Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

“Đảo ngọc” Phú Quý – Thanh âm của bình yên

 Từ “đảo Quỷ” của phim chiếu rạp “Anh thầy ngôi sao” thẳng tiến thành “đảo ngọc” Phú Quý hot nhất trên bản đồ du lịch 2020: Những ngày nằm ườn mình ở nhà giãn cách xã hội, thanh âm của biển mẹ vang vọng trong ca khúc “Bài ca tôm cá” (phim Anh thầy ngôi sao) cứ thúc giục tui lên đường.

Nào những mũi Kê Gà, đảo Điệp Sơn, đảo Phú Quý trong bộ phim hài chiếu rạp của đạo diễn Đức Thịnh thực sự làm nứt toác, vỡ lanh tanh bành những trái tim yêu biển, ham đi, nghiện xê dịch nhưng lại bị trói chân bởi dịch dã, nghèo túng và cách ly.

Cũng chẳng biết từ khi nào, cái đảo Quý mà nhân vật Hoàng trong “Anh thầy ngôi sao” cứ luôn mồm gọi là “đảo quỷ” chết tiệt vì quá hoang sơ, thưa dân, điều kiện sinh hoạt kém cỏi…lại bước ra đời thực, trở thành cái tên hot nhất được rất rất nhiều blogger, review-er, cộng đồng người yêu du lịch săn đón và tìm đến trong suốt 2 quý đầu năm 2020.

Đấy là người ta, còn tui, phải mãi đến khi đi xuyên Việt vào tháng 7.2020, tui mới có dịp đến đảo ngọc Phú Quý (Bình Thuận) – một trong những hòn đảo tui vô cùng yêu thích.

Với một người sống 18 năm ở gần biển, nghe thấy tiếng sóng vỗ bờ là đã đủ vui tai, chứ béo quá cũng hiếm có khi nào tự tin lôi bikini dưới đáy balo ra mặc để quẫy tung bọt sóng như mấy chị hotgirl trên mạng.

Được xuống đảo để ngủ tui cũng cảm thấy hạnh phúc, ăn vài món dân dã của người địa phương làm, ngồi nghe đôi ba câu chuyện lịch sử xen lẫn tâm linh lúc 12h khuya trong hơi men của bia lon đất liền, học nướng con nhum với mỡ hành thế nào mới là đúng điệu, tìm những quán bánh tráng nướng dẻo lề đường nướng bằng than dậy mùi, ngồi bên nhau lúc chiều tà vừa ăn vừa nghe nhạc chill từ một chiếc loa mini bạc triệu, thả mình nằm vẹo cả võng thở lỏng cơ bụng bềnh bồng không cần cố hóp khi chụp ảnh, nhắm mắt đánh một giấc thật sâu khi bên tai là thanh âm của biển, của sóng, của chim muông và tiếng gió lao xao….

Mọi thứ đều đẹp một cách rất đời, rất bình dị, không hoa mĩ. Chỉ trừ có cái việc là trên đảo nắng thấy mẹ, cái nắng mà có thể khiến người em gái đất Đà Lạt quen chịu lạnh của tui đổ gục ngay từ khi bước chân xuống tàu, có thể nằm vật ra sàn đất ngủ và tránh nắng hoặc nổi quạo bất cứ lúc nào vì nắng quá trời nắng, gắt quá trời gắt.

ĐÔI NÉT VỀ ĐẢO PHÚ QUÝ:

Đảo Phú Quý thuộc địa phận của tỉnh Bình Thuận, cách xa đất liền khoảng 120km. Hòn đảo xinh đẹp này trước đây có diện tích chừng 21km2; với khoảng 33.000 dân sinh sống nhưng hiện tại do bị xâm thực nên chỉ còn lại khoảng 16km2. Người dân ở đây kể lại, bờ kè Bảy Sắc hay Vịnh Triều Dương đều đang được kè lại để chống xâm thực, cảnh quan cũng đã không còn nguyên vẹn như 6-7 năm trước.

Đảo có 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Tam Thanh là xã có cảng tàu khách, khu trung tâm kinh tế phát triển nhất của huyện đảo. Ngũ Phụng thì là khu hành chính ở giữa đảo, Long Hải ở mặt sau của đảo, khá xa trung tâm nên du khách sẽ thường ở khu vực Tam Thanh thôi nè.

Đảo nhỏ, chạy xe máy khoảng chừng 1 ngày là hết 1 vòng đảo cùng các cụm điểm, mà mỗi điểm cách nhau cũng không quá xa, đổ chừng 20 – 30 ngàn tiền xăng ở ngay chỗ cầu cảng Phú Quý là đi 2 ngày kim xăng vẫn chưa nhích đến vạch giữa, còn bao la mênh mông xăng lúc trả lại xe cho chủ nhà. Đảo thì nhỏ nhưng lại rất biết cách làm du lịch.

Những người dân đánh cá, đi tàu bè lâu năm giờ cũng chuyển sang lái cano, làm HDV tour cho các đoàn thăm quan, đưa bà con đi quanh đảo hoặc mở homestay, cho thuê xe để phát triển và làm giàu cho mảnh đất nhỏ 16km2 này.

Cũng bởi sau khi chiếu “Anh thầy ngôi sao”, đảo Phú Quý lại càng được săn đón và gọi tên nên dù đảo hoang sơ nhưng trên Google map vẫn sẽ hiển thị đầy đủ các địa điểm du lịch, check-in mà ai ai đến đảo cũng muốn ghé đến. Đảo nhỏ nhưng rất sạch sẽ, đường sá cũng thông thoáng và hầu như đã gia cố bằng bê tông, vẫn có những đoạn đường bằng sỏi, đất đỏ đang xây dựng mà trời tối quãng độ 19h30 là quanh đảo hầu như không có đèn, trời tối đen như tiền đồ của chị Dậu nên các bác đi lại cẩn thận, soi đèn và đi chầm chậm để tránh ổ gà. Vớ quả trời mưa mà đi đêm ở đảo thì ngon, sml luôn chứ đùa. Đảo có chừng gần 20 điểm để tham quan, rải rác quanh đảo như một bản đồ kho báu.

Bạn cũng không cần bận tâm nếu chẳng biết sắp xếp đi đâu trước, sau vì chủ homestay nhiệt tình sẽ chỉ hết, một cách thông minh, logic nhất có thể. Những điểm nên ghé thăm khi đến đảo Phú Quý (liệt kê theo cụm gần nhau nha các bác):

  •  Cụm 1: Vịnh Triều Dương; Dốc Phượt; Cột Cờ Chủ Quyền (điểm đón bình minh đẹp lúc 5:30 sáng); Bãi Nhỏ; Gành Hang; Hồ Vô Cực; Bè Cá Làng Dương
  • Cụm 2: Mộ Thầy (Dinh mộ Thầy Nại); Hồ cá ngay cạnh đó (bối cảnh quay phim của Anh thầy ngôi sao); Chùa Linh Sơn (Núi Cao Cát) – điểm đón bình minh hoặc hoàng hôn đều đẹp; Phong Điện Phú Quý; Núi Cấm (ngọn Hải Đăng) – điểm đón bình minh hoặc hoàng hôn; Bờ Kè Đa Sắc; Đền Thờ Công Chúa Bàn Tranh; Bờ Kè Bãi Lăng; Chùa Linh Quang; Vạn An Thạnh; Hòn Tranh (phải đi cano và nên mua tour); Hòn Đen.

Nhìn chung thì hầu hết các điểm này chỉ để tham quan bằng mắt, cảm nhận bằng tần số rung động của trái tim chứ cũng chẳng có gì.

Ai thấy đẹp thì nó sẽ đẹp, ai thấy vô vị thì đúng là cũng sẽ chẳng có gì thật. Nhưng đã đến đảo thì ngoài thưởng thức hải sản, ẩm thực địa phương, hóng hớt vài ba câu chuyện hay ho xưa cũ thì cũng nên đi lang thang vài điểm như trên cho nó biết đảo có gì. Ai thích thì đi, không thích đi cũng phải đi, chứ ra đảo rồi chẳng biết ở đảo có cái gì hay thì cũng buồn cười.

