Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Tìm hiểu về đầu tư chứng khoán


Cho tới nay thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã hoạt động được 20 năm và dần trở thành một trong những kênh đầu tư được quan tâm nhất mặc dù thị trường bậc cao này luôn có nhiều biến động. Phần lớn mọi người đều cho rằng đầu tư thị trường chứng khoán (TTCK) cần có nhiều tiền và chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
Đầu tư chứng khoán là gì? Tại sao nên đầu tư vào thị trường chứng khoán?

Như những bài viết trước đã đề cập, chứng khoán là bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức phát hành. Chứng khoán có thể được phân thành: Chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, và chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm và vẫn còn hạn chế về khối lượng giao dịch, nên công cụ đầu tư trên TTCKVN hiện nay chủ yếu vẫn là cổ phiếu và trái phiếu..

So với các kênh đầu tư trên thị trường, TTCK luôn là một kênh tốt, hiệu quả, đem đến nguồn thu nhập thụ động đáng kể cho các nhà đầu tư (NĐT). Do giao dịch qua sàn nên chứng khoán có thanh khoản cao, thu hồi vốn dễ dàng, rủi ro cũng được giảm thiểu thông qua đầu tư vào các DN tăng trưởng ổn định.


Ngoài ra, trên TTCK cũng có nhiều công cụ giúp kiểm soát rủi ro. Đặc biệt, chỉ cần một số tiền nhỏ cũng có thể đầu tư vào TTCK chứ không như đầu tư vào bất động sản. Hơn nữa, chúng ta không cần phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản đầu tư sinh lời như gửi tiết kiệm mà thời gian nắm giữ chứng khoán khá linh hoạt, phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi nhà đầu tư cá nhân.

Thông thường, chứng khoán mang lại hai nguồn thu nhập:
Cổ tức (từ cổ phiếu) được chia cho các cổ đông hoặc Lợi tức (từ trái phiếu).
Lãi vốn: là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán. Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu của công ty A với giá 20.000đ/cổ phiếu, sau 3 tháng, giá cổ phiếu tăng lên và bạn bán ra với giá 28.000đ/cổ phiếu, vậy bạn được hưởng chênh lệch là 8.000đ/cổ phiếu.

Tuy nhiên, bạn chỉ thu được khoản thu nhập trên khi lựa chọn đúng mã chứng khoán để đầu tư. Công ty càng lớn, kinh doanh càng phát đạt thì khoản lợi nhuận bạn có thể nhận được càng cao. Ngược lại, nếu công ty kinh doanh thất bạị, bạn không những không được hưởng lợi nhuận mà khả năng bán ra chứng khoán thấp, không lấy lại được khoản vốn đã bỏ ra. Vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn công ty để đầu tư.
Thiết lập các bước đầu tư chứng khoán hiệu quả:
Bước 1: Đặt mục tiêu

Đặt câu hỏi động cơ nào khiến bạn muốn đầu tư vào chứng khoán. Bạn muốn kiếm một khoản tiền trong tương lai gần để mua nhà, mua xe? Hay bạn đang xây dựng một ngân quỹ cho kế hoạch nghỉ hưu?

Cố gắng xác định số tiền cụ thể bạn cần cho mục tiêu của mình. Ví dụ, để mua nhà, bạn cần số tiền khoáng 2- 3 tỷ trong tương lai gần, nhưng đối với kế hoạch nghỉ hưu thì bạn sẽ cần số tiền lớn hơn nhưng trong tương lai xa. Đặt ra mục tiêu đầu tư sẽ giúp bạn xác định mức độ ưu tiên cũng như thời gian đầu tư cụ thể.
Bước 2: Xác định khung thời gian

Từ mục tiêu đầu tư, bạn sẽ xác định được thời gian cần duy trì các khoản đầu tư đó. Thời gian đầu tư càng lâu thì xác suất lợi nhuận dương càng lớn.

Nếu mục tiêu của bạn là có tiền mua nhà trong hai năm tới thì khung thời gian đầu tư tương đối ngắn. Nếu bạn đầu tư để có tiền nghỉ hưu sau 30 năm nữa thì khung thời gian đầu tư dài hơn nhiều.
Bước 3: Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn

Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Mức độ chấp nhận rủi ro là giới hạn rủi ro mà bạn sẵn sàng chịu hay nói cách khác là bạn sẵn sàng chịu mất bao nhiêu tiền nếu có điều không may xảy ra? Thường thì khả năng chấp nhận rủi ro càng lớn thì mức lợi nhuận kỳ vọng càng cao, nhưng song song đó là nguy cơ tổn thất lớn hơn. Một trong những nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư là tránh tổn thất nếu được. Đừng chấp nhận rủi ro đầu tư khi việc đó là không cần thiết.
Bước 4: Xác định chiến thuật, xu hướng đầu tư chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn hoạt động theo những xu hướng nhất định, và nếu biết nắm bắt những xu hướng này, bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư thành công.

Xu hướng đầu tư dài hạn: 
Mang tính chiến lược lâu dài, có thể kéo dài từ 5 năm đến 20 năm, thậm chí là cả đời. Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh sinh lời từ công ty đầu tư chứ không phải lợi nhuận từ ăn chênh lệch giá như đầu tư ngắn hạn. Hầu hết những nhà đầu tư dài hạn là những cổ đông có vai trò trong công ty hoặc chính là người thành lập công ty.
Lưu ý khi đầu tư trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn có nhiều biến động và có những tác động tiêu cực nhất định. Thứ nhất, TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được truyền tải tới các NĐT không đầy đủ và không giống nhau. Vì thế, giá chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty. Một số tiêu cực khác của TTCK như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lợi làm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường luôn diễn ra và cũng làm tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Ngoài ra, cần xác định rõ khả năng tài chính của mình dành cho việc đầu tư chứng khoán và phân bổ danh mục đầu tư một cách hợp lý nhất. Nhà đầu tư cần cân nhắc đến đa dạng hóa danh mục đầu tư, hay nói cách khác là dàn trải số tiền của mình cho các khoản đầu tư khác nhau. Đầu tư toàn bộ tiền vào một mã chứng khoán có thể giúp bạn thu lời lớn nếu giá chứng khoán tăng nhưng điều đó cũng khiến bạn chịu rủi ro lớn hơn. Đầu tư càng dàn trải thì rủi ro càng thấp. Các nhà đầu tư cần thận trọng để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất.

Tóm lại, bất kỳ ai cũng có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng để trở thành nhà đầu tư giỏi thì không hề đơn giản. Thị trường tài chính bậc cao này luôn biến động không ngừng và để đầu tư thành công, bạn cần trau dồi kiến thức và các kỹ năng về phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường, biết đọc báo cáo tài chính cũng như cần có một chút may mắn nữa.

Lãi thực sự là thế nào?


Nhắc đến thu nhập, chúng ta vẫn biết đến hai loại thu nhập: thu nhập chủ động và thu nhập thụ động. Thu nhập đầu tư tài chính, về cơ bản là một dạng thu nhập thụ động, sử dụng tiền hoặc một tài sản tạo ra nhiều tiền hơn mà không cần bất kỳ nỗ lực lao động hữu hình nào của nhà đầu tư. Bản chất này khiến cho việc đầu tư tài chính trở nên hấp dẫn và dẫn đến nhiều lầm tưởng mà quên mất thực châ không có khoản đầu tư nào mà không đi đôi với rủi ro. Dưới đây, Finhay sẽ xoáy sâu vào bản chất của thứ mà chúng ta hay gọi là “lãi” trong đầu tư
Thu nhập từ đầu tư

Thu nhập đầu tư có thể được chia thành ba dạng: thu nhập từ cổ tức, thặng dư vốn và lãi suất. Các nhà đầu tư thường không để tâm nhiều đến bản chất của ba dạng lợi nhuận này, mà chỉ đơn giản gọi chúng là một khoản “lãi”. Tuy nhiên, ba dạng lợi nhuận này có bản chất khác nhau bởi nguồn gốc của chúng. Mỗi loại đều đi kèm với một mức rủi ro khác nhau. Nếu nắm bắt được bản chất của chúng, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và đạt được kết quả tốt hơn bằng một danh mục đầu tư đa dạng và hiệu quả hơn
Thu nhập từ lãi suất

Vay và cho vay là một hoạt động không thể thiếu để thị trường thực hiện các chức năng nhất định. Khi người cho vay sẵn sàng cho vay tiền của họ, họ đã hi sinh một cơ hội khác để khoản tiền đó có thể sinh sôi. Sự hi sinh đó, trong kinh tế học, chính là chi phí cơ hội. Để có thể vay tiền, người đi vay cam kết sẽ trả lại tiền gốc cùng với một khoản tăng thêm để đền bù chi phí cơ hội của người cho vay. Khoản đó chính là “Lãi suất” Công ty hoặc tổ chức vay có trách nhiệm trả một khoản lãi nhất định vào thời gian xác định cho người cho vay.

Khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư bản chất là cho vay và sẽ nhận được lãi suất. Lãi tiền gửi tiết kiệm cũng là một dạng lãi suất, chỉ có điều, vào những thời điểm nhất định, ngân hàng cam kết những mức lãi suất khác nhau. Thu nhập từ lãi suất cố định là kết quả của đầu tư rủi ro thấp, tuy nhiên rủi ro thấp không có nghĩa là không có rủi ro. Đôi khi, tốc độ tăng trưởng của lãi suất chậm hơn so với tốc độ lạm phát, giá trị của khoản lãi cũng không còn như kì vọng ban đầu. Lãi suất luôn đi kèm với kì hạn, chính vì vậy, chỉ khi nào đến hạn, bạn mới có thể nhận về tiền lãi và tiền gốc.

Thu nhập từ cổ tức

Khi bạn đầu tư vào một công ty bằng hình thức cổ phiếu, nghĩa là bạn đã có ít nhiều quyền kiểm soát với tư cách một cổ đông. Các cổ đông có thể lựa chọn tham gia vào các công việc của công ty hoặc không, tùy thuộc lựa chọn của họ cũng như bản chất công ty. Ví dụ, trong các công ty TNHH tư nhân, các cổ đông tham gia nhiều hơn trong khi ở các công ty đại chúng, quyền sở hữu và quyền kiểm soát có sự tách biệt nhất định, và các cổ đông thì thụ động hơn.

Nhìn chung, một cổ đông, bên cạnh quyền và nghĩa vụ tham gia vào hoạt động của công ty, còn được hưởng phần lời của họ. Một công ty chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ hàng năm. Công ty có nghĩa vụ phải chia khoản lợi nhuận này cho các cổ đông phần lợi tức theo khoản đầu tư của họ. Khoản thanh toán này được gọi là cổ tức. Số tiền mà một cổ đông có thể thu về trong một năm được gọi là thu nhập cổ tức. Có nhiều loại cổ phiếu và theo đó, cổ tức kèm theo từng loai cũng khác nhau.

Cổ tức được xem là một loại thu nhập đến từ hoạt động đầu tư mạo hiểm hơn, vì không có cơ sở nào để khẳng định hoạt động của doanh nghiệp luôn tốt. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức trả cổ phiếu bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu, vừa có thể là lợi hoặc bất lợi cho nhà đầu tư tùy vào thời điểm. Mỗi doanh nghiệp cũng có những đợt trả cổ tức nhất định
Thu nhập từ thặng dư vốn

Loại thu nhập này đến từ sự gia tăng giá trị của một tài sản. Về cơ bản, nó là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán của một tài sản.

Sở hữu chứng khoán và thu lời từ việc bán lại nó, chính là thu được lợi nhuận từ thặng dư vốn. Các loại chứng khoán – những giấy tờ có giá như: chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, … đều có thể phát sinh thặng dư vốn khi giá tăng giảm trong tương lai. Tương tự với một số tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản …

Thặng dư vốn đòi hỏi một số nỗ lực nhất định để bán tài sản để kiếm lợi nhuận, vì vậy tất nhiên, các hoạt động đầu tư nhằm thu được thặng dư vốn được coi là các hoạt động có tính rủi ro.

Bạn chọn thu nhập chủ động hay thu nhập thụ động?

Có bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc hay cuộc sống? Bạn muốn được nghỉ ngơi nhưng sau tất cả bạn lại vẫn lao vào công việc, để kiếm tiền, để bù đắp cho các khoản chi tiêu trong gia đình, vì nếu như bạn dừng làm việc thì thu nhập của bạn sẽ không còn nữa? Vậy thu nhập của bạn là loại thu nhập gì? Cần làm gì để gia tăng thu nhập mà không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và thời gian của bạn đây?

Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng cần thu nhập để có thể trang trải cho cuộc sống, và thu nhập đó sẽ bao gồm 2 loại chính là thu nhập chủ động và thu nhập thụ động
1. Thu nhập chủ động và thụ động là gì?

Thu nhập chủ động (Active Income): là thu nhập trả cho công việc mà bạn dùng thời gian, công sức để đổi lấy. Do vậy, nếu bạn mong muốn kiếm được nhiều tiền dựa vào thu nhập chủ động nghĩa là bạn phải đánh đổi nhiều thời gian, công sức, trí lực vào công việc này. Đại đa số mọi người trong chung ta đều kiếm được tiền từ thu nhập chủ động. Thu nhập chủ động được tạo ra bởi hai nhóm người là nhóm người làm thuê và nhóm người tự làm cho chính mình.

Thu nhập thụ động (Passive Income) là loại thu nhập mà bạn không phải làm việc trực tiếp thì bạn vẫn kiếm được tiền, không tốn nhiều thời gian và công sức để có được nó. Có thể kể đến các loại thu nhập thụ động như tiền cho thuê nhà, tiền lãi ngân hàng, tiền thu về từ các hoạt động đầu tư hay từ một hê thống kinh doanh mà người chủ xây dựng.

Thu nhập thụ động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, công việc, lĩnh vực, khách hàng… do đó bạn không thể trông mong nguồn thu nhập này đến với bạn hàng ngày đều đặn được. Có thể bạn phải chờ vài tháng mới có thể thấy thu nhập về hoặc có thể cả vài năm để xây dựng một hệ thống tạo ra cho bạn thu nhập thụ động.

2. Thu nhập chủ động và thu nhập thụ động: Bạn chọn cái nào?

Trước khi cùng nhau xem xét xem chúng ta nên chọn cái nào? Các bạn hãy xem trường hợp thực tế của chị K.A như sau nhé!

“Chị K.A, từng làm trưởng phòng ở một công ty lớn với một mức lương khá cao mà rất nhiều người mong ước. Tuy nhiên, chị lại không bằng lòng với công việc vì ngày nào cũng ở cơ quan 12 tiếng đồng hồ với những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc. Chị đã quyết định thay đổi bằng cách xin nghỉ chức vụ trưởng phòng vốn chiếm quá nhiều thời gian và làm một nhân viên bình thường. Bên cạnh đó, chị bàn với chồng cho thuê lại một phần diện tích căn nhà đang ở cho người nước ngoài. Đối tượng chị hướng tới là những người đến Việt nam làm việc, ở một mình, nên không phát sinh nhiều hoạt động trong ngôi nhà. Chị kiếm thêm khoản tiền không nhỏ từ cho thuê mà không bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Có nguồn thu nhập ổn định, lại rảnh rang hơn, chị có nhiều thời gian dành cho gia đình, đồng thời tìm hiểu thêm về kinh doanh bất động sản và kiếm được khoản tiền kha khá.

Vậy các bạn thấy sao khi nghe câu chuyện của chị K.A ở trên? Có phải chị đã rất khéo léo duy trì thu nhập chủ động và tạo thêm những thu nhập thụ động khác để đảm bảo nguồn tài chính nhưng vẫn dành được thời gian cho mình.

Tất cả chúng ta đều có 24 giờ một ngày và không ai dùng 24 giờ đó chỉ để làm việc. Cũng không ai có thể khẳng định rằng, trong tương lai, chúng ta có đủ sức khoẻ và thời gian để làm những công việc hiện tại. Vậy thì còn lý do gì để chúng ta không nghĩ tới việc tạo ra tiền cho chính mình bằng thu nhập thụ động?
3. Làm thế nào để tạo ra được nguồn thu nhập thụ động?

Lãi ngân hàng cũng có thể là một trong những nguồn thu nhập thụ động mà ai cũng có thể kiếm được. Tuy nhiên, giá trị thu nhập thụ động này thường không cao, do vậy, một trong những cách tốt nhất để gia tăng thu nhập thụ động là mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác nhau thay vì chỉ đầu tư toàn bộ số tiền bạn có được vào kênh đơn lẻ.

Để tạo ra thu nhập thụ động, trước tiên, bạn cần phải xác định đâu là khả năng, sở trường, đam mê của mình?Nếu bạn đã từng có năng khiếu kinh doanh, bạn có thể mở các cửa hàng hoặc lớn hơn là các công ty. Nếu cửa hàng hay công ty vận hành tốt thì mỗi tháng bạn sẽ có thêm thu thập từ khoản lãi của cửa hàng và công ty đó.Nếu bạn có đầu óc nhanh nhạy trên thị trường chứng khoán, bạn có thể lướt sóng kiếm chênh lệch giá hoặc đầu tư lâu dài để lĩnh cổ tức được chi trả cuối mỗi năm.Nếu bạn có đam mê và khả năng viết lách tốt thì bạn có thể xuất bản một cuốn sách, bạn sẽ được tiền bản quyền nhiều nếu cuốn sách của bạn được tái bản liên tục….

Có thể thấy rằng, có rất nhiều cách để tạo ra thu nhập thụ động, nhưng không phải con đường nào cũng trải hoa hồng. Để đạt được thành công và đạt được tự do tài chính, thì mỗi người cần nỗ lực, kiên trì, luôn luôn chấp nhận thử thách và dám thay đổi.

