Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Sau 7,5 năm học và thực hành, thu nhập của bác sĩ trẻ chưa đến 5 triệu đồng

Thông tin về việc năm 2021 - 2022, làn sóng chuyển dịch nhân lực y tế công sang tư, Bộ Y tế có đánh giá và giải pháp ra sao? Bộ Y tế cho hay, trong 5 năm trở lại đây, quá trình xã hội hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều đơn vị y tế tư nhân tham gia vào công tác khám chữa bệnh, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhân lực y tế nói chung, đặc biệt là nhân lực y tế có chuyên môn cao. Khi tìm được cơ hội đáp ứng mong mỏi, nhân viên y tế sẽ dịch chuyển sang khu vực y tế tư nhân.

Thu nhập thấp, áp lực công việc lớn

Trong một báo cáo của Bộ Y tế về vấn đề này cho biết, báo cáo của các tỉnh, thành phố và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế về số lượng nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc từ ngày 1/1/2021 đến 30/6/2022 trên cả nước có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc (gồm 3.094 bác sĩ, 2.874 điều dưỡng, 551 kỹ thuật y, 276 hộ sinh, 593 dược, 2.280 viên chức khác).

Về nguyên nhân dịch chuyển nhân lực từ y tế công sang tư, theo Bộ Y tế là do áp lực công việc trong khu vực công cao, nhưng thu nhập ở các đơn vị y tế công lập thấp hơn so với tư nhân. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, cán bộ, viên chức y tế là lực lượng đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cường độ làm việc của nhân viên y tế rất lớn khi số lượng ca mắc mới tăng, số người phải cách ly, xét nghiệm, điều trị tăng cao, nhân viên y tế hầu như không có ngày nghỉ, làm việc với cường độ cao trong thời gian kéo dài, đặc biệt là đối với nhân viên y tế ở những địa phương có dân số lớn như TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Áp lực công việc cao cộng với thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc trong năm 2021 và 2022.© Được VTC cung cấp

Mặt khác, do phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của viên chức ngành y tế.
Lương và chế độ phụ cấp với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở. Nguyên nhân, tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là do ngân sách nhà nước bảo đảm, nguồn thu sự nghiệp thấp.
Theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
"Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, vì vậy khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập vì mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 đến 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 đến 6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập"- thông tin của Bộ Y tế nêu rõ.
Nguyên nhân thứ hai được Bộ Y tế nêu ra là do ảnh hưởng của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong thời gian qua, dẫn đến điều kiện môi trường làm việc của viên chức y tế bị ảnh hưởng: công tác đấu thầu thuốc và vật tư y tế bị tạm dừng, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập thiếu điều kiện, thiết bị để phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Thiếu thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật cao, thiếu thuốc, thậm chí thiếu cả các vật tư tiêu hao, các dụng cụ, trang thiết bị thông thường kể cả thiếu thiết bị bảo hộ cần thiết đã làm hạn chế việc phát huy trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, viên chức y tế nên viên chức y tế có xu hướng dịch chuyển sang các cơ sở y tế tư nhân có điều kiện, môi trường làm việc tốt hơn.
Nguyên nhân thứ 3, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm, nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế cũng bị giảm đi, làm cho thu nhập nhân viên y tế giảm mạnh.
Thậm chí nhiều đơn vị được giao tự chủ kinh phí chi thường xuyên (nguồn chi trả lương và phụ cấp cho viên chức y tế được trích từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị thông qua giá dịch vụ y tế), trong khi giá dịch vụ y tế cho người có thẻ Bảo hiểm y tế thấp (do chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế), nên nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị thấp, từ đó không có kinh phí để chi trả lương nên đã chậm chi trả lương cho nhân viên y tế.
Nguyên nhân thứ tư, do áp lực của xã hội, gia đình và người thân. Theo Bộ Y tế, các cán bộ viên chức y tế, cũng như những người lao động khác đều có nỗi lo về bảo đảm cuộc sống gia đình, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu về ăn mặc ở, lo lắng các chi phí về điện nước, học hành ngày càng cao do sự gia tăng giá cả nên khi mức thu nhập đối với nhân viên y tế công lập thấp trong khi công việc lại quả tải, cường độ và thời gian lao động tăng; chế độ thu hút, đãi ngộ hạn chế hoặc không có nên dẫn đến tình trạng cán bộ y tế xin thôi việc, nghỉ việc tăng...

Giải pháp nào giữ chân nhân lực y tế công?

Theo Bộ Y tế cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, công tác phòng, chống dịch COVID- 19.
Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với nhân viên y tế, tạo môi trường làm việc thân thiện, bố trí, sử dụng cán bộ y tế hợp lý, trong đó ưu tiên cho những lĩnh vực khó khăn và cho y tế cơ sở.
Cùng đó, quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho viên chức y tế. Huy động các nguồn lực khác của xã hội để hỗ trợ vật chất cho viên chức y tế nhằm giảm bớt khó khăn, kịp thời động viên cán bộ y tế yên tâm công tác phục vụ lâu dài trong ngành y tế. Tăng cường xã hội hóa ở những đơn vị có điều kiện để tăng thu nhập cho viên chức y tế, đặc biệt là viên chức có trình độ chuyên môn cao.
Việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho viên chức y tế là rất cần thiết.© Được VTC cung cấp

Xây dựng và đề xuất các chính sách thu hút, trọng dụng nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế công lập, nhất là nhân viên y tế công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp cho nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân...
Đề nghị Chính phủ cho phép Bộ Y tế tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế làm cơ sở để động viên khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế tăng cường cung ứng dịch vụ có chất lượng, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức y tế, nhất là tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên.
Đề nghị Chính phủ có chính sách chưa thực hiện giảm số lượng người làm việc (giảm biên chế sự nghiệp) của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cho phép tăng định mức số lượng người làm việc tối thiểu tại trung tâm y tế huyện, tại trạm y tế xã, điều chỉnh số lượng người làm việc tại trạm y tế xã theo quy mô dân số giúp các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, nhất là y tế cơ sở có đủ nguồn nhân lực làm việc cần thiết, giảm cường độ làm việc cho cán bộ viên chức ngành y tế.