Khoảng 20 điểm du lịch trên thì có lẽ sẽ hợp với dân du lịch ngắn ngày, các bà các mẹ các anh các chị lần đầu đến đảo thích khám phá, thích chụp hình này nọ. Còn nếu ở lâu, ở dài, có dịp ghé đảo mướt mải để trải nghiệm sống như Robinson ngoài đảo hoang, trải nghiệm như thể mình là “Anh thầy ngôi sao” thì đảo Quý còn có khá nhiều thứ hay ho khác: đi câu mực đêm, đi bắt con còng gió với người dân đảo, theo thuyền bè đánh cá ra khơi xa để xem cá heo, đến đảo vào dịp Rằm hoặc mồng 1 âm lịch đầu tháng để được xem san hô cạn lúc thủy triều rút…

NÊN ĐẾN THĂM PHÚ QUÝ VÀO THỜI GIAN NÀO:

Nếu có dịp, các bác cứ ghé đảo vào tầm nửa đầu năm, chứ từ tháng 7 đổ đi là dễ mưa hoặc bão to. Cũng do ăn ở, những ngày tháng 7 lẽ ra phải sóng to gió lớn nhưng biển rất êm, sóng khá hiền hòa chứ không cục súc vỗ vào thành tàu chòng chành làm chị em bánh bèo chúng tui say sóng. Nhưng mà sóng mấy thì cũng không đọ được tài ngủ oặt lưỡi của hội lợn biển chúng tui.

Đặt mình xuống là ngủ, lên tàu ngủ; nhận phòng xong ngủ; ăn trưa xong lại ngủ; xuống đi cano ngủ cmn trên cano; cano cho dừng chơi ở Hòn Tranh thì tấp vào lề tự tìm võng lăn ra ngủ; đang đi chơi dạo quanh chỗ này chỗ kia thấy nắng quá, ghé vào một góc mát ngồi nghỉ nghỉ quay sang đã thấy…ngủ. Bởi vậy ta nói, ăn được ngủ được là tiên. Mà bão gió ai đời lại động đến thần tiên làm chi cho mệt nợ. Cái ngày chúng tui rời đảo, anh Lĩnh – cán bộ xã có báo là ngày 1/8 biển lại động, sóng lại lớn, có mưa nên tàu bè cũng hạn chế ra đảo lắm. May mà trời còn thương, cớ làm sao mà ghé thăm đảo vào cái mùa bão gió nhưng lại được ngày đẹp trời nắng như chó.

Mà nhân đây cũng tiện đôi lời khuyên các bác, nếu sắp xếp được, đừng ghé đảo 1 ngày, cố gắng ở trên đảo càng lâu càng tốt, đi 2N2Đ như tụi tui thì chỉ kịp ngủ, ăn sương sương, chơi dăm ba chỗ check in nhẹ nhàng thôi chứ chưa tìm hiểu được kĩ văn hóa đảo đích thực đâu. Như hội bạn mới quen trên đảo, họ ở đến cả tuần, buồn buồn lại vác bia lên khu Mộ Thầy để ngồi tỉ tê cùng “huyền thoại cồn” của đảo – người uống 125 lon bia/ngày không say, để nghe bác kể chuyện lịch sử hay hơn nuốt đĩa. Mà cũng dừng dại mà ghé đảo ngày cuối tuần. Chẳng có cái gì gọi là “bình yên” trên đảo nhỏ hết, khi mà du lịch hóa đã kéo cả trăm ngàn lượt khách/ngày đến đảo vào mỗi cuối tuần. Tụi tui đi vào ngay đầu tuần nên tiệt không phải tranh nhau từng miếng đứng chụp hình, không phải bon chen quán xá, đường sạch bóng tiệt toàn thấy bóng người dân địa phương chứ mống khách du lịch thì họa huần dăm ba người. Như vậy mới đã, cảm giác như mình cũng như dân đảo, chỉ thiếu mỗi nước cởi trần để lộ làn da sạm nắng phơi phong sương mặn mòi từ da dẻ, cả hội ngồi ngoài vệ đường, rải chiếu rồi ca hát, trò chuyện, trẻ con thì chơi với chó, chó thì chơi với mèo, người lớn thì tâm sự với nhau nhìn rất tình, rất lành, rất chi là đảo.

CÁCH DI CHUYỂN RA ĐẢO:

Đảo Phú Quý không đi máy bay được như Côn Đảo hay Phú Quốc nên chỉ có thể từ tứ xứ đổ về đây bằng đường tàu thủy. Các cụ ở Sài Gòn thì đi xe khách xuống gần cảng rồi đi tàu ra cảng.

Ở Hà Nội thì bay vào SG hoặc Nha Trang rồi lại đi tiếp xe khách đến cảng vận tải Phan Thiết để đi tàu ra cảng. Lưu ý: ở khu này có 2 cảng nên nhớ hỏi kĩ cảng nào mới là nơi đỗ tàu thủy ra Phú Quý nhé. Đấy là tui mách các bác thế, chứ tụi tui đi xe máy, phi từ Đà Lạt xuống Bàu Trắng chừng 150km, dạo chơi dăm ba phút rồi lượn tiếp hơn 50km về đến khu vực gần cảng để nghỉ tối, sáng hôm sau cũng đi tàu ra cảng. Để ra được đảo, nếu bạn không phải nàng tiên cá hoặc “kình ngư” Ánh Viên, chỉ có thể đi tàu thủy, quãng chừng 120km, mất tầm 2,5 tiếng – 3,5 tiếng tùy tàu.

Hiện có 3 tàu chở khách du lịch ra đảo: Superdong, Phú Quý Express, Hưng Phát. Người ta cứ tranh cãi nhau về chất lượng của Superdong, Phú Quý Express vì đây là hai hãng tàu nhanh, giá vé và thời gian di chuyển, chất lượng phục vụ như nhau nhưng độ dao động sóng và tốc độ “huệ” của khách thì lại khác nhau. Tàu Phú Quý Express thì to nhất trong 3 hãng này, đằm, vững nên có thể di chuyển cả trong thời tiết xấu. Tụi tui đi Superdong đỗ ngay kế bên Phú Quý Express, chạy nhanh và tốc độ ổn định nhất trong 3 hãng, ghế ngồi thì hơi bị thẳng lưng không thể ngửa ra như đi máy bay nhưng tui không dám so sánh gì giữa các hãng vì tui chưa được đi. Và trên hết, tàu nào vào tay tui thì cũng vậy, ngủ quắc cần câu không phải suy nghĩ say hay không say, chị “huệ” chưa bao giờ có cửa với dân biển ăn sóng nói gió Trang Chó nghe hôn.

Thiên hạ đồn rằng, vé ra đảo rất khan hiếm, nhất là dịp cuối tuần và mùa du lịch nên thường phải đặt trước 1-2 ngày là chuyện thường. Lúc xuống đảo, tui cũng đã nghe 1-2 nhân chứng kể chuyện phải ở lại đảo thêm vài ngày vì không mua nổi vé quay về.

Chính bởi đọc được khá nhiều review nhắc nhở chuyện này nên tụi tui khôn lắm à nghen, đặt luôn khứ hồi từ hôm ở Đà Lạt, quyết định trong 1 tích tắc là book 3 vé khứ hồi Phan Thiết – Phú Quý – Phan Thiết luôn.

Các bác có thể gọi hotline (tui để ở dưới), cũng có thể nhanh gọn check lịch và tình trạng vé còn hay hết bằng cách vào thẳng website để check và đặt vé. Rất an toàn, đảm bảo, nhanh gọn; ra cảng vận tải vào phòng vé thì cũng không cần in vé cứng, cứ thể đi thẳng ra tàu, đưa mã vé code + CMND để các chú bộ đội phục vụ tàu kiểm tra là xong. Giời thương những con nghiện xê dịch đi xuyên Việt nghèo nàn nên đúng đợt 7.2020 lại cho chương trình giảm giá 20% khi book vé Superdong qua website.

Tụi tui chẳng hề hay biết, vớ quả hời trên trời rơi xuống nên vé khứ hồi 700K giảm còn có 560K, đỡ được tận 140K/đứa/khứ hồi.

