Năm 2012, thông tin một doanh nhân người Việt chi 900.000 USD mua đứt thị trấn Buford có diện tích khoảng 4 hécta tại Mỹ thu hút sự chú ý của nhiều người. Vị đại gia đó làdoanh nhân Phạm Đình Nguyên- người con của quê hương đất võ Bình Định nhưng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn.
Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP HCM, chàng trai đầy nhiệt huyết Phạm Đình Nguyên bắt đầu những tháng ngày làm thuê ở nhiều công ty khác nhau như: Coca-Cola Việt Nam, Nokia Việt Nam...
Sau 12 năm, ông mới bắt đầu sự nghiệp riêng với việc thành lập công ty lập công ty cổ phần phân phối dịch vụ tổng hợp (IDS) năm 2009. IDS đảm nhận phân phối nhiều mặt hàng gia dụng quốc tế.
Việc chi số tiền 900.000 USD cho một thị trấn rộng 4 ha có 1 người ở khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí còn nói ông là “đồ dở hơi”. Tuy nhiên, xuất hiện trên các hãng tin Mỹ và quốc tế, trong đó có cả CNN, BBC, là cơ hội vàng để truyền thông. Từ một doanh nhân không tên tuổi, ông Phạm Đình Nguyên được biết đến với danh hiệu “ông chủ trị trấn ở Mỹ”.
Tháng 4/2013, doanh nhân Phạm Đình Nguyên cùng người đồng nghiệp cũ Đỗ Quốc Tuấn thành lập PhinDeli. PhinDeli có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó ông Nguyên góp 58%, ông Tuấn góp 14%, còn lại là của một đối tác khác đại diện cho một quỹ đầu tư. Lúc này, ông Nguyên cũng đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli, thương hiệu cà phê do ông lập ra.
Tại thị trấn PhinDeli, ông Phạm Đình Nguyên cho sửa sang, xây dựng góc cà phê PhinDeli để khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Không chỉ thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun, cốc uống cà phê…
Tại Mỹ, sản phẩm cà phê PhinDeli đã được bán trên trang Amazon.com. Ông Nguyên có tham vọng đưa PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang có đông cộng đồng người Việt sinh sống.
Còn tại Việt Nam, thị trường cà phê cạnh tranh khốc liệt, ông lựa chọn cho mình mô hình take-away (mang đi) làm điểm khác biệt.
Năm 2021, PhinDeli phát triển hơn 1.500 điểm bán cà phê take away tại 40 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng 50.000 ly được bán ra. Ngoài cà phê take-away, PhinDeli còn kinh doanh một số sản phẩm cà phê hòa tan. Các sản phẩm cà phê hòa tan của PhinDeli đã có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Big C, MM Mega Market...
Các bài tập uốn cong ngón tay, siết chặt nắm tay, uốn cổ tay, nhấc ngón tay giúp tăng lưu lượng máu đến sụn ngón tay, giảm đau khớp.
Khớp ngón tay bao gồm toàn bộ phần ngón tay, các đốt ngón tay, móng tay... Khi các khớp ngón tay bị viêm, bàn tay thường bị biến dạng, chức năng cầm nắm giảm. Bệnh xảy ra phổ biến ở người làm các công việc sử dụng tay nhiều.
Ban đầu, đau khớp ngón tay chỉ gây cảm giác nhức từng đợt, âm ỉ. Khi mô và sụn bị tổn thương, triệu chứng chuyển sang giai đoạn sưng khớp ngón tay. Viêm khớp ngón tay cũng có thể gây cứng khớp, thay đổi hình dạng khớp do sụn trong khớp bị mòn không đều nhau.
Một số phương pháp giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng viêm khớp ngón tay, bao gồm: các bài tập, đeo nẹp, dùng thuốc chống viêm và sưng, ứng dụng chườm nóng - lạnh, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
7 bài tập dưới đây tập trung vào việc giảm đau và cứng khớp. giúp tăng lưu lượng máu đến sụn của ngón tay, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa sự cố xảy ra với các khớp.
Uốn cong ngón tay: Duỗi 2 tay ra trước mặt, lòng bàn tay hướng lên; từ từ đưa từng ngón tay di chuyển chậm về phía giữa lòng bàn tay; giữ trong vài giây, duỗi thẳng và lặp lại.
Nhấc ngón tay: Đặt lòng bàn tay trên một bề mặt phẳng và nhấc từng ngón tay lên một cách có kiểm soát. Lặp lại nhiều lần với cả 2 tay.
Trượt ngón tay: Đặt lòng bàn tay trên một bề mặt phẳng với các ngón tay duỗi ra. Trượt từng ngón tay về phía ngón tay cái và lặp lại nhiều lần khi nào các ngón tay đỡ mỏi.
Tay nắm chữ "C" hoặc chữ "O" : Di chuyển các ngón tay giống như bạn sắp nắm lấy một quả bóng nhỏ để tạo thành chữ "C" hoặc "O". Bạn dùng sức thắt chặt các cơ và giữ động tác này các lâu càng tốt, sau đó duỗi thẳng các ngón tay ra và lặp lại.
