Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

FOMO là gì? Thoát khỏi FOMO với 2 bước đơn giản

FOMO (Fear Of Missing Out: hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội) là hội chứng cực kỳ nguy hiểm và là nguyên nhân chính khiến đa số các bạn mới tham gia thị trường chứng khoán trắng tay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về hiệu ứng này, nguyên nhân cũng như cách tránh bị FOMO nhé.

FOMO là gì?

FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out, một hiệu ứng tâm lý ám chỉ những người sợ bỏ mất cơ hội nào đó.

Đây là tâm lý chung ở bất cứ thị trường nào: Chứng khoán, Forex, Bitcoin,…

Nghe có vẻ rất vô lý bởi nếu không có kiến thức trong một thị trường nào đó thì việc bạn bỏ ngoài tai khoản “lợi nhuận” kếch xù được hứa hẹn là rất bình thường. Tuy nhiên điều đáng buồn là không nhiều người làm được việc này.


FOMO trong chứng khoán

Có thể bạn không biết nhưng FOMO có thể khiến bạn trắng tay, ngay cả khi bạn là thiên tài với chỉ số IQ cao vút!

Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến nỗi ông đã phải thốt lên rằng:

“Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.”

Chuyện kể rằng vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên “hot” nhất tại Anh khi đó được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.

Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.

Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.

Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh.

Kết quả, ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.

 

Cách loại bỏ cảm giác FOMO trên TTCK

Warren Buffett:

“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”

Ai cũng có thể trích lại câu quote kinh điển này của Warren như một cách để giúp mình tránh khỏi cảm giác FOMO nhưng làm thế nào để bạn có thể tự cảm thấy “sợ hãi” giống như ông?

#1. Hiểu thật rõ về doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu chiến lược của nhiều nhà đầu tư thành công như: Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch,…

Tôi nhận ra rằng có thể tùy từng hoàn cảnh hoặc quan điểm đầu tư của họ có thể khác nhau nhưng suy cho cùng giữa họ đều cho một điểm chung đó là cực kỳ am hiểu về doanh nghiệp mà mình đầu tư.

Có rất nhiều bạn nhầm lẫn rằng cách giải quyết FOMO đơn giản nhất là không mua cổ phiếu khi chúng đang đã tăng mạnh trước đó rồi.

Tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Có rất nhiều cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng giá nhiều lần sau lần mua đầu tiên của bạn…

Tôi đã từng phím cho nhóm bạn thân mua cổ phiếu CTR khi nó mới ở vùng giá 3-4x nhưng ai cũng tặc lưỡi bảo nó đã tăng gấp đôi rồi…

Tới bây giờ cổ phiếu này đã tăng gấp đôi thêm 1 lần nữa lên hơn 100k/cp nhưng nhóm bạn tôi vẫn không dám mua.

Bạn có thể thấy với những cổ phiếu có thể tăng trưởng đều qua các năm thì gần như không có đỉnh và bạn có mua ở vùng giá nào cũng vẫn sẽ có lãi trong dài hạn.

Do đó thực chất khái niệm FOMO này ám chỉ những người không thực sự hiểu rõ hành động của mình, không hiểu về doanh nghiệp và không hiểu rõ về loại tài sản mà mình đang đầu tư.

Ngược lại, khi đã hiểu rõ bạn đang làm gì thì kể cả mua cổ phiếu ở vùng giá cao cũng vẫn sẽ an toàn.

Với các bạn mới, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp mua thăm dò thì lãi, băn khoăn mãi không dám mua thêm, tới khi không chịu được FOMO thì lại đu ngay đỉnh.

Tất cả có thể gói gọn lại rằng bạn chưa biết giá trị thật của cổ phiếu ở đâu!

Do đó am hiểu doanh nghiệp chính là chìa khóa để giải quyết phần lớn vấn đề mà các nhà đầu tư hay gặp phải.


#2. Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng

Thiếu chiến lược đầu tư rõ ràng là lỗi khá cơ bản của các bạn mới tham gia vào thị trường chứng khoán.

Phần lớn họ đều quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng một ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng giá mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm. Và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu.

Nghĩa là nếu bạn quyết định mua bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến thị trường thì sẽ rất dễ bị FOMO và giải ngân nhiều nhất ngay ở vùng đỉnh.

