Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Nửa đầu năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 3,91 triệu tấn sắt thép tương đương 2,09 tỉ USD; giá xuất khẩu trung bình đạt 533,2 USD/tấn.


Đồ họa : TV

Đồ họa : TV

Só liệu của Tổng cục Hải quan cho biết tháng 6 cả nước xuất khẩu 882.019 tấn sắt thép thu về 418,1 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 474 USD/tấn. So với tháng trước tăng mạnh 106% về lượng; tăng 70% về kim ngạch nhưng giá giảm 17%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước đạt 3,91 triệu tấn, tương đương 2,09 tỉ USD; giá 533,2 USD/tấn. So cùng kì năm ngoái tăng 15% về lượng nhưng giảm 5,6% về kim ngạch và giảm 17,6% về giá.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc trong tháng 6 tăng đến 439% về lượng và tăng 401% về kim ngạch so với tháng 5, đạt 489.685 tấn tương đương 188,96 triệu USD. 

Qua đó đưa Trung Quốc vượt qua Campuchia vươn lên đứng đầu về thị trường tiêu thụ sắt thép của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay với 1,06 triệu tấn tương đương gần 423 triệu USD, giá 398,9 USD/tấn. So cùng kì tăng đến 1.382% về lượng, tăng 1.052% về kim ngạch nhưng giảm 22,3% về giá. 

Lượng sắt thép xuất sang Trung Quốc chiếm 27,1% trong tổng lượng và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Campuchia xuống vị trí thứ hai với 744.330 tấn trị giá 394,7 triệu USD; giá 530,3 USD/tấn. So cùng kì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 16%, 25% và 11%.

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kì năm trước. 

Trong đó, các thị trường giảm mạnh như Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch đạt 51 tấn tương đương 0,04 triệu USD; Arab Saudi giảm 89% lượng và giảm 87% kim ngạch, đạt 550 tấn tương đương 0,43 triệu USD; Nhật Bản giảm 67% về lượng và giảm 62% kim ngạch, đạt 51.879 tấn, tương đương 33 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như Đức tăng 394% về lượng và tăng 293% về kim ngạch, đạt 1.775 tấn trị giá 2,35 triệu USD; Brazil tăng 200% về lượng và tăng 149% về kim ngạch, đạt 16.602 tấn trị giá 12,4 triệu USD...

Xét về giá, sắt thép xuất sang Hong Kong cao nhất với 2.827 USD/tấn, gấp đến 5,3 lần mức giá xuất bình quân. Kế đến là một số thị trường châu Âu, châu Mỹ như Đức 1.326 USD/tấn, Argentina 1.321 USD/tấn, Italy 1.231 USD/tấn... 

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020 - Ảnh 3.

Đồ họa: TV

Chi tiết xuất khẩu sắt thép của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường6 tháng đầu năm 2020So với cùng kì 2019 (%)Tỷ trọng (%)
Lượng

 (tấn)

