Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Bài học khởi nghiệp cho các “nhà đầu tư mạo hiểm”

Cách đây ít ngày, vụ ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế bị một công ty luật đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu USD, khiến dư luận bất ngờ.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, đây được xem như bài học cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp cố tình tô vẽ các dự án thật hào nhoáng để thu hút vốn.
Chị Nguyễn Thanh Lan, chủ của một vườn lan công nghiệp tại Lâm Đồng cho biết, vợ chồng chị chính thức chuyển gia đình từ TPHCM lên Lâm Đồng sinh sống cách nay khoảng 2 năm. Trước đó, đôi vợ chồng trẻ này cũng đã bén duyên với lan một thời gian dài. Mặc dù lương của cả hai dao động từ 50-60 triệu đồng/tháng, nhưng cặp đôi vẫn dứt áo ra đi, chuyên tâm cho nghề trồng lan.
Trong suốt thời gian đi làm, vợ chồng chị Lan đã tích lũy được một số vốn, cộng với huy động thêm từ bạn bè, người thân nên cả hai quyết tâm lập nghiệp. “Trước đây mình chỉ cung cấp lan giống, chuyển giao công nghệ cho bà con trong nước. Nay vợ chồng mình tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Tác động của dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến đầu ra, nhưng mình không quá lo, bởi các mối tiêu thụ trong nước vẫn ổn. Hiện tại, mình đang tập trung cho đầu tư công nghệ, mở rộng vườn… Mặc dù đây mới là giai đoạn đầu của khởi nghiệp ở môi trường mới, nhưng mình thấy rằng thu nhập từ nghề này mang lại tốt hơn so với mức lương kỹ sư trước đây của hai vợ chồng. Dự án do hai vợ chồng làm ra, đến với bạn hàng bằng hình ảnh chân thật để có được lòng tin”, chị Lan tâm sự.
Gần 20 năm khởi nghiệp và trụ vững trên thương trường, ông Nguyễn Văn Thảo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn xanh (TRIBAT), tổng kết, người trẻ muốn khởi nghiệp không thể nôn nóng và chụp giựt. Bởi vì, trường hợp các bạn trẻ chỉ “vẽ” dự án, “thổi” lên cho hào nhoáng để thu hút đầu tư, nhưng lại thiếu trải nghiệm thì sớm muộn gì các nhà đầu tư cũng sẽ biết. Lý thuyết và thực tế chênh nhau nhiều. Mà doanh nghiệp trẻ bao giờ cũng thiếu nguồn lực, kể cả nhân lực và tài lực. Thêm nữa, trong kinh doanh cần đảm bảo 3 yếu tố chính, gồm: quản trị, có đầu óc về kinh doanh, am hiểu chuyên môn; nhưng doanh nghiệp trẻ thường bị khuyết một trong các yếu tố này. “Năm 2001, bên mình mới thành lập công ty chuyên về đất sạch trồng cây và thị trường lúc này khá hiếm. Mình đam mê công việc, nhận thấy đây là cơ hội. Từ quy mô nhỏ đi lên, đến nay mình đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm”, ông Nguyễn Văn Thảo thông tin.
TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM, cho hay, người Việt Nam quan niệm rằng, không có gì thắng được ăn chắc mặc bền, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đối với các doanh nghiệp, tốt từ bên trong vẫn là cách tiếp cận hay nhất, khôn ngoan nhất… Các bạn trẻ nghĩ rằng, tô vẽ cho các dự án khởi nghiệp thật đẹp sau đó thu hút đầu tư là cách làm thông minh, nhưng đó là cách nghĩ nguy hiểm. Ví dụ, cùng mặt hàng là chiếc điện thoại di động, nhưng chiếc có giá cao, được đầu tư chất lượng cả hình thức lẫn nội dung vẫn được khách hàng quan tâm hơn.
Ngược lại, những chiếc giá rẻ, đẹp mã, dùng được vài lần sẽ hỏng, rất ít người để ý. Sản phẩm có sự đầu tư chất xám, bán giá cao, người khác vẫn thích. Các bạn trẻ khởi nghiệp hãy hướng tới những giá trị ổn định, bền vững. Thời gian này, sau giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, giúp mọi người có thời gian nhìn lại cách tiếp cận công nghệ, dịch vụ, các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư mạo hiểm, sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn, thận trọng hơn. “Bài học từ các nhà đầu tư đã thử lửa, đang làm nên tên tuổi hiện nay của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung là những ví dụ điển hình. Lớp trẻ khởi nghiệp sẽ học hỏi được nhiều điều từ chính các anh chị đi trước”, ông Trần Quang Thắng khuyến nghị.
Thời điểm này chính là lúc nhiều người bắt đầu khởi nghiệp để tận dụng cơ hội khi dịch bệnh trên thế giới chưa thực sự kết thúc, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ăn uống, mua sắm… Đây cũng lúc nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực đang “ngồi im”, lặng lẽ quan sát và chờ cơ hội sẽ góp vốn bất cứ lúc nào cho những doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao, mức tín nhiệm tốt. Tuy vậy, yêu cầu được đặt ra sẽ ngày càng khắt khe hơn và chắc chắn không còn đất sống cho những doanh nghiệp ưa “nổ”, làm ăn điên đảo, muốn làm giàu chóng vánh.
Giữa tháng 5, Công ty Luật Hợp danh YKVN đại diện 4 nhà đầu tư nước ngoài đã gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an về việc ông Huy Nhật (sáng lập Công ty Huy Việt Nam, chủ chuỗi nhà hàng Món Huế) lừa đảo chiếm đoạt 25 triệu USD trong dự án bất động sản tại Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các nhà đầu tư tìm hiểu và biết rằng, đây chỉ là dự án không có thực do ông Huy Nhật “vẽ” ra. Trước đó, năm 2018, ông này giới thiệu cho 4 nhà đầu tư nước ngoài (MF, Gifted, Harvest, Fenghe) đầu tư phát triển bất động sản nghỉ dưỡng mang tên Horizon Langco ở Lăng Cô, quy mô sử dụng đất 162ha, với các báo cáo thuyết minh hoành tráng, như: dự án ở nước ngoài, chỉ số lợi nhuận, doanh số bán ra…

Bài học khởi nghiệp cho các “nhà đầu tư mạo hiểm”

