Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Mướp đắng nhồi thịt hấp

Vị đắng của mướp hài hòa cùng vị ngọt, thơm béo ngậy của thịt cho bữa ăn thêm đa dạng hương vị.

Mướp đắng (khổ qua) là loại quả giàu vitamin C và nhiều khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh lý như đái tháo đường, viêm gan...
Mướp ban đầu có hơi đắng, sau vị ngọt hậu.
Mướp ban đầu có hơi đắng, sau vị ngọt hậu.
Nguyên liệu
- Mướp đắng
- Thịt nạc vai
- Hành hoa, hành củ, rau mùi
- Mộc nhĩ, nấm hương
- Dầu ăn, nước mắm, muối, tiêu
Sơ chế
- Mộc nhĩ, nấm hương, ngâm vào nước ấm, cắt chân, rửa sạch để ráo băm nhỏ.
- Hành củ bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ
- Hành hoa, rau mùi cắt bỏ gốc, lá úa, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
- Thịt nạc vai rửa sạch, để ráo, xay nhỏ, thêm muối, tiêu, mắm, nấm hương, mộc nhĩ, hành củ băm nhỏ đảo đều, ướp 15 - 20 phút.
Bát canh mướp đắng nhồi thịt giúp giải nhiệt cơ thể sau ngày Tết.
Bát canh mướp đắng nhồi thịt giúp giải nhiệt cơ thể sau ngày Tết.
Chế biến
Bước 1: Lấy hỗn hợp thịt nhồi vào miếng mướp đắng.
Bước 2: Đặt lồng hấp lên bếp đun cho sôi nước. Cho mướp đắng đã nhồi vào hấp khoảng 10 phút, thêm hành, mùi để khoảng 3 giây là được.
Vị đắng của mướp đắng kết hợp với vị thơm, béo ngậy của thịt hòa quyện hấp dẫn.

Sàn thương mại điện tử hậu thuẫn cho nhà bán hàng

Trong và sau dịch Covid-19, Lazada trợ lực các nhà bán lẻ quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ bằng việc mở rộng ngành hàng, ưu đãi phí giao hàng…

Trong Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam chưa cất cánh như nhiều dự báo. Hai nguyên nhân chính được nhiều chuyên gia đưa ra gồm các sàn tiết giảm chính sách ưu đãi và hành vi tiêu dùng xáo trộn liên tục. Đối diện với các thách thức trên, nếu các đơn vị sàn thương mại điện tử "khó một" thì các nhà bán lẻ cỡ trung và cỡ nhỏ "khó mười" khi đánh mất người tiêu dùng, không đủ tiềm lực tài chính để duy trì kinh doanh. Giai đoạn phục hồi cũng khó khăn hơn.

Từ tháng 5, sau khi xã hội trở lại nhịp sống bình thường, một số sàn thương mại điện tử (thương mại điện tử) đã tung nhiều ưu đãi, chính sách mới. Bên cạnh kỳ vọng đón đầu mua sắm giữa năm của người dân, đây còn là biện pháp của các sàn nhằm phục hồi doanh số và trợ lực cho các nhà bán hàng xoay chuyển tình thế.

Tăng nhu cầu, tăng dịch vụ

Khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Chưa kể 35% số người được khảo sát dành nhiều thời gian hơn xem nội dung trực tuyến, 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Nhìn ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã là một "cú hích" để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của cho các nhà bán lẻ. Các nhà bán hàng trước đây vốn còn dè dặt với thương mại điện tử thì trong giai đoạn qua đã sẵn sàng "lên app" để đón bắt hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến.

"Có cả những mặt hàng trước giờ người ta e ngại mua qua mạng thì giờ đã có thể bán trực tuyến, tức người mua tăng thêm nhu cầu, còn người bán thì tăng thêm dịch vụ, sàn thương mại điện tử thì đóng vai trò chất kết dính tốt để kết nối hai phía", một chuyên gia trong lĩnh vực tiêu dùng nhận định.

Đơn cử, trước đây thực phẩm tươi sống hoặc nông sản vốn là mặt hàng khá kén người mua qua mạng, do những lo ngại về quy trình lưu trữ, vận chuyển không duy trì được độ tươi ngon. Thế nhưng, trong năm 2020 đây lại là những ngành hàng bán chạy trên nhiều sàn thương mại điện tử Việt như Lazada với cam kết giao hàng trong 2 giờ đồng hồ. Hiện tại, đây là mốc thời gian giao nhanh nhất đối với mặt hàng này trên thị trường thương mại điện tử.

