDT (30 triệu đồng) mỗi ngày bằng nghề bán hàng rong" nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ Trung Quốc.
Mở một gian hàng bán hàng rong thực sự có đơn giản và kiếm được nhiều lợi nhuận đến như vậy?
Trang Sina đã có cuộc trò chuyện với một chủ gian hàng sinh năm 2000 để hiểu hơn về câu chuyện đằng sau gian hàng tồn tại suốt 1,5 năm.
"Hàng mua lúc mới khai trương đến giờ vẫn chưa bán hết"
Thành phố Vĩnh Khang (tỉnh Chiết Giang) là thị trường về vật liệu xây dựng chuyên nghiệp, lớn nhất ở Trung Quốc. Phía Bắc thành phố Vĩnh Khang là Nghĩa Ô - trung tâm phân phối hàng hóa nhỏ lớn nhất thế giới.
Năm 2019, Tiểu Dân chưa đầy 20 tuổi khởi hành từ quê hương Đô Quân ở tỉnh Quý Châu đến thành phố Vĩnh Khang một mình để tìm kiếm cơ hội cho cuộc đời.
Tiểu Dân chuyển hướng theo nghề bán hàng trên đường phố thay vì làm trong công xưởng. (Ảnh: Sina). |
"Tôi không có học vấn cao, điều kiện tài chính gia đình không tốt và tôi đã vay nợ ở nước ngoài. Một người bạn ở Vĩnh Khang nói rằng tiền lương làm việc cho nhà máy tại đây không tệ nên tôi đi đến Quý Châu xin việc", Tiểu Dân chia sẻ.
Khi mới đến Vĩnh Khang, Tiểu Dân chỉ còn 120 NDT (410.000 đồng). Không lâu sau, anh tìm được công việc "thợ vặn ốc vít" trong một nhà máy.
Ban đầu, Tiểu Dân có thể kiếm được khoảng 100 NDT/ngày (hơn 340.000 đồng). Khi tay nghề thành thạo hơn, chàng trai có thể kiếm được tới 300 NDT/ngày (hơn 1 triệu đồng).
Tháng 10/2021, sau gần 2 năm, anh trả hết được nợ nước ngoài, đồng thời đưa ra quyết định ban ngày tiếp tục công việc vặn ốc vít, ban đêm bày sạp bán tạp hóa ngoài đường.
"Tôi sống hướng nội và muốn rèn luyện bản thân bằng cách mở một gian hàng. Lý do quan trọng hơn là tôi đã có lý tưởng kinh doanh từ khi còn nhỏ", Tiểu Dân nói.
Để bắt đầu mở gian hàng, Tiểu Dân noi gương những tiểu thương khác. Anh nhập hàng từ Nghĩa Ô và bán lại.
"Lúc mới bắt đầu, tôi không biết bán gì, cũng không biết mặt hàng nào được ưa chuộng nên chỉ mua đồ rẻ rồi bán. Tuy nhiên, cửa hàng của tôi ế ẩm và chẳng kiếm được đồng nào. Khi đó, tôi đã nhập bột giặt nhưng không thể bán được, đến nay vẫn tồn ở nhà", Tiểu Dân chia sẻ.
Những gian hàng được bày bán trên đường phố không dễ để thu hút khách hàng. (Ảnh: New York Times). |
Kinh doanh giống như đi tàu lượn siêu tốc
Trong thời gian dài, Tiểu Dân đã "làm việc" tại nhà máy vào ban ngày, bày hàng lúc 5h chiều và đóng cửa hàng lúc 10h tối.
Việc kinh doanh gian hàng liên tục ế ẩm và Tiểu Dân phải nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Sau đó, chàng trai thử bán một số đồ ăn nhẹ "hot" trên mạng, đồng thời livestream cuộc sống bán hàng mỗi ngày, đăng tải một số video ngắn lên mạng xã hội và dần tích lũy được lượng người theo dõi đáng kể. Chẳng mấy chốc, việc kinh doanh của anh cũng được cải thiện.
"Việc kinh doanh ban đầu không thuận lợi, vài ngày liền không bán được chút gì. Đây là thời điểm mọi người dễ bỏ cuộc. Tuy nhiên, tôi đã kiên trì và tìm hiểu nhiều hơn về mặt hàng.
Giờ đây, tôi có thể bán được hơn 100 NDT/ngày (hơn 340.000 đồng), cũng có ngày may mắn bán được hơn 1.000 NDT (3,4 triệu đồng), nhưng khả năng cao là ngày hôm sau kinh doanh sẽ không tốt, rất không ổn định khiến tâm lý người bán lúc lên lúc xuống, thất thường", Tiểu Dân tiết lộ.