Cách đây ít ngày, vụ ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế bị một công ty luật đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu USD, khiến dư luận bất ngờ.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, đây được xem như bài học cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp cố tình tô vẽ các dự án thật hào nhoáng để thu hút vốn.
Chị Nguyễn Thanh Lan, chủ của một vườn lan công nghiệp tại Lâm Đồng cho biết, vợ chồng chị chính thức chuyển gia đình từ TPHCM lên Lâm Đồng sinh sống cách nay khoảng 2 năm. Trước đó, đôi vợ chồng trẻ này cũng đã bén duyên với lan một thời gian dài. Mặc dù lương của cả hai dao động từ 50-60 triệu đồng/tháng, nhưng cặp đôi vẫn dứt áo ra đi, chuyên tâm cho nghề trồng lan.
Trong suốt thời gian đi làm, vợ chồng chị Lan đã tích lũy được một số vốn, cộng với huy động thêm từ bạn bè, người thân nên cả hai quyết tâm lập nghiệp. “Trước đây mình chỉ cung cấp lan giống, chuyển giao công nghệ cho bà con trong nước. Nay vợ chồng mình tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Tác động của dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến đầu ra, nhưng mình không quá lo, bởi các mối tiêu thụ trong nước vẫn ổn. Hiện tại, mình đang tập trung cho đầu tư công nghệ, mở rộng vườn… Mặc dù đây mới là giai đoạn đầu của khởi nghiệp ở môi trường mới, nhưng mình thấy rằng thu nhập từ nghề này mang lại tốt hơn so với mức lương kỹ sư trước đây của hai vợ chồng. Dự án do hai vợ chồng làm ra, đến với bạn hàng bằng hình ảnh chân thật để có được lòng tin”, chị Lan tâm sự.
Gần 20 năm khởi nghiệp và trụ vững trên thương trường, ông Nguyễn Văn Thảo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn xanh (TRIBAT), tổng kết, người trẻ muốn khởi nghiệp không thể nôn nóng và chụp giựt. Bởi vì, trường hợp các bạn trẻ chỉ “vẽ” dự án, “thổi” lên cho hào nhoáng để thu hút đầu tư, nhưng lại thiếu trải nghiệm thì sớm muộn gì các nhà đầu tư cũng sẽ biết. Lý thuyết và thực tế chênh nhau nhiều. Mà doanh nghiệp trẻ bao giờ cũng thiếu nguồn lực, kể cả nhân lực và tài lực. Thêm nữa, trong kinh doanh cần đảm bảo 3 yếu tố chính, gồm: quản trị, có đầu óc về kinh doanh, am hiểu chuyên môn; nhưng doanh nghiệp trẻ thường bị khuyết một trong các yếu tố này. “Năm 2001, bên mình mới thành lập công ty chuyên về đất sạch trồng cây và thị trường lúc này khá hiếm. Mình đam mê công việc, nhận thấy đây là cơ hội. Từ quy mô nhỏ đi lên, đến nay mình đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm”, ông Nguyễn Văn Thảo thông tin.
TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM, cho hay, người Việt Nam quan niệm rằng, không có gì thắng được ăn chắc mặc bền, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Đối với các doanh nghiệp, tốt từ bên trong vẫn là cách tiếp cận hay nhất, khôn ngoan nhất… Các bạn trẻ nghĩ rằng, tô vẽ cho các dự án khởi nghiệp thật đẹp sau đó thu hút đầu tư là cách làm thông minh, nhưng đó là cách nghĩ nguy hiểm. Ví dụ, cùng mặt hàng là chiếc điện thoại di động, nhưng chiếc có giá cao, được đầu tư chất lượng cả hình thức lẫn nội dung vẫn được khách hàng quan tâm hơn.
Ngược lại, những chiếc giá rẻ, đẹp mã, dùng được vài lần sẽ hỏng, rất ít người để ý. Sản phẩm có sự đầu tư chất xám, bán giá cao, người khác vẫn thích. Các bạn trẻ khởi nghiệp hãy hướng tới những giá trị ổn định, bền vững. Thời gian này, sau giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, giúp mọi người có thời gian nhìn lại cách tiếp cận công nghệ, dịch vụ, các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư mạo hiểm, sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn, thận trọng hơn. “Bài học từ các nhà đầu tư đã thử lửa, đang làm nên tên tuổi hiện nay của TPHCM nói riêng, Việt Nam nói chung là những ví dụ điển hình. Lớp trẻ khởi nghiệp sẽ học hỏi được nhiều điều từ chính các anh chị đi trước”, ông Trần Quang Thắng khuyến nghị.
Thời điểm này chính là lúc nhiều người bắt đầu khởi nghiệp để tận dụng cơ hội khi dịch bệnh trên thế giới chưa thực sự kết thúc, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn tăng mạnh, đặc biệt là ăn uống, mua sắm… Đây cũng lúc nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực đang “ngồi im”, lặng lẽ quan sát và chờ cơ hội sẽ góp vốn bất cứ lúc nào cho những doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá cao, mức tín nhiệm tốt. Tuy vậy, yêu cầu được đặt ra sẽ ngày càng khắt khe hơn và chắc chắn không còn đất sống cho những doanh nghiệp ưa “nổ”, làm ăn điên đảo, muốn làm giàu chóng vánh.
Giữa tháng 5, Công ty Luật Hợp danh YKVN đại diện 4 nhà đầu tư nước ngoài đã gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an về việc ông Huy Nhật (sáng lập Công ty Huy Việt Nam, chủ chuỗi nhà hàng Món Huế) lừa đảo chiếm đoạt 25 triệu USD trong dự án bất động sản tại Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các nhà đầu tư tìm hiểu và biết rằng, đây chỉ là dự án không có thực do ông Huy Nhật “vẽ” ra. Trước đó, năm 2018, ông này giới thiệu cho 4 nhà đầu tư nước ngoài (MF, Gifted, Harvest, Fenghe) đầu tư phát triển bất động sản nghỉ dưỡng mang tên Horizon Langco ở Lăng Cô, quy mô sử dụng đất 162ha, với các báo cáo thuyết minh hoành tráng, như: dự án ở nước ngoài, chỉ số lợi nhuận, doanh số bán ra…

Đừng ảo tưởng khi khởi nghiệp

Câu chuyện nhiều sinh viên 'mất tích' vì dính bẫy kinh doanh đa cấp, dưới mác là đội nhóm khởi nghiệp vừa qua, cho thấy nhiều người trẻ quá ảo tưởng khi xem khởi nghiệp là thành công được ngay...

Tham gia các lớp học, hội thảo khởi nghiệp, người trẻ cũng cần cân nhắc và đến những địa điểm uy tín để tránh bẫy lừa đảo đa cấp biến tướng NỮ VƯƠNG
Tham gia các lớp học, hội thảo khởi nghiệp, người trẻ cũng cần cân nhắc và đến những địa điểm uy tín để tránh bẫy lừa đảo đa cấp biến tướng NỮ VƯƠNG

Đừng nghĩ học bơi xong là lao ngay xuống biển

Theo anh Cao Trung Hiếu, sáng lập và điều hành Dân Trí Soft, thời gian qua phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh, ngoài việc mang đến những mặt tích cực, cũng có không ít hệ lụy mà nguyên nhân gốc rễ là do nhận thức sai lệch của một bộ phận bạn trẻ vì thiếu kiến thức, thiếu trải nghiệm.“Câu chuyện sinh viên đồng loạt 'mất tích' khi dính bẫy kinh doanh đa cấp vừa rồi là minh chứng cho việc một số người xấu đã lợi dụng những nhận thức sai lệch, sự cả tin của người trẻ để giăng bẫy lừa đảo với tên gọi rất hợp thời cuộc là nhóm khởi nghiệp”, anh Hiếu phẫn nộ.Anh Trương Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, cho rằng: “Chỉ với việc tham gia một lớp học mang danh khởi nghiệp mà bạn trẻ nghĩ rằng mình có thể thành công, quả thật quá sức ảo tưởng. Hãy thử tưởng tượng bạn vừa học bơi xong là lao ngay xuống biển, bạn bơi được bao lâu thì chìm? Chưa kể những chú cá mập đang há sẵn mồm để sẵn sàng nuốt chửng ngay khi bạn vừa rơi xuống nước. Học bơi và đến khi bơi thành thạo để sống sót giữa đại dương là cả một hành trình, không thể là ngày một ngày hai”.Cũng theo anh Hùng, nếu học xong một lớp về khởi nghiệp không chính danh nào đó, bạn thấy năng lượng và ham muốn được đẩy lên tột cùng. Sự thúc đẩy không thể kiểm soát đó làm cho bạn sẵn sàng lừa dối bố mẹ, người thân và bạn bè để lấy đi bao nhiêu của cải tích góp cả đời nhằm quẳng vào một phi vụ đầu tư siêu lợi nhuận mà không cần làm gì cả. Và rồi, chính các bạn và người thân sẽ phải trả giá.“Hãy ngưng ảo tưởng, thành công không dễ dàng như các bạn nghĩ”, anh Hiếu nói và nhấn mạnh: “Khởi nghiệp chân chính chưa bao giờ thành công dễ dàng. Nếu ai đó hứa với bạn câu chuyện khởi nghiệp thành công dễ dàng thì hãy nhớ ngay câu nói nổi tiếng “miếng pho mát miễn phí chỉ có ở trong bẫy chuột”. Các bạn trẻ đừng để chết vì sự bồng bột, thiếu suy nghĩ”.

Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng

Là một người trẻ từng khởi nghiệp bên Mỹ, sau đó về Việt Nam tiếp tục con đường khởi nghiệp, Kevin Tùng Nguyễn (sáng lập và điều hành ứng dụng tìm việc làm JobHopin.com, gương mặt trẻ dưới 30 tuổi ảnh hưởng tầm châu Á 2019) cũng khẳng định: “Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng và không mang màu hồng”.Tùng kể, trước đây Tùng là 1 trong 2 sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần của Trường ĐH Ohio Wesleyan (Mỹ), toàn bộ học phí đều không phải lo. Nhưng từ năm nhất đại học, Tùng đã đi làm thêm rất nhiều việc, có khi một tuần làm 4 - 5 công việc khác nhau để kiếm tiền. Đến năm thứ 2 đại học, Tùng gặp được người bạn đồng hành và cùng khởi nghiệp làm dự án về ứng dụng phần mềm chụp hình điện thoại. Sau đó, Tùng bán công ty với số tiền khá lớn.“Mới học năm 2, từ anh chàng bồi bàn, làm đủ mọi việc để kiếm tiền, bỗng dưng lại bán được dự án với rất nhiều tiền. Khi đó, còn trẻ tuổi nên tôi có phần kiêu ngạo, cứ nghĩ làm gì mà tiêu hết được số tiền này. Thế rồi tôi lao vào làm dự án khác, hai công ty tiếp theo đều thất bại. Dự án thứ 2 thất bại là do quá kiêu ngạo, cứ nghĩ rằng mình có đủ số tiền xoay sở, nhưng mới bắt đầu 6 tháng đã hết sạch tiền”, Tùng nhớ lại.Lúc đó, Tùng nhận ra về công nghệ thì có thể tự học, nhưng để hiểu về tài chính, kinh tế thì phải quay lại trường tiếp tục trau dồi.“Chính thời gian học tập tại trường đã giúp tôi vững vàng hơn về kỹ năng, lấp đầy những lỗ hổng kiến thức. Nếu bạn đã có cơ hội để được học tại một trường đại học tốt, đừng phí hoài thời gian trên giảng đường. Trường học chính là chiếc nôi tri thức mà bạn nên tận dụng khai thác, đây sẽ là những kiến thức nền, giúp bạn bước vào đời một cách thông minh và vững vàng nhất”, Tùng nhắn gửi.
Học khởi nghiệp ở đâu an toàn ?Theo anh Trương Thanh Hùng, nếu muốn học về khởi nghiệp và nhận được những nguồn lực hỗ trợ trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cách dễ nhất là bạn trẻ hãy liên hệ sở khoa học - công nghệ tỉnh/thành phố. Đây là đơn vị đầu mối điều phối các hoạt động về khởi nghiệp tại địa phương. Đối với một số tỉnh, thành đã hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp thì sẽ có trung tâm hỗ trợ. Ví dụ ở Hà Nội có Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, ở TP.Đà Nẵng có Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Đà Nẵng, TP.HCM có Saigon Innovation Hub. Bên cạnh đó, nhiều trường ĐH cũng đã hình thành các đơn vị hỗ trợ sinh viên...

Tuổi trẻ xã Yên Phú thi đua khởi nghiệp sáng tạo

Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Yên Phú (Lạc Sơn) luôn sôi nổi, nhiệt huyết hưởng ứng phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Qua đó đã hình thành các mô hình kinh tế đem lại thu nhập khá. Từng bước tạo được sự đổi mới trong tư duy, nhận thức, thể hiện khát vọng làm giàu của ĐVTN trên chính mảnh đất quê hương.

 Mô hình chăn nuôi lợn của anh Bùi Phương Đông, xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) phát triển hiệu quả, đem lại thu nhập khá
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Bùi Phương Đông, xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) phát triển hiệu quả, đem lại thu nhập khá
Đoàn xã Yên Phú hiện có 208 ĐVTN, sinh hoạt tại 10 chi hội. Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn phát triển rộng khắp, tạo sức lan tỏa trong ĐVTN. Đoàn xã đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích ĐVTN tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế địa phương về địa hình tự nhiên bằng phẳng, tiếp giáp với trung tâm huyện, đường giao thông thuận tiện để vận chuyển, giao thương hàng hóa. Theo thống kê, toàn xã đã chuyển đổi 30 ha đất vườn tạp sang trồng cây ăn quả có múi, trong đó có 15 ha do ĐVTN làm chủ. 4 trang trại chăn nuôi tổng hợp phát triển hiệu quả, quy mô tổng đàn đạt trên 1.000 con/trang trại, chủ yếu là gà, vịt, lợn… Qua rà soát, toàn xã hiện có 10 ĐVTN làm kinh tế tiêu biểu, với mức thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm.
Đến thăm gia đình anh Bùi Phương Đông ở xóm Trắng Đồi, một trong những ĐVTN tiêu biểu, sáng tạo trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay, anh Đông là chủ cơ sở chăn nuôi với quy mô chuồng trại khoảng 100 m2. Tổng đàn lợn duy trì trên 30 con lợn thịt, có 4 con lợn nái. Năm 2019, gia đình anh Đông xuất ra thị trường 7 - 8 tấn thịt lợn, tổng thu ước đạt gần 400 triệu đồng. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt 150 - 200 triệu đồng. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, gia đình anh Đông đã cung cấp cho tư thương trên 2 tấn thịt lợn với giá 75.000 đồng/kg.  
Đưa chúng tôi thăm quan chuồng nuôi, anh Đông chia sẻ: "Khởi nghiệp mô hình chăn nuôi lợn từ năm 2015, tuy nhiên, giai đoạn 2016 - 2017 giá lợn lao dốc, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Để vượt qua giai đoạn này, tôi đã sử dụng nguồn vốn tích lũy và vay mượn người thân để duy trì đàn. Bên cạnh đó, Đoàn xã cũng hỗ trợ vay vốn 10 triệu đồng để trang trải các chi phí trong chăn nuôi, tạo điều kiện tối  đa cho ĐVTN được tập huấn, tiếp thu tiến bộ KHKT để nâng cao chất lượng sản phẩm”.
Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng ĐVTN trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo, hàng năm, Đoàn xã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức từ 3 - 4 buổi tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi. Nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện nhằm tạo điều kiện cho ĐVTN được tiếp cận nguồn vốn theo quy định. Tính đến hết quý I/2020, tổng dư nợ ước đạt trên 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ĐVTN được tham gia các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm do Huyện Đoàn phối hợp tổ chức. Ngoài ra, Đoàn xã kết nối với các tổ chức, cá nhân xây dựng ý tưởng mô hình "Du lịch tâm linh và sinh thái kết hợp với chăn nuôi cá lồng” khi dự án hồ Cánh Tạng đi vào hoạt động. Qua đó tạo việc làm, thu hút ĐVTN tham gia phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 
Đồng chí Bùi Văn Tiệp, Bí thư Đoàn xã Yên Phú cho biết: "Phong trào đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp sáng tạo được triển khai từ năm 2017, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, tạo sức lan tỏa trong ĐVTN trên địa bàn. Hiện nay, Đoàn xã tiếp tục khuyến khích ĐVTN xây dựng các mô hình kinh tế mới, vừa đem lại thu nhập cao, đồng thời góp phần giải quyết nguồn lao động địa phương. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ về ý tưởng khởi nghiệp, vốn, chuyển giao KHKT. Qua đó, tạo điều kiện tối đa hỗ trợ thanh niên trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Rủi ro khi khởi nghiệp

Không ít bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cao đẳng - đại học luôn ôm giấc mộng “tự làm chủ lấy mình”, khởi nghiệp gần như là chủ đề được người trẻ rất quan tâm. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp vì mong muốn khởi nghiệp và tạo dựng cơ ngơi nhanh chóng, nhiều bạn trẻ đang hiểu nhầm và sai cách khi khởi nghiệp.

