Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Có nhan sắc, danh tiếng nhưng 3 nàng hậu Mai Phương Thúy, Ngọc Hân, Thùy Dung vẫn lẻ bóng

 Hoa Hậu thì cứ ngỡ rằng là xinh đẹp nhất nên chẳng lo không có sự lựa chọn nào để kết hôn. Ấy vậy mà có những hoa hậu sau khi đăng quang cũng đã hơn chục năm mà vẫn chưa có ai bên cạnh, khiến nhiều người tò mò có phải họ “ế” rồi không?

Hoa hậu Mai Phương Thúy

Đăng quang  vị trí Hoa hậu Việt Nam 2006, Mai Phương Thúy gây ấn tượng tuyệt đối với những người theo dõi mình với các số đo hình thể: chiều cao 179,5cm lúc ấy cô nặng 60kg và ba vòng 86-62-95cm. Năm mà Mai Phương Thúy đăng quang cô đã lập kỷ lục về chiều cao trong lịch sử Hoa hậu Việt Nam kể từ năm 1988 – 2012.

Mai Phương Thúy còn được đánh giá cao cả về về ngoài xinh đẹp lẫn trí tuệ của mình. Sau khi cô đạt danh hiệu Hoa hậu cao quý, năm 2006 cô còn đỗ trường Đại học Ngoại thương với mức điểm cao chót vót. Mai Phương Thúy cũng gây ấn tượng với câu trả lời ứng xử thông minh tại đêm Chung kết.

Sau khi đăng quang vị trị cáo nhất Hoa Hậu Việt Nam năm 2016 Mai Phương Thúy bước chân vào làng giải trí và tính đến nay cô nàng vẫn là gương mặt đắt show trong nhiều sự kiện. Cô còn kinh doanh từ nhà hàng cho đến bất động sản và đầu tư chứng khoán và cô cũng từng mạnh dạn nói “Tôi không nghèo vì tôi đầu tư theo cách tiền phải đẻ ra tiền, nếu có nguy cơ thất bại tôi không làm và tôi cũng không để chuyện đó xảy ra”. Trước đó, người đẹp cũng có phát ngôn khá tự tin về tiền bạc rằng: “Tôi không thích chạy theo tiền bạc. Vì thế, tôi để tiền bạc chạy theo tôi”.

Khi cô được 32 tuổi cũng là lúc mà cô có trong tay khối tài sản khổng lồ nhờ cách kinh doanh tài tình, khéo léo của mình nhưng đường tình duyên của Mai Phương Thúy vẫn là ẩn số. Theo chia sẻ thì Mai Phương Thúy chưa sẵn sàng cho chuyện lấy chồng. Dù kín tiếng trong chuyện đời tư nhưng khi bị truy hỏi về bạn trai, cô cũng tiết lộ đôi chút. Bạn trai của cô hiện tại là người mà cô quen từ năm 20 tuổi. Tính đến nay, hai người đã có hơn 10 năm ở cạnh nhau. Nhưng vẫn chưa có kế hoạch kết hôn.

Hoa hậu Ngọc Hân

Hoa hậu Ngọc Hân là một hoa hậu từng đăng quang hiếm hoi mà không được đánh giá cao về nhan sắc so với dàn hoa hậu từng đăng quang trước đó. Khi đăng quang, Ngọc Hân đã từng gặp vô vàn những bình luận ác ý về các nét trên gương mặt của cô. Đã 10 năm sai khi đăng quang Ngọc Hân đã chứng minh bản thân là viên ngọc càng mài càng sáng.

Cô xây dựng sự nghiệp cho riêng mình với định hướng rõ ràng. Ngọc Hân nỗ lực với vai trò là nhà thiết kế. Người đẹp Hà thành luôn tâm niệm Hoa hậu là danh hiệu còn nghề của cô là nhà thiết kế thời trang. Xuyên suốt 10 năm qua, tựu tay Ngọc Hân đã tạo ra một thương hiệu thời trang áo dài của chính mình và thời trang nam do cô quản lý.  

Ngọc Hân là một người cực kỳ kín tiếng trong chuyện riêng tư của bản thân. Cô có bạn trai đã hơn 10 năm qua nhưng người đẹp gần đây mới công khai với khán giả. Cặp đôi đã lên kế hoạch kết hôn nhưng liên tục gặp những sự cố khách quan. Họ quyết định sau thời gian dài tìm hiểu, Ngọc Hân và bạn trai dự định tổ chức đám cưới hồi tháng 3 nhưng hoãn vì COVID-19.

Hoa Hậu Thùy Dung

Thùy Dung tính đến nay đã được 12 năm sau khi đăng cô quang Hoa hậu Việt Nam 2008, Thùy Dung vẫn là người đẹp cực kỳ kín tiếng. Năm ấy với vóc dáng 1m78 cùng số đo 86-61,5-91. Năm mà Thùy Dung đăng quang đây cũng được cho là một câu chuyện lạ của Hoa hậu Việt Nam. “Hoa hậu đen đủi” là biệt danh của cô khi mà 2 lần lỡ hẹn với cuộc thi nhan sắc quốc tế. Chính vì không đủ điều kiện nên Thùy Dung đã phải nhường chiếc vé thi Miss World 2008 cho Á hậu 2 Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2008 – Dương Trương Thiên Lý. Sau 1 lần bị lỡ hẹn, đến năm 2017, Thùy Dung lần nữa bỏ lỡ cơ hội thi Miss Supranational vì lý do cá nhân.

Sau khi đăng quang nhưng lại gặp khá nhiều khó khăn khi muốn đi thi ở đấu trường quốc tế thì Thùy Dung khép mình và cực kỳ kín tiếng trong đời tư. Đến thời điểm hiện tại, Thùy Dung chưa bao giờ tiết lộ chuyện tình cảm của mình. Hiện tại, Thùy Dung nói rằng bản thân cô vẫn độc thân. Cô sang Mỹ định cư theo gia đình, Hoa hậu muốn chọn một chuyên ngành phù hợp để thi vào đại học. Ở tuổi 30, người đẹp chấp nhận theo đuổi việc học bốn năm vì muốn có công việc ổn định sau khi ra trường.

Nhiều casino tại Việt Nam thông báo thua lỗ nặng

Những tưởng, kinh doanh casino rất béo bở, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Nhiều casino ở Việt Nam luôn trong tình trạng thua lỗ.