Trị giá

(USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

LượngTrị giáLượngTrị giá
Tổng cộng
3.911.971
2.085.929.224
533,2
14,7
-5,6
100
100
Trung Quốc
1.059.596
422.653.420
398,9
1.382,37
1.051,81
27,09
20,26
Campuchia
744.330
394.697.751
530,3
-15,69
-25,21
19,03
18,92
Malaysia
324.052
184.131.424
568,2
-13,3
-20,21
8,28
8,83
Thái Lan
300.483
162.784.471
541,7
47,23
34,34
7,68
7,8
Indonesia
220.853
131.260.528
594,3
-39,77
-46,49
5,65
6,29
Philippines
239.289
102.428.904
428,1
43,58
23,42
6,12
4,91
Mỹ
96.134
86.654.692
901,4
-66,24
-61,18
2,46
4,15
Hàn Quốc
139.132
75.801.730
544,8
2,64
-17,55
3,56
3,63
Đài Loan
129.806
67.456.437
519,7
85,74
54,5
3,32
3,23
Lào
62.102
39.685.269
639,0
-4,8
-14,96
1,59
1,9
Bỉ
52.078
34.273.385
658,1
-44,93
-45,85
1,33
1,64
Nhật Bản
51.879
32.968.462
635,5
-67,27
-61,48
1,33
1,58
Italy
20.476
25.202.404
1.230,8
-70,73
-40,99
0,52
1,21
Tây Ban Nha
27.901
21.191.924
759,5
18,18
14,53
0,71
1,02
Anh
30.917
21.143.279
683,9
94,74
78,99
0,79
1,01
Ấn Độ
20.244
18.439.367
910,9
-62,24
-55,54
0,52
0,88
Singapore
31.675
14.824.024
468,0
125,01
52,85
0,81
0,71
Pakistan
25.836
12.895.007
499,1
-22,19
-21,34
0,66
0,62
Australia
17.307
12.769.956
737,8
-15,2
-21,87
0,44
0,61
Myanmar
19.446
12.627.560
649,4
-8,49
-19,64
0,5
0,61
Brazil
16.602
12.444.379
749,6
200,27
149,09
0,42
0,6
Nga
2.328
2.429.052
1.043,4
-35,67
-33,17
0,06
0,12
Đức
1.775
2.353.029
1.325,7
394,43
292,69
0,05
0,11
UAE
3.326
2.345.801
705,3
-42,41
-43,42
0,09
0,11
Bangladesh
1.993
1.277.835
641,2
80,2
80,15
0,05
0,06
Thổ Nhĩ Kỳ
579
710.195
1.226,6
-44,86
-52,57
0,01
0,03
Argentina
409
540.316
1.321,1
-14,44
-46,1
0,01
0,03
Arab Saudi
550
434.266
789,6
-89
-87,37
0,01
0,02
Kuwait
422
297.894
705,9
-23,41
-30,93
0,01
0,01
Hong Kong
87
245.971
2.827,3
6,1
-14,17
0
0,01
Ai Cập
51
38.971
764,1
-96,34
-95,81
0
0

20 năm học cách kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán

Tham gia thị trường chứng khoán từ những năm đầu, nếm đủ cả thành quả ngọt ngào và trái đắng, tôi dần học được cách đầu tư dựa trên yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. 

Những ngộ nhận ban đầu

Năm 2006, tôi biết đến thị trường chứng khoán nhờ nhiều người bạn tôi tham gia đầu tư và kiếm được lợi nhuận khá tốt.

Tôi bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào thị trường với số vốn ban đầu khiêm tốn. Giai đoạn này, cơ hội kiếm lợi nhuận khá dễ dãi và từ đó như một vòng xoáy cuốn tôi vào thị trường.

Thực tế khi đó, tôi không hề có phương pháp, cách lựa chọn cổ phiếu cụ thể nào, mà chỉ đơn thuần là lựa chọn ngẫu nhiên một cổ phiếu ưa thích để mua vào. Trên sàn cũng không có nhiều sự lựa chọn đa dạng như hiện nay.

Nhưng cũng vì lý do số lượng cổ phiếu trên sàn khá ít, trong khi dòng tiền đổ vào liên tục nên giá các cổ phiếu cứ được đẩy lên liên tục. Nhờ vậy mà tôi có được lợi nhuận khá nhanh chóng và tôi bắt đầu nghĩ rằng, kiếm tiền trên thị trường chứng khoán thật đơn giản, chỉ cần mua là có lời.

Trong thời điểm hiện tại, khi chứng kiến nhóm cổ phiếu phá sản tại Mỹ được nhà đầu tư mua tăng 100%, 200% như Hertz, Whiting Petroleum, Pier 1, J.C. Penney.

Cổ phiếu FANGDD, một công ty bất động sản của Trung Quốc tăng hơn 2.000% trong tháng 6 có thể chỉ vì tên công ty này gần giống nhóm cổ phiếu FANG, gồm 4 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ (Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet), tôi lại liên tưởng đến cách tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước những năm 2006 - 2007.

Giai đoạn này, tôi chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu đang hút dòng tiền như SAM, REE, GMD, KDC, liên tục mua bán và chốt lời cổ phiếu.