Để tránh rủi ro khi khởi nghiệp, bạn trẻ cần dành thời gian tích lũy kinh nghiệm ở lĩnh vực mong muốn
Để tránh rủi ro khi khởi nghiệp, bạn trẻ cần dành thời gian tích lũy kinh nghiệm ở lĩnh vực mong muốn
Khởi nghiệp trái ngành
Vài năm qua, khởi nghiệp không chỉ là vấn đề được giới trẻ quan tâm mà đây còn là xu hướng được quốc gia chú trọng với nhiều chương trình, nguồn vốn hỗ trợ các đề án, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên có không ít những lý thuyết “màu hồng” về chuyện khởi nghiệp, “làm chủ lấy mình” được rao giảng trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, sách dạy làm giàu… khiến không ít bạn trẻ lầm tưởng về chuyện khởi nghiệp và nhanh chóng trở thành “ông này bà nọ”.
Tốt nghiệp chuyên ngành an toàn thực phẩm nhưng ra trường lại trở thành nhân viên môi giới bất động sản, Nguyễn Thành Vinh (27 tuổi, ngụ quận Tân Bình) quyết trụ lại với công việc này, vì tiền hoa hồng cho mỗi căn hộ môi giới thành công khá cao. Vinh quyết định học thêm các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh doanh bất động sản, cùng với việc bán thành công 2 căn hộ liên tục, Vinh được lên vị trí trưởng phòng. Sau khi lấy vợ, dùng hết số tiền dành dụm được cùng tiền mừng cưới, 2 vợ chồng Vinh mở sàn giao dịch riêng với quyết tâm khởi nghiệp, tạo dựng văn phòng kinh doanh riêng. Không đầy 1 năm mở sàn, vợ chồng Vinh phải trả văn phòng và chịu lỗ vốn.
“Tiền thuê văn phòng, nhân viên, chi phí sinh hoạt hơn 300 triệu đồng coi như mất sạch, còn thêm vài chục triệu nợ bạn bè nữa. Ban đầu, mở ra rồi làm trưởng chi nhánh thấy ham lắm, thất bại rồi mới biết vì tôi không có nhiều kinh nghiệm, cũng không có nguồn vốn hỗ trợ, nên kinh doanh không thành. Muốn khởi nghiệp hay làm tốt công việc thì mình phải có kiến thức bài bản, chứ không thể chụp giật nhất thời được”, Vinh chia sẻ.
Học ngành ngữ văn nhưng chọn công việc kinh doanh tiệm hoa, Nguyễn Văn Phụng (26 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) chia sẻ: “Từ năm 2 học đại học, tôi có tham gia thêm lớp học chuyên về SEO nên ra trường rất tự tin để khởi nghiệp với việc mở tiệm hoa”. Hơn 6 tháng mở tiệm và tích cực SEO trên khắp các cổng tìm kiếm, mạng xã hội nhưng cửa tiệm vẫn không mấy thu hút khách, lỗ vốn Phụng đành dẹp tiệm.
Phụng kể: “Nhiều thứ tiền phải chi để mở cửa hàng và tôi cũng không có nhiều kiến thức kinh doanh nên mỗi bó hoa bán ra cũng không lời lãi bao nhiêu, chưa kể phí giao hàng. Ế rồi lỗ vốn nên tôi dẹp tiệm về quê một thời gian để phụ giúp gia đình”.
Niềm tin mù mờ
Đi làm được 2 năm sau khi tốt nghiệp, nhảy việc 2 lần vì nhiều bất hòa với đồng nghiệp khiến Huỳnh Liên (25 tuổi, nhân viên kế toán, ngụ quận 8) chán nản và tìm cách khởi nghiệp để có thể tự làm chủ. Được bạn bè giới thiệu một chuyên gia đầu tư chứng khoán, Liên dùng hết tiền tiết kiệm và mượn thêm của gia đình để đầu tư, dù bản thân chỉ hiểu lờ mờ về chứng khoán. Thời gian đầu gặt hái lợi nhuận khá tốt từ đây, khiến Liên tin tưởng và đầu tư thêm. Khoảng 4 tháng sau bắt đầu thua lỗ, liên lạc lại với người cố vấn, Liên tá hỏa.
“Khi tôi gọi điện thoại thì không liên lạc được, liên lạc qua mạng xã hội thì người ta đã sang nước ngoài, không còn theo dõi thị trường nữa. Tôi nhanh chóng bán hết cổ phiếu, thu được bao nhiêu thì thu nhưng vẫn lỗ nhiều. Khoản tiền mượn tạm của ba mẹ, tôi phải tìm việc khác làm, cày hơn gần 2 năm mới trả hết cho gia đình”, Liên kể.
Sau những bất đồng khi làm việc nhóm ở công ty, chán công việc bàn giấy, văn phòng, Minh Thư (26 tuổi, nhân viên đồ họa, ngụ quận Gò Vấp) lên ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh riêng. Thư đầu tư 2 xe bánh mì và cà phê mang đi bán vào buổi sáng; sau 3 tháng thì rút lại còn 1 xe và không đầy 1 năm thì nghỉ hẳn.
Thư chia sẻ: “Tôi lên kế hoạch phát triển thương hiệu thành một chuỗi bánh mì và cà phê rải khắp TP. Bản thân tôi không có kinh nghiệm buôn bán, mở ra chỉ thấy cực hơn mà tiền lời mỗi ngày cũng không bao nhiêu. Tôi dẹp luôn 2 xe bánh mì và tìm việc ở công ty khác theo chuyên ngành đã học”.
Nhiều khóa học về khởi nghiệp hiện được giới thiệu khắp các diễn đàn online và mạng xã hội. Những lời giới thiệu như “tô hồng” chuyện khởi sự kinh doanh khiến không ít bạn trẻ chạy theo, như: khởi nghiệp online vốn 500.000 đồng lãi mỗi tháng 100 triệu đồng; khởi nghiệp vài triệu lời vài trăm triệu; khởi nghiệp hôm nay, ông chủ ngày mai… 
Khởi nghiệp là một tinh thần đáng hoan nghênh và khích lệ ở người trẻ, tuy nhiên mọi thứ cần có một kế hoạch cụ thể và kiến thức chuyên môn bài bản. Người trẻ không thể vội vàng chạy theo đám đông, mở một xe bánh mì, cà phê, bỏ vài chục triệu đồng đầu tư chứng khoán hay buôn bán online… rồi gọi đó là khởi nghiệp... 

Khởi nghiệp từ gian bếp nhỏ

Không cần ý tưởng cao xa hay những chiến lược “đao to, búa lớn”, nhưng chị Đinh Thị Hải Yến – Giám đốc Công ty CP thực phẩm Sạch Từ Tâm vẫn khởi nghiệp thành công bằng những món ăn truyền thống ngay tại gian bếp nhỏ của gia đình.

Bắt đầu từ đam mê với căn bếp gia đìnhXuất thân từ một gia đình có truyền thống làm nghề giò chả nổi tiếng của Hà Nội nên chị Hải Yến đã sớm chọn lĩnh vực ẩm thực để khởi nghiệp. Chị Yến chia sẻ, ban đầu chị cũng chỉ làm những món ăn ngon để tặng người thân, bạn bè. Những món ngon thường khiến người thưởng thức nhớ lâu và rỉ tai nhau mua về thưởng thức. Vì thế, tài nghệ nấu ăn của chị ngày càng được nhiều người biết đến hơn.Không dừng lại ở những món quà tặng, mà nhiều người đặt hàng chị thường xuyên để ăn hàng ngày và đem đi biếu tặng. “Xuất phát từ đó, tôi nảy ra ý tưởng sẽ kinh doanh, vừa để thỏa đam mê nấu nướng, vừa để nhiều người có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon” – chị Yến tâm sự.
p/Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sạch Từ Tâm Đinh Thị Hải Yến. Ảnh: Phương Nga
Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sạch Từ Tâm Đinh Thị Hải Yến. Ảnh: Phương Nga
Năm 2016, chị bắt đầu tập trung kinh doanh các thực phẩm chế biến sẵn như: Giò xào, chả cốm, pate, mắm tép chưng thịt, chả cá… Tuy nhiên, việc nấu ăn và kinh doanh lại là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Theo lời kể của chị Yến, những ngày đầu mới đưa sản phẩm ra thị trường, sản phẩm của chị vấp phải sự cạnh tranh của vô vàn nhà cung cấp, trong khi sản phẩm của chị chưa có tên tuổi và giá thành lại đắt hơn do sản xuất thủ công và nguyên liệu sạch. Ngoài ra, sản phẩm không dùng chất bảo quản nên khó bảo quản.Lúc này chị Yến mới ngồi lại và vạch ra hướng đi cụ thể cho những sản phẩm của mình. Chị hướng đến thị trường ngách dành cho khách hàng có thu nhập khá, những người phụ nữ hiện đại, có độ tuổi từ 25 – 55 tuổi vì đây là những người tiêu dùng chính trong các gia đình. Ngoài ra, những người có tư tưởng hiện đại họ sẽ có yêu cầu cao hơn về thực phẩm.Bên cạnh đó, họ cũng cởi mở hơn, tiến bộ hơn trong việc lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn. Để tiếp cận được thị trường này, chị tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch, các điểm bán hàng ở chung cư để ký gửi sản phẩm. Ngoài ra, tham gia các buổi hội chợ do Sở NN&PTNT, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức.Lắng nghe để thấu hiểu thực kháchSau 4 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, chị Yến cho rằng, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm đến những sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, nếu bạn có một sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí mà họ mong muốn thì họ sẽ ủng hộ bạn. Do đó, để bảo đảm chất lượng sản phẩm, chị Yến liên kết với các đơn vị sản xuất cung cấp nguyên liệu, tham gia vào quá trình kiểm soát quá trình sản xuất của họ. Tất cả các nguyên liệu của thực phẩm Sạch Từ Tâm đều truy xuất được nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.Ngoài ra, chị Yến còn tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Từ sự lắng nghe phản hồi của khách hàng, trên cơ sở giữ hương vị truyền thống, chị đã có những cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu. Ví dụ như món giò xào, thường được tận dụng các loại thịt thừa, xỏ lợn, vì thế sản phẩm ăn rất nhiều mỡ, không tốt cho sức khỏe.Thấu hiểu được điều này, thay vì dùng các nguyên liệu cũ, chị chỉ sử dụng phần tai và lưỡi lợn, kết hợp thêm nấm hương, mộc nhĩ rừng, thêm nước mắm cốt để tăng hương vị cho món ăn. Hay với món chả cốm, từ công thức chả cốm truyền thống của người Hà Nội, chị Yến cải tiến thành món chả cốm nếp cái hoa vàng hấp lá sen, kết hợp với ốc quế sạch.Bằng tình yêu với ẩm thực và phương châm kinh doanh "sạch từ tâm", thương hiệu thực phẩm Sạch Từ Tâm của chị Yến đã chiếm được lòng tin của khách hàng. Hiện trung bình mỗi ngày cơ sở cung cấp ra thị trường 60kg thực phẩm chế biến các loại, vào những ngày cao điểm lên tới 4 - 5 tạ/ngày. Chị Yến đang có dự định chế biến đa dạng các sản phẩm hơn, ngoài phục vụ thị trường trong nước, chị cũng mong muốn đưa sản phẩm phục vụ kiều bào nước ngoài.
Với tài nghệ nấu ăn của mình, năm 2019, nghệ nhân Đinh Hải Yến đã nhận được giải thưởng Nghệ nhân quốc gia trong chương trình “Vinh quang trí tuệ bàn tay vàng – tự hào thương hiệu Việt Nam”. Thương hiệu Sạch Từ Tâm cũng có 12 sản phẩm được UBND TP Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 4 sao và 6 sản phẩm 3 sao.

