Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực

 Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực

Không chỉ sở hữu lõi cảnh quan xanh mát, chủ đầu tư uy tín, vị trí "kế sông cận thủy" đắt giá, chuỗi tiện ích 5 sao, pháp lý minh bạch, khách hàng mua căn hộ cao cấp tại Sunshine City còn được hưởng lợi từ nội thất bàn giao hiện đại.

"Mục sở thị" những lợi thế đắt giá của Sunshine City

Sunshine City là dự án cao cấp đã bàn giao với pháp lý minh bạch cùng không gian sống được cư dân đánh giá rất cao. Trong đó, chất lượng của thiết bị nội thất được bàn giao tại căn hộ Sunshine City cũng là một trong các yếu tố hút khách và gây ấn tượng mạnh với khách hàng, nhất là dịp cuối năm.

Anh Thanh Tùng - một cư dân mới gia nhập cộng đồng Sunshine City đã chia sẻ: "Trước khi quyết định mua căn hộ tại Sunshine City, tôi đã tham quan khá nhiều dự án cùng phân khúc. Nhưng Sunshine City sở hữu điểm cộng rất lớn với chất lượng bàn giao cao cấp, pháp lý minh bạch giúp tôi sớm ổn định cuộc sống".

Các căn hộ Sunshine City được bàn giao đến khách hàng với từng hạng mục nội thất liền tường được chủ đầu tư lựa chọn rất tỉ mỉ. Hướng đến đáp ứng nhu cầu cho khách hàng - là người dùng cuối của mọi sản phẩm, chìa khóa trao tay về ở ngay tại căn hộ Sunshine City là gia nhập vào cộng đồng cư dân văn minh đã hiện hữu với giá trị sống đích thực ngay từ nội thất được bàn giao.

Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực - Ảnh 1.

Trang thiết bị nội thất đến từ các thương hiệu nổi tiếng được gia chủ tự tay thiết kế mang đến điểm nhấn sang trọng cho căn hộ.

Từ hệ thống đèn Led Downlight Philips cao cấp, hệ thống điều hòa âm trần Daikin; tủ bếp được thiết kế trang nhã phù hợp với tổng thể của căn nhà. Đến thiết bị nhà bếp như chậu rửa, vòi rửa, máy hút mùi; bếp từ Franke với chất lượng Châu Âu cùng thiết bị vệ sinh Kohler sang trọng, góp phần gia tăng giá trị cho căn hộ và mang lại cuộc sống tiện nghi cho cư dân.

Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực - Ảnh 2.

Không gian bếp sang trọng tại penthouse của HH Lương Thùy Linh.

Bên cạnh đó là cửa chính trang bị khóa từ thông minh của Hafele với 4 tính năng hiện đại: thẻ, mã số, vân tay hoặc khóa cơ. Hơn thế, tại đây áp dụng công nghệ 4.0 với hệ thống smart homes hiện đại, tất cả thao tác đều có thể thực hiện trên chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn ngay khi chủ nhân chưa về nhà.

Không gian sống lý tưởng dành cho cư dân thông thái

Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực - Ảnh 3.

Thiết kế hiện đại cao cấp với tầm view đắt giá.

Dự án sở hữu bộ sưu tập căn hộ đa dạng, bao gồm căn hộ cao cấp 1 đến 3 phòng ngủ có diện tích thông thủy từ hơn 60m2 đến gần 120m2, căn duplex từ hơn 160m2 đến gần 200m2, và căn penthouse với hơn 240m2 đến gần 580m2. Sunshine City đã tối ưu thiết kế không gian sinh hoạt chung của cả gia đình, cũng như bố trí vô cùng khoa học đảm bảo công năng sử dụng và sự thông thoáng cho từng không gian riêng của mỗi thành viên.

Sunshine City trao tay người dùng cuối giá trị sống đích thực - Ảnh 4.

Chuỗi tiện ích nội và ngoại khu mang đến cho cư dân nhiều trải nghiệm mới.

Đặc biệt, toàn bộ 6 tòa nhà được bao phủ bởi hệ thống kính Low-E tràn nguyên khối. Từ đó, các căn hộ bắt trọn ánh sáng theo phương ngang, luôn lộng gió và ngập tràn ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, cốt lõi giá trị sống thực cho người dùng cuối tại Sunshine City còn được thể hiện qua 40 tiện ích cao cấp: hệ thống bể bơi từ khối đế lên đến tầng mái, khu tập gym và yoga, trường mầm non tiêu chuẩn quốc tế Sunshine Maple Bear, khối sinh hoạt cộng đồng, siêu thị, nhà hàng, cafe, dịch vụ giao dịch tài chính 4.0 với máy STM thông minh….. dành cho cư dân ngay trong nội khu.

Mang quan điểm phát triển bất động sản tạo giá trị thực cho người dùng cuối, Sunshine City đã ghi nhận được "chỉ số hạnh phúc của cư dân", thông qua sự hài lòng về không gian sống, chất lượng bàn giao, các tiện nghi và dịch vụ tiện ích hàng ngày.

Hotline: 1800 6180

Website: https://city.sunshinegroup.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/sunshinecityhanoiofficial/

Ánh Dương

Tổ Quốc

Chính phủ thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản

 Chính phủ thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 1435/QĐ-TTg Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.

Theo đó, Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng; Tổ phó gồm ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Các thành viên gồm ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Tổ công tác có nhiệm vụ, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương

Tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan.

Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác có quyền hạn, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án bất động sản đang triển khai nhưng có khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý theo báo cáo của các địa phương; kiến nghị giải pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản tại một số tỉnh, thành phố.

Mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan hoặc các tổ chức, chuyên gia phối hợp, tham vấn trong quá trình Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Nhóm giúp việc của Tổ công tác. Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cử thành viên tham gia Nhóm giúp việc của Tổ công tác theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Thành viên Nhóm giúp việc có trách nhiệm đề xuất, tham mưu, tổng hợp các nội dung làm việc của Tổ công tác trong phạm vi nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của cơ quan mình theo chỉ đạo, phân công của lãnh đạo Tổ công tác.

Tuấn Minh

Nhịp sống thị trường

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp

Lần gần nhất cổ phiếu HPG tăng trần 2 phiên liên tiếp đã cách đây hơn 10 năm kể từ tháng 9/2012, thời điểm biên độ dao động trên sàn HoSE vẫn là +/-5%.

Với đà hưng phấn sau phiên ngược dòng ngoạn mục, thị trường tiếp tục bứt phá mạnh mẽ cùng sắc xanh, tím phủ rộng trong đó nổi bật nhất phải kể đến cổ phiếu quốc dân Hòa Phát (mã HPG). Lực mua “ồ ạt” nhanh chóng kéo cổ phiếu này tăng kịch trần “trắng bên bán” chỉ ít phút sau phiên ATO với dư mua hàng triệu đơn vị. Đây đã là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu đầu ngành thép tăng hết biên độ.

Với quy mô vốn hóa lớn cùng với lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) khổng lồ, HPG không có nhiều phiên trần trong những năm gần đây. Việc cổ phiếu này “tím lịm” 2 phiên liên tiếp lại càng hiếm. Lần gần nhất hiện tượng này xảy ra đã cách đây hơn 10 năm kể từ tháng 9/2012 - thời điểm biên độ dao động trên sàn HoSE vẫn là +/-5%. Kể từ khi HoSE áp dụng biên độ +/-7% từ đầu năm 2013 đến nay, chưa bao giờ cổ phiếu đầu ngành thép tăng trần 2 phiên liên tiếp.

Trước đó, HPG đã liên tục giảm sâu từ sau khi đạt đỉnh hồi tháng 10/2021 và có thời điểm đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2020. Hai phiên bứt phá mạnh mẽ mở ra hy vọng kết thúc giai đoạn dò đáy “mệt mỏi” kéo dài suốt nhiều tháng qua. Dù vậy, thị giá HPG vẫn còn thấp hơn gần 68% so với đỉnh. Vốn hóa cũng theo đó mất 172.400 tỷ đồng (~7,2 tỷ USD) sau hơn một năm.

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp - Ảnh 1.

Một tín hiệu tích cực nữa đến với cổ đông Hòa Phát là sự trở lại của khối ngoại thời gian gần đây. Theo thống kê, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu HPG trong 5 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 640 tỷ đồng. Trước đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 1.700 tỷ đồng trên HPG trong tháng 10 và tiếp tục nối dài xu hướng cho đến những ngày đầu tháng 11.

Với việc dòng vốn từ khu vực Đông Á và Thái Lan đang không ngừng chảy vào chứng khoán Việt Nam qua kênh ETF, cổ phiếu HPG có thể sẽ tiếp tục được mua ròng nhờ hiện diện trong nhiều rổ chỉ số quan trọng như VN30, FTSE Vietnam Index, FTSE Vietnam 30 Index,... Ngoài ra, một số quỹ ngoại chủ động thuộc Dragon Capital, VinaCapital,... cũng có thể đã gom lại cổ phiếu đầu ngành thép sau giai đoạn giảm sở hữu trước đó.

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp - Ảnh 2.

Tín hiệu hồi phục xuất hiện dù khó khăn vẫn còn

Giai đoạn dò đáy của cổ phiếu HPG đi kèm với tình hình kinh doanh không mấy khả quan của ngành thép nói chung và Hòa Phát cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp đầu ngành thép lần đầu lỗ quý kể từ năm 2008 với khoản lỗ ròng gần 1.800 tỷ đồng trong quý 3/2022. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu giảm, biên lãi gộp mỏng và lỗ tỷ giá.

Biên lãi gộp quý 3/2022 chỉ đạt 2,9%, giảm mạnh từ mức 17,5% trong quý 2 do lượng tồn kho than cốc giá cao từ quý trước đó. Trong khi đó, trung bình giá HRC quý 3 giảm mạnh 27,4% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ ống thép và tôn mạ yếu (HRC là đầu vào để sản xuất 2 sản phẩm này).

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp - Ảnh 3.

Ngành thép nội địa đang đứng trước nhiều thách thức: (1) thị trường bất động sản định trệ, (2) giá nguyên liệu đầu vào cao (bao gồm giá than cốc, thép phế), (3) lãi suất tăng cao và đồng VND yếu. Hàng loạt nhà sản xuất thép hàng đầu như HPG, POM, VN-Steel đã thông báo đóng cửa một phần các dây chuyền sản xuất.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng sản xuất quý 3/2022 đã giảm 7% so với cùng kỳ. VNDirect ước tính tổng hàng tồn kho cuối quý 3/2022 của các doanh nghiệp thép niêm yết đã giảm 22,5% so với quý trước đó kéo theo số ngày tồn kho bình quân giảm xuống chỉ còn 101 ngày từ mức 126 ngày trong quý 2/2022.

Tuy nhiên, VNDirect cho rằng ngành thép đang có một số tín hiệu có thể là tiền đề cho sự hồi phục như (1) giá than cốc được dự báo sẽ giảm từ mức 420 USD/tấn của năm 2022 xuống lần lượt 258-220 USD/tấn trong năm 2023-24 khi các mỏ khai thác than cốc được hoạt động bình thường trở lại, (2) Trung Quốc dỡ bỏ giãn cách xã hội sẽ kích thích nhu cầu thép toàn cầu và (3) đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ bù đắp phần nào cho việc thị trường bất động sản trì trệ.

