Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Những điểm check-in đẹp tại Huế

Ngoài Kinh thành Huế, du khách có thể check-in chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, rừng ngập mặn Rú Chá... khi du lịch cố đô.
Chùa Thiên Mụ
Loạt ảnh Huế của tác giả Nguyễn Đức Huy xử lý theo tông màu hoài cổ, được nhiều người khen đẹp, nên thơ và cổ kính. Trong đó, chùa Thiên Mụ là điểm check-in của nhiều du khách.
Công trình nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, nổi bật với tháp Phước Duyên với chiều cao 21 m, gồm 7 tầng. Trước cổng chùa tấp nập thuyền du lịch, tán cây phủ bóng một góc sông.
Nghênh Lương Đình - công trình Triều Nguyễn xuất hiện trên mặt sau tờ 50.000 đồng.
Nghênh Lương Đình - công trình Triều Nguyễn xuất hiện trên mặt sau tờ 50.000 đồng - nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852). Đây là nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng.
Lăng Minh Mạng.
Lăng Minh Mạng thu hút du khách với khung cảnh đẹp như tranh, yên tĩnh. Công trình xây dựng từ năm 1840, hoàn thành năm 1843, tạo điểm nhấn với kiến trúc cân bằng, đối xứng. 
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định cách trung tâm thành phố Huế 10 km về phía tây nam, là công trình nổi bật nhất trong tất cả lăng tẩm ở Huế. Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1920, 11 năm sau mới hoàn thành, vật liệu xây dựng chủ yếu được chuyển từ Pháp.
Gốc phượng =dưới chân cầu Trường Tiền ở bờ Nam sông Hương là nơi lý tưởng để ghi lại những góc ảnh đẹp hoặc ngắm sông nước hữu tình, cảnh sắc nên thơ.
Gốc phượng dưới chân cầu Trường Tiền ở bờ Nam sông Hương là nơi lý tưởng để ghi lại những góc ảnh đẹp hoặc ngắm sông nước hữu tình, cảnh sắc nên thơ.
Góc bàng tạo khung cảnh lãng mạn bên bờ Bắc dòng Hương.
Góc bàng tạo khung cảnh lãng mạn bên bờ Bắc dòng sông Hương.
Nhiều du khách thích ngồi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương. Phía sau là cầu đường sắt Bạch hổ và cầu Dã Viên.
Nhiều du khách thích ngồi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương. Phía sau là cầu đường sắt Bạch hổ và cầu Dã Viên.
Cung đường uốn lượn ở đồi Vọng Cảnh thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, người trẻ hẹn hò và tình nhân chụp ảnh cưới. Những hàng thông xanh hai bên đường phủ bóng mát, mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ.
Cung đường uốn lượn ở đồi Vọng Cảnh thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, người trẻ hẹn hò và tình nhân chụp ảnh cưới. Những hàng thông xanh hai bên đường phủ bóng mát, mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ.
Công viên giải trí Hồ Thủy Tiên
Nhiều du khách nhận xét khu vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên đẹp bí ẩn, như "pha trộn truyện cổ tích với phim kinh dị". Hồ Thủy Tiên càng nổi tiếng hơn trong mắt những người thích xê dịch khi xuất hiện trên tờ Dailymail, Lonelyplanet... Nơi đây tọa lạc ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km. 
Cây cô đơn trong phim Mắt biếc.
"Cây cô đơn" trong phim "Mắt biếc" - nơi ghi dấu tuổi thơ đẹp của nhân vật Ngạn và Hà Lan - nằm ở làng Hà Cảng (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền). Gốc cổ thụ vốn là cây vông đồng (tên khác là ngô đồng, mã đâu, bã đậu...) có 45 năm tuổi, là nơi nghỉ mát của người dân trong làng mỗi trưa hè làm đồng. Nhờ thành công của phim, nơi đây trở thành điểm check-in của nhiều người bản địa lẫn du khách.
Rừng ngập mặn Rú Chá
Rú Chá - rừng ngập mặn nguyên sinh trên phá Tam Giang, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà - qua góc ảnh của photo Nguyễn Đức Huy mang nét hoài cổ, đẹp hoang sơ. 
Trên Facebook, Instagram và Twitter, nhiều người trẻ tại Huế chia sẻ nhiều góc ảnh đẹp tại quán cà phê tọa lạc tại tầng ba trên con phố sầm uất Nguyễn Khuyến. Đa số người trẻ chọn quán cà phê này là góc sống ảo, Paris giữa lòng Huế. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn view nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - công trình kiến trúc lâu đời, đồ sộ và nổi tiếng cố đô.
Trên Facebook, Instagram và Twitter, nhiều người trẻ tại Huế chia sẻ nhiều góc ảnh đẹp tại quán cà phê tọa lạc tại tầng ba trên con phố sầm uất Nguyễn Khuyến. Đa số người trẻ gọi quán cà phê này là "góc sống ảo", "Paris giữa lòng Huế". Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn view nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - công trình kiến trúc lâu đời, đồ sộ và nổi tiếng cố đô.