Khởi nghiệp độc đáo với dự án cho mượn ly mang đi

Trong khi một sản phẩm bằng nhựa có thể tái sử dụng rất nhiều lần, nhưng chưa tạo được một hệ thống để tái sử dụng chúng. Từ đó, dự án khởi nghiệp cho mượn ly mang đi ra đời.

Theo Thanh Niên 
Sử dụng hộp đựng bằng bã mía, dùng ống hút giấy thay ống hút nhựa... nhưng Lê Thùy Linh vẫn cho rằng đó chỉ là giải pháp ngắn hạn. Linh đi tìm con đường “giải cứu” rác thải nhựa bằng dự án khởi nghiệp độc đáo: cho mượn ly mang đi.
Mới đây, dự án cho mượn ly mang đi của Linh đã thắng lớn về sáng kiến khởi nghiệp trong cuộc thi “Lối sống carbon thấp tại châu Á - Thái Bình Dương”, nằm trong chương trình về môi trường do Liên Hiệp Quốc tổ chức.
Không muốn có lỗi với… môi trường
Là một cô gái yêu môi trường, Lê Thùy Linh (33 tuổi, TP HCM) từng sang Phần Lan du học, sau đó có 1 năm làm việc và học tập tại Đức. Nhưng rồi cô nàng quyết định về nước với mong muốn làm điều gì đó để giải bài toán môi trường đang nhức nhối hiện nay.
Linh kể có thời gian đi làm tại một hệ thống tưới nước cho sân golf, một lần đi kiểm tra công trường thì thấy mọi người chặt rừng làm sân golf, không chịu được cảnh đó và thấy có lỗi với môi trường nên Linh quyết định nghỉ việc. Cũng từ lúc đó, Linh đã tìm thấy được mối quan tâm thực sự và hướng đi cho mình.
Lê Thùy Linh cùng những chiếc ly trong dự án cho mượn ly mang đi. Ảnh: Nữ Vương
Lê Thùy Linh cùng những chiếc ly trong dự án cho mượn ly mang đi. Ảnh: Nữ Vương
Trước khi đến với dự án cho mượn ly mang đi, Linh từng có một công ty nhỏ chuyên về phân phối hộp đựng thức ăn bằng bã mía. Trong khi làm, Linh nhận ra giá thành của những hộp bã mía khá đắt và chỉ áp dụng được cho các cửa hàng tầm trung, còn các cửa hàng vỉa hè lại rất khó để áp dụng. Thế nhưng, theo nhiều cuộc khảo sát thì 80 - 90% lượng nhựa thải ra lại đến từ những quán nhỏ, nên Linh thấy hộp bã mía chỉ là giải pháp ngắn hạn cho các cửa hàng có đủ khả năng chi trả, còn giải pháp dài hạn thì chưa có.
Theo Linh, tuy sản phẩm làm từ bã mía rất tốt cho môi trường, nhưng để làm ra được một hộp bã mía lại tốn cả một quy trình sản xuất, tiêu hao nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến môi trường và dùng xong lại vứt đi… Trong khi một sản phẩm bằng nhựa có thể tái sử dụng rất nhiều lần, nhưng chưa tạo được một hệ thống để tái sử dụng chúng. Từ đó, dự án khởi nghiệp cho mượn ly mang đi ra đời.
Mong muốn mỗi ngày giảm được 204 tấn nhựa
Thông thường, ở những quán cà phê mang đi, người dùng sẽ nhận ly nhựa dùng một lần và đồng nghĩa với việc dùng xong sẽ vứt đi. Dự án của Linh mang đến cho khách hàng một sự lựa chọn mới để có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Với dự án này, Linh kết hợp với các cửa hàng cà phê, nước uống để cung cấp ly dùng nhiều lần và khách hàng chỉ cần đặt cọc 50.000 đồng là có thể mượn ly mang đi. Sau khi sử dụng, người dùng có thể mang trả lại ở bất kỳ quán nào trong hệ thống và lấy lại tiền đặt cọc.
Đặt vấn đề về tiền đặt cọc cao hơn so với giá trị của một chiếc ly nhựa có thể sẽ là rào cản khiến nhiều người không muốn sử dụng hình thức này, Linh lý giải: “Mọi người sẽ có một chút cản trở về giá đặt cọc, nhưng nếu không đặt cọc thì chắc chắn người dùng sẽ vứt ly đi sau khi dùng xong. Và việc đặt cọc với giá tiền như vậy, khách sẽ tiếc số tiền lớn và nhớ đến việc giữ lại chiếc ly, từ đó sẽ dần hình thành thói quen”.
Ly mà dự án của Linh sử dụng cũng là loại ly độc đáo vì được làm từ bột khoai mì và nhựa. Linh cho biết khi trộn bột khoai mì và nhựa sẽ giảm được lượng nhựa trong sản phẩm. Đặc biệt, khi ly nhựa này bị chôn xuống đất hay chôn lấp tại các bãi rác thì bột khoai mì lên men sẽ phá hủy cấu trúc chắc chắn của nhựa và phân hủy nhựa.
Thời gian đầu, chỉ vừa ra mắt, dự án khởi nghiệp của Linh đã kêu gọi được sự tham gia của 20 quán cà phê, đồ uống tại khu vực Thảo Điền, Q.2 (TP HCM). Thế nhưng, Linh cho biết đó là cả một quá trình khó khăn mà cô đã phải tự xoay xở và tin vào chính mình để có thể đi được đến ngày hôm nay.
“Khó khăn lớn nhất chính là chẳng có ai tin vào dự án mình đang làm. Đến cả việc đi gặp nhà đầu tư mà người ta cũng bảo không tin vào dự án, vì ai cũng nghĩ ý thức của người Việt mình còn kém lắm, ai dùng xong rồi cũng muốn vứt đi cho nhanh. Nhưng mình lại thấy phong trào bảo vệ môi trường của nước mình đang lên rất nhanh. Và không ai tin thì tự mình phải tin vào bản thân trước để thuyết phục được người khác tin mình”, Linh bày tỏ.
Hiện nay, ngoài cung cấp ly cho các quán cà phê, dự án của Linh cũng cung cấp cho những chương trình, sự kiện lớn. Linh kể: “Mình đã từng cung cấp ly tại chương trình ca nhạc 11 ngày ở Phú Quốc cho 15.000 người tham gia và nhờ thế mà họ đã giảm được đến 30.000 ly nhựa dùng một lần. Đối với những chương trình và sự kiện thế này, mình hoàn toàn có thể cho mượn ly miễn phí, dùng xong họ trả lại mình. Vì điều mình mong muốn là nhiều người biết đến dự án và cùng thay đổi thói quen để giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần ra môi trường”.
Sắp tới, Linh dự định sẽ nâng cấp để tất cả mọi quy trình và thủ tục mượn - trả ly đều thông qua ứng dụng, để đỡ vất vả hơn cho những nhân viên ở các quán. Cô chủ trẻ mong muốn thông qua dự án có thể giúp giảm được 204 tấn nhựa từ ngành công nghiệp giao hàng và thực phẩm mang đi hằng ngày.