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp - Ảnh 4.

Mặc dù giá bán HRC của Hòa Phát đã liên tục giảm trong tháng 10-11, VNDirect kỳ vọng biên lãi gộp sẽ phục hồi dần trong quý 4/2022 nhờ chi phí đầu vào bình quân thấp hơn khi lượng hàng tồn kho giá cao đã được ghi nhận một phần trong quý 3 vừa qua. Giá nguyên vật liệu đầu vào giao ngay cũng đang dần trở lại mức bình thường.

Theo VNDirect biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát sẽ sớm chạm đáy, tuy nhiên tốc độ phục hồi khá chậm do nhu cầu thép yếu. Biên lãi gộp năm 2022/23/24 có thể đạt lần lượt 14%/14,6%/15,8%, thấp hơn dự phóng trước đó do (1) trung bình giá bán thép giảm lần lượt 1,6%/2,7%/2,8% và (2) giá than cốc tăng lần lượt 9,1%/28%/13,6%.

Dù vậy, VNDirect vẫn giảm khoảng 45,3-52,6% dự phóng lợi nhuận ròng của Hòa Phát giai đoạn 2022-24 chủ yếu đến từ việc phản ánh kết quả thất vọng trong quý 3, trong đó sản lượng tiêu thụ thép giảm 4,5% và biên lãi gộp thu hẹp so với dự báo trước đó.

Sau hơn 1 thập kỷ, cổ phiếu quốc dân HPG lại có 2 phiên “tím lịm” liên tiếp - Ảnh 5.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Cuộc đua điểm thanh toán không tiền mặt

 

Ngành tài chính chạy đua công nghệ, cũng chính là lúc các hàng quán và thực khách hưởng lợi từ trào lưu thanh toán không tiền mặt.

Từ đầu năm trở lại đây, phương thức thanh toán không tiền mặt ngày càng được nhiều chủ quán ẩm thực sử dụng. Từ quán lớn đến vỉa hè, các chủ hàng quán đã quen với việc in mã QR code để tiện cho khách thanh toán chuyển khoản. 

Theo chị Ngân, chủ quán bánh mì Hội An trên đường Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi mới chỉ dán in và dán mã QR này được một vài tháng nay. Phần lớn khách độ tuổi trẻ yêu cầu, vì họ có xu hướng không để nhiều tiền mặt trong người”.

Cuộc đua điểm thanh toán không tiền mặt  - Ảnh 1.

Thực tế cho thấy, các quán cà phê, nhà hàng đều đã đa dạng phương thức thanh toán, nhằm đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của thực khách. Xu thế này không chỉ đến từ phía khách hàng mà còn được thúc đẩy bởi các ông lớn công nghệ. 

Chạy đua lượng giao dịch thanh toán

Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hằng năm đạt hơn 90%. Trong đó tính đến hết tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng gần 70%, trong khi đó giao dịch qua QR code tăng tương ứng gần 57% và 112% so với cùng kỳ năm 2021. Sự tăng trưởng trên phản ánh rõ cuộc chơi khốc liệt của các ông lớn ngành này. 

Thực tế, thị trường hiện nay đã tồn tại trên 40 trung gian thanh toán được cấp phép và khoảng trên 120 công ty fintech. Tác động của đại dịch Covid-19 dường như thúc đẩy nhanh hơn xu hướng này, bùng nổ giao dịch ngân hàng số, và tạo ra trào lưu quét mã QR để thanh toán. Theo ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo nhận định: “Tính năng thanh toán/chuyển trả bằng mã QR đã đơn giản hóa việc thanh toán cho cả người dùng và chủ doanh nghiệp”.  

Xu hướng tăng tốc độ thanh toán không tiền mặt

Hầu hết, các điểm chấp nhận thanh toán QR đều dưới dạng tĩnh. Khách hàng khi quét thanh toán đều cần nhập số tiền tương ứng, và đối chiếu lại với thu ngân sau khi hoàn tất thanh toán. Chính vì vậy, nhiều trường hợp thanh toán dở khóc dở cười đã xuất hiện trong trào lưu này. 

Theo anh Tuấn đang làm việc tại Ba Đình, bộc bạch: “Tôi đã từng phải mất gần một tuần để đối chiếu lại với quán cafe, do nhập nhầm 50.000 thành 500.000 đồng, trong một lần đãng trí”. Tương tự, chị Nhi cũng chia sẻ với trải nghiệm tương tự: “Vì nhập nhầm số tiền, vậy nên tôi đã mất một khoản tiền do nhập sai, nhưng chủ quán không chịu hợp tác để trả lại số tiền thừa”.

Các hình thức mã QR code “động đang chiếm lợi thế hơn về tính linh hoạt và tốc độ thanh toán. Cụ thể sau khi có thông tin, hệ thống sẽ trả về mã QR tương ứng với số tiền, và ứng dụng thanh toán. Khách hàng chỉ việc quét mã và tiến hành thanh toán mà không bị yêu cầu bất kỳ thông tin nào khác. Đồng thời, thu ngân cũng không cần đối chiếu với tài khoản, hay yêu cầu chụp màn hình của khách hàng. Quá trình này giúp hạn chế sai sót, giảm bớt thời gian thao tác và mang tới trải nghiệm tốt hơn tới thực khách. Thông thường, các mã QR động được hiển thị trên màn hình phụ của máy bán hàng, hoặc xuất ngay trên hóa đơn. 

