Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Chứng khoán quay đầu giảm mạnh

Áp lực bán đẩy VN-Index hôm nay xuống dưới tham chiếu cả ngày và giảm gần 15 điểm khi chốt phiên.
Sau phiên giao dịch tăng mạnh hôm qua với dòng tiền tích cực quay lại thị trường, chứng khoán hôm nay đảo chiều. Diễn biến này trái ngược hẳn dự báo của một số công ty chứng khoán về triển vọng lạc quan của nhà đầu tư giúp khởi động nhịp phục hồi cho VN-Index.
Đầu buổi sáng, áp lực bán xuất hiện dồn dập ở nhiều cổ phiếu khiến chỉ số này hạ xuống mức tham chiếu. Đà giảm của chỉ số này kéo dài cả ngày, chốt phiên ở 1.047,4 điểm, giảm gần 15 điểm so với hôm qua. Đây là mức giảm mạnh nhất trong tháng này. VN30, HNX-Index, UPCoM cũng có diễn biến tương tự.
Sắc đỏ bao trùm khi sàn giao dịch TP HCM có 358 mã giảm, chỉ 55 mã tăng. Riêng nhóm bluechip có 27/30 cổ phiếu đi xuống. Các cổ phiếu nhóm năng lượng, nguyên vật liệu, tài chính và bất động sản cũng hạ giá mạnh. Theo VNDirect, VHM là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường với mức âm hơn 7 điểm.
Nhóm dầu khí bị nhuộm đỏ trên bảng điện. Những mã như PVC, PVD, BSR, PVS đều giảm từ 0,5% trở lên. Mức giảm tương tự cũng xảy ra với các mã của doanh nghiệp thép như HPG, HSG, NKG.
Những biến động trên thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng. Tuy mức giảm không quá lớn, sắc đỏ chiếm đa số với các mã như: STB, VPB, VIB, CTG, BID. Tình trạng này cũng diễn ra ở nhóm các công ty chứng khoán.
Diễn biến thị giá cổ phiếu bất động sản hôm nay phân hóa không đều. Nhiều mã giảm mạnh so với bình quân như VHM giảm 1,5%, IDC giảm 0,8%, NLG giảm 0,7%. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lội ngược dòng như VRE, DIG, DXG, HDG.
Thanh khoản giảm gần 1.300 tỷ đồng so với hôm qua, về mức khoảng 9.400 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn cũng đi xuống, dòng tiền chủ yếu đổ về các mã HPG, STB, SSI, VND. Bốn cổ phiếu này chiếm hơn một phần năm thanh khoản toàn sàn HoSE.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 90 tỷ đồng. Thép, bất động sản và tài chính - ngân hàng là nhóm được nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng.

Tất Đạt

Robot 100% “Make in Vietnam” cho năng lượng xanh tại triển lãm kinh tế xanh

 robot-100-make-in-vietnam

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1, sản phẩm 100% “Make in Vietnam” của Vũ Phong Energy Group, vừa có mặt tại triển lãm “kinh tế xanh”, thuộc khuôn khổ chương trình Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) 2023, tổ chức ngày 14/3/2023 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM).

Triển lãm “kinh tế xanh” là một hoạt động nằm trong chương trình Lễ công bố HVNCLC 2023, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng VNCLC, hàng VNCLC – Chuẩn hội nhập, doanh nghiệp phát triển xanh – bền vững… Là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, chuyên đồng hành với các doanh nghiệp sản xuất trong hành trình xanh hóa, phát triển bền vững, Vũ Phong Energy Group cũng đã tham gia triển lãm với sản phẩm Robot VPT-RB1200-S1. Đây là robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời, hỗ trợ đắc lực cho công tác vận hành bảo dưỡng (O&M) các hệ thống điện mặt trời áp mái, từ đó tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng sạch trong hành trình xanh của các doanh nghiệp. Càng có ý nghĩa hơn khi Robot VPT-RB1200-S1 là sản phẩm 100% “Make in Vietnam”, do các kỹ sư Vũ Phong Tech – Vũ Phong Energy Group nghiên cứu phát triển và tối ưu. Có thể nói Robot VPT-RB1200-S1 là sản phẩm công nghệ cao tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, cho thấy nỗ lực nội địa hóa vật tư thiết bị của ngành năng lượng tái tạo với sự tham gia sâu của khối sản xuất Việt vào chuỗi cung ứng hầu như đang bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu ngoại.

