Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

Bật mí 19 thói quen tốt cho sức khỏe nên thực hiện mỗi ngày

 Việc xây dựng và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày chính là bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và năng lượng dồi dào. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn 19 thói quen đã được các nghiên cứu chứng minh giúp bạn khỏe hơn, hạnh phúc hơn. Đừng bỏ lỡ nhé!

THÓI QUEN ĂN UỐNG KHOA HỌC

Một trong những việc làm tốt cho sức khỏe bạn nên ưu tiên hàng đầu chính là chú ý chế độ dinh dưỡng. Việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật.

1. Chú ý giảm muối để có sức khỏe tốt

Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là những thói quen tốt cho sức khỏe được Bộ Y tế khuyến khích thực hiện. Bởi việc ăn nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến với sức khỏe, đặc biệt là một số bệnh lý về huyết áp, tim mạch,… Hơn nữa, ăn quá mặn sẽ khiến hệ thống tim mạch và thận tiết niệu phải làm việc nhiều hơn dẫn tới suy giảm chức năng. Thậm chí là làm tăng tích nước trong cơ thể, nhất là ở những bệnh nhân đang mắc bệnh suy tim, xơ gan.

Để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý kể trên bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm ăn muối ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách để bạn tham khảo:

  • Không nên chấm ngập thực phẩm vào nước chấm. Hãy pha loãng và chấm nhẹ tay.
  • Không chấm muối khi ăn trái cây.
  • Hạn chế uống hết nước bún, phở, mì, đặc biệt là khi ăn ngoài quán.
  • Ăn những thực phẩm tươi sạch để thay thế cho thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối.
  • Nêm nếm món ăn bằng các gia vị khác như hạt tiêu, tỏi, ớt, rau mùi…
  • Ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn đã được gia giảm nồng độ muối vừa đủ. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình và gia đình, mà vẫn giữ được vị ngon truyền thống, trọn vẹn hương vị bữa ăn.

thói quen tốt cho sức khỏe

Chọn nước mắm giảm mặn, chọn lối sống lành mạnh giúp giữ gìn sức khỏe, bảo vệ trái tim, tránh xa những căn bệnh nguy hiểm.

2. Cắt giảm lượng đường tiêu thụ

Đường là một gia vị không thể thiếu trong đời sống thường ngày, tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường có thể làm tăng khả năng kháng Insulin, nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Chính vì vậy, việc cắt giảm lượng đường bằng cách hạn chế tiêu thụ nước ngọt, nước ép đóng hộp, bánh ngọt, các loại nước sốt (sốt cà chua, sốt chấm thịt nướng, tương ớt ngọt) là những thói quen tốt cho sức khỏe vô cùng cần thiết.

3. Thay thế các thực phẩm không lành mạnh

Ít người nhận ra, chế độ ăn hiện đại ngày nay chứa rất nhiều thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh (buger, đồ chiên rán), nước uống có gas, cookies… Nếu tiêu thụ trong thời gian dài, bạn có nguy cơ cao bị béo phì cùng với đó là những căn bệnh đi kèm như ung thư, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp. Tốt nhất, hãy chọn cho mình những đồ ăn vặt lành mạnh hoặc kết hợp các món ăn nhẹ với nhau, chẳng hạn như trái cây và rau quả, hay các loại hạt vào chế độ ăn uống của mình.


4. Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

Để có sức khỏe tốt và luôn tràn đầy năng lượng, bạn cần đảm bảo cơ thể nạp đủ ba cữ ăn trong ngày. Bởi vai trò của các bữa ăn với sức khỏe, nhất là bữa sáng sẽ giúp khởi động quá trình trao đổi chất và ngăn chặn cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá mức cần thiết. Chưa kể, việc có một “lịch trình” ăn uống đều đặn còn mang lại nhiều lợi ích như tăng khả năng ghi nhớ và tập trung, duy trì lượng đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tim mạch.

những thói quen tốt cho sức khỏe

Bắt đầu một ngày mới với bữa sáng lành mạnh gồm ngũ cốc nguyên hạt, trứng, rau, hoa quả… là những thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn có nhiều năng lượng hơn suốt ngày dài.



THÓI QUEN SINH HOẠT LÀNH MẠNH

Bên cạnh dinh dưỡng, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần cải thiện, duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta.

5. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý là “chìa khóa” giúp bạn luôn giữ được trạng thái khỏe mạnh, kể cả khi lớn tuổi. Theo đó, điều đầu tiên là hãy kiểm soát chế độ ăn uống, bằng cách theo dõi cân nặng và lượng calo hấp thu, bổ sung nhiều carbs phức hợp (lúa mì nguyên hạt, mì ống, gạo lứt,…), tạo thói quen ăn đúng giờ. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên với các bài tập tăng sức mạnh sẽ giúp đốt cháy calo và hình thành cơ bắp, cho cơ thể săn chắc.

6. Uống nước đủ và đúng là việc làm cần thiết cho sức khỏe

Bạn có biết, việc uống đủ và cấp nước đúng lúc không chỉ ngăn ngừa mất nước mà còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, cho tinh thần minh mẫn hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 2 – 3 lít còn góp phần ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Để bớt nhàm chán thay vì chỉ sử dụng nước lọc, bạn có thể thử một số đồ uống khác như nước ép, sinh tố, hoặc thêm vài lát cam, chanh, dưa chuột.

những việc làm tốt cho sức khỏe

Uống một ly nước ép mỗi ngày không chỉ hỗ trợ đào thải độc tố mà còn giúp ổn định huyết áp và lượng đường máu.