Cùng với thu nhập "lên xuống như tàu lượn siêu tốc", Tiểu Dân phải liên tục chuyển "nơi bán hàng".
"Tôi đã thay đổi 4-5 địa điểm kể từ khi bắt đầu mở gian hàng. Đương nhiên những nơi này đều phải tập trung đông người", Tiểu Dân nói.
Nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm. (Ảnh: The Conversation). |
Sau này, Tiểu Dân bỏ nghề vặn ốc vít tại công xưởng vì công việc bán hàng đã ổn định, tuy nhiên không thể tránh những ngày thu nhập vẫn bấp bênh.
"Thu nhập trung bình hàng ngày là khoảng 300 NDT (hơn 1 triệu đồng), cao hơn nhiều so với làm việc trong nhà máy. Mỗi ngày tôi chỉ phải bán hàng 5 tiếng đồng hồ", chàng trai Trung Quốc chia sẻ.
Mỗi khi dựng hàng, Tiểu Dân sử dụng điện thoại di động để phát trực tiếp. Trong 1,5 năm, tài khoản mạng xã hội của anh thu hút được 100.000 lượt theo dõi. Vào ban ngày khi không phải bán hàng, anh sẽ nghĩ cách quay những video ngắn ở nhà.
"Nội dung của video là cuộc sống hàng ngày của tôi cùng gian hàng tạp hóa. Tôi sẽ thêm vào đoạn giao tiếp với khách hàng, âm thanh tiền đến tài khoản và lời kể của tôi để video có tính chân thực, đáng tin cậy hơn", Tiểu Dân cho hay.
Trung bình mỗi tháng Tiểu Dân có thể kiếm được ít nhất 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng).
Trang Sina cho biết, số liệu thu nhập bình quân đầu người của người dân ở thành phố Vĩnh Khang là 5.662 NDT (gần 20 triệu đồng)/tháng vào năm 2022.
Không bao giờ chịu nằm yên
Về việc mở gian hàng, Tiểu Dân thừa nhận, anh có những cân nhắc thực tế: "Tôi không thể tìm được công việc nào có lợi hơn công việc này vào thời điểm hiện tại".
Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 2000 không hài lòng khi bị gắn mác "nằm yên" mặc kệ cuộc đời. "Nằm yên" là từ chỉ cách sống buông xuôi, nhanh chóng từ bỏ của bộ phận giới trẻ Trung Quốc.
"Khi tôi mở gian hàng, một số người nói tôi kinh doanh khi còn trẻ vì không muốn đi làm, không thích ràng buộc và lười biếng", Tiểu Dân kể.
Tiểu Dân thẳng thắn nói một số người chọn nghề bán hàng mưu sinh vì tâm lý "nằm yên". Nhưng theo quan điểm của anh, bán hàng là bàn đạp và tích góp kinh nghiệm, kiếm thêm thu nhập.
"Bán hàng cũng là kinh doanh. Nếu bạn muốn khởi nghiệp, tại sao không thử. Tôi không bán hàng cả đời, tôi đợi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệp sẽ làm việc khác", Tiểu Dân nói.
Hàng ngày, chàng trai sinh năm 2000 nhận được rất nhiều tin nhắn hỏi anh cách lập gian hàng và cách kiếm tiền. Anh thường trả lời bằng hai câu: Một là "kiên trì đến cùng, không thì đừng làm", hai là "bán hàng đường phố vô cùng rủi ro, mọi người hãy suy xét thật kĩ".
"Bày sạp bán hàng không dễ như tưởng tượng nên tôi khuyên các bạn đừng mù quáng chạy theo trào lưu mà hãy tính đến sự phát triển trong tương lai", Tiểu Dân cho biết.
CEO 26 tuổi đứng sau đội quân dán nhãn 240.000 người
Alexandr Wang nổi tiếng khi đưa Scale AI thành kỳ lân 7,3 tỷ USD, nhưng phía sau đó còn một công ty con khác với hàng trăm nghìn người.
Alexandr Wang, sinh năm 1997, là cái tên không xa lạ tại Thung lũng Silicon, khi là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Scale AI - công ty chuyên cung cấp giải pháp phân tích AI cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Năm 2021, công ty được định giá 7,3 tỷ USD, đưa anh trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất trong bảng xếp hạng của Forbes.
Wang được đánh giá có vẻ ngoài lém lỉnh của một sinh viên mới tốt nghiệp đại học, thích mặc trang phục cho người đi bộ đường trường. Nhưng điều đó trái ngược với phong cách làm việc của anh ở Thung lũng Silicon. Năm 2016, Wang rời Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) khi 19 tuổi dù chưa tốt nghiệp để sáng lập Scale AI, đặt cược vào nhiệm vụ: dán nhãn khối lượng dữ liệu khổng lồ để huấn luyện AI, chủ yếu cho ôtô tự lái.