Lý do tàu điện ngầm Tokyo tuyệt nhất thế giới

Tàu điện ngầm của Tokyo sạch sẽ, hiệu quả và dễ dàng giúp khách xác định phương hướng ngay cả khi không biết đọc hay viết tiếng Nhật.
Trong chuyến du lịch đầu tiên đến Tokyo, Martha Sorren, cây bút của Insider, đi tàu điện ngầm từ sân bay Haneda về khách sạn ở Shibuya mà không hề gặp khó khăn gì. Dưới đây là trải nghiệm của cô.
Martha đánh giá đường tàu điện ngầm, hoạt động từ năm 1927, có gần 100 năm để đạt đến độ hoàn hảo - một khách du lịch có thể đi lại hiệu quả bằng phương tiện này. Ảnh: Green and Turquoise.
Martha đánh giá đường tàu điện ngầm, hoạt động từ năm 1927, có gần 100 năm để đạt đến độ hoàn hảo - một khách du lịch có thể đi lại hiệu quả bằng phương tiện này. Ảnh: Green and Turquoise.
Thẻ thông minh
Martha chọn Pasmo, thẻ thông minh cho phép cô di chuyển tự do giữa các làn tàu điện ngầm của các đơn vị khác nhau, hay đi xe buýt trong thành phố. Cô bỏ ra 500 yen (khoảng 110.000 đồng) để mua thẻ Pasmo mới, nhưng hoàn toàn có thể lấy lại tiền thừa khi trả lại thẻ vào cuối chuyến du lịch.
Hành khách có thể nạp tiền ở bất kỳ kiosk tại nhà ga nào, chỉ cần quẹt thẻ tại lối vào hoặc ra. Giá vé tính theo khoảng cách giữa các nhà ga, miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, miễn là không quá hai trẻ đi cùng một người lớn. Trẻ từ 6 đến 11 tuổi tính giá bằng một nửa người lớn.
Đúng giờ
Lịch trình chặt chẽ là một niềm tự hào với hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo. Nếu Google Maps thông báo con tàu Martha cần lên sẽ đến vào 17h57, cô sẽ không thể nhầm lẫn nó với một chuyến nào khác.
Tàu luôn đúng giờ, hành khách cũng phải có ý thức đúng giờ nếu không muốn bị bỏ lại. Điều này rất khác so với thói quen đi tàu của Martha tại New York, nơi luôn có một chuyến tàu mới mỗi 3 phút. Vì vậy, nếu lỡ, cô có thể lên ngay một chuyến khác.
Du khách có thể sử dụng Wi-Fi miễn phí tại rất nhiều nhà ga tàu điện ngầm để tra cứu bản đồ. Ảnh: Martha Sorren.
Du khách có thể sử dụng Wi-Fi miễn phí tại rất nhiều nhà ga tàu điện ngầm để tra cứu bản đồ. Ảnh: Martha Sorren.
Google Maps chuẩn xác
Điều khiến hành khách bối rối nhất khi đi tàu điện ngầm tại Tokyo chính là có rất nhiều đường tàu chạy qua cùng một nhà ga.
"Bạn phải chú ý đến giờ của tàu theo lịch trình để lên đúng tuyến. Đây là lỗi tôi mắc phải khi từ sân bay vào thành phố. Tôi lên một con tàu cao tốc không dừng ở ga tôi phải xuống. Nhưng lẽ ra tôi có thể tránh điều đó nếu để ý tới con tàu của mình", Martha kể lại.
Vị cứu tinh của cô chính là Google Maps. Chỉ cần hành khách nhập điểm muốn đến, ứng dụng này sẽ hiển thị chính xác giờ tàu đến, đoàn tàu phải lên, và thậm chí chi tiết đến mức dự đoán họ có tìm được chỗ ngồi hay không.
Ngôn ngữ
Ngay cả khi không có ứng dụng bản đồ, hành khách vẫn có thể xác định chuyến tàu cần đi một cách khá dễ dàng. Mọi nhà ga đều có bản đồ ảo song ngữ tiếng Anh - tiếng Nhật. Trên tàu cũng có màn hình điện tử ghi những điểm dừng sắp tới và nhà ga trung chuyển bằng tiếng Anh.
Biển báo dễ hiểu
Với Martha, ga tàu điện ngầm tại New York có thể trở nên hỗn loạn vào giờ cao điểm. Nhưng tại Tokyo, dưới sàn có sẵn chỉ dẫn nơi để khách đứng, và mọi người đều tuân thủ quy định xếp hàng.
Toa dành riêng cho phụ nữ
Dù chưa đi toa tàu dành riêng cho phụ nữ, Martha biết những toa như vậy được thiết kế để sử dụng vào giờ cao điểm buổi sáng. Cô đánh giá cao mô hình này, bởi phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi tàu vào lúc đông đúc. Trẻ nhỏ được phép lên những toa này.
Ghế ưu tiên
Từng toa tàu đều có một khu vực dành riêng cho người già, người khuyết tật và phụ nữ có thai. Khu vực này được đánh dấu bằng màu sơn đỏ dưới sàn, với tay nắm màu vàng cho những hành khách đứng.
Giá để đồ giúp hành khách đi lại thuận lợi giữa lối đi, không phải lo lắng đến cảnh chen chúc qua những người đeo balo hay túi xách to. Ảnh: Martha Sorren.
Giá để đồ giúp hành khách đi lại thuận lợi giữa lối đi, không phải lo lắng đến cảnh chen chúc qua những người đeo balo hay túi xách to. Ảnh: Martha Sorren.
Hành khách lịch sự
Dù không có quy định cấm ăn uống, phần lớn hành khách đều tránh làm điều này. Mọi người cũng không gọi điện thoại, bật loa to khi nghe nhạc hay xem video. Không khí trên tàu khá yên tĩnh và thoải mái với Martha.