7. Tự massage cho bản thân mỗi ngày

Massage là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Bằng việc ấn, xoa bóp trên da, cơ, gân và dây chằng với các động tác từ vuốt nhẹ tới ấn sâu sẽ giúp cơ thể thoải mái, thư giãn hơn sau một ngày làm việc. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, massage còn hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị chứng lo âu, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, đau lưng dưới, đau cơ xơ hóa…

8. Uống nửa cốc nước ấm trước khi ngủ

Nhiều người lo ngại uống nước trước khi đi ngủ có thể gây tiểu đêm và khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Nhưng, sự thật là việc hình thành thói quen uống nước ấm đều đặn trước khi ngủ vừa giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn vừa hỗ trợ tiêu hóa, tăng lưu thông máu, loại bỏ độc tố và làm sạch hệ thống cơ quan nội tạng hữu hiệu. Bạn không cần uống quá nhiều, khoảng 100ml nước ấm là đủ và có thể thêm một ít mật ong để tăng cường đề kháng.

những điều tốt cho sức khỏe

Uống nước ấm trước khi đi ngủ là cách giúp cơ thể được thải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.

9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhiều người thắc mắc không biết những điều nên làm tốt cho sức khỏe là gì, mà không nhận ra rằng việc khám sức khỏe định kỳ là cách giúp bạn tự bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm ngay từ sớm. Thông qua kiểm tra sức khỏe, bạn vừa phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị, tăng tỷ lệ lành bệnh, vừa được bác sĩ tư vấn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sống khoa học và lành mạnh hơn.

các thói quen tốt cho sức khỏe

Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tổng quát, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và tư vấn làm sao để cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

10. Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, rửa tay được xem là “liều vắc xin tự chế” đơn giản và tiết kiệm nhất giúp ngăn ngừa 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Chưa kể, các nhà khoa học cho biết, rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn, hay sau khi đi vệ sinh có thể làm giảm ½ ca tiêu chảy, ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca bệnh liên quan đến hô hấp. Quy trình thực hiện rất đơn giản: Khi thoa xà phòng xong, bạn tập trung cọ xát vào lòng mu, kẽ và cả đầu ngón tay ít nhất 30 giây, sau đó mới rửa sạch dưới vòi nước.

THAY ĐỔI THÓI QUEN XẤU

Trong quá trình thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, để có sức khỏe tốt ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cần phải học cách từ bỏ những thói quen xấu ngay hôm nay.

11. Từ bỏ rượu bia

Quá lạm dụng rượu bia sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới não bộ, suy giảm trí nhớ, tăng huyết áp, thậm chí là khiến gan nhiễm mỡ dẫn đến ung thư. Do đó, nếu có thói quen “xấu xí” kia thì bạn nên dừng lại từ bây giờ, đặt mục tiêu giảm dần số lượng mỗi lần uống, hoặc đổi mọi đồ uống bằng nước suối hoặc đồ uống không cồn, chẳng hạn như mocktail.

nên làm gì để có sức khỏe tốt

Giảm mức tiêu thụ rượu bia mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về gan, tăng cân, mất ngủ, ung thư… 

12. Nói “không” với thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá chính là thủ phạm gây suy giảm trí nhớ, sức khỏe và chức năng miễn dịch, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và loãng xương. Bởi  trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín và Nicotine. Chính vì thế, bạn nên tập cai thuốc lá càng sớm càng tốt, bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước khoáng, nhai kẹo cao su, ngửi 1 mẩu quế… mỗi khi cảm thấy muốn hút thuốc.

13. Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại

Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử có tác động đến mắt và da, khiến mắt bị mờ, khô, thậm chí lão hóa da sớm do ánh sáng gây tổn thương tế bào da. Mặt khác, ngồi làm việc lâu trên máy tính và điện thoại thời gian dài sẽ làm căng cơ tay, đau cổ, tăng cân… dẫn đến tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.

CHÚ Ý NGHỈ NGƠI HỢP LÝ

Cơ thể sau một ngày làm việc và học tập rất cần được nghỉ ngơi để tiếp tục các hoạt động mới. Do đó, để giúp mọi cơ quan trong cơ thể được thư giãn và tái tạo năng lượng, bạn nên “ghi nhớ” những thói quen tốt cho sức khỏe dưới đây.

14. Rèn luyện thói quen ngủ sớm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi ngủ trước 22 giờ có thể làm giảm đáng kể bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ… Nguyên nhân là do thức khuya sẽ khiến chức năng của các cơ quan nội tạng bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Cách tốt nhất để rèn luyện thói quen ngủ sớm là hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, nghe nhạc, đọc sách, đồng thời tránh uống caffeine và ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.



15. Nên có 1 giấc ngủ trưa ngắn

Ít người biết rằng, ngủ trưa với khoảng thời gian hợp lý 15 – 20 phút chính là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe. Không chỉ mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc, giấc ngủ trưa còn hỗ trợ não bộ sản sinh ra hormone Serotonin làm dịu các dây thần kinh, từ đó cải thiện được khả năng ghi nhớ thông tin. Ngoài ra, thời gian nghỉ trưa còn giúp gan phục hồi những tổn thương sau quá trình đào thải độc tố ở buổi sáng, từ đó giảm nguy mắc bệnh về gan, thận.

những việc làm để có sức khỏe tốt

Giấc ngủ trưa 15 phút ngắn ngủi tưởng chừng vô ích, nhưng lại có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng độ tỉnh táo để bắt tay vào buổi chiều làm việc hiệu quả.

QUAN TÂM SỨC KHỎE TINH THẦN

Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế, một trong những điều tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua đó là học cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình:

16. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng diễn ra thường xuyên, ở mức độ dày đặc có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất. Do đó, để có sức khỏe tốt và luôn cảm thấy lạc quan, bạn đừng vội khủng hoảng nếu gặp phải vấn đề căng thẳng. Hãy học cách kiểm soát nó bằng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục giúp làm giảm tăng tiết các hormone gây căng thẳng. Hoặc nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền hay trò chuyện cùng bạn bè để thư giãn tinh thần.