Sự hưng phấn không chỉ có ở mình tôi mà đi đâu cũng nghe mọi người bàn tán về thị trường chứng khoán, nào là “mua con gì”, rồi “chốt lời bao nhiêu”. Trong cơn say chiến thắng, tôi đã không thể rút chân ra kịp.

Đầu tháng 3/2007, thị trường giảm điểm rất mạnh chỉ trong 2 tháng, đến tháng 5/2007 thì hồi phục, nhưng sau đó thị trường vẫn tiếp tục giảm.

Với thói quen giao dịch liên tục trước đó và tâm lý khá bảo thủ, tôi kiên quyết nắm giữ cổ phiếu để chờ hồi phục và điều tồi tệ nhất xảy ra vào cuối tháng 10/2007 khi thị trường liên tục giảm 10%, 20%, 30%, 50%… vẫn không hồi phục. Thời điểm đó, tôi và các nhà đầu tư khác cùng nhìn tài khoản bị bốc hơi từng ngày.

Sau cú sốc đó, tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về thị trường chứng khoán. Trải qua mất mát, tôi mới ngộ ra rằng, đầu tư chứng khoán không dễ dàng như mình từng tưởng tượng.

Tôi bắt đầu nhận ra cách tiếp cận thị trường của mình quá đơn giản, khi may mắn bước vào thị trường sóng tăng, thị trường đã tạo ra cho tôi cảm giác tự mãn và rất nhanh chóng đã lấy lại toàn bộ lợi nhuận tôi thu được, thậm chí còn khiến tôi bị âm vốn nặng.

Tôi bắt đầu tìm hiểu từ sách báo về phong cách đầu tư của những nhà đầu tư thành công trên thế giới nhưWarren Buffett, Philip Fisher… và nhận ra những cách tiếp cận cần thay đổi.

Bài học đầu tư phải hiểu doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu về cách đầu tư của những nhà đầu tư huyền thoại, cũng như xem lại lịch sử thị trường, tôi nhận ra điều quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán là phải biết mình đang đầu tư vào doanh nghiệp nào, đâu là vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.

Phương pháp đầu tư của tôi được xây dựng lại dựa trên doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng, doanh nghiệp đang có điểm rơi lợi nhuận có thể ghi nhận trong tương lai gần. Đặc biệt, cổ phiếu giao dịch với mức định giá P/E vừa phải so với thị trường, cũng như với ngành.

Đi theo nguyên tắc ấy, đầu năm 2013, tôi quyết định đầu tư cổ phiếu GAS, một doanh nghiệp niêm yết mới trong lĩnh vực dầu khí. Điểm hấp dẫn nhất ở cổ phiếu này chính là doanh nghiệp gần như độc quyền khai thác và vận chuyển khí đốt, song P/E chỉ có 7,46 lần, với mức EPS 2012 là 5.175 đồng.


Tôi đầu tư vào cổ phiếu GAS cho tới giữa năm 2014, khi chứng kiến giá dầu có xu hướng lao dốc khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc do nhiều năm xây dựng quá mức, nhu cầu tiêu thụ dầu khí được dự báo giảm.

Trong khi cung đang vượt cầu, thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lại không hành động kịp thời để cắt giảm sản lượng.

Chính điều này đã làm tôi thay đổi quan điểm về triển vọng ngành dầu khí từ khả quan với mức giá dầu cao sang bi quan, lo ngại khó khăn kéo dài. Với kinh nghiệm trong quá khứ, khi triển vọng ngành thay đổi tôi nhanh chóng thoát khỏi vị thế nắm giữ cổ phiếu này.

Hay với việc đầu tư cổ phiếu “họ” cao su thiên nhiên, hồi đầu năm 2017, sau khi Trung Quốc ra chính sách cấm chặt phá rừng, nhu cầu gỗ cao su ở Việt Nam tăng mạnh, điều này đẩy giá thanh lý gỗ cao su tăng khá cao.

Trong nhóm doanh nghiệp cao su niêm yết, tôi phân tích thông tin, chỉ có PHR có độ tuổi cây lớn, dự tính doanh nghiệp mỗi năm thanh lý 1.000 ha.