Mối quan hệ giữa rủi ro và thu nhập

Rủi ro và thu nhập luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà đầu tư thường ưa thích các dự án có tỷ suất sinh lời càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu thu nhập cao thì rủi ro gặp phải cũng sẽ cao tương ứng.
1, Rủi ro là gì?

Rủi ro là một thuật ngữ khó đạt được sự thống nhất về mặt khái niệm do các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến rủi ro thì người ta thường liên tưởng tới điều gì đó không tốt, không mong đợi sẽ xảy ra. Về mặt tài chính thì rủi ro là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Nếu chênh lệch này càng lớn, thì rủi ro càng lớn.
2, Phân loại rủi ro:

Có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro, nhưng theo khía cạnh về mặt tài chính cá nhân thì có hai loại rủi ro tài chính chủ yếu sau:
Rủi ro hệ thống:

Là loại rủi ro tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lạm phát, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất v.v., đó là các yếu tố nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được. Rủi ro có thể dẫn đến sự sụt giảm giá trị của các khoản đầu tư trong một thời kỳ.

Rủi ro hệ thống bao gồm:
Rủi ro lãi suất là khả năng biến động của mức sinh lời do những thay đổi của lãi suất trên thị trường gây ra.
Rủi ro thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường.
Rủi ro sức mua là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác động đến giá của các chứng khoán trên thị trường.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư.
Rủi ro phi hệ thống:

Là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán, rủi ro này làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Rủi ro này thường do các yếu tố nội tại của công ty gây ra và nó có thể kiểm soát được.

Rủi ro phi hệ thống bao gồm:

Rủi ro kinh doanh: Rủi ro vốn có đối với chứng khoán, là công ty có thể hoặc có thể hoạt động không tốt. Rủi ro khi một công ty thực hiện dưới mức trung bình được gọi là rủi ro kinh doanh. Có một số yếu tố gây ra rủi ro kinh doanh như thay đổi chính sách của chính phủ, cạnh tranh gia tăng, thay đổi sở thích và sở thích của người tiêu dùng, phát triển sản phẩm thay thế, thay đổi công nghệ, v.v.

Rủi ro tài chính: Là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Rủi ro hệ thống có thể được loại bỏ thông qua một số cách như phòng ngừa rủi ro, phân bổ tài sản. Trái với rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư.
3, Mối quan hệ giữa rủi ro và thu nhập

Thu nhập cá nhân là tổng các khoản thu nhập mà cá nhân có thể kiếm được. Từ các khoản thu nhập ổn định như tiền lương,… đến các khoản thu từ các kênh đầu tư khác nhau như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản…

Thu nhập kiếm được khi mỗi cá nhân đầu tư ra bên ngoài luôn có mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro. Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu rủi ro thấp thì lãi suất thấp (chẳng hạn như trái phiếu có rủi ro thấp do vậy lãi suất thấp), nếu rủi ro cao thì lãi suất sinh lời đòi hỏi cao (cổ phiếu rủi ro cao nên cổ tức đòi hỏi cũng cao hơn trái phiếu).Với các nhà đầu tư ưa chuộng mạo hiểm, họ sẽ ưa thích những lĩnh vực đầu tư có mức lãi suất cao, kéo theo đó là gánh chịu rủi ro cao hơn như : bất động sản, chứng khoán…

Đối với các cá nhân ưa thích sự an toàn, khi có tiền thì họ thường đầu tư vào ngân hàng, các quỹ đầu tư..

Kết luận:

Bởi vì rủi ro và thu nhập luôn đi kèm với nhau, cho nên cần cân nhắc ít nhất hai yếu tố sau :

Thứ nhất, nhà đầu tư cần cân đối nhiều nguồn thu nhập, đa dạng hoá các nguồn thu nhập.

Thứ hai, không chỉ nhìn vào thu nhập mà lĩnh vực / dự án đầu tư mang lại mà cần đánh giá trong mối quan hệ với rủi , từ đó cân nhắc và đưa ra các quyết định đầu tư là phù hợp nhất.

Các kênh đầu tư tài chính phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Ngày càng có nhiều người quan tâm tới đầu tư. Khi có khoản tiền tiết kiệm thì nhu cầu đầu tư để tiền sinh sôi càng cao. Khi đó, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính hiệu quả là rất quan trọng.


Finhay giới thiệu cho bạn các kênh đầu tư tài chính hiệu quả nhất phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng người.
Đầu tư tài chính là gì?

Trước hết, cần hiểu đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính là cách chúng ta sử dụng tiền vào các mục đích tăng giá trị đồng tiền so với ban đầu. Gia tăng nguồn vốn bằng việc đầu tư vàng, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các hình thức khác.

5 kênh đầu tư tài chính hiệu quả

Ngày nay, có khá nhiều kênh đầu tư tài chính dành cho bạn. Khả năng tiếp cận những kênh này cũng rất dễ dàng. Finhay tổng hợp 6 kênh đầu tư tài chính hiệu quả cho bạn:
1, Đầu tư vàng
Vốn đầu tư ít, thời gian đầu tư linh hoạt
Dễ mua bán, thanh khoản cao
Rủi ro giá vàng biến động thất thường
2, Gửi tiết kiệm
An toàn, không thua lỗ
Sinh lời cố định, từ 4 – 8%/năm
Có thể mất lãi nếu rút trước hạn
Rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá
3, Bất động sản
Mức sinh lời cao, từ 8 – 12%/năm
Vốn đầu tư lớn
Thanh khoản thấp
Rủi ro ứ đọng vốn nến thị trường bất lợi
4, Đầu tư chứng khoán
Lợi nhuận cao
Không cần nhiều vốn
Đầu tư linh hoạt
Thanh khoản cao
Rủi ro thua lỗ khi đầu tư vào các doanh nghiệp yếu kém
5, Quỹ đầu tư
Quản lý bởi chuyên gia có kinh nghiệm
Lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp
Vốn đầu tư ít
Thanh khoản cao

Bạn có thể so sánh và chọn ra cho mình kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân.

Khi bắt đầu muốn đầu tư, hãy xem xét khả năng tài chính của mình. Xác định rõ nhu cầu của bản thân, thiết lập các mục tiêu đầu tư.
Bạn cũng nên hiểu rõ, chấp nhận đầu tư thì chắc chắn sẽ có rủi ro. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Không có hình thức đầu tư nào mà không rủi ro, chỉ là ít hay nhiều mà thôi.

Một lưu ý nữa là hãy xem xét tới yếu tố lạm phát. Giả sử lạm phát giữ ở mức 4%/năm. Trong khi gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất là 6%/năm. Tức là số lợi nhuận thực tế mà bạn sẽ nhận được đó là: 6% – 4% = 2%. Do đó, số tiền lời bạn nhận được sẽ không đáng là bao và chỉ theo kịp lạm phát.

Muốn thành công trong việc đầu tư, cần chú ý đến nhiều yếu tố. Đừng để tiền của bạn biến mất một cách vô nghĩa.

————————————————–

Làm thế nào để đạt được mục tiêu tài chính?


Nắm được lợi ích của việc đặt mục tiêu, biết cách đặt mục tiêu hiệu quả là một chuyện, nhưng để áp dụng hiệu quả lại là một vấn đề khác. Để làm được điều đó, bạn phải hiểu rõ về những mục tiêu của bản thân đã.
1. Đạt được mục tiêu tài chính dựa trên yếu tố thời gian: 

Khi bạn đầu tư với mục tiêu, một nhân tố để định hướng cho kế hoạch của bạn chính là kỳ hạn của mục tiêu. Độ dài của quãng thời gian bạn muốn đạt được mục tiêu sẽ quyết định việc bạn sẽ chọn đầu tư vào loại tài sản nào

Hơi khó hiểu đúng không? Ví dụ nhé: Nếu bạn cần tiền nhanh trong khoảng ít hơn một năm tới để mua một con xe mới chẳng hạn. Bạn quyết định đi “đánh chứng”, chọn một mã cổ phiếu “nghe chừng” ổn định, với hi vọng đạt được một quả “vớ bẫm” để nhanh chóng đạt được thành quả. Nhưng xui thay, thị trường rơi vào trạng thái ảm đạm suốt nhiều tháng, và thế là con xe của bạn tự dưng bị lùi tiến độ. Thời điểm dự kiến “rửa xe” thì mới bắt đầu lại. Khi đó bạn mới vỡ lẽ rằng có thể cổ phiếu mà bạn chọn có vẻ không hợp với dự kiến của mình lắm.

Vậy nên, cần xác định rõ mục tiêu của bạn sẽ theo kì hạn nào. Từ đó, bạn mới biết được rằng bạn nên đầu tư vào cái gì – cổ phiếu hay trái phiếu …v..v…. Đây là một yếu tố tối quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu
Chúng ta có thể chia thành ba kì hạn chính:

Ngắn hạn: 1-3 năm hoặc ngắn hơn

Cốt lõi: Thu về lợi nhuận quan trọng hơn là khả năng sinh lời. Bạn không có nhiều thời gian đâu, cần thu về tiền dễ nhất có thể chứ không phải hi vọng mờ mịt “có khả năng sinh lời trong tương lai”.