17. Tạo thói quen đọc sách

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine, chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày có thể nâng cao tuổi thọ lên 2 – 3 năm, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt. Cụ thể, đọc sách giúp kích thích tinh thần, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy. Cùng với đó, việc ghi nhớ các nhân vật, thông tin hay các tình tiết qua mỗi câu chuyện sẽ góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.

TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN THỂ CHẤT

Và cuối cùng, để cơ thể đạt trạng thái tốt nhất luôn lạc quan, yêu đời và khỏe mạnh mỗi ngày là hình thành thói quen rèn luyện thể chất, thông qua những hoạt động đơn giản sau.

18. Tập thở là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe

Bên cạnh việc hít thở đều đặn, chúng ta nên dành thời gian nhất định trong ngày để tập hít thở sâu và đều. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như: Kiểm soát cảm xúc để duy trì trạng thái dễ chịu, kích thích tiêu hóa và tăng cường miễn dịch hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là giải phóng Endorphin – chất giảm đau tự nhiên, giúp tăng cường đào thải chất độc và hạn chế nguy cơ bệnh tật.

để có sức khỏe tốt

Học cách hít thở sâu vài phút mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, giúp đầu óc minh mẫn, tinh thần vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh.

19. Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe thể lực

Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những việc làm tốt cho sức khỏe, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo mà còn giữ vai trò quan trọng việc xây dựng cũng như duy trì cơ bắp, xương chắc khỏe. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi cầu thang bộ thay cho thang máy, vận động nhẹ nhàng với đạp xe, yoga hay chơi các môn thể thao đòi hỏi sức bền như bóng đá, bóng chuyền, tennis. Lưu ý, để đạt được những lợi ích của việc tập thể dục bạn nên tập 30 – 60 phút/ngày và ít nhất 150 phút một tuần.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thói quen tốt cho sức khỏe đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lựa chọn, áp dụng và duy trì những việc làm tốt cho sức khỏe thường xuyên để mỗi ngày luôn tràn trề năng lượng, tự tin, yêu đời hơn bạn nhé!

9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày

Để có một sức khỏe tốt, một trí óc minh mẫn, một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động sống hàng ngày đòi hỏi cả một quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe được hình thành từ rất nhiều biện pháp chăm sóc và thói quen tốt khác nhau trên tinh thần “tích tiểu thành đại”. Việc này phải thực hiện trong một thời gian dài chứ không thể chỉ ngày một, ngày hai là bạn đã có một sức khỏe như mong muốn. Và bên dưới là 9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày.

Uống nhiều nước mỗi ngày

uong nuoc dung cach

– Đây là một trong những thói quen đầu tiên, cơ bản mà mỗi người cần phải có, nước chính là thành phần quan trọng góp phần thanh lọc cơ thể, bài trừ các độc tố gây bệnh, làm cho đôi mắt bạn trở nên long lanh, rạng rỡ, làn da căng tràn sức sống vì mỗi tế bào da đều được “ngậm” nước đầy đủ, tăng khả năng tập trung, bảo vệ sức khỏe tim mạch và chống viêm nhiễm hiệu quả. Hay có thể nói cách khác nước chính là nguyên tố quan trọng chăm sóc sức khỏe của bạn từ bên trong và làm đẹp cho bạn từ bên ngoài;

– Chính vì vậy, hãy tập cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu từ 8 đến 10 cốc, tùy thuộc vào các hoạt động thể chất hàng ngày. Nếu bạn chưa quen hãy tập dần dần, từng ít một nhé;

– Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn có thể bổ sung cho cơ thể các loại trà thảo mộc, trà thanh nhiệt để tăng cường khả năng giải độc cơ thể hiệu quả giúp bạn khỏe hơn, đẹp hơn mỗi ngày nhé;

– Đặc biệt đừng bao giờ quên việc đầu tiên bạn cần làm trong ngày là uống ngày 1 cốc đây nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể sau 1 đêm dài thiếu nước và tăng cường chức năng giải độc nhé, hiệu quả lắm đấy.

Ăn một bữa sáng “thịnh soạn”

an-sang-thinh soan

– Hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn ăn sáng mỗi sáng vì đây là bữa quan trọng nhất trong ngày và một bữa ăn sáng “thịnh soạn”, đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động sống với một đầu óc minh mẫn, đồng thời giúp bạn tránh được việc thèm ăn vặt cả ngày, điều này sẽ rất tốt cho đường ruột của bạn và giúp bạn không bị tăng cân nữa đấy.

– Đừng bao giờ vì quá bận rộn, hãy dậy quá trễ mà bỏ bữa ăn sáng bạn nhé, hành động này kéo dài sẽ là tác nhân khiến sức khỏe của bạn bị xuống cấp trầm trọng trông thấy.

Lựa chọn cho mình bài tập thể dục hoặc môn thể thao phù hợp

tap-the-duc

– Cuộc sống của bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn, sức khỏe của bạn sẽ dẻo dai hơn, sức chịu đựng của bạn sẽ bền bỉ hơn và bạn sẽ đẹp hơn, trẻ hơn, năng động hơn, tự tin hơn, hạnh phúc hơn nhờ bạn thường xuyên vận động;

– Hãy lựa chọn cho mình một không gian tập (có thể ở nhà hay đến các phòng tập) với một môn thể thao hay một bài tập thể dục phù hợp và dành ít nhất mỗi ngày 20 phút để tập luyện một cách thường xuyên, đều đặn nhé. Một khi bạn đã hình thành thói quen này, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong chính cơ thể và các hoạt động sống của mình đấy. Những bài tập eerrobic, yoga, gym, thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội, … đều là sư lựa chọn phù hợp cho hầu hết chúng ta;

– Đặc biệt, bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao, hàng ngày hàng ngày bạn hãy dành thời gian để làm việc nhà vừa giúp bạn vận động, tiêu hao năng lượng vừa cho bạn một không gian sống sạch sẽ và ngăn nắp, “một công đôi việc” phải không nào.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách

– Người ta thường nói “bệnh từ miệng mà vào”, việc bạn không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với một số vật dụng chứa nhiều vi khuẩn là cách nhanh nhất khiến cơ thể bạn bị bệnh.