Siết chặt nắm tay: Giữ bàn tay mở rộng, lòng bàn tay hướng lên và từ từ nắm bàn tay lại thành nắm đấm, đồng thời giữ ngón tay cái ở bên ngoài bàn tay, cố gắng giữ ngón tay cái thẳng. Bạn nên thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi làm việc phải sử dụng ngón tay liên tục.
Uốn cong ngón tay cái: Uốn cong ngón tay cái về phía lòng bàn tay, càng cong càng tốt. Song song với đó giữ 4 ngón còn lại thẳng, lặp lại động tác 3-4 lượt mỗi lần tập.
Uốn cổ tay: Bạn giơ cánh tay ra, lòng bàn tay úp xuống. Nắm lấy bàn tay kia và ấn mu bàn tay xuống sàn, uốn cong cổ tay. Lặp lại động tác nhiều lần trong ngày để cổ tay thư giãn.
Bên cạnh các bài tập giúp giảm đau, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để kiểm soát triệu chứng viêm khớp và làm chậm quá trình tổn thương khớp, như: chọn dụng cụ nhà bếp có tay cầm rộng, đầu tư vào một bàn phím và chuột tiện dụng nếu bạn thường xuyên làm việc với máy tính. Đồng thời giảm thời gian sử dụng điện thoại thấp nhất có thể.
Liệu pháp nhiệt như ngâm tay trong bồn nước ấm trong 20 phút, sử dụng miếng đệm sưởi điện, chai nước ấm hoặc khăn ướt trong 20 giây cũng là cách làm tăng lưu thông máu và giảm cứng khớp. Liệu pháp lạnh như đắp túi nước đá, gói gel lạnh khoảng 15-20 phút cũng giúp giảm viêm, giảm sưng và đau.
Sau thành công của ChatGPT, hàng loạt ông lớn như Google, Microsoft, Meta cũng chi hàng tỷ USD để phô diễn những bước tiến mới của mình.
Theo Reuters, Generative AI, hay AI tạo sinh, đang trở thành từ khóa được giới công nghệ quan tâm hàng đầu và được cho là sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác, làm việc.
Từ 2022, một số AI tạo sinh đã khuấy động thế giới như chatbot ChatGPT hay AI vẽ tranh Dall-E, đều do OpenAI phát triển và được Microsoft đầu tư hàng tỷ USD. Trong khi đó, Google và Meta đã nghiên cứu các mô hình AI này từ lâu, với LaMDA hay BlenderBot, nhưng không công bố rộng rãi do lo ngại về tính xác thực trong các câu trả lời. Tuy nhiên, trước cơn sốt ChatGPT, đầu tháng 2, Google cũng giới thiệu chatbot Bard và đến 16/3, hãng bắt đầu tích hợp AI tạo sinh vào Gmail và Docs. Meta cũng nhanh chóng tung ra mô hình LLaMA được huấn luyện trên 1.400 tỷ từ, gấp năm lần mô hình OpenAI.
AI tạo sinh là gì?
Nghe có vẻ trừu tượng nhưng AI tạo sinh có thể hiểu đơn giản là thuật toán trí tuệ nhân tạo có thể sáng tác và sinh ra nội dung, như ảnh, video, âm thanh, mã code, văn bản.
Đây là bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo. Một ví dụ điển hình về sự khác biệt giữa AI truyền thống và tạo sinh là dạy cách nhận biết ảnh con mèo. Hệ thống AI trước đây có thể nhanh chóng xác định đâu là con mèo trong hàng nghìn bức ảnh ngẫu nhiên nhờ được "dạy" cách nhận dạng hình ảnh. Còn AI tạo sinh đột phá hơn khi nó không chỉ phân loại ảnh mèo mà có thể tạo mô tả về mèo theo yêu cầu, hoặc vẽ ảnh con mèo bất kỳ dựa trên yêu cầu của người dùng.
"Đột phá của AI tạo sinh thay đổi căn bản cách con người tương tác với công nghệ. Chúng tôi rất phấn khích trước tiềm năng của Generative AI và những cơ hội nó sẽ mở ra, như giúp mọi người thể hiện bản thân một cách sáng tạo, giúp nhà phát triển xây dựng các loại ứng dụng mới, hay chuyển đổi cách các doanh nghiệp, chính phủ thu hút khách hàng và cử tri", Thomas Kurian, CEO Google Cloud, nói trong sự kiện Google Workspace hôm 16/3.
Mô hình AI tạo sinh phổ biến nhất công chúng có thể tiếp cận là GPT-3.5 trong ChatGPT. Nó gây ấn tượng lớn vì có khả năng tương tác bằng văn bản như con người. GPT-4, mô hình mới hơn được OpenAI công bố giữa tháng 3, đã có bước tiến đáng kinh ngạc vì vừa có thể tạo văn bản, vừa tạo hình ảnh.
