Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020
Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử
Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là thước đo Cải cách hành chính
Sáng ngày 01/7, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Từ Minh Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh.
Cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác CCHC trên cả 6 lĩnh vực lớn gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước đã cơ bản hoàn thành, góp phần hoàn thiện hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về CCHC luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được tập trung thực hiện, qua đó kịp thời khắc phục các thiếu sót, chấn chính kỷ luật, kỷ cương làm việc.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thể chế, chính sách thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, qua đó ngày càng hoàn thiện trên các lĩnh vực. Công tác cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai nghiêm túc.
Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, tiếp xúc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, qua đó giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của doanh nghiệp.
Từ năm 2011 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố, công khai 13.218 TTHC áp dụng trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng cắt giảm từ 25-30% thời gian giải quyết.
Đặc biệt, việc thành lập và đi vào hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC. Bộ phận một cửa tại cấp huyện, cấp xã đã được triển khai đồng bộ, hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 1.825 TTHC được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt tỷ lệ trên 90%.
Bên cạnh đó, công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được chú trọng theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Đến nay, đã sắp xếp giảm 13 phòng chuyên môn, chi cục và tương đương cấp sở, 142 đơn vị sự nghiệp công lập, 23 ban chỉ đạo cấp tỉnh.
Đặc biệt, đã hoàn thành sắp xếp, sáp nhập 40 xã, thị trấn, 679 thôn, tổ dân phố, qua đó đã giảm 21 đơn vị hành chính cấp xã và giảm 362 thôn, tổ dân phố.
Toàn tỉnh đã giảm được 3.362 biên chế so với thời điểm năm 2015, trong đó khối hành chính, sự nghiệp giảm hơn 3.000 người, đạt gần 8%.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứng không ngừng được nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giải quyết TTHC ngày càng được hoàn thiện, chuẩn hóa.
Vẫn còn những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đạt nhiều kết quả, công tác CCHC của tỉnh trong 10 năm qua vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Trong đó, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền về CCHC đã có nhiều cố gắng song chưa thường xuyên, quyết liệt. Các chỉ số như Par-index, PAPI, PCI… đã được cải thiện thứ hạng nhưng không ổn định. Công tác xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. TTHC ở một số lĩnh vực còn rườm rà, việc giải quyết TTHC cho người dân còn để xảy ra tình trạng quá hạn, người dân phải đi lại nhiều lần.
Ông Phạm Văn Đà - Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh cho biết: Còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp phải đến tiếp xúc với cơ quan, công chức chuyên môn để xin ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân do tỉnh còn thiếu các đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp. Vẫn còn tình trạng một số TTHC tiếp nhận ở hai nơi với lý do cơ quan chuyên môn cũng có bộ phận một cửa theo chỉ đạo của Bộ. Điều này dẫn đến vừa lãng phí nguồn lực của cơ quan nhà nước, vừa làm cho tổ chức, công dân lúng túng không biết đâu là nơi tiếp nhận chính.
Theo ông Vũ Trí Hải - Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang cho biết, mặc dù thực hiện giải quyết liên thông 3 cấp qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử nhưng cán bộ phường, xã vẫn phải chuyển trực tiếp hồ sơ giấy lên thành phố để giải quyết. Lý do theo quy định thì thành phần hồ sơ đầu vào vẫn phải là văn bản bằng giấy bản chính hoặc bản sao nên các cơ quan giải quyết vẫn đòi hỏi phải dùng văn bản giấy.
Ngoài ra, tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, số hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 còn thấp do chưa đảm bảo hạ tầng thông tin, thiếu hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến và do người dân, doanh nghiệp chưa quen với việc giải quyết TTHC trực tuyến. Hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu.
Ông Bùi Thế Sơn - Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết: Tỷ lệ hồ sơ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Sở Giao thông vận tải chưa cao. Từ đầu năm 2020 đến nay, giải quyết TTHC mức độ 3 và mức độ 4 được 932 hồ sơ trên tổng số 9748 hồ sơ, chỉ đạt khoảng 10%. Nguyên nhân do trình độ sử dụng công nghệ thông tin của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị máy móc chưa được đầy đủ, hiện đại. Cùng đó là do công tác tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn chưa đa dạng để người dân, doanh nghiệp được biết.