Đề nghị bỏ điều kiện thường trú, tạm trú khi mua nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.
Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Bộ đề xuất người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo hai điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Người muốn mua phải chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của mình; chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc hoặc có nhà của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và khu vực.
Người mua nhà xã hội phải thuộc diện thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập; hộ nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở; người đã trả lại nhà công vụ.
Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không cần đáp ứng điều kiện về thu nhập.
Người thuê nhà ở xã hội không bắt buộc đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Cuộc sống ở khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM, tháng 8/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Bộ Xây dựng cũng đề xuất cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại khu công nghiệp để cho người lao động trong đơn vị thuê lại. Những doanh nghiệp này phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp, đang sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp; phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động.
Theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Trong đó, những người này bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội; nếu không thì phải có tạm trú từ một năm trở lên.
Bộ Xây dựng cho rằng quy định về điều kiện cư trú như luật hiện hành "đã không còn phù hợp trong tình hình mới, phát sinh thủ tục không cần thiết". Quy định về ba điều kiện nhà ở, cư trú, thu nhập dẫn đến bất cập là người thu nhập thấp muốn thuê nhà xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu) cũng phải thực hiện đầy đủ thủ tục, giấy tờ chứng minh.
Theo cơ quan soạn thảo, doanh nghiệp tại khu công nghiệp có nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội để lo cho công nhân. Tuy nhiên luật hiện hành chưa quy định nhóm này được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội.
Vì vậy, đề xuất nói trên sẽ thúc đẩy nguồn cung và cầu nhà ở xã hội, nhất là nhà cho thuê, góp phần giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhóm chính sách này cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính.

Bí quyết làm giàu của triệu phú tuổi 24

Lucas - một triệu phú trẻ ở Mỹ, 24 tuổi - đúc kết quan điểm rằng, muốn thành công, mỗi người cần "có thứ gì đó để bán và giới thiệu nó cho đúng người".
Lucas Lee-Tyson đã khai thác sức mạnh của Internet từ khi còn là một thiếu niên và tìm cách kiếm tiền từ không gian mạng. Năm 13 tuổi, cậu bán các biểu ngữ YouTube (banner) tùy chỉnh với giá 5 USD một tệp, với sự trợ giúp của cha mẹ.
10 năm sau, Lucas kiếm được 6 triệu USD mỗi năm khi là chủ doanh nghiệp tự lập Growth Cave. Đây là một công ty tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) cung cấp các khóa học cho những doanh nhân muốn tìm hiểu thêm về quảng cáo trên mạng xã hội.
Lucas Lee-Tyson đang quay khóa học dạy về digital marketing cho khách hàng. Ảnh: Nhân vật cung cấp cho New York Post

"Quan niệm sai lầm lớn nhất về sự giàu có và thành công là bạn phải làm việc nhiều giờ để đánh đổi thời gian lấy tiền bạc", triệu phú trẻ tuổi đang sống ở bang Texas (Mỹ) nói.
Theo Lucas, việc chăm chỉ sẽ không giúp một người trở thành triệu phú. "Có thể bạn đã bị lừa về điều này", cậu nói thêm. Lucas cho rằng, tất cả những gì mỗi người cần làm để thành công là "có thứ gì đó để bán và giới thiệu thứ đó cho đúng người".
Hết tuổi trẻ em cũng là lúc Lucas không còn nhận trợ cấp từ cha mẹ. Cậu rất muốn tự mình kiếm tiền để không cần phụ thuộc vào ai. Lúc bấy giờ, suy nghĩ của chàng trai này rất đơn giản, kiếm tiền để mua đồ ăn vặt và trò chơi điện tử.
Lúc đầu, Lucas chỉ loay hoay với việc bán các tệp đồ họa và thu hút thêm khách hàng bằng cách truyền miệng. Khi 15 tuổi, cậu đã tự học cách tạo và bán các sản phẩm kỹ thuật số. Mỗi tháng, trung bình Lucas kiếm được 6.000 USD. Chỉ trong hai năm, cậu đã tích lũy được hơn 20.000 USD tiền tiết kiệm. Đây là số tiền lớn hơn so với dự định của chính chàng trai trẻ.
"Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã có động lực tìm kiếm niềm đam mê của bản thân. Tôi muốn đi theo con đường của riêng mình và nếu nó chưa tồn tại, tôi nghĩ mình sẽ là người xây nên nó", cậu chia sẻ.
Lên đại học, Lucas bắt tay vào làm công việc tự do, kiếm được 10.000 USD từ việc làm thêm trước khi bắt đầu kỳ thực tập năm 2019. Lúc bấy giờ, cậu được trả 3.000 USD một tháng dẫu đang thực hiện các hợp đồng quảng cáo cho công ty trị giá 500.000 USD. "Tôi nghĩ nếu mình có thể kiếm được dù chỉ 1% trong số đó, với tư cách là một doanh nhân, tôi sẽ rất vui", Lucas nói. Và đó là động lực để cậu tìm hiểu kỹ hơn về tiếp thị kỹ thuật số.
Tự mày mò kiến thức, các mẹo trong ngành và học hỏi từ công ty thực tập, cậu quyết nghỉ việc sau một năm và bắt đầu khởi nghiệp. Lucas tìm được đối tác cùng chí hướng, sau đó dần xây dựng nên đội ngũ 35 người. Năm nay, công ty của triệu phú này ước tính có doanh thu 20 triệu USD và đang hướng tới cột mốc 100 triệu USD trong tương lai.
"Có một thời gian, cha mẹ đã âm thầm nghi ngờ về việc làm ăn của tôi", cậu kể. Kiếm được số tiền lớn trong khi thời gian làm việc lại linh động khiến họ thắc mắc liệu điều Lucas đang làm có hợp pháp không. "Giờ cha mẹ đã xem các khóa học tôi bán và cách tôi hướng dẫn nhiều người đạt được thành công trên không gian mạng, họ thực sự tự hào về tôi", cậu chia sẻ.
Nói về tương lai, Lucas tự tin sẽ kiếm được gấp 50 lần so với những gì cậu từng làm khi là thực tập sinh. "Một công việc được trả lương thông thường chỉ mang lại cho bạn mức thu nhập bình thường và những nhu cầu về mua nhà, mua xe... sẽ khiến bạn bị kẹt lại trong trạng thái đó, không phát triển thu nhập thêm được nữa", cậu nói.
Lucas tin rằng sự chăm chỉ không phải là cách duy nhất để đạt được thành công. Cậu vẫn hay nói với khách hàng của mình: "Đừng đánh đổi thời gian của bạn để lấy tiền, vẫn còn cách khác".

Tiểu Gu (theo New York Post)

Biệt thự bỏ hoang trên bán đảo Sơn Trà

ĐÀ NẴNG - Nhiều dự án xây dựng biệt thự ven biển trên bán đảo Sơn Trà bỏ hoang hơn chục năm qua, gây lãng phí, mất mỹ quan.

Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km, có diện tích 4.439 ha, là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển và đô thị.
Chính quyền Đà Nẵng giai đoạn trước đã cấp phép cho nhiều dự án xây dựng khu resort cao cấp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, đến nay nhiều dự án nằm trên đường Hoàng Sa đang bỏ hoang.
Trong ảnh là nhiều biệt thự ở Bãi Trẹm được một doanh nghiệp xây dựng thô hơn chục năm qua. Thành phố giao cho doanh nghiệp hơn 14 ha "đất vàng" cùng hơn 20 ha mặt biển trải dài 1,3 km.
Dự án gồm 204 lô đất để xây dựng khu nghỉ mát, 22 biệt thự cao cấp và một khách sạn 5 sao 18 tầng, vốn đầu tư tới 20 triệu USD, với nhiều dịch vụ giải trí và thể thao bãi biển. Sau khi xây dựng các biệt thự hai tầng, dự án dừng triển khai do vướng thủ tục pháp lý.
Ngoài những dãy biệt thự đã xong phần mái, còn có các khu biệt thự mới xong trụ cột.
Bên trong những căn biệt thự dang dở là cảnh nhếch nhác, nhiều hạng mục đã hư hỏng.
Nhiều vị trí thép dầm đã hoen rỉ, trở thành nơi vẽ bậy, xả rác.
Khu biệt thự này nằm ven biển. Qua những đợt thiên tai năm 2022, bãi biển bị xâm thực, gây sói lở sát mép công trình.
Nằm cạnh nhóm biệt thự bỏ hoang là dự án nghỉ dưỡng Biển Đông resort cũng xuống cấp, cửa đóng im lìm. Khu du lịch này từng hoạt động, nhưng sau đó đóng cửa.
Một dự án khác phía trên chùa Linh Ứng cũng bỏ hoang nhiều năm, sau khi xây dựng ba khối nhà bêtông.
Từ năm 2003 đến 2013, dù chưa có quy hoạch được duyệt, chính quyền TP Đà Nẵng đã phê duyệt, chấp thuận cho đầu tư 18 dự án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, biệt thự lớn nhỏ trên bán đảo Sơn Trà, với tổng diện tích hơn 1.200 ha, gần bằng 1/3 diện tích bán đảo.
Phía dưới chùa Linh Ứng là một dự án khác đang được rào chắn tạm bợ. Dự án này sau khi xây dựng nhà bảo vệ, một chòi ngắm cảnh và tường bao quanh, đã bỏ hoang nhiều năm.
Ngày 18/10/2019, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận việc quản lý, sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng các dự án tại bán đảo Sơn Trà có nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Trong 18 dự án được phê duyệt, 9 dự án có một phần diện tích là rừng tự nhiên (163,32 ha), nhưng chưa xác định trong phương án giao quản lý, bảo vệ rừng. 7 dự án được giao đất, cho thuê đất đều vi phạm về an ninh quốc phòng.
"Đà Nẵng cho hưởng ưu đãi, giảm 10% tiền sử dụng đất tại một số dự án không đúng quy định; xác định, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; không tính, thu tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất là không đúng quy định", kết luận thanh tra nêu.
Cảnh hoang tàn, nhếch nhác tại chòi ngắm cảnh. Vách tường ngăn dự án với đường Hoàng Sa, thành nơi vẽ bậy, cỏ mọc ùm tùm.
Giữa năm 2022, Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng có báo cáo thẩm tra về quyết định nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch quốc gia Sơn Trà thuộc Phân khu sinh thái phía đông. Qua đó, Ban đề nghị chính quyền thành phố rà soát kỹ tất cả văn bản pháp lý liên quan bán đảo này.
Theo Ban Đô thị, việc nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch quốc gia Sơn Trà cần xác định rõ đây là khu du lịch quốc gia hay địa phương. Ngoài ra, các dự án cần lưu ý đánh giá kỹ tác động đến môi trường, cảnh quan, hạn chế việc can thiệp ảnh hưởng hệ sinh thái tự nhiên, địa hình, địa mạo của khu vực.
Ngoài ra, trên bán đảo Sơn Trà có 68 công trình xây dựng trái phép để kinh doanh các dịch vụ du lịch, ăn uống. Tháng 3/2023, UBND quận Sơn Trà đã xử lý 10 trường hợp, đồng thời đề ra lộ trình từ nay đến năm 2025 sẽ xử lý dứt điểm 58 công trình còn lại.
Trước đó năm 2016, Thanh tra TP Đà Nẵng chỉ ra 68 công trình xây dựng trái phép trên bán đảo Sơn Trà giai đoạn từ 1997 đến 2010. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (cũ) giao khoán đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên cho các hộ dân trồng rừng và phát triển kinh tế là trái quy định.

Cổ phiếu Novaland tăng kịch trần

NVL tăng hết biên độ lên 11.900 đồng và khớp lệnh hơn 30 triệu cổ phiếu sau thông tin cổ đông đã thông qua tờ trình tăng vốn tối thiểu 29.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) giảm nhẹ khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần, nhưng càng về cuối phiên càng thể hiện sự hưng phấn.
NVL chốt phiên tại giá trần, qua đó nối dài mạch đi lên phiên thứ ba liên tiếp. Lần gần nhất cổ phiếu này là phiên 6/3, sau khi trải qua một chuỗi giảm mạnh.
Một trong những yếu tố giúp giá tăng vọt là thông tin toàn bộ 7 tờ trình cổ đông đều được thông qua, trong đó có nội dung phát hành 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và chào bán 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, được phát ra sáng nay. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng vừa thông báo đã có 2 người được đề cử vào Hội đồng quản trị là bà Đỗ Thị Phương Lan và ông Nguyễn Trần Đăng Phước.
Khối lượng khớp lệnh Novaland cũng đạt mức cao nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Nhờ đó, cổ phiếu này nằm trong danh sách 5 mã tác động tích cực nhất đến VN-Index.
Ngoài Novaland, nhiều cổ phiếu bất động sản cũng đảo chiều từ giảm thành tăng trong phiên cuối tuần. NLG chạm trần, còn PDR, SCR, HQC, VHM, DIG đều tăng hơn 2% so với tham chiếu.
Sắc xanh đồng thuận từ nhóm bất động sản giúp VN-Index nối dài chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp, dù biên độ ngày càng hẹp dần. Chỉ số chốt phiên hôm nay sát mốc 1.047 điểm, tích luỹ chưa đến 2 điểm so với tham chiếu.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 9.400 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với hôm qua. Ngoài bất động sản thì dòng tiền tiếp tục đổ vào tài chính – ngân hàng với hơn 3.400 tỷ đồng. VND, VPB, STB3 mã hút tiền mạnh nhất khi giá trị giao dịch đều trên 400 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường có tín hiệu ấm lên, khối ngoại tiếp tục giải ngân. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào gần 1.500 tỷ đồng và bán ra 1.375 tỷ đồng. VHM được giải ngân mạnh nhất với giá trị ròng hơn 70 tỷ đồng, trong khi đó MSN là cổ phiếu chịu áp lực xả hàng nhiều nhất với gần 50 tỷ đồng.
Phương Đông