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1

Robot vệ sinh tấm pin mặt trời VPT-RB1200-S1 nhận được sự chú ý tại triển lãm “kinh tế xanh”

Chính vì vậy, Robot VPT-RB1200-S1 của Vũ Phong Energy Group đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người tham dự triển lãm. Bên cạnh giới thiệu chi tiết về Robot VPT-RB1200-S1 với những ưu điểm nổi bật như lau sạch hơn, hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, linh hoạt hơn, tối ưu nhân công, khả năng nâng cấp cao hơn… các kỹ sư Vũ Phong cũng đã giới thiệu, tư vấn cho khách tham quan – phần lớn đến từ các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch cho hoạt động sản xuất – về các hệ thống điện mặt trời áp mái, hiệu quả thực tế cũng như các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

giới thiệu về các giải pháp năng lượng sạch đến doanh nghiệp

Vũ Phong Energy Group nhiệt tình giới thiệu về các giải pháp năng lượng sạch đến doanh nghiệp quan tâm tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố HVNCLC 2023 còn có Hội thảo “Hàng Việt Nam chất lượng cao và cơ hội vươn lên thành công trong nền kinh tế xanh” với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các cơ quan, Ban, Ngành, chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp. Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – cũng đã tham dự hội thảo và có phát biểu chia sẻ, trao đổi với các diễn giả về ứng dụng thực tế của việc áp dụng các công nghệ xanh để giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon và các lợi ích về tài chính cho doanh nghiệp.

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group – chia sẻ, trao đổi với các diễn giả tại Hội thảo

Là doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời từ năm 2009, Vũ Phong Energy Group đang đồng hành với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững như Vinamilk, Duy Tân, Kềm Nghĩa… Đặc biệt, bên cạnh cung cấp dịch vụ tổng thầu EPC chuyên nghiệp và giúp tối ưu hệ thống với dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M) chất lượng cao, Vũ Phong Energy Group đã tiên phong phát triển mô hình hợp tác linh hoạt BLT (Build –Lease – Transfer) dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất. Với sự hợp tác của nhiều quỹ đầu tư uy tín quốc tế và trong nước, mô hình này cho phép các doanh nghiệp sản xuất sử dụng năng lượng sạch với chi phí hợp lý mà không cần chi phí đầu tư, chỉ tận dụng mái nhà xưởng đang nhàn rỗi. Đồng hành với hành trình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của các doanh nghiệp, Vũ Phong Energy Group cũng sẵn sàng hỗ trợ truyền thông và cung cấp tư vấn về SDG-ESG cho các khách hàng, đối tác.

Ông Phạm Nam Phong

Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group (đứng giữa), ông Phạm Đăng An – Phó Tổng Giám đốc Vũ Phong Energy Group (bên trái) và Host Bung Trần bên lề Hội thảo

Việc hướng tới phát triển xanh thời điểm này được nhận định là đúng lúc, kịp thời, vô cùng quan trọng và cần thiết cho tương lai phát triển hàng Việt Nam, nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập kinh tế của nước ta. Bởi vì, hiện nay cả thế giới đang chuyển rất nhanh sang phát triển xanh; tăng trưởng xanh cũng trở thành một tiêu chí mới của Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người gắn bó cùng quá trình phát triển 27 năm của chương trình HVNCLC, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, về việc thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển xanh trong tương lai, chúng ta càng cần phải thúc đẩy ý thức, khả năng của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng theo hướng tăng trưởng xanh nhiều hơn.

“Tôi thực sự mừng vì chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm thứ 27 có sự chuyển hướng mạnh mẽ sang hướng xanh. Điều này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam vừa phát triển tốt hơn, vừa tăng được năng lực cạnh tranh của mình ở trong nước và quốc tế. Và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, khuyến khích người tiêu dùng cùng nhau đi theo xu hướng xanh của tương lai”, chia sẻ từ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Lễ công bố “Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” năm 2023 với chủ đề “27 năm Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Hành trình đến nền kinh tế xanh” là sự kiện quy mô lớn do Hội Doanh nghiệp HVNCLC tổ chức. Chương trình có sự tham dự của hơn 500 doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp đạt chứng nhận HVNCLC do người tiêu dùng bình chọn 2023, hơn 100 khách mời Trung ương và các tỉnh thành, các tổ chức xúc tiến thương mại, nhà mua hàng trong nước và quốc tế, hơn 50 cơ quan báo chí – truyền thông. Năm nay, có 519 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận “Hàng VNCLC do người tiêu dùng bình chọn”.