Công bố thể lệ cuộc thi ''Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp''

Ngày 29-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về thể lệ cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020.

Đây là cuộc thi thường niên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm khích lệ học sinh tăng cường vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đồng thời hình thành các ý tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn đang học.
Tất cả sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm; học sinh các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn cả nước đều có thể tham dự cuộc thi. Học sinh, sinh viên đăng ký tham dự cuộc thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.
Với mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, góp phần tạo sự đột phá, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, căn cứ vào điều kiện và năng lực thực tế, học sinh, sinh viên có thể xây dựng dự án để tham dự cuộc thi ở nhiều lĩnh vực, như: Khoa học công nghệ; công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, y tế; dịch vụ, du lịch; tài chính, ngân hàng...
Bài dự thi được đánh máy trên khổ A4 bằng tiếng Việt có kèm theo bản thuyết minh dự án. Cuộc thi trải qua 5 vòng thi, gồm: Vòng thi cơ sở, vòng bán kết, vòng đào tạo, vòng bình chọn và vòng chung kết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo thông báo cuộc thi đến học sinh, sinh viên của đơn vị; hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên dự thi. Mỗi cơ sở đào tạo, mỗi sở giáo dục và đào tạo lựa chọn 2 dự án tiêu biểu để gửi tham dự vòng bán kết vào trước 12h ngày 15-10-2020. Các dự án sẽ tiếp tục tham dự các vòng thi tiếp theo.
Vòng thi chung kết dự kiến diễn ra trong hai ngày 18 và 19-12-2020 tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Làm sạch thị trường ví điện tử

Trong đó, điều mà giới chuyên môn quan tâm đó là sau quy định xác thực danh tính ví điện tử, thì liệu thị phần cũng như số lượng người dùng mà các đơn vị này công bố có còn bảo toàn? Không loại trừ khả năng, một phần số liệu của các ví điện tử hiện nay là "người dùng ảo" phục vụ mục đích kêu gọi đầu tư, gọi vốn.

Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải rà soát hồ sơ khách hàng mở ví điện tử được mở trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành và thực hiện thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu của khách hàng, xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử theo quy định tại thông tư này trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (tức ngày 7/7/2020).
Sau 6 tháng kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng ví điện tử chưa thực hiện cung cấp đủ hồ sơ mở ví điện tử theo quy định.
Thông tư 23 cũng yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có các quy định và điều khoản về việc đăng ký mở và sử dụng ví điện tử và phải công khai cho khách hàng biết trước khi đăng ký mở ví điện tử.
Cụ thể, thông tin mà chủ sở hữu ví điện tử cần phải cung cấp gồm: ảnh chụp mặt trước và sau chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn cho các đơn vị quản lý ví điện tử để hoàn tất thủ tục xác thực tài khoản.
Dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán phi tiền mặt vẫn có sự tăng trưởng đáng kể trong những tháng đầu năm 2020
Dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán phi tiền mặt vẫn có sự tăng trưởng đáng kể trong những tháng đầu năm 2020
Ngoài những thông tin theo quy định đối với cá nhân và tổ chức như đã nêu ở trên, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử được bổ sung thêm những thông tin khác phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
Việc hoàn tất xác thực thông tin người dùng được cho là nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý trong công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia. Chủ sở hữu ví điện tử có thể giao dịch trở lại sau khi hoàn tất xác thực. Tiền trong ví điện tử được bảo toàn, hoặc dễ dàng rút về tài khoản ngân hàng liên kết bất kỳ lúc nào.
Theo các chuyên gia, Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung không chỉ giúp công tác quản lý các ví điện tử trở nên dễ dàng hơn, mà còn "làm sạch" thị trường vốn rất tiềm năng này sau thời gian dài phát triển nóng.
Trong đó, điều mà giới chuyên môn quan tâm đó là sau quy định xác thực danh tính ví điện tử, thì liệu thị phần cũng như số lượng người dùng mà các đơn vị này công bố có còn bảo toàn? Không loại trừ khả năng, một phần số liệu của các ví điện tử hiện nay là "người dùng ảo" phục vụ mục đích kêu gọi đầu tư, gọi vốn.
Được biết, hiện nay đã có 33 tổ chức tại Việt Nam không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm ví điện tử.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, MomoMoca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử. Từ lâu đây được xem là mảng kinh doanh màu mỡ, nhất là khi xu hướng thanh toán không tiền mặt lên ngôi.
Theo số liệu của NHNN, trong những tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng trên 21% so với 3 tháng đầu năm 2019.
Cũng theo NHNN, xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn.Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, giá trị giao dịch trung bình qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 20 ngày đầu tháng 4/2020 tăng 8,85% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, một khi thanh toán phi tiền mặt gia tăng thì rủi ro cũng sẽ đi kèm, do đó để bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định: Chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở ví diện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
Trước đó, ngay từ đầu tháng 5, các ví điện tử liên tục phát đi các thông báo yêu cầu người dùng cập nhật thông tin nếu muốn sử dụng tiếp. Dù vậy, không ít người còn e dè khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các ứng dụng.
Trong khi đó, phía NHNN thông tin, đối với lo ngại về bảo vệ thông tin cá nhân, NHNN khẳng định rằng các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Luật An toàn thông tin mạng).
Các tổ chức trung gian thanh toán phải tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN).
Ngoài ra, NHNN sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát, cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức trung gian thanh toán thực hiện những biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trung gian thanh toán. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức trung gian thanh toán để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định pháp luật.

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Nhờ việc quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ, tại các địa phương, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm mới cũng đã được hình thành.