Thực phẩm tươi sống trở thành ngành hàng bán chạy trên Lazada.

Thực phẩm tươi sống trở thành ngành hàng bán chạy trên Lazada.

Sagrifood là một trong những doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm tươi sống nhanh chóng tận dụng nền tảng online để bứt phá. Trong đợt sale diễn ra vào trung tuần tháng 6 vừa qua "Sale Hè rực rỡ" trên Lazada, Sagrifood ghi nhận số đơn hàng tăng gấp 40 lần so với ngày thường.

Đồng thời, sàn này cũng rất nhanh nhạy khi triển khai giải pháp giao hàng không tiếp xúc thông qua tủ khóa thông minh ngay khi dịch Covid-19 vừa bùng phát tại Việt Nam, qua đó đáp ứng nhu cầu hạn chế tối đa các tương tác trực tiếp giữa với nhân viên giao hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và ổn định kinh doanh cho các nhà bán lẻ.

So với cùng kỳ năm trước, tổng số nhà bán hàng mới của Lazada tại 6 quốc gia trong khu vực tăng gấp 8 lần mỗi ngày. Riêng tại Việt Nam, ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết số lượng nhà bán hàng tham gia thương mại điện tử cũng tăng trưởng đột biến.

"Các tư vấn viên liên tục nhận cuộc gọi và email từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ với câu hỏi làm thế nào để họ có thể bán hàng trên Lazada ngay ngày mai", vị CEO này cho biết.

Ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam.

Ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam.

Giảm giá, giảm phí

Người Việt ưu ái cho các sàn thương mại điện tử vì mang lại những giá trị thiết thực, ở đây bao gồm cả người tiêu dùng lẫn nhà bán hàng. Đối với người tiêu dùng, giá trị của món hàng là mối quan tâm lớn nhất, có thể kể đến gồm chất lượng sản phẩm, trải nghiệm mua sắm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Giá trị cũng chính là mức chi phí cuối cùng được bỏ ra ở mức hợp lý. Khi thỏa mãn được những mong muốn này, khách hàng sẽ quay lại nhiều lần nữa và trở thành khách hàng trung thành.

Nắm bắt nhu cầu đó, bên cạnh các mức giảm giá trực tiếp lên sản phẩm, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử tập trung cải thiện các chính sách phí giao hàng trong giai đoạn vừa qua. Đây cũng là cách thức thiết thực nhất giúp nhà bán hàng vừa và nhỏ, các thương hiệu tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, phục hồi doanh số về thời điểm trước dịch.

Ông James Dong khẳng định, khi phí vận chuyển và giá cả trở thành mối quan tâm của người tiêu dùng, thì việc triển khai hàng loạt ưu đãi miễn phí giao hàng của Lazada trong thời điểm này không chỉ khẳng định vị trí của chúng tôi, mà trên hết là phục vụ cho mục đích và tầm nhìn chúng tôi đang hướng đến: hỗ trợ nhà bán hàng vừa và nhỏ kinh doanh hiệu quả trên Lazada.

"Chính sách miễn phí vận chuyển của chúng tôi sẽ giúp tái kích cầu mua sắm, từ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể duy trì kết quả kinh doanh về mức bình thường và chuẩn bị tăng tốc", CEO Lazada nói.

Tại hội nghị Thương mại Điện tử 2020 mới đây, bà Vũ Ánh Tuyết - Chánh văn phòng Lazada Việt Nam cũng đã dẫn chứng đã có rất nhiều trường hợp bán hàng trên nền tảng Lazada đạt kết quả rất ấn tượng, lượng người theo dõi và đơn hàng, doanh thu tăng hàng chục lần sau dịch Covid-19 nhờ vào những chính sách hỗ trợ người bán hàng và miễn phí giao hàng. Chị Trương Thị Tâm - chủ gian hàng Myphamhuucospa hay chủ shop Nhã My có mức doanh thu tăng rất nhiều lần so với trước dịch nhờ tăng cường các buổi giới thiệu sản phẩm trên kênh trực tuyến.