Lời khuyên:
Quỹ tiền tệ, các chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu hoặc trái phiếu ngắn hạn là thích hợp nhất
Sẵn sàng kiến thức, vì đầu tư ngắn hạn cần phân tích kĩ thuật, chuyên môn cao
Giao dịch với số lượng lớn, tần suất lớn
Chuẩn bị tinh thần để nhịp tim “lên xuống” cùng sóng thị trường, vì chỉ cần một phút sơ sẩy cũng sẽ phải trả giá đắt

Dài hạn: Hơn 6 năm

Cốt lõi: Thời gian là vàng bạc. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, “giữ tâm trong sạch” không bị ảnh hưởng bởi “phù du” lên xuống nhất thời thì sẽ đạt được từ lúc nào không hay. Trung bình giá chính là bạn đồng hành đắc lực nhất của bạn

Lời khuyên:
Lựa chọn những cổ phiếu ổn định, hoặc các công ty quản lý quỹ hay quỹ tương hỗ sẽ giúp bạn.
Dành thời gian để tìm hiểu về những cổ phiếu mà bạn định đầu tư, hãy chắc chắn rằng những doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt và ổn định
Quan trọng là chữ “Nhẫn”. Lợi nhuận không đến ngay đâu, từ từ rồi mới có kết quả
Sóng to sóng nhỏ trên thị trường cứ bình tâm. Quan trọng là về lâu về dài

Trung hạn: 4 đến 6 năm

Cốt lõi: Cân bằng, sẵn sàng ngả về bất cứ hướng nào nếu có lợi.

Lời khuyên:
Nên linh động. Sẵn sàng chuyển sang rủi ro cao hơn nếu thấy mục tiêu đang có cơ hội hơn để hoàn thành trước hạn. Nếu không nên giữ kiên nhẫn giống dài hạn
2. Đạt được mục tiêu tài chính dựa trên nhu cầu “cần” và “muốn”

Không ai đánh thuế ước mơ cả, vậy nên cứ mơ tẹt ga đi. Một số mơ ước của bạn có thể trở thành những mục tiêu trong cuộc sống; một số khác sẽ có vẻ hơi … phi thực tế, và có thể đến từ những mong muốn nhất thời. Nhưng bạn vẫn có thể đạt được những điều đó đấy. Quan trọng là bạn phải phân loại được giữa Cần và Muốn.

Mục tiêu “Cần”: Nghỉ hưu, Tiền học cho con trong mấy năm tới, Chuẩn bị mua nhà để ổn định …

Đặc điểm: Thất bại không phải là lựa chọn. Bạn và/hoặc gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu mục tiêu này thất bại, hoặc chậm tiến độ.

Lời khuyên:
Hạn chế các khoản đầu tư quá rủi ro nếu mục tiêu “cần” này đang ở quá gần.
Có sự ưu tiên cho những mục tiêu đang gần sát với hiện tại hơn

Mục tiêu “Muốn”: Du lịch, Có xe rồi muốn xe to hơn, mua thêm căn nhà nữa …

Đặc điểm: Chậm tiến độ? Miễn sao đạt kết quả là được. Thu hẹp ngân sách? Lấy tiền ra làm việc khác. Khó quá không chịu nổi nhiệt? Thôi em xin dừng cuộc chơi tại đây. Với những mục tiêu này thì bạn có thể thoải mái.

Lời khuyên:
Có thể chấp nhận các hình thức rủi ro cao nếu số tiền yêu cầu không quá lớn hoặc những mong muốn này còn ở xa tít tắp
Sẵn sàng ngậm ngùi “bỏ rơi” những khoản này nếu có một “mục tiêu Cần” sắp đuổi kịp
Hạ ngân sách nếu cần. Không đi du lịch châu Âu thì du lịch trong khu vực rồi dành ra ít tiền làm việc khác khéo lại hay.
3. Bạn đã thực sự có mục tiêu tài chính chưa?

Thực hiện đúng những quy tắc để xây dựng mục tiêu hiệu quả, hẳn hiện tại bạn đã có một danh sách vài mục tiêu sẵn có. Giờ, để thực hiện được chúng, bạn cần phân loại những mục tiêu đó vào hai loại kể trên. Thử một ví dụ nhé:

Lộ trình của bạn đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều rồi đúng không? Đây chỉ là một ví dụ. Bây giờ, bạn hãy bắt đầu tự thêm những mục tiêu của mình, lên ngân sách cho các mục tiêu này, và bắt đầu lựa chọn các kênh để đầu tư. Nếu bạn đã có kiến thức thì bắt tay vào làm là vừa kịp. Còn nếu bạn vẫn còn mù mờ về đầu tư, tốt nhất hãy đến gặp những chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp để được giúp đỡ. Tiện lợi hơn là rất nhiều ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) hiện nay như Finhay, Savy, … đều có tính năng hỗ trợ quản lý tiền và đầu tư theo mục tiêu. Đối với những ai không có nhiều thời gian cũng như kiến thức, thì đây là những lựa chọn hàng đầu.

Một số lưu ý:

– Việc này không phải chỉ ngày một ngày hai là xong đâu. Bạn có thể sẽ tốn thời gian, và đừng ngại “tham vấn” người thân và gia đình liên quan. Bạn sẽ cần những sự trợ giúp đó để có thể nhận biết đúng nhất về những mục tiêu này thay vì để cảm quan cá nhân định đoạt

– Các mục tiêu không phải lúc nào cũng chịu được cùng một mức rủi ro. Có những mục tiêu sẽ để lại hậu họa khôn lường nếu không đạt được. Giả sử bạn bị “về hưu sớm” mà “xây dựng quỹ dự phòng” chưa đạt được thì hơi bị kinh khủng đấy.

– Cẩn thận, đầu tư theo mục tiêu chỉ là cách thực hiện. Thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Không có gì đảm bảo 100% bạn sẽ đạt được mục tiêu hoàn toàn. Hãy nhớ nhé, trong đầu tư tài chính, không có đảm bảo về lãi suất. Nếu có bên nào khác ngoài ngân hàng cam kết lãi suất xxx% một tháng, hãy coi chừng, có thể đó là “cú lừa” đấy