  • Lịch tàu chạy của bọn tui: +Đi 7:30 sáng ngày 27/7. (Tàu Superdong, phải có mặt trước ít nhất 40 phút) +Về 6:30 sáng ngày 29/7. (Tàu Superdong, phải có mặt trước ít nhất 40 phút. Phi thẳng xe máy thuê ra đó dựng, sẽ có người ra nhận lại sau) Giờ giời không thương các bạn bằng tụi tui thì vé đã vé 350K/lượt; dù khá đắt đỏ nhưng cố bấm bụng mà mua nhé, chứ không bơi ra đảo được đâu. Đâu phải ai cũng “Hai triệu năm” được như chú Đen nhà tui.
  • Thông tin tìm hiểu trên mạng về 3 hãng tàu này, lưu lại để đợt sau đi Phú Quý tui sẽ thử hãng khác: ?️ Superdong: SPD I và SPD II ? Giá vé: Ghế Ngồi: 350K/lượt, Ghế nằm (chỉ SPD II có): 400K/lượt ? Tốc độ: 2h30′ ?Website đặt vé: superdong.com.vn ?️ Phú Quý Express: ? Giá vé: Ghế ngồi/giường nằm: 350K/lượt ? Tốc độ: 2h45′ ? Mua vé trực tiếp tại: – Phòng Vé TP. Phan Thiết + Văn Phòng: 169 Võ Thị Sáu, Phường Hưng Long, TP Phan Thiết. + Điện Thoại: (0252) 396 2727 – (0252) 396 2626 – 0908 650 584 – Phòng Vé Đảo Phú Quý + Văn Phòng: Cảng Tàu Đảo Phú Quý 21 Ngô Quyền, Huyện Phú Quý + Điện Thoại: 088.926.2277 – (0252).396.2828 Đặt Online qua: + Website: https://phuquyexpress.vn + Facebook: https://facebook.com/phuquyexpress/ + Email: phuquysale.datlich@gmail.com ?️ Hưng Phát: ? Giá vé: + Ghế ngồi : 250K/lượt + Giường nằm có máy lạnh: 350K/lượt ? Tốc độ: khoảng 4 tiếng ? Đặt vé Website đặt vé: hungphatphuquy.vn Fanpage: Tàu Khách Cao Tốc Hưng Phát 26 Hotline: ♦Phòng vé Phan Thiết: 0915.380.919 – 0836.00.99.27 ♦Phòng vé Phú Quý: 0933.434.818 – 039.434.8818 – 0886.00.99.27

Ở ĐÂU?

?.Ở đất liền: Giữa trưa phi từ Đà Lạt xuống Phan Thiết, tầm chiều muộn 5h cũng xuống đến nơi, tụi tui nhận phòng ở ngay gần cảng vận tải Phan Thiết để sáng sớm hôm sau ra tàu luôn. Địa chỉ: Minh Đức Guest House, 142 Lê Lợi, Bình Thuận. Giá cả: 390K/phòng/2 giường đôi. (Ở tối đa 4 người) Chị chủ siêu đáng yêu, cũng hay bỏ quán bỏ xá đi du lịch bụi tầm 1-2 tháng, mê du lịch lắm, làm du lịch kiểu chi mà mà sát bên cảng nhưng bé giờ chưa bao giờ đi Phú Quý. Người dân quanh quanh khu cảng cũng dễ thương thấy mồ, 21h tối thấy 3 đứa con gái lảng vảng ngoài đường kiếm tà tưa, bác gái ven đường còn quát: -Mấy đứa mai đi Phú Quý phải hơm? Về ngủ đi bây, ra muộn là tàu nó chạy mất đó. Đúng là cái đất tui thương, toàn những người đáng yêu gì đâu không biết. Lại được quả tà tưa matcha to tổ bố người lạ ơi 20K mà uống muốn lòi bản họng, riết rồi trà xanh vật vào mồm cả đêm không ngủ được, cho zừa!

?. Ở trên đảo: Chuyến đi này giời thương nên khá may mắn, tìm Agoda, Booking, Vntrip 1 vòng toàn nơi đắt đỏ, cuối cùng dựa vào quan hệ ngoại giao truyền thông đa phương tiện la liếm văn vở xin xỏ, tụi tui cũng tìm được Linhca Homestay của anh Lĩnh – một cán bộ đảo rất chi là đáng yêu và buồn cười, siêu thân thiện, hài hước, nhiệt tình và cũng là một dân chơi thứ thiệt ở đảo. Lúc nhận phòng tụi tui còn sốc vì cái nhà anh xây đẹp vcl, mới vcl, phòng đôi 2 giường to hơn cái mặt tui, xịn vcl có WC riêng, còn tâm lý bật điều hòa trước để tụi khách con giời bớt nóng, giá phòng rẻ vcl có 100K/đứa/đêm, thế mà lại không có thấy trên các trang booking đặt phòng? Anh Lĩnh bảo do mới xây xong nên chủ yếu chỉ bán trên group review Phú Quý hoặc khách quen. Nhà anh có 4 phòng thôi, tầng trên anh xây cmn 1 cái rooftop đỉnh của đỉnh, đang đi vào hoàn thiện, chuyên phục vụ cho hội dân quẩy, có sẵn cả loa kẹo kéo để hát karaoke khản tiếng, nhưng phải im mồm trước 22h không hàng xóm người ta oánh giá. ?Cách đặt phòng: Anh Lĩnh – Homestay LinhCa: (+84)973034881. Hoặc vào fanpage LinhCa Homestay để được tư vấn và đặt phòng nghen quý vị.

?Thuê xe máy đi quanh đảo: 100K/ngày (chưa bao gồm xăng). Lúc gọi anh Lĩnh, bạn cũng nên gọi thuê xe luôn, nhận xe ở cảng, sẽ có một chú bên nhà xe đưa xe giao nhận (không cần giấy tờ luông), dẫn đi tận nơi đổ xăng (chừng 20-30K thôi nhé là đi full đảo trong 2-3 ngày), lại dẫn về tận nhà anh Lĩnh. Hôm rời đảo là lúc rạng sáng, 5h30 đã phải ra cảng Phú Quý, bạn chỉ cần để xe vào đúng chỗ nhận xe hôm bữa, vứt cả mũ và chìa khóa đó, tầm sáng tự khắc có người ra lấy xe. Nhiều bạn muốn đem xe máy lên đảo, nhưng xin thưa là phí dịch vụ gửi xe rất đắt, nên tốt nhất lên đảo tự thuê xe máy cũng được, đừng vác xe máy ra đảo vừa tốn kém vừa tốn công.

ĂN GÌ?

? Quán Ăn sáng: Thuận Phát, Lẩu Tài, An Khang (ăn bò né), Quán ăn 79, chợ Tam Thanh (sáng sớm với tất cả các món địa phương mà giá siêu rẻ, tụi tui ngủ trương lol 9h sáng mới đi nên hết banh chành không còn gì bỏ vào mồm).

? Ăn vặt: chè Hương Lộc với menu siêu đa dạng và ngon vcl, rẻ vcl (nhưng rất đen cho cuộc đời Trang Chó là anh bán chè mới đi Đà Nẵng về nên ngày hôm trước ăn xong, hôm sau anh dẹp cmn tiệm luôn để tiện cách ly); 2 quán sinh tố hoa quả ở ngã tư bùng binh Trần Hưng Đạo giao với Võ Văn Kiệt, lùng sục các quán bánh tráng nướng ở vệ đường;

?Lồng Bè Hải Sản: Đại Nam, Sáng, Làng Dương, Hải Thiện, Sinh, Phánh, …..Các bác có điều kiện thì nên ghé vì nghe dân đảo khẳng định là họ nuôi trồng khá có tâm, chất lượng các loại hải sản cũng rất ổn. Có thể ăn vài loại như: Cua đỏ, cua đá, cua mặt trăng, ốc nhảy, ốc bàn tay, mực, cá mú, cá bớp, tôm hùm. (nếu mà có nhiều xèng hihi còn tụi tui toàn ăn hải sản bắt tươi sống ở cảng, hoặc ăn cơm nhà hoy, rẻ hều).