Nhận định về điều này, ông Vũ Thanh Hùng - CEO iPOS.vn - một đơn vị cung cấp giải pháp máy bán hàng chia sẻ: “Việc ứng dụng mã QR code lên màn hình POS là một trong những phương án tối ưu mà chúng tôi đang triển khai. Cụ thể, hình thức này sẽ giúp cho các chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình vận hành. Qua đó, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng”

Cùng đẩy mạnh điểm chấp nhận thanh toán

Tính đến thời điểm hiện tại, Ví MoMo đã kết nối cùng 140.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc. Hệ thống thanh toán VNPAY-QR mới đây cũng công bố số lượng điểm chấp nhận thanh toán, với hơn 200.000 điểm. Với Mobile Money, thông tin từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho biết, đến tháng 8.2022, có khoảng hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, hơn 50% điểm kinh doanh nằm ở khu vực nông thôn... Điều này minh chứng nhu cầu vô cùng lớn, đòi hỏi sự đi kèm mạnh mẽ của các điểm chấp nhận thanh toán không tiền mặt. 

Nhìn chung, việc tăng tốc số lượng điểm thanh toán trong thời gian ngắn, đang là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị Fintech tại Việt Nam. Thực tế, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn đang bắt tay nhau để cùng phối hợp đẩy mạnh điểm chấp nhận thanh toán mới. Mới đây, MoMo đã hợp tác chiến lược với iPOS.vn. Theo công bố, 100.000 doanh nghiệp F&B đang sử dụng dịch vụ iPOS.vn sẽ được kết nối với hệ sinh thái của MoMo. Doanh nghiệp này trước đó cũng đã hợp tác với nhiều thương hiệu F&B hàng đầu như: The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long,... Không hề kém cạnh, Zalopay mới đây cũng chính thức phủ sóng tại tất cả cửa hàng Starbucks Vietnam, và dành tặng voucher đến 40.000 đồng cho khách thanh toán bằng ví điện tử này. 

Ông Vũ Thanh Hùng - CEO iPOS.vn đánh giá: “Việc chuyển đổi số trong những năm vừa qua đã giúp mở rộng mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán không tiền mặt. Điều này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn với cộng đồng kinh tế quốc tế. Trong đó, ngành F&B đóng một phần vai trò quan trọng đối với xu hướng này”.

Chi Tú

Hơn 200 cổ phiếu tăng hết biên độ, VN-Index tiếp tục bứt phá 26 điểm

 Hơn 200 cổ phiếu tăng hết biên độ, VN-Index tiếp tục bứt phá 26 điểm

Các cổ phiếu Bất động sản, Thép, Ngân hàng và Chứng khoán tiếp tục diễn biến khởi sắc, trở thành những trụ cột tăng điểm chính của thị trường.

Phiên 17/11 tiếp tục là một phiên bừng sáng với thị trường chứng khoán Việt Nam. Diễn biến đầy hứng khởi mở ra ngay từ đầu phiên giúp kéo điểm chỉ số chính lên ngưỡng cao. Đà tăng tiếp tục được củng cố bởi dòng tiền tham gia mạnh tại nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Sự bứt phá của chỉ số chính cũng khiến cho tâm lý nhà đầu tư như được "cởi trói".

Hàng loạt nhóm ngành đồng loạt tăng điểm, sắc xanh tím ngập tràn bảng điện. Điển hình như Bất động sản, Thép, Ngân hàng và Chứng khoán phiên hôm nay trở thành những trụ cột tăng điểm chính của thị trường.

Hơn 200 cổ phiếu tăng hết biên độ, VN-Index tiếp tục bứt phá 26 điểm - Ảnh 1.

Nhóm cổ phiếu trụ VN30 hôm nay ghi nhận 23/30 mã tăng điểm, trong đó có tới 4 mã tăng kịch trần là VRE, VIC, HPG, GVR. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu có mức tăng ấn tượng trên 3% như ACB, MWG, TCB, MBB, SSI, KDH, STB, MSN,.. VHM sát trần với biên độ tăng 6,79%. Ngược lại, PDR và NVL vẫn nằm sàn tới hàng chục phiên liên tiếp cùng với BID và PLX đi lùi với biên độ hẹp khoảng 0,1% đến 1,4%.

Dòng tiền vào nhóm Bất động sản cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực kể từ phiên liền trước, nhiều cổ phiếu cùng tăng kịch trần, mang đến những gam màu khả quan hơn cho nhóm này như DTD, CEO, VC7, LDG, VRE, VIC, DXG, NLG, SCR, QCG, DRH,… đều mặc "áo tím".

Tại nhóm cổ phiếu nhà băng, nhóm vốn hoá nhỏ và vừa như LPB, NVB, ABB, VBB,… đồng loạt tăng kịch trần. Cùng với BVB, VAB, STB, SHB, OCB, MBB, TCB, ACB, VIB, VCB, CTG,… tăng điểm với biên độ dao động từ 1% đến 11%. Tuy nhiên, EIB vẫn giảm sàn, điểm tích cực duy nhất ở mã này là khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục gần 51 triệu cổ phiếu.

Nhóm phân bón ghi nhận sự phân hoá tuy nhiên sắc xanh vẫn áp đảo với DCM, DPM, DDV, VAF, PCE, BFC, PMB,… đều tăng điểm tốt; trong đó LAS và PSW tăng kịch biên độ. Tuy nhiên, SFG lại giảm sàn.

Tương tự, cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng chứng kiến một phiên đua sắc xanh tím, một vài mã vốn hoá nhỏ đi ngược với biên độ không đáng kể. Chiều tăng kịch trần phải kể tới SBS, PSI, APS, VIG, SHS, HCM, TVB, FTS,… cùng với DSC, CSI, BVS, MBS,.. cũng tăng tốt từ 7%-13% mỗi mã. Trái lại, EVS, HBS đi lùi với biên độ 1%-2%.