Sai lầm về tiền bạc mà hầu hết mọi người đều mắc phải

Hầu hết trong cuộc đời mỗi người đều có những sai lầm về tiền bạc. Nhất là khi còn trẻ, chúng ta thường không biết cách quản lý tài chính mà dẫn tới tiêu xài hoang phí. Từ đó cũng bỏ lỡ những cơ hội đến với mình. 
 1, Không có kế hoạch chi tiêu hợp lý 
Nếu mọi việc bạn làm không có mục tiêu, sớm muộn gì bạn cũng chán và bỏ cuộc. Trong vấn đề tài chính cũng vậy, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để làm kim chi nam cho những hành động và sớm đạt được mục tiêu đặt ra. Không có mục tiêu bạn sẽ không biết mình cần cố gắng vì điều gì. Một số mục tiêu được nhiều người đặt ra như: Mua nhà, mua xe, mua laptop, đám cưới,… 
Hãy căn cứ vào số thu nhập hàng tháng, những khoản cần chi cố định trong tháng đó và để tiết kiệm 1 khoản cho mục tiêu. Một kế hoạch nghiêm túc và đầy đủ giúp bạn không chi tiêu lãng phí cho những thứ không cần thiết và tránh sa ngã vào việc mua sắm. 
 2, Kiếm được ít, chi tiêu nhiều 
Nhiều người chi tiêu mỗi tháng có khi còn nhiều hơn cả số tiền kiếm được, vay nợ để chi tiêu. Cứ như vậy, họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn: kiếm tiền; trả nợ; kiếm tiền, mãi vẫn không thoát ra được. Có thể hiện tại bạn đang thấy không sao, không vấn đề gì cả nhưng tương lai cuộc sống của bạn chắn chắn không dễ dàng. Khi mà đến lúc khó khăn, nguồn thu nhập của bạn bị mất đi một thời gian thôi cũng đủ để bạn lao đao không có tiền chi tiêu cho những tháng đó chứ đừng chưa nói đến việc trả nợ. Áp dụng nguyên tắc 50/20/30 trong chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tài chính của mình. 
3, Không tận dụng đồ cũ 
Đồ vẫn dùng được tốt nhưng lại mua thêm đồ mới thay thế, như vậy cũng được coi là sai lầm về tiền bạc và là thói quen chi tiêu không tốt. Khoản chi này tốn khá nhiều và thực sự không cần thiết như bạn nghĩ. Đừng chỉ mải mê chạy theo xu hướng mới, mua chỉ vì bạn thích mà nó không đem lại giá trị thực sự. Chỉ khi bạn thực sự quá giàu (nhiều người giàu vẫn giữ thói quen tiết kiệm như: Mark Zuckerberg sống dưới mức thu nhập, Warren Buffett ở nhà bình dân, Azim Premji chỉ chọn những nơi có chi phí phải chăng, Ingvar Kamprab ăn uống đạm bạc, Boone Pickens mua đồ cần và chỉ mang đúng số tiền sẽ mua,…) 
 4, Mải mê chạy theo xu hướng 
Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Đồ công nghệ mới, quần áo hợp mốt,… luôn hấp dẫn bạn. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. Bạn biết đấy, những món đồ càng mốt thì chỉ được một thời gian sẽ lỗi mốt và bị xếp xó. 
5, Không có quỹ dự phòng 
Quỹ dự phòng giúp chúng ta chuẩn bị tốt cho những dự định trong tương lai và phòng những trường hợp khẩn cấp như: ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp,… xảy đến. Đặc biệt hơn, nó giúp chúng ta nắm bắt được nhưng cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngược lại, không có quỹ dự phòng giống như việc bạn đi phỏng vấn xin việc mà quên không gửi CV, quên không chuẩn bị trước câu hỏi-câu trả lời,…Nếu không chuẩn bị trước, bạn sẽ rất dễ bỏ lỡ những cơ hội để có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. 
 6, Ham rẻ Ham rẻ là một sai lầm về tiền bạc tiếp theo
Một món đồ hạ giá luôn có sức hút kì lạ hơn là những món đồ nguyên giá. Chính vì thế, các nhãn hàng thường để một mức giá cao hơn sau đó hạ giá bằng cách đưa ra các chương trình sale, ưu đãi nhằm mục đích đánh vào tâm lý người dùng và thật tiếc là chúng ta thường không tránh khỏi những cám dỗ như thế này. Nhiều mặt hàng bán giá rẻ khác là do kém chất lượng, sắp hết hạn hoặc vốn dĩ giá trị sản phẩm chỉ có thế,… Giá rẻ dẫn tới việc bạn muốn mua nhiều hơn, có cảm giác sợ bị bỏ lỡ nếu không mua. Bạn đã và đang vô tình rơi vào bẫy giá rẻ này chưa? 
7, Không chịu khó đầu tư kiến thức 
Kiến thức là thứ đáng để đầu tư nhất. Thay vì tiêu xài hoang phí vào những thứ không cần thiết, hãy nghĩ tới việc đầu tư kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Warren Buffett có câu: Đầu tư càng nhiều vào bản thân càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của bản thân cho đến thời điểm này”. Thật vậy, bạn sẽ không bao giờ có được khoản chi tiêu nào tốt hơn việc đầu tư vào chính mình đâu. Finhay với vai trò huấn luyện tài chính số giúp người dùng tiết kiệm, tích lũy thông minh, gây dựng và bảo vệ gia sản bắt đầu chỉ từ 50.000đ. Ứng dụng cũng khuyến khích người sử dụng tích lũy – đầu tư có mục tiêu, đều đặn và trong dài hạn để đạt được lợi ích lớn nhất.

GỬI VỀ QUAN HỌ

Vùng Lá Me Bay

Học Làm Giàu

Ai cũng muốn thực hiện giấc mơ của mình. Để biến ước mơ thành hiện thực không còn cách nào khác là phải lỗ lực hành động để đạt được thành công Hãy xây dựng cho mình một mục tiêu rõ ràng cụ thể chi tiết đảm bảm Đo lường; lượng hóa được; Định rõ thời hạn hoàn thành Nếu bạn có mục tiêu 1 tỷ đô la trong năm bạn 60 tuổi Bạn cần chia mục tiêu ra 
Giai đoạn 1: Khởi động - Cần đạt 1.000 đô la = 23 triệu đồng (trong 2 năm) - Đạt 2.000 đô la = 46 triệu đồng (trong 1 năm) - Đạt 10.000 đô la = 230 triệu đồng ( trong 5 năm) Tổng giai đoạn này hết: 8 năm 
Giai đoạn 2: Tăng Tốc - Đạt 20.000 đô la trong vòng 2,5 năm - Đạt 100.000 đô la = 2.3 tỷ đồng trong vòng 2,5 năm - Đạt 1.000.000 đô la = 23 tỷ đồng trong vòng 2.5 năm - Đạt 10.000.000 đô la = 230 tỷ đồng trong vòng 2.5 năm Tổng giai đoạn này hết: 10 năm 
Giai đoạn 3: Về đích - Đạt 100.000.000 đô la = 2300 tỷ đồng trong vòng 5 năm - Đạt 1 TỶ ĐÔ LA = 23.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm Tổng giai đoạn này hết: 10 năm 
Theo đúng Quy trình tăng tài sản này phải hết tổng thời gian 28 năm để thực hiện mục tiêu Nếu bạn theo lộ trình này thì tuổi 32 là lứa tuổi thuận lợi nhất cho quá trình tích lũy Để có thể có nhiều tiền thì đầu tư vào bản thân là quan trọng nhất; Nếu bạn muốn giàu có thị bạn phải có tư duy triệu phú 
1. Hãy tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe 
2. Luôn có suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề; Có tinh thần lạc quan 3. Hãy tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề 
4. Tạo thói quen làm việc tốt cho bản thân; lợi bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu của bạn 
5. Luôn dành 10% để đầu tư cho tương lai của bạn 
6. Hãy hành động đừng trì hoãn bất kỳ công việc gì 
7. Mở rộng, tìm hiểu thêm nhiều cách thức để có nhiều nguồn thu nhập thụ động 
8. Chọn thời điểm vàng 8-10h sáng để làm các việc định hướng trong công việc hàng ngày 
9. Nên dành thời gian 5-10 phút đầu giờ mỗi ngày làm việc để hoạch định kế hoạch nội dung công việc trong ngày sẽ tiết kiệm cho bạn 2-3 giờ mỗi ngày 
10. Hãy mở rộng lòng mình với các mối quan hệ 
11. Hãy tự thay đổi bản thân mình để mình tỏa sáng; không nên phê phán người khác về bất kỳ điều gì 
12. Chủ động nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định

SÓNG GIÓ


Trí tuệ tài chính

Hãy tưởng tượng thế này. Bạn đang có 10 triệu đồng, và bạn quyết định kinh doanh. Trong 3 tháng đầu, bạn đạt được doanh thu lần lượt là 20 triệu, 30 triệu và 45 triệu đồng. Thật là một sự tăng trưởng doanh thu ấn tượng phải không? Chi phí trực tiếp giúp tạo ra doanh thu của bạn chiếm 60% doanh thu còn chi phí hoạt động chung hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng. Từ đây, bạn rút ra được rằng bạn lỗ 2 triệu trong tháng đầu tiên, lãi 2 triệu trong tháng thứ 2, và lãi 8 triệu trong tháng thứ ba. Vậy là bạn nghĩ mình đang có một sự tăng trưởng lợi nhuận tốt. Thế nhưng liệu bạn có nên vui mừng không?
Đương nhiên là không, hay nói đúng hơn, là chưa nên vui mừng quá sớm. Các con số dù sao cũng chỉ là các con số và nếu bạn không hiểu được ý nghĩa đằng sau nó thì chúng đều vô giá trị, nếu không muốn nói là cực kỳ nguy hiểm vì chúng có thể tạo ra ảo tưởng cho bạn. Đó chính là lý do bạn cần phải đọc cuốn sách này. Đúng như tên gọi của nó, Trí tuệ tài chính là một cuốn sách về tài chính nhưng không vì thế mà nó mất đi sự thú vị. Một cách tổng quát, cuốn sách sẽ dạy cho bạn cách đọc các bản báo cáo tài chính, chỉ ra những điểm quan trọng và lý do chúng quan trọng. Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ biết được rằng, thật ra, trong năm đầu tiên, doanh thu 20 triệu hoàn toàn chỉ nằm trong khoản phải thu khách hàng và phải 60 ngày nữa tiền mới về. Trong lúc đó, bạn phải trả 12 triệu đồng chi phí trực tiếp tạo ra 20 triệu doanh thu cho nhà cung cấp trong vòng 30 ngày tới. Vậy là trong tháng đầu tiên, bạn không thu về được đồng nào, phải trả 10 triệu đồng chi phí chúng, tức là lỗ 10 triệu, gấp 5 lần con số trong sổ sách.
Sang tháng thứ hai, bạn tiếp tục thu về 0 đồng, phải trả 10 triệu chi phí chung, phải trả 12 triệu chi phí trực tiếp từ tháng đầu tiên, tức là lỗ 22 triệu, trái ngược hoàn toàn với con số trong sổ sách. Đến tháng thứ 3, bạn thu về 20 triệu từ tháng đầu tiên, phải trả 10 triệu chi phí chung và 18 triệu chi p;hí trực tiếp từ tháng thứ hai, tức lỗ 8 triệu, một kết quả không lấy gì làm vui mừng. Giờ bạn đã hiểu sự nguy hiểm khi không hiểu rõ các con số rồi chứ?
Trí tuệ tài chính là một cuốn sách cực kỳ cơ bản, một cuốn sách về tài chính dành cho tất cả mọi người. Xin nhấn mạnh rằng nó dành cho tất cả mọi người, từ người làm trong ngành tài chính đến người ngoài ngành, từ nhân viên cấp thấp đến quản lý cấp cao, bất cứ ai quan tâm đến tình hình tài chính của công ty mình hay bất kỳ đơn vị kinh doanh nào khác đều cần và đủ khả năng đọc cuốn sách này. Nó cơ bản đến mức, khi xuất bản tại Mỹ, các tác giả đã liên tục nhận được phản hồi của người đọc rằng dù rất thích nhưng họ cần những cuốn sách viết ở trình độ cao hơn. Tuy nhiên, nếu ai nghĩ rằng mình không cần đến cuốn sách này thì hãy dành vài phút để làm bài kiểm tra trắc nghiệm trong sách. Đó cũng là cách các tác giả trả lời cho phản hồi trên của độc giả để rồi sau đó, các độc giả đều biết họ cần cuốn sách này vì rõ ràng họ không biết nhiều như họ nghĩ. Cuối cùng, hãy nhớ rằng, nếu người Mỹ được hưởng nền giáo dục về tài chính và kinh tế tốt nhất thế giới còn cần đọc nó thì thật vô lý khi những người Việt Nam như chúng ta lại không quan tâm và tìm đọc.