Thời sự Bắc Giang ngày 26-03-2023

QUA CƠN MÊ - DUY PHƯƠNG | Anh Thợ Xây Có Giọng Hát Hay Ngất Ngây Khiến Cả Khán Phòng Đứng Dậy Vỗ Tay

Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm | Di sản tư liệu thế giới

Giới thiệu về thành xương giang 2021

Vlog Xuống Phố Nhà San Vlog

Nem nướng Liên Chung- Đặc sản quê hương Bắc Giang

Quy Trình Thu Hoạch Mật Ong Hoa Vải Nguyên Chất - Đặc Sản Bắc Giang

Khám Phá Toàn Cảnh Thành Phố Bắc Giang 2023

[Sách nói] Tâm Lý Học Đám Đông - Chương 1 | Gustave Le Bon

Người họ Nguyễn có phải gốc Trung Quốc?

HỖN LOẠN TIN XẤU, TỐT… BÒ VÀ GẤU AI ĐANG Ở THẾ THẮNG?

CẨN THẬN! Video này sẽ làm cho bạn đói! Sườn bò chiên Tandoor

Tôi chưa ăn gà ngon như vậy! Công thức gà Hungary!

Making XO sauce from scratch

Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?

Thông tin doanh nghiệp thoái vốn, đặc biệt là doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, thường đẩy giá cổ phiếu lên cao trong ngắn hạn, hấp dẫn dòng vốn đầu cơ.
Thoái vốn là quá trình bán hoặc giảm tỷ lệ sở hữu của một doanh nghiệp trong một công ty hoặc một dự án khác. Doanh nghiệp thực hiện thoái vốn để tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, thu hồi vốn đầu tư nhằm tăng lợi nhuận hoặc giảm nợ.
Việc thoái vốn của một doanh nghiệp sẽ có tác động tới giá cổ phiếu của công ty đó theo xu hướng tăng lên, thậm chí tăng "nóng". Cổ phiếu thoái vốn được nhiều nhà đầu tư săn đón, bởi các công ty thường có xu hướng muốn thoái vốn giá cao nhằm tạo mặt bằng giá mới. Nhà đầu tư cũng kỳ vọng doanh nghiệp thoái vốn sẽ có tăng trưởng tốt trong tương lai, vì khoản tiền thu được sau khi thoái vốn sẽ được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nghiên cứu từ công ty chứng khoán Yuanta cho biết, trong giai đoạn 2007-20082015-2016, Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp cùng với thoái vốn Nhà nước đã giúp cho thanh khoản thị trường chứng khoán tăng mạnh. Cụ thể, năm 2009, thanh khoản thị trường tăng 226% so với 2008 từ mức 720 tỷ đồng lên tới 1.623 tỷ đồng một phiên. Đến năm 2018, con số này đạt trên 5.000 tỷ đồng một phiên.
Một số cổ phiếu tăng nóng nhờ thoái vốn như cổ phiếu VNM của Vinamilk, sau khi thoái vốn nhà nước vào cuối năm 2017, đã tăng mạnh từ 130.000 đồng một cổ phiếu lên 214.000 đồng một cổ phiếu tại thời điểm tháng 3/2018, giá thoái vốn là 190.000 đồng một cổ phiếu. Cổ phiếu SAB đã tăng gần 50% sau thông tin Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn tại Sabeco.
Tuy nhiên, dòng tiền chảy vào cổ phiếu thoái vốn chủ yếu là dòng vốn đầu cơ nên sóng tăng ngắn, tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Thường dòng tiền đầu cơ sẽ đẩy thị giá và khối lượng giao dịch tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn, vượt quá kỳ vọng của dòng tiền đầu tư về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Sau khi câu chuyện thoái vốn ngã ngũ, dòng tiền đầu cơ ngắn hạn rút lui, đà tăng giá sẽ khó được duy trì, thậm chí thị giá có thể phải mất nhiều thời gian để quay lại vùng đỉnh. Do đó, chọn cách đầu tư cổ phiếu thoái vốn có thể khiến nhà đầu tư bị "kẹp hàng", chôn vốn hàng năm nếu doanh nghiệp bị gặp trục trặc trong quá trình thoái vốn, M&A (mua bán và sáp nhập).

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tư lâu năm, "đội lái" có thể lợi dụng thông tin thoái vốn để đầu cơ trục lợi, đẩy giá cố phiếu lên cao. Do đó, để tránh rủi ro, người giao dịch không nên mua đuổi các cổ phiếu tăng nóng, cần quan sát thêm tín hiệu từ dòng tiền, các chỉ báo kỹ thuật khác của cổ phiếu đó, có thể chờ đợi các đợt điều chỉnh để tham gia ở vùng giá tốt hơn.

Warren Buffett và các chuyên gia khuyên gì về kế hoạch hưu trí?

 Tỷ phú đầu tư Warren Buffett và các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người ưu tiên tiết kiệm, tránh nợ nần, đầu tư ngay khi còn trẻ.

Tùy vào từng giai đoạn trong cuộc đời, mối quan tâm và lo lắng về nghỉ hưu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính vẫn khuyên rằng mỗi người nên luôn nghĩ đến chủ đề này. Nếu không lên kế hoạch, đầu tư đủ cho tuổi xế chiều và thực hiện một cách nghiêm túc, khi "đến cái dốc bên kia của cuộc đời", bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái mất an toàn về tài chính.

Những biểu tượng đầu tư nổi tiếng như tỷ phú Warren Buffett, Mark Cuban hay Jim Cramer đều đã thành công trong việc kiếm tiền và đầu tư sinh lãi. Dưới đây là một số lời khuyên của họ về kế hoạch hưu trí.