Đáng chú ý, nhóm thép phiên hôm nay giao dịch bứt phá, đồng loạt tăng rực rỡ hết biên độ, thậm chí nhiều cổ phiếu còn "trắng bên bán" như TIS, TLH, POM, TVN, SMC, NKG, HAG, HPG, VGS,…

Xét về top đóng góp, bộ đôi VIC và VHM trở thành 2 cái tên dẫn đầu đà tăng của VN-Index, đóng góp tới 7,3 điểm tăng cho chỉ số. Theo sau là MSN, VCB, HPG, GAS,…là những chủ lực nâng đỡ thị trường. Ngược chiều, NVL, EIB, PDR trở thành những tác nhân chính kìm hãm đà tăng mạnh của chỉ số chính.

Hơn 200 cổ phiếu tăng hết biên độ, VN-Index tiếp tục bứt phá 26 điểm - Ảnh 2.

Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 26,36 điểm (+2,8%) lên 969,26 điểm. HNX-Index tăng 4,41 điểm lên 187,86 điểm. UpCOM-Index tăng 1,22 điểm lên 66,54 điểm. Xét về độ rộng, sắc xanh áp đảo hoàn toàn với 800 mã tăng điểm trong đó có tới 230 mã tăng hết biên độ; vỏn vẹn có 170 mã giảm giá. Thanh khoản trên HoSE đạt tổng cộng 11.417 tỷ đồng; trong đó giá trị khớp lệnh đạt 11.167 tỷ đồng giảm so với phiên trước.

Dương Ngọc

Nhịp sống thị trường

Bắc Giang: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 22%

 

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất.
Ảnh minh họa.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 1.412 doanh nghiệp và 130 chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới, tăng 22% so với năm 2021; tổng vốn đăng ký 25.690 tỷ đồng, tăng 18%. Theo khu vực kinh tế, có 14 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 1%; 919 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 65%; 479 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ chiếm 34%.

Trong năm cũng đã có 465 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 14%. Tuy nhiên, có 566 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 11% so năm 2021. Hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp hoạt động trên tổng số doanh nghiệp đăng ký.

Lũy kế đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký 13.461 doanh nghiệp, 1.491 Chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong đó, có khoảng trên 42% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, 40% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, 18% doanh nghiệp mới đăng ký, đang trong quá trình chuẩn bị các thủ tục gia nhập thị trường./.

An Nhiên

Bắc Giang: Thu hút trên 1,3 tỷ USD vốn đầu tư

 Với những cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, từ đầu năm đến nay, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang đạt kết quả khá tích cực, đặc biệt là các dự án trong nước và các dự án điều chỉnh tăng vốn.

Năm 2022, Bắc Giang thu hút trên 1,3 tỷ USD vốn đầu tư.

Tính đến ngày 11/11/2022, toàn tỉnh đã thu hút được trên 1,3 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó, cấp mới 26 dự án trong nước, vốn đăng ký 6.731 tỷ đồng, gấp 4 lần; 33 dự án FDI, vốn đăng ký 406,3 triệu USD, bằng 63,7%; điều chỉnh 9 dự án trong nước, vốn đăng ký tăng thêm 438,2 tỷ đồng, gấp 2,6 lần; điều chỉnh 38 dự án FDI tổng vốn tăng thêm 603,9 triệu USD, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 1.360 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 102.146 tỷ đồng; 513 dự án FDI, vốn đăng ký 7,29 tỷ USD.

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong nước trong 10 tháng đầu năm ước đạt 4.215 tỷ đồng; vốn thực hiện của các dự án FDI đạt khoảng trên 700 triệu USD.

Tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 9 cả nước, sau các địa phương là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Đồng Nai. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm linh kiện điện tử, may mặc, logistics....

Tính đến nay, có 27 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; trong đó, Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào tỉnh với trên 170 dự án, tổng số vốn khoảng 3,41 tỷ USD; kế đến là Hàn Quốc với trên 300 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD./.

An Nhiên

Hội nghị tập huấn thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ, đổi mới hoạt động một cửa, một cửa liên thông

 

Sáng 17/11, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị tập huấn thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ, đổi mới hoạt động "một cửa, một cửa liên thông” cho lãnh đạo, công chức Văn phòng Sở, công chức đầu mối kiểm soát TTHC, chuyên viên chuyên trách công nghệ thông tin của các sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh. Hội nghị được truyền trực tuyến đến các huyện, thành phố.
Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Văn Đà - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nội dung được tập huấn tại hội nghị, bao gồm: Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC mới; hướng dẫn thống kê, rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Cả 03 nội dung do Văn phòng UBND tỉnh lựa chọn. Nếu làm tốt 03 nội dung này sẽ góp phần cải cách mạnh mẽ TTHC, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Phạm Văn Đà - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị.

Đồng chí cho biết hiện nay 100% kết quả TTHC được ký số, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt 100% TTHC tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh có kết quả được ký số, chuyển điện tử, đóng dấu tại Trung tâm và trả kết quả cho công dân; hợp nhất Cổng dịch vụ công và Phần mềm một cửa thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC từ tháng 6/2022; 100% kết quả TTHC còn hiệu lực sẽ được số hóa xong trước ngày 30/11/2022, hồ sơ TTHC tiếp nhận mới đã được số hóa tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh từ 01/6/2022; Số hóa hồ sơ, kết quả TTHC tại cấp huyện, cấp xã đã bắt đầu được triển khai, trong đó 25 dịch vụ công trực tuyến theo Đề án 06 đã được số hóa từ ngày 01/7/2022...

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ giới thiệu về đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm nội dung: Các giai đoạn đổi mới thực hiện TTHC; nguyên tắc, mục tiêu và nội dung đổi mới; mức độ số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tái cấu trúc quy trình. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai của tỉnh Bắc Giang.

Đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ giới thiệu về đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Bên cạnh đó, các đại biểu được nghe đại diện của Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ) hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC và triển khai kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025.

Thông qua hội nghị tập huấn, các đại biểu sẽ có thêm thông tin để làm tốt các nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ giao./.

Trần Khiêm

Đăng ký xem Tử vi

Quét mã QR để điền thông tin

 

VN-Index ghi nhận mức biến động trong phiên mạnh nhất lịch sử

 VN-Index ghi nhận mức biến động trong phiên mạnh nhất lịch sử

"Nếu còn ở vùng giá 1.400-1.500 điểm thì hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn HoSE trong phiên 16/11 chắc chắn sẽ tạo nên một phiên giao dịch tỷ đô", ông Bùi Văn Huy khẳng định.

Đảo chiều ngoạn mục từ vùng giá thấp, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên tăng điểm mạnh nhất thị trường châu Á. Sự phục hồi diễn ra trên diện rộng với hàng trăm mã tăng điểm, trong đó có tới gần 300 cổ phiếu tăng trần trên cả ba sàn. Kết quả, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 942,9 điểm, tăng 31 điểm tương ứng 3,4%.

Đáng chú ý, có thời điểm trong phiên 16/11 chỉ số VN-Index đã lùi sát ngưỡng 873, biên độ dao động từ mức thấp nhất so với đóng cửa lên tới hơn 69 điểm, tương ứng tăng 7,9%. Theo thống kê, đây là con số biến động cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử, vượt trên cả mức dao động 7,3% của phiên 26/5/2011.

Xét trên khía cạnh khác, phiên 16/11 cũng tiếp tục đặc biệt khi đây là phiên thứ 4 trong vòng 10 năm trở lại đây VN-Index đóng cửa phiên trước giảm trên 3% rồi phục hồi tăng trên 3% trong phiên kế sau đó. Thực tế trước đây, biến động như vậy mới chỉ được ghi nhận 3 lần, lần lượt là phiên 26/5/2011, phiên 28/7/2020 và phiên 29/1/2021.

VN-Index ghi nhận mức biến động trong phiên mạnh nhất lịch sử - Ảnh 1.

Từ đây, một thông tin tích cực nhà đầu tư có thể tham khảo liên quan đến diễn biến của VN-Index. Cụ thể, sau 5 phiên, 10 phiên, 20 phiên rồi 30 phiên kể từ khi VN-Index ghi nhận hiện tượng trên, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng điểm tích cực. Gần nhất trong tháng 1/2021, sau khi tăng 3,2% lên 1.056,61 điểm trong phiên 29/1, chỉ số tiếp tục hồi phục, tăng 6,7% sau 5 phiên, rồi tăng hơn 11% sau 10 phiên và tăng 13% sau 30 phiên giao dịch. Tương tự vào hai lần trước đó, VN-Index tăng 9,3% sau 30 phiên kể từ phiên 28/7/2020 và tăng gần 8% sau 30 phiên kể từ 26/5/2011. Điều này mở ra hy vọng cho bối cảnh hiện tại, VN-Index có thể hồi phục và giành lại ngưỡng quan trọng 1.000 điểm khi hết năm 2022.

VN-Index ghi nhận mức biến động trong phiên mạnh nhất lịch sử - Ảnh 2.

Nhận định về thị trường, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chứng khoán DSC Chi nhánh TP.HCM đánh giá chứng khoán Việt Nam vừa có một phiên đảo chiều thuộc dạng hiếm có, trong 10 năm gần nhất chỉ gặp vài lần. Đồng thời, thanh khoản thị trường cũng rất tốt. Ông Huy cho biết nếu chỉ xét theo giá trị sẽ không thấy hết được do giá cổ phiếu đã chia đôi, chia ba, và thị trường chung cũng giảm gần 40%. Tuy nhiên, nếu xét theo số lượng cổ phiếu được giao dịch sẽ thấy rõ hơn sự phục hồi của dòng tiền.  "Nếu còn ở vùng giá 1.400-1.500 thì hơn 900 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn HoSE thì chắc chắn tạo nên phiên giao dịch tỷ đô ", ông Huy khẳng định.

Đánh giá về triển vọng, vị chuyên gia cho rằng "cơn ác mộng" mang tên call margin chéo gần như đã thực hiện xong, bằng chứng là nhiều mã đã thoát sàn và tăng hết biên độ trong nhóm bất động sản. Hoạt động bán giải chấp ở cấp độ doanh nghiệp nhìn chung cũng đã ổn thoả. Nhờ đó, các kịch bản quá bi quan về thị trường sẽ dần được cởi bỏ.

Để thị trường thực sự trở lại và tâm lý được cởi bỏ, ông Huy cho rằng những giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường sẽ tạo động lực cho sự phục hồi mạnh mẽ. Các biện pháp đồng bộ từ "room" tín dụng, minh bạch thị trường trái phiếu và chứng khoán sẽ giúp đà tăng trở nên bền vững, nhịp hồi phục có thể kéo dài từ hiện tại đến cuối năm 2022 và thậm chí có thể kéo dài sang đầu năm 2023.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Liên tục bán giải chấp cổ phiếu Phát Đạt (PDR) nhưng không thể khớp lệnh, phần thiệt thuộc về công ty chứng khoán?

 Liên tục bán giải chấp cổ phiếu Phát Đạt (PDR) nhưng không thể khớp lệnh, phần thiệt thuộc về công ty chứng khoán?

Thị giá PDR đã giảm sàn 10 phiên liên tiếp, chất bán giá sàn mỗi phiên lên tới hơn 100 triệu cổ phiếu nhưng khối lượng khớp lệnh chỉ đạt vài trăm nghìn đơn vị.