DU HÀNH KHẮP THIÊN HẠ


ĐỘ TA KHÔNG ĐỘ NÀNG


Đường Về Hai Thôn, Em Đi Trên Cỏ Non


Mặc váy mỏng mát mà chị em chọn đồ lót “lộ thiên”

Diện váy mỏng mát chẳng ai cấm cản đâu, nhưng tốt nhất là bạn nên rút kinh nghiệm từ những pha mặc váy phản cảm dưới đây.

Hết hồn với kiểu mặc áo hở lưng phản cảm của chị em: Cô dưỡn dẹo đi lễ, cô diện luôn đi học thậm chí có cô suýt bán nude giữa ngã tư 
Nữ chính duy nhất không mặc váy trong “Người Ấy Là Ai” nay lại diện váy gợi cảm, lấn át cả Diệu Nhi khi đụng hàng 
Ngại bắt trend, nàng công sở có ngay chiêu "nâng cấp" set đồ đơn giản mà chẳng cần tốn tiền sắm thêm đồ mới 

Hè đến thì những kiểu váy mỏng mát có "đất diễn" bao la, chị em khắp nơi ưu ái cũng là lẽ thường. Vì quanh năm, còn mùa nào thích hợp hơn hè để "quẩy" những chiếc váy mong manh, gợi cảm kia chứ. Nhưng ngặt nổi, nhiều người quá đắm đuối trong style sexy, mát mẻ lại thành ra trông phản cảm, thiếu tinh tế quá đà. Mà lỗi sai cơ bản nhiều chị em hay gặp nhất là lộ nội y kém duyên, khiến quần lót dù mặc trong nhưng chẳng khác gì "lộ thiên" ra ngoài cả.

Người diện váy lụa, người tương đầm ôm sát, nhưng ai cũng có kết cục như nhau là quay vào ô "mất điểm". Cứ nhìn nội y lấp ló "như có như không" sau lớp váy mỏng manh của các cô gái này, bạn muốn châm chước e là cũng hơi khó đấy. Gặp những chiếc váy mỏng và dễ lộ hàng thế này, tốt nhất là nên chuyển sang item khác thì hơn hoặc không thì phải chọn nội y khéo léo, trừ phi bạn muốn điểm kém duyên tăng lên không đỡ kịp.

Diện quần lót mà để người khác "đọc vị" dễ dàng thì không phải điều gì hay ho, nên đừng ham vớ vào những kiểu váy chất liệu mỏng siêu thực hay hờ hững trong việc chọn nội y vì đây là chuyện tối quan trọng, giúp bạn một là "lên luôn", hai là "xuống luôn" trong khoản mặc đẹp.

Rất nhiều cô diện đồ theo kiểu váy ra đường váy mà nội y lồ lộ ra nội y. Công bằng mà nói, chính chủ có thể vô tư khi ra phố với những bộ cánh như này nhưng người xem thì vô tâm không nổi khi chứng kiến những màn khoe váy mỏng, in hằn quần lót nhức mắt thế kia.

Ngoài ra, váy lụa cũng là item chị em nên cảnh giác cao độ vì dễ làm phong cách lao đao bất cứ lúc nào, nhiều khi chỉ cần một cơn gió thổi qua làm váy bay dính vào người thì chuyện gì đến sẽ đến và bạn sẽ lâm vào tình thế khó xử ngay thôi.



Một trong những trường hợp "âm điểm" phong cách khi diện váy mỏng quá nhìn xuyên qua.

Từng Yêu


Hướng dẫn viết quy trình ISO phù hợp với mô hình khung và các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2015


Đào tạo về Đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng


Đào tạo Đánh giá viên nội bộ Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015


Đào tạo nhận thức, duy trì, cải tiến, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015


Giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền


      Bạn quyết tâm rất lớn cho việc tiết kiệm hàng tháng, nhưng bằng cách nào đó bạn lại tiêu hết tiền. Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn.