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên trên thế giới và được con người tận dụng trước cả khi học cách tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ và nhiệt xuất phát từ mặt trời.
Năng lượng mặt trời và các tài nguyên thứ cấp của nó như sức gió, sức sóng, sức nước, sinh khối… tạo nên hầu hết năng lượng tái tạo trên trái đất. Con người và các sinh vật trên trái đất sẽ không thể tồn tại nếu không có mặt trời và nguồn năng lượng từ mặt trời.
Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?
Mặt trời tạo ra nhiệt và ánh sáng. Con người và vạn vật cần cả nhiệt và ánh sáng để tồn tại và phát triển. Chính vì thế, nếu hỏi năng lượng mặt trời có tác dụng gì thì trước hết phải nói đến vai trò sống còn của nó đối với sự sống của các sinh vật trên trái đất, chẳng hạn như để thực vật thực hiện quá trình quang hợp, chiếu sáng, sưởi ấm không gian, làm nước nóng lên…
Vậy con người sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm gì? Có thể kể đến một số ứng dụng năng lượng mặt trời trong đời sống của con người: tạo ra nước nóng nhờ ánh sáng mặt trời; tạo hệ thống sưởi ấm, làm mát, thông gió; giúp chưng cất nước, biến nước mặn hoặc nước lợ thành nước uống được; dùng để nấu nướng, làm khô, khử trùng…

 Năng lượng mặt trời cần thiết cho sự tồn tại của mọi sinh vật trên trái đất này (Ảnh minh họa internet)
Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời để làm gì nữa? Như bạn đã biết, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo với trữ lượng dồi dào, có thể gọi là vô tận, hơn nữa lại sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế các nguyên liệu hóa thạch còn bao gồm góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.
Chính vì vậy, con người ngày càng cải tiến các công nghệ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Và một ứng dụng của năng lượng mặt trời đang được phổ biến trên hầu khắp thế giới hiện nay là điện năng lượng mặt trời.
Điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ công nghệ dựa trên nhiên liệu là năng lượng mặt trời. Điện năng lượng mặt trời đang được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo sạch cần khuyến khích phát triển, không chỉ mang lại nhiều giá trị cho con người mà còn giúp chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người cũng như tất cả sinh vật trên trái đất. Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời?
Ứng dụng điện năng lượng mặt trời là gì? Điện năng lượng mặt trời được dùng để cung cấp cho tất cả các thiết bị điện, như: hệ thống chiếu sáng (các loại đèn), hệ thống làm mát (quạt, điều hòa...), các thiết bị di động, thiết bị sinh hoạt, máy móc sản xuất, giao thông vận tải (các loại xe, tàu thuyền, máy bay năng lượng mặt trời), máy bơm nước năng lượng mặt trời…
Để tạo ra điện năng lượng mặt trời, cần một hệ thống điện mặt trời được cấu thành bởi nhiều thành phần, thực hiện quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là bao gồm hệ thống sử dụng tấm pin quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) và một số thành phần khác, hoạt động dựa trên hiệu ứng quang điện, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thành phần như: Tấm pin quang điện
Bộ hòa lưới điện (thiết bị biến tần inverter)
Tủ phân phối và bảo vệ DC/AC (tủ điện)
Khung giá đỡ và các phụ kiện chuyên dụng
Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa
Hệ thống lưu trữ điện năng (trong hệ thống điện độc lập hoặc hòa lưới có dự trữ)