– Trong công việc hàng ngày, chúng ta thường chạm tay vào rất nhiều thứ, vì thế các vi trùng gây bệnh có thể dễ dàng chuyển từ tay lên miệng. Do đó rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn đấy nhé. Hãy lựa chọn cho mình và gia đình một loại nước rửa tay dịu nhẹ được chiết xuất từ thiên nhiên và rửa tay thật cẩn thận hàng ngày, rửa bàn tay đến các ngón tay và  móng tay rồi mới lau tay bằng khăn bông sạch để bảo vệ da tay bạn nhé.

Ngủ đủ giấc theo nhịp sinh học cơ thể

– Nếu bạn giấc ngủ của bạn có vấn đề (ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon,…) thì chắc chắn điều đó sẽ khiến sức khỏe của bạn ngày càng tồi tệ. Chính vì thế, hãy tìm mọi cách để tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon như sau:

+ Trước khi ngủ, dọn dẹp giường chiếu, chăn gối thật sạch sẽ, phòng ngủ đảm bảo thoáng khí nhé, nếu không lúc thức dậy bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi;

+ Chọn cho mình một thế nằm ngủ thoải mái nhất;

+ Sau khi nằm xuống giường hít thở sâu, thư giãn cơ bắp, hạn chế suy nghĩ và tạo cho mình cảm giác thư thái để dễ dàng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon;

+ Và đừng quên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ nhé, nó sẽ giúp ban ngủ ngon hơn rất nhiều đấy.

–  Nhưng bạn cần phải ngủ điều độ, mỗi ngày từ 6-8 tiếng thôi nhé, nếu bạn ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho trung khu ngủ của đại não, làm cho sự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời còn làm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khả năng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh, đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não;

– Hãy tập cho mình thói quen:

+ Đi ngủ vào lúc 22 giờ và thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau là hợp lý nhất. Dần dần bạn sẽ hình thành thói quen theo nhịp sinh học dù không cần đồng hồ báo thức thì 6 giờ sáng bạn vẫn tỉnh dậy với một tinh thần thoải mái và thư thái;

+ Buổi trưa hãy cố gắng “ngủ nhanh” từ 20-30 phút để tái tạo năng lượng và làm cho đầu óc minh mẫn hơn nhé.

Bố sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ

vitamin_va_khoang_chat_vi_chat_can_thiet

– Các loại vitamin (Vitamin A, Nhóm B, C, D, E,…) và khoáng chất là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho cơ thể chúng ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể;

– Chính vì vậy hãy bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đầy đủ bằng cách:

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày, ít nhất là 500g/ngày/người;

+ Uống bổ sung các loại viên uống tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày

– Bạn nên duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn ít nhất mỗi ngày 1 lần và nếu có thể đi vào giờ cố định càng tốt (có thể vào buổi sáng hay sau khi ăn) vì đây sẽ là thói quen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu những căn bệnh có liên quan đến dạ dày ruột, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ, mẩm ngứa dị ứng,… không những thế còn giúp bạn chủ động được cuộc sống, tánh những lúc “cần kíp” mà không thể xử lý được nhé;

– Đặc biệt, khi đi đại tiện, bạn nên tập trung, tránh đọc sách báo gây xao nhãng, tránh đi quá lâu vì đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị bệnh trĩ đấy.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn có một sức khỏe răng miệng tốt, một hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho để có thể tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày;

– Mỗi ngày bạn nên chải răng 2 lần sáng tối, mỗi lần ít nhất 3 phút theo đúng cách như sau: lần lượt chải từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, mỗi lần nên di chuyển từ 1 – 2 chiếc răng; Sau đó dùng vật dụng cạo sạch vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi;

– Sau khi ăn xong, bạn nên dùng chỉ nha khoa lấy sạch mảng bám thức ăn trên răng, súc miệng kỹ bằng nước súc miệng;

– Đặc biệt, ngày 2 lần bạn nên ngậm nước muối ấm để góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé.

Ngâm chân trước khi ngủ

– Đôi chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể, hàng ngày đôi chân của bạn đã chịu sự tra tấn của sức nặng cơ thể, di chuyển thường xuyên, giày cao gót,… chính vì vậy trước khi đi ngủ bạn hãy dành 20 phút để ngâm chân với nước ấm pha muối, nước ấm pha trà đặc, nước ấm pha gừng,… để có đôi chân khỏe mạnh, mềm mại, giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống và có một giấc ngủ ngon;

– Đối với người trẻ tuổi hàng ngày ngâm từ 15 – 20 phút, người cao tuổi có thể kéo dài 20 – 30 phút, nhiệt độ của nước không nên vượt quá 40 độ C nhé.

Chúng ta từng nghe nói rằng “Có sức khỏe là có tất cả”, với 9 thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên làm mỗi ngày trên đây sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, dẻo dai hơn, một tinh thần minh mẫn hơn, khỏe mạnh hơn rất nhiều. Việc rèn luyện hay từ bỏ các thói quen đều cần có thời gian và sự kiên trì chứ không thể ngày một ngay hai là có được đâu bạn nhé. Chúc bạn rèn luyện thành công và luôn có một sức khỏe tốt để có thể thành công hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống.