Bên cạnh đó, một số cơ quan hành chính còn chưa kịp thời bố trí, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều. Kết quả tinh giản biên chế chủ yếu do cắt giảm cơ học. Việc chấp hành quy định của pháp luật về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, công tác CCHC của tỉnh Bắc Giang đã có những bước đi khá xa, ở cả cấp tỉnh đến huyện, xã. Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo về CCHC được quan tâm, triển khai quyết liệt; đã huy động được cả hệ thống chính và người dân, doanh nghiệp cùng thực hiện.
Công tác cải cách thể chế được quan tâm chỉ đạo, hệ thống các văn bản pháp luật thường xuyên được rà soát, bổ sung để thống nhất quy định của Trung ương và phù hợp điều kiện của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển trong các lĩnh vực. Công tác cải cách TTHC, một cửa, một cửa liên thông thực hiện bài bản đã thay đổi cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. Bắc Giang là 1 trong 7 tỉnh đầu tiên đưa Trung tâm phục vụ hành chính công vào hoạt động. Các chỉ số về sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước….
Các kết quả CCHC thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm ngân sách, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, nâng cao cải thiện năng lực cạnh tranh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái cũng cho rằng vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế như các đại biểu đã chỉ ra. Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, tình trạng cán bộ “hành dân, hành doanh nghiệp” vẫn diễn ra, gây cản trở sự phát triển của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, những cán bộ ấy dứt khoát phải xử lý, không thể để thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận một cửa.
Cùng đó, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn do ngân sách hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác CCHC.
Trách nhiệm người đứng đầu và chất lượng cán bộ, công chức là then chốt
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái nhấn mạnh, cùng với cả nước, Bắc Giang đang bước vào giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thách thức. Hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ khiến cho tính cạnh tranh gia tăng, không chỉ cạnh tranh giữa các quốc gia mà giữa các địa phương.
Quan điểm của tỉnh là xác định trong khi các nguồn lực chỉ là hữu hạn, thì việc đẩy mạnh CCHC phải là giải pháp cần đặc biệt quan tâm để tối ưu hóa các nguồn lực. Công tác CCHC phải lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là thước đo để thực hiện. Điều này sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cho biết mục tiêu của CCHC trong giai đoạn tới là hướng đến xây dựng và hoàn thiện nền hành chính nhà nước “phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả”; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt phải khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế hiện nay, cải thiện mạnh mẽ các chỉ số đánh giá cấp tỉnh.
Về nhiệm vụ thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chỉ đạo, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Tỉnh ủy về CCHC, phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Quan tâm nguồn lực để đầu tư cho công tác CCHC đảm bảo có lộ trình và hiệu quả, đặc biệt là hạ tầng CNTT.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhận thức rõ vai trò của CCHC là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, thực hiện đồng bộ quyết liệt, thực chất; đặc biệt phát huy tốt vai trò người đứng đầu các cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu mỗi ngành, địa phương phải lựa chọn đăng ký 1 nhiệm vụ, sáng kiến về CCHC để thực hiện. Đây sẽ là tiêu chí để đánh giá người đứng đầu các đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, muốn CCHC hiệu quả thì vai trò đội ngũ cán bộ, và trách nhiệm người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới tư duy, nhận thức, hành động trong thực thi nhiệm vụ, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Các sở, ngành đưa cán bộ, công chức ra làm việc tại bộ phận một cửa phải có chuyên môn tốt, có văn hóa, đạo đức tốt. Quan tâm ưu tiên bổ nhiệm đội ngũ này sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại bộ phận một cửa.
Các cơ quan thông tin, truyền thông kịp thời tuyên truyền về công tác CCHC, tăng cường tiếp nhận sự phản biện của người dân, doanh nghiệp.
Cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh chung tay với chính quyền để xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đưa Bắc Giang thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp.
Nhân dịp này, 10 tập thể, 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được khen thưởng tại hội nghị.