'Xóa bỏ chế độ viên chức suốt đời'

Từ 1/7, viên chức sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn, "xoá bỏ suy nghĩ cứ vào được nhà nước là ổn định hoàn toàn", theo đại diện Bộ Nội vụ.
Hôm nay (1/7), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực. VnExpress trao đổi với ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Công chức Viên chức (Bộ Nội vụ) về những điểm mới của Luật này.

Ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Công chức Viên chức, Bộ Nội vụ. Ảnh: Hoàng Thuỳ

- Theo quy định của luật thì từ hôm nay không còn cơ chế viên chức suốt đời. Điều này sẽ tác động như thế nào, thưa ông?

- Từ 1/7, viên chức - những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ ký hợp đồng lao động với thời hạn 12 tháng đến 60 tháng, không còn hợp đồng vô thời hạn. Thay đổi này xuất phát từ tư tưởng cứ có chỗ trong đơn vị sự nghiệp công lậpchắc chân, không có động lực phấn đấu trong công việc cũng như phát huy sáng tạo để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội.
Mỗi người được tuyển sẽ phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ vì nếu không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sẽ phải nhường cơ hội cho người nhiệt huyết hơn. Quy định này cũng xoá bỏ suy nghĩ vào được nhà nước là ổn định mãi mãi. Đây cũng là giải pháp chọn lọc tự nhiên để xã hội ngày càng được hưởng những dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
Tuy nhiên, để tránh việc viên chức được ký trong thời gian quá ngắn (quy định cũ là từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), luật sửa đổi đã nâng thời gian ký hợp đồng lên tối đa 5 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối để viên chức chứng tỏ năng lực, và cũng bảo đảm sự ổn định tương đối.
Nhằm hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu có thể xảy ra trên thực tế, luật cũng quy định, nếu đơn vị sự nghiệp còn nhu cầu, vị trí việc làm, viên chức nào được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và không vi phạm thì người sử dụng lao động phải ký lại hợp đồng với những người này mà không được phép tuyển dụng mới.
Số lượng viên chức hiện nay rất đông, khoảng 1 triệu người, nên để đảm bảo sự ổn định, luật cũng quy định những người được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vẫn được ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Có ý kiến cho rằng không còn viên chức suốt đời thì Nhà nước sẽ khó thu hút người tài. Ông nghĩ sao?
- Đề án cải cách tiền lương đang được thực hiện, thu nhập của công chức, viên chức sẽ tăng lên. Bên cạnh đó các đơn vị sự nghiệp công lập được khuyến khích tự chủ, tự cân đối nên sẽ có chính sách thu hút, giữ chân người giỏi.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nếu để cạnh tranh về tiền lương giữa khu vực công và khu vực tư, thì khu vực công không thể đáp ứng được vì tiền lương và các chế độ khác phải theo quy định chung của pháp luật. Vì vậy, nếu chỉ so về chế độ chính sách thì rất khó. Ở đây phải xuất phát từ cả 2 phía. Một mặt nhà nước có chế độ thu hút, đãi ngộ và có cơ chế để họ thể hiện được tài năng; mặt khác người có tài năng cũng đồng thời phải có nhiệt huyết công hiến cho xã hội, phục vụ công việc chung của đất nước, chứ nếu chỉ xuất phát từ một phía và cứ cân đong đo đếm thì không thể gặp nhau được. Và tôi thấy thực sự nhiều người giỏi không quá nặng chuyện thu nhập, vấn đề là phải đặt họ vào đúng vị trí, trao cho họ cơ hội để họ thực sự thể hiện được tài năng của mình.
Về cơ chế chính sách, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã bổ sung những người thuộc diện xét tuyển. Nếu như trước đây chỉ có cơ chế tuyển dụng đặc biệt với người cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay mở rộng xét tuyển với cả người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Tỷ lệ xét tuyển, thi tuyển được minh bạch ngay trong kế hoạch tuyển dụng hàng năm của cơ quan, tổ chức để người dự thi nắm được thông tin, đưa ra lựa chọn tốt nhất.
- Nếu vì mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ thực thi công vụ, tại sao chỉ bỏ viên chức suốt đờikhông bỏ công chức suốt đời?
- Công chức là người thực thi các hoạt động công vụ, không chỉ đòi hỏi năng lực, sự tận tụy mà còn cả tính liên tục để bảo đảm các hoạt động hành chính được thông suốt. Dù vậy, công chức cũng không có nghĩa là ổn định suốt đời mà chúng tôi vẫn có cơ chế để đào thải những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Công chức, viên chức hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc. Nhưng phải thừa nhận thời gian qua việc đánh giá còn nể nang, cảm tính nên chế tài chưa đem lại hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung Luật lần này cũng nhằm mục đích giải quyết tồn tại này trong công tác đánh giá để làm sao công tác đánh giá thực chấtcó ý nghĩa hơn.
- Việc đánh giá cán bộ sẽ thay đổi thế nào để tránh nể nang, cảm tính và không còn hiện tượng "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực", thưa ông?
- Trong luật sửa đổi, bổ sung, chúng tôi đã sửa cụm từ "phân loại đánh giá" thành "xếp loại chất lượng" và bỏ mức đánh giá "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực". Thay đổi này nhằm bảo đảm công tác đánh giá của cơ quan nhà nước liên thông với đánh giá đảng viên; đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn là rất ít trường hợp đánh giá ở mức này.
Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức phải gắn với vị trí việc làm thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và không cao hơn mức xếp loại của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Kết quả này được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến người được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ này công tác.
Luật giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan quản lý công chức đưa ra các tiêu chí đánh giá, ngoài đánh giá bắt buộc hàng năm, trước khi bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, người đứng đầu có thể quy định đánh giá theo tuần, quý, tháng. Quan trọng nhất trong đánh giá làm sao xuất phát từ công việc chung, không phải để tình trạng soi xét, mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Một điểm rất quan trọng trong xếp loại, đánh giá là về các tiêu chí, điều kiện đối với mức xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, theo đó phải có sáng kiến, giải pháp được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Ý tưởng của quy định này là cụ thể hóa tiêu chí phải có kết quả, sản phẩm cụ thể và ở một góc độ nào đó là tốt. Tuy nhiên trong thực tế việc triển khai còn hình thức. Có những sáng kiến thực sự không xứng tầm một "sáng kiến", nhưng vẫn được coi là căn cứ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời, công chức là những người thực thi pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao nên không thể lấy tiêu chí sáng kiến để áp vào tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Điều quan trọng nhất để đánh giá một công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải là sự suy tôn của tập thể và sự công nhận của lãnh đạo đối với công việc mà người đó thực hiện. Vấn đề này chúng tôi cũng đang xin ý kiến thành viên Chính phủ, căn cứ vào kết quả lấy ý kiến sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
- Luật sửa đổi cũng quy định xử lý kỷ luật cán bộ đã về hưu bị phát hiện có vi phạm. Ý nghĩa của quy định này như thế nào?
- Theo quy định, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm trong thời gian công tác thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hoặc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Việc xử lý kỷ luật này gắn với hệ quả pháp lý tương ứng của vi phạm. Cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1/7 cũng bị xử lý theo Luật này.
Từ năm 2016 đến nay, hàng loạt lãnh đạo dù đã nghỉ hưu vẫn bị kỷ luật cách các chức vụ trong Đảng và xóa tư cách chức vụ hành chính từng đảm nhiệm. Quy định này là phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính tương thích với quy định của Đảng về kỷ luật cán bộ sai phạm, khắc phục tình trạng một số cán bộ có tư tưởng "hạ cánh an toàn".
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Quốc hội thông qua tháng 11/2019. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt 15 tỷ USD năm nay