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai mạnh mẽ
Những năm qua, Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tiếp tục phát triển. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam nằm trong nhóm 3 Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất ASEAN. Trong 10 tháng đầu năm 2019, lượng vốn thu hút được từ 29 thương vụ có công bố đã là 751 triệu USD. Trong đó, thương vụ lớn nhất thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính có giá trị lên tới 300 triệu USD, đứng thứ nhất trong số các thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính khu vực Đông Nam Á. Quy mô các thương vụ đầu tư lớn ngày càng tăng cho thấy tiềm năng hình thành các kỳ lân mới – các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được định giá trên 1 tỉ USD tại Việt Nam là rất thực tế.
Theo báo cáo từ các địa phương, năm 2019, đã có 13.997 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hoạt động đổi mới công nghệ; có 161 doanh nghiệp được tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ đổi mới công nghệ; có 90 công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng; có 72 hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện với tổng giá trị là 3.650 triệu đồng. Một số dự án tiêu biểu như:Dự án phát triển công nghệ, thiết bị sản xuất gạch không nung tại các địa phương Hải Phòng, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa; cát nghiền từ đá mạt ở Phú Thọ; điện gió, điện năng lượng mặt trời ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu; Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn đã cho ra đời các sản phẩm dầu mỏ tinh chế với dây chuyền công nghệ hiện đại; robot được sử dụng để thay thế lao động phổ thông tại trang trại Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa; công nghệ cảm biến kết nối internet vạn vật Công ty Cổ phần Lam Sơn...
Cùng với việc kiện toàn hệ thống chính sách, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp, các ngành góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Kết quả năm 2019: Có 41 doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) được thành lập; 361 dự án khởi nghiệp nhận được hỗ trợ từ ngân sách; 370 doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp mạo hiểm; 357 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành. 
Có 4 địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (PTTT&DNKHCN) tổ chức ngày hội khởi nghiệp ĐMST ở quy mô cấp vùng (Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng và Cần Thơ) mang lại kết quả rất tốt, đã lựa chọn được nhiều mô hình tham gia Techfest cấp quốc gia.
Theo ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục PTTT&DNKHCN, nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn dần hình thành, hoạt động hiệu quả như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup. vn và Launch. Một số đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp hình thành trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt, thành công mới đây của Abivin cũng đã tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp. Abivin là doanh nghiệp (DN) cung cấp giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo. Ngày 15.7.2019, Abivin đã xuất sắc vượt qua đại diện của 40 quốc gia trên thế giới, giành giải Nhất với giải thưởng trị giá 1 triệu USD tiền đầu tư tại Cuộc thi Khởi nghiệp quốc tế năm 2019...
Khảo sát cho thấy, cả nước hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp ĐMST. Bên cạnh đó, có hơn 40 quỹ đầu tư hoạt động đầu tư mạo hiểm được thành lập như: Câu lạc bộ Hatch Angels của một số nhà đầu tư thiên thần tại Hà Nội; Câu lạc bộ nhà đầu tư thiên thần thuộc câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu tại TP.Hồ Chí Minh; Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KHCN Việt Nam, Quỹ Ươm mầm hành động do các nhà đầu tư người Việt Nam ở nước ngoài khởi xướng...
Lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, các tỉnh, thành phố đã đưa ra rất nhiều chương trình, kế hoạch và quyết định để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST như: Tại Quảng Ninh, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang được lan tỏa rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và nhất là lực lượng thanh niên thể hiện bằng kết quả cụ thể: Thành lập Câu lạc bộ Đầu tư – Khởi nghiệp của tỉnh trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với 50 thành viên; 12/14 địa phương của Quảng Ninh đã thành lập Câu lạc bộ Đầu tư – Khởi nghiệp thuộc Đoàn thanh niên các địa phương với trên 400 thành viên; Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập 7 Câu lạc bộ khởi nghiệp; 3 trường đại học trên địa bàn đều thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp. TP.Hồ Chí Minh: Tuần lễ ĐMST và khởi nghiệp TP.Hồ Chí Minh năm 2019 - WHISE 2019, sự kiện thường niên này do UBND TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì. Tỉnh Bình Dương cũng ban hành Quyết định số 1923/QĐ-UBND về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn, đưa ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 35.000 - 40.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 3%-5% doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh; xây dựng doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững...
Đặc biệt, tháng 12.2019, tại Quảng Ninh, Techfest Việt Nam 2019 đã thể hiện bức tranh tổng thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam thông qua chuỗi các hoạt động hấp dẫn, thu hút 6.000 người đến tham dự, trên 800 doanh nghiệp khởi nghiệp, khoảng 300 nhà đầu tư và quỹ đầu tư quốc tế, 300 doanh nghiệp cùng các tập đoàn kinh tế lớn và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, cùng đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin về sự kiện, với sự có mặt của cộng đồng khởi nghiệp, nhà đầu tư, diễn giả đến từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Không gian tổ chức được chia theo 5 trụ cột với các làng khởi nghiệp, các tiểu ban như: Làng Công nghệ nông nghiệp (AgriTech village); Làng Công nghệ giáo dục (EdTech village); Làng Công nghệ Y tế (MedTech village); Làng Công nghệ du lịch và ẩm thực (Tourism village); Làng Công nghệ tài chính (Fintech village); Làng Công nghệ Thành phố thông minh (SmartCity 4.0 village); Làng Công nghệ nền tảng số (Platform village); Làng Công nghệ Tác động xã hội (Social impact village); Làng Địa phương (Local Pavilion); Làng Quốc tế (International Pavilion); Ban Đào tạo và Kết nối đầu tư (Training and Investmatch); Ban tổ chức chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo”. Bên cạnh đó, Techfest 2019 còn có nhiều hoạt động quan trọng như: Giải Golf Techfest 2019, Cuộc đua trí tuệ nhân tạo và máy học, chuỗi tọa đàm mở về cơ hội cho startups trong các lĩnh vực, các phiên kết nối đầu tư giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp, triển lãm sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới của các làng khởi nghiệp, Lễ tôn vinh tài năng khởi nghiệp sáng tạo Techfest 2019.
Có thể nói, với những hoạt động tương đối sôi nổi, môi trường khởi nghiệp tại các địa phương bắt đầu phát triển, nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã được tổ chức. 
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hồng Quất, hiện vẫn chưa có sự đồng đều giữa các tỉnh, thành phố mà tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, còn lại các địa phương thuộc các tỉnh/thành vùng Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên... mới dừng lại ở mức độ tuyên truyền, tổ chức các hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Các hoạt động kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp giữa tỉnh, thành phố trong khu vực, cũng như giữa các vùng lân cận còn hạn chế.
Để nối gần khoảng cách, ông Phạm Hồng Quất cho biết, với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo được Chính phủ giao, Bộ KHCN đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ủy ban, bộ, ngành, địa phương triển khai các kế hoạch cụ thể để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, cụ thể: Đã hình thành được hành lang pháp lý cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Chuyển giao công nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; các chính sách thí điểm cũng đang được các bộ, ngành tích cực xây dựng, triển khai như: Sandbox trong lĩnh vực fintech, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đưa startup tham gia các chương trình huấn luyện tại nước ngoài...

Hơn 300 sinh viên công nghệ sẽ được đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hơn 300 sinh viên năm thứ ba, năm thứ tư hoặc vừa tốt nghiệp không quá 2 năm trong ngành CNTT tại Hà Nội sẽ được đào tạo để trở thành nhà lập trình trẻ về quản lý sản phẩm, khoa học dữ liệu.

Việc trang bị một nền tảng giáo dục bài bản và nâng cao kỹ năng làm việc cho sinh viên là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Việc trang bị một nền tảng giáo dục bài bản và nâng cao kỹ năng làm việc cho sinh viên là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Đây là chương trình do Facebook phối hợp với Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và CoderSchool phát động, nằm trong trụ cột “Facebook phục vụ Đổi mới Sáng tạo" của chiến dịch “Facebook vì Việt Nam”. Chương trình đào tạo kết hợp so tài dành cho sinh viên ngành công nghệ, hướng tới mục đích trang bị cho các nhà phát triển trẻ những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số.
Chương trình hưởng ứng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Theo đó, Facebook và CoderSchool sẽ cung cấp chương trình đào tạo kéo dài 6 tháng cho các sinh viên năm thứ ba, thứ tư hoặc vừa tốt nghiệp không quá 2 năm trong ngành công nghệ thông tin tại Hà Nội, với mục tiêu đào tạo cho hơn 300 nhà lập trình trẻ về quản lý sản phẩm, khoa học dữ liệu và React Native.
Ngoài các khóa đào tạo, sinh viên tham gia chương trình lần này tại Hà Nội sẽ có cơ hội giải quyết các thách thức kinh doanh thực tế, được đặt ra bởi các đối tác trong ngành. Đồng thời, người tham gia cũng nhận được sự hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm sáng tạo giúp giải quyết các vấn đề thực tế.
Bà Virginia Yang, Giám đốc phụ trách hợp tác nhà phát triển tại Facebook, khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Gần 7.000 thành viên thuộc Developer Circles trên cả nước, cộng đồng các nhà phát triển tại Việt Nam của chúng tôi đang ngày một lớn mạnh, góp phần tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện tầm nhìn quốc gia số”.
Điểm khác biệt lớn nhất của “Thử thách Đổi mới dành cho nhà lập trình Việt Nam” tại Hà Nội năm nay là khóa học dành riêng cho nữ giới #TechbyHer. Với mong muốn tạo sân chơi công bằng cho nữ giới cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào ngành lập trình, #TechbyHer sẽ mở ra cơ hội cho 50 sinh viên nữ năm thứ ba, năm thứ tư và sinh viên mới tốt nghiệp có dưới 2 năm kinh nghiệm, không có nền tảng CNTT, cùng nhau lập các nhóm để xây dựng các Messenger bot.
Hưởng ứng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844), chương trình hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc trang bị một nền tảng giáo dục bài bản và nâng cao kỹ năng làm việc cho sinh viên là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, đặc biệt là với sinh viên công nghệ thông tin.

Cà phê khởi nghiệp tiết lộ bí quyết vượt khủng hoảng do đại dịch Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 thời gian qua được xem là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp - doanh nhân. Không ít người kinh doanh quy mô nhỏ hay lớn đã phải treo biển báo “trả mặt bằng”. Vậy những doanh nghiệp hay các mô hình khởi nghiệp còn trụ lại được, họ đã có những cách làm như thế nào để vượt khủng hoảng?