"Chúng tôi đóng vai trò như những chiếc cuốc xẻng trong cơn sốt đào vàng AI", Wang ví von.
Ba năm sau, giải pháp trí tuệ nhân tạo của công ty đã được áp dụng trên khoảng 300 doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xe tự lái như Waymo của Alphabet, Cruise của General Motors hay Uber Technologies. Công ty cũng ký ba hợp đồng trị giá 350 triệu USD với chính phủ Mỹ nhằm cung cấp giải pháp thu thập dữ liệu AI cho quân đội thông qua hệ thống gắn trên trang phục của Không quân, Lục quân, xe quân sự...
Đội quân dán nhãn 240.000 người
Scale AI không phải là tất cả với Wang. Liên kết với startup này là một đội ngũ được thuê theo giờ và có nhiệm vụ dán nhãn dữ liệu cho mục đích đào tạo AI - công việc thô sơ nhưng rất quan trọng đối với bất cứ hệ thống AI nào.
Đội ngũ này được cho là có quy mô 240.000 người, nhiều hơn hẳn so với 100 nhân viên toàn thời gian ở San Francisco hay vài chục nghìn nhân viên hợp đồng trên toàn cầu của Scale AI. Họ chủ yếu từ Kenya, Philippines, Venezuela, không làm việc trực tiếp với Scale AI mà thông qua công ty con Remotasks.
AI cần được huấn luyện để nhận biết và phân biệt mọi thứ, như một cái túi giấy và một người đi bộ. Do đó, các công ty AI cần tuyển một lượng nhân công lớn để dán nhãn những gì xuất hiện trong ảnh và video, như xe hơi, đèn giao thông, bánh mì, sữa, sôcôla... Những thứ này trở thành nguồn dữ liệu đầu vào cho AI "học".
"Họ rất, rất quan trọng đối với quá trình xây dựng hệ thống AI mạnh mẽ", Wang nói với Forbes khi đề cập đến các nhân viên tại Remotasks.
Không nhiều thông tin về Remotasks được tiết lộ. Theo một số nguồn tin, công ty thành lập năm 2017, ban đầu là một bộ phận chuyên gia công phần mềm của Scale AI nhưng sau đó tham gia nhiều hơn vào quá trình phân loại và dán nhãn dữ liệu cho hệ thống ôtô tự lái.
Nhằm mục tiêu sử dụng lao động giá rẻ, Remotasks tuyển và đào tạo hàng nghìn nhân viên dán nhãn dữ liệu ở hơn chục cơ sở ở Đông Nam Á và châu Phi. Ngay từ đầu, Scale AI định vị Remotasks là một thương hiệu riêng biệt. Website công ty không đề cập đến Remotasks và ngược lại. Một số nhân viên tiết lộ sự phân tách này nhằm bảo vệ cả hai khỏi bị giám sát, cũng như bảo mật cho khách hàng.
Tuy nhiên, Remotasks cũng dính đến một số bê bối liên quan đến việc trả lương và điều kiện làm việc. Theo Forbes, công ty trả cho nhân viên dưới một USD mỗi giờ, đồng thời phải làm việc trong những văn phòng thiếu tiện ích tối thiểu. "Gần như không có trách nhiệm giải trình nào về những điều kiện làm việc như vậy", một nhân viên nói.
Trong khi đó, đại diện Scale AI khẳng định lương nhân viên, gồm cả Remotasks "ở mức đủ sống". Dù vậy, người này từ chối đề cập chi tiết.
Lực lượng lao động của Remotasks đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư nhân của Scale AI, nhưng không phù hợp dán nhãn dữ liệu cho quốc phòng Mỹ vì không thể chuyển dữ liệu mật ra nước ngoài. Do đó, năm ngoái, Wang đã xây dựng một đội quân tại St. Louis với quy mô 200 người với chi phí "rất đắt đỏ", nhưng không công bố con số cụ thể.
Cạnh tranh khốc liệt
Đến nay, Scale AI và Remotasks bắt đầu có hàng loạt đối thủ lớn. Bên cạnh các tên tuổi đã thành danh như Northrop Grumman hay Lockheed Martin, các lựa chọn thay thế cũng đang nổi lên. Có thể kể đến Surge AI ra mắt 2020 và có trụ sở tại San Francisco, hay Labelbox và Snorkel AI đang tập trung vào việc đưa AI đến các doanh nghiệp phi công nghệ.