10 nguyên tắc vàng để có sức khỏe tốt

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ðiều đó lại đặc biệt đúng đối với người đang chuẩn bị xây tổ ấm. Nhưng làm thế nào để có sức khỏe tốt khi bạn phải giải quyết cả núi công việc? Rất đơn giản.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ðiều đó lại đặc biệt đúng đối với người đang chuẩn bị xây tổ ấm. Nhưng làm thế nào để có sức khỏe tốt khi bạn phải giải quyết cả núi công việc? Rất đơn giản. Chỉ cần bạn có một kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mỗi ngày, mỗi tuần... bạn sẽ thấy không chỉ công việc thuận lợi hơn, thành công hơn, mà sức khỏe của bạn cũng cải thiện rất nhiều.
1. Bắt đầu thực hiện ngay một kế hoạch cho sức khỏe của bạn từ bây giờ: 
Đối với sức khỏe của chính mình nên có một thái độ lạc quan, tốt nhất là nên xuất phát từ sự tự giác. Hãy lập thời gian biểu, càng cụ thể càng tốt, cho công việc, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Và hãy thực hiện đúng thời gian biểu đó. Ban đầu có thể sẽ thấy gò bó, cứng nhắc, nhưng sau vài tuần, bạn sẽ nhận được hiệu quả tuyệt vời. Việc thực hiện mọi sinh hoạt theo đúng thời gian biểu không dễ dàng chút nào, vì thế, bạn nên thường xuyên tự cổ vũ mình về mặt tinh thần nhé.
2. Uống nhiều nước: 
Bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Một cốc nước vào buổi sáng sau khi ngủ dậy giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng máu vón cục - nguyên nhân dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim. Nước cũng giúp đẩy nhanh chất thải ra ngoài cơ thể, giúp da dẻ luôn căng mịn, hồng hào, tránh bệnh sỏi thận và sỏi mật. Để việc uống nước dễ dàng hơn, bạn nên chia lượng nước nói trên thành nhiều phần. Cứ cách 2 giờ bạn uống khoảng 200ml nước.
3. Hít thở không khí trong lành và tập thể dục: 
Thể dục buổi sáng kết hợp với hít thở không khí trong lành là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Các động tác thể dục giúp cơ thể bạn săn chắc hơn, nâng cao sức đề kháng, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Người thường xuyên tập thể dục rất ít khi bị ốm và nếu không may mắc bệnh thì cũng nhanh khỏi hơn. Để đạt được hiệu quả thật sự, bạn nên tập thể dục từ 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần nửa tiếng trở lên. Thỉnh thoảng lại nâng mức vận động của mình lên dần dần. Sáng sớm, bạn hãy ra công viên, nơi có nhiều cây xanh và không khí trong lành hít thở thật sâu để ôxy tràn vào hai lá phổi, làm gia tăng quá trình tuần hoàn máu. Ôxy tinh khiết sẽ theo máu lên não và các cơ quan nội tạng, tạo năng lượng cho một ngày mới của bạn.
Tập thể dục buổi sáng, hít thở không khí trong lành là một thói quen tốt cho sức khỏe.
4. Bổ sung vitamin:
Do áp lực công việc, các hoạt động xã hội chi phối. Bạn ăn vội vàng những bữa ăn đơn giản. Hậu quả là, sau một thời gian, cơ thể bạn bị thiếu chất, nhất là thiếu vitamin trầm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên bổ sung vitamin khi bạn phải làm việc quá sức. Cần dùng thường xuyên các loại hoa quả như: chuối, cam, bưởi, quýt, dưa hấu, lê, táo, cà chua… sẽ giúp cơ thể có nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
5. Không bao giờ quên bữa sáng: 
Bữa sáng rất quan trọng bởi bữa ăn này cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể cả một buổi sáng. Nếu không ăn sáng, tình trạng đói có thể gây hại cho việc duy trì chức năng não dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, nhanh nhạy và chính xác. Người nhịn ăn sáng, đến bữa trưa sẽ ăn ngấu nghiến để bù và nạp năng lượng, điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá tải nên sự hấp thu sẽ kém hiệu quả, cơ thể lại rơi vào tình trạng mệt mỏi.
6. Bữa trưa hợp lý: 
Nên ăn bữa trưa giàu năng lượng, nhiều chất xơ nhưng không nên quá nhiều đạm để lấy sức làm việc buổi chiều mà không sợ bị nặng bụng. Nên ăn trưa sau 12 giờ - thời điểm cơ thể tiêu hóa thực phẩm tốt nhất.
7. Học cách nghỉ ngơi và thư giãn: 
Chỉ cần ngủ trưa khoảng 15 phút bạn sẽ thấy khỏe hơn, đầu óc minh mẫn hơn, vì thế, dù công việc bận đến đâu, mỗi trưa bạn nên tranh thủ ngủ một giấc ngắn, ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Có nhiều cách thư giãn có lợi cho sức khỏe như đọc sách, nghe nhạc, tán gẫu. Một vài liệu pháp sơ khởi có thể rất hữu ích trong việc giúp cơ thể thư giãn. Xoa bóp bình thường và xoa bóp bằng tinh dầu không chỉ tốt cho việc thư giãn mà còn tiếp thêm sức lực. Xoa bóp với tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp có thể tạo hưng phấn. Thư giãn với người thân vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn.
8. Năng động tại nơi làm việc
1/3 thời gian trong ngày của bạn là ở công sở. Nếu bạn không năng động, vui vẻ và di chuyển nhiều khi làm việc, chắc chắn bạn sẽ rất mệt mỏi cả tinh thần và thể chất. Vì thế, hãy tạo cảm giác thoái mái, vui vẻ khi làm việc. Sau 1 giờ ngồi làm việc, bạn hãy đứng dậy đi lại hay thực hiện một vài động tác thể dục thư giãn.
9. Từ chối chất kích thích: 
Cafein có trong cà phê, trà, sôcôla giúp tỉnh táo nhanh nhưng lại gây kích thích não và mất ngủ. Bạn chỉ nên uống một hoặc hai ngụm vào buổi sáng và không nên dùng sau bữa cơm t rưa.
10. Tắm buổi sáng: 
Tắm vào sáng sớm sau khi ngủ dậy vừa giúp sảng khoái và tỉnh táo tinh thần, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi tắm, bạn nhớ dùng khăn tắm chà mạnh da để vừa tẩy bỏ tế bào chết, vừa giúp máu về tim nhanh hơn.

Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày?

1. Ngủ đủ giấc mỗi đêm...
2. Tập thể dục và vận động...
3. Ăn sáng đầy đủ...
4. Ăn uống bổ dưỡng...
5. Uống nhiều nước...
6. Ăn nhiều rau và trái cây...
7. Giữ tinh thần luôn được vui vẻ và tránh căng thẳng.

Thanh niên bị điện giật sống sót nhờ 'ngủ đông' ba ngày

ĐÀ NẴNGNam thanh niên 19 tuổi bị điện giật vừa được cứu sống ngoạn mục bằng phương pháp hạ thân nhiệt, hay "ngủ đông" nhân tạo.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết ngày 8/9, nam thanh niên đang làm việc tại xưởng may ở Quảng Nam thì bị điện giật, gục xuống bàn, tim ngừng đập, ngừng thở.

Sau khi được ép tim và sơ cứu, anh được chuyển gấp ra Bệnh viện Đà Nẵng. Lúc này, tim bệnh nhân đã đập lại, nhưng rơi vào tình trạng hôn mê sâu, nguy cơ tổn thương não sau ngừng tim.

"Bệnh nhân rất dễ bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật", bác sĩ Hùng nhớ lại.

Ba ngày ngủ đông giữa mùa hè đã cứu sông tương lai thanh niên 19 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ba ngày "ngủ đông" giữa mùa hè đã cứu thanh niên 19 tuổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho thở máy, truyền thuốc vận mạch. Để bảo vệ não người bệnh khỏi các tổn thương, bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt bằng các vật liệu đặc biệt đắp trên da có gắn thiết bị trao đổi nhiệt.

Ban đầu, nhiệt độ cơ thể được hạ xuống còn 33 độ C, bệnh nhân đi vào trạng thái "ngủ đông" trong 24 giờ liên tục. Sau đó, nhiệt độ nâng dần lên 0,15 độ C mỗi giờ cho tới 37 độ C. Qua ba ngày kiểm soát nhiệt độ sát sao, bệnh nhân dần mở mắt, chớp mắt và cử động được.

Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, ăn uống bình thường, trí nhớ khôi phục. Ngày 15/9, anh được xuất viện. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân không có di chứng tổn thương não về cả vận động và thần kinh, có thể sinh hoạt, lao động như trước tai nạn.

Nam thanh niên khi tỉnh dậy chỉ hơi sốc vì không nhớ tại sao mình lại nằm trong bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Nam thanh niên (ngồi giữa) khi tỉnh dậy chỉ hơi sốc vì không nhớ tại sao mình lại nằm trong bệnh viện. Ảnh: Thu Thảo.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt, áp dụng ba năm qua tại Bệnh viện Đà Nẵng, đã giúp cứu sống ít nhất 10 bệnh nhân trẻ tuổi bị ngừng tuần hoàn. Nhóm bệnh nhân có thể áp dụng kỹ thuật này gồm người bị điện giật, đuối nước, rối loạn nhịp tim... hoặc bị chấn thương sọ não, đột quỵ não.

Bác sĩ Hùng giải thích, khi cơ thể ngừng tuần hoàn, trái tim không cung cấp máu cho não mà chỉ tập trung cho chính nó, lúc này não thiếu máu. Khi tim hoạt động lại, bơm máu ồ ạt lên não gây úng tế bào. Do đó, cơ chế hạ thân nhiệt, cho cơ thể ngủ đông được áp dụng khi não chưa được tái tưới máu. Bác sĩ chủ động giảm nhu cầu chuyển hóa cơ thể bệnh nhân, điều chỉnh lượng máu lên não phù hợp, hạn chế tổn thương tế bào não và hỗ trợ não hồi phục.

Hiệu quả của phương pháp này được đánh giá cao bởi gần như không để lại bất cứ di chứng thần kinh nào, hạn chế tổn thương não ở mức thấp nhất cho người bệnh.

Thư Anh

Trung tâm đông lạnh xác chờ hồi sinh lớn nhất thế giới

 MỸTrung tâm Kéo dài sự sống Alcor sử dụng phương pháp đông lạnh để bảo quản xác người, chờ hồi sinh trong tương lai, khi khoa học công nghệ đã phát triển.

Năm 1972, sau khi xem một chương trình khoa học viễn tưởng cho trẻ em có tên Time Slip (Bước nhảy thời gian), nói về các nhân vật bị đóng băng, Max More đã nảy ra ý tưởng đông lạnh cơ thể người để chờ "hồi sinh". Đây là tiền đề quan trọng cho những đóng góp sau này của ông đối với ngành y học.

Hiện tại, More là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Kéo dài sự sống Alcor (Alcor Life Extension Foundation), một trong những trung tâm đông lạnh cơ thể người lớn nhất thế giới.

Đông lạnh xác (Cryonics) là quá trình đóng băng cơ thể người đã chết ở nhiệt độ rất thấp, khoảng -196 độ C, lưu trữ chúng để chờ hồi sinh trong tương lai. Điều này chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân chết lâm sàng.

Đây là ý tưởng được ưa chuộng bởi những nhà khoa học theo chủ nghĩa tương lai. Lý luận chung của họ rất đơn giản: Thuốc men và y khoa luôn phát triển. Những căn bệnh nan y hôm nay có thể được chữa trị vào ngày mai. Đông lạnh xác là cách để thu hẹp khoảng cách giữa hai mốc thời gian đó.