Thu hút đầu tư Bắc Giang: Tầm nhìn chiến lược - Hành động quyết liệt
Bắc Giang: Hiệu quả từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
Ngày 07/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Để thực hiện tốt chương trình này, ngày 29/6/2018 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của chương trình là phát triển, tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh, trong đó dự kiến đến hết năm 2020 phát triển ít nhất 03 sản phẩm OCOP đạt hạng 05 sao cấp quốc gia (dự kiến Vải thiều Lục Ngạn; Mỳ Chũ và Gà đồi Yên Thế); Đồng thời củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn thăm gian hàng sản phẩm OCOP tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2019 |
Để đảm bảo thực hiện đúng các nội dung theo chu trình OCOP thường niên, ngay từ đầu năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đến UBND các huyện, thành phố tiến hành đăng ký sản phẩm tham gia chương trình. Tiến hành rà soát, đánh giá sơ bộ các sản phẩm đăng ký tham gia để có kế hoạch tư vấn phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Theo đó, năm 2019, UBND các huyện, thành phố đã lựa chọn, đăng ký 62 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tập trung vào các sản phẩm đã có nhưng chưa hoàn thiện. Lục Ngạn lựa chọn sản phẩm mỳ gạo Chũ, các sản phẩm cây ăn quả, giấm các loại...; Sơn Động là các sản phẩm mật ong, nấm, rượu men lá...; Yên Thế lựa chọn các sản phẩm chè xanh Bản Ven, gà đồi Yên Thế, rượu men lá Lộc Sơn...; Lục Nam lựa chọn sản phẩm nhãn, chè hoa vàng,...
Hầu hết các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng năm 2019 của tỉnh được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, có mã số mã vạch và được ký kết tiêu thụ với các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử… Kết quả đánh giá, phân hạng năm 2019, tỉnh Bắc Giang có 46 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 15 sản phẩm hạng 4 sao và 31 sản phẩm hạng 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP của các đơn vị được tham gia các chương trình hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng, các nhà phân phối, các đại lý trong và ngoài tỉnh. Nhiều đơn vị, chủ thể sản xuất tham gia đã ký được hợp đồng phân phối với các siêu thị, đại lý và các nhà phân phối. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia hội chợ cũng đã có cơ hội để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các sản phẩm cùng loại của các tỉnh, tìm hiểu yêu cầu của các nhà phân phối để từu đó làm cơ sở hoàn thiện và phát triển sản phẩm của đơn vị.
Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2019 |
Cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho chủ thể sản xuất và cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP các cấp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm và tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP; triển khai các hoạt động thực hiện chu trình OCOP,... Đặc biệt là hỗ trợ sản phẩm đăng ký tham gia OCOP năm 2019 chưa đạt tiêu chí OCOP tiếp tục tham gia năm 2020 và các sản phẩm mới tham gia OCOP năm 2020; hỗ trợ củng cố và nâng cấp các sản phẩm đạt 3 - 4 sao năm 2019 tham gia nâng hạng sao; Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hỗ trợ quản lý nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, làm cho người dân và các chủ thể thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và nhãn mác, bao bì đóng gói đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm 2019, trong năm 2020, tỉnh chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 975/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng thời tạo tiền đề cho công tác xây dựng Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 của tỉnh. Theo Kế hoạch số 4130/KH-UBND ngày 19/11/2019 của UBND tỉnh Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2020”, UBND tỉnh yêu cầu: các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mối địa phương; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Khách hàng Đại lục “đảo lộn” chứng khoán Hồng Kông
Cuộc đua săn quỹ đất của doanh nghiệp bất động sản
Nhiều doanh nghiệp địa ốc dồn hàng nghìn tỷ đồng tranh thủ thu gom các khu đất khủng chuẩn bị cho những năm tới.
Trong 6 tháng qua, các công ty bất động sản có động thái thâu tóm quỹ đất rầm rộ hoặc chuẩn bị dòng tiền khủng để săn tìm dự án, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hưng Thịnh Group vừa thâu tóm một quỹ đất có diện tích hơn 1.000 ha tại tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, từ cuối năm 2019 doanh nghiệp này cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng mua lại nhiều dự án tại Bình Định, trong đó có dự án khu đô thị biển quy mô lên đến hơn 1.000 ha.
Trong khi đó, dù đang nắm tổng quỹ đất 681 ha khắp các tỉnh thành, Nam Long vẫn dành 2.000 tỷ đồng mỗi năm để săn thêm đất. Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long, ông Nguyễn Xuân Quang cho biết, hiện doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để mở rộng quỹ đất. Công ty tận dụng thời điểm và cơ hội để cân nhắc mua thêm đất sau Covid-19 trong bối cảnh nhiều đơn vị vướng pháp lý và áp lực tài chính buộc phải xả hàng để giải quyết khó khăn.