?Nhà hàng giá cả phù hợp mà khách du lịch hay ghé đến: Long vĩ (Hải Sản), Cột Buồm, Lưới, Hải Thắm, Lộc Phát, Đông Ba, Ông Già….

?Cơm nhà nấu + tự đi mua hải sản về chế biến: Bạn có thể nhờ chủ nhà tự nấu cơm, họ sẽ nấu 1 bữa theo các món hải sản bạn muốn, ngon mà lại không cần đi xa. Giá khoảng từ 40 – 60K/người tùy bữa đó ăn gì. Còn muốn tự tay đi mua hải sản thì 5:30 sáng ra ngay cảng cá để mua, sau đó mang về cấp đông trưa lấy ra chế biến. Bạch tuộc 2,5kg giá chỉ 250K; 2 con cá bò to như con chó mà chỉ có 50K/2 con ăn 8 người mà nhá mãi đ thể hết nổi; nhum cũng chỉ có 10-15K/con….Nấu ăn tại homestay thì chỉ cần mượn bếp, đồ đạc của chủ nhà và trả phí từ 50 – 200K/lần là được; có bán sẵn cả các loại bia bọt, nước ngọt uống té khói luôn, đã quên đường về với cái nắng siêu gắt ở đảo, làm lon nước ngọt xõa tung bọt ga thì ta nói nó lại gọi là phê lòi tòi phòi.

?LỊCH TRÌNH CƠ BẢN 2N2Đ:

 ?Ngày 1: 26/7/2020 -Chiều nhận phòng ở Minh Đức Guest House, ngắm hoàng hôn trên tầng nhà, đi ăn tối, ngắm biển, đi uống tà tưa homemade.

?Ngày 2: 27/7/2020 -5h sáng dậy, trả phòng, gửi nhờ xe máy, đi ăn sáng, ra cảng ngồi chờ. -7h lên tàu Superdong, ngủ oặt lưỡi đến 9h40 vào đến Cảng Phú Quý, nhận xe máy, đổ xăng, phi về nhà anh Lĩnh. -Nhận phòng, tâm sự, xem qua bản đồ các điểm du lịch, bàn bạc chiều đi đâu, đặt cơm trưa vài món đơn giản nhà làm, rủ nhau ngủ oặt lưỡi tiếp đến 12h dậy. -Ăn trưa, lại vào ngủ điều hòa tiếp chớ nắng quá đi làm chi cho mệt người. -15h dậy lượn quanh 1 vòng đảo: mộ Thầy, hồ cá, điện gió Phú Quý, chùa Linh Sơn, núi Cao Cát. -Tối đi ăn chè Hương Lộc, về nướng cá, nướng nhum, nhậu tới bến với “chúa đảo” Lĩnh siêu đáng yêu và ngồi nghe ngàn lẻ một đêm chuyện tâm linh về mộ Thầy và các truyền thuyết trên đảo nhỏ.

?Ngày 3: 28/7/2020 -Hò hẹn 4h dậy đi ngắm bình minh ở Cột cờ nhưng ngủ sml đến 8h sáng. -9h sáng kéo nhau ra chợ Tam Thanh ăn sáng nhưng người ta dẹp tiệm hết trơn, cuối cùng thành ra vào chợ mua dây buộc tóc. -Ăn sáng bò né ở quán An Khang. -Dạo 1 vòng quanh đảo ở cụm số 2: Vịnh Triều Dương, Dốc Phượt, Cột cờ Phú Quý, Bãi Nhỏ, Gành Hang, Hồ Vô Cực. -11h về đặt cơm trưa, lại ngủ, cô chủ nhà gọi dậy ăn cơm xong chưa kịp ngủ thì đã phải thay bikini ra biển ngắm san hô mất gòi. -Đặt tour lặn san hô Hòn Tranh qua anh Lĩnh (250K/người), từ 14h đến 17h30: câu cá giữa biển, vào Hòn Tranh nghỉ ngơi, ngắm cảnh; đi lặn san hô ở Bãi Nhỏ, vào Hồ Vô Cực check-in, về lại homestay thưởng thức cháo nhum và cá nướng cuốn bánh tráng. -18h đi ăn bánh tráng nướng ven đường, vòng sang Võ Văn Kiệt ăn sinh tố hoa quả siêu ngon đỉnh kout của ẩm thực mà có 15K/cốc to hơn cả con chó. -19h30 ăn tối, nghỉ ngơi sớm để mai lấy sức 5h sáng dậy về đất liền.

?Ngày 4: 29/7/2020 -5h sáng dậy và 5h30 phóng xe ra cảng Phú Quý, để lại xe máy rồi cứ thể giơ mã code ra + CMND để lên tàu Superdong, tiếp tục hành trình ngủ thần sầu để về lại đất liền. -9h30 về đất liền, ăn cơm trưa và xin lại xe máy, lại tiếp tục phượt xuyên Việt xuống Vũng Tàu, em gái tui tách team lại lên xe khách để trở về Đà Lạt, kết thúc 2N2Đ ăn và ngủ bạt mạng ở đảo ngọc.

?TÌM HIỂU THÊM VỀ TOUR LẶN NGẮM SAN HÔ:

? Tour lặn san hô ở đảo Phú Quý khá rẻ, chỉ khoảng 250K/người, giá chung, nhà nào cũng vậy. Bạn đăng kí trực tiếp với homestay nơi bạn ở, họ sẽ hỗ trợ liên hệ bên cano để ghép đoàn hoặc thuê cano và dẫn ra tận nơi neo đậu ở cảng. ?Các loại tour: Tour Hòn Tranh, Tour Hòn Đen, Tour Câu mực đêm… (Mình chọn đi tour Hòn Tranh vì cơ bản nghe bảo hòn này đẹp như tranh).

? Thời gian: Có 2 khung giờ cố định cho các tour trên đảo, sáng hoặc chiều, muốn chọn giờ nào cũng được nhưng các bác nên báo sớm để họ sắp xếp và ghép người. + Sáng: 1 chuyến 7h30-11h + Chiều: 1 chuyến 14h-17h

 ? Dịch vụ kèm theo tour: Câu Cá, tắm biển hòn Tranh lặn ngắm san hô Vũng Phật, Bãi Nhỏ, khách sẽ được trang bị kính lặn (không kèm ống thở đâu nhé), áo phao, có HDV kèm theo.

?Review: Ai say thì nên uống thuốc chống say. Vì rất nắng nên mn nhớ chuẩn bị tất tần tật đồ chống nắng, bôi kem các kiểu. San hô thì cũng chết gần hết, có những rạn ở xa hơn nhưng còn hên xui bạn thương lượng với chủ cano như thế nào, chứ các khu dịch vụ như Bãi Nhỏ, Hòn Tranh thì rạn san hô không còn nhiều màu nữa, hóa đá vôi gần hết rồi nên xuống nước chủ yếu là ngâm cho mặn mòi da dẻ, tắm nắng một chút hoặc như tui thì tập bơi ngửa vậy hoy chứ chả ngắm được vẹo gì.

?TỔNG CHI PHÍ: Chuyến Phú Quý 2N2Đ này của chúng mình hết khoảng 1.600K/người, tất tần tật các khoản rồi nhé. Nếu các bác ăn hải sản tôm hùm, cua huỳnh đế hoặc ăn nhà hàng nhiều thì chi phí sẽ chóng mặt hơn một chút nữa.

0

Nắm tay bạn thân đi du lịch khắp thế gian

 Bạn thân của Trang Chó tên là Béo. Hầu hết mọi người đều thắc mắc vì sao nó gầy thế mà lại gọi là Béo. Mình cũng không biết nữa, chơi với nhau đã 18 năm rồi, vẫn gọi như vậy từ những ngày đầu chuyển lớp đến trường mới, tới tận bây giờ.Béo gọi mình là Chứa, khác hoàn toàn so với cách gọi của mọi người. Mình không quá thích cái tên này, nhưng cũng chỉ có 2 đứa bạn thân gọi vậy nên kệ.