Casino lớn nhất Quảng Ninh lỗ đậm

6 tháng đầu năm nay, casino cho người nước ngoài lớn nhất Quảng Ninh lỗ đậm. Cụ thể, doanh thu quý 2/2020 của CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC), đơn vị vận hành The Royal Casino Hạ Long ghi nhận 13,8 tỷ đồng, sụt giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 21,3 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, RIC thu về gần 50 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Lỗ ròng lên đến 54 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.

Trong văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, ban lãnh đạo công ty cho rằng, doanh thu giảm nghiêm trọng vì kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch và chưa có dấu hiệu lắng xuống. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến kết quả nửa đầu năm mà còn kéo dài sang những tháng tiếp theo.

Tính đến cuối tháng 6/2020, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng, từ 120 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 152 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020. Tổng lỗ luỹ kế ngày một lớn, khoảng hơn 280 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, công ty cũng đã cho gần 250 nhân viên nghỉ giãn công, hiện chỉ còn khoảng 1.060 người.

Nhiều casino tại Việt Nam thông báo thua lỗ nặng - Ảnh 1

Theo kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ vừa qua, RIC phấn đấu doanh thu cả năm 2020 khoảng 294 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 188 tỷ đồng đến từ hoạt động câu lạc bộ vui chơi có thưởng, còn lại 106 tỷ đồng đến từ dịch vụ khách sạn và biệt thự. Còn lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt 9,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau nửa năm kinh doanh, có thể thấy mục tiêu đặt ra của RIC là cả một chặng đường dài khó hoàn thành.

Trước đó, năm 2019 tình hình kinh doanh của RIC cũng không mấy khả quan với số lỗ 72 tỷ đồng, trong khi năm 2018 vẫn báo lãi.

 Nhiều ông chủ casino tại Việt Nam lao đao

Casino Corona Phú Quốc là sòng bài đầu tiên tại Việt Nam, thí điểm mở cửa cho người Việt vào chơi trong vòng 3 năm, đi vào hoạt động từ tháng 1/2019.

Với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 1 tỷ USD, casino Corona Phú Quốc được kỳ vọng sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giữa thực tế và kỳ vọng còn một khoảng cách khá dài.

Trong quý 1/2020, tổng lượt khách vào chơi casino Corona Phú Quốc là 24.386 lượt, giảm 26% do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và chính sách cách lý, hạn chế đi lại du lịch.

Khách sạn casino Aristo tại Lào Cai. 
Khách sạn casino Aristo tại Lào Cai. 

Trước đó, chủ đầu tư của casino Aristo (thuộc Khách sạn Aristo International Lào Cai) cũng cho biết, hoạt động kinh doanh của Aristo đang bị ảnh hưởng do sự sụt giảm mạnh nguồn khách.

Trong nửa đầu tháng 2/2020, chỉ có 1.374 người vào chơi trong casino Aristo, tức là bình quân chỉ có 125 lượt khách/ngày, giảm 75% so với 501 lượt người chơi/ngày ở thời điểm chưa có dịch bệnh.

Tổng doanh số giao dịch qua các trò chơi tại casino trong giai đoạn này cũng đã giảm từ 1.050 tỷ đồng, còn trên 190 tỷ đồng, giảm tới 82%. Sasino này đã phải cắt giảm nhân sự, cho nhiều nhân viên nghỉ việc không lương trong tháng 2, hoãn nhiều dự án đầu tư để cắt giảm chi phí.

Ngay cả casino ở Hồ Tràm Strip (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nằm trong tình trạng vắng khách. Mặc dù khu nghỉ dưỡng này thời gian qua rất tích cực giúp du khách phòng chống dịch bệnh, nhưng cũng không thể kéo lại được lượng du khách đã sụt giảm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tuy các ông chủ casino này chưa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 nhưng ai cũng hiểu, tình hình sẽ không khác bao nhiêu so với casino lớn nhất Quảng Ninh.

Hiện nay có 8 casino đang hoạt động, trong đó: 6 casino quy mô nhỏ ở miền Bắc và Trung tại các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng; 2 casino quy mô lớn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 4 tỷ USD) và tại Phú Quốc (trên 2 tỷ USD).

Ngoài ra, có 3 casino quy mô lớn chưa triển khai hoạt động tại Quảng Nam, Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế.

Ba sai lầm cơ bản và sơ đẳng nhất của NĐT

    Sai lầm 1: khi cp có tin xấu hoặc bắt đầu lao dốc thì ko bán, ôm mãi, riết rùi nó giảm ko chịu được lại cắt ngay đáy.

    Sai lầm 2: TT giảm quá rồi đâm ra nhìn đâu cũng sợ, sợ đến nỗi chỉ lo nghĩ bán mà ko nghĩ đến mua j khi tt phục hồi.

    Sai lầm 3: Mong CP mình quan sát nó giảm về giá mục tiêu mua, xong nó về thì ko mua chờ nó giảm tiếp. xong nó tang lại thì lại nghĩ: Sao lúc rẻ mình ko mua bây giờ phải mua giá cao.

Giá chung cư vẫn trên đà leo cao

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2020. Nhiều chỉ số cho thấy, thị trường bất động sản đang có những tín hiệu hồi phục tích cực. Tuy nhiên, giá nhà vẫn chưa có xu hướng giảm.

Nguồn cung, giao dịch nhà ở tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, theo tổng hợp từ 56/63 địa phương có báo cáo số liệu, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán trong quý III/2020 tăng mạnh. Tổng số nhà ở đủ điều kiện được bán tăng khoảng 82% so với quý trước, nguồn cung nhà ở của nhiều địa phương trên cả nước có xu hướng tăng so với quý trước và cùng kỳ năm 2019. 

Cụ thể: Trong quý III/2020 có 77 dự án với 35.614 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Tại miền Bắc có 24 dự án với 15.191 căn hộ, miền Trung có 27 dự án với 7.388 căn hộ, miền Nam có 28 dự án với 13.753 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Riêng tại Hà Nội có 13.300 căn nhà tăng 79,5% so với Quý II/2020; tại thành phố Hồ Chí Minh có 6.722 căn nhà, tăng 70% so với quý II/2020.

Nhiều chỉ số cho thấy, thị trường bất động sản đang có những tín hiệu hồi phục tích cực.    
Nhiều chỉ số cho thấy, thị trường bất động sản đang có những tín hiệu hồi phục tích cực.    

Về giao dịch, Bộ Xây dựng cho biết, có tới 36.884 giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng thành công trong quý III. 

Cụ thể, tại miền Bắc có 10.220 giao dịch thành công, tại miền Trung có 14.582 giao dịch thành công và tại miền Nam có 12.082 giao dịch thành công.