Bảo trì bảo dưỡng thiết bị biến tần inverter hòa lưới trong hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời có thể chia thành 3 loại: hệ thống hòa lưới, hệ thống độc lập và hệ thống hòa lưới có dự trữ (loại hỗn hợp). Trong đó, điện mặt trời hòa lưới là hình thức đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, ở cả quy mô hộ gia đình, trên mái nhà xưởng doanh nghiệp, điện mặt trời kết hợp nông nghiệp và dụng cho nhà máy điện mặt trời quy mô lớn.
Hòa lưới điện là gì?
Trong hệ thống điện năng lượng mặt trời, các tấm pin quang điện tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC này sau đó sẽ được bộ biến tần hoà lưới inverter chuyển thành AC (điện xoay chiều) cùng pha và cùng tần số với điện lưới của hệ thống điện quốc gia. Ở hệ thống điện hòa lưới hoặc hòa lưới có dự trữ, dòng diện mặt trời tạo ra sẽ được hòa vào lưới điện.
Điện mặt trời hòa lưới là gì?
Điện năng lượng mặt trời hòa lưới là hệ thống điện mặt trời nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn. Trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới, điện tạo ra nếu không cung cấp cho các thiết bị điện thì sẽ tự động hòa lên lưới điện, không lưu trữ ở các thiết bị như ắc-quy, các tấm pin lưu trữ… Ở gia đình hay các doanh nghiệp lắp đặt của hệ thống này, điện năng lượng mặt trời sẽ được ưu tiên sử dụng trước, nếu thiếu sẽ tự động lấy điện từ lưới điện.
Còn nếu hệ thống điện mặt trời tạo ra nhiều hơn so với điện tiêu thụ thì điện dư sẽ hòa vào lưới điện để bán lại cho ngành điện với giá hấp dẫn, tạo nguồn thu nhập thụ động cho chủ đầu tư và rút ngắn thời gian hoàn vốn, giúp điện mặt trời trở thành một hình thức đầu tư sinh lời hiệu quả, an toàn với độ rủi ro rất thấp.
Cũng chính vì vậy, ngày càng nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để vừa dùng vừa bán điện dư - một cách đầu tư đơn giản trong khi lại được dùng điện sạch, góp phần bảo vệ môi trường.
Điện mặt trời áp mái là gì?
Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hệ thống điện mặt trời áp mái hay điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:Có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng.
Có công suất không quá 01 MW.
Được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ lên đến 30-50 năm. Để đảm bảo tuổi thọ của hệ thống cũng như khả năng sinh lời, người sử dụng cần chọn các thiết bị chất lượng cao từ thương hiệu uy tín, thi công đúng chuẩn. Các tấm pin quang điện đang ngày càng được cải tiến về hiệu suất, người dùng nên chọn các tấm pin có hiệu suất cao, cung cấp bởi đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng hệ thống. 
Một hệ thống điện mặt trời áp mái của nhà xưởng doanh nghiệp
Hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì?
Khi lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời, ngoài đơn vị sản xuất và phân phối, công suất và hiệu suất tấm pin là số liệu kỹ thuật cần quan tâm nhất. Vậy hiệu suất tấm pin là gì? Hiệu suất tấm pin mặt trời là tỷ số giữa năng lượng điện tạo ra và năng lượng ánh sáng mặt trời. Có thể hiểu hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì qua ví dụ thực tế như sau: vào buổi trưa, ánh nắng mặt trời tỏa nhiệt khoảng 1.000W/m2 mỗi giờ. Nếu tấm pin quang điện có diện tích 1m2 và hiệu suất 10% thì nó sẽ tạo ra 100W điện mỗi giờ. Nếu module quang điện có hiệu suất 20%, diện tích 1 m2 thì sẽ tạo ra 200W điện mỗi giờ.
Vậy lý do bạn nên chú ý hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì? Nếu so sánh 2 tấm pin cùng kích thước, hiệu suất tấm pin nào cao hơn thì sẽ tạo ra công suất lớn hơn. Chính vì vậy, trong cùng một diện tích lắp đặt (trên mái nhà hộ gia đình, mái nhà xưởng, văn phòng…), nếu bạn chọn các tấm pin hiệu suất cao thì công suất của hệ thống sẽ cao hơn, tạo ra nhiều điện hơn. Hiện nay, các nhà khoa học đang ngày càng tối ưu hiệu suất tấm pin.

SILLICON VALLEY BANK (SVB) PHÁ SẢN ẢNH HƯỞNG TTCK THẾ NÀO? TÁC ĐỘNG TÂM LÝ ĐẾN TTCK VN? LÂY LAN VN?

Giải thích ngắn gọn Ngân hàng Mỹ phá sản! SVB

Bắc Giang: Thúc đẩy bảo hộ nông sản chủ lực ra nước ngoài

Hiện nay, Bắc Giang có 8 nhóm sản phẩm nông sản chủ lực. Trong những năm qua, công tác bảo hộ các sản phẩm này ra nước ngoài được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ

Một ngày giữa tháng 3, theo chân cán bộ Sở KH&CN Bắc Giang, chúng tôi đến với vùng đất là thủ phủ vùng cây ăn quả - huyện Lục Ngạn. Thời điểm này, hoa vải thiều nở thành chùm, nhỏ li ti, bắt đầu bung trắng xóa.

Bắc Giang được biết đến là tỉnh có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 200.000 tấn. Chỉ tính riêng huyện Luc Ngạn, diện tích hơn 17.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 120.000 tấn, giá trị hơn 3.000 tỷ đồng.

Vải thiều Lục Ngạn hiện nay được Bộ KH&CN cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại 7 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Mỹ. Đây cũng là loại nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm này vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng, đóng góp giá trị thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.

Một sản phẩm chủ lực khác của Bắc Giang là con là gà. Bắc Giang có tổng đàn gà lớn thứ 2 toàn quốc, với quy mô khoảng 18 triệu con, sản lượng hằng năm hơn 34.000 tấn, riêng huyện Yên Thế có 14 triệu con, với sản lượng từ 24-28.000 tấn, giá trị 1.300-15.00 tỷ đồng, trung bình mỗi năm cung ứng ra thị trường ngoài tỉnh khoảng 10-12 triệu con, có mặt tại các chợ đầu mối lớn tại 18 tỉnh, thành trên cả nước. Gà đồi Yên Thế đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận trong nước; cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 3 nước là Trung Quốc, Lào và Singapore.




Mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Ngoài ra, Bắc Giang có mỳ Chũ là sản phẩm nổi tiếng của làng nghề Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Làng có trên 300 hộ sản xuất mỳ gạo từ loại gạo đặc sản của vùng "Gạo bao thai hồng"; bình quân mỗi ngày sản xuất gần 30 tấn mỳ gạo. Mỳ Chũ là nhãn hiệu tập thể và đã được bảo hộ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào.
Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Gạo thơm Yên Dũng, rượu làng Vân, mỳ Chũ, mỳ Kế, gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn… đã tạo được thương hiệu sản phẩm, góp phần phát triển chương trình OCOP của tỉnh (hiện Bắc Giang có đến 205 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao).
Ông Nguyễn Phúc Thương, Phó Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm được bảo hộ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn và yêu cầu của quốc tế, khẳng định tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Các sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ đã phát huy được giá trị riêng có, ưu việt của mình, sản phẩm được đóng gói và truy xuất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bản thân các nhà sản xuất, hiệp hội, ngành hàng sản xuất đã có cơ chế giám sát lẫn nhau ngay từ ban đầu để khi sản phẩm xuất bán ra thị trường đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc bảo hộ tài sản trí tuệ ra nước ngoài đối với chỉ dẫn địa lý tốn nhiều thời gian, thủ tục và chi phí. Đơn cử như việc đàm phán để vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản kéo dài gần 3 năm, với nhiều nội dung yêu cầu, chi phí phát sinh. Để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, Bộ KH&CN đã triển khai thực hiện dự án KH&CN cấp quốc gia (với 3 sản phẩm là vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận và cà phê Buôn Ma Thuột), kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương mới thành công (trong dự án, có sản phẩm đã không bảo hộ thành công như cà phê Buôn Ma Thuột).
Một khó khăn nữa, đối với sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, theo quy định, định kỳ hằng năm, chủ sở hữu phải báo cáo về quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm soát chất lượng, tài chính (bằng tiếng Anh và tiếng Nhật) cho cơ quan chức năng của Nhật Bản (Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản), điều này gây trở ngại cho chủ sở hữu tại địa phương.
Ngoài ra, việc mất phí để gia hạn sản phẩm đã được bảo hộ ra nước ngoài cũng là một trong yếu tố hạn chế đến việc tiếp tục duy trì sản phẩm được bảo hộ (sau 10 năm).
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương: Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho nông dân - Ảnh: VGP/Hồng Minh
Bảo vệ danh tiếng của các nhãn hiệu đã được bảo hộ
Chia sẻ về những định hướng ưu tiên trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Phúc Thương cho biết Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế tài chính, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ, phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của địa phương trong giai đoạn tới.
Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động hơn trong việc đăng ký xác lập quyền đối với một số sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản phẩm tiềm năng; chú trọng hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm chủ lực, đặc thù riêng của tỉnh.
Sở KH&CN Bắc Giang cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực thế mạnh của tỉnh nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.
Bên cạnh đó, chú ý nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ở nước ngoài, rà soát các sản phẩm có khả năng thương mại tốt để bảo hộ mới ở các nước phục vụ xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tìm kiếm và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển tài sản trí tuệ. Gắn với đó phải xác định lấy doanh nghiệp là trung tâm, đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
Hoàng Giang - Hồng Minh

142857 - Con số thần kỳ chi phối cả nền khoa học của thế giới

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc!

Tất cả con số đều mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, đâu là con số thần kỳ nhất vũ trụ chưa?

Con số là một trong những khám phá vĩ đại mang tính lịch sử của loài người, được ra đời với mục đích đong đếm, đo lường các đại lượng tự nhiên theo nhu cầu của tổ tiên chúng ta.

Ban đầu, con người mới chỉ khám phá ra các con số tự nhiên từ 1 đến 9 và phải rất lâu sau đó người ta mới phát hiện ra số 0.

Theo sự phát triển của nhận thức và nhu cầu của con người, dần dần những số nguyên, số thập phân, vô tỉ, hữu tỉ hay siêu thực, số ảo... mới được ra đời. Tất cả những con số đều góp phần tạo nên một thế giới toán học kỳ diệu như bây giờ.

Người ta thường nói "Toán học là ngôn ngữ của vũ trụ" và nếu có thể xem con số là một trong những "chữ cái" cấu tạo nên ngôn ngữ đó. Không những vậy, mỗi con số còn ghép nối với nhau để tạo nên những con số kỳ diệu phản ánh quy luật của thế giới, vũ trụ.

Có thể kể đến những con số quen thuộc mà bạn đã biết như số vô tỉ Pi (ký hiệu: π, xấp xỉ 3,14) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.