Do đặc thù hoạt động của ngành cao su là có thời gian trồng, khai thác, thanh lý gỗ nên hoạt động thanh lý gỗ hàng loạt khi giá thanh lý cao chính là điểm nhấn lợi nhuận gối đầu lên nhau đối với PHR giai đoạn cuối 2017 và các năm sau đó, chưa kể tới lợi nhuận nhận được từ đền bù đất.

Đối với mã NDN của CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng, kể từ đầu năm 2018, tôi bắt đầu nhìn thấy quá trình bán hàng dự án Chung cư The Monarchy block B, lượng tiền đặt cọc dự án liên tục gia tăng, đồng thời quỹ tiền mặt của doanh nghiệp liên tục tăng lên.

Nếu như đầu năm 2018, lượng đầu tư tài chính chỉ có 343 tỷ đồng thì cuối năm là 926,1 tỷ đồng, người mua trả tiền trước ngắn hạn từ 43,7 tỷ đồng lên 957,8 tỷ đồng.

Điều này kết hợp với đặc điểm doanh nghiệp bất động sản chỉ được ghi nhận doanh thu khi bàn giao dự án cho người mua.

Trong khi đó, doanh nghiệp vay nợ rất thấp, tổng lượng tiền mặt, đầu tư tài chính và tiền gửi kỳ hạn dài là 1.027,4 tỷ đồng, tương ứng mỗi cổ phiếu sẽ có 21.449 đồng tiền mặt.

Trong khi đó, cổ phiếu chỉ giao dịch ở vùng 10.000 - 13.000 đồng/cổ phiếu, điều này tạo nên mức hấp dẫn về định giá, cũng như sớm muộn khi doanh nghiệp bàn giao dự án phần lợi nhuận đầu tư dự án sẽ chuyển thành vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn.

Có thể thấy, kể từ thời điểm ban đầu tham gia đầu tư chỉ quan tâm tới mã chứng khoán và giao dịch liên tục, cú sốc năm 2008 đã giúp tôi điều chỉnh phương pháp đầu tư, chuyển dịch sang lựa chọn cổ phiếu có điểm rơi lợi nhuận, giao dịch dưới giá trị thực sự của doanh nghiệp. Điều này giúp chiến lược đầu tư của tôi an toàn hơn rất nhiều so với những năm trước.

Hai năm trở lại đây, thị trường liên tiếp đón nhận những cú sốc từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và đại dịch Covid-19 làm thay đổi cục diện và thói quen người tiêu dùng. Với việc tham gia thị trường chứng khoán, sự khốc liệt này còn lớn hơn nhiều so với công việc khác.

Tuy nhiên, nhờ vào việc tích luỹ kinh nghiệm trong quá khứ, tôi luôn có kế hoạch dự phòng cho trường hợp xấu của thị trường và không còn quá bảo thủ như giai đoạn mới tham gia vào thị trường.

Thứ nhất, việc mua cổ phiếu chính là việc đầu tư vào doanh nghiệp, khi đã đầu tư là cần phải hiểu về doanh nghiệp, đâu là điểm bùng nổ lợi nhuận, đâu là điểm thoái trào lợi nhuận, từ đó, xây dựng các kịch bản đầu tư đối phó với diễn biến giá chứng khoán.

Một doanh nghiệp tốt thôi chưa đủ, mà cần phải hội tụ điểm bùng nổ lợi nhuận đi kèm, khi đó giá cổ phiếu mới có thể tăng bền vững.

Thứ hai, thị trường chứng khoán có chu kỳ, có giai đoạn sóng tăng sẽ có giai đoạn sóng giảm. Để có thể tồn tại trên thị trường, cần phải tận dụng sóng tăng kiếm thật nhiều lợi nhuận và trong giai đoạn thị trường khó khăn, việc cần ưu tiên là bảo vệ tài khoản.

Đầu tư là cả quá trình dài hạn, không thể tính thành quả thông qua một hay hai mã cổ phiếu cụ thể.