Trong cập nhật mới nhất, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) đã thông báo về kết quả bán giải chấp cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt. Hoạt động bán giải chấp được thực hiện bởi Chứng khoán MBS.

Cụ thể, trong ngày 14/11, MBS đã tiến hành đặt lệnh bán giải chấp 516.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch Đạt, tuy nhiên không có cổ phiếu nào bán khớp.

Tiếp tục tới phiên 15/11, MBS một lần nữa đặt lệnh bán giải chấp 556.300 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Đạt, song kết quả tương tự lặp lại khi không thể bán được cổ phiếu nào.

Như vậy, nếu không thể thực hiện bán giải chấp cổ phiếu nhằm thu hồi tài sản thì phần thiệt có thể sẽ thuộc về các công ty chứng khoán nếu không có các biện pháp khác để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ở mức quy định.

Ngoài MBS, ông Nguyễn Văn Đạt đã liên tục bị các công ty chứng khoán khác “call margin” trong bối cảnh đà lao dốc của cổ phiếu PDR chưa có dấu hiệu dừng lại. Có thể kể tới như Vietcombank Securities, Yuanta, Tân Việt đều lần lượt phát thông báo sẽ thực hiện bán giải chấp cổ phiếu PDR của vị Chủ tịch này.

Thực tế, việc đặt lệnh bán nhưng không thể khớp tại cổ phiếu PDR là điều dễ hiểu khi thị giá đã giảm sàn 10 phiên liên tiếp, chất bán giá sàn mỗi phiên lên tới hơn 100 triệu đơn vị ngay khi mở cửa đến khi chốt phiên. Con số này tương ứng tới 1/6 lượng cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp bất động sản này. Tuy nhiên, thanh khoản lại mất hút, lượng cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên chỉ lẻ tẻ vài chục nghìn tới vài trăm nghìn đơn vị.

Liên tục bán giải chấp cổ phiếu Phát Đạt (PDR) nhưng không thể khớp lệnh, phần thiệt thuộc về công ty chứng khoán? - Ảnh 1.

Theo văn bản giải trình 5 phiên giảm sàn liên tiếp (4 - 10/11/2022), Phát Đạt cho biết, giá cổ phiếu giảm là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư, điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

"Cổ phiếu PDR được niêm yết và giao dịch minh bạch trên HoSE, giá mua bán cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như các tác động chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành hàng doanh nghiệp chúng tôi đang kinh doanh", văn bản giải trình của Phát Đạt nêu.

PDR khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Cổ phiếu liên tục giảm giá còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động vay vốn của Phát Đạt khi doanh nghiệp này đã dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho các lần phát hành trái phiếu trong quá khứ. Kết quả, PDR hiện đang liên tục dùng loạt dự án bất động sản nhằm bổ sung tài sản.

Mới nhất là thông qua sử dụng tài sản là quyền sở hữu và quyền khai thác tài sản thuộc Dự án chung cư 239 Cách Mạng Tháng Tám do Công ty Cổ phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ AKYN làm chủ đầu tư để bổ sung tài sản bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm của Phát Đạt liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu Lần 1, Lần 3, Lần 6, Lần 7 của năm 2021 và Lần 1 năm 2022 (bao gồm: mã trái phiếu PDRH2123001, PDRH2123003, PDRH2123006, PDRH2123007 và PDRH2224001) với bên thứ ba.

Đồng thời, HĐQT cũng thông qua các hợp đồng, giao dịch giữa Công ty Phát Đạt và bên có liên quan là Công ty Cổ phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ AKYN bao gồm nhưng không giới hạn các hợp đồng cầm cố thế chấp, hợp đồng bổ sung quản lý tài sản bảo đảm và/hoặc các phụ lục nếu có để triển khai các nội dung nêu trên.

Trước đó, PDR cũng đã dùng quyền sở hữu tài sản (bao gồm toàn bộ cổ phần và quyền sử dụng đất) tại dự án Khu du lịch Bến Thành – Long Hải (dự án Tropicana, Bà Rịa Vũng Tàu) với diện tích 126.336,5m2 do CTCP Bến Thành Long Hải làm chủ đầu tư để bổ sung tài sản đảm bảo cho công ty.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Tỉnh thu hút người di cư nhất Việt Nam

 Tỉnh thu hút người di cư nhất Việt Nam

Các thành phố lớn thường được chọn vì lý do đoàn tụ gia đình và cơ hội việc làm, còn đa số mọi người chọn tỉnh này vì môi trường tự nhiên tốt hơn.

Một nghiên cứu đáng chú ý là Khảo sát PAPI 2021, những địa phương được nhiều người muốn chuyển đến nhất là các thành phố lớn như TP. HCM (20,56%), Hà Nội (16,48%) và Đà Nẵng (8,43%).

Tỉnh thu hút người di cư nhất là Lâm Đồng (6,16%), nơi được xem như trung tâm kinh tế của Tây Nguyên. Lâm Đồng xếp trên Cần Thơ (4,03%).

TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng thường được chọn vì lý do đoàn tụ gia đình và cơ hội việc làm, đa số mọi người chọn Lâm Đồng vì môi trường tự nhiên tốt hơn.

Theo Cổng thông tin UBND tỉnh Lâm Đồng,   nằm trên cao nguyên trung phần, Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên ở độ cao chênh lệch từ 300 - 1.500m so với mặt nước biển, với độ cao này, Lâm Đồng có nền nhiệt độ lý tưởng từ 18-25 o C và được xếp vào ngưỡng nhiệt xứ ôn đới đặc biệt thuận lợi cho phát triển rau, hoa.

Với diện tích trên 9 ngàn 773 km2, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 10 huyện; Thành phố Đà Lạt là Trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh. Dân số toàn tỉnh trung bình trên 1,3 triệu người với 43 dân tộc sinh sống.

