Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam 2023

Sau đây là danh sách các tỉnh thành thường xuyên góp mặt ở top đầu bảng xếp hạng các tỉnh giàu nhất Việt Nam, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố giàu nhất

Thành phố giàu nhất tại Việt Nam đầu tiên phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Là nơi thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Đây là trung tâm kinh tế của cả đất nước với sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm. Một thành phố này tạo ra 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương hơn 1.000.000 tỷ đồng. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

2. Thành phố Hà Nội - Thủ đô

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 2014, kinh tế Thủ đô liên tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm năm trước tăng 8,8 %. Đáng quan tâm những nghành đa phần sẽ lấy lại đà tăng trưởng: giá trị ngày càng tăng công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,4 %, riêng kiến thiết xây dựng tăng 9,9 %, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, thị trường bất động sản có sự chuyển biến, lượng hàng tồn dư giảm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa phận: 9,0 – 9,5 %, dịch vụ 9,8 – 10,5 %, công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,7 – 9,0 %, nông nghiệp tăng 2,0 – 2,5 %, GRDP trung bình đầu người là 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã thiết kế xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall,… là nơi tập trung chuyên sâu shopping của phần đông người dân.

Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.

3. Bình Dương - Thành phố công nghiệp

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương là tỉnh có GRDP xếp thứ 3 trong danh sách top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 130 nghìn tỷ đồng, tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

Bình Dương là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Nơi đây có tiềm năng và chắc chắn phải trở thành một hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như toàn bộ cộng đồng kinh tế ASEAN. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu. Tính chung cả 6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ. Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ.

4. Bà Rịa, Vũng Tàu - Thành phố biển

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Theo số liệu năm 2004 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 51.2%.

Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa -Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.

5. Đồng Nai – Thành phố công nghiệp

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đi vào hoạt động.

GDP năm 2011 toàn tỉnh Đồng Nai đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp – xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng…Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%. Năm 2019, Đồng Nai xuất siêu khoảng 3,2 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.335 tỉ đồng. Thu hút đầu tư trong nước đạt 34 nghìn tỉ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6% so với cùng kì. Lũy đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 917 dự án với tổng vốn khoảng 325.000 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài dự ước đạt 1.450 triệu USD, đạt 145% so với kế hoạch, bằng 75,7% so với cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.457 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 30 tỉ USD.

6. Hải Phòng – Thành phố cảng biển

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Năm 2005 đến nay Hải Phòng luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.

7. Bắc Ninh - Thành phố công nghiệp phía Bắc

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho.

Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 75,2%, dịch vụ chiếm 21,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017. Năm 2021, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 1.462.945 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người. GRDP đạt 227.615 tỉ Đồng (tương ứng gần 10 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 6.752 USD (tương ứng với 155,6 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 6,9%.

8. Quảng Ninh

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng, thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.

9. Đà Nẵng - Thành phố du lịch

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn cùng các siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim… Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính…

10. Khánh Hòa

Danh sách các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%. GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam. Dịch vụ – du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp – xây dựng là 42%, còn nông – lâm – thủy sản chiếm 13%. Năm 2019, chỉ số GRDP tăng 6,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, doanh thu du lịch tăng 24,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%, thu ngân sách tăng 10%...

Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ở Khánh Hòa với số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa... Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với Festival Biển (Nha Trang) được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịch Khánh Hòa với thế giới.

Xếp hạng kinh tế 63 tỉnh thành ở Việt Nam 2022 | Tỉnh nào có GRDP bình quân đầu người cao nhất?

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước?

Bà Rịa - Vũng Tàu đang là địa phương có thu nhập bình quân tháng cao nhất với 12 triệu đồng; TPHCM đứng thứ hai với 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng. Đồng Nai và Bình Dương cùng có thu nhập bình quân lao động ở mức 9,8 triệu đồng.

Chi tiết "bảng xếp hạng" thu nhập bình quân

Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt 9,5 triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2019.

7/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước (9,5 triệu đồng/người/tháng). Chủ yếu là các địa phương có doanh nghiệp quy mô lớn, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng; TPHCM đứng thứ hai với 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng. Đồng Nai và Bình Dương cùng có thu nhập bình quân lao động ở mức 9,8 triệu đồng.

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? ảnh 1

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng.

Tại 56/63 địa phương còn lại, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước, trong đó 9/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng một lao động dưới 6 triệu đồng.