Bên cạnh đó, với việc không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ và logistics, lợi thế về chuỗi cung ứng, dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng hoàn thiện là các yếu tố chính yếu giúp phí giao hàng trên Lazada luôn duy trì ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo thời gian và chất lượng giao nhận chính là điểm mấu chốt giúp người tiêu dùng an tâm khi mua sắm trên Lazada.

Một trong những nỗ lực lớn nhất của Lazada là miễn phí giao hàng không giới hạn, không điều kiện trong khung giờ vàng vào 18/6 thuộc chiến dịch "Sale Hè Rực Rỡ" vừa qua. Số lượng đơn hàng ghi nhận trong khung giờ vàng miễn phí vận chuyển chiếm 80% tổng số lượng đơn hàng ngày 18/6.

Với sức mua tăng cao của người tiêu dùng nhờ vào chi phí giao hàng đã được cắt giảm, bộ phận Lazada Logistics đã phải luôn nỗ lực nhằm mang đến trải nghiệm thông suốt cho khách hàng.

Sàn thương mại điện tử ưu tiên sắp xếp các mặt hàng đặc biệt như thực phẩm tươi sống; hay sắp xếp các ca làm việc hợp lý cho các nhân viên giao hàng nhằm đảm bảo logistic.

Sàn thương mại điện tử ưu tiên sắp xếp các mặt hàng đặc biệt như thực phẩm tươi sống; hay sắp xếp các ca làm việc hợp lý cho các nhân viên giao hàng nhằm đảm bảo logistic.

Ông Vũ Đức Thịnh - Tổng Giám đốc Lazada Logistics cho biết doanh nghiệp đã chuẩn bị trước nhiều kịch bản, phương án làm việc cũng như phối hợp hiệu quả với các đối tác và bộ phận liên quan để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của các nhân viên giao hàng. Có thể kể đến như việc xây dựng lộ trình đường đi hợp lý; ưu tiên sắp xếp các mặt hàng đặc biệt như thực phẩm tươi sống; hay sắp xếp các ca làm việc hợp lý cho các nhân viên giao hàng.

Nền tảng này luôn nỗ lực để đạt được "hai đảm bảo": đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, và đảm bảo tối ưu hóa mức chi phí vận hành để mang lại giá trị lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng và nhà bán hàng.

Làn sóng yêu cầu hạ giá thuê, trả văn phòng

Nhiều công ty đề nghị giảm giá thuê, có đơn vị buộc phải trả lại một phần hoặc toàn bộ văn phòng do kinh doanh sa sút.

Khảo sát của VnExpress cho thấy, một cao ốc văn phòng tại khu trung tâm quận 1 đang có nhiều khách thuê dọn đi do họ phải thu hẹp hoạt động. Những khách còn lại đồng loạt đề nghị chủ tòa nhà giảm giá 50% vì tình hình kinh doanh "bết bát" không đủ sức gánh chi phí mặt bằng quá cao. Trước hai kịch bản: giữ giá thì mất khách hay hạ giá mới có nguồn thu khi dịch còn phức tạp trên toàn cầu, chủ tòa nhà buộc phải đồng ý giảm giá.

Trong khi đó, khách thuê sắp hết hạn hợp đồng tại cao ốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 cũng vừa rút hẳn khỏi tòa nhà, trả mặt bằng vì đề nghị giảm giá không được đơn vị quản lý tòa nhà đáp ứng. Một công ty Nhật hoạt động trong ngành may mặc tại tòa nhà trên đường Điện Biên Phủ cũng nộp đơn đề nghị miễn tiền thuê văn phòng trong thời gian tạm đóng cửa do không có đơn hàng.

Tại cao ốc trên đường Cách Mạng Tháng Tám, nhóm công ty ngành xuất nhập khẩu đặt trụ sở tại đây cũng đề nghị giảm 30% chi phí thuê mặt bằng trong quý II do đơn hàng giảm mạnh, doanh thu lao dốc, không kham nổi tiền thuê văn phòng.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT VNO Group, đơn vị hiện quản lý vận hành 9 tòa nhà cho thuê tại quận 1, 3, Bình Thạnh (TP HCM) xác nhận, thị trường văn phòng đang rất khó khăn và làn sóng yêu cầu giảm giá, thậm chí miễn giá thuê hay trả lại mặt bằng đang mạnh mẽ.