Thực hiện chiến lược đầu tư 90/10

Một trong những lời khuyên quan trọng nhất của Warren Buffett dành cho các nhà đầu tư nói chung là đầu tư 10% số tiền nhàn rỗi vào trái phiếu chính phủ ngắn hạn, 90% còn lại vào các quỹ chỉ số có chi phí thấp (còn gọi là quỹ hoán đổi danh mục - ETF).

ETF là một quỹ đầu tư mô phỏng theo biến động của chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu. Quỹ này được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tương tự như cổ phiếu. ETF góp phần đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán, cũng như cung cấp thêm công cụ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ sản phẩm tài chính khác, ETF có thể tồn tại một số hạn chế và rủi ro nhất định cần chú ý.

Tránh nợ thẻ tín dụng

Theo Mark Cuban, thanh toán nợ thẻ tín dụng là "khoản đầu tư tồi tệ nhất". Bất kỳ số tiền nào bạn phải trả kèm lãi suất thẻ tín dụng chỉ là số tiền lãng phí, mà lẽ ra có thể được sử dụng để rót vào kế hoạch hưu trí.

Ví dụ, nếu có số dư 100 triệu đồng trên thẻ tín dụng, giả sử lãi suất là 18%, mỗi năm bạn cần trả 18 triệu đồng tiền lãi. Số tiền này hoàn toàn phù hợp để đầu tư cho quỹ hưu trí. Với 18 triệu đồng mỗi năm, giả sử lãi trung bình 10%, bạn có thể thu về 195 triệu đồng sau 25 năm đầu tư, tính theo công thức lãi kép.

Tính lãi kép

Số tiền ban đầu
đồng
Lãi suất hàng năm
%
Thời gian
năm

Nói như thế không có nghĩa Mark Cuban phản đối việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng. Nếu biết cách dùng và đảm bảo luôn trả hết nợ vào cuối tháng, thẻ tín dụng cũng là một giải pháp chi tiêu không xấu. Ngày nay, đa phần các ngân hàng đều đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, tích điểm đổi quà tặng hoặc tiền, hoàn tiền trên mỗi lần chi tiêu, giảm giá trực tiếp. Nếu tận dụng tốt, người dùng có thể thu về một số lợi ích nhất định.

Kế hoạch tiết kiệm và đầu tư không phức tạp

Chuyên gia tài chính cá nhân hơn 30 năm kinh nghiệm tại Mỹ - Dave Ramsey, là một người rất tin tưởng vào việc giữ mọi thứ đơn giản khi nói đến tiết kiệm cho nghỉ hưu. Theo ông, việc đầu tư một cách nhất quán quan trọng hơn nhiều so với việc tìm ra một số kế hoạch phức tạp hay "làm giàu nhanh chóng" để đạt được mục tiêu.

Ramsey khuyên mỗi người chỉ nên đầu tư khi đã sẵn sàng về mặt tài chính và đừng bao giờ rót tiền vào thứ mà bản thân không hiểu rõ. Ngoài chương trình hưu trí của chính phủ và quỹ hưu trí cá nhân, ông thường tư vấn cho khách hàng rót tiền vào quỹ tương hỗ chứng khoán tăng trưởng với lợi nhuận ổn định ít nhất trong 5 năm gần nhất.

Hiểu sự khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ

Kevin O'Leary - một trong những nhà đầu tư góp mặt trong Shark Tank Mỹ - không có vấn đề gì với những người thích đầu cơ. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ hưu an nhàn, O'Leary nhấn mạnh rằng trước tiên bạn phải có một kế hoạch đầu tư dài hạn. "Phong cách của tôi là để dành tiền cho cả cuộc đời mình và đầu tư chúng", ông nói.

Ông đã nghe theo lời khuyên của bà mình để tiết kiệm 10% tổng thu nhập và đầu tư số tiền trên vào thị trường. "Đó là một câu thần chú của tôi, rằng mọi người đều có thể tiết kiệm vì có quá nhiều thứ bạn mua mà thật sự không cần. Và nếu rót số tiền đó vào thị trường, với lãi suất trung bình 6-8% trong hơn trăm năm qua, bạn ắt hẳn giàu có khi về hưu", ông chia sẻ với Business Insider.

Tương tự, Warren Buffett từng viết trong bức thư gửi cổ đông năm 2018 rằng: "Mặc dù thị trường nhìn chung hợp lý, đôi khi chúng cũng làm những điều điên rồ". Theo tỷ phú này, các nhà đầu tư cần có khả năng bỏ qua nỗi sợ hãi hoặc sự nhiệt tình của đám đông và tập trung vào một vài nguyên tắc cơ bản đơn giản. Nói cách khác, hãy đầu tư dài hạn và đừng để bị cuốn vào những cảm xúc hàng ngày của thị trường chứng khoán.

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett. Ảnh: CNBC

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett. Ảnh: CNBC

Đừng nghỉ hưu quá sớm nếu chưa đủ tài chính

Jim Cramer - chuyên gia tài chính của CNBC - rất thận trọng trước những ai nói rằng họ sẽ nghỉ hưu sớm. CNBC trích lời ông nhắn nhủ với những người dự định nghỉ hưu sớm: "Bạn sẽ phải trả giá cho điều đó trong suốt quãng đời còn lại của mình".

Theo ông, đó là vì mỗi người đều cần nhiều tiền khi nghỉ hưu hơn bản thân đã nghĩ. Vì vậy, nếu nghỉ hưu ở độ tuổi 30-50, ông cho rằng vẫn dễ phải xoay sở tiền nong cho những tháng ngày còn lại. Nếu không có thu nhập ổn định, cơ hội để bạn có thể sống ngang với mức sống lúc về hưu là khó.

Đầu tư ngay khi còn trẻ

Khi còn trẻ, bạn rất dễ có suy nghĩ rằng tiết kiệm cho nghỉ hưu là một việc để dành tiền nong cho "một ngày xa xăm nào đó". Theo Jim Cramer, đó là một sai lầm. Bắt đầu đầu tư càng sớm, bạn càng có lợi khi về hưu. Bất kỳ ai cũng có thể tiết kiệm hoặc đầu tư dù chỉ một khoản nhỏ, bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu.

Ông lấy bản thân khi còn trẻ để làm bằng chứng cho điều đó. Trong một lần chia sẻ trên CNBC, ông kể rằng vào đầu những năm 20 tuổi luôn sống trong ôtô để tiết kiệm tiền, nhưng vẫn đầu tư 100 USD mỗi tháng. Chú trọng đầu tư từ sớm là một trong những yếu tố giúp Jim Cramer trở thành triệu phú tự thân. Theo đó, những người trẻ tuổi chỉ cần giữ kỷ luật trong đầu tư sẽ tiến đến thành công.