Hay số vô tỉ e xấp xỉ 2,71828..., rồi những hằng số như: Hằng số Boltzmann, hằng số Planck, bán kính Schwarzschild, hằng số Hubble, hằng số Omega, hằng số ánh sáng c... Mỗi con số đều mang một ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất của các quy luật vũ trụ.

Nhiều con số như vậy, liệu con số nào là con số đặc biệt nhất của vũ trụ. Nếu gạt bỏ những ý nghĩa liên quan đến toán học, vật lý hay hóa học mà xét một cách tổng quan hơn, mang ý nghĩa to lớn hơn là chỉ phản ánh 1 quy luật nào đó thì con số dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc.

Đó chính là con số thần kỳ nhất vũ trụ: 142857

Bạn sẽ tự hỏi con số có vẻ rất bình thường và ngẫu nhiên này có ý nghĩa như thế nào, vậy thì hãy thử lấy con số này nhân với 1, 2, 3 cho đến 6, rồi sau đó là 8, 9 xem. Điều kỳ diệu đầu tiên sẽ xuất hiện!

Ta có phép tính sau:

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142 (quy luật của 6 con số kết quả ban đầu này là sự sắp xếp lại luân phiên cũng của những con số tạo nên 142857)

142857×8=1142856 (số 7 phân thân thành số 1 ở đầu và số 6 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 7)

142857×9=1285713 (số 4 phân thân thành số 1 ở đầu và số 3 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 4)

142857×10=1428570 (số 1 phân thân thành số 1 ở đâu và số 0 ở cuối)

142857×11=1571427 (số 8 phân thân thành số 1 ở đầu và số 7 ở cuối)

142857×12=1714284 (số 5 phân thân thành số 1 ở đầu và số 4 ở cuối)

142857×13=1857141 (số 2 phân thân phân thân thành số 1 ở đầu và số 1 ở cuối)

142857×14=1999998...

Ngoài ra, 142857 là chữ số lặp lại của phân số 1/7 (0,142857...) là số lặp lại nhiều ứng dung nhất trong hệ thập phân và nếu nhân nó với 2, 3, 4, 5, 6, kết quả sẽ được lặp lại và các chữ số sẽ giống như là 2/7, 3/7, 4/7, 5/7 hay 6/7.

Thực tế, con số 142857 đã được tìm thấy bên trong kim tự tháp Ai Cập. Nhiều người tin rằng đây là dãy số của Thượng Đế. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây là tại sao trong các phép tính trên, chúng ta lại không nhân với 7?

Bạn thử phép tính đó đi và sẽ nhận thấy điều kỳ diệu bất ngờ.

Cụ thể: 142857×7 = 999999 (mặc dù cũng là con số khá đẹp nhưng lại nằm ngoài quy luật của các con số khác). Vậy số 7 cũng là một con số rất đặc biệt vì không giống bất cứ con số nào khác.

Tại sao người xưa lại thích số 7 như vậy?

Đây là con số may mắn của người Nhật Bản. Trong Phật giáo số 7 là con số "sinh" vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen; nhưng cũng là con số "diệt vì con người chết đi sẽ phải xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho họ, người ta lấy bội số của số 7 = 49 ngày.

Trong Thiên Chúa giáo, Chúa Trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ. Sau đó, để tạo ra loài người thì Chúa trời đã lấy xương sườn số 7 bên trái của Adam để tạo ra Eva.

Đây là con số thần kỳ nhất vũ trụ, khi nhân với 7 sẽ ra kết quả rất kinh ngạc! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, chúng ta còn có chu kỳ 7 ngày trong 1 tuần, 7 ngành nghệ thuật, 7 nốt nhạc trong thế giới âm nhạc, 7 kỳ quan thế giới hay thất khiếu (7 lỗ trên mặt người bao gồm: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng).

Chưa hết, những cung bậc cảm xúc đa dạng của con người cũng được chia ra làm 7 trạng thái tình cảm khác nhau, gọi là thất tình (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục). Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7...

Nhưng nếu gạt bỏ những quan niệm duy tâm, con số 7 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế:

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.

- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7.

- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.

- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.

Số 7 thật kỳ diệu phải không nào? Bây giờ thì bạn đã biết tại sao người xưa lại ưa chuộng con số 7 như vậy rồi đó.



Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang: Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, đẩy mạnh chuyển đổi số

Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của các phòng, đơn vị, bộ phận và cá nhân liên quan trong việc đưa các nội dung, giải pháp để thực hiện hoàn thành mục tiêu chất lượng trong năm 2023 đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm, là cơ sở đổi mới công tác quản lý, điều hành, vận hành quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.

Môi trường làm việc: "4 xin, 4 luôn, 5 không"

Kế hoạch xác định 6 mục tiêu quan trọng với nhiều biện pháp cụ thể thực hiện. Cụ thể: Tiếp tục duy trì, cải tiến liên tục và thật sự có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

Cán bộ công chức, viên chức của Sở có đủ phẩm chất năng lực, thông hiểu về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.