Thứ ba, việc cắt lỗ bảo vệ tài khoản đôi khi vẫn là lựa chọn thông minh, chỉ khi giữ được tiền thì mới có khả năng kiếm được tiền trong giai đoạn sóng tăng tiếp theo.

Trong khi đó, chần chừ không cắt lỗ sớm sẽ dẫn tới việc “ôm hàng” kéo dài và không còn tiền để mua ở vùng giá thấp khi thị trường chuẩn bị vào sóng tăng mới.

Thứ tư, mọi phân tích của mình chỉ đúng và kiếm được tiền khi thị trường cũng phản ứng như vậy. Không nên quá bảo thủ và đi ngược xu hướng bởi trong ngắn hạn, thị trường có thể phản ứng thái quá giữa lòng tham và nỗi sợ hãi lâu hơn sức chịu đựng của bản thân.

Những câu hỏi thường gặp về ứng dụng "khẩu trang điện tử" Bluezone

Nhằm mục đích bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng thì người dân nên sử dụng Bluezone thường xuyên.

Sự kiện: Dịch Covid-19

Những câu hỏi thường gặp về ứng dụng "khẩu trang điện tử" Bluezone - 1

Ứng dụng Bluezone giúp truy vết các F1, F2 có tiếp xúc với ca mắc COVID-19. (Ảnh chụp màn hình)

Bluezone là gì?

Để bảo vệ cộng đồng trước đại dịch COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai “Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone” trên smartphone.

Bluezone là ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.

Khi có một ca nhiễm bệnh, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết bạn đã từng tiếp xúc với người này hay chưa nếu cả hai đều dùng Bluezone. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. Chúng ta cùng thách thức sự lây lan của virus bằng sức mạnh của cộng đồng. Cả Việt Nam phấn đấu trong một tháng, mọi smartphone đều được cài đặt Bluezone để bảo vệ cả cộng đồng.

Mỗi người cài đặt Bluezone cho mình và cài tiếp cho 3 người khác. Sau một tháng, cả Việt Nam sẽ được bảo vệ.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân hãy cài Bluezone cho mình và cho 3 người khác.

Tại sao Bluezone hỏi quyền truy cập ảnh, phương tiện và tệp?

Bluezone chỉ sử dụng quyền "truy cập tệp" để ghi lịch sử "tiếp xúc gần" lên bộ nhớ thiết bị. Mặc dù vậy, theo chính sách của Google, thiết bị vẫn tự động đề nghị "cho phép truy cập vào ảnh, phương tiện và tệp" ngay cả khi Bluezone không sử dụng các quyền còn lại. Bạn cần cấp quyền để có thể ghi nhận các "tiếp xúc gần".

Bluezone có theo dõi vị trí người dùng không?

Bluezone không ghi nhận cũng như sử dụng vị trí của người dùng. Khi bạn cài đặt Bluezone trên Android và kích hoạt Bluetooth thì máy sẽ xin cấp quyền vị trí, điều này là do chính sách của Google khi bật Bluetooth BLE máy sẽ tự động xin quyền vị trí. Tuy nhiên Bluezone không sử dụng tới quyền đó.

Bluezone có lưu lại thông tin người dùng không?

Bluezone chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server, không thu thập vị trí. Bluezone chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.

Máy phải luôn luôn bật Bluetooth?

Để Bluezone hoạt động hiệu quả, điện thoại phải luôn luôn bật Bluetooth. Tuy nhiên Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp tiết kiệm pin (Bluetooth Low Energy), nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Nếu điện thoại lúc nào cũng mở Bluetooth như vậy trong cộng đồng có tác hại gì không?

Việc này cũng giống như sử dụng Wi-Fi trong cộng đồng, do Bluetooth và Wi-Fi cùng hoạt động trên tần số 2.4GHz. Nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng như bình thường.

Bluetooth bật thì điện thoại có dễ bị hack không?

Bluetooth là một chuẩn kết nối các thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay và đã được chứng minh về tính bảo mật.