Ông Hải chia sẻ, hệ thống các tòa nhà cho thuê của VNO Group đã xem xét và giảm 30-50% giá thuê văn phòng cho các công ty có hợp đồng thuê dài hạn, tùy vào đặc thù ngành nghề. Với các đơn vị hoạt động trong ngành mất doanh thu suốt quý II, công ty có thêm chính sách giảm 10% giá thuê trong 6 tháng cuối năm nếu khách thuê chưa thoát khỏi khó khăn.

Các cao ốc văn phòng khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Trần Quỳnh

Các cao ốc văn phòng khu trung tâm TP HCM. Ảnh: Trần Quỳnh

Ông Hải cho rằng công ty chấp nhận trích một phần doanh thu trong năm 2020 để hỗ trợ khách thông qua giảm giá thuê để đồng hành với họ trong giai đoạn thách thức này.

Với những tòa văn phòng thuê để cho thuê lại, VNO đàm phán giảm giá một phần với chủ nhà, đồng thời công ty cam kết giảm cho khách hàng nhiều hơn mức chủ nhà hỗ trợ. "Trên cơ sở này chúng tôi áp dụng chính sách "lá lành đùm lá rách", giảm 30-50% giá thuê văn phòng, nhằm giúp khách thuê vượt qua khủng hoảng do đại dịch", ông Hải tiết lộ.

Chủ tịch VNO Group đánh giá, đại dịch tác động mạnh mẽ đến dòng tiền của tất cả thành phần trong xã hội và với doanh nghiệp, trụ cột nuôi sống người lao động, sức ép với họ càng lớn hơn. Nếu không có sự hỗ trợ giảm giá thuê, các khách thuê sắp hết hạn hợp đồng chắc chắn sẽ trả mặt bằng, dời đi nơi khác có chi phí rẻ hơn để cắt giảm ngân sách dành cho văn phòng.

Những khách thuê còn hợp đồng sẽ có 2 chọn lựa. Một là ở lại tòa nhà văn phòng và "gồng gánh" chi phí, hai là phá vỡ hợp đồng. Về bản chất, phía chủ tòa nhà và khách thuê có mối quan hệ tương hỗ. Nếu khách thuê bỏ đi hết, chủ tòa nhà cũng mất doanh thu và tổn thất không ít. "Vì vậy, đôi bên cùng lùi một bước để hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, là cách giảm thiệt hại cho cả hai phía và tạo cho nhau cơ hội đồng hành về sau", ông Hải nhận định.

Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc CBRE Việt Nam, sự kéo dài của Covid-19 trên toàn cầu đã bắt đầu khiến bức tranh thị trường văn phòng cho thuê chuyển sang màu xám. Nếu quý I thị trường văn phòng vẫn chưa ghi nhận những tác động đáng kể thì sang quý II, các khách thuê bắt đầu có phản ứng yêu cầu hạ giá khi doanh thu của họ đều sụt giảm trong nửa đầu năm 2020. Một số khách thuê buộc phải trả lại một phần hoặc toàn bộ mặt bằng văn phòng.

Hiện các khách thuê có xu hướng thu hẹp mặt bằng ở tòa nhà hiện tại để chuyển sang các tòa nhà thuộc phân khúc thấp hơn nhằm tìm kiếm giá thuê cạnh tranh hơn. Bên thuê chấp nhận cả những cao ốc có vị trí ở rìa trung tâm hoặc ngoại vi thành phố nhằm tiết kiệm chi phí. Khách thuê tòa nhà hạng A có xu hướng dịch chuyển mạnh hơn. Do đó, phân khúc văn phòng hạng B có giá thuê cạnh tranh hơn hạng A, dưới 30 USD mỗi m2 một tháng hưởng lợi từ làn sóng này.

Dịch bệnh đã thay đổi xu hướng thuê văn phòng của các doanh nghiệp. Bà Thanh phân tích, sau thời gian cách ly xã hội (tháng 3-4/2020), các doanh nghiệp lần lượt áp dụng chính sách làm việc tại nhà và họ ghi nhận năng suất làm việc không bị ảnh hưởng.