Béo là con nhà giàu, nhưng Béo không giàu. Béo làm IT, tính cách trầm ổn, năng lực tốt, muốn sống một cuộc đời bình thường nhưng bỗng trở nên bất thường kể từ khi mình nổi loạn.Béo là người có thể bỏ ngang bữa cơm chạy đến Học viện Báo chí đưa laptop cho mình mượn vì cần gấp; cũng có thể chạy xe lúc giá rét chở mình ra ga Gia Lâm về quê rồi bị bắt xe, đi nộp tiền phạt nhưng 2 năm vẫn không chịu lấy bằng lái.

Để rồi đến lúc đi xuyên Việt, mình toàn phải đèo, chán.Béo là người có thể dừng việc nghỉ hè, lên Hà Nội nuôi mình 1 tuần vì thời sinh viên nghèo quá không có tiền. Mình cũng vì bạn thân mà học ăn cay, ăn những món rau muống nấu với kim chi khó hiểu vl của nó. Nhưng ok, bạn mình nuôi mình, cho ăn c** thì cũng phải ăn.

Nhà Béo cách nhà mình 1 cái ngõ, nên chuyện gì của hai đứa thì các cụ cũng đều biết. Em gái Béo chơi thân với em gái mình, cũng đều là hội “con nhà người ta” học hành giỏi giang, ngoan ngoãn, giải thưởng, thành tích nhiều, và đều cận thị.Giờ lớn rồi, các cụ không quan tâm đến chuyện học giỏi hay học dốt nữa, cứ về quê là các cụ mấy nhà đều đổ xô vào hỏi: “Có người yêu chưa?”, “Sao chúng mày cứ học nhau ế cả lũ ra thế!”…

Mình cũng không biết nữa. Vì thầy bói bảo 30,31,32 mình mới lấy chồng, nên mình cũng ứ quan tâm lắm. Còn Béo bảo mẹ, giục cưới nhiều quá thì nó bỏ nhà đi.Cuối cùng thì khu xóm tổ 3A cũng sóng yên bể lặng, còn Tết đến thì chắc các cụ lại replay bài ca quen thuộc này thôi.(Hương Xinh – mẹ mình còn bảo xây nhà xong rồi thì lấy chồng đi, cứ như kiếm chồng dễ như kiếm mớ rau, miếng thịt ở chợ vậy).

Béo là người có công việc ổn định, làm đều đặn vài năm nay. Nhưng từ lúc mình thích du lịch, Béo cũng có xu hướng thích dần đều và dũng cảm hơn so với hồi bé.Mình thành t.ội đ.ồ thi.ên c.ổ rủ rê, lôi kéo con nhà lành, đưa bạn Béo đi khắp Việt Nam, rồi lại đi vòng quanh Đông Nam Á.

Tính đến nay, 2 đứa nghèo hèn đã cùng nhau đi: Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị – Huế -Đà Nẵng – Hội An- Tam Kỳ – Quảng Ngãi – Quy Nhơn – Tuy Hòa – Đà Lạt – Phan Thiết – đảo Phú Quý – Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh – Làng cổ Đường Lâm – Núi Trầm- Sapa – Phú Quốc…

Xong lại đưa nhau đi: Bangkok, Lào, Đài Loan, Myanmar, Trung Quốc…

Béo má.u lắm, không có tiền thì Béo vay mẹ. Tết vừa rồi, con nợ của tổ 3A sẽ sớm trả xong n.ợ cho những chuyến đi để đời năm 2019.

Vào một ngày giãn cách toàn Hà Nội chẳng thể cùng nhau đi ăn bánh tráng cuốn thịt heo bên ngõ Trung Văn 9 như xưa, chỉ mong bạn thân mình thật nhiều sức khỏe, đỡ viêm xoang, công việc thuận lợi, nhiều năng lượng và dũng cảm sống theo ý bạn ahihi.

“Sứ giả” đại dương – Thiên đường biển đảo Lý Sơn

Hành trình 3N2Đ lượn 1 vòng Đảo Lớn, Đảo Bé – Lý Sơn chỉ với 1.122K/người-

Dợm bước từ bến xe Nước Ngầm về đến phòng trọ đã tối muộn, chỉ kịp dắt đít 1.5 triệu đồng tiền mặt và một ít đồ đạc, sẵn sàng cho một chuyến đi ngắn ngày đến Lý Sơn vào 5h sáng ngày hôm sau.

Hà Nội – Hải Phòng những ngày này đều mưa thối đất thối cát và lạnh sun xoăn từng đợt một như trêu tức những kẻ vốn đã có máu hằn học trong người, nên khi đón được cái nắng, cái gió miền Trung, cảm giác dù có cháy khét lẹt vẫn muốn đầm mình trong hương vị mùa hè lần nữa.

Chuyến đi này quá ngắn để có thể viết nên một điều gì đó, vì tưởng chừng chỉ di chuyển từ bus này sang tàu nọ… đã hết chừng 1 ngày trời. Nhưng vì đây là chuyến đi bất chợt cực kì thú vị, một đứa Đà Nẵng vừa bỏ chức PGĐ chuẩn bị về làm bất động sản, buồn buồn rủ một đứa Hà Nội chuyên môn trốn việc đi bụi ra Lý Sơn khảo sát tình hình du lịch, và đi đổi gió ít ngày trước khi nhận việc mới. Và một đứa Đà Lạt vừa đi làm ở công ty mới được chừng…vài bữa, cũng xách mông đi trốn, chỉ vì hai chữ “bạn bè”.

Thế nên người ta vẫn bảo, chỉ có con gái mới mang lại hạnh phúc cho nhau. Khi còn trẻ, chẳng vướng bận gì nhiều, cứ một người một ngựa, kiếm thật nhiều tiền, có thật nhiều sức khỏe để có thể cùng những người bạn đáng yêu đi đâu thì đi, cùng nhau béo, cùng nhau ăn, cùng nhau tiêu tiền và cùng nhau chửi chết pẹ mấy đứa cứ body shaming người khác ahihi.

Điều tuyệt vời nhất là nhân dịp kỉ niệm gần 1 năm chơi với nhau, dù 3 đứa cách nhau cả gần ngàn cây số…lại được ghi dấu ở một nơi xinh đẹp như Lý Sơn.

✅ CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN LÝ SƠN (ĐẢO LỚN – ĐẢO BÉ)

Không có đường bay thẳng đến đảo Lý Sơn, nên mọi người vẫn đi theo nhiều cách (xe khách, tàu hỏa, máy bay) để đến được Chu Lai. Sau đó từ Chu Lai đi ra cảng Sa Kỳ, để có thể đi đến Lý Sơn.

Chúng mình đến từ 3 miền Trung, Nam, Bắc nên hẹn nhau ở cảng Sa Kỳ luôn.

Còn đây là lộ trình của riêng Trang chó nha:

***HN-Chu Lai

Mình lựa chọn đường bay, mua vé khoảng 1.2tr/khứ hồi chuyến HN- Chu Lai.

Bạn mình ở Đà Lạt thì đi bus ra HCM rồi bay từ TP.HCM đi Đà Nẵng với giá 800K/chiều.

***Chu Lai – trung tâm TP.Quảng Ngãi

Đến sân bay Chu Lai, sẽ có sẵn xe bus to đùng đoàng chờ sẵn chúng ta ở ngoài cửa, chạy thẳng đến trung tâm Tp.Quảng Ngãi (bến xe Quảng Ngãi) với giá 35K/người.

Xe chạy 45 phút là đến trung tâm, phụ xe là nữ cực kì nhiệt tình, đáng yêu, ai hỏi chi cũng trả lời, không ác như mình, khách hỏi toàn cắn với chửi.

Cô tận tình chỉ cho mình cách đi từ đây đến cảng Sa Kỳ. Xe dừng lại ở công viên Ba Tư (hình như tên là vậy hay sao đó), rồi mình cùng 4-5 bạn nữ đi theo team khác đứng chờ xe bus đến cảng Sa Kỳ ở chiều đối diện.

⛔️Lưu ý: Nhớ hỏi trước cô phụ vé về giờ xe sẽ chạy vào những ngày kế tiếp, để nắm rõ lịch chứ không lại lỡ chuyến bay nha.