Empty

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang Nguyễn Tiến Cơi khai mạc phiên giao dịch việc làm đầu Xuân Quý Mão, kết nối trực tuyến 10 tỉnh, thành phố.

Thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ các thủ tục hành chính đã được công bố; đảm bảo 100% thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được giải quyết đúng thời gian quy định (trong đó 80% được giải quyết trước hạn).

Tiếp tục rà soát, mở rộng TTHC cung cấp DVC trực tuyến toàn trình và một phần theo hướng thuận lợi, dễ tiếp cận cá nhân, tổ chức khi sử dụng. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu số lượng hồ sơ TTHC giải quyết qua DVC trực tuyến đạt từ 60% trở lên; thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

100% tài liệu hồ sơ liên quan đến các quy trình của hệ thống tài liệu nội bộ thường xuyên được duy trì, sắp xếp theo trình tự, có danh mục tài liệu, danh mục hồ sơ theo mô hình 5S.

Tạo môi trường làm việc thân thiện, thuận lợi; công khai các chế độ, chính sách và địa chỉ tiếp nhận phản ánh-kiến nghị; công chức, viên chức luôn có ý thức, gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử, thực hiện phương châm "4 xin, 4 luôn, 5 không": Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ; không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; không quan liêu vô cảm, vô trách nhiệm; không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ.

Phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao; 100% tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hài lòng về dịch vụ hành chính công của ngành.

Chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm

Mục tiêu chung của Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2023 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang xác định chuyển đổi số là nhiệm trọng tâm, là cơ sở đổi mới công tác quản lý, điều hành, vận hành quản lý nhà nước về lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội, góp phần xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội theo chủ trương, lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.

2 (3)

Ông Trần Văn Hà - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở chủ trì Chương trình đối thoại giữa Đảng ủy Sở với Đoàn thanh niên.

Tiếp tục duy trì và từng bước thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Chuyển đối số được UBND tỉnh giao năm 2023. Thực hiện triển khai cụ thể các nội dung tại Kế hoạch số 6649/KH- UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Giang về Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2023 theo các lĩnh vực hoạt động của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Kế hoạch cũng xác định rõ các mục tiêu cụ thể. Theo đó, phát triển chính quyền số: 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử. Tỷ lệ hồ sơ công việc của Sở được xử lý trên môi trường mạng trên 95%; 100% thực hiện việc ký số của lãnh đạo.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt trên 90%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt trên 60%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt trên 30%.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giảm nghèo ở các cấp; cơ sở dữ liệu an sinh; số hóa hồ sơ người có công. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100 %.

Về phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Về mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin: 100% tỷ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử. Thực hiện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước. Cán bộ chuyên trách CNTT của Sở được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Tiếp tục ban hành quy trình nội bộ, cập nhật quy trình điện tử đối với giải quyết từng TTHC mới phát sinh hoặc được sửa đổi, bổ sung; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Giải phấn phát triển hạ tầng số: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Giải pháp phát triển dữ liệu: Tiếp tục xây dựng và triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Phát triển các ứng dụng dịch vụ: Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) các ngành đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang và bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với CSDL của Bộ, ngành; Sử dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành. Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu an sinh xã hội theo Kế hoạch 146/KH-UBND ngày 28/6/2019. Tiếp tục triển khai số hóa dữ liệu người có công; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin: Tiếp tục đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Có cấu phần phù hợp cho giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Thực hiện việc cấu hình an toàn thông tin thiết bị điện tử có kết nối Internet (như camera giám sát, router, modem DSL v.v...), tuyệt đối không sử dụng cấu hình mặc định.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Đẩy mạnh công tác tự học tập, tuyên truyền, chủ động nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động các kiến thức về CNTT, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ; thường xuyên cử cán bộ công chức, viên chức phụ trách về lĩnh vực CNTT tham dự đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về CNTT, chuyển đổi số do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tổ chức. Duy trì hoạt động của Tổ công nghệ thông tin của Sở.

Tiến Luyến

Bắc Giang: Quán hàng rong bủa vây khu công nghiệp

Tình trạng bán hàng rong tại các tuyến đường chuyên dùng và cổng ra vào các công ty trong Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên, Bắc Giang) diễn ra từ nhiều năm nay, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Ngân hàng Australia tăng cường đầu tư tại Việt Nam

 Sau ba năm gia nhập thị trường Việt Nam, NA có ba văn phòng tại Hà Nội, TP HCM, cùng hàng trăm kỹ sư phần mềm, chuyên gia phân tích dữ liệu.

National Australia Bank (NAB) là ngân hàng lớn thứ hai tại Australia năm 2021, theo Financial Review, với lịch sử phát triển hơn 170 năm trong ngành tài chính ngân hàng. Ngân hàng này hiện có hơn 33.000 nhân sự phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.

Năm 2019, nhận thấy tiềm năng của các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam, NAB thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt Nam (NAB Innovation Centre Vietnam - NICV) với mục tiêu phát triển nguồn lực công nghệ thông tin nhằm mang lại những trải nghiệm công nghệ mới cho hơn tám triệu khách hàng trên toàn cầu. Đến nay, ngân hàng đã tổ chức các hoạt động đào tạo cho hơn 7.000 nhân sự về các kỹ năng công nghệ điện toán đám mây và được cấp hơn 2.700 chứng chỉ, trong đó có nhiều kỹ sư tại Việt Nam.

Ba năm qua, NAB Innovation Centre Vietnam đã thành lập ba văn phòng tại Hà Nội, TP HCM, cùng đội ngũ nhân sự gồm hàng trăm kỹ sư phần mềm và chuyên gia phân tích dữ liệu.  Năm 2022, đội ngũ nhân sự của NICV tăng trưởng tới 92%.

Ông Patrick Wright - Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp của NAB nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, đang đầu tư mạnh vào công cuộc phát triển kỹ năng và con người.

"Đội ngũ của chúng tôi tại Việt Nam luôn sát cánh cùng đội ngũ tại Australia để cùng nhau thực hiện những dự án mang lại sự khác biệt cho khách hàng. Chúng tôi muốn các nhân sự kết nối với mục tiêu chung, dù họ đang làm việc tại Australia, Việt Nam hay bất kỳ đâu", ông Patrick Wright chia sẻ.

Giám đốc điều hành NAB Ross McEwan và Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp Patrick Wright tới thăm trụ sở của NAB tại Việt Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao song phương hai nước.

Giám đốc điều hành NAB Ross McEwan (đứng thứ 4 từ trái qua) và Giám đốc khối Công nghệ và Vận hành Doanh nghiệp Patrick Wright (đứng thứ 2 từ trái qua) tới thăm trụ sở của NAB tại Việt Nam trong sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao song phương hai nước. Ảnh: NAB

Sau ba năm hình thành và phát triển, NICV đã góp phần tạo điều kiện phát triển cho hàng trăm kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu, lập trình viên và nhà phân tích dữ liệu tại Việt Nam. Trung tâm này cũng tăng cường khả năng vận hành và đóng góp những kỹ năng cần thiết cho lực lượng nhân sự của Ngân hàng quốc gia Australia.

"Với chiến lược đầu tư vào công cuộc phát triển nhân sự, chúng tôi cung cấp những khóa đào tạo và phát triển chất lượng cao, được chứng nhận rộng rãi; đi kèm với những khóa huấn luyện kỹ năng mềm và Anh ngữ", ông Wright cho biết thêm.

Ngân hàng này cũng triển khai loạt chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên, đẩy mạnh đa dạng giới tính và hỗ trợ những người có nhu cầu chuyển ngành sang công nghệ thông tin với mục tiêu đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Theo đó, trong năm 2022, hơn 120 sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo thực tập sinh của NAB và nhiều người trở thành nhân viên chính thức tại NAB Innovation Centre Vietnam.  Với hoạt động đầu tư này, NAB đã chính thức trở thành một trong những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất của Úc tại Việt Nam.

Theo ông Andrew Goledzinowski, đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Australia tại Việt Nam, thành công của NAB tại thị trường Việt Nam là minh chứng cho giá trị của việc hợp tác thương mại giữa Australia và Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ đem lại những ảnh hưởng tính cực, tăng cường hiệu quả và phát triển những sáng kiến mới vì lợi ích của cả hai nền kinh tế.

Australia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, sau đó bắt đầu triển khai các tài trợ phát triển chính thức (ODA). Australia tham gia hỗ trợ Việt Nam một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường dây 500kV Bắc Nam, cầu Mỹ Thuận và Cao Lãnh, hệ thống viễn thông và ngân hàng... Những năm gần đây, khi một số nước cắt giảm ODA, Australia vẫn giữ mức bình quân khoảng 80 triệu AUD một năm và tài khóa 2022-2023 còn tăng ODA cho Việt Nam thêm 18%.

Những năm qua, thương mại hàng hóa giữa hai nước tăng trưởng từ 8,3 tỷ USD (2020) lên 12,4 tỷ USD (2021) và 15,7 tỷ USD (2022), đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 38%. Hiện, Australia đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại thứ 10 của Australia. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ , giáo dục - đào tạo, y tế, giao lưu nhân dân... hai nước đều đạt kết quả tích cực.

Tuệ Minh