Bạn hãy tự xây dựng cho mình một chiến lược riêng và tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra, chúng sẽ giúp bạn giảm thiểu tác động của cảm xúc trong mua bán.

Ví dụ như:

  • Chỉ mua cổ phiếu sau khi đã thực sự am hiểu về doanh nghiệp

  • Chỉ mua cổ phiếu khi biên an toàn lớn hơn 30%

  • Cân nhắc bán cổ phiếu nếu chúng đi lệch khỏi quỹ đạo dự phóng ban đầu


Bottom Line

Tóm lại, FOMO hay sợ bỏ lỡ cơ hội trong thị trường chứng khoán là tình trạng thường thấy ở phần lớn các nhà đầu tư.

Quá kì vọng vào những thứ mình không thực sự am hiểu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.

Do đó để giải quyết triệt để FOMO bạn sẽ cần thực sự am hiểu về doanh nghiệp trước khi đầu tư.

Nếu Chính phủ không sát sao, không bảo vệ cán bộ thì không ai dám làm

Đối với việc xử lý các dự án yếu kém, vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành là cực kỳ quan trọng. Nếu không có sự chỉ đạo sát sao, có quyết định cụ thể và không có việc bảo vệ cho cán bộ thì không ai dám làm.

Nếu Chính phủ không sát sao, không bảo vệ cán bộ thì không ai dám làm - Ảnh 1.

Ông Hồ Sỹ Hùng: Hai vấn đề tồn đọng mấu chốt trong xử lý các dự án yếu kém là Hợp đồng EPC và chi phí tài chính do đầu tư tồn tích lại quá lớn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Hai vấn đề nổi cộm của các dự án yếu kém

Trao đổi về những vướng mắc, khó khăn trong xử lý những dự án yếu kém, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Trong danh mục 12 dự án đang nhiều tồn đọng, đã đưa ra 5, còn lại 7 dự án do đang còn những vấn đề nổi cộm.

Đầu tiên là vướng mắc về Hợp đồng EPC (Hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án này). Trong hợp đồng của tất cả các dự án này đang có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam.

Liên quan đến việc này cho đến thời điểm hiện nay giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng rất quyết liệt thảo luận với nhau nhưng chưa đi đến được thống nhất và thương thảo về vấn đề này. Đây là vướng mắc nhất trong các dự án đang tồn đọng hiện nay.

Cụ thể là dự án Nhà máy thép Thái Nguyên mở rộng, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy đạm Hà Bắc. Việc này ảnh hưởng đến xác định giá trị dự án đầu tư, giá trị của doanh nghiệp, quyền chủ động của nhà đầu tư có thể tiếp tục đầu tư bổ sung hoặc hoàn thiện thêm hay không…

Đây là những vấn đề đang còn dở dang trong hợp đồng với các nhà thầu, chưa giải quyết được. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đàm phán và tiếp tục trao đổi với các nhà thầu.

Thứ hai, xét lại tổng quan là vấn đề chi phí, trong đó chi phí tài chính quá cao. Có khá nhiều dự án được đưa vào diện hỗ trợ về mặt tài chính đầu tư trong giai đoạn 2010-2015.

Tuy nhiên, giai đoạn đó lãi suất cao, quá trình thực hiện dự án bị chậm, thường là vài năm, dẫn đến lãi suất đã cao còn bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con nên chi phí tài chính cao. Điển hình Nhà máy đạm Hà Bắc (dự án giai đoạn 2 mở rộng), thể hiện ưu điểm hơn giai đoạn 1 là được đầu tư nhiều năm, hiệu quả tốt hơn.

Chúng tôi đã trực tiếp xuống khảo sát và tính toán tại đó thì về mặt tiêu hao, bảo đảm theo báo cáo khả thi trở xuống, về mặt sử dụng lao động, cũng tiết kiệm hơn nhiều. Sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm bảo đảm, thậm chí tốt hơn. Tuy nhiên, chi phí tài chính chiếm đến hơn 30%, dẫn đến khó cạnh tranh trên thị trường. Thời điểm hiện nay là thời điểm thị trường tốt.

Xét lại 5 năm trước đây theo giá đầu vào sản xuất bằng than thì giá tăng nhiều gấp 2, 3 lần. Giá đầu ra bán tại thời điểm đó lại thấp hơn nhiều so với dự kiến báo cáo khả thi, dẫn đến lỗ tích lũy trong những năm vừa qua nhiều, kéo dài lên đến vài nghìn tỷ.