Tiểu Gu (theo Gobankingrates)

7 năm bế tắc sau cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Hãng phim được biết đến với Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, đã không cho ra đời tác phẩm nào từ năm 2016 - khi cổ phần hóa.
Địa điểm từng có hơn 600 văn nghệ sĩ, cán bộ, công nhân làm việc, sản xuất hàng chục phim mỗi năm của Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) tại phố Thụy Khuê (Hà Nội) hiện chỉ còn vài người bám trụ, cơ sở hạ tầng xuống cấp.
"Từ tháng 7/2018, nhiều nghệ sĩ của hãng bị Vivaso cắt lương, bảo hiểm mà không được thông báo trước, hoạt động của hãng hoàn toàn đóng băng từ đó đến nay", Đạo diễn Thanh Vân, người có 30 năm gắn bó hãng phim, nói với VnExpress.
Hầu hết phòng ban tại Hãng phim khóa cửa, một số phòng quan trọng lưu trữ phim nhựa, đạo cụ vũ khí đã được niêm phong. Ảnh: Giang Huy

Chuyện gì xảy ra sau cổ phần hóa
Tình trạng khó khăn, thua lỗ tại VFS không phải chuyện mới, nhưng trở nên căng thẳng hơn kể từ khi cổ phần hóa.
Trước cổ phần hóa, hãng phim nổi tiếng với dòng phim cách mạng, nghệ thuật rơi vào vòng xoáy thua lỗ do kinh phí sản xuất phim lớn, thời gian kéo dài, trong khi nguồn lực hạn chế, chủ yếu đến từ đặt hàng của Nhà nước. Giai đoạn 2004-2014, VFS lỗ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng từ làm phim.
Với sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài, được kỳ vọng sẽ vực dậy tượng đài của ngành làm phim Việt Nam. Nhưng ngay từ khi bắt đầu, quá trình này đã gặp trắc trở.
Cổ phần hóa VFS thực hiện thông qua việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Kinh doanh thua lỗ khiến thị trường không mặn mà với VFS. Khi IPO trên HNX, lượng cổ phiếu VFS bán được chỉ đạt một phần năm kỳ vọng.
Trong khi đó, việc lựa chọn cổ đông chiến lược mua 65% cổ phần - Tổng công ty vận tải thủy Vivaso - cũng gây nhiều tranh cãi. Có ngành nghề kinh doanh chính là vận tải đường sông nên việc Vivaso đầu tư vào một hãng phim thua lỗ khiến dư luận thắc mắc. Chủ tịch Vivaso Nguyễn Thuỷ Nguyên từng cho biết mình là người đam mê điện ảnh, nên mong muốn gìn giữ truyền thống, thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cũng như mong muốn đầu tư để hãng xứng đáng với những kỳ vọng của người hâm mộ điện ảnh.
Nhưng sự xuất hiện của Vivaso tại VFS không cải thiện được tình hình. Chưa tới một năm sau cổ phần hóa, các nghệ sĩ "kêu cứu" bởi tình trạng chậm lương, trả lương thấp, không có định hướng làm phim của đơn vị mua lại hãng.
Ông Nguyên sau đó thừa nhận Vivaso là công ty đường thủy, "không có kinh nghiệm làm phim". Lãnh đạo này cho biết vẫn có kế hoạch phát triển hãng nhưng yêu cầu các nghệ sĩ phải đồng hành. Về thu nhập, ông Nguyên nêu nguyên tắc "có làm mới hưởng", đổ lỗi cho tính cách "nghệ sĩ" của nhiều nhân sự VFS.
Đối thoại không tìm được tiếng nói chung, hoạt động của VFS rơi vào trạng thái đóng băng. Năm 2019, nhiều nghệ sĩ căng băng rôn chất vấn khi bị cắt lương, cắt đóng bảo hiểm.
Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu tư ngày càng dâng cao, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra hòa giải. Tuy nhiên, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung. Những năm sau đó, Vivaso không còn đối thoại với các nghệ sĩ, còn hãng phim gần như dừng hoạt động.
"Bốn năm qua, các nghệ sĩ, nhân viên của hãng không gặp gỡ, trao đổi hay liên lạc với lãnh đạo Vivaso. Lần cuối cùng họ gặp nhau là buổi họp công khai về lương, bảo hiểm hồi đầu năm 2019, có sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Đạo diễn Thanh Vân nói mới đây.
Anh Hồng Sơn - phụ trách thiết bị - là người hiếm hoi có mặt ở hãng hàng ngày để kiểm đồ, cùng một bảo vệ trực theo ca, một tạp vụ. Ảnh: Giang Huy
Hiện nhiều đạo diễn, biên kịch, quay phim đã nhận công việc bên ngoài. Đạo diễn Thanh Vân gần đây làm phim do Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất. Biên kịch Phương Dung bán hàng online, viết kịch bản cho một số hãng khác. Nghệ sĩ Quốc Tuấn cho biết anh may mắn vì có tên tuổi, tuổi đời làm nghề lâu nên nhận được nhiều công việc bên ngoài, còn các nghệ sĩ trẻ khác chật vật sau khi hãng cổ phần hóa. Vũ Lê Thiện - từng làm dựng phim - giờ chạy xe ôm công nghệ. Hồ Huy - từng phụ trách âm thanh - hiện mở quán bia hơi.