Lâm Đồng có hệ thống giao thông phát triển gồm các quốc lộ 20, 27, 27C, 28, 55 nối Lâm Đồng với các thành phố lớn và có các tỉnh lộ: 721, 722, 724, 725 nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tỉnh có sân bay quốc tế Liên Khương cách thành phố Đà Lạt 30 km về hướng Nam.

Đà Lạt – Lâm Đồng là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất cả nước với các làng hoa truyền thống, các mô hình du lịch canh nông và 35 khu điểm du lịch, 60 điểm tham quan miễn phí, 3 sân golf và Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm với trên 3.000 ha với địa hình và sinh cảnh ấn tượng.

Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch của Tỉnh Lâm Đồng cũng được đầu tư theo hướng chất lượng cao, với trên 2.500 cơ sở lưu trú du lịch với trên 29.400 phòng; trong đó, có 40 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao với trên 3.900 phòng.

Lâm Đồng còn là tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp thông minh. Đến hết năm 2020, nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng đạt 60.288 ha, chiếm 20,1% diện tích canh tác; giá trị ước đạt trên 40% giá trị sản xuất ngành trồng trọt; giá trị sản xuất bình quân đơn vị diện tích canh tác công nghệ cao đạt 400 triệu đồng/ha, nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ thông minh đạt hiệu quả cao với doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ha/năm.

Giai đoạn 2015 - 2020, quy mô GRDP của tỉnh tăng 1,6 lần; năng suất lao động tăng rõ nét, đạt 112,2 triệu đồng/lao động/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 46 triệu đồng năm 2015 lên 71,2 triệu đồng năm 2020, đạt mục tiêu đề ra và cao hơn bình quân chung cả nước.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đặt ra mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến ngành nông nghiệp toàn diện và hiện đại, là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.

Tỉnh cũng định hướng phát triển du lịch chất lượng cao; phát triển công nghiệp có chọn lọc; phát triển mạnh giáo dục và khoa học kỹ thuật; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị cao của tỉnh làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Công dụng khác của củ hành

Ngoài công dụng của thực phẩm, củ hành còn có thể chữa viêm họng, kích thích mọc tóc hay trở thành chất tẩy rửa làm sạch các bề mặt kim loại...
Làm sạch dao gỉ sét
Cắt một củ hành và chà xát lên phần rỉ sét. Rỉ sét được tạo thành từ các ion hydro, trong khi hành có chứa một chất hóa học gọi là axit sulphanilic phản ứng với các ion hydro này để phá vỡ rỉ sét và làm cho dao của bạn sáng bóng trở lại.
Làm sạch bề mặt kim loại và đồ dùng
Trộn nước ép hành và nước với lượng bằng nhau. Nhúng một miếng vải mềm, sạch vào hỗn hợp này và chà nhẹ lên bề mặt kim loại. Để một lúc, sau đó rửa đồ dùng bằng nước ấm, bạn sẽ thấy đồ dùng kim loại sáng bóng. Bạn cũng có thể sử dụng quy trình tương tự để làm sạch mặt bếp và vỉ nướng.
Bài thuốc chữa viêm họng
Hành là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho chứng đau họng . Để điều trị cổ họng khô hoặc đau, hãy nhâm nhi một ít trà hành củ. Bạn ngâm một số vỏ hành và vài lát hành trong nước (1 cốc nước sẽ cần vỏ từ 1/2 củ hành). Đun sôi, bỏ bã rồi uống, bạn sẽ thấy dễ chịu. Vỏ hành tây chứa các chất dinh dưỡng tự nhiên để chống cảm lạnh, cúm và ho. Một số người còn hấp hành tây với đường phèn, hành tây nấu cháo... để chữa cảm sốt, viêm họng.
Khử mùi hôi
Mặc dù hành được biết đến với mùi hăng nhưng chúng cũng có thể giúp khử mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể đặt một củ hành đã cắt cạnh bếp để khử mùi, đặc biệt là mùi thức ăn cháy.
Đuổi côn trùng và làm dịu vết cắn
Không nhiều người thực sự thích mùi của hành nhưng chà một lát hành lên da có tác dụng như một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên. Không chỉ vậy, nước ép hành còn có thể giúp làm dịu cơn đau do côn trùng cắn. Những lát hành thường được chà xát lên vết ong đốt để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa sưng tấy.
Lấy dằm đâm vào thịt
Nếu bạn bị một cái dằm đâm vào thịt và không lấy ra được, hãy thử lấy hành đắp lên vùng da đó rồi lấy bằng dính cố định lại. Khoảng một giờ sau đó, bạn gỡ băng dính ra, dằm cũng sẽ ra theo.
Khử mùi cơm khê
Nếu cơm bạn nấu có mùi khê, cháy thì đừng lo. Chỉ cần đặt nửa củ hành lên trên cơm để hấp thụ vị cháy, bạn sẽ thấy cơm đỡ mùi khê hẳn.
Giúp mọc tóc
Hành là nguồn cung cấp biotin dồi dào, đồng thời chứa các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác như mangan, đồng, vitamin C , kali và folate... Chúng có nhiều công dụng cho sức khỏe con người, giúp chữa nhiều bệnh như rụng tóc, ho...
Rụng tóc thường do thiếu protein lưu huỳnh cao, dẫn đến tóc gãy rụng, sợi tóc dễ gãy.
Nước ép hành là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất để chống rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc. Hành tây có chứa lưu huỳnh giúp tăng cường sản xuất collagen trong các mô và giúp tóc mọc lại.
Một số người còn làm dịu cơn đau do bỏng nhẹ bằng cách chà một ít hành tây lên đó để làm dịu cơn đau.

Thùy Linh (Theo NDTV)