Đây là hai vấn đề tồn đọng mấu chốt. Một là xử lý Hợp đồng EPC và hai là xử lý chi phí tài chính do đầu tư tồn tích lại quá lớn. Nếu không giải quyết vấn đề này thì không mở cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác (tức là chi phí tài chính phải tương đương).

Thứ hai, chưa giải thoát được Hợp đồng EPC thì doanh nghiệp chưa chủ động hoạt động được các dây chuyền và quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Nếu Chính phủ không sát sao, không bảo vệ cán bộ thì không ai dám làm - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hùng Dũng: Nếu không có sự chỉ đạo sát sao, có quyết định cụ thể và không có việc bảo vệ cho cán bộ thì không ai dám làm. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Xử lý dự án yếu kém: Doanh nghiệp cần sự chủ động

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nêu rõ: Đối với doanh nghiệp, chúng tôi cần sự chủ động.

Theo ông Dũng, doanh nghiệp Nhà nước luôn phải thực hiện đúng quy định về chế độ, chính sách, hệ thống luật pháp. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân có hệ thống tài chính tuân thủ khác nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước nếu đi vay hoặc chuẩn bị dự án đầu tư đều phải chuẩn bị theo các quy trình, toàn bộ phải được sự chấp thuận theo các cấp của Thành viên Hội đồng quản trị, cao hơn nữa là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ. Các quy trình phải kéo dài.

Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ quyết định trong vòng một nốt nhạc có thể triển khai được ngay. Chính vì quá trình đầu tư kéo dài do thủ tục quá nhiều, việc xử lý chấp thuận từng khâu của các thủ tục cần phải có thời gian.

Thứ nhất, là về cơ chế chính sách, doanh nghiệp cần chủ động hơn.

Thứ hai đối với doanh nghiệp, như PVN có một số dự án, như Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án nếu không có phức tạp về mặt pháp lý thì đã hoạt động từ rất lâu.

Trong quá trình ký kết hợp đồng, PVN đã ký với tổng thầu PVC là công ty theo đánh giá chưa đủ năng lực. Nhưng cũng có quan điểm phải phát huy nội lực. Nếu không làm lần đầu tiên thì không có lần thứ hai và phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Do đó, đây là cả một quá trình và chúng tôi phải xử lý vấn đề này. Sau khi lựa chọn xử lý xong, doanh nghiệp có những yếu kém và những vấn đề về pháp lý đã được cơ quan tư pháp, hành pháp xử lý. Nhưng lại tiếp tục kiểm toán, thanh tra và không có kết luận rõ.

Sau đó, người khác vào làm, mặc dù không trực tiếp ký kết hợp đồng, không tham gia vào giai đoạn đầu, nhưng có tâm lý sợ nếu làm dự án này không hoàn thiện và văn bản vẫn nói phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong cả quá trình.

Nếu Chính phủ không sát sao, không bảo vệ cán bộ thì không ai dám làm - Ảnh 3.

Từ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có chỉ đạo cụ thể và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 thì công việc đã hoàn toàn khác. Ảnh VGP/Đức Tuân

Vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành là cực kỳ quan trọng

Tuy nhiên, từ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có chỉ đạo cụ thể và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo tại dự án thì công việc đã hoàn toàn khác. Các cấp lãnh đạo dù bận trăm công nghìn việc vẫn nắm chi tiết từng mốc tiến độ thời gian.

Đối với PVN, Hội đồng Thành viên Tập đoàn có những nghị quyết cụ thể vừa đứng ra bảo vệ cho những người trực tiếp tham gia làm việc tại công trường, cho các doanh nghiệp tham gia ký kết và triển khai hợp đồng.

Nếu không có sự hậu thuẫn từ các cấp, từ Chính phủ đến các bộ, ngành, cấp gần nhất là Hội đồng quản trị, chắc chắn dự án không thể triển khai được.

Có thể thấy, từ một dự án có thể "đắp chiếu chết", đến giờ chúng ta đã nhìn thấy sự hồi sinh và cả tương lai. Từ chỗ mọi người còn băn khoăn không hiểu dự án có thể chạy được không và tại thời điểm đó, không nghĩ có thể thành công. Nhưng sau khi kiểm tra rà soát đánh lửa lần đầu, dự án đã thành công.