Tại chương trình cà-phê khởi nghiệp “Chia sẻ để vươn cao” với chủ đề: “Tạo sức mạnh - Vượt qua thách thức trong kinh doanh” do Hội LHPN TPHCM tổ chức, nhiều khách mời tham gia chương trình đã chia sẻ các bí quyết vượt khủng hoảng một cách “ngoạn mục”.
Mở đầu cho chương trình là câu chuyện vượt khủng hoảng của chị Nguyễn Thị Thanh Hương, chủ cà phê Mujo - Coffee & Restaurant (Bình Thạnh, TP.HCM). Đại dịch Covid-19 không ảnh hưởng nhiều đến nhà hàng của chị bởi vì chị đã có kinh nghiệm vượt khủng hoảng từ 13 năm về trước.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương chủ cà phê Mujo - Coffee & Restaurant (Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ tại chương trình.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương chủ cà phê Mujo - Coffee & Restaurant (Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ tại chương trình.
Chị Hương chia sẻ: “Tôi từng làm trợ lý chủ cửa hàng cháo cây thị với mức lương khá cao. Cũng khoảng thời gian đó, tôi dồn tất cả vốn liếng để mở được một chi nhánh cháo cây thị ở huyện Củ Chi, TPHCM. Nhưng làm được 2 năm thì chuỗi cửa hàng bị đóng cửa do chứa chất phụ gia. Tôi bị mất việc. Cửa hàng cháo của tôi cũng mất khách theo. Nhiều chủ cửa hàng cháo cây thị khác như tôi đã bỏ luôn cửa hàng và mất hết vốn liếng.
Lúc đó, tôi đã đổi tên tiệm cháo thành hương thị và tự nấu để bán. Tôi đặc biệt quan tâm về chất lượng. Điểm nhấn của quán là có thêm một khoảng không gian vui chơi cho các bé, phụ huynh có thể mua mang về hoặc ngồi tại quán để cho con ăn. Đúng 1 năm sau, tôi đã phát triển thêm 8 cửa hàng mới. Hiện nay các cửa hàng đó vẫn duy trì ổn định.
Với mô hình kinh doanh cà phê Mujo - Coffee & Restaurant ở TPHCM, khi đại dịch covid-19 xảy ra, tôi không còn quá hoang mang, lo lắng. Ở đây, tôi kinh doanh cà phê kết hợp bán cơm văn phòng và tầng trên làm nhà hàng nhỏ. Tôi đã linh hoạt chuyển sang giao cơm thay vì bán tại chỗ như lúc không có giãn cách. Tôi sử dụng túi nilon tự hủy bằng tinh bột mỳ và ưu tiên các vật liệu thân thiện môi trường. Một ngày tôi bán từ 500-800 phần cơm giao đi với giá 35 nghìn đồng/phần. Bao bì tự hủy vừa sạch sẽ vừa bảo vệ môi trường đã tạo được điểm nhấn trong “mùa giao cơm” do dịch bệnh. Đó là cách để tôi giữ chân khách đến bây giờ”.
Cũng là khách mời chia sẻ tại chương trình, chị Hoàng Thị Mộng Thu, CEO công ty TNHH Hoàng Thu Yến- Kinh doanh yến sào và sữa chua tổ yến Yosanest, cho biết:“Để ổn định được sản phẩm trong mùa dịch quả là không dễ. Trong mùa dịch vừa qua, tôi thường hay dành đi giao hàng với nhân viên. Bởi vì, khi dịch bệnh nếu nhân viên đi giao hàng mà không kỹ càng thì dễ ảnh hưởng đến khách hàng và cả hệ thống công ty. Nhất là với những khách hàng mới mua lần đầu, tôi muốn tận tâm chăm sóc cho khách hàng trước và tạo được thiện cảm. Mình là chủ thì mình đi trước để hiểu được khách hàng. Dòng yến sào trên thị trường có rất nhiều nếu tôi không chăm sóc tốt thì dễ mất khách. Sự khác biệt của sản phẩm nằm ở chất lượng, hình ảnh sản phẩm và cách phục vụ. Tôi tin rằng, khi chăm sóc tốt thì lúc nào khách hàng cũng không quay lưng lại với mình”.
Đối với diễn viên Quỳnh Phượng, chị cũng đã kinh doanh online từ năm 2012 với các sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng thời trang. Trong mùa dịch, công việc chính là diễn viên của chị bị gián đoạn và nghề tay trái đã trở thành nguồn thu nhập chính.
Diễn viên Quỳnh Phượng cho hay: “Khi không có dịch thì tự mình đi tìm nguồn hàng và bảo đảm đó là hàng thật, không có qua trung gian nên giá cả được tốt nhất. Khi có dịch, mình không thể đi lấy hàng. Muốn có hàng thì bắt buộc lấy hàng qua một đơn vị trung gian, giá cả sẽ bị đội lên. Vậy nên mình đã nghĩ ra cách để làm thêm trong mùa dịch. Thời gian rảnh ở nhà thì bán thêm món ăn, những mặt hàng thực phẩm, giải khát để phục vụ mọi người. Thực ra bán tạm thời như vậy thì không có lợi nhuận nhiều nhưng đó cũng là cách để giữ chân khách hàng ở lại với mình. Khách hàng không bỏ đi thói quen tìm kiếm trang của mình để tương tác. Đó là cách chuyển đổi nho nhỏ của mình để giữ được hoạt động kinh doanh về sau”.
Có thể thấy, trong nhiều giải pháp để tồn tại qua mùa dịch là nhiều cửa hàng chuyển dần sang kinh doanh online. Vậy làm sao để kinh doanh online đạt hiệu quả tối ưu sau tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19.
 Chị Võ Thái Thảo, Giám đốc điều hành của Việt Nam Digital 4.0 đã nhấn mạnh tại chương trình: “Kinh doanh hiện nay, nếu phân biệt online và offline thì sẽ khó. Thời đại này kinh doanh áp dụng online hiển nhiên vì có nhiều công cụ hỗ trợ miễn phí. Thế nhưng, theo tôi, chúng ta “Không bao giờ bỏ trứng vào một rổ”. Chúng ta nên phân bổ mỗi mảng một tí, quan tâm cả online và offline. Để phòng trường hợp nếu có một sự cố như đại dịch nào đó lại tiếp tục xảy ra thì mình không bị chới với, dẫn đến tình trạng bị đóng cửa, phá sản… Kinh doanh online tốt thì người khởi nghiệp phải hiểu tâm lý khách hàng và làm rõ sản phẩm kinh doanh của mình. Các chị nên tham gia nhiều lớp học về kinh doanh để lắng nghe những thông tin bổ ích và ứng dụng sao cho hợp lý nhất”./.

Ngày hội khởi nghiệp và hội nhập năm 2020

Đó là chương trình vừa được Hội Sinh viên Trường đại học Đồng Nai và Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 8 (chi nhánh thuộc Tổng công ty Viễn thông Mobifone) phối hợp tổ chức nhằm tạo cơ hội để sinh viên năm cuối được tiếp cận, tìm hiểu sâu về phong trào khởi nghiệp; có thêm kỹ năng và tạo động lực để sinh viên thực hiện ý tưởng khởi nghiệp

Sinh viên Trường đại học Đồng Nai đặt câu hỏi liên quan đến tuyển dụng tại doanh nghiệp
Sinh viên Trường đại học Đồng Nai đặt câu hỏi liên quan đến tuyển dụng tại doanh nghiệp
Tham gia chương trình, các sinh viên năm cuối đang học tập tại các khoa của Trường đại học Đồng Nai đã được nghe đại diện Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 8 chia sẻ về những vấn đề liên quan đến thực tập và tuyển dụng từ thực tế đang diễn ra tại công ty. Đồng thời, sinh viên tham gia ngày hội cũng được trang bị thêm kiến thức cũng như quy trình thủ tục, công tác báo cáo trong quá trình thực tập tốt nghiệp trong thời gian sắp tới.
Được biết, vào ngày 14-6 tới đây, Hội Sinh viên Trường đại học Đồng Nai tiếp tục tổ chức chương trình Talkshow khởi nghiệp và hội nhập. Bên cạnh việc được nghe các diễn giả nói về khởi nghiệp, hội nhập, sinh viên tham gia chương trình sẽ được tham quan và trải nghiệm thực tế tại các gian hàng khởi nghiệp, gian hàng sinh viên 5 tốt, gian hàng CLB khởi nghiệp...