Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

CANSLIM

CAN SLIM là một phương pháp chọn mua chứng khoán nổi tiếng được nhiều người biết đến do William O'Neil - người sáng lập ra tờ Investor's Business Daily, sáng tạo ra. Phương pháp này chọn mua chứng khoán bao hàm cả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

(1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phần quý hiện tại hay gọi nôm na là “EPS quý hiện tại” (Current Earning Per Share), tiêu chuẩn này yêu cầu EPS tăng dần và tăng càng cao càng tốt. Có thể kể đến mức EPS hấp dẫn và tăng đều như cổ phiếu FPT, SZE, PJS…. So sánh lãi sau thuế chứ không phải eps vì eps có thể giảm khi cổ phiếu chia tách nhiều hơn mặc cho lãi sau thuế của công ty tiếp tục tăng. So sánh cần mang tính chu kì năm để tránh các khoản thu một lần và các khoản thu mang tính chu kì
(2) A = Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (Annual Earning Increases). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 03 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm trên vốn cổ phần đạt từ (ROE) từ 17% trở lên, những công ty tốt nhất sẽ có lợi suất từ 25% - 50%. Có thể lấy ví dụ như SZE, …
(3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới... (New Products, New Management, New highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.
(4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào.
(5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “dẫn đầu” hay chỉ là cổ phiếu “đội sổ” (leader/laggard). Hãy chỉ quan tâm đến cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường và tránh xa những cổ phiếu “đội sổ” mặc dù giá cổ phiếu đó đã giảm rất mạnh và chỉ ngang cốc trà đá. Có thể kể đến các cổ phiếu dẫn dắt thị trường như VNM, VCB, SZE, FPT…
(6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Các quỹ ETF và các quỹ đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư lớn… nếu quan tâm và mua vào một cổ phiếu trên thị trường thì cổ phiếu đó đã được nghiên cứu rất kỹ và sẽ có một xu hướng tăng khá mạnh. Như các cổ phiếu được các quỹ nước ngoài yêu thích như: VNM, FPT, VCB…
(7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Hãy xác định xu hướng chung thị trường và sự vận động của các dòng cổ phiếu để lên kế hoạch trading hiệu quả.

Thực tế, để tìm được một cổ phiếu hội tụ toàn bộ 7 yếu tố trên là rất khó, vậy nên, những yếu tố trên chỉ mang tính lý thuyết để lựa chọn cổ phiếu, và tìm ra những cổ phiếu gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo rằng nhà đầu tư đã lựa chọn được danh mục ít rủi ro trong hàng trăm mã cổ phiếu trên thị trường.
Phương pháp Canslim là gì?
Nhà đầu tư dựa vào phương pháp Canslim để tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng cao tại thị trường tăng giá, nhằm sinh lời trong ngắn hạn.
Phương pháp Canslim được tạo ra bởi William J. O’Neil, một nhà môi giới chứng khoán rất thành công vào những năm 1950. Phương pháp này đòi hỏi phải mua và bán cổ phiếu liên tục, hấp dẫn các nhà đầu tư lướt sóng, ngắn hạn.
William J. O’Neil, một doanh nhân, nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại, là cha đẻ chiến lược đầu tư Canslim. Ảnh: Smallcase

Phương pháp này sử dụng 7 tiêu chí để chọn cổ phiếu, được thể hiện qua các chữ cái C-A-N-S-L-I-M:
C - Current Quarterly Earnings – Thu nhập hàng quý
O’Neill đặc biệt nhấn mạnh đến tăng trưởng thu nhập hàng quý. Theo đó, nhà đầu tư chỉ nên xem xét các công ty có mức tăng trưởng thu nhập hàng quý ít nhất 20% và tăng trưởng doanh số là 25%. Lợi nhuận phải đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, chứ ko phải hoạt động khác như tài chính hay bán tài sản.
A: Annual Earnings Growth – Tăng trưởng thu nhập hàng năm
Trong khi tăng trưởng thu nhập hàng quý bao hàm tiềm năng ngắn hạn, thì tăng trưởng thu nhập hàng năm cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc về tiềm năng dài hạn.
O’Neill gợi ý rằng tăng trưởng thu nhập hàng năm 25% là ngưỡng tối thiểu để đầu tư vào bất kỳ công ty nào, trong khi các cổ phiếu hàng đầu sẽ công bố những con số hiệu suất thậm chí còn tốt hơn thế. Và ROE (lợi nhuận trên vốn) đạt 17% trở lên.
N: New Product, Service, Management, Price Breakout – Sản phẩm mới, dịch vụ và quản lý mới, đột phá về giá
Doanh nghiệp luôn cần đổi mới để vượt trội hơn so với thị trường. Một sản phẩm, dịch vụ hoặc cách quản lý mới có thể là những thông tin tích cực, tạo đà tăng cho giá cổ phiếu của công ty.
Bên cạnh đó, sự thay đổi ban quản lý hay hội đồng quản trị cũng là một chỉ báo tích cực. Việc thực hiện thay máu cơ cấu ban lãnh đạo của một doanh nghiệp cũng là phương thức giúp thúc đẩy cho sự tăng trưởng.