Đây là nỗ lực lớn không chỉ của PVN, của cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường mà có sự quan tâm, hậu thuẫn, hỗ trợ lớn, tạo niềm tin cho PVN có thể thực hiện thành công dự án này.

"Đối với các dự án còn lại, vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành là cực kỳ quan trọng. Nếu không có sự chỉ đạo sát sao, có quyết định cụ thể và không có việc bảo vệ cho cán bộ thì không ai dám làm. Đến nay chúng tôi tin rằng với sự quyết tâm của PVN, chắc chắn dự án sẽ về đích", ông Hùng khẳng định./.

Vượt qua “nỗi sợ”

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cả lãnh đạo quản lý ở các bộ, ngành, địa phương đang có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm cầm chừng hoặc né tránh. Để đất nước phát triển với những đột phá, chúng ta cần cơ chế, chính sách để công chức, viên chức vượt qua tâm lý lo lắng, vượt trên những nỗi sợ vô hình nào đó khi xử lý công việc.

Thực trạng này đã được đại biểu Quốc hội đề cập tới tại phiên thảo luận ở nghị trường vừa qua. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho hay, có cán bộ đã tâm sự rằng "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".
Đây là một thực trạng đáng buồn. Cán bộ biết sợ sai là tốt, như vậy sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nhưng sợ đến mức "né tránh", không dám làm, hay làm cầm chừng, đùn đẩy việc lên trên thì không thể chấp nhận được. Đây cũng là tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" đang khá phổ biến khiến công việc tại nhiều bộ, ngành, địa phương trì trệ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, không quản ngày đêm, nhưng một bộ phận cán bộ cấp dưới lại có tư tưởng cầm chừng, các chính sách sẽ khó đi vào cuộc sống (Lời bình: Do vậy cần xem xét lại chính sách đã phù hợp chưa?; Có lợi ích cho Nhân Dân chưa?). Vốn từ lâu, khâu tổ chức thực hiện ở cấp dưới được đánh giá là một khâu yếu.
Lấy ví dụ như tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra ở nhiều bệnh viện. Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ gần đây về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân là "một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm". "Nếu việc mua sắm "đủng đỉnh" thì không thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, tính bằng giờ, bằng phút", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, yêu cầu ngành y tế rà soát quy định để làm tốt hơn; tránh tâm lý sợ sai, không dám làm.
Hay như việc hồi sinh dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, vốn chậm trễ do nhiều nguyên nhân nhưng phần nào do tâm lý trì trệ, sợ trách nhiệm… Để đưa dự án vào hoạt động, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt, có nhiều quyết sách quan trọng, bắt đúng mạch của vấn đề. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được Thủ tướng giao trọng trách trực tiếp chỉ đạo, động viên, chia sẻ, liên tục kiểm tra, đốc thúc triển khai dự án. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, nếu không có tâm huyết, trách nhiệm, quyết tâm cao thì không thể hoàn thành và nhấn mạnh: "tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí, không để các đồng chí làm một mình, chịu trách nhiệm một mình".
Đất nước không thể có những đột phá nếu cán bộ không dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmlợi ích chung. Tình trạng cán bộ sợ sai, không dám làm gì sẽ làm mất đi động lực, cơ hội làm ăn, kìm hãm sự phát triển, nhất là ở những cơ quan đơn vị, địa phương có vị trí quan trọng chiến lược quốc gia. Do đó đòi hỏi phải có "liều thuốc mạnh" để xua tan và dẹp tan nỗi lo "một ngày đẹp trời bỗng nhiên mắc sai phạm".
Ngay từ phiên họp Chính phủ đầu tiên của nhiệm kỳ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ yêu cầu nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmlợi ích chung.
Đây sẽ là trụ đỡ quan trọng để giải tỏa, khắc phục tâm lý sợ làm sai, sợ bị xử lý trách nhiệm, mặc dù rất cố gắng giải quyết khó khăn, thách thức với một động cơ trong sáng, không vì danh, lợi cá nhân.
Chắc chắn một thể chế, cơ chế mạnh mẽ, minh bạch, rõ ràng và hiệu lực cao sẽ tạo môi trường làm việc tối ưu, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm làm việc, thu nhập chính đáng từ lương đủ lo cho mình, gia đình mình và quan trọng hơn họ được pháp luật bảo vệ…
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Cán bộ cũng cần phải nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ để "biết đúng, biết sai", và nêu cao ý thức, trách nhiệm để biết làm, dám làm với động cơ trong sáng, ai cũng chờ (Lời bình: Không thể chờ được, mà hãy bắt tay vào làm thôi) một cơ chế, chính sách toàn mỹ rồi mới dám thực hiện thì đất nước khó có sự phát triển đột phá.