Nếu trước đây nhân viên đều mong muốn được ngồi ở văn phòng làm việc để đạt hiệu suất cao thì hiện nay họ có thể linh hoạt hơn về không gian làm việc. Vì vậy, di dời văn phòng ra khu vực ngoài trung tâm không còn là quyết định khó khăn. Hiện không ít công ty áp dụng chính sách làm việc tại nhà một ngày trong tuần cả thời gian dài, thu hẹp bớt mặt bằng thuê hoặc di dời sang các tòa nhà có giá thuê thấp hơn.

Bà Thanh xác nhận trong quý II, phần lớn yêu cầu CBRE nhận được là di dời văn phòng, chiếm đến 72% tổng số yêu cầu thuê từ khách hàng, trong đó có một số khách thuê lớn di dời từ tòa nhà hạng A xuống phân khúc hạng B, thậm chí mục tiêu là tìm kiếm tòa nhà có chi phí thuê thấp hơn. Ngành tài chính ngân hàng và tài chính công nghệ bắt đầu có động thái thu hẹp diện tích (chiếm 2%) do những công ty này muốn tái cấu trúc văn phòng làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí.

Theo đánh giá của đại diện CBRE, sự thay đổi nhu cầu và kỳ vọng của khách thuê văn phòng trong quý II đang ngày càng rõ rệt hơn so với quý I. Nhiều khả năng thị trường sẽ còn đón nhận thêm nhiều giao dịch thu hẹp hoặc di dời mặt bằng văn phòng trong những tháng cuối năm 2020. Điều này đòi hỏi các chủ tòa nhà cần phải có những giải pháp linh hoạt trong cách tiếp cận và hỗ trợ khách thuê để giữ chân khách hàng.

Vì sao vàng rẻ hơn ở Dubai?

Chỉ trong một ngày, hơn hai tấn vàng và trang sức vàng được bán ra ở UAE, trong đó vàng miếng và đồng xu vàng chiếm khoảng 10 - 15%.

Chợ vàng là một trong những điểm khách du lịch thường không muốn bỏ lỡ khi đến Dubai, để thấy vẻ xa xỉ của một nơi nhìn đâu cũng thấy vàng. Khách du lịch vẫn thường mách nhau nơi bán trang sức vàng giá tốt ở tiểu vương quốc này, mà không sợ mua phải hàng giả.

Nhưng không ít người thắc mắc rằng nếu không phải "đồ dởm", tại sao vàng lại rẻ hơn ở Dubai? Tawhid Abdulla, Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Dubai, giải thích: "Những biến động của giá vàng không ảnh hưởng đến quá trình tạo tác trang sức ở Dubai. Giá được niêm yết theo chỉ thị của Phòng Bảo vệ Người tiêu dùng tại Cục Phát triển Kinh tế Dubai".

Theo đó, giá bán lẻ được tính toán dựa trên tỷ giá theo ounce của vàng trên thị trường quốc tế, và được công bố bằng nội tệ để đảm bảo tính đồng nhất và minh bạch. Những doanh nghiệp bán lẻ cố định phí theo gram, thấp hơn tại Ấn Độ và các nơi khác trên thế giới. Đề xuất giá vàng bán lẻ được cập nhật ba lần một ngày theo thị trường quốc tế, hiển thị trên màn hình kỹ thuật số trong các cửa hàng bán lẻ do tập đoàn này kiểm soát.

UAE còn có chính sách "mở cửa bầu trời": không thuế thu nhập, không thuế nhập khẩu vàng dành cho nguyên liệu thô. Những quốc gia chính xuất khẩu vàng và trang sức vàng đến UAE là Ấn Độ, Singapore, Italy, Bahrain, Singapore, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha...

"Không hề có thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô như vàng thỏi hay vàng miếng 10 tola (đơn vị đo khối lượng vàng truyền thống của Ấn Độ, 1 tola = 11,664 gr). Vì vậy, giới thương nhân có thể đem thứ kim loại quý này về Dubai từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn thuế", Shamlal Ahmad, hội viên quản lý của tập đoàn Malabar Gold, cho hay.

Ahmad lý giải thêm: "Ấn Độ là quốc gia nơi giới thương nhân không thể nhập khẩu vàng từ bất kỳ đâu trên thế giới do mức thuế cao ngất. Ví dụ, trang sức Phần Lan đến Ấn Độ có thuế nhập khẩu khoảng 24 - 25%".

