Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Một số quy định về kiểm soát chất thải nhựa ở Việt Nam hiện nay

Bài viết tập trung bình luận một số quy định về kiểm soát chất thải nhựa tại Việt Nam hiện nay

 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về chất thải nhựa
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về chất thải nhựa

Nhằm giảm bớt những hậu quả mà chất thải nhựa gây ra đối với môi trường sinh thái ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Bài viết tập trung bình luận một số quy định về kiểm soát chất thải nhựa tại Việt Nam hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới.

Khái quát chung về kiểm soát chất thải nhựa

Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, khí, lỏng hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Luật Bảo vệ môi trường 2020 không đưa ra định nghĩa về chất thải nhựa, mà dựa trên khái niệm chất thải chúng ta có thể hiểu chất thải nhựa là một loại chất thải rắn (còn gọi là rác thải nhựa), là những vật phẩm được làm từ nhựa, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người.

Kiểm soát chất thải nhựa là một nội dung quan trọng của pháp luật về quản lý chất thải bao gồm các hoạt động: giảm thiểu, thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy chất thải nhựa nhằm mục tiêu phát triền bền vững. Nội dung pháp luật về kiểm soát chất thải nhựa quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động liên quan tới lĩnh vực kiểm soát chất thải nhựa giúp tạo ra cơ chế phối hợp, hợp tác một cách đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong quá trình kiểm soát chất thải nhựa.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng tái tạo… tạo ra cơ chế về tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa để vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để giảm thiểu chất thải nhựa, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa. Đặc biệt, pháp luật về kiểm soát chất thải nhựa góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Bình luận một số quy định về kiểm soát chất thải nhựa ở Việt Nam hiện nay

Các quy định về quản lý chất thải nhựa lần đầu tiên được quy định tại Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là thể hiện quan điểm, sự quan tâm, nỗ lực giải quyết vấn đề chất thải nhựa của Đảng và Nhà nước cũng như nhằm thực hiện những cam kết giảm rác thải nhựa trên biển và đại dương của Việt Nam, cụ thể: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đặt ra mục tiêu về “ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường biển”“trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực trong giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”.

Năm 2019, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 12 năm 2020, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), một nền tảng cho nhiều chủ thể của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm thực hiện các cam kết giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Các chính sách và các quy định pháp luật về kiểm soát chất thải nhựa ngày càng được hoàn thiện, bảo đảm thực thi hiệu quả trên thực tế

Luật BVMT năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ - CP đã có nhiều quy định mới về bảo vệ môi trường nói chung, quản lí chất thải nhựa nói riêng, góp phần tăng tỉ lệ thu gom, phân loại, tái chế, tái xử dụng chất thải nhựa ngày càng cao và ngày càng tốt hơn các mục tiêu bảo vệ môi trường. Điều 73 quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.

Nhiều quy định nhằm hỗ trợ kiểm soát tốt hơn đối với chất thải nhựa

Bên cạnh các quy định kiểm soát trực tiếp chất thải, Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn quy định nhằm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và từ đó hướng tới xây dựng phương thức quản lý chất thải mới, phương thức quản lý chất thải theo vòng đời sản phẩm. Trước Luật BVMT 2020, Việt Nam áp dụng 3 phương thức quản lý chất thải, đó là: Quản lý chất thải cuối đường ống, quản lý chất thải dọc đường ống và quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Phương thức quản lý chất thải theo vòng đời sản phẩm không chỉ thực hiện quản lý chất thải từ khi chất thải phát sinh mà hoạt động quản lý, kiểm soát chất thải từ khâu thiết kế sản phẩm. 

Để giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa, Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; lộ trình không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học; dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

Theo đó, từ ngày 01/01/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 ìm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường. Đây là một tiến bộ lớn của Luật BVMT 2020Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP liên quan đến giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa là quy định về kinh tế tuần hoàn tại Điều 142 Luật BVMT 2020. Theo Khoản 1 Điều 142 Luật BVMT 2020, “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Như vậy, trong hoạt động thiết kế sản phẩm, hàng hóa, các nhà sản xuất có thể áp dụng các biện pháp khác nhau trong thiết kế sản phẩm, hàng hóa nhằm sử dụng lượng vật chất ít nhất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, để giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hạn chế đến mức tối đa sản sinh ra chất thải sau khi sử dụng hàng hóa, sản phẩm.

Tiếp đó, nội dung về tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường, áp dụng chiến dịch tiêu dùng xanh cũng là những quy định góp phần đáng kể vào việc kiểm soát hạn chế chất thải nhựa. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam.

Hiện nay, nhiều đơn vị đang thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh, nỗ lực chung tay giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon. Việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong thời gian ngắn không dễ dàng. Bên cạnh các cơ chế, chính sách của nhà nước và chương trình khuyến khích đến từ các nhà bán lẻ, ý thức của mỗi người dân đóng vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh đó, một số vấn đề mới đã được Luật BVMT 2020 quy định mang tính định hướng, nhưng chưa được quy định cụ thể, như: vấn đề về trọng lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm và khả năng tái chế, tái sử dụng sản phẩm, bao bì sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, sản xuất sản phẩm nhằm xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn theo Điều 142 Luật BVMT 2020… chưa có nhiều quy định hướng dẫn cụ thể, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu, nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nhựa trong thời gian tới.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về kiểm soát chất thải nhựa ở Việt Nam

Một là, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

Hai là, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành quy định về trọng lượng sản phẩm và bao bì sản phẩm, khả năng tái chế, tái sử dụng sản phẩm, bao bì sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, sản xuất sản phẩm. Một số quốc gia đã ban hành những quy định về vấn đề này như Nhật Bản đã quy định trực tiếp về vấn đề khả năng tái chế của sản phẩm trong Đạo luật cơ bản xây dựng xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law for Establishing Recycling-Based Society) có hiệu lực từ năm 2002; Luật Tái chế thiết bị ban hành năm 2001.

Để tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất trong thị trường nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã ban hành những quy định có liên quan đến khả năng tái chế của sản phẩm gồm Chỉ thị về vòng đời của phương tiện; Chỉ thị về chất thải bao bì và đóng gói; Chỉ thị về pin và pin thải; Chỉ thị về chất thải điện tử và linh kiện điện tử thải bỏ; Chỉ thị về hạn chế các chất độc hại; Chỉ thị về sản phẩm sử dụng năng lượng. Trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia và thực tiễn của Việt Nam, trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy định về trọng lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm và khả năng tái chế, tái sử dụng sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, sản xuất sản phẩm. Ban đầu có thể là văn bản mang tính khuyến khích, hướng dẫn và sau một thời gian có thể chuyển thành văn bản mang tính bắt buộc.

Ba là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về chất thải nhựa việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa, đặc biệt là chất thải nhựa nguy hại. Hoạt động tuyên truyền cần tạo ra ý thức và hành vi của người dân trong phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, tái sử dụng hoặc tái chế chất thải sinh hoạt. Đồng thời, cần khuyến khích và nhân rộng các mô hình tái sử dụng các loại sản phẩm nhựa, hạn chế sử dụng túi nilong không thân thiện môi trường, sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, thải bỏ chất thải nhựa đúng nơi quy định, chủ động phân loại chất thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
  2. Chính phủ (2022), Nghị định số 08/2022/NĐ - CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  4. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;
  5. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;
  6. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
ThS. Nguyễn Thị Hằng -Trường Đại học Luật Hà Nội/tapchicongthuong.vn

17-3-2023

 Ngày Âm Lịch26-2-2023

Ngày giáp tuất tháng ất mão năm quý mão

Ngày Thiên Môn: xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt

Giờ Hoàng Đạo: Dần (3-5), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Dậu (17-19), Hợi (21-23)


Giáp Tuất là Hỏa

 Ngày Hỏa sẽ chọn số Mộc chưa ra là: 13; 73 là Mệnh Mộc 

Hà Nội sắp lập quy hoạch huyện Sóc Sơn lên thành phố

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Trước mắt đến năm 2030 xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, định hướng phát triển quy hoạch Sóc Sơn là huyện ưu tiên phát triển các ngành thương mại – du lịch (phát triển mạnh logistic), công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái. Huyện có hạt nhân phát triển đô thị gồm Đô thị vệ tinh Sóc Sơn (được phát triển từ thị trấn Sóc Sơn mở rộng về phía Nam đến sân bay quốc tế Nội Bài) và thị trấn Nỉ (thị trấn thành lập mới ở phía Bắc huyện).

Giai đoạn sau 2030, xác định các tính chất, chức năng phù hợp để phát triển cùng các huyện Đông Anh, Mê Linh thành Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Nội dung này sẽ được cụ thể hóa khi định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được thông qua.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Việc lập quy hoạch sẽ lựa chọn các chỉ tiêu về sử dụng đất theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm cho khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu vực đặc thù trên cơ sở tính toán, xác định cụ thể theo luận cứ và tham khảo, cập nhật số liệu các quy hoạch có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng huyện Sóc Sơn khoảng 30.551,49ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 512.000 người, đến 2040 khoảng 567.400 người, đến năm 2050 khoảng 631.000 người.

Quy mô dân số, đất xây dựng đô thị, các số liệu và chỉ tiêu cụ thể sẽ được xác định chính xác theo từng giai đoạn tại Đồ án nghiên cứu Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan thực hiện phải hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn không quá 12 tháng.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tăng diện tích không gian xanh tại TP Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang điều chỉnh giảm quy mô khu vực xây dựng đô thị trên tổng diện tích khu đất khoảng 567ha tại xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng; tăng diện tích đất công viên cây xanh, mặt nước cảnh quan đô thị.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (tỷ lệ 1/10.000).

Theo đó, điều chỉnh giảm quy mô khu vực xây dựng đô thị trên tổng diện tích khu đất khoảng 567ha tại xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng; tăng diện tích đất công viên cây xanh, mặt nước cảnh quan đô thị.

Một góc TP Bắc Giang . Ảnh: Internet
Một góc TP Bắc Giang . Ảnh: Internet

Giảm đất đơn vị ở từ 338,36ha xuống còn 45,96ha, giảm đất công cộng - dịch vụ đô thị từ 18,88ha xuống còn 0,65ha; giảm đất giao thông đô thị từ 69,63ha xuống còn 55,01ha; giảm đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giảm từ 5,46ha xuống còn 3,44ha; giảm sông suối, mặt nước chuyên dùng từ 103ha xuống còn 81,07ha. Tăng đất cây xanh - công viên - thể dục thể thao từ 29,39ha lên 378,6ha.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, khu vực điều chỉnh cục bộ được quy hoạch là đất phát triển đô thị, phù hợp với định hướng phát triển theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/2/2022.

Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu nằm giáp sông Thương, thuộc vùng quy hoạch phòng, chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Vì vậy, với mục tiêu xây dựng, hình thành một khu đô thị dịch vụ sinh thái cao cấp với chức năng chính là đất công trình dịch vụ - công cộng, đất giáo dục, đất đơn vị ở, đất công viên cây xanh, đất tôn giáo, đồng thời đảm bảo tuân thủ Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (khu vực tại xã Tân Liễu) là cần thiết.

Hiệu trưởng đại học người Bắc Giang vào bảng xếp hạng thế giới về công bố khoa học

13 nhà khoa học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng của Research.com năm 2023 đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực khác nhau.
Website Research.com vừa cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu được Research.com thực hiện hàng năm ở 24 lĩnh vực.
Năm nay, 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn.
Danh sách năm nay tăng thêm 3 (năm 2022 có 10 nhà khoa học) và mở rộng thêm lĩnh vực xếp hạng. Trong số này GS.TS Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng là nhà khoa học đầu tiên ở lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Y tế công cộng) vào bảng xếp hạng.
GS.TS Hoàng Văn Minh.
GS.TS Hoàng Văn Minh, quê Bắc Giang, có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và kinh tế y tế. Ông là chuyên gia về lĩnh vực kinh tế y tế, phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê y học với hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có phản biện quốc tế, trong đó nhiều công trình nghiên cứu đã áp dụng thành công vào thực tế, được Bộ Y tế đánh giá cao về tính hữu dụng cho sự phát triển của ngành.

Lĩnh vực Khoa học máy tính có PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bảng xếp hạng này, ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022; đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.

Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ tiếp tục ghi danh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bốn năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022, ông đều lọt vào top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. GS Đức cũng từng được xếp hạng 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering vào năm 2022, tức top 100 thế giới. 3 nhà khoa học nước ngoài khác từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân cũng có mặt trong xếp hạng lĩnh vực này.

Lĩnh vực Khoa học Môi trường có GS.TS Phạm Hùng ViệtPGS.TS Từ Bình Minh, đều từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lĩnh vực Khoa học vật liệu có duy nhất GS Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Phenikaa góp mặt trong danh sách.

Lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ có 5 nhà khoa học Việt được vinh danh, gồm: GS.TS Nguyễn Xuân Hùng và TS Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh); PGS. TS Nguyễn Thời Trung (Trường Đại học Văn Lang), PGS Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và PGS Bùi Quốc Tính (Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản).

Lĩnh vực Y học cộng đồng có PGS Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 2022, PGS Bách là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.

Trong đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.

Ngoài ra, Research.com cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các đóng góp của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Research.com là cổng thông tin điện tử dành cho các nhà khoa học thế giới, được điều phối chính bởi GS Imed Bouchrika, một nhà khoa học dữ liệu. Research.com nghiên cứu về các xếp hạng trong cộng đồng học thuật, với nhiều bảng xếp hạng khác nhau như nhà khoa học xuất sắc, hội nghị, tạp chí tốt nhất và trường đại học hàng đầu.


Bắc Giang có đặc sản gì? 15 đặc sản Bắc Giang mua làm quà

 Bắc Giang nổi tiếng với các món đặc sản như vải thiều Lục Ngạn, bánh vắt vai hay mì chũ,...Cùng tìm hiểu top các đặc sản Bắc Giang mua làm quà, thơm ngon ăn tại chỗ nhé!

1 Mua đặc sản Bắc Giang nào về làm quà?

Vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều Lục Ngạn khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt lép và giàu dinh dưỡng. Đây là đặc sản nức tiếng Bắc Giang bởi vị thơm, ngọt đậm đà đặc biệt, không nơi nào sánh được. Vì vậy, khi đến Bắc Giang đừng quên mua loại quả thơm ngon này về cho mọi người cùng thưởng thức nhé!

Vải thiều Lục NgạnVải thiều Lục Ngạn

Bánh vắt vai

Bánh vắt vai được làm từ gạo nếp Cái Hoa Vàng - loại gạo hạt to tròn, thơm ngon, nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Khi ăn bánh vắt vai, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của đậu xanh, vị ngọt của đường và bùi bùi của gạo nếp, hòa quyện với chút mùi thoang thoảng của ngải cứu. Tất cả làm nên một món bánh có hương vị đậm đà, khó quên.

Bánh vắt vaiBánh vắt vai

Bánh đa kế

Bánh đa kế được làm rất công phu nên hãy lựa chọn món đặc sản này tặng cho người thân và bạn bè sau chuyến du lịch ở Bắc Giang nhé!

Để làm ra chiếc bánh đa kế thơm ngon thì phải ngâm gạo vào nước rồi xay nhuyễn, trộn đều với gấc chín rồi đem đi nướng trên bếp than hoa. Bánh khi chín có màu vàng bắt mắt, mùi hương thơm phức và khi ăn có vị bùi, giòn tan, rất hấp dẫn.

  • Giá tham khảo: Khoảng 5.000 - 8.000 đồng/cái

Địa chỉ bán gợi ý:

Bánh đa kếBánh đa kế

Cam Bố Hạ

Loại cam này có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to và mọng nước. Cam Bố Hạ khi chín có vỏ màu xanh nhưng ruột màu vàng, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây là một loại đặc sản làm quà khi đi Bắc Giang được rất nhiều du khách lựa chọn.

Cam Bố HạCam Bố Hạ

Bánh đa Thổ Hà

Bánh đa tại làng Thổ Hà có 2 loại là bánh đa nem và bánh đa nướng. Bánh đa nướng vàng giòn, có vị thơm bùi của vừng và lạc. Bánh đa nem có màu trắng, mềm dẻo. Bánh đa ở đây khác với các loại bánh đa thông thường nên rất phù hợp để làm quà cho người thân sau chuyến đi ở Bắc Giang.

Giá tham khảo:

  • Bánh đa nem: Khoảng 20.000 - 25.000 đồng/gói
  • Bánh đa nướng: Khoảng 50.000 - 70.000 đồng/gói 5 cái

Địa chỉ bán gợi ý: Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Bánh đa Thổ HàBánh đa Thổ Hà

Bánh tro (bánh giò)

Bánh tro là một món ăn đậm chất dân dã, được làm từ gạo nếp và nước tro lá tầm gửi. Bánh dẻo, thơm, khi ăn có vị thanh mát rất cuốn hút. Món ăn này sẽ ngon hơn khi kết hợp cùng với đường hoặc mật.

Bánh tro (bánh giò)Bánh tro (bánh giò)

Mì Chũ

Những sợi mì Chũ có nguyên liệu từ gạo Bao Thai Hồng, được tráng mỏng cắt thành sợi, sau đó phơi khô và buộc thành từng bó nhỏ. Mì Chũ rất dẻo và thơm, có thể dùng để nấu bữa sáng, nấu lẩu hoặc phở,...

Mua mì Chũ Bắc Giang làm quà tặng người thân và bạn bè là một gợi ý hợp lý phải không nào?

  • Giá tham khảo: Khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg

Địa chỉ bán gợi ý:

Mì ChũMì Chũ

Chè Bát Tiên Sơn Động

Chè Bát Tiên Sơn Động có vị đậm đà và mùi hương hoa nhài thoảng nhẹ nên rất thích hợp làm quà biếu mọi người. Loại trà này đặc biệt bởi không có lắng cặn hay làm ố vàng vàng ấm chén sau khi uống.

Không những vậy, chè Bát Tiên Sơn Động còn có tác dụng giải thanh nhiệt rất tốt.

Chè Bát Tiên Sơn ĐộngChè Bát Tiên Sơn Động

2 Đặc sản Bắc Giang ăn tại cửa hàng

Xôi trứng kiến Lục Ngạn

Nhắc đến Bắc Giang, không thể không nhắc đến món xôi trứng kiến Lục Ngạn. Đây là món ăn độc và lạ, có hương vị đặc trưng không nơi nào sánh được.

Những viên trứng kiến nhỏ li ti có trong đĩa xôi khiến nhiều người có cảm giác e ngại khi thưởng thức lần đầu, nhưng một khi đã mạnh dạn nếm thử thì chắc chắn bạn sẽ khó có thể quên được hương vị món ăn vừa thơm ngon, vừa bùi béo này.

  • Giá tham khảo: Khoảng 25.000 đồng/suất

Địa chỉ bán gợi ý:

Xôi trứng kiếnXôi trứng kiến

Bánh đúc Đồng Quan

Bánh đúc Đồng Quan là một trong những món ăn dân dã được làm từ loại gạo tẻ dẻo thơm. Bánh đúc dẻo, có mùi dừa thơm ngậy quyện cùng vị bùi của lạc rất bắt miệng. Đặc biệt, nếu ăn cùng với tương bần sẽ khiến cho bạn ngất ngây trước vị ngon của bánh đấy nhé!

  • Giá tham khảo: Khoảng 20.000 - 25.000 đồng/10 cái
  • Địa chỉ bán gợi ý: 54 Đặng Thị Nho, phường Ngô Quyền, Bắc Giang

Bánh đúc Đồng QuanBánh đúc Đồng Quan

Gà đồi Yên Thế

Gà đồi Yên Thế là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất ở Bắc Giang. Chúng được nuôi thả tự nhiên nên thịt dai, thơm và ngọt. Nếu có dịp đến Bắc Giang thì bạn không nên bỏ lỡ món  luộc chấm muối tiêu đầy hấp dẫn này nhé!

Giá tham khảo: Khoảng 130.000 đồng/kg

Địa chỉ bán gợi ý:

Gà đồi Yên ThếGà đồi Yên Thế

Nham cá

Món nham cá được làm từ những nguyên liệu chính như trám đen, thịt ba chỉ, cá chép,...Khi thưởng thức món đặc sản này, thực khách sẽ cảm nhận được vị béo bùi của trám đen quyện với vị ngọt đậm của cá chép cùng hương thơm của các loại gia vị. Tất cả hài hòa vào nhau, tạo nên một hương vị rất đặc trưng và khó quên.

  • Giá tham khảo: Khoảng 50.000 đồng/suất

Địa chỉ bán gợi ý:

Nham cáNham cá

Bún Đa Mai

Mỗi khi nói về văn hóa ẩm thực của Bắc Giang thì không thể không nhắc tới món bún Đa Mai. Bún có sợi trắng muốt, dẻo dai, ăn rất mát và bổ. Từ bún Đa Mai, chúng ta có thể tạo ra nhiều món ăn ngon như bún chả, bún nem, bún riêu cua,…Vì vậy, đừng bỏ lỡ món bún thơm ngon hấp dẫn tại Bắc Giang bạn nhé!

Bún Đa MaiBún Đa Mai

Cua da

Cua da có kích cỡ to bằng con ghẹ, có thể chế biến thành nhiều món như cua hấp bia, cua chiên,...Loại cua này khi nấu chín có màu vàng cam, vỏ ngoài mềm, thịt trong ngọt. Cua da luộc ăn cùng nước chấm chua ngọt rất tuyệt vời. Đến và thưởng thức ngay nhé!

Cua daCua da

Gỏi cá mè Hiệp Hòa

Gỏi cá mè Hiệp Hòa là một món ăn được chế biến rất kỳ công: lột xương, lột da, ủ cá và cuối cùng là thái mỏng. Gỏi cá mè ăn cùng các loại rau và vừng, lạc rất kích thích vị giác. Nếu có cơ hội đến Bắc Giang, đừng quên đến Hiệp Hòa thưởng thức món ngon này nhé!

Gỏi cá mè Hiệp HòaGỏi cá mè Hiệp Hòa

2 Mua đặc sản Bắc Giang ở đâu?

Đặc sản Bắc Giang được bán ở rất nhiều nơi, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các chợ ở Bắc Giang và các nông trại hoa quả, gồm:

  • Chợ Thương - Lý Thái Tổ, Phường Trần Phú, Bắc Giang: Là một trong những chợ đầu mối lớn nhất ở Bắc Giang. Chợ Thương chuyên bán buôn, bán lẻ đa dạng loại hàng hóa, sản phẩm để phục vụ cho người dân và du khách
  • Chợ Lim - phố Lim, xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang
  • Chợ Bố Hạ - C5XW+PPH, ĐT242, Bố Hạ, Yên Thế, Bắc Giang
  • Lục Ngạn, Bắc Giang: Chuyên các loại đặc sản nổi tiếng như vải thiều, mì chũ, bánh vắt vai, xôi trứng kiến,...

Mua đặc sản Bắc Giang ở đâu?Mua đặc sản Bắc Giang ở đâu?

3 Lưu ý khi mua đặc sản Bắc Giang làm quà

Khi mua đặc sản Bắc Giang làm quà, bạn nên lưu ý tìm hiểu thật kỹ về đặc sản và lựa chọn những địa điểm bán uy tín, chất lượng. Những địa điểm uy tín thường được đánh giá tốt từ hướng dẫn viên du lịch, các website chuyên review hoặc ở những cổng thông tin du lịch.

Ngoài ra, bạn nên nắm được sở thích và nhu cầu của người nhận quà để có thể chọn mua những món đặc sản thích hợp nhất, giúp người nhận cảm thấy bất ngờ và thích thú với món quà đặc biệt của mình nhé!

Lưu ý khi mua đặc sản Bắc Giang làm quàLưu ý khi mua đặc sản Bắc Giang làm quà

Trên đây là những chia sẻ của Bách hóa XANH về những đặc sản làm quà khi đến Hà Giang. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể chọn cho mình được những món quà thật ý nghĩa để tạo niềm vui cho người thân và bạn bè nhé!

Khai trương tuyến du lịch văn hóa Hà Nội- Bắc Giang

 Ngày 16/3 tại Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang), Công ty Cổ phần khai thác và dịch vụ du lịch SGO phối hợp với Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Khai trương tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang.

Khai truong tuyen du lich van hoa Ha Noi- Bac Giang hinh anh 1Các đơn vị kí kết triển khai tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang với gói sản phẩm đa dạng gồm các tour du lịch trong ngày, 2 ngày 1 đêm, sẽ xuất phát từ Hà Nội và điểm đến là các di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh, thắng cảnh thiên nhiên, làng nghề… tại các huyện Yên Thế, Việt Yên, Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang). Các tour khởi hành hàng ngày từ thứ Tư đến Chủ nhật phục vụ du khách nội địa và quốc tế.

Các sản phẩm của tour du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang gồm tour “Hà Nội - Tây Yên Tử: Theo dấu chân Phật Hoàng”, tour “Hà Nội - Thổ Hà: Thử làm người quan họ”, tour trải nghiệm những giá trị của lịch sử “Hà Nội - Yên Thế: Vang bóng một thời”; tour du lịch “Hà Nội - Lục Ngạn: Trải nghiệm thiên nhiên, miệt vườn, làng nghề”.

Trong đó, sản phẩm chính là tour du lịch một ngày “Hà Nội - Tây Yên Tử: Theo dấu chân Phật Hoàng” đưa du khách trải nghiệm “con đường hoằng dương thuyết Pháp” của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các đồ đệ vào hơn 700 năm trước. Đây là con đường hành hương đầy ý nghĩa về vùng thánh địa của thiền phái Trúc Lâm. Tour sẽ xuất phát tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), qua chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) và cuối cùng là đến với đỉnh thiêng Yên Tử. Đặc biệt, tại chùa Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ được tìm hiểu về bộ mộc bản hơn 3 nghìn tấm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trải nghiệm in mộc bản.

Khai truong tuyen du lich van hoa Ha Noi- Bac Giang hinh anh 2Các đơn vị kí kết triển khai tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN

Hành trình này cho du khách một cái nhìn độc đáo và sâu sắc về những trầm tích văn hóa thời Trần ở sườn Tây Yên Tử, đồng thời là một trải nghiệm tâm linh ý nghĩa, gắn kết quá khứ với hiện tại, đẩy mạnh hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang Đỗ Tuấn Khoa cho biết: Sự ra mắt của chùm sản phẩm du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang là hoạt động bước đầu kết nối các điểm du lịch giữa hai tỉnh. Thời gian tới, tỉnh mong muốn các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu, tư vấn và xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng khác ở Bắc Giang để thúc đẩy du lịch phát triển.

Đồng Thúy