Đức Tuân

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

Để doanh nghiệp vận hành một cách tự động?


Một doanh nhân đến từ Mỹ. Ông sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, và ông đã mở một doanh nghiệp tại đây. Sau khi setup hoàn chỉnh bộ máy, ông trở về nước và điều hành từ xa.
Hàng tháng ông nhận báo cáo gửi từ Việt Nam. Mỗi quý ông bay sang Việt Nam một lần. Mọi việc đều suôn sẻ. Công việc kinh doanh phát triển tốt.
Vì sao doanh nhân này có thể điều hành doanh nghiệp của mình từ xa? Doanh nghiệp quản trị bằng tình cảm - lòng tin; hay bằng cơ chế - quy chế ? Chúng ta quản lý bằng kinh nghiệm - trực giác; hay bằng phương pháp khoa học?
Hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như những khó khăn luôn xuất hiện từ nội tại, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Mục đích là nhằm hạn chế những rủi ro, thất thoát, gian lận... và gia tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống KSNB, mỗi một doanh nghiệp hiểu theo một cách, và việc triển khai cũng theo những cách rất khác nhau.
Thực chất “Hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp” là gì ? Để xây dựng "hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp" cần bắt đầu từ đâu?
Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO (Committee of Sponsoring Organization) đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Chính phủ Hoa Kỳ đầu những năm 2000 đã chính thức ban hành luật Sarbanes Oxley - quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này, và sau đó là lan truyền ra thế giới. Từ đó, COSO đã trở thành chuẩn mực chung được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), khi nghe tới COSO, họ rất khó khăn trong việc hình dung: cả về lý thuyết cũng như việc triển khai áp dụng vào doanh nghiệp.
Làm sao các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một hệ thống KSNB đúng cách và phù hợp?
Hơn thế nữa, để thiết lập một hệ thống KSNB vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu ?

Doanh nhân, nhà quản lý có thể hoàn toàn yên tâm mỗi khi phải công tác dài ngày, hoặc dành thời gian cho những vấn đề chiến lược mà không bị sa vào những công việc sự vụ hàng ngày.
• Về tầm nhìn - Chiến lược - Văn hóa công ty:
- Giúp hoạch định mục tiêu, đích đến của doanh nghiệp
- Tư vấn chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu
- Tư vấn xây dựng văn hóa công ty
• Về nhân sự và cách thiết kế bộ máy:
- Tư vấn về số lượng nhân sự, số lượng phòng ban/ bộ phận phù hợp với quy mô và ngành nghề.
- Setup doanh nghiệp mới từ A - Z
- Tư vấn phỏng vấn & tuyển dụng
• Về thương hiệu & xây dựng thương hiệu:
- Tư vấn đặt tên thương hiệu & đăng ký nhãn hiệu
- Tư vấn thiết kế logo & chọn màu thương hiệu
- Tư vấn chiến lược thương hiệu & định vị thương hiệu
- Tư vấn về kiến trúc thương hiệu
- Tư vấn thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Tư vấn truyền thông thương hiệu
• Tư vấn phát triển chuỗi kinh doanh & nhượng quyền thương hiệu
• Thiết lập hệ thống quản lý & kiểm soát công ty
- Một hệ thống đảm bảo vận hành trơn tru, nhịp nhàng, không trùng lặp về chức năng và nhiệm vụ giữa các cá nhân, bộ phận.
- Một hệ thống kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế hoặc không còn thất thoát, lãng phí hay gian lận.