Vào tháng 1, Scale AI cắt giảm 20% nhân viên toàn thời gian. Khi đó, Wang cho biết lý do là sự không chắc chắn của điều kiện thị trường. Nhưng các đối tác vẫn tin tưởng Wang và công ty. "Wang sẽ không đạt được thành công như hôm nay nếu không phải là cậu bé thiên tài. Cậu ấy có nhãn quan chiến lược, đạo đức và cách làm việc hoàn toàn điên rồ mà tôi chưa từng gặp trước đây", tỷ phú William Hockey nhận xét về CEO Scale AI.
Đối với Wang, anh tin AI sẽ tiếp tục phát triển và vai trò của con người trong việc đào tạo các cỗ máy dựa trên công nghệ này sẽ càng tiếp diễn. Anh cũng tin Mỹ tiếp tục là đầu tàu về AI của thế giới trong tương lai.
Bảo Lâm (theo Forbes)
Đẩy mạnh quy hoạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, đẩy mạnh quy hoạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với quá trình đô thị hóa giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng vùng huyện (gọi tắt là quy hoạch nông thôn), nhất là các quy hoạch đã hết thời hạn, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch nông thôn để đảm bảo đáp ứng mục tiêu của quy hoạch là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu. Quy hoạch nông thôn phải đảm bảo tính kết nối giữa nông thôn - đô thị, nông thôn - vùng phát triển công nghiệp, nông thôn - vùng phát triển du lịch dịch vụ, đồng bằng - miền núi và tính đến mục tiêu xây dựng NTM bền vững.
Quy hoạch nông thôn gắn với đô thị hóa; cần có những quy định cụ thể về xây dựng NTM cho các xã ven đô, các xã, huyện được quy hoạch thành đô thị (vừa đáp ứng được các quy định về tiêu chí xây dựng NTM, vừa phù hợp với định hướng phát triển thành đô thị) nhằm kế thừa kết quả xây dựng NTM khi trở thành đô thị, đồng thời hạn chế tối đa trong việc xáo trộn trong đầu tư xây dựng.
Đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở tiềm năng của từng khu vực như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn… Đồng thời, cần thí điểm xây dựng các mô hình xây dựng NTM gắn với đô thị hóa tại các xã ven đô hoặc các xã, huyện được quy hoạch phát triển thành đô thị.
Trong đó, bên cạnh các giải pháp về hạ tầng kết nối, cần có các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đời sống của người dân; đào tạo nghề phi nông nghiệp và tạo việc làm cho người dân nông thôn để từng bước thích ứng với cuộc sống đô thị; có giải pháp đối với các áp lực về môi trường; giữ vững an ninh trật tự và đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống…
Cần định hướng xây dựng NTM vùng ven đô trở thành vùng đệm, vùng xanh, khu vực nghỉ dưỡng cho các vùng đô thị liền kề. Quy hoạch nông thôn phải nghiên cứu, xem xét tính đặc thù với từng vùng, miền, địa phương gắn với bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị đặc sắc của kiến trúc dân gian truyền thống, văn hóa lịch sử, cảnh quan tự nhiên, những nội dung cấu thành làm nên sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị, tránh tư duy NTM nghĩa là cái gì cũng xây mới.
Xây dựng và ban hành các thiết kế mẫu điển hình về nhà ở khu vực nông thôn và sử dụng các thiết kế mẫu này trong các chương trình, kế hoạch, dự án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ chính sách. Rà soát thí điểm triển khai nâng cấp một số cụm, tuyến dân cư, các mô hình điểm du lịch nông thôn có khả năng đạt các tiêu chí đô thị. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình NTM cho các vùng đặc thù như: Vùng biên giới, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, vùng đặc thù về quốc phòng, an ninh,…
Quy hoạch sản xuất trong quy hoạch nông thôn phải gắn kết chặt chẽ với các định hướng quốc gia, chiến lược về phát triển nông nghiệp nông thôn; quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, du lịch nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị và chuyển đổi số trong nông nghiệp để hướng đến “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Quy hoạch nông thôn cần chú trọng hơn nữa đến việc bố trí quỹ đất, không gian hợp lý để triển khai thực hiện các công trình bảo vệ môi trường (các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải nông thôn, thu gom xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp…), không gian sinh hoạt công cộng và điểm vui chơi, giải trí cho cộng đồng dân cư nông thôn…
* Xem chi tiết Văn bản tại đây./.
Nguyễn Miền
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch tỉnh
3. Hệ thống Bản đồ Quy hoạch tỉnh
Tải về Bản đồ quy hoạch tỉnh phần 01
Tải về Bản đồ quy hoạch tỉnh phần 02
Tải về Bản đồ quy hoạch tỉnh phần 03
4. Phóng sự về Quy hoạch tỉnh Bắc Giang