Trong đó, riêng tại Hà Nội có 2.966 giao dịch thành công (bằng 219% quý II/2020), tại TP.HCM có 6.722 giao dịch thành công (bằng 170,6% quý II/2020).

"Nhìn chung, các giao dịch thành công tập trung chủ yếu ở phân khúc bình dân, số lượng giao dịch bất động sản cao cấp giảm hơn so với quý trước", Bộ Xây dựng đánh giá. 

Qua tổng hợp cho thấy lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước bằng khoảng 110 - 125% so với quý II/2020 do các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội.

Tính đến thời điểm tháng 10/2020, các bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã hoạt động trở lại cùng với các chính sách khuyến mãi để kích cầu du lịch trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang trên đà phục hồi sau làn sóng Covid-19 lần thứ hai diễn ra tại một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hồ Chí Minh, Hải Dương.

Giá nhà chưa có xu hướng giảm

Theo Bộ Xây dựng, bất động sản nhà ở chưa có xu hướng giảm giá mà vẫn tăng nhẹ.

Cụ thể, trên cả nước, giá bán căn hộ trung cấp dao động từ 20-35 triệu đồng/m2, phân khúc cao cấp từ 35 triệu đồng/m2 trở lên. Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư bình dân khoảng 24,8 triệu đồng/m2, căn hộ chung cư trung cấp khoảng 31 triệu/m2, căn hộ chung cư cao cấp khoảng 37,7 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 0,24% so với quý II/2020). Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,03% so với quý II/2020. 

Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc bình dân thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông …, tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%. Điển hình như Dự án Eurowindow River Park tại Đông Anh. Ngược lại, sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Kể từ khi khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 đến nay, có nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể.

Còn tại TP.HCM, mức giá bán dao động từ 30 - 50 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 0,35% so với quý II/2020). Do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao, dẫn đến giá căn hộ tại Thành phố này tăng vọt và tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền nên tại các huyện ven đô. Tạo ra sự tăng giá mạnh cho đất đai tại một số huyện như: Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi…

Giá nhà vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, thanh khoản ở nhiều dự án vẫn tốt.   
Giá nhà vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, thanh khoản ở nhiều dự án vẫn tốt.   

Càng về cuối năm, thị trường càng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ

Bộ Xây dựng đánh giá, những chỉ số trên cho thấy, thị trường bất động sản đang trên đà hồi phục trở lại. 

Một số giải pháp, cơ chế, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản đã được đề ra và ban hành từ cuối năm 2019 đến nay đã bắt đầu có hiệu lực và phát huy tác dụng (như Luật Đầu tư sửa đổi 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Nghị định 25/2020/NĐ-CP, hàng loạt Thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành...).

Trong quý III/2020,  mặc dù thị trường bất động sản chịu tác động kép của Covid-19 đợt 2 và tháng ngâu nhưng thị trường vẫn có phản ứng tích cực thể hiện qua số liệu về tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh 400% so với quý II/2020. Đây là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung.

Mặt khác, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực; kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và điểm đến là Việt Nam; việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là những lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam. 

Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.

“Nhìn chung, hoạt động kinh doanh bất động sản trên cả nước đã có tiến triển tốt hơn, sôi động hơn và có những tín hiệu lạc quan, tích cực. Càng về cuối năm, thị trường càng cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ”, báo cáo của Bộ Xây dựng nhấn mạnh. 


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

NHỮNG THÓI QUEN NÀO SAU GIỜ LÀM VIỆC SẼ GIÚP BẠN THÀNH CÔNG HƠN?