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này có thể vượt 15 tỷ USD, theo dự đoán của VECOM.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2020 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa công bố cho biết, năm 2019 tốc độ tăng trưởng ngành thương mại điện tử đạt trên 32%. Cả giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%.
Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Một góc giao diện bán đồ công nghệ của một ứng dụng thương mại điện tử. Ảnh: Thanh Ngô.
Cơ hội của thị thường nội địa
Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 4/2020, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, thương mại nội địa và quốc tế gián đoạn. Tuy nhiên, theo VECOM, thương mại điện tử có thể phát triển lạc quan nhờ hai tín hiệu.
Trước hết, đại dịch là chất xúc tác làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Người Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển mạnh sang kênh mua sắm trực tuyến.
Kế đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này gần như giữ nguyên được đội ngũ nhân sự trong ba tháng cao điểm của dịch. Hầu hết sẽ tăng nhân sự trong nửa năm còn lại. Họ cũng hiểu rõ cơ hội mới từ cộng đồng mua sắm đông hơn và tin tưởng hơn vào kênh mua sắm trực tuyến. 
Xu hướng tại Việt Nam nằm trong diễn biến chung của khu vực. Visa cho biết, tại châu Á - Thái Bình Dương, 41% người tiêu dùng thực hiện hơn 5 giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử trong vòng 3 tháng qua.
"Thương mại khắp châu Á – Thái Bình Dương chuyển dịch mạnh sang kỹ thuật số trong giai đoạn dịch. Từ việc ngày càng có nhiều người đặt nhu yếu phẩm trực tuyến, đến người dùng tìm kiếm những phương thức thanh toán bảo mật, không tiếp xúc tại quầy" ông Chris Clark, Chủ tịch Visa khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói.
Bán hàng xuyên biên giới rộng mở
"Covid-19 đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế", báo cáo công bố gần đây bởi WTO, nhận định.
Hàng hóa bán qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới trên nền tảng Amazon được vận chuyển lên một máy bay. Ảnh: AGS.
Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á, Australia và New Zealand đánh giá, trong đại dịch, kênh trực tuyến là một trong những phương thức an toàn nhất để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm. "Tôi tin rằng việc chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai dài hạn", vị này nói.
Tại Mỹ, tần suất mua sắm trực tuyến tăng 14% đối với mọi danh mục hàng hóa và dịch vụ, theo báo cáo của McKinsey & Company. Các khảo sát được thực hiện gần đây tại những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Singapore, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng khẳng định họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến ngay cả khi đại dịch đã kết thúc. Nhà bán hàng Việt Nam có cơ hội trong đó.
Quyết định số 431 của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát giao dịch và tăng tốc độ thông quan hàng hóa, cùng với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, theo ông Bernard Tay sẽ "củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào sự phát triển vượt bậc trong tương lai của ngành thương mại điện tử xuyên biên giới".
Trong lúc Amazon cho biết vẫn thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn và đào tạo trực tuyến cho nhà bán hàng thì Alibaba.com đang thông báo tìm thêm đại lý ủy quyền tại Việt Nam. 
Năng lực nắm bắt cơ hội
Tính đến năm 2019, theo khảo sát của VECOM, 42% doanh nghiệp được hỏi đã xây dựng website, giảm nhẹ so với tỷ lệ 44% vào năm 2018. Tuy nhiên, 39% cho biết có bán hàng trên các mạng xã hội (tăng 3%); 17% có kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử, tăng 5% và là tỷ lệ cao nhất trong 5 năm gần đây.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng trực tuyến. Nguồn và đồ họa: VECOM.