Cơ chế như thế nào nếu người dân không có thiết bị Bluetooth hay họ không bật. Giám sát sao được vấn đề này?

Việc bật Bluetooth là quyền của từng cá nhân. Nhằm mục đích bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng thì người dân nên sử dụng Bluezone thường xuyên. Nếu người dùng tắt Bluetooth, giả sử họ có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì sự tiếp xúc này sẽ không được ghi nhận. Số lượng người dùng đủ lớn thì kể cả những người không sử dụng Smartphone cũng được bảo vệ.

Bluezone sẽ xử lý sao với những trường hợp không dùng Smartphone, ví dụ người cao tuổi?

Khi số lượng người dùng đủ lớn thì cộng đồng sẽ được bảo vệ và trong đó có cả những người không sử dụng Smartphone.

Những người bị nhiễm bệnh có cài Bluezone này không? Nếu họ không sử dụng Bluezone thì làm sao có dữ liệu để tìm ra những người đã tiếp xúc gần với họ?

Trong một số trường hợp kể cả người nhiễm bệnh không sử dụng Bluezone, nhưng họ có bật Bluetooth thì các máy khác cài Bluezone vẫn có thể ghi nhận khi tiếp xúc với máy của người nhiễm bệnh.

Bluezone này có thực tế không, vì không phải ai cũng bật Bluetooth?

Việc bật Bluetooth là quyền của từng cá nhân. Nhằm mục đích bảo vệ chính mình, bảo vệ cộng đồng thì người dân nên sử dụng Bluezone thường xuyên. Nếu người dùng tắt Bluetooth, giả sử họ có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 thì sự tiếp xúc này sẽ không được ghi nhận. Số lượng người dùng đủ lớn thì kể cả những người không sử dụng Smartphone cũng được bảo vệ.

Bluezone này có tốn pin không?

Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) tiết kiệm pin, nên người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Bluezone có chạy ngầm không hay mình sẽ phải bật nó mỗi khi đâu đó nhỉ?

Bluezone sẽ duy trì hoạt động kể cả trong trường hợp máy tắt màn hình. Bạn lưu ý là luôn bật Bluetooth để đảm bảo việc ghi nhận tiếp xúc được đầy đủ. Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) tiết kiệm pin, nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Giả sử có dữ liệu, Bluezone có chức năng phát ra tín hiệu "bạn đang lại gần COVID-19" không?

Theo quy định người được xác định là đã nhiễm COVID-19 thì sẽ phải cách ly và chữa bệnh, do đó, sẽ không có chuyện bạn vô tình “lại gần” một người bệnh như vậy và Bluezone cũng không có tính năng này.

Các nước khác trên thế giới thì họ sử dụng giải pháp nào? Bluezone có đặc điểm gì nổi bật hơn các giải pháp đó?

Trên thế giới có Singapore, DuBai cũng sử dụng công nghệ BLE để kiểm soát những tiếp xúc của người dân. Khi sử dụng ứng dụng người dân phải kê khai chính xác số điện thoại và phải được cơ quan y tế xác thực. Tuy dùng chung công nghệ nhưng những người sử dụng điện thoại Android sẽ không có số liệu tiếp xúc với những người sử dụng điện thoại iOS và ngược lại dẫn đến việc hạn chế về độ chính xác của thông tin.

Với Bluezone chỉ cần cài đặt trên Smartphone và bật Bluetooth là mọi tiếp xúc đều được ghi nhận. Không những thế, Bluezone không yêu cầu nhập thông tin cá nhân chỉ lưu dữ liệu trên máy người dùng, tuyệt đối không đưa lên server, không thu thập vị trí. Bluezone chỉ ghi nhận 2 người có gặp nhau lúc nào đó và trong bao lâu, chứ không biết ở chỗ nào. Người dùng Bluezone sẽ ẩn danh do sử dụng ID mà hệ thống tự sinh ra.

Bluetooth cũng là giải pháp được châu Âu, Mỹ, Singapore bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng trong chống dịch COVID-19. Đặc biệt là cho mục đích giúp cuộc sống trở lại bình thường, sau thời kì cao điểm của dịch.