Tranh cãi 'thoái vốn' hay 'thu hồi cổ phần'
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu các bộ ngành tìm giải pháp, xây dựng phương án xử lý tình trạng đổ nát, hoang tàn của trụ sở hãng Phim truyện Việt Nam.
Giải pháp lúc này, theo những người trong cuộc, là xử lý vấn đề cổ phần hóa, tức nhà đầu tư chiến lược thoái vốn. Tổng công ty Vận tải thủy - Công ty cổ phần Vivaso - cổ đông chiến lược nắm 65% vốn của VFS - cũng nhắc tới đề xuất này liên tục từ năm 2018.
Tuy nhiên, khúc mắc nằm ở việc thoái như thế nào.
Theo bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vivaso không hợp tác tích cực để giải quyết tình hình. Vivaso chưa đưa ra văn bản, tính toán chi phí, tiến hành các thủ tục có liên quan, đề xuất cụ thể về số tiền muốn nhận lại để hoàn trả cho Nhà nước số cổ phần VFS.
Bộ đã xin ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về sự việc. Hai cơ quan này tham vấn rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thể đơn phương thu hồi cổ phần đã bán cho Vivaso. "Nếu Vivaso đưa ra con số, chúng tôi sẽ có kế hoạch gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, đưa ra lộ trình thu hồi vốn", bà Chi nói.
Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp, Vivaso không đồng tình với phương án "thu hồi" này.
"Chúng tôi có thể tìm đối tác để thoái vốn nhưng việc này phải thực hiện theo đúng quy định", ông Nguyễn Thuỷ Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vivaso, nói với VnExpress chiều 24/3.
Theo ông Nguyên, sau hơn 7 năm đầu tư vào VFS, bản thân Vivaso cũng chịu thiệt hại rất nhiều khi hoạt động của hãng đóng băng do các mâu thuẫn, khoản đầu tư hàng chục tỷ đồng không tạo ra hiệu quả. "Tôi không muốn tiếp tục đôi co vì chỉ khiến mọi việc trở nên phức tạp. Lúc này tôi chỉ muốn an yên, muốn tập trung vào kinh doanh, vực dậy doanh nghiệp", ông Nguyên nói, giải thích cho việc lâu nay không lộ diện, giải quyết tình hình.
Giữa năm 2018, Vivaso đã xin được thoái vốn trước hạn, bởi quy định nhà đầu tư chiến lược chỉ được thoái vốn sau 5 năm. Đến nay, khi đã đầu tư vào VFS hơn 7 năm, ông Nguyên nhắc lại mong muốn này và nhấn mạnh "muốn được thoái vốn theo đúng các quy định hiện hành".
Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hãng phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - giải thích thêm, hai bên chưa có tiếng nói chung vì sau khi thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại triển khai theo hướng "thu hồi cổ phần của nhà đầu tư". Khái niệm thoái vốn trong doanh nghiệp và thu hồi cổ phần là hoàn toàn khác nhau về bản chất.
"Phía Bộ yêu cầu Vivaso tính toán chi phí để hoàn trả tiền, nhưng chúng tôi thấy không có quy định nào của pháp luật hướng dẫn việc thoái vốn trong doanh nghiệp dựa trên cơ sở tính toán chi phí, cũng không biết tính toán thế nào", ông Thắng nói.
Theo Phó tổng giám đốc Vivaso, mong muốn duy nhất của nhà đầu tư này khi đầu tư vào Hãng Phim truyện Việt Nam là để vực dậy doanh nghiệp đã thua lỗ nhiều năm, được làm phim theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp phát triển để từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty và cổ tức cho các nhà đầu tư. "Nếu Nhà nước không muốn chúng tôi đầu tư thì đề nghị cho được thoái vốn theo các quy định", ông Thắng nói thêm.
Minh Sơn - Hà Thu

'Vua thép' Hòa Phát muốn phát triển các đại đô thị

Hòa Phát muốn xây các đại đô thị 300 đến 500 ha - quy mô tương đương một số dự án của các doanh nghiệp đầu ngành bất động sản.
Theo kế hoạch 10 năm tới, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cho biết sẽ tập trung phát triển các đại đô thị, diện tích từ 300 đến 500 ha - tương đương quy mô một số dự án đại đô thị của các doanh nghiệp bất động sản đầu ngành hiện nay.
Tại phiên họp thường niên năm ngoái, Chủ tịch Hòa Phát đặt mục tiêu lọt vào top ba công ty đứng đầu lĩnh vực bất động sản. Trước đó, ông Long cũng chia sẻ không ai có thể làm thép mãi được, Hòa Phát sớm muộn cũng phải đa ngành với bất động sản là một trong các mũi nhọn.
Trong báo cáo thường niên phát hành gần đây, Hòa Phát cho biết đang nỗ lực tìm kiếm các dự án tiềm năng trên cả nước. Năm 2022, các công ty thành viên của Hòa Phát đã tham gia đấu thầu xây dựng nhà ở tại Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang.
Thời gian qua, công ty này cũng tích cực khảo sát, đề xuất đầu tư dự án khu đô thị quy mô lớn ở nhiều nơi như Cần Thơ, Khánh Hòa, Phú Yên, Hải Dương. Công ty đang triển khai dự án khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên, diện tích 262 ha, gồm tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, chung cư, nhà liền kề, biệt thự. Dự án gồm 2 phân kỳ, trong đó phân kỳ 1 có tổng vốn đầu tư dự kiến 6.500 tỷ đồng và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, cây xanh.
Hòa Phát là công ty đã có 21 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, nhưng chủ yếu phát triển mạnh phân khúc khu công nghiệp tại Hưng Yên, Hà Nam với tổng diện tích đất được quy hoạch hơn 1.100 ha.
Trong lĩnh vực nhà ở, công ty của ông Trần Đình Long mới chỉ đầu tư một số dự án quy mô nhỏ tại Hà Nội như Mandarin Garden 1 (2,5 ha), Mandarin Garden 2 (1,3 ha), khu chung cư ở 70 Nguyễn Đức Cảnh và 257 Giải Phóng.
Năm ngoái, mảng bất động sản, chủ yếu là khu công nghiệp, mang về 1.427 tỷ đồng cho Hòa Phát, chiếm 1% tổng doanh thu tập đoàn và 3% lợi nhuận, tương đương hơn 250 tỷ đồng. Các khu công nghiệp Hòa Phát đạt tỷ lệ lấp đầy gần như toàn bộ diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Năm 2023, Hòa Phát sẽ đầu tư vào khu công nghiệp Yên Mỹ II, mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha. Tập đoàn này muốn có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới, bao gồm cả các khu đang có.