Mục tiêu thu mua của doanh nghiệp này là quỹ đất phải có quy mô lớn và vị trí thuộc các tỉnh, thành phố vệ tinh hoặc tọa lạc tại cửa ngõ của các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thậm chí vươn ra cả phía Bắc. Doanh nghiệp thống nhất mỗi năm dành 2.000 tỷ đồng mua thêm đất để chuẩn bị nguồn cung dự án cho những năm tới.
Một đại gia địa ốc khác là Danh Khôi Group đang tiến hành thương vụ mua lại quỹ đất vàng tại TP Đà Nẵng. Tập đoàn này cũng vừa ký kết với Công ty bất động sản Phát Đạt để mua sỉ và phát triển dự án phức hợp tại Bình Dương.
Còn Công ty An Gia tuy chỉ chân ướt chân ráo niêm yết lên sàn chứng khoán chưa đầy một năm cũng công bố tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 6 về tham vọng mở rộng quỹ đất. Doanh nghiệp cho rằng đây là "thời điểm vàng" để đi mua dự án. Năm 2020, An Gia dự kiến dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng để thu gom quỹ đất. Hiện có 2 quỹ đất 30 ha tại Long An, 30 ha tại Bình Chánh (TP HCM), doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô theo hướng tiến xa dần. Một mặt vẫn chọn thị trường chính là TP HCM, mặt khác vươn ra các tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai), Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...
Trên thực tế, còn rất nhiều thương vụ thâu tóm quỹ đất chưa được công bố do còn trong vòng đàm phán, phải bảo mật thông tin. Theo đánh giá của Savills Việt Nam, các hoạt động M&A tài sản bất động sản, trong đó có quỹ đất trong những tháng đầu năm 2020 diễn ra sôi động do tác động của Covid-19 và nhiều khả năng các thương vụ sẽ tăng lên thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land xác nhận các doanh nghiệp có động thái mua bán sáp nhập và săn quỹ đất khá nhộn nhịp trong 6 tháng đầu năm. Tâm lý chung hiện nay doanh nghiệp nào cũng tranh thủ thu mua vì lo chậm chân không còn đất giá tốt, vuột mất vị trí đẹp. Đây có thể là do tác động của Covid-19 khiến một số doanh nghiệp khó khăn, tạo ra cơ hội cho các ông lớn có dòng tiền chớp thời cơ gom đất.
CEO Đại Phúc Land phân tích, bất động sản là lĩnh vực đầu tư dài hạn nhanh cũng phải 3-5 năm, dài cũng trên dưới 10 năm hoặc lâu hơn. Trong đó, việc chuẩn bị quỹ đất là yếu tố đầu tiên quan trọng và ngày càng khó do quỹ đất ngày một khan hiếm và giá cả đền bù tăng. Chính vì vậy các trong chiến lược phát triển của mình các doanh nghiệp phải dành ra dòng tiền lớn để chuẩn bị quỹ đất trong dài hạn, để chủ động trong kế hoạch triển khai của mình. "Doanh nghiệp nào có quỹ đất tốt, doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về sau", bà Hương đánh giá.
Bà Hương cũng chỉ ra những mặt trái của cuộc đua săn quỹ đất. Đầu tiên, đó là dòng tiền khủng bị chôn vào Doanh nghiệp phải chấp nhận tình trạng cất tiền vào những tài sản cực lớn trong khi chưa xác định được bao lâu có thể hiện thực hóa lợi nhuận.Tuy nhiên theo quan điểm của chuyên gia này, cuộc đua săn quỹ đất không phải là thảm đỏ trải hoa hồng, đằng sau đó còn có rất nhiều thách thức và đây chỉ là sân chơi của những doanh nghiệp có dòng tiền khỏe mạnh (trường vốn). Điều này đòi hỏi kế hoạch phát triển quỹ đất phải song hành với quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị với định hướng phát triển cân bằng, bền vững nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Kế đến, càng để lâu chi phí đầu vào sẽ càng gia tăng, trong đó chiếm tỷ trọng cao là gánh nặng lãi vay (chi phí tài chính). Sau khi gom quỹ đất bước tiếp theo là triển khai thủ tục pháp lý dự án cũng là cả chặng đường gian nan không hẹn ngày về đích. "Quỹ đất lớn là một lợi thế vượt trội so với các đối thủ nhưng nếu không khai thác được để ra thành phẩm bán hàng, lợi thế này sẽ biến thành gánh nặng tồn kho, chôn vốn. Đây là rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho doanh nghiệp", bà Hương khuyến cáo.