***Tp.Quảng Ngãi – Cảng Sa Kỳ

Chỉ 5 phút sau, chiếc xe bus địa phương hơi xập xệ tựa như “chuyến xe định mệnh” phim Thái Lẻn mình từng xem đã chình ình xuất hiện. Người dân Lý Sơn, phải nói là thân thiện quá đà luôn.

Nhìn khách du lịch trẻ ngu ngơ khù khờ, họ tự động tới hỏi han, chỉ đường, chỉ xe cho mà đi, chưa kịp mở lời luôn đấy. Bước xuống TP.Quảng Ngãi đã nhận được sự nồng hậu khó cưỡng, nên cảm thấy nơi chốn này thật đáng để lưu lại.

Bus tuyến 03 sẽ chạy từ Tp.Quảng Ngãi đến cảng Sa Kỳ với giá 13K; chạy khoảng 30-40 phút.

⛔️Note: Vậy là từ sân bay, để đến được cảng Sa Kỳ mất nguyên 2 tiếng đồng hồ đó nha. Nên nếu có đặt vé tàu trước, mn nhớ lưu ý giờ giấc để cho kịp nhé. Còn nếu có xiền, muốn tiết kiệm thời gian hoặc đi nhóm 3-4 người, bạn hoàn toàn có thể bắt taxi thẳng từ sân bay đến cảng Sa Kỳ, giá tầm hơn 400K, cũng không quá đắt đỏ.

****Cảng Sa Kỳ – Đảo Lớn

Trong bến tàu cảng Sa Kỳ có sẵn các quầy bán vé, bảng giờ tàu chạy, bạn có thể check qua để tham khảo cho phù hợp.

Theo thông tin mình tham khảo được thì tàu từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn có khoảng 6 chuyến/ngày trải dài từ 7h30 đến 15h30. Giá thì đa dạng lắm, khoảng từ 120K – 170K/vé tùy hãng tàu. Mọi người cứ check kĩ để mua cho tiện nhé.

Tàu đi khoảng 35 phút, cực kì phê, không hề say gì hết. Chúng mình là 3 con “giặc cái” duy nhất được lên khoang thuyền trưởng, chui ra mũi tàu đứng hò hét ngắm biển, ngắm sóng suốt từng ấy thời gian. Lúc bước vào khoang, tóc bết hết, mặt phủ hẳn 1 lớp muối dưỡng da. Bao pheeeeee.

****Đảo Lớn – Đảo Bé

Mục tiêu của chúng mình là đi Đảo Bé, vì Đảo Lớn hơi chật chội và đông khách du lịch. Vì thế, xuống tàu super cao tốc, chúng mình xuống cano nhỏ để lội tiếp ra đến Đảo Bé.

Giá vé chừng 40K/người; đi khoảng 10 phút là đến Đảo Bé. Và từ đây, bạn sẽ đi xe điện về thẳng nhà host homestay đã đặt trước, bắt đầu khám phá đảo Bé theo một cách rất local nào!

✅CÁCH DI CHUYỂN TRONG LÝ SƠN

****Đảo Bé:

Bạn có thể thuê xe điện nếu đi đông, hoặc đi bộ dạo vòng quanh để khám phả đảo Bé. Đúng như tên gọi, nó cũng chẳng to tát gì đâu. Nước xanh như ngọc, nhiều góc đẹp như Bali, cũng sạch sẽ chứ không như nhiều người mô tả, vì người dân ở đây cũng hay làm các chiến dịch dọn rác.

****Đảo Lớn:

Về đảo Lớn, chúng mình thuê xe máy giá 100K/xe. Vì chỉ có 4 tiếng ở đây nên giá xe đã được giảm (dù vẫn đắt); chứ mình check hình như là 120-150K/xe/ngày.

✅NƠI Ở

Có con em quen luôn “chúa đảo Bé” Đặng Sâm nên nó đưa tụi mình về miền thiên đường Lý Sơn Bungalow Hostel ở cuối cmn đảo luôn đấy.

Nhà anh hết phòng nên chúng mình ở lều. Giá:150K/đêm/lều/3 người.

Chu choa mạ ơi nó phê luôn đấy. Chăn ấm nệm êm trong lều, không mùi, không muỗi, sóng biển sát bên tai, giá thì rẻ như cho. Nói chung là thích cái lều một, thì thích anh (homestay + cách sống của anh) 10.

Để nói về anh Sâm, chắc mình nên quay lại nghề báo. Còn nói toẹt cmn ra ngắn gọn thì là anh siêu nhiệt tình, hiểu biết, điềm đạm, thân thiện và rất rất hiền. Chúng mình đựng sò, ốc vào khẩu trang, điên loạn tự coi đó là cái túi LV hàng hiệu, xách lấy xách để nâng niu suốt 2N1Đ ở đây. Thế mà lúc về anh cứ hỏi mãi “túi Gu chì đâu”, làm con bạn mình chửi anh suốt cả quãng đường anh lai ra ngoài cầu cảng, chỉ vì tưởng anh hỏi “quần xì của em đâu” kkk.

✅LỊCH TRÌNH CƠ BẢN

*Ngày 1 (17/3/2019)

-HN-Chu Lai – cảng Sa Kỳ – Đảo Bé

-Một vòng đảo Bé, tắm biển, NHẤT ĐỊNH PHẢI CHỤP BIKINI DÙ CÓ RA SAO THÌ RA. (đi theo sự chỉ dẫn tận tâm của anh Sâm)

⛔️Lưu ý: Nước và điện ở đây cũng không quá thường xuyên như ngoài đảo Lớn đâu, nên nước sẽ bị tính 20K/thùng. Bác nào máu tắm biển, gội đầu này nọ thì nhớ chú ý vụ này để không phát sinh quá nhiều tiền nước.

-Tối ăn hải sản, quay bùi nhùi phát sáng, uống bia, nướng mực, cá…

-Nằm võng nghe nhạc chill

*Ngày 2: (18/3/2019)

-Sáng: Một vòng Đảo Bé lần 2

-Trưa + Chiều (4 tiếng): Khảm phá đảo Lớn với 4 điểm chính nổi bật: cột cờ, Hang Câu, chùa Hang, cổng Tò Vò.

-Chiều muộn + Tối: Từ Lý Sơn về Chu Lai, khám phá thành phố Chu Lai về đêm. (đi Vincom CGV xem Friend Zone; đi ăn món don – đặc sản ở Quảng Ngãi, sinh tố cô Trinh).

À đặc sản ở Chu Lai còn có cả món…gội đầu giường nằm nha. Ôi bao phê, vò đầu như vò xơ mướp, chỉ 15 phút/đầu chứ không matxa các thứ tầm 45 phút như ở HN, cơ mà phê lắm; người gội còn siêu kute nữa, có 20K/người huhu. Vừa phê vừa rẻ.

*Ngày 3 (19/3/2019):

-Về HN.

✅ĂN GÌ Ở LÝ SƠN + CHU LAI:

-bánh ram ram chả cá cuốn bánh tráng và rau sống: ăn ở chỗ cổng Tò Vò ngon lắm nè; giá 150K/3 suất.

-hải sản: ốc mặt trăng (ốc xà cừ), mực nướng, cá nướng, tôm nướng, chả cá….

-nước sâm, nước dừa, nước rong biển: úi giời ơi ngon dã man mà mát lắm nhé. Ngày nào cũng tu 1-3 chai.

-bánh ít lá gai: mua ở chỗ chùa Hang 10K/3 bánh nhỏ.

-don Chu Lai: một món ăn khá lạ miệng. Con don là đặc sản địa phương, hơi giống hến, nấu cùng với bánh tráng ướt, nóng hổi. Khi bưng ra, ăn kèm với bánh đa nướng giòn tan, thả vào nước dùng còn đang nóng. Chu choa má nó thơm dậy mùi ăn hay lắm nè. 15K/tô; đi sứt chân tìm đường mới đến ngõ. Đến Chu Lai, qua quảng trường lớn, mn cứ hỏi, ắt có người chỉ đường.

-Sinh tố, bánh flan: thấy cô Trinh bán vỉa hè tự nhận là quán ngon nhất Chu Lai, nhưng mà ngon thật. Ăn bợt mồm 1 cốc sinh tố ú ụ thơm phức, 1 bánh flan mà có 25K/người huhu.