24 thói quen tài chính cho tương lai

1. Lập thói quen để tiền sinh hoạt dự bị
Mục đích của tiền sinh hoạt dự bị chính là để ứng phó cho những tình huống khẩn cấp xảy ra bất ngờ trong cuộc sống, nên để dành dư dả khoản từ 3 – 6 tháng tiền sinh hoạt phí.
2. Tiền "bảo mệnh" tuyệt đối không được lấy ra đầu tư
Số tiền được dùng làm sinh hoạt phí từ 3 - 5 năm tới được gọi là "tiền bảo mệnh". Tuyệt đối không được làm liều dùng nó để đầu tư hết. Bình thường nhiều người sẽ đem nó gửi tiết kiệm, mặc dù tiền lời ít, nhưng an toàn cho cả nhà là tất cả.
3. Mỗi tháng tính toán tiết kiệm tiền
Đừng mơ màng nghĩ đến việc "chỉ một đêm liền giàu". Người ta tích lũy tài phú đều là tính theo từng giờ, từng ngày. Mỗi tháng nên đề ra kế hoạch tích lũy một phần từ tiền thu nhập, số tiền còn lại dùng để làm sinh hoạt phí và đầu tư.
4. Hiệu quả của tích lũy và đầu tư đều song hành
Nếu không tích lũy, tuyệt đối sẽ không thể trở thành người giàu được. Tiết kiệm là thói quen tốt, nhưng không chỉ chờ có dư mới bỏ ống heo, mà nên có kế hoạch hợp lý.
Nói theo cách đánh trận, tiết kiệm chính là "thủ", đầu tư là "công". Hai việc trong ngoài đều hợp nhất cùng phát triển, làm giàu sẽ không khó!
Nhưng nên nhớ, thời gian là tiền bạc, nên sớm trân trọng học cách tích lũy và đầu tư càng sớm càng tốt.
Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời - Ảnh 1.
5. Lấy "tiền nhàn rỗi" đi đầu tư
Số tiền dư dả, không cần dùng đến, cũng không nằm trong kế hoạch tiết kiệm hay sinh hoạt phí, vậy hãy dùng nó để đầu tư. Dù có lỗ, cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhưng trước tiên hãy nên chọn những loại hình đầu tư ổn định, mang tính an toàn cao.
6. Bảo toàn tiền vốn
Nguyên tắc thứ nhất của đầu tư, chính là tuyệt đối không được làm ăn lỗ vốn; nguyên tắc thứ hai trong đầu tư, chính là nhất định phải kiên trì làm theo nguyên tắc thứ nhất, không được làm mất tiền vốn.
Có thể bảo toàn tiền vốn đã xem như là biết kiếm tiền.
7. Mỗi tờ tiền đều phải dùng hợp lý
Hiện tại, dân số bùng nổ ngày càng đông đúc, giá nhà, giá xe, giá hàng hóa và vật phẩm tiêu dùng ngày càng tăng, kiếm tiền thật sự không dễ dàng. Thế nên, đừng tùy tiện tiêu tiền vô ích. Nếu đã kiếm tiền không dễ, hãy học cách tiêu tiền cũng "không dễ".
Trước khi muốn mua sắm cái gì, hoặc muốn đầu tư vào đâu, nên cân nhắc thật cẩn thận rồi đưa ra một lựa chọn sáng suốt.
8. Tiết kiệm tiền là tất yếu, nhưng sống cũng là điều tất nhiên
Trong cuộc sống, tiết kiệm là điều tất yếu để góp phần làm giàu, nhưng tiền đề là chúng ta phải bảo đảm được chất lượng và nền tảng cơ bản của cuộc sống. Đừng cố nhét ống tiết kiệm cho "heo" ăn rồi bản thân cả ngày lại không dám ăn cái gì.
Có người tiết kiệm đến nỗi cả năm ăn thịt cá chỉ được vài lần, làm vậy chỉ tổ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiền cần xài đúng chỗ thì hãy xài, tiền không cần xài mới dùng tiết kiệm.
Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời - Ảnh 2.
9. Tuyệt đối không lãng phí
Bạn mua món đồ đó, lý do là vì "cần", chứ đừng vì "đẹp" hoặc "đang giảm giá". Trước khi bỏ tiền ra mua cái gì nên đắn đo suy nghĩ trước, đừng vì một phút thích thú nhất thời mà lãng phí rồi mua về lại không dùng tới.
Học lối sống tối giản, kiểm soát "bản năng thiên tính" thích mua sắm, bạn sẽ dư được một khoảng tiền lớn.
10. Tiền lãi
Số tiền lãi thu được sau khi đầu tư chính là số vốn mới trong mắt những người giàu có. Hãy tận dụng nó một cách khoa học và đúng đắn.
11. Dựa vào "nguồn thường thức" kiếm tiền
Nếu bạn có một ánh mắt quan sát tốt và bộ óc phân tích sắc sảo, hãy tập trung tìm sự bất biến trong những thứ đang biến hóa để đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với thị trường.
12. Nền tảng của đầu tư
Nhiệt tình và thời gian là chất xúc tác trực tiếp để đầu tư thành công. Bạn không thể chỉ nhìn cái lợi trước mắt, hãy xem xét đến lợi nhuận của cả hiện tại và tương lai, đừng cố chấp mạo hiểm chọn đầu tư những sản phẩm bản thân không nắm chắc chỉ vì muốn đặt cược tất cả vào món lợi lớn.
Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời - Ảnh 3.
13. Theo đuổi tri thức
Trong sách có chứa ngàn vàng, hãy đọc nó và học hỏi những điều bạn chưa thấy được từ cuộc sống. Từ những kiến thức đó, bạn sẽ thu hoạch được trí tuệ, có trí tuệ mới dễ theo đuổi tài phú. Chúng ta phải luôn không ngừng học hỏi những kiến thức về đầu tư tài chính.
14. Tin tức chính là sự giàu có
Hãy luyện cho bản thân có một khả năng dự đoán, thu thập tin tức, phân tích tin tức, và quyết định vấn đề nhanh và chắc.
15. Không đầu tư theo xu hướng
Rất nhiều người thấy cái gì hot thì chạy theo, mà không hề có kiến thức thực sự về đầu tư tài chính, cái có chỉ là suy nghĩ chạy theo xu hướng mù quáng để đầu cơ trục lợi.
Một doanh nhân sáng suốt có thể một thân một mình đối mặt với những biến hóa của thị trường, đầu tư cái gì do họ quyết định, mà không phải do số đông!
16. Tích lũy nguồn nhân lực
Dù là ai đi nữa, chỉ dựa vào sức lực một người không thể nào gầy dựng lên một cơ nghiệp to lớn được. Chính vì vậy, hãy lựa chọn nguồn nhân lực có lợi cho mình.
Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời - Ảnh 4.
17. Học hỏi từ người giàu
Thường xuyên nghiên cứu "bí kíp làm giàu" của những người thành công nhờ vào nỗ lực tự thân mà thành. Học hỏi cái cách mà họ tư duy và hành động, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thành công mà họ từng trải qua.
Nên nhớ, hãy ghi nhận ý tưởng, kỹ năng đầu tư của họ trong đầu và sử dụng chúng.
18. Thành không kiêu, bại không nản
Đầu tư tuyệt đối là chuyện không biết trước kết quả, bất kể bạn thành hay bại, phải luôn giữ bình tĩnh để phân tích vấn đề, sau đó đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình.
19. Tập trung vào thị trường toàn cầu
Ngoài việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong nước, bạn cũng có thể lựa chọn thử thách chính mình tìm kiếm sự mới mẻ ở môi trường nước ngoài.
20. "Kiểm tra định kì" tài phú gia đình
Đây là quá trình kiểm duyệt lại mọi nguồn tiền cả thu vào và xuất ra: nguồn thu nhập, tài sản hiện có, rủi ro đầu tư, số nợ nếu có... để kiểm soát, điều chỉnh và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời.
Tiết kiệm không phải vì nghèo! 24 thói quen tài chính sau sẽ có lợi cho bạn đến suốt đời - Ảnh 5.
21. Cho đi cũng là một dạng đầu tư
Trên thế giới có 2 loại người: Loại thứ nhất có thể điều khiển cho dòng tiền cá nhân lưu chuyển linh hoạt giữa các mối quan hệ rồi dùng phương thức khác quay về với mình. Loại thứ hai lại bị loại thứ nhất trong vô hình trung "bắt tiền" đi mất.
Người giàu chính là loại người đầu tiên, họ dám chi số tiền lớn để gặp mặt, để tiếp đãi, để giao tiếp với ai đó. Nhưng họ sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn nhiều so với số tiền đã bỏ ra.
22. Bạn bè hỏi mượn tiền, chỉ giúp ngặt không giúp nghèo
Rất nhiều đôi bạn bè trở mặt với nhau chỉ vì một chữ tiền, thế nên đừng vì nghĩa khí nhất thời mà đối mặt mâu thuẫn về sau. Nếu cho mượn "lắm lần" như thế lỡ sau này không đòi được, vừa mất tiền vừa mất bạn thì biết làm sao?
23. Đừng bỏ "trứng gà" vào cùng một giỏ
Đừng cố chấp đầu tư một thứ duy nhất. Đầu tư đa dạng không chỉ có thể phân tán rủi ro còn giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
24. Học "tính toán tinh vi"
"Tính toán tinh vi" ý muốn đề cập đến sự nhạy cảm với số liệu tiền bạc, có năng lực tính toán tốt sẽ dễ kiểm soát tiền vốn, rủi ro và đưa ra phán đoán có lợi cho bản thân.

Tự sự của một nhà đầu tư F0

Tôi bắt đầu, chính xác hơn là bắt đầu trở lại thị trường chứng khoán ở một thời điểm mà giá trị nhiều tài sản rất thấp, “đầu lạnh” vì không bị ám ảnh bởi cơn sóng thần thê thảm trước đó. 


Dù bận rộn với công việc kinh doanh riêng, nhưng tôi vẫn sẽ dành thời gian cho chứng khoán.

Một ngày đầu tháng 4, tôi bắt đầu ngày mới ở nhà khi cả xã hội thực hiện giãn cách và tự hỏi mình sẽ làm gì trong những ngày này? Chuông điện thoại reo vang, ở đầu dây bên kia, anh bạn là người có chức sắc ở một ngành nọ bốc máy tâm sự.

Anh ta nói chuyện trên trời dưới bể, nhưng cuối cùng đặt câu hỏi: “Trong thời điểm suy thoái, để tiền mặt trong ngân hàng phải chăng là phương án kém?”, rồi tự trả lời: “Chúng ta nên đầu tư chứng khoán”.

Tôi không phải là người ngoại đạo với chứng khoán, nhưng tài khoản của tôi đã nằm im hơn chục năm vì bận bịu công việc kinh doanh và tôi nghĩ, đó chắc hẳn là câu chuyện vu vơ của anh bạn nhân ngày nhàn tản.

Sau bữa cơm trưa, câu nói của Warren Buffett bỗng vang lên trong đầu: “Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi”. Mở bảng điện tử, ôi chao, giá nhiều cổ phiếu rớt xuống mức thấp đáng kinh ngạc. Lòng tham của tôi trỗi dậy, tại sao mình không bỏ vốn vào chứng khoán ngay nhỉ?

Sau này, tôi thấy báo chí gọi những nhà đầu tư như tôi là F0. Nhưng tôi cho rằng, lợi thế của những nhà đầu tư F0 không phải là nhỏ. Chúng tôi bắt đầu, hoặc bắt đầu lại ở một thời điểm mà giá trị nhiều tài sản trên thị trường chứng khoán rất thấp, “đầu lạnh” vì không bị ám ảnh bởi cơn sóng thần thê thảm trước đó trên thị trường để chùn tay.

A lô cho nhân viên công ty chứng khoán hướng dẫn kích hoạt lại tài khoản, tôi lập tức chuyển tiền vào để bắt đầu công cuộc chống lại sự nhàn rỗi của mình. Với kiến thức kinh tế sẵn có khi quản lý một doanh nghiệp nhỏ, cộng với kinh nghiệm đầu tư năm xưa, không quá khó với những nhà đầu tư như tôi để bắt đầu đặt lệnh.

Tôi đặt ra tiêu chí khi lựa chọn cổ phiếu, đó là những công ty nhỏ có dòng tiền tốt, cổ tức tốt, thị giá cổ phiếu không vượt quá 2x, chốt lời khi lãi trên 10% và cắt lỗ khi giảm 10%.

Có lẽ, sự may mắn đến với các nhà đầu tư F0 khi thị trường bước vào những ngày bùng nổ theo đà và sóng nối sóng. BSR, KDC, BFC, NT2…, danh mục của tôi xuất hiện nhiều mã cổ phiếu. Sau 1 tuần, tôi quyết định chuyển thêm tiền vào tài khoản. Ðó thực sự là kênh đầu tư thú vị. 

Nhiều người nói, đầu tư chứng khoán bận như “nuôi tằm”, nhưng giờ đây tôi không thấy điều đó đúng với mình. Tôi không dành nhiều thời gian phân tích kỹ một mã cổ phiếu nào đó trước khi quyết định bỏ vốn, mà thường lướt qua các thông số, đọc qua tin tức trên báo chí về doanh nghiệp, xem qua triển vọng ngành và lập tức đặt mua cổ phiếu. Tất nhiên, bối cảnh thị trường chung hồi phục giúp việc lựa chọn cổ phiếu có khả năng tăng giá dễ dàng hơn.

Khi thị trường bước vào giai đoạn phân phối, tức là tuần đầu tháng 6, tôi đã tất toán danh mục, tạm nghỉ ngơi, tổng kết lại đạt tỷ suất lợi nhuận 50%. Có thể tôi gặp may vì “cả làng có lãi, riêng mình anh đâu”. Anh bạn tôi bỏ ra số vốn đầu tư tương tự, “con xịt, con nổ”, nhưng cũng kiếm được khoản lãi không nhỏ.

Dòng tiền nhà đầu tư F0 đổ vào thị trường được nhìn nhận là một trong những lý do giải thích cho việc thanh khoản trên HOSE lập kỷ lục trong nhiều phiên gần đây, có phiên đạt 500 triệu đơn vị.

Các thị trường liên tục ở trong tình trạng bất ổn và biến động mạnh, chúng ta kiếm lợi nhuận bằng cách chiết khấu những điều chắc chắn và đánh cược vào những điều bất ngờ

- George Soros 

Một bài báo trích nguồn dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, trong 3 tháng tính đến hết tháng 5, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 102.000 tài khoản chứng khoán, tương đương với số tài khoản mở mới trong 7 tháng cuối năm 2019 và những tài khoản này đều giao dịch tích cực.

Trong dòng tiền từ những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thời Covid-19 còn có dòng tiền từ chính các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào, lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Dòng tiền bắt đáy từ các nhà đầu tư F0 đã giúp thị trường cân bằng trước áp lực bán ròng của khối ngoại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cụ thể, từ tháng 3 tới hết tháng 5, khối ngoại ròng rã bán ròng hơn 14.000 tỷ đồng trên HOSE, nhưng chỉ số VN-Index đã đi từ vùng đáy 650 điểm vào cuối tháng 3 lên sát 900 điểm vào đầu tháng 6.

Khi cuộc sống và công việc trở lại guồng quay bận rộn, chứng khoán giảm bớt tỷ trọng ưu tiên thời gian đối với tôi, nhưng đọc báo, lướt web tin tức kinh tế, đặc biệt là những phân tích có giá trị đã trở thành thói quen và sẽ tiếp tục phục vụ cho hoạt động đầu tư chứng khoán.

“Ðối với những người chuẩn bị tốt, thị trường con gấu (giảm điểm) không chỉ là tai họa, mà còn là cơ hội”, câu nói của một nhà đầu tư tài ba nào đó đã giúp chúng tôi có những trải nghiệm đáng nhớ mùa Covid-19 năm nay. Ða dạng hóa kênh đầu tư cũng là cách quản trị tài chính. Những ngày này, Hà Nội, Sài Gòn đang vào cao điểm mùa nắng nóng, tôi tự hỏi, thị trường chứng khoán liệu có “nóng” nữa không?

Cảm nhận chung của một nhà đầu tư vẫn dành mối quan tâm cho chứng khoán: giảm nhiệt là cần thiết, vì VN-Index đã tăng hơn 30% từ khi tạo đáy. Khi thị trường tăng nóng, rồi hạ nhiệt, rồi lại tăng, lại hạ nhiệt…, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn, biết sửa sai sau mỗi lần không đúng, tích lũy dần kinh nghiệm với kênh đầu tư hấp dẫn nhưng không dễ dàng này.

Vào những phiên giảm điểm mạnh, giá trị khớp lệnh lớn được duy trì cho phép nhà đầu tư kỳ vọng vào thực tế, nguồn tiền đứng ngoài thị trường dồi dào, sẵn sàng tham gia.

Dòng tiền là yếu tố quyết định sự lên/xuống của giá cổ phiếu, việc dòng tiền sẵn sàng tham gia khi thị trường điều chỉnh mạnh như đã từng diễn ra trước đó là tín hiệu tốt, thị trường vẫn còn hấp dẫn.

Công ty Chứng khoán SSI nhận xét: “Việc dòng tiền lớn gia nhập khi thị trường bị định giá thấp giai đoạn vừa qua phần nào cho thấy chuyển biến tích cực về nền tảng của giới đầu tư trong nước. Nhà đầu tư đã hành động bình tĩnh hơn, không xảy ra hiện tượng bán tháo hàng chục phiên liên tiếp như thời kỳ thị trường chịu tác động của khủng hoảng tài chính 2008 - 2009”.

Trong bối cảnh lãi suất đang giảm dần, nhiều kênh đầu tư khác kém hấp dẫn, thì dòng tiền trong nước dành cho kênh đầu tư chứng khoán được đánh giá là bền vững, có sự nghiên cứu kỹ, sẽ dẫn dắt VN-Index tiến tới những điểm số cao hơn.

Ðây chính là cơ hội để các nhà tạo lập chính sách, điều hành kinh tế vĩ mô thúc đẩy thị trường chứng khoán thực hiện chức năng và vai trò dẫn vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế mạnh mẽ hơn. Một lớp nhà đầu tư F0 trưởng thành sẽ là sự tiếp nối cần thiết để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển.

Tinh Dầu Chống Côn Trùng

    Khi mùa mưa đến cũng là lúc các côn trùng sinh sôi nảy nở. Hãy mua ngay lọ Tinh Dầu Chống Côn Trùng (100ml) chống muỗi, gián, kiến, vắt, bọ chét…. An toàn với cả phụ nữ mang thai và trẻ em trên 3 tháng tuổi.
    Với phạm vi đình thì 3 loại côn trùng gây nhiều phiền toái nhất đó là muỗi, gián, kiến. Nhưng nếu dùng thuốc xịt thông thường để loại trừ các côn trùng này liệu có an toàn? đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

- Hãy bảo vệ không gian ngôi nhà bạn với tinh dầu chống côn trùng -
    Với những yêu cầu đó Tinh dầu Lam Hà xin giới thiệu sản phẩm cực kỳ an toàn: Tinh dầu chống côn trùng, được chiết suất và tổng hợp từ thảo dược thiên nhiên, an toàn với cả phụ nữ mang thai và trẻ em trên 3 tháng tuổi., chống muỗi, gián, kiến, bọ chét, vắt…
    Các loại tinh dầu tinh dầu thiên nhiên của Sả, Bạc hà, Cúc đã được biết có nhiều tác dụng trong chăm sóc cơ thể, dưới góc độ chống côn trùng tổ hợp các tinh chất này rất có hiệu quả và là loại an toàn nhất, ít gây độc nhất đối với con người. Tổ hợp tinh chất này chỉ gây độc đối với các loại côn trùng, động vật không xương sống, các loại động vật máu lạnh.
    Với sản phẩm này bạn có thể chống muỗi, bọ chét, vắt, bằng các cách sau:
    - Xịt vào quần áo, tất, chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm, thảm, các góc tường, gầm bàn nơi muỗi trú ẩn.
    - Đổ khoảng 2-3ml (một nắp kèm theo lọ xịt) tinh dầu vào máy giặt ở nước cuối cùng (nhớ chỉnh máy giặt về chế độ ít nước nhất) để giặt quần áo. Tinh chất sẽ ngấm vào vải và phơi trong mái che tránh ánh nắng mặt trời. Cách dùng này còn tác dụng hiệu quả trong vòng 2 tháng hoặc sau 2 lần giặt.
    - Xịt gián: Tiến hành xịt 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để giết trệt để các con gián mới nở sau này. Sau khi xịt chờ khoảng 5-10 phút để giết và nhặt hết gián chết. không nên để gián ngấp ngoải và sống lại gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
    - Sản phẩm an toàn với phụ nữ mang thai và trẻ trên 3 tháng tuổi.
    - Không được xịt vào mắt, vùng da tổn thương, không được uống, để nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời. Để xa tầm tay trẻ nhỏ.
    Videoclip: tinh dầu chống côn trùng diệt kiến ba khoang:

Thành phần: Permethrin cúc trừ trùng 5%, tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, phụ gia vừa đủ.
ĐẠI LÝ TINH DẦU THIÊN NHIÊN MINH HOÀNG
TRẦN THỊ QUYÊN
- Địa chỉ : 54 Đặng Thị Nho - Ngô Quyền - TP Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 0972 311 494
- Facebook: https://www.facebook.com/tranthi.quyen.9

Tích lũy theo mục tiêu

Cách đơn giản để bắt đầu
Mục tiêu trong tích lũy: bạn đang tiết kiệm bằng cách tích lũy cho cái gì?