Cụ thể, Điện Biên 4,3 triệu đồng; Quảng Trị 5,5 triệu đồng; Trà Vinh và Thanh Hóa 5,6 triệu đồng; Phú Yên 5,7 triệu đồng; Sơn La, Bạc Liêu và Đắk Lắk 5,8 triệu đồng; Quảng Bình 5,9 triệu đồng.

Cũng theo báo cáo, nếu xét theo khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân tháng một lao động năm 2020 đạt cao nhất với 10,6 triệu đồng, giảm 1,4% so với năm 2019 (trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 25 triệu đồng).

Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9 triệu đồng, tăng 4,7% (trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 18,7 triệu đồng). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 6,2 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2019.

So với năm 2019, doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2020 đạt cao nhất với 15,3 triệu đồng, tăng 7,9% (trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 15,5 triệu đồng, tăng 12,1%); doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng, giảm 0,5%; doanh nghiệp FDI 10,5 triệu đồng, tăng 4,5%.

8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm 31/12/2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017-2020.

Theo địa phương, 29/63 tỉnh thành có tốc độ tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2021 so với thời điểm 31/12/2020 cao hơn bình quân cả nước (5,7%). Trong đó, Lạng Sơn tăng 10,2%; Yên Bái tăng 9,3%; Bắc Ninh tăng 9,2%; Tuyên Quang tăng 8,9%; Bắc Kạn tăng 8,8%; Bắc Giang tăng 8,7%; Hưng Yên tăng 8,5%…

Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 cao, gồm TPHCM có 268.465 doanh nghiệp, chiếm 31,3% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, tăng 5,4% so với năm 2020; Hà Nội178.493 doanh nghiệp, chiếm 20,8%, tăng 7,6%; Bình Dương có 37.668 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, tăng 8,1%; Đồng Nai có 25.055 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 3,2%; Đà Nẵng có 24.703 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 4,4%; Hải Phòng có 19.806 doanh nghiệp, chiếm 2,3%, giảm 1,9% so với năm 2020.

Năm 2021, bình quân cả nước có 8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân. Tại 8/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân cao hơn bình quân cả nước, gồm TPHCM có 29,3 doanh nghiệp; Hà Nội có 21,4 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 20,7 doanh nghiệp; Bình Dương có 14,5 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 9,7 doanh nghiệp; Hải Phòng có 9,6 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 9,5 doanh nghiệp và Khánh Hòa có 8,9 doanh nghiệp.

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? ảnh 2

Năm 2021, bình quân cả nước có 8,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân.

Tại 55/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân thấp hơn bình quân cả nước, gồm: Hà Giang có 1,4 doanh nghiệp; Sơn La có 1,6 doanh nghiệp; Điện Biên có 1,7 doanh nghiệp; Tuyên QuangBắc Kạn cùng có 2,0 doanh nghiệp; Yên Bái Cao Bằng có 2,2 doanh nghiệp; Lai Châu, Đồng ThápSóc Trăng cùng có 2,3 doanh nghiệp.

Tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt 27,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,0% so với năm 2019. Theo khu vực kinh tế, doanh thu thuần của doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 158.100 tỷ đồng, giảm 6,2% so với năm 2019; doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 4,4%; doanh nghiệp khu vực dịch vụ đạt 13,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,7%.

Theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2020 có tổng doanh thu thuần cao nhất với 15,8 triệu tỷ đồng, chiếm 57,6% doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp FDI đạt 8,2 triệu tỷ đồng, chiếm 29,8%; doanh nghiệp nhà nước đạt 3,4 triệu tỷ đồng, chiếm 12,6%, giảm 4%.

TÂY SONG BẢN NẠP - LÃNH ĐỊA TỰ TRỊ BÍ ẨN CỦA NGƯỜI THÁI BÊN TRONG TRUNG QUỐC

SƠN TÂY - VÙNG ĐẤT TỪNG CHI PHỐI TRUNG QUỐC HIỆN GIỜ RA SAO?

MA CAO - THIÊN ĐƯỜNG "MẠI D*M" VÀ "CỜ BẠC" NÀY THAY ĐỔI RA SAO KHI VỀ TAY TRUNG QUỐC

AN GIANG - KINH ĐÔ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

AN GIANG - KINH ĐÔ CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Kỹ sư Mỹ cũng không biết người Trung Quốc đã xây dựng các công trình này như thế nào?

CHIẾT GIANG - VÙNG ĐẤT CỦA SẮC ĐẸP và LẦU XANH - CÁI NÔI HỆ PHÁI THIÊN THAI

Tại Sao Nam Mỹ Lại Nghèo Hơn Bắc Mỹ Rất Nhiều ?

NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CHƯA BIẾT VỀ 5 KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

Quảng Tây - Vùng Đất Của Người Bách Việt

HẮC LONG GIANG - VÙNG ĐẤT TỪNG CẤM NGƯỜI HÁN ĐỊNH CƯ

TOÀN CẢNH NỘI MÔNG - VÙNG ĐẤT "DỊ THƯỜNG" CỦA TRUNG QUỐC

TẠI SAO CAM TÚC KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN?

Startup ngoại ưa thích thị trường Việt

 Việt Nam được nhiều startup ngoại xem là thị trường trọng điểm để phát triển thời gian tới.

Hiện diện từ năm 2021, Igloo, startup về bảo hiểm toàn diện của Singapore cho biết, Việt Nam luôn nằm trong những thị trường có doanh thu cao nhất của doanh nghiệp. Igloo cũng có mặt tại các thị trường như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine với các trung tâm công nghệ tại Ấn Độ và Trung Quốc.

"Việt Nam đang là trở thành một trong những thị trường trọng điểm của chúng tôi. Ngành bảo hiểm Việt Nam được dự báo đạt quy mô 3,5 tỷ USD vào năm 2026 nhưng doanh thu của sản phẩm bảo hiểm công nghệ mới chỉ đạt 2-3%", ông Nguyễn Hữu Tự Trí, Giám đốc Igloo Việt Nam nói với VnExpress. Theo ông, trong gần 2 năm hoạt động, Igloo đã bán ra 13 triệu hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam, riêng năm ngoái là 10 triệu hợp đồng, đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, chưa được bảo vệ.

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực mà startup này ra mắt sản phẩm bảo hiểm chỉ số thời tiết dựa trên blookchain nhằm bảo vệ nông dân trồng lúa. Igloo có tham vọng trở thành công ty bảo hiểm công nghệ (insurtech) hàng đầu tại Việt Nam.

Tương tự, nền tảng gọi xe Ấn Độ Zoomcar - chuyên kết nối chủ sở hữu ôtô với khách hàng có nhu cầu sử dụng cho mục đích cá nhân, kinh doanh, du lịch... cũng tìm thấy cơ hội lớn tại thị trường gần 100 triệu dân.

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam

Ông Kiệt Phạm, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc quốc gia Zoomcar Việt Nam, cho biết sau hơn 1 năm hoạt động, startup đã có hơn 100.000 khách hàng đăng ký, thu hút được 3.000 chủ xe, tăng 500% doanh thu và 300% số chuyến xe. "Chúng tôi đã tiệm cận điểm hoà vốn trên từng chuyến xe và được kỳ vọng tăng trưởng gấp 2-3 lần trong 2023", ông nói.

Lợi thế lớn của Việt Nam, theo các startup này, là dân số trẻ, yêu công nghệ, có lượng người thu nhập trung bình tăng cao và ổn định.

Ông Trí nói, cơ cấu dân số có nhiều nhóm khác nhau, tạo cơ hội để startup có thể đưa ra những sản phẩm phủ hợp cho từng nhóm khách hàng. Bên cạnh đó, sau Covid-19, người dân đã dành nhiều quan tâm hơn đến các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt mức độ sẵn sàng mua bảo hiểm trực tuyến đã tăng lên đáng kể.

Còn với Zoomcar, việc người Việt có nhu cầu cao về sử dụng ôtô trong khi chi phí sở hữu cao hơn các nước khác mang lại tiềm năng thị trường lớn. Theo hãng nghiên cứu Mordorintelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 14%.

"Việt Nam thậm chí là thị trường tiềm năng nhất của Zoomcar ở Đông Nam Á", ông Kiệt Phạm nhận định.

Igloo, Zoomcar không phải là những startup ngoại đơn lẻ ưa thích cơ hội tại thị trường Việt Nam. Trước đó, Straits Times đưa tin, nhiều startup Singapore đang nhận ra việc phát triển tại Việt Nam thuận lợi hơn nhờ vào chi phí rẻ, nguồn nhân công dồi dào, thị trường lớn. Việc tìm kiếm nguồn vốn tại đây cũng được đánh giá là dễ dàng vì nhiều nhà đầu tư, quỹ mạo hiểm đang tập trung vào thị trường này.

Việt Nam theo đó là một trong những trung tâm khởi nghiệp chính ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore và Indonesia. Giai đoạn 2020-2022, tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đạt gần 2 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cuối năm ngoái.

Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley Capital cùng đối tác là quỹ đầu tư mạo hiểm Lotte Ventures và cơ quan chính phủ Hàn Quốc KISED cuối năm ngoái cũng giới thiệu 14 startup xuất sắc của Hàn Quốc có ý định đưa sản phẩm đến Việt Nam. Theo ông Hong Sun, Phó chủ tịch Phòng thương mại công nghiệp Hàn Quốc, các startup Hàn có xu hướng đầu tư vào Việt Nam sau khi họ thấy nhiều công ty thành công trên thị trường. Ông cũng dự báo nhiều startup mới sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới.

Năm 2022, Báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO ghi nhận Việt Nam xếp vị trí 48/132, thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua. Mặc dù giảm 4 bậc so với 2021, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore và Thái Lan. Việt Nam cũng xếp thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu, tăng 5 bậc so với năm 2021

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, phía startup cũng cho rằng có nhiều thách thức, đặc biệt trong việc thay đổi quan điểm của người dùng. Với ngành bảo hiểm công nghệ, niềm tin của người dân vào bảo hiểm nói chung còn thấp, dẫn đến chưa mặn mà tham gia. Ngoài ra, dù lực lượng lao động đông, nguồn nhân lực chất lượng cao có am hiểu công nghệ vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của startup ngoại.

Vốn rót vào startup Việt Nam giảm hơn một nửa

 Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2022 lại giảm 56% do ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu.

Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam 2023 do Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố chiều 30/3 cho biết, tổng số vốn đầu tư rót vào startup năm qua đạt 634 triệu USD, thông qua 134 thương vụ. Việt Nam đứng thứ ba về số thương vụ và thứ tư về quy mô vốn vào startup năm 2022 tại Đông Nam Á.

Các thương vụ trị giá hơn 50 triệu USD giảm mạnh. Dòng vốn thu hẹp rõ rệt vào nửa cuối năm 2022 với giá trị đầu tư giảm 65% do khủng hoảng trong ngành công nghệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số thương vụ lại tăng cùng giai đoạn này.

"Quy mô dòng vốn sụt giảm vì thiếu vắng của các thương vụ lớn nhưng số thương vụ cả năm chỉ giảm nhẹ, cho thấy các nhà đầu tư vẫn rót đều đặn vào Việt Nam", bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Do Ventures, nhận định.

triệu USDdự ánĐầu tư vào các startup Việt Nam qua các nămQuy môSố dự án20142016201820202022040080012001600080160240320VnExpress | NIC & Do Ventures2019
 Số dự án: 126

Xét theo lĩnh vực, dịch vụ tài chính là điểm sáng hiếm hoi, gọi được số vốn nhiều nhất, tăng 248% so với 2021. Vốn vào bán lẻ giảm 57% nhưng vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn thứ hai, tiếp đến là y tế, giáo dục.

Dù vậy, tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm qua vẫn có một số điểm sáng. Giá trị đầu tư trong các vòng gọi vốn từ 10-50 triệu USD tăng nhẹ. Tín hiệu này cho thấy các công ty đã huy động được vòng Pre-A và Series A năm trước đã bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Năm qua, các quỹ Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu quy mô rót vốn, với tổng cộng 287 triệu USD, theo sau là nhà đầu tư Singapore, Bắc Mỹ và Hàn Quốc. "Trong bối cảnh khó khăn, nhà đầu tư nội địa đang tiếp động lực cho startup", bà Vy nói.

Về triển vọng năm 2023, báo cáo cho biết gần 100% các nhà đầu tư được hỏi khẳng định ít nhất sẽ giữ mức độ rót vốn như hiện tại. Trong trung hạn, sức hẫn dẫn của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn rất lớn.

Tại "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam" chiều 30/3, ông Nguyễn Anh Quang, Giám đốc đầu tư cấp cao SK - một quỹ Hàn Quốc đã rót 2 tỷ USD vào Việt Nam, quan tâm các dự án ngành tiêu dùng, y tế và các nền tảng có tiềm năng hưởng lợi từ nền kinh tế số nói chung. "5-10 năm tới là giai đoạn phát triển rất thú vị với hệ sinh thái startup Việt Nam và khu vực", ông nói.

STIC Investment (Hàn Quốc) - đơn vị đã rót 300 triệu USD vào Việt Nam tiếp tục tìm kiếm các startup mang đến những hạ tầng công nghệ mới trong logistics, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe. Ông Vinnie Lauria, Giám đốc Golden Gate Ventures cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển các startup ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu khai mạc Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023. Ảnh: Forbes Việt Nam

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023". Ảnh: Forbes Việt Nam

Để vượt qua "mùa đông", các chuyên gia tại diễn đàn khuyến nghị startup tập trung vào các khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp, sử dụng vốn khôn ngoan, liên tục điều chỉnh chiến lược hoạt động theo những thay đổi của môi trường kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 54, tăng năm bậc so với 2021, về hệ sinh thái startup các quốc gia, theo xếp hạng do StartupBlink thực hiện. Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nhận định hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn một số điểm cần cải thiện như ít "kỳ lân" (startup định giá từ một tỷ USD) và ít quỹ đầu tư mạo hiểm thiếu các thương vụ lớn.

Để thủ tục thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm thuận lợi hơn, bộ này sẽ soạn thảo sửa đổi Nghị định 38 hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo hướng đơn giản hóa, tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế.

Viễn Thông

THANH HẢI - MỎ DẦU CỦA TRUNG QUỐC

Kênh đào hơn 100 triệu USD nối hai sông ở Nam Định

Một km kênh đào nối sông Đáy - Ninh Cơ tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD (2.300 tỷ đồng), đáp ứng tàu trọng tải 2.000-3.000 tấn, sắp hoàn thành sau hơn hai năm thi công.
Bấm để xem ảnh
Cụm công trình kênh nối sông Đáy (bìa trái) - Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, được khởi công xây dựng cuối năm 2020, trên diện tích khoảng 45 ha. Dự án có tổng mức đầu tư 101 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng), từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới.
Dự án nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy, khu vực Nam Định, Ninh Bình qua cửa biển Lạch Giang, giúp rút ngắn 20% thời gian hành trình phương tiện thủy từ các tỉnh ven biển đến Ninh Bình và ngược lại. Đồ họa: Khánh Hoàng
Bấm để xem ảnh
Tuyến kênh dài khoảng một km, rộng 90-100 m, đáp ứng tàu chở hàng trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn. Công trình cũng là tổ hợp của nhiều loại hình như đường thủy, cầu cảng, thông tin liên lạc.
Bấm để xem ảnh



Công trình chính của dự án là âu tàu dài 179 m, rộng 17 m và sâu 11 m.

Âu tàu nằm giữa hai sông, vận hành tương tự như kênh đào nổi tiếng Panama. Khi có tàu vào, một bên đóng kín, bên còn lại mở cho tới khi mực nước sông cân bằng với bên trong để tàu qua, và ngược lại. Mỗi chu kỳ một tàu qua kéo dài khoảng 15 phút, trong đó 2 phút bơm nước để cân bằng phía trong và ngoài sông.
Đây là âu thuyền lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam hiện nay.

Khi công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho nhiều tàu chở hàng container đi qua, thay vì phải tới cảng Hải Phòng và di chuyển bằng đường bộ như hiện nay.
Cửa đóng xả phía sông Đáy nặng gần 80 tấn, được làm bằng thép theo tiêu chuẩn Nhật.

Khi có tàu, cửa lớn vẫn đóng và chỉ mở hai cửa xả nhỏ phía dưới. Khi nước phía trong và ngoài sông cân bằng, cửa mới mở để cho tàu qua. Ngoài ra, cửa này còn có nhiệm vụ ngăn nước mặn từ sông Đáy.
Cụm công trình kênh nối có 14 trụ neo đậu được đặt ở mỗi bên sông.
Công trình chiếm một phần đê phía sông Ninh Cơ. Giao thông đường bộ trên mặt đê được thay thế bằng một cây cầu kết cấu bêtông cốt thép, dài hơn 2,2 km, chiều cao tĩnh không 15 m.
Theo tiến độ, kênh đào sẽ đi vào hoạt động tháng 6 tới. Hiện công trường chia làm ba ca làm việc để kịp tiến độ, phần việc chủ yếu là cắt đê, đắp tôn tạo.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc dự án, cho hay toàn bộ công trình được xây dựng bởi các kỹ sư trong nước, 90% thiết bị cũng tự sản xuất. Về mặt công nghệ không có gì đặc biệt, song việc thi công gặp nhiều khó khăn do địa chất yếu.

"Từng có một số vụ sạt lở khiến nhiều công nhân lo sợ. Bùn nhão, mưa nhiều khiến mỗi năm chỉ thi công được vài tháng", ông Thưởng nói cho biết hiện mọi việc đều đã được giải quyết với tiến độ hoàn thành hơn 80%.

LIÊU NINH - KINH ĐÔ CŨ CỦA NGƯỜI MÃN CHÂU | VÙNG ĐẤT TỪNG GÂY RÚNG ĐỘNG TRUNG QUỐC 1 THỜI