Du khách sẽ thấy những cửa tiệm xếp đầy vàng từ trong ra ngoài trong chợ vàng Deira tại Dubai. Ảnh: Phạm Huyền.

Du khách sẽ thấy những cửa tiệm xếp đầy vàng từ trong ra ngoài trong chợ vàng Deira tại Dubai. Ảnh: Phạm Huyền.

Dù vàng thỏi được miễn thuế, trang sức vàng lại phải chịu thuế nhập khẩu 5%, một con số rất kinh tế so với phần còn lại của thế giới. Tin vui là từ năm 2018, du khách mua vàng hoặc những vật phẩm khác được hoàn thuế VAT tại bất kỳ sân bay nào ở UAE.

"Chúng tôi dẫn đầu cuộc chơi vì thuế nhập khẩu. Một yếu tố lý giải vì sao người ta đổ xô đến Dubai để mua vàng chính là vì họ tin tưởng vào thứ vàng được mua ở đây, dù là chất lượng hay độ nguyên chất. Thứ hai, chất lượng là thứ được chăm chút tại thị trường này. Chính phủ đang thực hiện rất nhiều chính sách để kiểm soát chất lượng", ông Karim Merchant, Giám đốc điều hành Tập đoàn Pure Gold, bày tỏ.

Để đảm bảo vàng nguyên chất đến tay người tiêu dùng, có ít nhất 804 cửa hàng trang sức được đăng ký giấy phép chỉ tính riêng tại Dubai. Đội ngũ quản lý là những kỹ thuật viên được đào tạo sử dụng hàng loạt dụng cụ thí nghiệm tân tiến, có nhiệm vụ thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng vàng nghiêm ngặt với toàn bộ các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn ở Dubai.

Joy Alukkas, Chủ tịch Tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu tại Dubai Joyalukkas, nhận định: "UAE chắc chắn là quốc gia an toàn nhất để kinh doanh vàng. Chúng tôi có nền kinh tế minh bạch, điều giúp thị trường phát triển. Dubai còn là điểm trung chuyển lớn cho du khách, những người thích nhìn ngắm và mua vàng từ UAE".

Có nên mua vàng lúc này?

Lãi suất tiết kiệm giảm, chứng khoán đang "ru ngủ" nên nhiều nhà đầu tư bắt đầu nghĩ tới vàng, nhất là khi nó liên tiếp lập đỉnh.

Bà Thảo (quận Thủ Đức, TP HCM) là một trong những nhà đầu tư như vậy. Bà đang có danh mục cổ phiếu hơn 400 triệu. Nhờ bắt đáy cổ phiếu hàng không và dầu khí đúng lúc VN-Index xuống vùng trũng 660 điểm, từ một nhà đầu tư non kinh nghiệm và không người dẫn dắt, bà đang lãi khoảng 20%.

Nhưng gần đây thị trường không còn hứng khởi, rơi vào trạng thái ru ngủ, giằng co nên bà băn khoăn, hoặc tái cơ cấu danh mục để chọn những cổ phiếu có tiềm năng dài hạn hoặc chốt lời để chuyển sang đầu tư vàng. Giá vàng vừa lập đỉnh trên 50 triệu đồng. Bà còn tính đến việc tất toán một khoản tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng để lấy 200 triệu mua vàng.

Người dân mua vàng tại một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Người dân mua vàng tại một cửa hàng ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

Giám đốc môi giới hội sở của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam – Huỳnh Minh Tuấn cho rằng hiệu suất sinh lời của chứng khoán và vàng hiện nay khá tương đồng. Tuy nhiên, việc đầu tư vàng ở đỉnh nên được cân nhắc thận trọng bởi giá vàng thế giới có thể nhích lên 1.900 USD trong quý này nhưng tiến đến 2.000-3.000 USD một ounce như dự báo của các tổ chức nước ngoài thì khá xa và phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, cũng cho rằng lướt sóng vàng bây giờ như cầm con dao hai lưỡi.