Chuyên gia y tế chuẩn bị các loại thuốc cho bệnh nhân trước khi tiến hành đông lạnh. Ảnh: GOST

Chuyên gia y tế chuẩn bị các loại thuốc cho bệnh nhân trước khi tiến hành đông lạnh. Ảnh: GOST

Giám đốc More nói: "Chúng tôi coi nó như mở rộng phương pháp cấp cứu. Trung tâm chỉ tiếp quản bệnh nhân khi y học ngày nay đã hết cách. Hãy nghĩ về nó như thế này: 50 năm trước, nếu thấy một người tắt thở khi đang chạy bộ, bạn sẽ kết luận luôn rằng họ đã chết. Ngày nay, chúng ta không còn làm vậy. Thay vào đó, chúng ta tiến hành hô hấp nhân tạo, làm thủ thuật sơ cứu... Những người đã chết 50 năm trước đáng ra có thể được cứu sống. Đông lạnh xác cũng hoạt động như vậy, chúng tôi chỉ ngăn cơ thể họ bị tổn hại nặng nề hơn, cho đến khi y học có cách chữa trị".

Khách hàng của Alcor đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong điều kiện lý tưởng, trung tâm sẽ tiên lượng thời điểm tử vong của bệnh nhân. Các chuyên gia thành lập một danh sách thành viên mắc bệnh nặng, theo dõi diễn tiến sức khỏe của họ. Khi thời điểm "sinh tử" gần đến, họ cử một nhóm dự phòng đến bên giường bệnh và chờ đợi.

"Có thể là vài giờ, vài ngày. Chúng tôi từng phải chờ khoảng 3 tuần", ông More nói.

Sau khi bệnh nhân được tuyên bố tử vong hợp pháp, quá trình bảo quản bắt đầu. Đây là giai đoạn đầy khó khăn.

Đầu tiên, nhóm dự phòng chuyển người bệnh sang "giường băng", phủ lên cơ thể họ một lớp đá lạnh. Sau đó, Alcor dùng máy hồi sức tim phổi, đưa máu đi khắp cơ thể trở lại. Các chuyên gia sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để bảo vệ tế bào, khiến chúng không bị suy giảm chức năng khi người bệnh đã chết.

Trung tâm lưu ý trên trang web chính thức: "Bởi vì bệnh nhân đã qua đời hợp pháp, Alcor có thể áp dụng các phương pháp chưa được chấp thuận trong y tế thông thường".

Khi người bệnh đã được chườm lạnh và cấp thuốc, nhân viên chuyển họ đến địa điểm phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ sẽ rút hết máu và dịch lỏng ra khỏi cơ thể họ, thay thế chúng bằng dung dịch không đóng đá, giống với chất chống đông sử dụng bảo quản nội tạng cấy ghép. Tiếp đến, họ tiến hành mở lồng ngực, tìm kiếm các mạch máu chính, gắn chúng vào thiết bị giúp loại bỏ lượng máu còn sót lại trong cơ thể.

Về cơ bản, quá trình này nhằm đảm bảo các tinh thể đá không hình thành trong tế bào của bệnh nhân.

Bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực của bệnh nhân. Ảnh: Alcor Life Extension Foundation

Bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực của bệnh nhân. Ảnh: Alcor Life Extension Foundation

Khi tĩnh mạch được bơm chất chống đông, Alcor bắt đầu hạ nhiệt người bệnh xuống khoảng 0,5 độ C mỗi giờ, chạm ngưỡng -196 độ C sau hai tuần.

Cuối cùng, cơ thể được bảo quản lộn ngược trong tủ đông có nitơ lỏng.

Đây là kịch bản lý tưởng. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo kế hoạch. Nếu bệnh nhân đột ngột qua đời, quá trình này có thể bị trì hoãn vài giờ đến nhiều ngày.

Năm 2014, một khách hàng của trung tâm tự tử. Các chuyên gia phải thương lượng với cảnh sát và điều tra viên để được tiếp nhận thi thể. Giám đốc More cho biết khoảng thời gian giữa việc qua đời và bảo quản càng lâu, các tế bào bị phân hủy càng nhiều, việc hồi sinh và cứu chữa sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chính ông cũng thừa nhận không điều gì là chắc chắn trong việc đông lạnh xác người.

"Chúng tôi chẳng thể biết được, nhiều sai sót có thể xảy ra", ông nói.

Tiền đề cơ bản của đông lạnh xác người còn chưa được kiểm chứng. Đến nay, chưa bệnh nhân nào thực sự được hồi sinh sau khi bảo quản. Khái niệm này cũng khác với phương pháp "ngủ đông" nhân tạo mà y bác sĩ thường sử dụng trong các ca cấp cứu. Họ hạ thân nhiệt của người bệnh xuống còn 33 độ C trong vòng 24 giờ. Sau đó, tăng mức nhiệt dần lên 0,15 độ C mỗi giờ, cho tới 37 độ C.

Hôm 16/9, một nam thanh niên 19 tuổi bị điện giật ở Đà Nẵng đã được cứu sống ngoạn mục bằng hình thức này.

Thùng nitơ lỏng để bảo quản xác người nhiều năm. Ảnh: GOST

Thùng nitơ lỏng để bảo quản xác người nhiều năm. Ảnh: GOST

Tuy nhiên, đóng băng cả cơ thể trong nhiều thập kỷ lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Các nhà khoa học từng thành công đối với tế bào, cá thể giun. Nhưng mở rộng quy mô lên toàn bộ cơ thể người không phải điều đơn giản.

"Chưa có cách thức cơ bản để sửa chữa các mô. Nó không giống như du hành thời gian", ông More nói. Dù ngành khoa học tái tạo mô đang dần phát triển, không ai biết chắc khi nào có thể đánh thức các bệnh nhân. Được hỏi về khoảng thời gian đó, người đứng đầu Alcor đưa ra con số từ 50 đến 100 năm.

Đến nay, hơn 1.000 người đã đăng ký bảo tồn cơ thể sau khi qua đời. Chi phí duy trì thành viên hàng năm là khoảng 770 USD. Quá trình đông lạnh toàn bộ cơ thể có giá lên tới 80.000 đến 200.000 USD. Theo ông More, số tiền này được chuyển vào quỹ ủy thác chăm sóc bệnh nhân, giữ cho cơ sở hoạt động và lưu trữ các thi thể trong thời gian dài.

Thục Linh (Theo Atlantic)

Cách chữa tiểu đường không dùng thuốc mà vẫn hiệu quả

1. Thư giãn tinh thần
2. Từ bỏ các thói quen xấu
3. Tập thể dục thường xuyên
4. Duy trì cân nặng
5. Chế độ ăn uống lành mạnh
6. Sử dụng thuốc tiểu đường và tiêm insulin
7. Đo chỉ số đường huyết và theo dõi thường xuyên
Phác đồ insulin cho đái tháo đường típ 2
Phác đồ cho đái tháo đường típ 2 cũng đa dạng. Nhiều bệnh nhân, nồng độ glucose được kiểm soát tốt với thay đổi lối sống và thuốc hạ đường huyết không insulin, nhưng insulin nên được thêm khi glucose không kiểm soát được bằng ≥ 3 thuốc. Dù không phổ biến, đái tháo đường típ 1 khởi phát người lớn có thể là nguyên nhân. Insulin nên thay thế cho thuốc hạ đường huyết không insulin ở phụ nữ bắt đầu có thai.
Liệu pháp phối hợp rõ ràng nhất là sử dụng insulin với biguanides uống và thuốc tăng nhạy insulin. Phác đồ thay đổi từ tiêm 1 mũi mỗi ngày của insulin tác dụng trung gian hoặc tác dụng kéo dài (thường trước khi đi ngủ) tới phác đồ tiêm nhiều mũi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1. Nói chung, phác đồ hiệu quả đơn giản nhất được ưu tiên. Vì kháng insulin, một số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đòi hỏi nhu cầu liều insulin lớn (> 2 đơn vị/kg/ngày). Một biến chứng thường gặp là tăng cân, chủ yếu là do giảm glucose trong nước tiểu và cải thiện hiệu quả trao đổi chất.
Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến của các bệnh nhân đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trính điều trị cho các bệnh nhân đó.
1. Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa
Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.
Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.
Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại


2. Dùng thuốc Tây là có hại
Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.


3. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa
Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.

4. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác
Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.
5. Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng
Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói.

6. Không thử đường huyết lúc bị đói
Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”.
Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài, và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không.
7. Không nắm được mục tiêu điều trị
Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l, một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2 mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn.

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Người nhà, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này.
Nếu ban đang tìm hiểu thông tin hay có người thân được chẩn đoán bệnh này có thể tham khảo chia sẻ về bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra.
Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Với mỗi thể của bệnh đái tháo đường: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguyên nhân cụ thể khác nhau. Bạn có thể phân biệt trong nội dung dưới.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1
Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất ít hoặc không có insulin. Khi đó, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ, bao gồm cả trẻ em và người dưới 30 tuổi.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Khác với nguyên nhân tiểu đường tuýp 1, người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng cơ thể sử dụng insulin rất kém. Khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose cũng sẽ tích tụ trong máu.
Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở người cao tuổi. Đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc tiểu đường tuýp 2, con số khoảng 95%. Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2 
Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ
Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Với các mẹ bầu, nồng độ hormone thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.
Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Nhiều chị em sau khi sinh xong đường huyết trở lại bình thường nhưng cũng có người trở thành đái tháo đường thực sự.
Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu ra ngoài thường đã nghiêm trọng.
Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau:Ăn nhiều
Hay khát, uống nước nhiều
Đi tiểu nhiều
Sụt cân
Đau và tê ở bàn chân
Mắt nhìn mờ
Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, có một số dấu hiệu đặc trưng ở các tuýp bệnh tiểu đường như:
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Khát nước Nhanh đói, ăn nhiều Khát nước quá mức, đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều về đêm Vết thương lâu lành Dễ nhiễm trùng âm đạo, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu
Giảm cân không rõ nguyên nhân Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da,... Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
Thị lực giảm, nhìn mờ
Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,...) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết - Tiểu đường.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, vận động, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên và điều trị bằng thuốc,... rất quan trọng với người bệnh.
Điều trị bằng điều chỉnh chế độ ăn uốngĐiều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng như hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Bản chất bệnh đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt.
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn.
Tăng cường vận động
Người bệnh tiểu đường nên vận động, tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Có thể chọn hình thức vận động như: đi bộ, bơi, tập yoga, cầu lông,... Lưu ý cân nhắc hình thức tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe, các biến chứng bệnh tiểu đường hay bệnh lý nền của bản thân.
Điều thị bằng thuốc
Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị đái tháo đường có nhiều loại khác nhau, qua thăm khám, bác sĩ có phác đồ phù hợp. Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin do cơ thể không tự sản xuất insulin.
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục. Người bệnh cũng có thể cần dùng insulin hoặc metformin (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiêm insulin một trong các cách điều trị đái tháo đường giúp giảm đường máu hiệu quả - Ảnh: Freepik
Kiểm soát đường huyết tại nhà thường xuyên
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Do vậy, đo và theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên là cách tốt nhất để hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại máy đo đường huyết có độ chính xác cao, để kiểm soát tốt nhất các chỉ số. Biết được các chỉ số thường xuyên giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc,... để có thể ổn định chỉ số đường huyết.
Giải pháp toàn diện cho người bệnh tiểu đường