Quy trình doanh nghiệp là gì? Tại sao phải tự động hóa quy trình doanh nghiệp

Chúng ta đều biết rằng, bất cứ đơn vị nào hoạt động cũng cần có một quy trình doanh nghiệp nhất định để giúp các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Vậy thiết lập quy trình như thế nào và làm sao có thể tự động hóa quy trình đó? Hãy theo dõi bài viết dưới đây

Quy trình doanh nghiệp là gì?

Quy trình doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động có cấu trúc, có liên quan và các bước được thực hiện bởi con người hoặc thiết bị trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của tổ chức như tối đa hóa lợi nhuậnsự hài lòng của khách hàng.

Các quy trình quản lý doanh nghiệp có thể được lặp lại nhiều lần ở tất cả các cấp tổ chức và có thể hiển thị hoặc có thể không hiển thị đối với khách hàng.

Chu trình doanh nghiệp thường được coi là một sơ đồ hoặc quy trình làm việc gồm các bước logic và nó đóng vai trò là nền tảng chính cho một số ý tưởng liên quan như: Quản lý Quy trình Kinh doanh, Tối ưu hóa Quy trình, Lập bản đồ Quy trình, Mô phỏng Quy trình, Tự động hóa Quy trình, v.v.

Không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy trình kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn vì nó giúp chức năng kinh doanh của doanh nghiệp có trật tự và hợp lý hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc Quản lý Quy trình Kinh doanh cũng như cải thiện hiệu quả và năng suất của tổ chức.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Quy trình doanh nghiệp có thể là Thủ công hoặc Tự động. Quy trình kinh doanh được coi là thủ công khi quy trình được thực hiện bởi con người, tức là không có sự hỗ trợ của bất kỳ công nghệ hỗ trợ hoặc mô hình tự động hóa nào. Trong khi quy trình Kinh doanh tự động là quy trình đạt được bằng cách sử dụng mô hình tự động hóa hoặc công nghệ hỗ trợ. Điều khác biệt giữa hai phương pháp này là Tự động hiện đại và chính xác hơn, được tiêu chuẩn hóa hoặc tối ưu hóa hơn so với phương pháp thủ công.

Các bước cơ bản của quá trình thực hiện quy trình doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Ở giai đoạn này, trước tiên bạn sẽ xác định mục đích cơ bản của quá trình cũng như lý do tạo ra nó.

Bước 2: Lập kế hoạch và lập bản đồ quy trình của bạn

Tại đây bạn sẽ suy ngẫm về các chiến lược hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt

Bước 3: Thiết lập các hành động và chỉ định những người sẽ xử lý nó

Ai là những cá nhân tốt nhất để giải quyết các công việc? Họ sẽ cần những máy móc gì để thực hiện kế hoạch? Đây và hơn thế nữa là những gì bạn sẽ đưa ra quyết định ở đây

Bước 4: Kiểm tra quy trình

Mục tiêu ở đây là trước tiên để xem xét kỹ lưỡng quy trình ở cấp độ quan trọng và xem nó hoạt động như thế nào.

Bước 5: Thực hiện Quy trình

Nếu bạn bị thuyết phục với kết quả bạn nhận được sau khi thử nghiệm quy trình, thì đã đến lúc chạy nó ở cấp độ toàn cầu. Ở giai đoạn này, bạn phải giao tiếp đúng cách với tất cả những người sẽ xử lý công việc và bạn cũng sẽ cần đào tạo họ để có kết quả tốt hơn.

Bước 6: Theo dõi kết quả

Thử xem lại quy trình và kiểm tra xem có bất kỳ mối đe dọa nào mà nó có thể mang lại sau này không, đồng thời tìm cách giảm thiểu rủi ro.

Bước 7: Lặp lại

Nếu bạn có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra với quá trình này, hãy tiếp tục lặp lại nó và luôn theo dõi hiệu quả và tiến trình của nó trong quá trình

Tự động hóa quy trình doanh nghiệp là gì?

Tự động hóa quy trình doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng công nghệ được hỗ trợ như phần mềm và ứng dụng để thực hiện các quy trình và hoạt động kinh doanh, với mục đích duy nhất là giảm thiểu chi phí và tăng năng suất, tối ưu hóa quy trình.

Khi một doanh nghiệp tự động hóa các quy trình của mình, doanh nghiệp có cơ hội gặt hái một số lợi ích như hiệu quả cao hơn, giảm thiểu sai sót, giảm căng thẳng lao động, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn khách hàng tốt hơn, trong số những lợi ích khác. Một ví dụ tuyệt vời về tự động hóa quy trình phổ biến được tìm thấy trong các doanh nghiệp là tự động hóa quy trình bán hàng và tự động hóa quy trình CNTT.