Trong đó, mạng xã hội được đánh giá là công cụ hiệu quả nhất để bán hàng trực tuyến, với 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao. Tiếp đó là hiệu quả bán hàng thông qua website của doanh nghiệp (26%), ứng dụng di động (20%) và qua sàn thương mại điện tử (19%).
Tuy nhiên, VECOM chỉ ra rằng, vẫn còn trên dưới 30% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin.
Ông Bernard Tay thì cho rằng, đã có nhiều nhà bán hàng vượt qua đại dịch thành công. "Nhưng để đạt được thành công bền vững hơn, họ cần có một tư duy toàn cầu, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm để nhận được sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế", ông nói.

Bà Nguyễn Thị Như Loan bế tắc với dự án Phước Kiển

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai nói không biết dự án sẽ về đâu khi còn một tháng nữa hết hạn được chấp thuận đầu tư, có thể phải làm thủ tục lại từ đầu.
Chiều 30/6, bà Nguyễn Thị Như Loan chia sẻ với nhà đầu tư "nỗi đau" dai dẳng cả thập niên từ dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM, tại đại hội cổ đông thường niên 2020 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Mặc dù từng được kỳ vọng sẽ mang về cho công ty doanh thu giai đoạn 2011 – 2016 trên 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 7.000 tỷ đồng, song đến nay ngót 10 năm, dự án quy mô 91,6 ha vẫn chỉ là giấc mơ dang dở và bà Loan thừa nhận thủ tục pháp lý càng gỡ càng rối.
"Dự án Phước Kiển như đứa con tôi nuôi từ nhỏ mong nó trưởng thành, pháp lý có 7 bước đã làm xong 5 bước theo tuần tự", bà Loan kể và cho hay quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án được phê duyệt từ tháng 4/2017. Cũng trong năm này, dự án đã được chấp thuận đầu tư có thời hạn là 3 năm, nhưng 1 tháng nữa chấp thuận đầu tư hết hiệu lực.
Tháng 2, UBND TP HCM đã họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Bà Loan cho hay sau cuộc họp này, Quốc Cường Gia Lai được sắp xếp thời gian để gặp các sở ngành tìm hướng xử lý. Nhưng tình hình hiện tại Sở Xây dựng nói có thể giao đất còn Sở Tài nguyên Môi trường nói không, công ty không biết làm gì cho đúng. Sau đó, doanh nghiệp được tư vấn hướng giải quyết là hủy chấp thuận đầu tư trước khi hết hạn để tiến hành làm thủ tục quay lại từ đầu.
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Công ty Quốc Cường Gia Lai. Ảnh: V.L

Đối tác đã rót 2.282 tỷ đồng vì dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng dự án vẫn không xong. "Công ty khổ tâm với đối tác, khổ tâm với ngân hàng vì không ai dám cho vay. Tôi bế tắc, không biết đi về đâu với dự án Phước Kiển", bà Loan thừa nhận.
Pháp lý đã rối, tình hình đền bù giải phóng mặt bằng dự án Phước Kiển càng khó khăn hơn. Năm 2015 doanh nghiệp đền bù 80%, theo quy định còn 20% Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện dự án còn 3ha đất bế tắc không cách nào thỏa thuận đền bù vì chủ đất còn lại không hợp tác. Mặt khác, muốn đền bù theo mức giá thị trường hiện nay cần phải huy động được 2.000-2.500 tỷ đồng nữa.
"Tôi mong muốn thực hiện dự án này có chết cũng mãn nguyện nhưng bây giờ đi gõ cửa cầu cứu khắp nơi không ai gỡ vướng mắc này được đành lực bất tòng tâm, cố gắng chờ đợi", Chủ tịch QCG nói.
Do đặc thù thị trường địa ốc TP HCM khó khăn vướng mắc về pháp lý kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, cộng thêm Covid-19 tác động tiêu cực đến sức mua bất động sản, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2020 ở mức thận trọng với mục tiêu 900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng.
Đây là mục tiêu thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch năm 2019 nên bà Loan cũng bị cổ đông trách móc về hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu kém dần. "Tôi thừa nhận doanh thu thụt lùi, bản thân tôi cũng thấy xấu hổ khi đưa ra kế hoạch cao nhưng năm nào cũng không làm được. Vì vậy năm 2020 tôi muốn đặt kế hoạch khả thi, có thể thực hiện được", bà Loan tiếp nhận lời phê bình của cổ đông.
Năm 2019, doanh thu và thu nhập khác của công ty đạt 953 tỷ đồng, chỉ đạt 68,67% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là tình hình kinh doanh không đạt được như kỳ vọng, và lượng sản phẩm bàn giao trong năm không đạt kế hoạch đề ra. Doanh thu giảm, dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm về mức 78,3 tỷ đồng, chỉ đạt 39,15% kế hoạch đề ra, đồng thời lợi nhuận sau thuế khá khiêm tốn, chỉ đạt 58,49 tỷ đồng.

Vinhomes bán nhà trực tuyến thu hút 500.000 người theo dõi

Sàn bán hàng trực tuyến của Vinhomes thu hút nửa triệu lượt theo dõi, hơn 50% số lượng căn hộ trong giỏ hàng được đặt mua qua website sau một tiếng.

Mới đây, Vinhomes vừa tổ chức mở bán dự án theo hình thức livestream và đặt hàng trực tiếp trên website online.vinhomes.vn. Sự kiện xác lập kỷ lục giao dịch tại công ty khi hai tòa căn hộ S1.08S1.07 tại Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) lần lượt bán hết 50% và hơn 60% số lượng căn mỗi tòa trong 60 phút mở bán. Tỷ lệ tương tác trực tuyến đạt tới 500.000 lượt trên các nền tảng.

"Điều này cho thấy mức độ quan tâm tích cực của người dùng với mô hình mua bán bất động sản công nghệ", đại diện Vinhomes nhận định. Vị này cho biết thêm, các buổi livestream bán hàng trực tuyến khác cũng thường thu hút hàng nghìn người theo dõi.

Giao diện sàn giao dịch bất động sản trực tuyến của Vinhomes.

Mô hình giao dịch bất động sản trực tuyến trên sàn online.vinhomes.vn do Vinhomes triển khai thí điểm tại 3 dự án lớn ở Hà Nội, gồm Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Symphony. Theo đại diện Vinhomes, sàn giao dịch thu hút lượng giao dịch ấn tượng dù mới ra mắt.

Ra mắt vào tháng 4, website này được Vinhomes đặt mục tiêu trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, đón đầu xu hướng bất động sản công nghệ. Với công nghệ 4.0, nền tảng cho phép khách hàng lựa chọn nhà, đặt cọc và hoàn tất thủ tục thanh toán mọi lúc, mọi nơi với máy tính hoặc smartphone.
Người mua nhà có thể tìm hiểu, đặt mua với máy tính hoặc smartphone, không cần đến văn phòng giao dịch.

Theo đại diện Vinhomes, sức hút của hình thức giao dịch bất động sản này đến ưu điểm tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm. Khách hàng tại Việt Nam và cả nước ngoài chỉ cần có kết nối Internet đều có thể lựa chọn mua nhà tại các dự án của Vinhomes, không cần đến văn phòng giao dịch thực hiện các thủ tục mua bán. Tất cả chính sách bán hàng của từng dự án và giá bán sẽ được công bố chính xác, minh bạch với mức giá ưu đãi từ chủ đầu tư.
Dự án Vinhomes Ocean Park.

Bất động sản công nghệ hay còn gọi là proptech (property technology) bao gồm các hoạt động mua bán trên digital, những nền tảng đầu tư và dịch vụ cho thuê mới.

Với lượng người dùng Internet thuộc top đầu trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của bất động sản công nghệ. Trong bối cảnh các chủ đầu tư bất động sản đầu ngành đang thực hiện chiến lược chuyển đổi số, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và tỷ lệ người dùng thiết bị điện tử lớn, giao dịch mua nhà online được dự đoán sẽ là xu hướng tất yếu tại Việt Nam.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Bữa cơm ấm áp cùng người Sán Dìu giữa đất vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Đại diện Kusto: Khó khăn vừa qua là giai đoạn chuyển mình cần thiết để đưa Coteccons vào quỹ đạo mới, dung hoà lợi ích các bên!

Đại diện Kusto: Khó khăn vừa qua là giai đoạn chuyển mình cần thiết để đưa Coteccons vào quỹ đạo mới, dung hoà lợi ích các bên!

"Để có thể phát triển bền vững, Coteccons buộc phải áp dụng những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất, đó chính là vị trí và trách nhiệm giữa HĐQT, ban điều hành được phân định một cách rõ ràng, chính trực và có đạo đức, không có mâu thuẫn lợi ích, đánh giá một cách chính xác hiệu suất, cuối cùng là quản lý rủi ro một cách hiệu quả", đại diện Kusto nói.

Trong tư cách là đại diện của cổ đông lớn Kusto đồng thời là thành viên mới của HĐQT Coteccons, ông Bolat Duisenov phân trần thời gian vừa qua là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử Coteccons. Với Kusto và nhiều cổ đông khác, đó là giai đoạn chuyển mình cần thiết để đưa Công ty vào quỹ đạo phát triển mới, vì lợi ích chung của tất cả các cán bộ công nhân viên, cổ đông, khách hàng và cho cả thị trường.
"Để có thể phát triển bền vững, Coteccons buộc phải áp dụng những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt nhất, đó chính là vị trí và trách nhiệm giữa HĐQT, ban điều hành được phân định một cách rõ ràng, chính trực và có đạo đức, không có mâu thuẫn lợi ích, đánh giá một cách chính xác hiệu suấtcuối cùng là quản lý rủi ro một cách hiệu quả", đại diện Kusto nói.
Đến nay, HĐQT Coteccons đã đạt được những bước tiến quan trọng nhằm giải quyết những quan ngại về quản trị doanh nghiệp và sẽ có thực hiện mọi biện pháp cần thiết vì lợi ích tốt nhất của Coteccons, các cán bộ công nhân viên, cổ đông, khách hàng để ổn định tại Coteccons. Bên cạnh những thay đổi cần thiết trên con đường nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp, theo đại diện Kusto, Coteccons có những lợi thế từ bề dày uy tín, nguồn lực tài chính dồi dào.
Ông Bolat Duisenov gửi lời cảm ơn Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương, người có vai trò chủ chốt để đưa Coteccons tới các thành tựu hôm nay và vì ông đã chủ động thực hiện những thay đổi cần thiết trong thời điểm vô cùng quan trọng này.
"Tôi cũng xin nhân cơ hội này nhắc lại cam kết sâu sắc của Kusto đối với Coteccons", vị này nhấn mạnh. Trong đó, thời gian qua có nhiều lời ra tiếng vào rằng Kusto muốn đi sâu vào quản lý tại Coteccons, ông Bolat Duisenov cam đoan Kusto không có ý đồ gì khác ngoài việc muốn Công ty phát triển hơn nữa.
"Tôi tin rằng với ý chí và sự đồng lòng của tất cả chúng ta, Coteccons sẽ không chỉ là thương hiệu quốc gia của Việt Nam, mà sẽ còn trở thành là một thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng", tân Thành viên HĐQT kết lời.
Nhìn lại, xung đột nhiều năm đến nay đã bắt đầu đạt được thoả thuận ban đầu. Ghi nhận, HĐQT Coteccons chuyển biến lớn với sự rút lui của Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quyết Thắng. Thay thế bổ sung 2 Thành viên HĐQT mới, bao gồm ông Bolat Duisenov – Tổng Giám đốc Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H. Van Hove – Giám đốc điều hành The8th Pte Ltd (The8th).
Đại hội cũng hoãn lại quyết định bãi nhiệm 2 thành viên Ban kiểm soát đối với ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam, nguyên nhân cần thêm thời gian để tìm được ứng viên thay thế phù hợp.
Về phía Chủ tịch Nguyễn Bá Dương, báo cáo với cổ đông về những căng thẳng cao trào trước thềm Đại hội, ông thắng thắn thừa nhận: "Nguyên nhân là do chúng ta không hiểu nhau. Dù bất kỳ lý do nào thì lỗi là do HĐQT, và bản thân tôi nhận phần lỗi về mình, tôi xin lỗi tất cả cổ đông".
Đến nay, ông Dương cho biết đã thay đổi suy nghĩ và hiểu rằng bất kỳ ai bỏ tiền mua Coteccons đều muốn Công ty phát triển. Thị giá CTD hiện đang ở mức thấp so với giá trị sổ sách, và như vậy buột lòng hai bên (ban lãnh đạo và cổ đông lớn Kusto) phải ngồi lại với nhau. Ông Dương cũng nói thêm: "Thời gian tới tôi sẽ mua thêm Coteccons vì điều này là tốt cho Công ty".

Sắc xanh lan tỏa thị trường, VN-Index bứt phá hơn 18 điểm với hàng trăm mã tăng

Thông tin PMI Việt Nam tháng 6 hồi phục mạnh lên 51,1 điểm trong tháng 6, cùng việc một số ngân hàng giảm lãi suất đã tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư.

Phiên giao dịch chiều diễn ra khá tích cực với đà tăng lan tỏa trên toàn thị trường. Thông tin PMI Việt Nam tháng 6 hồi phục mạnh lên 51,1 điểm trong tháng 6, cùng việc một số ngân hàng giảm lãi suất đã tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư.

Ở nhóm Bluechips, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, VRE, VHM, POW, MWG…cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VPB, VCB, MBB, ACB…đồng loạt tăng mạnh kéo theo đà tăng mạnh của thị trường.

Các cổ phiếu chứng khoán SSI, HCM, MBS, SHS, VND, VCI…cũng tăng mạnh với kỳ vọng KQKD quý 2 hồi phục. Trong đó, VCI đóng cửa thậm chí tăng kịch trần.

Đà tăng cũng lan tỏa ra nhóm bất động sản, xây dựng với nhiều mã tăng như CEO, CTD, HBC, DXG, FCN, FLC, HDG, KDH, LDG, PDR, PC1,…và không ít mã trong đó tăng trần. Tương tự, các cổ phiếu khu công nghiệp cũng có phiên giao dịch tích cực với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZC, SZL, SIP, ITA, KBC, D2D…

Các cổ phiếu "họ Viettel" như VGI, CTR, VTK cũng thu hút dòng tiền khá tốt. Kỳ vọng Viettel giảm tỷ lệ sở hữu trong năm 2020 là yếu tố hỗ trợ nhóm cổ phiếu này.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 18,38 điểm (2,23%) lên 843,49 điểm; HNX-Index tăng 1,75% lên 111,69 điểm và UPCom-Index tăng 0,95% lên 56,05 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình thấp với giá trị giao dịch 3 sàn khoảng 5.000 tỷ đồng. Số mã tăng trên 3 sàn là 526 mã, áp đảo hoàn toàn so với 201 mã giảm.
Khối ngoại có phiên giao dịch tích cực khi trở lại mua ròng hơn 100 tỷ đồng, trong đó riêng PLX được mua ròng 175 tỷ đồng.
Dù vậy, trên TTCK, cả 4 HĐTL đóng cửa với basis âm từ 18,22 đến 35,82 điểm cho thấy giới đầu tư vẫn khá thận trọng với xu hướng thị trường lúc này.
=======================================
Phiên giao dịch chiều đang diễn ra khá sôi động. Thông tin PMI Việt Nam tháng 6 hồi phục mạnh lên 51,1 điểm trong tháng 6, cùng việc một số ngân hàng giảm lãi suất đã tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư.
Tại thời điểm 14h, chỉ số VN-Index tăng 15,34 điểm (1,86%) lên 840,45 điểm; HNX-Index tăng 1,47% lên 111,38 điểm và UPCom-Index tăng 0,62% lên 55,87 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì khá tốt với giá trị giao dịch hơn 4.000 tỷ đồng.
=====================================
Sau những phút giằng co đầu phiên sáng, diễn biến thị trường đang trở nên tích cực với sự bứt phá mạnh của nhiều cổ phiếu. Ở nhóm Bluechips, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, VRE, VHM, PNJ, MWG…cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB, VPB, MBB, ACB…đồng loạt bứt phá kéo theo tâm lý hưng phấn lan tỏa trên toàn thị trường.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch tích cực với SSI, HCM, SHS, MBS, VCI…tăng điểm. Tương tự, nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như DXG, FCN, CEO, CTD, HBC, HDG, KDH…trong đó nhiều mã tăng trần như HBC, CTD.
Các cổ phiếu "họ Viettel" như CTR, VGI cũng thu hút dòng tiền khá tốt. Thông tin Viettel giảm tỷ lệ sở hữu tại CTR, VTP, VTK trong năm 2020 có lẽ đang tác động tích cực tới nhóm này.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 9,09 điểm (1,1%) lên 834,2 điểm; HNX-Index tăng 0,92% lên 110,78 điểm và UPCom-Index tăng 0,19% lên 55,63 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng 15 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào DBC, E1VFVN30, VCB…

==================================

Diễn biến tích cực của TTCK Mỹ đêm qua đã mang đến sự khởi sắc cho thị trường trong nước trong những phút mở cửa và có lúc VN-Index vượt mốc 830 điểm. Tuy vậy, tâm lý thị trường nhìn chung vẫn khá "yếu" sau chuỗi phiên điều chỉnh liên tiếp gần đây, cùng với lo ngại mùa báo cáo KQKD quý 2 không mấy suôn sẻ khiến đà tăng mau chóng "hạ nhiệt".

Với nhóm Bluechips, FPT, GAS, HPG, MSN, VIC, VRE, PNJ, VHM, CTD đang là những cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý. Trong đó, CTD tăng kịch trần sau khi diễn ra ĐHCĐ hôm qua với lời xin lỗi vì để xảy ra những mâu thuẫn từ Chủ tịch Nguyễn Bá Dương.

Ở chiều ngược lại, VCB, EIB, VJC, HDB, DCM giảm điểm là những cổ phiếu kìm hãm đà bứt phá của thị trường.

Nhóm khu công nghiệp giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng điểm như NTC, GVR, PHR, DPR, SZL, VRG…

Tại thời điểm 9h55’, chỉ số VN-Index tăng 3,46 điểm (0,42%) lên 828,57 điểm; trong khi HNX-Index giảm 0,12% xuống 109,63 điểm và UPCom-Index giảm 0,05% xuống 55,49 điểm. Thanh khoản thị trường đạt gần 1.500 tỷ đồng.

230 triệu đi shopping ở Singapore!!!