Siêu AI - siêu tốn tiền
CNBC dẫn lời Rowan Curran, chuyên gia của hãng nghiên cứu Forrester, rằng huấn luyện một AI tạo sinh cần hàng triệu USD. Mô hình LLaMA được Meta ra mắt hồi cuối tháng 2 dùng 2.048 GPU Nvidia A100 để đào tạo trên 1.400 nghìn tỷ từ với 65 tỷ tham số. Ước tính, AI này tiêu tốn của Meta 2,4 triệu USD. Còn mô hình GPT-3 của OpenAI, với 175 tỷ tham số, cần ít nhất 100.000 USD mỗi ngày, hay 3 triệu USD mỗi tháng, để vận hành.
Trong khi đó, theo SemiAnalysis, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ chip, nếu muốn bổ sung chatbot AI vào công cụ tìm kiếm, Google phải tốn ba tỷ USD đầu tư hệ thống chip Tensor Processing Units (TPU) và hạ tầng đi kèm. Tương tự, Morgan Stanley cho biết Google Search đã xử lý 3,3 tỷ truy vấn năm ngoái. Giả sử Bard thực hiện một nửa số truy vấn đó, hãng sẽ phải chi thêm 6 tỷ USD, hoặc hơn thế nữa nếu độ dài câu trả lời quá 50 từ.
Sau khi đầu tư một tỷ USD từ 2020, đến tháng 1 năm nay, Microsoft tiếp tục chi thêm khoản tiền khổng lồ, lên đến 10 tỷ USD vào OpenAI trong bối cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo nóng lên. Khoản tiền được phân bổ trong nhiều năm nhằm phát triển siêu máy tính và điện toán đám mây để vận hành AI.
Thực tế, điều khiến chi phí cho tìm kiếm bằng AI đắt hơn mô hình hiện tại là do sức mạnh tính toán. Các công cụ tìm kiếm thông thường không đòi hỏi nhiều về khả năng xử lý, chỉ cần quét website và đưa ra kết quả dưới dạng đường link. Trong khi đó, hệ thống AI cần chip có khả năng tính toán nhanh để xử lý thông tin, truyền đạt dưới dạng văn bản phức tạp.
Clement Delangue, Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp AI Hugging Face, nói: "Các tổ chức xây dựng AI tạo sinh phải thận trọng khi đào tạo phần mềm, giúp cải thiện khả năng của nó bởi việc này vô cùng tốn kém".
Bên cạnh đó, việc đào tạo AI diễn ra liên tục để cập nhật. Do đó, siêu AI ngốn tiền hàng ngày chứ không phải đầu tư một lần là xong. Theo Delangue, đó là lý do một số AI như ChatGPT chỉ giới hạn kiến thức đến năm 2021.
AI tạo sinh đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Các nền tảng như Dall-E, DeepDream Generator, Pikazo, Artbreeder được dùng nhiều trong sáng tạo hình ảnh. Còn GPT-3, Write With Transformer, AI Dungeon, Writesonic đã phổ biến với người sáng tạo nội dung. Trong lĩnh vực âm nhạc, một số AI tạo sinh nổi bật hiện nay là Amper Music, AIVA, Ecrette Music, Musenet.
Cuộc đua càng trở nên hấp dẫn hơn khi các nguồn tin cho biết Apple cũng đang phát triển một mô hình tương tự ChatGPT. Theo New York Times, các nhân viên Apple đã được thông báo về mô hình ngôn ngữ lớn và những công cụ AI khác tại hội nghị AI thường niên của công ty.
Thiếu sót của AI tạo sinh
Theo Reuters, Generative AI có thể tạo ra thay đổi mang tính bước ngoặt với nhiều ngành nghề, nhưng chúng còn quá mới nên người dùng vẫn chưa thấy tác động lâu dài. Tuy nhiên, điều đầu tiên các chuyên gia lo lắng là siêu AI có thể tạo ra thông tin hoàn toàn sai. Tồi tệ hơn, đôi khi nó mang thành kiến do những thông tin đầu vào được lấy từ khắp Internet.
Vẫn có một số cách để giảm thiểu tác động tiêu cực của AI tạo sinh. Đầu tiên là nhà phát triển phải chọn lọc dữ liệu đầu vào cẩn trọng ngay từ đầu. Tiếp đến, thay vì dùng mô hình Generative AI có sẵn, các tổ chức có thể cân nhắc để dùng mô hình chuyên biệt, quy mô nhỏ hơn, tùy chỉnh dựa trên dữ liệu của riêng họ để phù hợp với nhu cầu và giảm thiểu sai lệch.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến cáo người dùng tránh dùng AI tạo sinh cho những quyết định quan trọng. Bối cảnh rủi ro và cơ hội có thể thay đổi nhanh chóng hàng ngày mà có thể AI chưa được cập nhật.
Cuối cùng, khi AI ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện một cách tự nhiên trong đời sống, môi trường pháp lý liên quan sẽ phải theo kịp sự phát triển của công nghệ.