Tại sao các CEO nên cân nhắc việc tự động hóa quy trình doanh nghiệp?

Tự động hóa quy trình kinh doanh mang lại Giá trị gia tăng trên mỗi công việc

Khi bạn tự động hóa công việc kinh doanh của mình, gánh nặng đối với nhân viên sẽ giảm bớt và họ sẽ có thể tập trung sức mạnh và khả năng của mình cho các nhiệm vụ và công việc cần thiết khác. Điều này sẽ cải thiện sự tập trung và năng suất của họ.

Tự động hóa quy trình kinh doanh dẫn đến sự hài lòng của nhân viên cao hơn 

Có một số quy trình kinh doanh cực kỳ phức tạp và nếu bạn để nhân viên xử lý, nó có thể khiến họ cảm thấy áp lực và thậm chí có thể làm giảm năng suất của họ. Nhưng trường hợp sẽ ngược lại khi bạn tự động hóa nó vì nhân viên sẽ chỉ được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ nhỏ.

Tự động hóa quy trình kinh doanh giảm thiểu lỗi của con người

Miễn là con người tham gia vào một quy trình, lỗi là không thể tránh khỏi và một số lỗi đôi khi có thể rất lớn. Tự động hóa hoạt động kinh doanh của bạn sẽ giúp loại bỏ mọi dạng lỗi của con người và do đó mang lại cho bạn kết quả chính xác hơn.

Một doanh nghiệp với chiến lược khôn khéo là dấu hiệu tốt nhưng chưa đủ. Doanh nghiệp vẫn có thể gặp rủi ro nếu thiếu đi một nền móng quy trình chắc chắn. Vì thế, nhà quản trị cần có một tập hợp quy trình đủ rõ ràng, mạnh mẽ để dẫn dắt nhân viên đi theo chiến lược, để biến kế hoạch thành hiện thực, giúp doanh nghiệp vươn xa. 

5 CHẶNG ĐƯỜNG TIẾN TỚI TỰ ĐỘNG HÓA DOANH NGHIỆP

Tự động hóa doanh nghiệp là việc áp dụng công nghệ và các đòn bẩy công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp để gia tăng năng suất lao động, gia tăng hiệu quả trong sản xuất và vận hành doanh nghiệp giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân sự mà doanh số vẫn gia tăng đều đặn.

Hiện nay khi thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ trên toàn thế giới việc áp dụng công nghệ vào quản trị và tự động hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu để giúp các doanh nghiệp phát triển bắt kịp với xu thế của thế giới. Đây cũng là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp phát triển theo kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới.
Dưới đây là 5 bước giúp tự động hóa doanh nghiệp của bạn, hãy tìm hiểu và áp dụng nó:

1. Đơn giản hóa (Simplization)

Đơn giản hóa doanh nghiệp ở đây được hiểu là gì? Là việc bạn nhìn nhận lại toàn bộ quy trình làm việc của doanh nghiệp và nhiệm vụ của bạn là làm đơn giản hóa mọi quy trình của các bộ phận, phòng ban thành những quy trình cụ thể, đơn giản nhất có thể để bất kỳ một nhân viên mới nào cũng có thể nhìn vào quy trình và áp dụng ngay.