✅TỔNG CHI PHÍ:

Vé máy bay của riêng mình: 1.2tr/khứ hồi

Tiền chi tiêu ở Lý Sơn – Chu Lai: 1.122K/người

Vậy tổng chi tiêu cho 1 chuyến đi 3N2Đ nếu đi từ Hà Nội bằng đường bay thì sẽ khoảng 2.3 triệu/người nha.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền'

Với những ý tưởng độc đáo, khả năng sử dụng và tận dụng công nghệ một cách triệt để, nhiều bạn trẻ đang cùng nhau tạo nên một ''kỷ nguyên kiếm tiền'' đậm chất Gen Z

Travel blogger

Nguyễn Thùy Trang (Trangchoreview) là cái tên quen thuộc trong giới travel blogger. Cô bạn sinh năm 1995 được nhiều người chú ý và theo dõi trên trang cá nhân bởi những bài chia sẻ kinh nghiệm, review chân thực và chi tiết về những địa điểm, những chuyến đi mà bản thân đã trải qua. Qua đó, Trang cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích về du lịch bụi cho cộng đồng người có chung niềm đam mê xê dịch.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 1

Trang chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 2
Trang từng làm nhiều nghề khác nhau như: đi đóng giày ở xưởng, bán tranh, bán đồng hồ, bán vé máy bay online, viết content PR, chế nhạc, làm diễn viên nghiệp dư, viết kịch bản, trợ lý đạo diễn, làm CTV cho nhiều trang tin điện tử, viết sách, làm các công việc fulltime ở vài công ty ở Hà Nội… việc gì trong tầm với và kiếm được ra tiền thì cô đều làm. Trang duy trì làm việc gần 20 tiếng/ngày với 5,6 đầu việc khác nhau để vừa tích cóp tiền đi du lịch bụi, vừa lo cho em gái, phụ giúp kinh tế gia đình.

Về quá trình theo đuổi công việc và trở thành một travel blogger, Thùy Trang chia sẻ rằng: “Trải qua thời gian rong ruổi nhiều miền đất của Tổ quốc và các nước khác. Điều đọng lại trong mình thì rất nhiều, mình thường tâm niệm hành trình không phải là đích đến, mà là sự chiêm nghiệm để hiểu hơn về chính mình và mở lòng đón nhận tất cả. Mình trải qua rất nhiều biến cố, có những sự cố rất buồn cười, nhưng có những lần cũng suýt chết, điều đó giúp mình trân trọng cuộc sống hơn”.

Nói đến thành tựu đặc biệt nhất đối với mình, cô nàng 9x cho biết đó là những bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bản thân đã giúp ích, thậm chí cứu sống nhiều người trong hành trình du lịch bụi.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 3

Cuộc sống của một travel blogger luôn gắn liền với nhiều đồ "lỉnh kỉnh" như quần áo, máy ảnh, laptop...

"Nhiều người nghĩ rằng, đi du lịch thì sẽ mất tiền chứ làm sao kiếm được tiền. Đối với mình, travel blogger là một nghề kiếm được ra tiền và hơn hết đó chính là thỏa mãn đam mê xê dịch của “một con nghiện tự do” như mình.

Những thứ đáng sợ đều nằm trong suy nghĩ của mỗi người. Cứ thử sức với ước mơ của bạn, rồi bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc và giá trị của mình”, Trang chia sẻ.

Streamer

Những yêu cầu để đáp ứng được cho việc làm streamer khá nhẹ nhàng khiến bạn trẻ dễ tiếp cận như: dễ làm, không yêu cầu bằng cấp, kỹ năng chuyên sâu, chỉ cần giao tiếp trên sóng livestream... Và đặc biệt, bạn trẻ có cơ hội được nhiều người biết đến, từ đó làm cơ sở, công cụ để thực hiện những mục đích xa hơn như bán hàng, tạo thương hiệu cá nhân… Một số bạn trẻ đam mê và thích thú với việc chơi game, giải trí cũng muốn kiếm được tiền từ việc làm bình luận viên trên sóng livestream. Tuy nhiên, người xem cũng cần phân định rõ ràng giữa người làm streamer chân chính với những nội dung xấu độc, đi ngược lại chuẩn mực xã hội.

Nhism tên thật là Trần Thái Linh (sinh năm 1997) được biết đến là một game thủ, streamer trẻ đầy tài năng và triển vọng. Không chỉ chơi game giỏi, anh bạn còn sở hữu gương mặt điển trai cùng sự hoạt ngôn và tính cách "nhây" lầy lội thu hút nhiều bạn trẻ theo dõi.

Chia sẻ về con đường trở thành streamer chuyên nghiệp, Linh cho biết: “Trước đó, mình là game thủ bắn pubg, sau nhiều lần tham gia thi đấu và đạt được những thành tích nhất định, mình đã lọt vào tầm ngắm của anh Độ Mixi – người dẫn dắt team Refund Gaming lúc bấy giờ. Mình gia nhập team và trở thành thành viên của team Refund, tham gia vào thi đấu các giải pubg trong và ngoài nước. Sau một thời gian, team Refund đã tạm dừng tham gia thi đấu các giải PUBG chuyên nghiệp và chuyển sang làm stream, từ đó mình làm streamer toàn thời gian”.

Đối với Nhism, việc ngồi trước màn hình máy tính để chơi game và trò chuyện với mọi người khiến anh cảm thấy vui và thoải mái. Hiện tại, anh đang stream trên nền tảng Nimo.tv với mức thu nhập ổn định và nguồn thu từ donate của người hâm mộ hoặc nhận quảng cáo.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 4

Food reviewer (thử và nhận xét đồ ăn)

Vừa được ăn thử, vừa được chủ quán trả thêm tiền - nghề food reviewer (người bình phẩm đồ ăn) đang được một số bạn trẻ lựa chọn làm công việc kiếm thêm thu nhập.

Vương Nam Cường - sinh viên năm 3 khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện cậu bạn đang là food reviewer tại kênh Youtube Hôm Nay Ăn Gì? (HNAG) - một trong những kênh YouTube trực thuộc hệ thống Schannel Network với hơn 600 nghìn lượt đăng ký. Dù là gương mặt mới nhưng nhờ vẻ ngoài ưa nhìn và tính cách hoạt ngôn, Nam Cường thu hút nhiều bạn trẻ theo dõi trên kênh riêng.

Nói về cơ duyên đến với công việc hiện tại, Cường chia sẻ: “Vào cuối năm nhất, mình tình cờ thấy tin tuyển dụng của HNAG và đã không ngần ngại apply vào. Trải qua những vòng tuyển chọn khó khăn, cuối cùng mình là người duy nhất được giữ lại làm việc tại SChannel. Cho đến hiện tại, đó là công việc chính của mình. Nhờ công việc này, mình đã có thêm những kinh nghiệm về việc làm truyền thông. Từ những kiến thức mà mình học được khi làm việc, mình bắt đầu quay lại và áp dụng vào những bài tập tại học viện”.

Đằng sau nguồn năng lượng tích cực, thu nhập ổn định, Cường cũng có quãng thời gian mệt mỏi, stress khi đối diện với những bình luận tiêu cực. Cậu cho biết đã có lúc từng nghĩ đến việc từ bỏ công việc hiện tại do không chịu được áp lực. Tuy nhiên, nhờ có những người bạn, người anh người chị luôn ở bên cạnh và chia sẻ nên chàng trai đã vượt qua được quãng thời gian khó khăn đó.

“Mình luôn tìm cách để trau chuốt hơn trong mỗi sản phẩm, từ âm thanh, ánh sáng đến giọng nói, làm thế nào để khán giả có thể hài lòng hơn. Và đối với mình, cách tốt nhất ở thời điểm hiện tại là trở nên khó tính hơn với sản phẩm của bản thân. Khi bạn khó tính với sản phẩm của mình, bạn sẽ giống như một anti fan, soi xét từng vấn đề để sửa chữa và hoàn thiện nó”, nam sinh bày tỏ.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 5

TikToker

Phát triển nội dung số với chủ đề "cây nhà lá vườn", Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1994, nickname Hana Ban Mê, quê Đắk Lắk) hiện có hơn 16,8 triệu lượt yêu thích trên nền tảng TikTok với những clip "triệu view" và luôn gây ấn tượng với người xem nhờ sự mộc mạc, chân quê.