    Đôi khi sự thành công đến từ những thói quen tưởng chừng như nhỏ nhặt và vô cùng đơn giản mà ta không để ý. Để thành công ta cần trải qua quá trình lâu dài học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và hành động. Hãy cùng khám phá bí mật về những thói quen của người thành công sau giờ làm việc nhé!
ĐỌC SÁCH
    Đọc sách luôn là liều thuốc giúp con người thư thái và làm dịu những căng thẳng thường ngày bởi đây được coi là một trong những món ăn tinh thần giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh lợi ích dễ thấy là TÍCH LŨY KIẾN THỨC, thói quen đọc sách còn giúp GIẢM STRESS và tăng cường trí nhớ. 
Một nghiên cứu cho thấy những người tạo thói quen hoạt động cho bộ não vào những việc như đọc sách sẽ GIẢM BỆNH ĐÃNG TRÍ lên đến 32%. Vì vậy, chỉ cần 1 tiếng sau giờ làm việc, đọc một cuốn sách, bài báo bạn quan tâm sẽ giúp bạn phần nào loại bỏ những lo âu, giúp tinh thần thêm phấn chấn hơn.
ĐA DẠNG HÓA CÁC TRẢI NGHIỆM
    Cuộc sống công sở với bao bộn bề, áp lực công việc khiến bạn không có thời gian cho những sở thích và trải nghiệm cá nhân. 
Vì vậy, sau giờ làm việc, thay vì về nhà và vùi đầu vào ngủ bù thì bạn nên dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống như thử một môn nghệ thuật mới, khám phá một quán ăn ngon hay bất cứ ý tưởng nào nảy ra trong tâm trí bạn. Khi đó, những ý tưởng của bạn sẽ sáng tạo hơn, mối quan hệ của bạn với mọi người cũng sẽ tốt hơn.
XA RỜI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI
    8 tiếng ở công sở với bao nhiêu là giấy tờ, máy tính đã đủ khiến bạn mệt mỏi. Vì vậy, thời gian còn lại bạn nên tránh xa các thiết bị vi điện tử, Internet để dành thời gian cho những điều thú vị hơn. 
Bởi việc đọc tin tức hay lướt Facebook tưởng như khiến bạn thư thái nhưng thực ra lại khiến bộ óc của bạn không ngừng xử lý thông tin và khó để có một giấc ngủ ngon. 
Hãy dành thời gian thư giãn tuyệt đối, đừng vì tham công tiếc việc mà tự làm hại đến sức khỏe và tinh thần bản thân.
TẬP THỂ DỤC
    Việc tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bởi điều này giúp cơ thể khoan khoái, khỏe khoắn và tràn đầy cảm hứng. 
Không những vậy, việc làm này tuy nhỏ nhưng sẽ tích lũy nhiều năng lượng, sức bền lớn - giúp hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu cho thấy có đến 76% người giàu thành công luyện tập aerobic ít nhất 4 ngày/1 tuần, trong khi chỉ có 23% người nghèo làm việc đó. Vậy nên, dù bận rộn đến đâu thì bạn cũng nên dành chút thời gian sau giờ làm việc để tập thể dục và rèn luyện thân thể.
ĐI DẠO
    Đối với dân công sở thì việc đi dạo là một cách tốt để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Việc vừa đi dạo vừa hít thở không khí trong lành sẽ giúp cải thiện cơ chế lưu thông của cơ thể, làm giảm áp lực trong công việc và giúp bộ óc được nghỉ ngơi. Hơn nữa, đi bộ còn là chìa khóa giúp tăng khả năng sáng tạo và là nguồn gốc cho những ý tưởng mới lạ. 
Vì vậy, nếu nhà bạn không cách quá xa công ty thì HÃY ĐI BỘ để tác dụng một công đôi việc nhé!
DÀNH THỜI GIAN CHO NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ
    Đã bao lâu bạn quên việc gọi điện cho bố mẹ hay tụ tập đi chơi với bạn bè. Nhiều người thường đổ lỗi cho việc quá bận rộn, mệt mỏi mà quên bẵng các mối quan hệ gần gũi, thân thiết với mình. 
Bạn hãy cố gắng giữ cho công việc và cuộc sống luôn hài hòa bằng cách dành nhiều thời gian hơn với gia đình, bạn bè, những người thân. Việc thắt chặt tình bằng hữu, mở rộng mạng lưới quen biết sẽ khiến bạn quên đi những mệt mỏi trong công việc và có thêm động lực để nỗ lực, cố gắng hơn.
DÀNH THỜI GIAN CHO SỞ THÍCH CÁ NHÂN
    Kết thúc giờ làm việc, thay vì bám trụ lấy máy tính, bạn nên ra về và dành thời gian để tận hưởng thời gian của riêng mình. 
Những người thành công thường là những người thú vị và họ có rất nhiều thứ phải làm với sở thích của mình. Bạn cũng có thể học tập cách thưởng thức cuộc sống bằng việc tham gia các khóa học nấu ăn, thuyết trình hay làm đồ handmade. Chắc chắn những giờ phút thư giãn với việc mà bạn đam mê sẽ giúp đầu óc thoải mái và tràn đầy năng lượng để sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.
CHUẨN BỊ CHO NGÀY LÀM VIỆC MỚI
    Chỉ vài phút ngắn ngủi chuẩn bị quần áo, các tài liệu cần thiết cho ngày làm việc mới cũng khiến bạn cảm thấy tự tin hơn khi một ngày mới bắt đầu. Điều này còn giúp bạn không bị vội vàng và luôn sẵn sàng cho bất kỳ tình huống gì xảy ra.
********************************************
    Như bạn có thể thấy, thói quen của người thành công không phải là hoạt động gì xa xỉ mà thực chất ĐƠN GIẢN vô cùng. Những thói quen này qua năm tháng có thể tích lũy những lợi ích to lớn cho cuộc sống và bất kỳ ai cũng đều có thể rèn luyện một cách dễ dàng. Hãy BẮT ĐẦU từ những THÓI QUEN NHỎ, bạn sẽ thấy thành công không còn quá xa tầm tay của mình.

Hàng trăm người săn tour 0 đồng

    Hàng nghìn tour, vé giá rẻ được tung ra dịp Hội chợ du lịch quốc tế, thu hút du khách săn tìm ngay từ ngày đầu 18/11.
    Ngay sáng 18/11, ngày khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2020 (VITM) người dân thủ đô đã xếp hàng dài chờ tới khung giờ vàng để quay số trúng tour 0 đồng cùng vô số giải thưởng du lịch khác. Gian hàng tại cổng vào hội chợ này dự tính đón 250 - 300 khách mỗi ngày hội chợ tới săn giải thưởng và tìm hiểu các chương trình ưu đãi. Phần thưởng có tour du lịch nước ngoài lẫn trong nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Phú Quốc, Quy Nhơn, Nha Trang...
    Không như mọi năm, gian hàng của các hãng bay Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways... thường kín khách chờ từ 7 - 8h sáng để mua vé rẻ, năm nay khách chỉ đông dần vào khung giờ trưa khi các hãng tổ chức quay số trúng thưởng.
    Áp dụng cộng nghệ, hưởng ứng "chuyển đổi số phát triển du lịch", các hãng bay chủ yếu bán và cung cấp mã giảm giá khi khách mua vé trên website hoặc ứng dụng di động của các hãng khi đến hội chợ.

    Trong khuôn khổ hội chợ, nhiều tour kích cầu với giá giảm sâu được nhiều doanh nghiệp tung ra để hút khách thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Đặc biệt, tại gian hàng Vietravel, du khách đặt tour sẽ nhận ngay mức giảm trực tiếp tới 40%. Đồng thời tất cả khách được tặng voucher giảm giá tour lên tới 600.000 đồng, cơ hội bốc thăm trúng thưởng...


    Đại diện Vietravel cho hay, trong bối cảnh Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát tốt nên tâm lý khách Việt dần thoải mái. Dịp này, công ty đẩy mạnh 4 hành trình du lịch mùa thu đông là: khám phá những mùa hoa Đông Tây Bắc; các cung đường Đà Lạt - Tây Nguyên; sống chậm ở miền vườn miền Tây; và thưởng ngoạn biển trời Côn Đảo.

Đến VITM, Hanoitourist cung cấp tour trọn gói giảm mạnh tới 35%, giá chỉ từ 3.690.000 đồng. Ngoài ra công ty tung ra hàng nghìn combo, voucher giá rẻ tới các điểm nghỉ dưỡng "hot" hiện nay như Phú Quốc, Côn Đảo... cho du khách thích du lịch tự túc.

Flamingo Redtours bán 2.000 tour kích cầu cùng Vietnam Airlines với giá trọn gói tương tự Hanoitourist. Đồng thời công ty này còn ra mắt 1.500 tour mới với 4 dòng sản phẩm du lịch thu đông năm nay là: Tour "du lịch chậm" cho người trung niên, cao tuổi; Chinh phục cực Tây Tổ Quốc; Cùng nhau đi trọn Giang Sơn; Bộ sản phẩm khai thác hệ sinh thái Flamingo.

Chủ đề của hội chợ là Chuyển đổi số để phát triển du lịch Việt Nam, do đó các doanh nghiệp, địa phương áp dụng hình thức mã QR code để cung cấp thông tin về tour tuyến, điểm đến, dịch vụ du lịch tới du khách.

Một số đơn vị giới thiệu tour trực tuyến trải nghiệm văn hóa quốc tế, một hình thức đi du lịch xuất hiện ngày càng nhiều sau thời gian Covid-19. Tại hội chợ năm nay, gian hàng của Sông Hàn Tourist tung ra tour trải nghiệm Kagoshima online với giá 400.000 đồng/ khách. Tour bắt đầu từ ngày 13/12/2020.



Du khách trải nghiệm uống trà, ăn bánh kẹo và xem viết chữ thư pháp tại gian hàng Khu du lịch Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam. Ngoài ra, những du khách quan tâm có thể mặc trang phục truyền thống Việt Nam, chụp hình check-in.

Tại gian hàng của tỉnh Hưng Yên, các nghệ nhân trình diễn âm nhạc dân tộc đem đến không gian đậm sắc truyền thống.

Gian hàng của tỉnh Đồng Tháp được bài trí rất rực rỡ, du khách có thể tìm hiểu tour, tuyến điểm du lịch của tỉnh, đồng thời mua các sản vật, đồ lưu niệm địa phương như xoài, cam, hạt sen, khăn rằn...


Một trong những đại diện quốc tế hoạt động tích cực tại VITM là Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT). Đến với hội chợ, TAT đem tới không gian check-in sống động với hình ảnh đèn trời và hoa đăng. Lễ hội thả đèn trời nổi tiếng nhất của Thái Lan thường được tổ chức ở Chiang Mai vào tháng 11 hàng năm.

Ngoài ra, trong suốt 4 ngày hội chợ (18 - 21/11) diễn ra ở Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, du khách còn có cơ hội tham quan các gian hàng du lịch của Colombia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Peru. Rất nhiều hoạt động, trò chơi có thưởng hấp dẫn du khách từ nhỏ đến lớn như tô tượng, gấp giấy, mặc hanbok, yukata...

Tại sân khấu ngoài trời, chương trình biểu diễn nghệ thuật từ các đoàn văn nghệ trên toàn quốc liên tục được diễn ra, khuấy động không gian trong suốt 4 ngày hội chợ.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam

     “Uber liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài nhưng định giá chuyến xe, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, họ quyết định toàn bộ vấn đề…”

    Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết như vậy trong phiên Quốc hội thảo tại hội trường về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), hôm nay (16/11).

    Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) nêu vấn đề về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định tại khoản 4 Điều 60 của dự thảo Luật: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre)

    Đại biểu đề nghị cần phân biệt rõ kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ kết nối phục vụ kinh doanh vận tải, theo đó các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin chỉ hỗ trợ kết nối việc thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Nữ đại biểu cho rằng, xét về bản chất 2 mô hình này hoàn toàn khác nhau. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối vận tải chỉ vận hành phần mềm ứng dụng, không tham gia vào mọi công đoạn trong quá trình vận tải. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng chỉ giúp kết nối khách hàng và lái xe thông qua phần mềm kết nối trên không gian mạng, không sở hữu xe và lái xe và chỉ được hưởng phí kết nối từ việc hỗ trợ các lái xe.

    “Họ chỉ thỏa thuận với lái xe là các cá nhân thật sự kinh doanh vận tải chứ không trực tiếp giao dịch với người thuê dịch vụ vận tải hành khách, cho nên chỉ coi như dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Việc quy định như vậy là không phù hợp với thực tiễn và sẽ khiến doanh nghiệp cung cấp phần mềm hoạt động thiếu hiệu quả vì phải thực hiện những yêu cầu không cần thiết khác” - đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết.

Đại biểu đoàn Bến Tre đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại khái niệm này cho chính xác, tránh nhầm lẫn đối tượng, sẽ dẫn đến biện pháp quản lý không phù hợp, làm gia tăng gánh nặng với doanh nghiệp và kìm hãm sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

    “Thực tiễn kinh nghiệm của một số quốc gia như Singapore gọi dịch vụ này là dịch vụ trung gian, Philippines và nhiều bang của Mỹ gọi là dịch vụ mạng lưới vận tải hay Trung Quốc và Úc gọi là dịch vụ đặt xe trực tuyến” - nữ đại biểu nói và cho đề nghị sửa khoản 4 Điều 60 thành kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; đồng thời quản lý dịch vụ hỗ trợ kết nối vận tải theo nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải.

    Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) tán thành với ý kiến của đại biểu đoàn Bến Tre và dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng với khái niệm mới nêu trên thì các dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kết nối cho xe ô tô như Grab, Be… sẽ bị coi là hoạt động kinh doanh vận tải và quy định này không phù hợp với thực tiễn và đề nghị chỉ nên coi các dịch vụ sử dụng công nghệ nêu trên là các dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình)

    Theo đại biểu đoàn Quảng Bình, trong thời gian qua, đã xuất hiện các hình thức kinh doanh mới thực hiện dịch vụ hỗ trợ kết nối cho xe ô tô. Đây là những doanh nghiệp không sở hữu xe ô tô, không giao kết hợp đồng lao động với lái xe mà chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối giữa xe ô tô với khách hàng.

    Nếu coi các doanh nghiệp này là các đơn vị kinh doanh vận tải giống như các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống, tức là các doanh nghiệp có sở hữu xe ô tô, các doanh nghiệp có giao kết hợp đồng với lái xe để quy định các nghĩa vụ, các điều kiện hoạt động chung giống nhau, như: Phải thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải hợp đồng, phải mua bảo hiểm cho hành khách, phải bồi thường thiệt hại… là không hợp lí.

    Nam đại biểu cho rằng quy định nói trên chưa rõ ràng, có thể dẫn đến cách hiểu và thực thi pháp luật khác nhau. Điều đáng lo ngại là quy định này sẽ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối càng thông minh, tiện lợi cho các bên sử dụng thì dễ bị gán mác là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, còn doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ kết nối khiêm tốn hơn thì coi là doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải.

    Vì vậy, để bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với thực tiễn và chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm tính thống nhất giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xe gắn máy thì cần xác định các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải không phải là các đơn vị kinh doanh vận tải, để tránh sự tranh cãi khi tổ chức thi hành luật.

    Trước những ý kiến tranh luận nói trên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội hiện những đơn vị cung cấp phần mềm như GoViet, Grab có gần là 40 - 50 phần mềm, Bộ GTVT ủng hộ rất cao và không nêu những đơn vị này là tham gia vận tải.

Tranh luận việc Uber, Grab, Be tự định giá, “kiếm lợi” ở Việt Nam - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể (ảnh: Quốc Chính)

    “Vừa qua, Uber có liên quan đến việc cung cấp phần mềm và định giá vận tải, họ ở nước ngoài họ định giá chuyến xe đi từ A đến B là bao nhiêu tiền và họ trích lại phần họ bao nhiêu, họ chi lại cho lái xe bao nhiêu, họ quyết định toàn bộ vấn đề như thế. Những đơn vị như thế này chúng tôi cho là tham gia kinh doanh vận tải, kiếm lợi nhuận ở Việt Nam, do đó phải là ứng xử như là doanh nghiệp vận tải” - Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.

    Lãnh đạo Bộ GTVT cũng thông tin, hiện nay rất nhiều phần mềm ở Việt Nam Bộ GTVT khuyến khích người ta bán phần mềm, các doanh nghiệp mua rồi sau đó sử dụng phần mềm đó để kết nối vận tải, Bộ GTVT ủng hộ rất cao.

Công nghệ "mũi điện tử" giúp AI 'ngửi' được thực phẩm

 Các nhà khoa học từ trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đã phát triển thành công ứng dụng “mũi điện tử”, cho phép đánh giá chính xác độ tươi của thịt bằng AI.

Công nghệ mũi điện tử giúp AI ngửi được thực phẩm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hệ thống sử dụng một mã vạch điện tử được chèn bên trong bao bì thực phẩm, có khả năng thay đổi màu sắc khi cảm nhận được mức độ ôi của thịt.

Sau đó, một ứng dụng trên smartphone sẽ quét mã vạch để đo độ tươi của thịt. Toàn bộ thao tác được thực hiện trong khoảng 30 giây.

Trong các thử nghiệm trên thịt gà, thịt bò, hệ thống đã dự đoán độ tươi của thịt với độ chính xác lên tới 98,5%.

Đại diện cho nhóm nghiên cứu - giáo sư Chen cho biết, ứng dụng này có thể giúp khách hàng quyết định xem thịt có phù hợp để tiêu thụ hay không.

"Mã vạch này giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền bằng cách đảm bảo rằng họ không vứt nhầm các sản phẩm vẫn còn có thể tiêu thụ. Điều này cũng giúp ích cho môi trường", giáo sư Chen cho biết.

Để đổi màu, mỗi dòng trên mã vạch chứa một loại thuốc nhuộm thay đổi màu sắc để phản ứng với từng loại và nồng độ khí khác nhau. Những phản ứng này tạo ra một sự kết hợp màu sắc, từ đó thông báo trạng thái của thịt khi nó bắt đầu phân hủy.

Ngoài ra, mã vạch bên trong sản phẩm còn có thể tự phân hủy sinh học và không gây độc hại cho thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu cho biết sản phẩm bắt chước phương pháp phát hiện thịt thối rữa của động vật có vú bằng cách cảm nhận luồng khí phát ra từ chúng.

Trong các thử nghiệm, thuật toán đạt được độ chính xác 100% trong việc phát hiện các loại thịt bị hư hỏng, và từ 96 đến 99% trong việc xếp hạng cấp độ tươi của thịt.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới

    Nét đặc biệt của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Nhân tài Đất Việt đang bước sang mùa giải thứ 16, qua đó tiếp tục chặng đường mang lại tiếng vang, thành công cho những người đoạt giải, đặc biệt là các nhóm tác giả có sản phẩm, giải pháp đáng chú ý trong lĩnh vực CNTT.

    Tuy nhiên đằng sau ánh hào quang ấy, là cả một sự cố gắng, nỗ lực to lớn của tập thể từ công tác tổ chức, chọn lọc thí sinh, và quan trọng nhất là những người “cầm cân nảy mực” - khi họ mới chính là người góp phần làm phát sáng những sản phẩm có tiềm năng, có mức độ sáng tạo, ứng dụng, độ phủ rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp.

    Cũng chính từ những lựa chọn phân minh ấy, rất nhiều nhóm tác giả, startup đã đi lên từ bệ phóng NTĐV, được ứng dụng rộng rãi, được xã hội công nhận, thậm chí ôm mộng “kỳ lân” trên bầu trời quốc tế.

    Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Long - Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT trong suốt 16 năm qua, thì đằng sau mỗi giải thưởng được trao, mỗi vinh quang, niềm vui sướng tột cùng của các thí sinh khi bước lên bục vinh quang, là những suy tư, trăn trở với bao đắn đo của người làm công tác chấm thi.

Cuộc thi - nơi không phải “cứ thi là có giải Nhất”

0.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS. Nguyễn Long khẳng định: "Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất. Đó là một áp lực". Ảnh: Sơn Tùng

    “Nhân tài Đất Việt không phải năm nào cũng có giải Nhất - đó là một áp lực”, TS. Nguyễn Long cho biết. Theo ông, mọi cuộc thi đều có Giải Nhất - nhưng điều đó không đúng với Nhân tài Đất Việt.

    Tại đây, giải Nhất không phải năm nào cũng xuất hiện bởi những tiêu chí và sự khắt khe của Hội đồng giám khảo độc lập. Theo đó, sản phẩm, giải pháp nào đã mang danh Giải Nhất Nhân tài Đất Việt thì mức độ thành công phải cao. Và thực tế 16 năm qua tất cả các sản phẩm đoạt giải Nhất đều rất thành công về sau.

    “Với tư cách là Hội đồng giám khảo, chúng tôi rất muốn tìm những sản phẩm, giải pháp được tôn vinh giải cao nhất, nhưng thường là rất khó”, vị giám khảo đã gắn bó 16 năm với Nhân tài Đất Việt trải lòng.

    “Rõ ràng, với những giải thưởng hay, ý tưởng tốt mà không tôn vinh thì chúng ta sẽ cảm thấy nuối tiếc. Còn ngược lại nếu sản phẩm không nhiều đột biến, nhiều sản phẩm mang tính kế thừa, chưa tiếp cận được với xu hướng của thế giới, mà vẫn buộc phải chọn lấy một thì quả thực không cam lòng.”

Nhân tài Đất Việt 15 năm.jpg

Nhấn để phóng to ảnh

    Vị giám khảo có thâm niên cao nhất tại Nhân tài Đất Việt kể lại rằng trong quá khứ, từng có một số sản phẩm có tiềm năng, nhưng khi lọt vào chung khảo lại không có phần thuyết trình tốt, không nêu bật được cốt lõi, giá trị của mình, nên bị trượt vô cùng đáng tiếc.

    “Một số bạn cho rằng Hội đồng giám khảo chỉ chấm thi theo 'phong trào', hay chấm 'cho có'. Nhưng các bạn đã nhầm!”, TS. Nguyễn Long khẳng định.

    Trên thực tế, vòng thi Chung khảo năm nào cũng diễn ra hết sức căng thẳng, bao gồm phần trình bày và hỏi đáp của hơn 10 thành viên Giám khảo, khiến đội thi phải “trổ” hết tài nghệ mới có thể chinh phục được Hội đồng.

    Ở chiều ngược lại, cứ mỗi năm, các Giám khảo lại càng vất vả hơn để đưa ra lời nhận xét trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, và sự nở rộ của những xu thế mới, khiến cho tiêu chí lựa chọn đội giành chiến thắng càng trở nên khó khăn và phức tạp.

Hội nhập xu thế công nghệ thế giới

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt chuyển mình theo xu hướng công nghệ thế giới - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân tài Đất Việt là điểm đến đặc biệt thu hút đối với các bạn trẻ, startup với ý tưởng đột phá, mong muốn xây dựng chỗ đứng và thương hiệu tại thị trường Việt Nam, cũng như mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Ảnh: Trưởng Ban tổ chức Phạm Huy Hoàn phát động Giải thưởng tại Paris, Pháp năm 2019.

    Nếu như là một người theo dõi cuộc thi trong nhiều năm, bạn ắt hẳn nhận thấy nét đặc biệt của Nhân tài Đất Việt và những sản phẩm tham gia, đó là luôn luôn thay đổi theo xu hướng phát triển CNTT của Việt Nam, cũng như trên thế giới.

    Lấy ví dụ như ngay từ những năm đầu tiên, các sản phẩm đạt giải đã vô cùng ý nghĩa. Hệ thống cảnh báo đường sắt vào những năm đầu thập niên 2.000 là một vấn đề rất được xã hội quan tâm.

    Tiếp theo đó là xu thế chuyển đổi số đã được nhiều nhóm thí sinh mang tới  Nhân tài Đất Việt từ rất sớm, tiêu biểu như ứng dụng Fintech (giải Nhất năm 2015), ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D (giải Nhất năm 2017), hay ứng dụng AI để xử lý ngôn ngữ, chuyển đổi văn bản tiếng Việt (giải Nhất 2019, giải Nhì 2018).

    Tới nay, khi Việt Nam hội nhập thế giới, đã ngày càng có nhiều cuộc thi tìm kiếm giải pháp, tôn vinh sản phẩm Chuyển đổi số. Điều này cho thấy sự nhạy bén và nhãn quan có thể “nhìn trước” thị trường từ Hội đồng Giám khảo khi chọn ra các nhóm tác giả tại Nhân tài Đất Việt theo đuổi các sản phẩm này.

    Năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới, đồng thời cố gắng thoát mức trung bình để trở thành nước phát triển, thì kinh tế toàn cầu lại bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

    Điều này khiến người Việt càng quyết tâm hơn khi đối mặt với những thử thách - đồng thời là cơ hội, để tạo ra dấu ấn, để một lòng về xu thế tất yếu là chuyển đổi số. Đây là điều được TS. Nguyễn Long khẳng định.

2.png

Nhấn để phóng to ảnh

TS Nguyễn Long khẳng định Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo. Ảnh: Sơn Tùng

    “Khi các cửa hàng bị đóng cửa, chúng ta có cơ hội thúc đẩy thương mại điện tử, Mobile Money. Khi không thể gặp nhau để làm việc, chúng ta thúc đẩy nền tảng liên lạc, làm việc từ xa. Trước đây có xe công nghệ, giờ chúng ta có ship giao hàng ở khắp các tỉnh thành lớn”.

    “Như bạn thấy, Covid-19 là cơ hội biến đổi hệ thống logistic của Việt Nam theo hướng công nghệ hóa, để hình thành nên những cộng đồng khởi nghiệp mới, những giải pháp trong mùa Covid-19 như Bluezone,... hay những trang web để mọi người có thể hỗ trợ online”.

    Ông nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là những sản phẩm mang tính thời đại, với cơ hội tận dụng được những công nghệ và nền tảng công nghệ mới nhất để đưa vào ứng dụng như Bigdata, Blockchain, IoT,...”

    Theo TS. Nguyễn Long, sự chuyển dịch này là cơ hội cho những bạn trẻ, đặc biệt là những người làm CNTT để có được những sản phẩm của mình góp phần thúc đẩy nhanh chóng chuyển đổi số, đồng thời là cơ hội cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghiệp sáng tạo.

    Trong bối cảnh ấy, một lần nữa công việc tìm kiếm, vinh danh các sản phẩm, giải pháp “Make in Việt Nam” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin -Truyền thông càng trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt là đối với giải thưởng có bề dày gần 2 thập kỉ như Nhân tài Đất Việt.

Đêm trao giải Nhân tài Đất Việt 2020 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 25/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.
Ban tổ chức cũng gia hạn thời hạn nhận sản phẩm dự thi đến đúng 20/11. Theo lịch dự kiến, lịch chấm thi Sơ khảo tập trung vào ngày 6/12; Họp báo công bố kết quả Sơ khảo trong thời gian 9-10/12 tại 57 Huỳnh Thúc Kháng. Lịch Chấm thi Chung khảo tập trung dự kiến vào 21-22/12/2020. Ban tổ chức sẽ liên hệ với các nhóm tác giả để thông báo lịch cụ thể.

Muốn phát triển kinh tế

Phát huy các tiềm năng lợi thế

Tiết kiệm tối đa các nguồn lực về tiền bạc và con người

Giải quyết các vấn đề nóng

Các vấn đề cấp thiết

Đơn giải hoá các TTHC cho người dân và doanh nghiệp

Phục vụ nhân dân trong quá trình giải quyết các TTHC


Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày

     Tình trạng bán mạnh đã khiến 500 mã cổ phiếu mất giá, trong đó, nhóm vốn hoá lớn như MSN của Masan, VIC của Vingroup cũng giảm sâu kéo theo giá trị tài sản các tỷ phú “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng.

    Áp lực bán mạnh trong phiên giao dịch buổi chiều 16/11 tiếp tục đẩy chỉ số chính của hai sàn giảm mạnh.

    VN-Index ghi nhận thiệt hại tới 15,5 điểm tương ứng 1,6% còn 950,79 điểm; HNX-Index giảm 1,38 điểm tương ứng 0,96% còn 143,36 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index vẫn giữ được trạng thái tăng 0,14 điểm tương ứng 0,22% lên 64,85 điểm.

    Yếu tố tích cực là trong phiên này thanh khoản thị trường được đẩy lên rất cao. Khối lượng giao dịch trên HSX lên tới 518,93 triệu cổ phiếu tương ứng dòng tiền chảy vào thị trường bắt đáy đạt 10.230,53 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch là 58,06 triệu cổ phiếu tương ứng 833 tỷ đồng. Con số này trên UPCom là 17,12 triệu cổ phiếu tương ứng 269,24 tỷ đồng.

    Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá với 488 mã giảm, 34 mã giảm sàn; tuy nhiên, phía tăng giá vẫn có 301 mã với 38 mã tăng trần.

    Bên cạnh đó, thị trường còn chịu áp lực đáng kể do tình trạng giảm sâu diễn ra tại các mã cổ phiếu lớn. MSN giảm mạnh 6,9% xuống còn 83.900 đồng và chỉ còn cách giá sàn đúng 100 đồng mỗi cổ phiếu.

    VIC giảm 5% còn 102.000 đồng; VHM giảm 2,2% còn 76.600 đồng; GAS giảm 1,4% còn 72.500 đồng; VCB giảm 1,3% còn 85.500 đồng; PLX giảm 1,3% còn 48.150 đồng; MWG giảm 1,3% còn 109.700 đồng; VRE giảm 1,3% còn 26.850 đồng; VNM cũng giảm 0,3%.

    Theo đó, chỉ riêng VIC đã gây thiệt hại cho VN-Index tới hơn 5 điểm; thiệt hại do MSN gây ra là hơn 2 điểm; do VHM là 1,57 điểm.

    Bên cạnh đó, diễn biến giảm này của cổ phiếu cũng khiến giá trị tài sản chứng khoán các đại gia chứng khoán bị sụt mạnh. Cụ thể, giá trị tài sản ông Phạm Nhật Vượng chỉ trong 1 ngày đầu tuần đã giảm mất 10.348,4 tỷ đồng; giá trị tài sản ông Hồ Hùng Anh giảm 1.533,3 tỷ đồng và giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng “bốc hơi” 1.563,6 tỷ đồng.

Đại gia nhóm Đông Âu “bốc hơi” cả chục nghìn tỷ đồng tài sản trong 1 ngày - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nhóm các tỷ phú thành danh tại Đông Âu bị thiệt hại khá lớn về giá trị tài sản trong phiên đầu tuần do cổ phiếu bị chốt lời

    Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt mất giá và ảnh hưởng kém tích cực. CTG giảm nhẹ 0,2%; VIB giảm 0,3%; BID giảm 1%; ACB giảm 1,1%; VCB giảm 1,3%; MBB giảm 1,3%; VPB giảm 1,4%; SHB giảm 1,7%; STB giảm 1,8%; LPB giảm 2,5%; HDB giảm 2,5%.

    Cổ phiếu ngành thép gây bất ngờ với diễn biến tăng giá bất chấp xu hướng chung. Cụ thể, HPG tăng 300 đồng lên 32.300 đồng; HSG tăng 100 đồng lên 18.200 đồng; NKG tăng trần lên 10.700 đồng; POM tăng trần lên 7.000 đồng; VIC tăng 1.000 đồng lên 15.400 đồng; TLH, VGS, TNB, VCA cũng tăng giá tốt.

    Trong phiên này, nhiều mã cổ phiếu được giao dịch rất mạnh. Đáng chú ý có FLC với khớp lệnh “khủng” lên tới 40,8 triệu đơn vị; HPG với 25,5 triệu đơn vị; TCB với 25,2 triệu đơn vị; MBB với trên 20 triệu và CTG với 15,8 triệu đơn vị.

    Ở phương thức giao dịch thoả thuận, HAG được sang tay 15 triệu cổ phiếu còn KLB cũng được chuyển nhượng 9,7 triệu đơn vị.

    Phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại với khối lượng bán ròng ở mức 16,4 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, giá trị bán ròng 398 tỷ đồng.

    Riêng tại sàn HSX, khối ngoại bán ròng trở lại 16 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng 404 tỷ đồng. Hoạt động bán ròng tập trung tại HDB (96 tỷ đồng); CTG (92,4 tỷ đồng); MSN 87,8 tỷ đồng), VHM, HPG, VIC, VPB… Ngược lại, VRE lại được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 75 tỷ đồng, kế đến là MBB (36 tỷ đồng) và VNM (27 tỷ đồng).

    Theo nhận xét của các chuyên gia phân tích tại VDSC, chuỗi tăng điểm của VN-Index đã tạm ngừng với áp lực chốt lời tại vùng đỉnh cũ 970 điểm. Áp lực chốt lời đang chiếm ưu thế vào cuối phiên giao dịch và có thể sẽ tiếp diễn vào phiên giao dịch tiếp theo.

    Tuy nhiên, VDSC nhận thấy động thái dòng tiền vẫn đang hấp thụ và đặc biệt có thể sẽ gia tăng mức hỗ trợ khi VN-Index lùi về vùng 943 điểm. Ngoài ra cũng cần lưu ý diễn biến trong phiên hôm qua đang cảnh báo rủi ro mà thị trường phải đối diện trong thời gian tới. Do vậy, nhà đầu tư tạm thời nên quan sát thị trường và chờ thêm tín hiệu.

    Trong khi đó, chuyên gia MBS cho rằng, thanh khoản tăng trong khi mặt bằng cổ phiếu giảm là biểu hiện của việc chốt lời ở nhóm cổ phiếu bluechip tăng tốt trong thời gian vừa qua và cả hoạt động cắt lỗ ở các mã không tăng và chưa tăng theo thị trường.

    Dòng tiền phiên này chốt lời ở nhóm bluechip cũng không dịch chuyển sang nhóm midcap hoặc smallcap cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng chờ và kỳ vọng có thể mua lại ở giá tốt hơn, thị trường phái sinh cũng cho thấy điều này với lực short mạnh cuối phiên.

    “Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá thận trọng khi nhà đầu tư chọn giải pháp chốt lời, thay vì lao vào mua. Đây cũng là giai đoạn thị trường cũng đang cạn dần thông tin hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư có thể chốt lời trong khi chưa vội mở vị thế mua mới” - chuyên gia MBS lưu ý.