Thanh khoản tốt và chống lạm phát hữu hiệu được xem là ưu điểm nổi trội nhất của kim loại quý. Nhưng vàng có một số khuyết điểm như cần vốn lớn nhưng không sinh ra dòng tiền đều đặn và chi phí bảo quản cao. Vàng không có thị trường cạnh tranh hoàn hảo (nơi mà người bán không kiểm soát và chi phối giá cả hàng hoá) nên chênh lệch giá mua với bán lên đến 500.000-600.000 đồng một lượng, tức 1% và cao hơn cổ phiếu với trái phiếu. Giá giao dịch mỗi phiên cũng không có biên độ dao động cận trên và cận dưới như chứng khoán.

Triệu đồng/lượngGiá vàng SJCMuaBán26.429.46.512.515.519.51.64.68.611.617.621.623.625.629.6Chiều 1-73.7Sáng 6-7Sáng 7-79.74748495051Chiều 1-7 Mua: 49.45

Từ đầu năm đến nay, vàng tăng 20% và xác lập mặt bằng giá mới trong khi các trợ lực vẫn còn rất nhiều. Với kịch bản bi quan là giá đảo chiều khi sức khoẻ nền kinh tế Mỹ trở lại như trước dịch và vaccine được nghiên cứu thành công thì một cú lao dốc thẳng đứng vẫn gần như không thể xảy ra.

Chuyên gia này lấy ví dụ, giá vàng lần lượt tăng 26% và 36% vào 2010 và 2011 lên vùng 1.700-1.900 USD một ounce trước khi giảm dần xuống vùng 1.000-1.100 USD vào 2016. Điều này có thể hiểu rằng quãng thời gian để vàng giảm sâu, mất đến 20-30% phải kéo dài ít nhất 5 năm.

"Hiện tại, vàng có thể trên dưới 50 triệu một lượng nhưng viễn cảnh mất ngay vài ba triệu chắc chắn không có", ông Hải nói, đồng thời dự báo đà tăng có thể kéo dài thêm 1-2 tháng tới.

Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều

DJIA và S&P 500 giảm điểm vì lo ngại ảnh hưởng kinh tế của đại dịch, trong khi Nasdaq tiếp tục lập đỉnh nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ.

Chốt phiên 9/7, chỉ số DJIA giảm 1,4% xuống 25.706 điểm, xóa sạch mức tăng trong tuần do nhà đầu tư lo ngại tác động của đại dịch lên nền kinh tế. S&P 500 cũng giảm 0,6% về 3.152 điểm.Trong khi đó, Nasdaq Composite tiếp tục lập kỷ lục, tăng 0,5% lên 10.547 điểm.
Walgreens là mã giảm giá mạnh nhất trong DJIA, với 7,7% sau báo cáo tài chính quý II yếu hơn kỳ vọng. Cổ phiếu Boeing cũng giảm hơn 3%.
Các mã hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại cũng gặp khó. United Airlines, Delta and American đều giảm hơn 5%. Carnival mất 4,8% và Royal Caribbean giảm gần 6%. Hãng bán lẻ Kohl’s giảm 7,3%.
Chứng khoán Mỹ lao dốc sau khi Florida ghi nhận số ca nhập viện kỷ lục liên quan đến Covid-19. Bang này cũng có số ca tử vong tăng kỷ lục vì đại dịch. Tại California, số ca nhiễm mới trung bình ngày cũng lên đỉnh.
Thị trường càng bi quan sau thông tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết giới chức tư pháp Manhattan có thể xem hồ sơ thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump để điều tra. Việc này có thể làm giảm cơ hội tái đắc cử của ông. Trump đến nay vẫn được coi là tổng thống thân thiện với thị trường chứng khoán.
Dù vậy, đà tăng của nhóm đại gia công nghệ đã chặn lại đà giảm. Amazon tăng 3,3% lên cao nhất mọi thời đại. Alphabet, Microsoft và Apple đều tăng ít nhất 0,4%. Thị trường cũng hồi phục phần nào sau khi Anthony Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho biết vaccine Covid-19 của Moderna có thể bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ 3 cuối tháng 7.
"Thị trường hiện ít có lý do để lạc quan như tháng 4", Jason Thomas – kinh tế trưởng tại AssetMark giải thích, "Chúng ta vẫn kỳ vọng vaccine đầu năm sau. Nhưng tình hình hiện tại rõ ràng là không thể mở cửa mà không kèm theo số ca nhiễm mới tăng vọt".