Cô quyết định bắt đầu lại ở tuổi 27 từ con số 0 khi đưa ra quyết định rời phố về vườn. Không nhàn hạ hơn là bao, cô còn cảm thấy áp lực bởi mỗi ngày lại chứng kiến bố mẹ già đi, yếu hơn còn bản thân lại chưa có sự nghiệp vững vàng. Nỗi trăn trở kéo dài biến thành động lực giúp cô nhanh chóng tạo nên thành công bước đầu với lượt yêu thích đạt gần 17 triệu người trên kênh TikTok cá nhân chỉ sau 3 tháng xây dựng.

Vừa phát triển nội dung số, vừa phát triển truyền thông về đặc sản vùng miền, Hana Ban Mê đang là một trong những TikToker được nhiều người mến mộ. Công việc này có tính chất tự do song cũng đem lại cho cô một thu nhập ổn định.

Gen Z: Thế hệ nghề nghiệp đa sắc màu và những công việc 'hái ra tiền' ảnh 6

"Vừa rồi, mình có kết nối cùng các kênh social giúp bà con bán nông sản và nhận tín hiệu tốt. Tuy nhiên vì nguồn lực còn thiếu nên mới bán được số lượng nhỏ. Hy vọng sau này mình sẽ phát triển được mạnh hơn nữa để truyền đạt lại cho bà con", Thu Hà tâm sự.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bắc Giang kỷ niệm 70 năm Ngày Điện ảnh cách mạng Việt Nam

 

Ngày 05/3, tại thành phố Bắc Giang, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023). Dự lễ kỷ niệm đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Sở VHTTDL Bắc Giang.
Các đại biểu dự buổi gặp mặt kỷ niệm.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu cùng nhau ôn lại những mốc son lịch sử của Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Cách đây 69 năm, ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 147/SL quyết định thành lập Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, chính thức khai sinh ngành Nhiếp ảnh, Điện ảnh Việt Nam với tư cách là một tổ chức Nhà nước. Để ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành điện ảnh, tại phiên họp ngày 21/7/2009, Ban Bí thư Trung ương đã nhất trí lấy ngày 15/3 là ngày truyền thống hàng năm của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, gọi là Ngày Điện ảnh Việt Nam.

Tháng 10/1957, Phòng Chiếu bóng trực thuộc Ty Văn hóa Bắc Giang được thành lập với 3 đội chiếu bóng. Điện ảnh Bắc Giang chính thức ra đời từ đó. Cùng với sự lớn mạnh chung của điện ảnh cả nước, công tác Điện ảnh Bắc Giang cũng nhanh chóng phát triển, trưởng thành, khẳng định được vị thế, đóng góp vào sự phát triển chung của nền điện ảnh cách mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị mà còn từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Phó Cục Trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà mong muốn điện ảnh Bắc Giang tiếp tục đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Điện ảnh Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Cục Trưởng Cục Điện ảnh đánh giá cao những thành tích điện ảnh Bắc Giang đạt được trong thời gian qua. Đồng thời mong muốn thời gian tới, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bắc Giang tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tích đạt được, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động văn hóa - điện ảnh nói chung và hoạt động điện ảnh nói riêng; tiếp tục đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Điện ảnh Việt Nam.

Bên cạnh đó, phát huy tinh thần sáng tạo dám nghĩ, dám làm, đổi mới hoạt động để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ Nhân dân. Phát huy tốt vai trò là kênh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. 

Giám đốc Sở VHTTDL Trương Quang Hải trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân.

Tại buổi gặp mặt kỷ niệm, Phó Cục Trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà trao Bằng khen của Bộ VHTTDL cho tập thể Phòng Nghiệp vụ điện ảnh (Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh); Giám đốc Sở VHTTDL Trương Quang Hải trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 tập thể, 02 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác điện ảnh thời gian qua./.

Hùn tiền mua đất 1,6 tỷ 'ở không được bán không xong'

 Bây giờ tôi chỉ mong lấy lại đúng 400 triệu đồng hùn hạp chứ không mong lời lãi.

Giữa năm 2020 lúc làn sóng Covid-19 lần đầu tiên hạ nhiệt, tôi có có hùn hạp với anh ruột mua một miếng đất 120 m2, giá 1,6 tỷ đồng. Xin nói qua lô đất này nằm mặt tiền con đường dẫn vào ngôi chợ mới xây ở quê tôi. Chủ miếng đất này trước đó cho một người khác thuê lại với giá 3,5 triệu đồng một tháng để bán cà phê.

Vì lý do cần tiền với sắp hết hợp đồng cho thuê mà người thuê không gia hạn nên chủ đất muốn bán luôn mảnh đất này. Người bán cà phê chỉ làm quán theo kiểu nhà tiền chế nên họ dọn đi nhanh chóng và trả lại một mảnh đất trống đúng nghĩa là đất nền.

Thời điểm đó, tôi có 400 triệu đồng, là tiền nhàn rỗi tiết kiệm được sau nhiều năm đi làm công ty. Anh tôi ở nhà có cơ sở kinh doanh, vốn mạnh nên bỏ số tiền còn lại, tức 1,2 tỷ đồng.

Trước đây tôi có nghe nói về chu kỳ lên xuống của bất động sản tầm 10 năm. Những pha của chu kỳ này bao gồm hồi phục, phát triển và thoái trào. Nhiều người giàu lên vì đầu tư bất động sản với điều kiện là mua ở cuối giai đoạn thoái trào - đầu giai đoạn hồi phục và bán ở giai đoạn phát triển.

Cũng có nhiều người giàu lên nhanh vì lướt sóng ở giai đoạn phát triển, thời gian chờ đợi không lâu nhưng đi kèm đó là rủi ro. Thế nhưng cái khó là làm sao nhận diện được thời gian nào là hồi phục, đâu là phát triển và đâu là thoái trào?

Nhưng khi nghe lời rủ rê, thuyết phục "đi làm bao năm mới được 400 triệu, hùn tiền mua đất để đó một, hai năm thì tăng gấp đôi gấp ba, làm vậy cũng muốn tốt..." của ông anh mà tôi đã không còn lý trí nữa. Tôi đành góp tiền mua miếng đất này.

Đúng như tôi dự đoán, thời gian sau dù trải qua mấy làn sóng Covid-19 nữa, ai cũng kêu làm ăn khó khăn nhưng giá đất khắp nơi lên vùn vụt. Miếng đất mà tôi có phần cũng không ngoại lệ, từng có thời điểm người ta trả chênh 300 triệu so với giá ban đầu. Do kinh tế ở quê bình thường cũng không phát triển nên tôi thấy như thế là lời nhiều lắm rồi. Thế nhưng anh tôi không chịu bán vì tin rằng để lại nó sẽ ngày càng lên chứ không xuống.

Những cơn sóng tới tấp xô đến nhưng rồi cũng nhanh chóng mất đi. Người lướt ván có kinh nghiệm sẽ về bờ an toàn, còn bây giờ tôi bị sóng cuốn ra xa, hay nói đúng hơn là thuỷ triều rút và còn mình tôi trơ trọi giữa bãi biển.

Đúng là giá miếng đất đó bây giờ có kể kêu 1 tỷ 8, thậm chí 2 tỷ nhưng điều quan trọng là chừng nào bán được? Ai sẽ mua? Tôi có năn nỉ xin lại 400 triệu tiền hùn để làm công việc khác thì lại bị mang tiếng lời thì chia, rủi ro thì đánh bài chuồn. Tôi ngâm 400 triệu trong đó không biết khi nào mới lấy lại được. Có đất đó nhưng cũng không thể và cũng không còn tiền xây nhà nếu về quê ở.

Chu kỳ tiếp theo, có lẽ tôi sẽ đầu tư một mình chứ không ham hố hùn vốn, dù là với người thân vì không có toàn quyền quyết định.