S: Supply and Demand – Cung và cầu

O’Neill khuyên nhà đầu tư nên chọn những cổ phiếu đang trong trạng thái được mua nhiều, thậm chí khan hiếm nguồn cung.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý, các công ty có thể mua lại một phần cổ phiếu của chính họ từ thị trường để tạo nhu cầu bổ sung và sau đó làm tăng giá.

L: Leader or Laggard – Dẫn đầu hoặc tụt hậu

Không có cổ phiếu nào đảm bảo sinh lời 100%, nhưng O’Neil cho rằng, nhà đầu tư nên chọn mua các cổ phiếu dẫn dầu, thường là 2 trong 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm ngành đang ở xu hướng tăng.
Nếu thị trường chung đã giảm trong một tuần mà cổ phiếu đang xem vẫn giữ ổn định (và phù hợp với các tiêu chí khác của phương pháp Canslim) thì đó là một dấu hiệu rất tốt. Khi một tín hiệu vào xảy ra, nhà đầu tư nên mua vào.

I: Institutional Sponsorship – Nhà đầu tư tổ chức

Cung cầu trong thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư tổ chức, như các quỹ tương hỗ, ngân hàng, công ty bảo hiểm... O’Neil chọn các cổ phiếu có ít nhất là từ 3 - 10 cổ đông là tổ chức với bề dày thành tích vượt trội.
Tuy nhiên, quá nhiều cổ đông tổ chức có thể cũng không tốt. Một khi cổ phiếu trở nên "định chế hóa" thì việc mua vào lúc này có thể đã quá muộn. Nếu 70 - 80% khối lượng lưu hành của một cổ phiếu đang được các tổ chức nắm giữ thì nguồn cung có lẽ đã cạn kiệt.

Do đó, thời điểm lý tưởng để mua vào là khi một cổ phiếu vừa được các nhà đầu tư tổ chức uy tín phát hiện và trước khi cổ phiếu này xuất hiện trong danh mục đầu tư của nhiều tổ chức khác.

M: Market Direction – Hướng thị trường

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp đầu tư Canslim. Ngay cả các cổ phiếu tốt nhất cũng có thể làm nhà đầu tư thua lỗ nếu tình hình thị trường ảm đạm. Khoảng 75% cổ phiếu có biến động theo xu hướng chung của thị trường.
O’Neill chia xu hướng thị trường thành ba giai đoạn:
- Tích lũy tăng giá: Đây là thời gian tốt để mua cổ phiếu.
- Tăng dưới áp lực bán: Chỉ giải ngân với các vị thế mua mở rộng với khối lượng thấp. Ngoài ra, nhà đầu tư nên cân nhắc đóng vị thế một phần trong trường hợp cổ phiếu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu.
- Thị trường điều chỉnh: Ưu tiên quản trị rủi ro, gia tăng tỷ lệ tiền mặt trong tài khoản.
Như vậy, điểm chung của phương pháp Canslim là tìm ra thời điểm thị trường xu hướng tăng (uptrend) để tham gia và thoát khỏi thị trường khi xuất hiện xu hướng giảm (downtrend). Sau khi xác định được thị trường tốt, nhà đầu tư lọc ra các nhóm ngành tiềm năng nhất, cổ phiếu mạnh, có sức tăng trưởng để mua, tránh mua bán lan man. O’Neil dùng các điểm mua bán theo phân tích kỹ thuật tối ưu, theo dòng tiền lớn chứ không nắm giữ bất chấp, đặc biệt không mua bình quân giá xuống, không bắt đáy, không quan tâm cổ tức hay chỉ số P/E, đúng thì gia tăng, sai thì cắt lỗ dù doanh nghiệp có tốt đến đâu. Điều này phù hợp với đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, không áp dụng trong đầu tư dài hạn, mua theo giá trị.
Thay vì hi vọng tìm ra một siêu cổ phiếu, mua vào và chờ tăng giá gấp 2-3 lần, phương pháp Canslim hướng đến đầu tư theo đà tăng trưởng, tìm các đoạn cổ phiếu tăng 20-30% và sẵn sàng bán thoát nếu thấy rủi ro, chấp nhận cắt lỗ ở mức 7% - 8%.
Phương pháp Canslim có thể tạo ra số lượng lớn các giao dịch. Việc liên tục mua, bán cổ phiếu khiến nhà đầu tư phải trả nhiều thuế và phí giao dịch hơn.

Không có nhận xét nào: