Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Xe tang vật chất đống, phơi nắng mưa vì vướng quy định

Nhiều kho giữ tang vật, vi phạm giao thông ở TP HCM quá tải, hàng nghìn xe phơi nắng mưa, trong khi việc xử lý vướng nhiều quy định, tốn thời gian.

Nhiều năm qua, hơn 1.300 xe máy phủ đầy bụi nằm chất đống bên trong kho giữ xe tang vật rộng hơn 2.000 m2 của Công an quận 6. Không ít xe vỡ nát giàn áo, hư hỏng dựng thành hàng trong kho có mái che, xung quanh bức tường là dây diện chằng chịt. Do hết sức chứa, hàng trăm xe khác được đưa ra dựng bên cạnh, xung quanh cỏ mọc um tùm. Để phòng cháy nổ, thỉnh thoảng người trông coi kho kéo ống nước xịt để giảm nhiệt.

Xe nằm chồng chất lên nhau bên cạnh cỏ mọc um tùm ở kho xe tang vật, vi phạm của công an quận 6, sáng 16/3. Ảnh: Đình Văn

Xe nằm chồng chất lên nhau bên cạnh cỏ mọc um tùm ở kho xe tang vật, vi phạm của công an quận 6, sáng 16/3. Ảnh: Đình Văn

Cách đó 10 km, hàng nghìn xe máy, ba gác cũng nằm ngổn ngang trong kho tang vật, vi phạm rộng khoảng 3.500 m2 của Công an quận Bình Tân. Bên cạnh xe cũ, bạc màu sơn, nhiều xe tay ga khá mới nằm chồng chất lên nhau. Giữa trời nắng oi bức, một số hàng xe được xếp kéo dài cả trăm mét nhưng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động hay bình chữa cháy mini. Bao quanh kho là hàng rào tôn cao chừng 2 m, phía trong không mái che.

Theo Nghị định 138/2021, kho bãi tạm giữ tang vật vi phạm hành chính phải đảm bảo an toàn, có hệ thống hàng rào bảo vệ, hệ thống phòng cháy chữa cháy... Kho ngoài trời phải bố trí mái che phòng chống mưa, nắng. Tuy nhiên, công an nhiều quận, huyện ở TP HCM chưa có kho, bãi giữ xe tang vật đúng quy chuẩn, khiến hàng nghìn xe phơi nắng mưa nhiều năm qua. Hiện, TP HCM thu giữ khoảng 90.000 xe máy, ôtô vi phạm.

Hàng ngàn xe máy, ba gác nằm ngổn ngang tại kho xe tang vật, vi phạm của công an quận Bình Tân. Ảnh: Đình Văn

Hàng nghìn xe máy, ba gác nằm ngổn ngang tại kho xe tang vật, vi phạm của công an quận Bình Tân. Ảnh: Đình Văn

Các kho giữ xe tang vật quá tải tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Hồi tháng 6/2022, khoảng 300 xe máy, 4 ôtô bị thiêu rụi trong bãi giữ tang vật tại TP Thủ Đức của Cảnh sát giao thông TP HCM khi xảy ra hỏa hoạn. Trước đó, bãi giữ xe của CSGT TP Thủ Ðức bốc cháy đã thiêu rụi hơn 70 xe máy cũ, không có giấy tờ.

Đại diện Công an quận 6 cho biết địa bàn quận có nhiều chợ, người dân thường sử dụng xe tự chế, xe không có giấy tờ để chở hàng, bị cơ quan chức năng bắt giữ và tịch thu. Ngoài ra, nhiều chủ xe giá trị thấp bị phạt ở mức cao (theo Nghị định 100/2019) đã bỏ xe, không đóng phạt. Qua thời gian, lượng xe ngày càng tăng trong khi diện tích kho bãi hạn chế, dẫn đến quá tải.

Do chưa có quỹ đất và kinh phí nên quận 6 phải chi trả 107 triệu đồng thuê nơi tạm giữ. Theo quy định, chi phí thuê kho, bãi, quản lý phải lấy từ khoản đấu giá, thanh lý phương tiện. Tuy nhiên ba năm qua, Công an quận 6 chỉ bán đấu giá xe vi phạm được 200 triệu đồng trong khi số tiền thuê hơn ba tỷ đồng. Đơn vị sau đó phải đề xuất Bộ Công an ứng kinh phí bù đắp vào khoản thiếu để duy trì kho.

Ngoài khó khăn khi lưu giữ xe, quy trình phát mãi, xử lý xe tang vật, vi phạm kéo dài cũng dẫn đến tình trạng kho quá tải. Lãnh đạo Công an TP Thủ Đức cho biết, trong 7 kho tang vật, vi phạm của thành phố chủ yếu là xe rẻ tiền, bị bỏ không đóng phạt. Khi một phương tiện quá thời hạn tạm giữ 30 ngày sẽ được cơ quan công an thông báo hai lần, trong vòng nửa tháng trên phương tiện truyền thông để xác minh chủ sở hữu hoặc người quản lý.

Xe máy hư hỏng, chồng chất lên nhau ở kho tang vật, vi phạm của công an quận Bình Tân. Ảnh: Đình Văn

Xe máy hư hỏng, chồng chất lên nhau ở kho tang vật, vi phạm của công an quận Bình Tân. Ảnh: Đình Văn

Hết hạn một năm kể từ ngày thông báo lần hai, công an ra quyết định tịch thu nếu không xác định được chủ xe. Sau đó, chính quyền phải lập hội đồng gồm nhiều sở, ngành để định giá, giám định, đấu giá, phát mãi phương tiện. Việc này khiến quá trình thanh lý xe tang vật mất khoảng 2 năm, trong khi mỗi tháng lại có khoảng 300 xe đưa về kho nên lượng xe tồn đọng kéo dài.

Về giải pháp, thiếu tá Trần Thái Nam, Đội phó CSGT quận 6, đưa ra đề xuất giảm thời gian xác định chủ phương tiện từ một năm xuống ba tháng để rút ngắn thời gian xử lý, thanh lý xe nhằm giảm tải cho kho chứa. Ngoài ra, thiếu tá Nam cho rằng nên bổ sung một số quy định ràng buộc đối với việc bỏ xe không đóng phạt. Ví dụ, người dân muốn mua xe mới nhưng xe cũ đang bị tạm giữ quá thời hạn thì phải xử lý xe này trước khi được đăng ký phương tiện mới.

"Hình thức này cũng giống việc ôtô bị phạt nguội buộc phải đóng phạt rồi mới được đăng kiểm", thiếu tá Nam nói.

Trước tình trạng này, Ban pháp chế HĐND TP HCM đã thành lập đoàn giám sát tình hình quản lý, bảo quản và xử lý xe tang vật, vi phạm hành chính bị tạm giữ. Đoàn sẽ kiểm tra thực tế nhiều nơi giữ xe tang vật, vi phạm của các quận, huyện và TP Thủ Đức đến hết tháng 3.

Theo bà Phạm Quỳnh Anh, Trưởng đoàn giám sát, hiện mỗi quận, huyện còn gặp nhiều khó khăn khác nhau khi xử lý xe tang vật, vi phạm. Đoàn sẽ tổng hợp các vướng mắc, để bàn với Công an TP HCM tìm biện pháp tháo gỡ.

Khoa Pug Hot Pot Phát Lương Nhân Viên Phục Vụ 8 Tỷ/năm - Ko Thể Tin Nổi - Vua Mọi Ngành Nghề Ở Mỹ!

Chân dung Tân Tổng giám đốc Novaland

HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) vừa công bố Nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Dennis Ng Teck Yow giữ chức vụ Tổng Giám đốc thay cho ông Nguyễn Ngọc Huyên từ ngày 17/3. 

Ông Dennis Ng Teck Yow tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại trường Đại học Hull, Anh Quốc. Ông cũng là thành viên của nhiều Hiệp hội về tài chính - ngân hàng và xây dựng quốc tế.

Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Novaland, ông Dennis Ng Teck Yow là Tổng Giám đốc của Gamuda Land Việt Nam.

Ông Dennis Ng Teck Yow.
Ông Dennis Ng Teck Yow.© Vietnamdaily

Trước đó vào tối 16/3, NVL có công bố đơn xin từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của ông Nguyễn Ngọc Huyên.

Được biết, ông Huyên gia nhập Novaland từ năm 2020, từng giữ chức Giám đốc Điều hành Dự án Đô thị và được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Novaland từ tháng 10/2021. Đến ngày 20/1/2022, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Novaland.

Theo giới thiệu, ông Huyên tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng tại Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và lấy bằng Thạc sỹ Quản lý Dự án và Xây dựng tại Đại học Bách khoa TP.HCM.

Ông Huyên đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng công trình dân dụng, tư vấn thiết kế, phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông trọng điểm (Hầm vượt sông Sài Gòn, đại lộ Đông Tây TP.HCM; Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây…).

Nông Thị Huệ - Khởi nghiệp từ đất vườn

Tháng 8/2019, “Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú” được thành lập do chị Nông Thị Huệ (sinh năm 1992) ở bản Trại Nhì, xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế làm Giám đốc. HTX hoạt động với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính là: Trồng rau đậu các loại; Trồng, sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu; Chưng cất các loại rượu mạnh, các sản phẩm từ tinh bột,…

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nguyễn Văn Đông có nhận xét: “Đây là mô hình tổng hợp với sản phẩm chế biến và tiêu thụ của nhà nông. Nét mới ở đây là Giám đốc HTX trẻ, ham học hỏi, năng động và sáng tạo với tư duy bứt phá và khát vọng của tuổi trẻ”.

Trao đổi với Nông Thị Huệ, chị chia sẻ: Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tôi vào làm nhân viên y tế tại Công ty Samsung Thái Nguyên. Sau hơn 4 năm làm việc, nhận thấy gia đình còn nhiều đất vườn, đất nông nghiệp trong khi bản thân lại có hiểu biết về y dược nên tôi quyết định nghỉ việc về quê làm vườn. 

Qua khảo sát thực địa tại địa phương, việc trồng cây trà, cây nông nghiệp, tiêu thụ trà các loại luôn là vấn đề nóng; cùng với đó việc sử dụng rượu trong dịp lễ tết luôn được chú trọng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Thế nói riêng, người dân vẫn đang sản xuất rượu, trồng cây trà, cây nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường tự do, sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung, không theo quy mô lớn. Với suy nghĩ như vậy nên ý tưởng thành lập “Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú” nhằm phát huy diện tích đất của các thành viên, tích tụ, chuyển đổi,... để sản xuất các loại cây trà, cây nông nghiệp cho sản phẩm sạch và từng bước xây dựng thương hiệu để đáp ứng trên thị trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, được chị Huệ ấp ủ và trở thành hiện thực.

Chị Nông Thị Huệ với sản phẩm Trà xạ đen

Bắt tay vào thực hiện ý tưởng, năm 2019 sau khi thành lập HTX, được sự quan tâm và giúp đỡ của Đoàn thanh niên cho vay vốn 100.000.000đ qua Nguồn vốn của Thanh niên khởi nghiệp. Trên diện tích 0,5 ha đất vườn, chị Huệ đã trồng thử nghiệm 2.000 gốc xạ đen, thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, chị đã liên kết với 7 thanh niên ở các xã Hương Vĩ, Tân Hiệp, Hồng Kỳ trên địa bàn huyện mở rộng diện tích lên gần 3ha. 

HTX đã đưa ra sản phẩm "Trà xạ đen Diệp Nhật" túi lọc và được nhiều khách hàng lựa chọn từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Những ngày đầu mới thành lập, do kiến thức quản lý chưa có, chị Huệ còn lúng túng trong tổ chức vận hành cũng như sản xuất. Song được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng dẫn; Liên minh HTX tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang hỗ trợ, tư vấn HTX từng bước phát triển, hoạt động ổn định. 

Chị Nông Thị Huệ (ngoài cùng) và khách hàng

Năm 2020, sản phẩm Trà xạ đen Diệp Nhật của HTX đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao doanh thu 200 triệu đồng/năm. Được sự quan tâm của Liên Minh HTX tỉnh Bắc Giang cho vay vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX với lãi suất ưu đãi, dựa vào kinh nghiệm nấu rượu truyền thống do cha ông để lại, chị Huệ đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền nấu rượu bằng điện với công suất 100 lít/ngày, doanh thu đạt 300 triệu đồng/năm. Nhận thấy việc nấu rượu để lại bỗng thừa rất lãng phí nên cũng năm 2020, HTX xin xây chuồng trại từ Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp LCASP để kết hợp chăn nuôi 40-60 con lợn thương phẩm/trên 1 chu kỳ với doanh thu đạt 900 triệu đồng/năm. 

Chị Huệ cho biết: "Dự kiến năm 2021, HTX sẽ dự thi chương trình OCOP cho sản phẩm “Rượu Diệp Nhật”, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm của HTX. Đến thời điểm này tôi có thể khẳng định: quyết định về quê khởi nghiệp của mình là đúng đắn, mong muốn từ mô hình này tạo thêm động lực cho các bạn thanh niên khởi nghiệp hiện thực hóa khát vọng của mình".

Được biết huyện Yên Thế hiện có 42 Hợp tác xã, trong đó có 32 HTX nông lâm nghiệp chiếm 76%. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú được Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện đánh giá là một trong số những HTX hoạt động có hiệu quả theo mô hình liên kết (vừa hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào để sản xuất, vừa hợp đồng tiêu thụ sản phẩm) mang lại hiệu quả tốt, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương./.

Như Hoa

Đánh giá, nhân rộng mô hình áp dụng công cụ 5S trong trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh

 

Sáng ngày 16/3/2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã Tổ chức Hội nghị Đánh giá, nhân rộng mô hình áp dụng công cụ 5S trong trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 408/KH-UBND ngày 29/8/2021 về nâng cao năng suất và chất lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; đồng thời tuyên truyền hiệu quả áp dụng công cụ 5S năm 2022 tại 12 trường áp dụng điểm để đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm từ đó đề ra phương hướng nhằm tiếp tục triển khai công cụ 5S tại các trường học trong các năm tiếp theo.

Ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Dự Hội nghị, về phía Tổng cục có ông Hà Minh Hiệp- Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL, ông Nguyễn Tùng Lâm- Phó viện trưởng phụ trách Viện Năng suất Việt Nam cùng nhóm chuyên gia 5S; về phía Sở KH&CN có ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở, ông Triệu Ngọc Trung- Phó Giám đốc Sở, đại diện các phòng, đơn vị thuộc Sở; cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; phòng Giáo dục và Đào tạo; phòng Kinh tế hạ tầng các huyện; phòng Kinh tế các huyện: Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang; và đại diện lãnh đạo các trường THCS, THPT, 10 trường Tiểu học tham gia mô hình điểm năm 2023 và một số em học sinh trên địa bàn tỉnh.

 

Ảnh: Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao năng suất và chất lượng có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của toàn xã hội, nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương; là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với tiêu chí sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, 5S giúp phân loại, bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo môi trường, mỹ quan, thuận tiện cho công việc”. Việc áp dụng 5S vào trường học góp phần giúp môi trường học tập luôn xanh, sạch, đẹp, thân thiện, chuyên nghiệp. Việc thực hiện 5S cần phải hướng đến đối tượng là các cháu học sinh, giúp cho các cháu hình thành thói quen tốt, xây dựng ý thức tự giác, trách nhiệm, tính kỷ luật và kỹ năng làm việc nhóm ngay từ nhỏ, với kỳ vọng là sẽ thay đổi cả một thế hệ tương lai của đất nước.

Năm 2022, Sở KH&CN đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và Viện Năng suất Việt Nam triển khai xây dựng mô hình điểm áp dụng công cụ 5S tại 12 cơ sở giáo dục gồm: 2 trường THPT và 10 trường THCS. Qua gần 6 tháng triển khai áp dụng điểm tại các trường  học, với sự chỉ đạo, phối hợp sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của chuyên gia tư vấn, các trường tham gia thực hiện các mô hình điểm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể như: hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh đều nhận thức được khái niệm, lợi ích và phương pháp triển khai thực hành 5S. Đã có sự thay đổi rõ ràng sau khi thực hiện 5S tại các đơn vị, cụ thể như: các khu vực được sắp xếp sạch sẽ, gọn gàng, khoa học; tài liệu hồ sơ, đồ dùng được sắp xếp khoa học đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và đặc biệt học sinh có ý thức trách nhiệm, tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung...

 

Ảnh: Ông Hà Minh Hiệp- Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL phát biểu

Phát biểu đánh giá, chỉ đạo Hội nghị, ông Hà Minh Hiệp- Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL vui mừng trước kết quả triển khai 5S mà Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng điểm thành công tại các trường THCS, THPT, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp thay đổi tư duy về năng suất cho học sinh- lực lượng lao động chính trong tương lai. Sự thành công của Bắc Giang đã tạo tiền đề thúc đẩy, nhân rộng áp dụng mô hình tại nhiều trường học trên địa bàn toàn tỉnh cũng như trên cả nước. Với những kết quả đó, đồng chí đề nghị Viện Năng suất, Sở KH&CN tiếp tục có sự quan tâm và hỗ trợ các trường để 5S được duy trì. Bên cạnh đó, các trường quan tâm để Ban Chỉ đạo 5S có những cuộc họp định kỳ, tạo ra các dự án, chương trình cải tiến thường xuyên. Đặc biệt, đồng chí đề xuất, Viện Năng xuất cùng Sở KH&CN hình thành các Group hay nhóm Zalo để thường xuyên trao đổi, kết nối với Ban Chỉ đạo các trường nhằm kịp thời có những tư vấn, chia sẻ thông tin làm sao để việc áp dụng 5S ngày càng có hiệu quả. Đồng chí đặc biệt mong muốn nhiều tỉnh, nhiều trường trên địa bàn cả nước sẽ áp dụng 5S như Bắc Giang, từ đó hình thành phong trào năng suất, tư duy năng suất cho đông đảo học sinh. Cuối cùng, đồng chí ghi nhận và đánh giá cao sự ủng hộ, đồng hành của Sở KH&CN, của các trường với Viện Năng suất để tổ chức triển khai dự án đạt nhiều kết quả.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương, đại diện Trường THPT Lạng Giang số 1 phát biểu tham luận

Ảnh: Em Nguyễn Thị Nhật Linh, đại diện học sinh Trường THCS Cao Xá phát biểu

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo quá trình triển khai của Viện Năng suất Việt Nam, ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và đặc biệt là tham luận từ đại diện các trường THCS, THPT; cùng ý kiến đóng góp từ chính các em học sinh. Các ý kiến đều đánh giá cao những lợi ích, giá trị và sự thay đổi tích cực từ việc áp dụng 5S. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất nhân rộng mô hình 5S tại nhiều trường học hơn nữa trên địa bàn, mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Sở KH&CN, Sở Giáo dục và Đào tạo và các chuyên gia.

Ảnh: Đại diện lãnh đạo Sở KH&CN và Viện Năng suất Việt Nam trao Giấy chứng nhận

Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo Sở KH&CN cùng đại diện Viện Năng suất Việt Nam đã Trao Giấy chứng nhận cho các trường đã áp dụng thành công 5S.

Ảnh:Ông Triệu Ngọc Trung - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu bế mạc Hội Nghị

Tổng kết Hội nghị, Ông Triệu Ngọc Trung- Phó Giám đốc Sở KH&CN khẳng định, môi trường làm việc là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc. Do đó, xây dựng và triển khai mô hình 5S trong nhà trường hiện nay là xu thế khách quan để đem lại những hiệu quả tích cực và lợi ích dài lâu trong môi trường giáo dục. Mục đích cuối cùng mà 5S hướng tới là tạo ra môi trường làm việc được bố trí khoa học, có lợi cho sức khỏe, góp phần nâng cao năng suất lao động của mọi người trong tổ chức. Chúng ta cần xác định việc duy trì thường xuyên, hàng ngày phải đặc biệt được quan tâm để dần tạo ý thức, từ ý thức tạo nên thói quen, qua đó tạo nên tính cách cho các em học sinh, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế công nghiệp hóa mà tỉnh Bắc Giang đang là điểm sáng trên toàn quốc./.

H.Trang

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Chứng khoán quay đầu giảm mạnh

Áp lực bán đẩy VN-Index hôm nay xuống dưới tham chiếu cả ngày và giảm gần 15 điểm khi chốt phiên.
Sau phiên giao dịch tăng mạnh hôm qua với dòng tiền tích cực quay lại thị trường, chứng khoán hôm nay đảo chiều. Diễn biến này trái ngược hẳn dự báo của một số công ty chứng khoán về triển vọng lạc quan của nhà đầu tư giúp khởi động nhịp phục hồi cho VN-Index.
Đầu buổi sáng, áp lực bán xuất hiện dồn dập ở nhiều cổ phiếu khiến chỉ số này hạ xuống mức tham chiếu. Đà giảm của chỉ số này kéo dài cả ngày, chốt phiên ở 1.047,4 điểm, giảm gần 15 điểm so với hôm qua. Đây là mức giảm mạnh nhất trong tháng này. VN30, HNX-Index, UPCoM cũng có diễn biến tương tự.
Sắc đỏ bao trùm khi sàn giao dịch TP HCM có 358 mã giảm, chỉ 55 mã tăng. Riêng nhóm bluechip có 27/30 cổ phiếu đi xuống. Các cổ phiếu nhóm năng lượng, nguyên vật liệu, tài chính và bất động sản cũng hạ giá mạnh. Theo VNDirect, VHM là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường với mức âm hơn 7 điểm.
Nhóm dầu khí bị nhuộm đỏ trên bảng điện. Những mã như PVC, PVD, BSR, PVS đều giảm từ 0,5% trở lên. Mức giảm tương tự cũng xảy ra với các mã của doanh nghiệp thép như HPG, HSG, NKG.
Những biến động trên thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng. Tuy mức giảm không quá lớn, sắc đỏ chiếm đa số với các mã như: STB, VPB, VIB, CTG, BID. Tình trạng này cũng diễn ra ở nhóm các công ty chứng khoán.
Diễn biến thị giá cổ phiếu bất động sản hôm nay phân hóa không đều. Nhiều mã giảm mạnh so với bình quân như VHM giảm 1,5%, IDC giảm 0,8%, NLG giảm 0,7%. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lội ngược dòng như VRE, DIG, DXG, HDG.
Thanh khoản giảm gần 1.300 tỷ đồng so với hôm qua, về mức khoảng 9.400 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn cũng đi xuống, dòng tiền chủ yếu đổ về các mã HPG, STB, SSI, VND. Bốn cổ phiếu này chiếm hơn một phần năm thanh khoản toàn sàn HoSE.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 90 tỷ đồng. Thép, bất động sản và tài chính - ngân hàng là nhóm được nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng.

Tất Đạt

Robot 100% “Make in Vietnam” cho năng lượng xanh tại triển lãm kinh tế xanh

 robot-100-make-in-vietnam

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1, sản phẩm 100% “Make in Vietnam” của Vũ Phong Energy Group, vừa có mặt tại triển lãm “kinh tế xanh”, thuộc khuôn khổ chương trình Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) 2023, tổ chức ngày 14/3/2023 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM).

Triển lãm “kinh tế xanh” là một hoạt động nằm trong chương trình Lễ công bố HVNCLC 2023, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng VNCLC, hàng VNCLC – Chuẩn hội nhập, doanh nghiệp phát triển xanh – bền vững… Là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, chuyên đồng hành với các doanh nghiệp sản xuất trong hành trình xanh hóa, phát triển bền vững, Vũ Phong Energy Group cũng đã tham gia triển lãm với sản phẩm Robot VPT-RB1200-S1. Đây là robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời, hỗ trợ đắc lực cho công tác vận hành bảo dưỡng (O&M) các hệ thống điện mặt trời áp mái, từ đó tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng sạch trong hành trình xanh của các doanh nghiệp. Càng có ý nghĩa hơn khi Robot VPT-RB1200-S1 là sản phẩm 100% “Make in Vietnam”, do các kỹ sư Vũ Phong Tech – Vũ Phong Energy Group nghiên cứu phát triển và tối ưu. Có thể nói Robot VPT-RB1200-S1 là sản phẩm công nghệ cao tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, cho thấy nỗ lực nội địa hóa vật tư thiết bị của ngành năng lượng tái tạo với sự tham gia sâu của khối sản xuất Việt vào chuỗi cung ứng hầu như đang bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu ngoại.

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1 nhận được sự chú ý tại triển lãm “kinh tế xanh”

Chính vì vậy, Robot VPT-RB1200-S1 của Vũ Phong Energy Group đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người tham dự triển lãm. Bên cạnh giới thiệu chi tiết về Robot VPT-RB1200-S1 với những ưu điểm nổi bật như lau sạch hơn, hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, tối ưu nhân công, khả năng nâng cấp cao hơn… các kỹ sư Vũ Phong cũng đã giới thiệu, tư vấn cho khách tham quan – phần lớn đến từ các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch cho hoạt động sản xuất – về các hệ thống điện mặt trời áp mái, hiệu quả thực tế cũng như các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

giới thiệu về các giải pháp năng lượng sạch đến doanh nghiệp

Vũ Phong Energy Group nhiệt tình giới thiệu về các giải pháp năng lượng sạch đến doanh nghiệp quan tâm tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố HVNCLC 2023 còn có Hội thảo “Hàng Việt Nam chất lượng cao và cơ hội vươn lên thành công trong nền kinh tế xanh” với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các cơ quan, Ban, Ngành, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp. Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – cũng đã tham dự hội thảo và có phát biểu chia sẻ, trao đổi với các diễn giả về ứng dụng thực tế của việc áp dụng các công nghệ xanh để giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon và các lợi ích về tài chính cho doanh nghiệp.

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – chia sẻ, trao đổi với các diễn giả tại Hội thảo

Là doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời từ năm 2009, Vũ Phong Energy Group đang đồng hành với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững như Vinamilk, Duy Tân, Kềm Nghĩa… Đặc biệt, bên cạnh cung cấp dịch vụ tổng thầu EPC chuyên nghiệp và giúp tối ưu hệ thống với dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M) chất lượng cao, Vũ Phong Energy Group đã tiên phong phát triển mô hình hợp tác linh hoạt BLT (Build –Lease – Transfer) dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất. Với sự hợp tác của nhiều quỹ đầu tư uy tín quốc tế và trong nước, mô hình này cho phép các doanh nghiệp sản xuất sử dụng năng lượng sạch với chi phí hợp lý mà không cần chi phí đầu tư, chỉ tận dụng mái nhà xưởng đang nhàn rỗi. Đồng hành với hành trình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của các doanh nghiệp, Vũ Phong Energy Group cũng sẵn sàng hỗ trợ truyền thông và cung cấp tư vấn về SDG-ESG cho các khách hàng, đối tác.

Ông Phạm Nam Phong

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group (đứng giữa), ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group (bên trái) và Host Bung Trần bên lề Hội thảo

Việc hướng tới phát triển xanh thời điểm này được nhận định là đúng lúc, kịp thời, vô cùng quan trọng và cần thiết cho tương lai phát triển hàng Việt Nam, nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập kinh tế của nước ta. Bởi vì, hiện nay cả thế giới đang chuyển rất nhanh sang phát triển xanh; tăng trưởng xanh cũng trở thành một tiêu chí mới của Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người gắn bó cùng quá trình phát triển 27 năm của chương trình HVNCLC, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, về việc thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển xanh trong tương lai, chúng ta càng cần phải thúc đẩy ý thức, khả năng của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng theo hướng tăng trưởng xanh nhiều hơn.

“Tôi thực sự mừng vì chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm thứ 27 có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang hướng xanh. Điều này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa phát triển tốt hơn, vừa tăng được năng lực cạnh tranh của mình ở trong nước và quốc tế. Và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, khuyến khích người tiêu dùng cùng nhau đi theo xu hướng xanh của tương lai”, chia sẻ từ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Lễ công bố “Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” năm 2023 với chủ đề “27 năm Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Hành trình đến nền kinh tế xanh” là sự kiện quy mô lớn do Hội Doanh nghiệp HVNCLC tổ chức. Chương trình có sự tham dự của hơn 500 doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp đạt chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn 2023, hơn 100 khách mời Trung ương và các tỉnh thành, các tổ chức xúc tiến thương mại, nhà mua hàng trong nước và quốc tế, hơn 50 cơ quan báo chí – truyền thông. Năm nay, có 519 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận “Hàng VNCLC do người tiêu dùng bình chọn”.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên trên thế giới và được con người tận dụng trước cả khi học cách tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ và nhiệt xuất phát từ mặt trời.
Năng lượng mặt trời và các tài nguyên thứ cấp của nó như sức gió, sức sóng, sức nước, sinh khối… tạo nên hầu hết năng lượng tái tạo trên trái đất. Con người và các sinh vật trên trái đất sẽ không thể tồn tại nếu không có mặt trời và nguồn năng lượng từ mặt trời.
Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?
Mặt trời tạo ra nhiệt và ánh sáng. Con người và vạn vật cần cả nhiệt và ánh sáng để tồn tại và phát triển. Chính vì thế, nếu hỏi năng lượng mặt trời có tác dụng gì thì trước hết phải nói đến vai trò sống còn của nó đối với sự sống của các sinh vật trên trái đất, chẳng hạn như để thực vật thực hiện quá trình quang hợp, chiếu sáng, sưởi ấm không gian, làm nước nóng lên…
Vậy con người sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm gì? Có thể kể đến một số ứng dụng năng lượng mặt trời trong đời sống của con người: tạo ra nước nóng nhờ ánh sáng mặt trời; tạo hệ thống sưởi ấm, làm mát, thông gió; giúp chưng cất nước, biến nước mặn hoặc nước lợ thành nước uống được; dùng để nấu nướng, làm khô, khử trùng…

 Năng lượng mặt trời cần thiết cho sự tồn tại của mọi sinh vật trên trái đất này (Ảnh minh họa internet)
Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời để làm gì nữa? Như bạn đã biết, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo với trữ lượng dồi dào, có thể gọi là vô tận, hơn nữa lại sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế các nguyên liệu hóa thạch còn bao gồm góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.
Chính vì vậy, con người ngày càng cải tiến các công nghệ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Và một ứng dụng của năng lượng mặt trời đang được phổ biến trên hầu khắp thế giới hiện nay là điện năng lượng mặt trời.
Điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ công nghệ dựa trên nhiên liệu là năng lượng mặt trời. Điện năng lượng mặt trời đang được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo sạch cần khuyến khích phát triển, không chỉ mang lại nhiều giá trị cho con người mà còn giúp chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người cũng như tất cả sinh vật trên trái đất. Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời?
Ứng dụng điện năng lượng mặt trời là gì? Điện năng lượng mặt trời được dùng để cung cấp cho tất cả các thiết bị điện, như: hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống làm mát (quạt, điều hòa...), các thiết bị di động, thiết bị sinh hoạt, máy móc sản xuất, giao thông vận tải (các loại xe, tàu thuyền, máy bay năng lượng mặt trời), máy bơm nước năng lượng mặt trời…
Để tạo ra điện năng lượng mặt trời, cần một hệ thống điện mặt trời được cấu thành bởi nhiều thành phần, thực hiện quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là bao gồm hệ thống sử dụng tấm pin quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) và một số thành phần khác, hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thành phần như: Tấm pin quang điện
Bộ hòa lưới điện (thiết bị biến tần inverter)
Tủ phân phối và bảo vệ DC/AC (tủ điện)
Khung giá đỡ và các phụ kiện chuyên dụng
Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa
Hệ thống lưu trữ điện năng (trong hệ thống điện độc lập hoặc hòa lưới có dự trữ)

Bảo trì bảo dưỡng thiết bị biến tần inverter hòa lưới trong hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời có thể chia thành 3 loại: hệ thống hòa lưới, hệ thống độc lập và hệ thống hòa lưới có dự trữ (loại hỗn hợp). Trong đó, điện mặt trời hòa lưới là hình thức đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, ở cả quy mô hộ gia đình, trên mái nhà xưởng doanh nghiệp, điện mặt trời kết hợp nông nghiệp và dụng cho nhà máy điện mặt trời quy mô lớn.
Hòa lưới điện là gì?
Trong hệ thống điện năng lượng mặt trời, các tấm pin quang điện tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC này sau đó sẽ được bộ biến tần hoà lưới inverter chuyển thành AC (điện xoay chiều) cùng pha và cùng tần số với điện lưới của hệ thống điện quốc gia. Ở hệ thống điện hòa lưới hoặc hòa lưới có dự trữ, dòng diện mặt trời tạo ra sẽ được hòa vào lưới điện.
Điện mặt trời hòa lưới là gì?
Điện năng lượng mặt trời hòa lưới là hệ thống điện mặt trời nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn. Trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới, điện tạo ra nếu không cung cấp cho các thiết bị điện thì sẽ tự động hòa lên lưới điện, không lưu trữ ở các thiết bị như ắc-quy, các tấm pin lưu trữ… Ở gia đình hay các doanh nghiệp lắp đặt của hệ thống này, điện năng lượng mặt trời sẽ được ưu tiên sử dụng trước, nếu thiếu sẽ tự động lấy điện từ lưới điện.
Còn nếu hệ thống điện mặt trời tạo ra nhiều hơn so với điện tiêu thụ thì điện dư sẽ hòa vào lưới điện để bán lại cho ngành điện với giá hấp dẫn, tạo nguồn thu nhập thụ động cho chủ đầu tư và rút ngắn thời gian hoàn vốn, giúp điện mặt trời trở thành một hình thức đầu tư sinh lời hiệu quả, an toàn với độ rủi ro rất thấp.
Cũng chính vì vậy, ngày càng nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để vừa dùng vừa bán điện dư - một cách đầu tư đơn giản trong khi lại được dùng điện sạch, góp phần bảo vệ môi trường.
Điện mặt trời áp mái là gì?
Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hệ thống điện mặt trời áp mái hay điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:Có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng.
Có công suất không quá 01 MW.
Được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ lên đến 30-50 năm. Để đảm bảo tuổi thọ của hệ thống cũng như khả năng sinh lời, người sử dụng cần chọn các thiết bị chất lượng cao từ thương hiệu uy tín, thi công đúng chuẩn. Các tấm pin quang điện đang ngày càng được cải tiến về hiệu suất, người dùng nên chọn các tấm pin có hiệu suất cao, cung cấp bởi đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng hệ thống. 
Một hệ thống điện mặt trời áp mái của nhà xưởng doanh nghiệp
Hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Khi lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời, ngoài đơn vị sản xuất và phân phối, công suất và hiệu suất tấm pin là số liệu kỹ thuật cần quan tâm nhất. Vậy hiệu suất tấm pin là gì? Hiệu suất tấm pin mặt trời là tỷ số giữa năng lượng điện tạo ra và năng lượng ánh sáng mặt trời. Có thể hiểu hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì qua ví dụ thực tế như sau: vào buổi trưa, ánh nắng mặt trời tỏa nhiệt khoảng 1.000W/m2 mỗi giờ. Nếu tấm pin quang điện có diện tích 1m2 và hiệu suất 10% thì nó sẽ tạo ra 100W điện mỗi giờ. Nếu module quang điện có hiệu suất 20%, diện tích 1 m2 thì sẽ tạo ra 200W điện mỗi giờ.
Vậy lý do bạn nên chú ý hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì? Nếu so sánh 2 tấm pin cùng kích thước, hiệu suất tấm pin nào cao hơn thì sẽ tạo ra công suất lớn hơn. Chính vì vậy, trong cùng một diện tích lắp đặt (trên mái nhà hộ gia đình, mái nhà xưởng, văn phòng…), nếu bạn chọn các tấm pin hiệu suất cao thì công suất của hệ thống sẽ cao hơn, tạo ra nhiều điện hơn. Hiện nay, các nhà khoa học đang ngày càng tối ưu hiệu suất tấm pin.

SILLICON VALLEY BANK (SVB) PHÁ SẢN ẢNH HƯỞNG TTCK THẾ NÀO? TÁC ĐỘNG TÂM LÝ ĐẾN TTCK VN? LÂY LAN VN?

Giải thích ngắn gọn Ngân hàng Mỹ phá sản! SVB

Bắc Giang: Thúc đẩy bảo hộ nông sản chủ lực ra nước ngoài

Hiện nay, Bắc Giang có 8 nhóm sản phẩm nông sản chủ lực. Trong những năm qua, công tác bảo hộ các sản phẩm này ra nước ngoài được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ

Một ngày giữa tháng 3, theo chân cán bộ Sở KH&CN Bắc Giang, chúng tôi đến với vùng đất là thủ phủ vùng cây ăn quả - huyện Lục Ngạn. Thời điểm này, hoa vải thiều nở thành chùm, nhỏ li ti, bắt đầu bung trắng xóa.

Bắc Giang được biết đến là tỉnh có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 200.000 tấn. Chỉ tính riêng huyện Luc Ngạn, diện tích hơn 17.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 120.000 tấn, giá trị hơn 3.000 tỷ đồng.

Vải thiều Lục Ngạn hiện nay được Bộ KH&CN cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại 7 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Mỹ. Đây cũng là loại nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm này vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng, đóng góp giá trị thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Một sản phẩm chủ lực khác của Bắc Giang là con là gà. Bắc Giang có tổng đàn gà lớn thứ 2 toàn quốc, với quy mô khoảng 18 triệu con, sản lượng hằng năm hơn 34.000 tấn, riêng huyện Yên Thế có 14 triệu con, với sản lượng từ 24-28.000 tấn, giá trị 1.300-15.00 tỷ đồng, trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường ngoài tỉnh khoảng 10-12 triệu con, có mặt tại các chợ đầu mối lớn tại 18 tỉnh, thành trên cả nước. Gà đồi Yên Thế đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận trong nước; cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 3 nước là Trung Quốc, Lào và Singapore.




Mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Ngoài ra, Bắc Giang có mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Làng có trên 300 hộ sản xuất mỳ gạo từ loại gạo đặc sản của vùng "Gạo bao thai hồng"; bình quân mỗi ngày sản xuất gần 30 tấn mỳ gạo. Mỳ Chũ là nhãn hiệu tập thể và đã được bảo hộ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào.
Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Gạo thơm Yên Dũng, rượu làng Vân, mỳ Chũ, mỳ Kế, gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn… đã tạo được thương hiệu sản phẩm, góp phần phát triển chương trình OCOP của tỉnh (hiện Bắc Giang có đến 205 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao).
Ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm được bảo hộ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và yêu cầu của quốc tế, khẳng định tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Các sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ đã phát huy được giá trị riêng có, ưu việt của mình, sản phẩm được đóng gói và truy xuất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bản thân các nhà sản xuất, hiệp hội, ngành hàng sản xuất đã có cơ chế giám sát lẫn nhau ngay từ ban đầu để khi sản phẩm xuất bán ra thị trường đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc bảo hộ tài sản trí tuệ ra nước ngoài đối với chỉ dẫn địa lý tốn nhiều thời gian, thủ tục và chi phí. Đơn cử như việc đàm phán để vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản kéo dài gần 3 năm, với nhiều nội dung yêu cầu, chi phí phát sinh. Để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, Bộ KH&CN đã triển khai thực hiện dự án KH&CN cấp quốc gia (với 3 sản phẩm là vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột), kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương mới thành công (trong dự án, có sản phẩm đã không bảo hộ thành công như cà phê Buôn Ma Thuột).
Một khó khăn nữa, đối với sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, theo quy định, định kỳ hằng năm, chủ sở hữu phải báo cáo về quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm soát chất lượng, tài chính (bằng tiếng Anh và tiếng Nhật) cho cơ quan chức năng của Nhật Bản (Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản), điều này gây trở ngại cho chủ sở hữu tại địa phương.
Ngoài ra, việc mất phí để gia hạn sản phẩm đã được bảo hộ ra nước ngoài cũng là một trong yếu tố hạn chế đến việc tiếp tục duy trì sản phẩm được bảo hộ (sau 10 năm).
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương: Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho nông dân - Ảnh: VGP/Hồng Minh
Bảo vệ danh tiếng của các nhãn hiệu đã được bảo hộ
Chia sẻ về những định hướng ưu tiên trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương cho biết Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế tài chính, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của địa phương trong giai đoạn tới.
Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động hơn trong việc đăng ký xác lập quyền đối với một số sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản phẩm tiềm năng; chú trọng hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm chủ lực, đặc thù riêng của tỉnh.
Sở KH&CN Bắc Giang cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực thế mạnh của tỉnh nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.
Bên cạnh đó, chú ý nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ở nước ngoài, rà soát các sản phẩm có khả năng thương mại tốt để bảo hộ mới ở các nước phục vụ xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tìm kiếm và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển tài sản trí tuệ. Gắn với đó phải xác định lấy doanh nghiệp là trung tâm, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
Hoàng Giang - Hồng Minh

142857 - Con số thần kỳ chi phối cả nền khoa học của thế giới

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc!

Tất cả con số đều mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, đâu là con số thần kỳ nhất vũ trụ chưa?

Con số là một trong những khám phá vĩ đại mang tính lịch sử của loài người, được ra đời với mục đích đong đếm, đo lường các đại lượng tự nhiên theo nhu cầu của tổ tiên chúng ta.

Ban đầu, con người mới chỉ khám phá ra các con số tự nhiên từ 1 đến 9 và phải rất lâu sau đó người ta mới phát hiện ra số 0.

Theo sự phát triển của nhận thức và nhu cầu của con người, dần dần những số nguyên, số thập phân, vô tỉ, hữu tỉ hay siêu thực, số ảo... mới được ra đời. Tất cả những con số đều góp phần tạo nên một thế giới toán học kỳ diệu như bây giờ.

Người ta thường nói "Toán học là ngôn ngữ của vũ trụ" và nếu có thể xem con số là một trong những "chữ cái" cấu tạo nên ngôn ngữ đó. Không những vậy, mỗi con số còn ghép nối với nhau để tạo nên những con số kỳ diệu phản ánh quy luật của thế giới, vũ trụ.

Có thể kể đến những con số quen thuộc mà bạn đã biết như số vô tỉ Pi (ký hiệu: π, xấp xỉ 3,14) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.

Hay số vô tỉ e xấp xỉ 2,71828..., rồi những hằng số như: Hằng số Boltzmann, hằng số Planck, bán kính Schwarzschild, hằng số Hubble, hằng số Omega, hằng số ánh sáng c... Mỗi con số đều mang một ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất của các quy luật vũ trụ.

Nhiều con số như vậy, liệu con số nào là con số đặc biệt nhất của vũ trụ. Nếu gạt bỏ những ý nghĩa liên quan đến toán học, vật lý hay hóa học mà xét một cách tổng quan hơn, mang ý nghĩa to lớn hơn là chỉ phản ánh 1 quy luật nào đó thì con số dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Đó chính là con số thần kỳ nhất vũ trụ: 142857

Bạn sẽ tự hỏi con số có vẻ rất bình thường và ngẫu nhiên này có ý nghĩa như thế nào, vậy thì hãy thử lấy con số này nhân với 1, 2, 3 cho đến 6, rồi sau đó là 8, 9 xem. Điều kỳ diệu đầu tiên sẽ xuất hiện!

Ta có phép tính sau:

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142 (quy luật của 6 con số kết quả ban đầu này là sự sắp xếp lại luân phiên cũng của những con số tạo nên 142857)

142857×8=1142856 (số 7 phân thân thành số 1 ở đầu và số 6 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 7)

142857×9=1285713 (số 4 phân thân thành số 1 ở đầu và số 3 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 4)

142857×10=1428570 (số 1 phân thân thành số 1 ở đâu và số 0 ở cuối)

142857×11=1571427 (số 8 phân thân thành số 1 ở đầu và số 7 ở cuối)

142857×12=1714284 (số 5 phân thân thành số 1 ở đầu và số 4 ở cuối)

142857×13=1857141 (số 2 phân thân phân thân thành số 1 ở đầu và số 1 ở cuối)

142857×14=1999998...

Ngoài ra, 142857 là chữ số lặp lại của phân số 1/7 (0,142857...) là số lặp lại nhiều ứng dung nhất trong hệ thập phân và nếu nhân nó với 2, 3, 4, 5, 6, kết quả sẽ được lặp lại và các chữ số sẽ giống như là 2/7, 3/7, 4/7, 5/7 hay 6/7.

Thực tế, con số 142857 đã được tìm thấy bên trong kim tự tháp Ai Cập. Nhiều người tin rằng đây là dãy số của Thượng Đế. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây là tại sao trong các phép tính trên, chúng ta lại không nhân với 7?

Bạn thử phép tính đó đi và sẽ nhận thấy điều kỳ diệu bất ngờ.

Cụ thể: 142857×7 = 999999 (mặc dù cũng là con số khá đẹp nhưng lại nằm ngoài quy luật của các con số khác). Vậy số 7 cũng là một con số rất đặc biệt vì không giống bất cứ con số nào khác.

Tại sao người xưa lại thích số 7 như vậy?

Đây là con số may mắn của người Nhật Bản. Trong Phật giáo số 7 là con số "sinh" vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số "diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.

Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, chúng ta còn có chu kỳ 7 ngày trong 1 tuần, 7 ngành nghệ thuật, 7 nốt nhạc trong thế giới âm nhạc, 7 kỳ quan thế giới hay thất khiếu (7 lỗ trên mặt người bao gồm: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng).

Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7...

Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.

- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.

- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.

- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.

Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.