Tranh mua nhà đất lúc nóng sốt, dửng dưng chờ khi giá giảm

Khi nhà đất sốt giá, hiệu ứng đám đông bùng nổ, giới đầu tư, đầu cơ, mua để ở đua ôm hàng nhưng khi giá rớt, ai cũng ngại mua hớ.
Gần 3 tháng qua, thị trường chung cư, nhà phố, đất nền đều chung tình trạng ế ẩm. Sức mua trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo DKRA Group, tại TP HCM và vùng phụ cận phía Nam, sức mua căn hộ giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái trong khi thanh khoản đất nền giảm 98% so với cùng kỳ còn lượng giao dịch của nhà phố, biệt thự giao dịch thành công chỉ còn vài % suốt các tháng 1 và 2.
Dữ liệu thị trường trực tuyến trong tháng 2 của Batdongsan cho thấy mức độ quan tâm (thể hiện qua hành vi tìm kiếm) nhà đất đều giảm mạnh. Cụ thể, chỉ tiêu này tại thị trường TP HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận giảm khoảng 30-50%.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy, dù giá bán thứ cấp và sơ cấp điều chỉnh mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, sức mua xuống thấp và kém nhất nửa thập kỷ qua. Nghịch lý là người mua đổ xô giao dịch khi giá tăng, đứng ngoài chờ lúc giá giảm kéo dài. Lúc thị trường nóng sốt, giá bất động sản tăng trung bình 20-35% và có nhiều trường hợp tăng gấp đôi trong thời gian ngắn vẫn nhiều người mua vào. Song, 9-11 tháng qua, giá nhà đất giảm mạnh 20-25%, chiết khấu cao 40-50% nhưng thanh khoản yếu.
Khảo sát nhiều người có ý định mua nhà đất cho thấy đa số vẫn chê giá bất động sản hiện còn cao. Một số khác cho rằng, giá hạ nhưng nhiều rủi ro mua hớ nếu xuống tiền giữa lúc đà giảm chưa dừng lại hoặc được mua rẻ nhưng gặp vấn đề pháp lý.
Ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc R&D DKRA Group – cũng xác nhận hiện tượng giảm giá, chiết khấu khủng diễn ra từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 nhưng thanh khoản kém, người mua vẫn đứng ngoài.
Thị trường bất động sản phía Đông TP HCM dọc theo Xa lộ Hà Nội và tuyến Metro số 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Nói với VnExpress, bà Lương Đình Thúy Vân, CEO Công ty Tư vấn Đầu tư Mogin Holdings, nhìn nhận hiện tượng trên có vẻ nghịch lý nhưng phản ánh đúng bản chất thị trường địa ốc nặng tính đầu cơ và kém minh bạch.
Một trong những nguyên nhân, theo bà là yếu tố tâm lý. Khi thị trường nóng sốt, tâm lý đám đông bùng nổ mạnh mẽ, giới đầu tư, đầu cơ và cả người mua để sử dụng, khai thác, tích lũy cùng tham gia khiến lực cầu mạnh, thanh khoản cao, kỳ vọng tài sản tăng giá cũng lớn.
Nhưng khi bất động sản rớt giá và lộ rõ chu kỳ giảm tốc kéo dài, tâm lý đám đông biến mất, thay vào đó là e ngại bao trùm thị trường. Nhóm tâm lý này gồm có: dè dặt, thận trọng, phòng thủ, lo bị hớ vì "biết đâu ngày mai giá lại giảm tiếp". Hiện giá nhà đất vẫn trong xu thế giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại, tâm lý lo ngại giá rớt thêm trong năm 2023 khiến nhiều người có tiền quyết định đứng ngoài đường đua.
Nguyên nhân thứ hai là dòng tiền đầu tư và đầu cơ bất động sản tính đến tháng 3 vẫn đang bị nghẽn do các đối tượng này dùng đòn bẩy tài chính nhiều nhưng bị tắc thanh khoản, áp lực lãi vay chồng chất. Trước đây giới đầu tư lẫn đầu cơ sống bằng chênh lệch mua đi bán lại nhưng khi thị trường suy yếu, việc chốt lời khó khăn, càng xả hàng càng ế. Việc thị trường mất hẳn sức mua từ nhóm này trong khi người mua để ở thật hoặc khai thác sử dụng còn băn khoăn, dè dặt.
Nguyên nhân thứ ba, theo bà Vân, pháp lý không chắc chắn, khả năng về đích chưa rõ và khả năng khai thác, sử dụng chưa hấp dẫn là chướng ngại vật khiến nhiều nhà đất giảm giá nhưng vẫn kém khách mua. Bà giải thích, vấn đề lớn nhất với các dự án đang giảm giá, chiết khấu khủng thời gian qua không phải là giá bán bao nhiêu (tạm cho là đã điều chỉnh về mức hợp lý). Điều khách lo ngại là nếu đóng 90-95% trực tiếp cho chủ đầu tư để nhận chiết khấu khủng 40-50% thì khi nào được nhận nhà. Thanh toán qua ngân hàng tức họ trả theo tiến độ trong khi lãi suất thực tế vẫn rất cao, còn thanh toán một lần không có gì đảm bảo chủ đầu tư sẽ xây tiếp sau khi nhận được tiền.
Còn theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Group, giá chào bán sơ cấp lẫn thứ cấp dù đã giảm, khuyến mãi, chiết khấu nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng thu nhập, khả năng chi trả của đại đa số người mua với nhu cầu ở thực, đối tượng duy nhất còn lại trên thị trường thời điểm này. Tâm lý dò đáy bất động sản vẫn khá mạnh do người mua, nhà đầu tư lo ngại thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm, cộng thêm vướng mắc pháp lý của các tài sản còn nhiều.
CEO Mogin Holdings bổ sung, các dự báo của ngành bất động sản vẫn còn khá tiêu cực trong ngắn hạn cũng khiến người mua thờ ơ với làn sóng giảm giá bán hiện nay.
Báo cáo ngành phát hành gần đây của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BSC) dự báo xu hướng sụt giảm giá trị mở bán bất động sản vẫn sẽ tiếp tục khi các dự án hiện tại đa số là phân khúc cao cấp chưa đáp ứng nhu cầu thực. Khả năng triển khai dự án mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tình hình thắt chặt tín dụng và bất ổn về kinh tế vĩ mô. Còn Công ty chứng khoán SSI dự báo, trong quý I, tăng trưởng của ngành bất động sản bị đánh giá tiêu cực. Lợi nhuận quý I của các công ty trong ngành có thể suy giảm do nhu cầu của thị trường đi xuống.
"Trong một bức tranh tổng thể còn khá tối như hiện nay, việc người mua vẫn đứng ngoài thị trường là phản ứng bình thường". bà Vân nói.
Tổng giám đốc một công ty bất động sản có trụ sở tại TP Thủ Đức nhìn nhận, việc tranh mua khi giá cao, dửng dưng khi giá giảm cho thấy cuộc giằng co về giá vẫn chưa đến hồi kết. Người mua tỏ ra không hào hứng có thể là phản ứng mặc cả ngầm đến bên bán, trong bối cảnh vẫn còn nhiều trường hợp chỉ cắt lời chứ chưa cắt lỗ. Ông dự báo thị trường có thể tiếp tục trầm lắng trong quý tới và nghịch lý đứng ngoài chờ giá giảm vẫn diễn ra trong nửa đầu năm 2023.

Vũ Lê