2. Hệ thống hóa (Systemization)

Sau khi các quy trình được xây dựng lên. Là CEO, bạn phải nắm bắt toàn bộ quy trình và hệ thống hóa nó lại để áp dụng vào doanh nghiệp Đây là công việc khá mất thời gian chính vì vậy để thực hiện một cách nhanh chóng bạn cần có sự phối hợp của các Trưởng bộ phận, sau đó là từng nhân viên chuyên trách liên quan. Mỗi nhân viên hay trưởng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm thực thi theo quy trình mà họ đã đặt ra
Điểm lợi của việc hệ thống hóa quy trình trong công ty là nếu như mọi phòng ban tuân thủ quy trình thì khi phát sinh lỗi chúng ta sẽ biết ngay lỗi đó do ai gây ra.
Giả sử như trong quy trình bán hàng, bạn yêu cầu nhân viên kinh doanh phải thu được tiền từ khách hàng thì mới được tạo đơn hàng, nếu NVKD phá vỡ quy trình đó, cấp hàng cho khách hàng trước khi thu được tiền thì trong trường hợp KHÔNG THU ĐƯỢC TIỀN của khách hàng thì nhân viên đó hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trường hợp này rất hay xảy ra nếu như nhân viên vì thiếu doanh số mà cố tình phá vỡ quy trình.
Mẹo nhỏ: Trong quá trình áp dụng quy trình vào doanh nghiệp, Tuấn cũng đã từng gặp phải việc 1 trong những nhân sự chủ chốt do quá già hay yếu kém về công nghệ mà không thể áp dụng được quy trình của doanh nghiệp. Điều cần thiết của người lãnh đạo là cần phải TỈA CÀNH. Loại bỏ những người yếu kém ra khỏi mắt xích của doanh nghiệp. Như vậy quá trình hệ thống hóa của bạn mới hoàn chỉnh

3. Tối ưu hóa (Optimization)

Áp dụng toàn bộ quy trình đã được hệ thống hóa vào doanh nghiệp của bạn một cách TRIỆT ĐỂ. Ở đây tôi nhấn mạnh từ TRIỆT ĐỂ bởi sự thành công của quá trình tự động hóa doanh nghiệp cần có sự quản lý và thực hành nghiêm túc từ lãnh đạo doanh nghiệp cho đến nhân viên. Bất kỳ một hành động nào hay một con người nào có ý định phá vỡ QUY TRÌNH cần phải được đánh giá và LOẠI BỎ ngay lập tức. Chỉ có áp dụng TRIỆT ĐỂ thì việc tự động hóa doanh nghiệp mới thành công.
Trong quá trình triển khai, bạn sẽ cần liên tục tối ưu hóa quy trình để giảm bớt chi phí, giảm thời gian, giảm nhân công mà vẫn tăng hiệu suất công việc.
Giả sử: nếu bạn đang quản lý một công ty chuyển phát nhanh hay công ty giao hàng, bạn luôn luôn phải tìm cách tối ưu hóa quãng đường mà chuyển phát hàng tối đa. Đó tất nhiên không phải là nhiệm vụ của bạn mà là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong công ty. Hãy đưa ra những phần thưởng hay ghi nhận xứng đáng cho những nhân viên có sáng kiến tối ưu năng suất lao động. Điều đó giúp công ty bạn ngày một tiến lên.

4. Tự Động Hóa (Automation)

Sau khi TỐI ƯU HÓA xong quy trình của doanh nghiệp thì việc tiếp theo là áp dụng phần mềm Quản trị doanh nghiệp hay máy móc vào hoạt động của doanh nghiệp để tự động hóa tối đa các hoạt động trong doanh nghiệp. Quy trình được vận hành trơn tru dẫn đến việc tự động hóa doanh nghiệp là điều khả thi nằm trong tầm tay.
Trải qua 3 quá trình trên, sau khi đơn giản hóa quy trình, hệ thống hóa quy trình và tối ưu hóa quy trình thì quá trình tự động hóa bắt buộc sẽ cần phải sử dụng các đòn bẩy công nghệ, các phần mềm quản trị khách hàng (CRM), phần mềm kế toán hay phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP).

5. Nhân Bản Hóa (Humanization)

Sau quá trình Tự động hóa doanh nghiệp chính là quá trình nhân bản hóa. Bất kỳ một nhân sự mới nào khi đảm nhận công việc nhờ có quy trình đầy đủ và hệ thống tự động hóa sẽ giúp cho nhân sự mới đó tiếp cận công việc một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian đào tạo, nâng cao hiệu suất của công việc.
Đây chính là yếu tố giúp bạn nhân bản bất kỳ một con người hay công việc nào chỉ cần có quy trình làm việc cụ thể và hướng dẫn phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau.

Lời kết

Trên đây là 5 bước giúp cho bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể tự động hóa chỉ trong thời gian ngắn từ 1-2 năm. Đi vào chi tiết sẽ còn nhiều việc để làm nhưng tôi hy vọng rằng với những kiến thức này bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào doanh nghiệp của bạn để thúc đẩy tiến trình tự động hóa doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể.