Ý định bạn kinh doanh gì
Nếu kinh doanh nên chọn ngành nghề mà mình biết về nó
Nhu cầu của người tiêu dùng là gì: 1. Ăn 2. Uống 3. Ngủ 4. Nghỉ
Mở cửa hàng ăn uống
Để kinh doanh bạn cần có địa điểm kinh doanh
Kinh doanh quán ăn nhỏ đang là lựa chon đầu tư của rất nhiều người hiện nay
Kinh doanh quán ăn nhỏ được xem là kênh đầu tư an toàn, với số vốn thấp nếu biết cách kinh doanh vẫn có thể thu về lợi nhuận cao, đặc biệt đây là bước đầu khởi nghiệp được rất nhiều người lựa chọn. Để duy trì cũng như phát triển hình thức kinh doanh này nhằm đem lại sự hiệu quả thì đòi hỏi người chủ phải nắm được những kinh nghiệm kinh doanh quán ăn nhỏ, từ đó ngày càng cải thiện được chất lượng cũng như nâng cao lợi nhuận.
1.Tìm hiểu kiến thức kinh doanh - các thủ tục pháp lý cần thiết
Không phải cứ bỏ vốn ra là có thể mở quán ăn nhỏ ngay được mà cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh quán ăn nhỏ. Việc nắm rõ những kiến thức kinh doanh cần thiết nhằm tạo được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh được các vấn đề rủi ro.
Người chủ quán phải tự mình học hỏi, tìm tòi các kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh đồng thời xác định những vấn đề cốt lõi như: công tác quản lý, điều hành; kiến thức về lĩnh vực kinh doanh; các vấn đề liên quan đến pháp lý, an toàn vệ sinh (ATVS) thực phẩm (giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ATVS thực phẩm…); tính toán chi phí liên quan.
2.Lập kế hoạch chi phí chi tiết
Đây là vấn đề cần tính toán cẩn thận, đặc biệt với những người lần đầu kinh doanh quán ăn thì việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp tạo được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh các yếu tố bất ngờ. Căn cứ vào quy mô của quán ăn mà xác định xem số vốn ban đầu có đủ đáp ứng được không hay cần phải huy động thêm từ các nguồn khác.
Cần lập kế hoạch chi tiết về các chi phí trước và sau khi hoạt động
Tính toán các chi phí đầu tư ban đầu và sau khi đi vào hoạt động, từ đó xác định các hạng mục trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra cần có một khoản kinh phí dự trù nhằm tạo sự chủ động trong khoảng thời gian ban đầu khi việc kinh doanh của quán chưa thể đi vào ổn định; vừa để thực hiện các chương trình khuyến mãi, ưu đãi vừa có thể duy trì hoạt động bình thường của quán.
3.Lựa chọn địa điểm kinh doanh có giao thông thuận lợi
Lựa chọn địa điểm phù hợp quyết định rất lớn đến sự thành công của quán ăn nhỏ
Mặt bằng sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công trong hoạt động kinh doanh quán ăn nhỏ. Nếu địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ phần nào khắc phục được yếu tố quy mô của quán ăn nhỏ, thu hút được sự chú ý của khách hàng và ngược lại. Chính vì thế việc lựa chọn địa điểm của quán cần phải được xem xét tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt:
- Sự thuận lợi trong hoạt động giao thông: Xác định xem địa điểm của quán ăn nằm trên khu vực nào; lưu lượng giao thông qua lại hằng ngày cùng với sự thuận tiện trong việc dừng, đỗ hay quay đầu.
- Các quán ăn xung quanh: Tính toán sự ảnh hưởng của các quán ăn xung quanh thông qua mức độ cạnh tranh cũng như lợi ích trong vấn đề tạo chuỗi liên kết hình thành khu vực tập trung các quán ăn nhằm xây dựng thương hiệu (ví dụ như con đường chuyên bán đồ ăn sáng hay khu ăn vặt…)
- Những thay đổi trong tương lai: các vấn đề về di dời hoặc quy hoạch mở rộng của khu vực kinh doanh trong tương lai cũng cần được xem xét để xác định việc đầu tư ngắn hạn hay lâu dài.
- Những vấn đề liên quan: Tình hình an ninh trật tự; xa hay gần trung tâm; các lợi thế của khu vực mang lại (có phong cảnh, vị trí đẹp; gần khu tập trung đông đúc như trường học, chung cư, khu vui chơi…)
4.Trang trí quán theo sở thích của khách hàng mục tiêu
Việc quy mô cũng như kinh phí đầu tư quán ăn nhỏ nên sẽ phải cần cân nhắc trong việc trang trí không gian, nội thất quán sao cho thật sự phù hợp; tuy nhiên không vì thế mà không chú trọng đến hoạt động này vì đây sẽ là một điểm cộng rất lớn nếu biết cách bài trí đẹp mắt. Xác định các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh để từ đó bài trí không gian quán cho thật phù hợp với đối tượng khách hàng mà quán ăn đang hướng đến.
Định hình được đối tượng khách hàng mục tiêu để tiến hành trang trí cho phù hợp
Có thể sử dụng các chất liệu sẵn có hoặc tự thiết kế để có thể tăng tính nổi bật, gây được sự ấn tượng đồng thời tiết kiệm chi phí; bên cạnh đó bố trí nội thất một cách hợp lý tạo các không gian, lối đi thoải mái nhất tránh việc bố trí quá chật chội gây cảm giác khó chịu cho khách. Nếu biết tận dụng được lợi thế trong việc trang trí sẽ góp phần thu hút được sự chú ý của khách hàng đồng thời bù đắp về vấn đề diện tích của quán.
Việc bố trí các khu vực trong quán ăn nhỏ cũng cần được xem xét, tính toán kỹ lưỡng để vừa thuận tiện trong hoạt động nấu nướng vừa cung cấp đủ không gian ăn uống cho khách bằng cách chia thành các khu tùy vào mục đích sử dụng (có thể sử dụng vách ngăn vừa tạo được sự tách biệt vừa có thể dùng để trang trí) - thông qua đó tăng tính thẩm mỹ cũng như tối ưu hóa diện tích sử dụng.
5.Tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết, quán triệt chất lượng dịch vụ
Mức độ tuyển dụng nhân sự cho quán ăn nhỏ tuy không nhiều nhưng vẫn sẽ cần được quan tâm bởi yếu tố con người là một phần không thể thiếu trong sự thành công của hoạt động kinh doanh.
Với quy mô của quán ăn nhỏ các vị trí sau đây thường được tuyển dụng nhiều như bếp chính, phục vụ và tạp vụ (gồm cả 2 hình thức toàn thời gian và bán thời gian). Với số lượng nhân viên không nhiều rơi vào khoảng 2 - 5 người tùy vào hoạt động cũng như quy mô kinh doanh nên cần lựa chọn nhân viên có thể đảm đương tốt được vai trò của mình đồng thời có thể hỗ trợ thêm các hoạt động liên quan trong trường hợp quán đông khách.
Dựa vào quy mô của quán mà tuyển số lượng nhân viên cho thật phù hợp
Bên cạnh đó cũng cần có các chế độ lương hợp lý cũng như có các khoản hỗ trợ thêm trong điều kiện nhân viên trong quán ăn nhỏ thường phải đảm nhận công việc của nhiều vị trí. Làm tốt công tác quản lý nhân viên sẽ tạo tâm lý thoải mái khi làm việc, tăng chất lượng phục vụ cũng như tạo được sự gắn bó lâu dài với quán.
6.Thiết kế menu bắt mắt, đa dạng món
Thông qua mục tiêu kinh doanh xác định món ăn chính của quán cũng như số lượng món trong menu nhằm định hình thương hiệu. Bên cạnh đó xây dựng thực đơn một cách hợp lý theo từng danh mục như đồ ăn, thức uống… tạo nên sự đa dạng phong phú trong menu để khách hàng có nhiều sự lựa chọn đồng thời tăng thêm doanh thu thông qua các sản phẩm đi kèm tùy thuộc vào món ăn của quán.
Cần niêm yết giá cả một cách rõ ràng, hợp lý với quy mô cũng như đối tượng khách hàng của quán.
Xây dựng menu bắt mắt và đa dạng về món ăn
7.Định hình thương hiệu riêng
Quán ăn nhỏ không có nghĩa là không cần phải xây dựng thương hiệu, đây sẽ là bước đệm giúp tạo được chỗ đứng cũng như hình ảnh trong lòng khách hàng. Có thể thông qua các kênh quảng cáo, marketing khác nhau tùy vào hoạt động cũng như quy mô của quán ăn mà áp dụng, nhất là trong khoảng thời gian quán mới hình thành chưa có được nhiều khách hàng biết đến.
Bên cạnh đó có tạo được ấn tượng cũng như sự hài lòng của khách thông qua phong cách của quán, thái độ phục vụ cũng như chất lượng món ăn; chính yếu tố này sẽ có sức lan tỏa cực kỳ hiệu quả mà không cần phải tốn công sức hay chi phí cho các hoạt động quảng cáo - đồng thời tạo nên sự tin tưởng cũng như đánh giá cao từ khách hàng.
Định hình phong cách cũng như nâng thái độ phục vụ giúp tạo được hình ảnh của quán trong mắt khách hàng