+ MỤC LỤC
+ Tổng quan về Thể Dĩ Thái
Trong phần này chúng ta nghiên cứu thể dĩ thái (etheric body). Từ etheric body được các nhà Thông Thiên Học Việt Nam dịch là thể phách. Phách (魄)là từ Hán Việt, bao gồm 2 từ Bạch 白 (trắng) và Quỷ 鬼 (ma quỷ), có nghĩa là quỷ trắng. Từ điển Hán Việt giải thích như sau:
① Vía. Phàm vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại gọi là phách.
Ta thấy từ này trong cụm từ thất hồn lạc phách (hết hồn hết vía), hồn phi phách tán (hồn bay phách tán).
Vía là từ thuần Việt, chính là phách trong tiếng Hán Việt. Nhưng các từ thể phách và thể vía đã được các nhà Thông Thiên Học Việt Nam sử dụng từ thuở ban đầu để chỉ etheric body và astral body. Trong hội Thông Thiên Học thế giới cũng có sự lẫn lộn trong các thuật ngữ trong thuở ban đầu. Bà Blavatsky dùng từ astral body không phải để chỉ thể cảm dục mà thôi, mà còn chỉ cái mà ta hiểu là thể dĩ thái (etheric body). Chỉ sau này Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant mới tách biệt gọi 2 thể đó là etheric body và astral body. Chân sư DK có nhắc đến điều này trong quyển Telepathy and the Etheric Vehicle. Sau đây là trích dẫn khá dài từ sách củA đức DK nói về điều này. Cũng xin lưu ý các bạn qui ước màu sắc trong bài viết như thường lệ, nghĩa là các trích dẫn sẽ có màu xanh lá, phần giải thích của người viết sẽ có màu đen.
Một trong các bổn phận chính của các đạo sinh huyền linh học ngày nay là chứng minh sự thực về thể dĩ thái; khoa học hiện đại đã đang chứng tỏ điều đó vì các nghiên cứu của khoa học hiện nay đã dẫn nó đi vào lĩnh vực của năng lượng. Khoa điện-trị liệu (electro-theraphy) với nhận thức ngày càng tăng rằng con người có bản chất là điện, và nhận thức rằng ngay cả nguyên tử, dù bề ngoài là các đối tượng vô tri giác, lại là một thực thể rung động linh hoạt, chứng minh cho quan điểm huyền linh học này. Nói chung, khoa học đã đi trước huyền bí học ở sự thừa nhận của nó về năng lượng như là yếu tố vượt trội trong mọi biểu lộ của hình hài. Các nhà Thông Thiên Học và những người nghiên cứu khác tự hào về việc họ vượt trước tư tưởng của nhân loại, nhưng không phải thế. H.P. Blavtasky, một điểm đạo đồ cao cấp, có trình bày các quan điểm đi trước khoa học, nhưng điều này không đúng với những diễn giả của Thông Thiên Học. Sự kiện tất cả các hình thức biểu lộ là các hình thức năng lượng, và hình hài đích thực của con người cũng không là ngoại lệ, là món quà của khoa học, chứ không phải của huyền linh học, dành cho nhân loại. Việc chứng minh rằng ánh sáng và vật chất là các thuật ngữ đồng nghĩa cũng là một kết luận của khoa học. Các nhà huyền bí học luôn luôn biết rõ điều này, nhưng các trình bày tự tin [141] và ngốc nghếch của họ về chân lý đã gây bất lợi rất nhiều cho Thánh Đoàn. Rất thường các Chân Sư lên án phương pháp của các nhà Thông Thiên Học và các nhóm huyền bí khác. Khi cách trình bày mới về giáo lý huyền môn xuất hiện nhờ hoạt động gợi cảm hứng của H.P.B., thì một số (và số này ngày càng đông hơn theo thời gian) các thành viên Thông Thiên Học trình bày giáo lý huyền môn theo cách thức nó bóp méo giáo lý đích thực và xúc phạm nhận thức trí tuệ của đám đông những người tìm hiểu và sáng suốt. Giáo huấn về thể dĩ thái là một bằng chứng của việc đó. H.P.B. chịu trách nhiệm phần lớn, vì dùng thuật ngữ “astral” để chỉ một số lớn kiến thức liên quan đến etheric (dĩ thái) cũng như astral (cảm dục). Điều này do bởi sự kiện rằng thể cảm dục trong một vài thế hệ nữa (nói một cách tương đối) sẽ chịu số phận biến mất, và cụ thể ở H.P.B. nó đã không tồn tại, do bởi mức tiến hóa cao mà vị đệ tử này đạt đến. [Telepathy and the Etheric Vehicle trang 140-1]
Do nhận thức rằng thể dĩ thái luôn là một biểu hiện của năng lượng nổi trội đang chi phối nhân loại trong bất cứ chu kỳ đặc biệt nào, H.P.B. đã dùng thuật ngữ “astral body” dưới hình thức có thể hoán đổi cho nhau với etheric body. Trong đa số trường hợp, etheric body là hiện thể hoặc khí cụ của năng lượng cảm dục (astral energy). Đa số con người trong bản chất vẫn còn thuộc thời kỳ Atlantis hay là nặng về cảm dục, và điều này có nghĩa là một tỷ lệ bách phân lớn hơn mà nhà huyền linh học bậc trung sẵn sàng thừa nhận. Tuy nhiên, bà H.P.B. rất chân thực và biết rằng vào thời đó và trong vài trăm năm nữa (có lẽ khoảng ba trăm năm) thể cảm dục sẽ tiếp tục thống trị đa số các phản ứng của con người và do đó chi phối cách hành xử trong cuộc sống hằng ngày của họ. Do đó dẫn đến sự nhầm lẫn bề ngoài giữa hai “thể” này trong các tác phẩm.
Khi chúng ta học về thể dĩ thái chúng ta bước vào thế giới năng lượng nằm đằng sau những hoạt động của xác thân chúng ta. Châm cứu của Đông Y cũng như Y học cổ của Ấn độ làm việc với thể dĩ thái. Kỹ thuật nhiếp ảnh Kirlian cũng bắt đầu chạm đến thể dĩ thái của sinh vật, có thể chụp hình được hào quang sức khỏe của thể dĩ thái. Và chúng ta hi vọng rằng khoa học tương lai sẽ xác nhận sự hiện hữu của thể dĩ thái nằm đằng sau mọi hình thể vật chất hiện nay, và đó sẽ là cuộc cách mạng trong khoa học và y khoa về bản thể con người. Học hỏi về thể dĩ thái bạn không thể tìm hiểu được ở đâu đầy đủ như trong giáo lý của Chân sư DK. Trong loạt bài trước đây (Luân xa) chúng tôi đã tóm lượt giáo lý của Chân sư DK về các luân xa của thể dĩ thái, và trong bài hôm nay (cũng như các bài tiếp theo), chúng ta sẽ nghiên cứu thể dĩ thái qua sự giảng dạy của Chân sư DK.
* Tại sao việc nghiên cứu về thể dĩ thái lại cực kỳ quan trọng như vậy?
Chân sư DK nói rằng việc nghiên cứu về thể dĩ thái vô cùng quan trọng với con người vì nó là cái khung sườn để thể hồng trần đâm đặc được xây dựng theo. Thể dĩ thái nằm dưới hay đứng đàng sau (sub-stand) mọi hình thể trần gian. Chức năng của nó là tiếp nhận, hấp thu và truyền dẫn sinh lực đến mọi nơi của cơ thể. Nó cũng là cầu nối giữa các thể cao hơn (thể cảm dục và hạ trí) đến thể xác. Trong hai nửa của thể hồng trần (physical body) thì thể dĩ thái quan trọng hơn nhiều. Nó chính là yếu tố quyết định, kiểm soát và thể xác trọng trược chỉ là bộ máy tự động (automaton) tuân theo. Do đó, đức DK nói rằng thể dĩ thái là một nguyên lý, còn thể xác thì không. Tuy nhiên, hiện nay có một lỗ hổng hay khoảng trống trong tâm thức con người về thể dĩ thái. Người ta có thể ý thức được về thể xác, biết được cảm xúc, tư tưởng và những tác động của nó lên thể xác, nhưng hiểu biết về thể dĩ thái hoàn toàn thiếu sót. Do đó bổn phận của người đạo sinh là chứng minh được sự hiện diện của nó, học hỏi về cấu trúc và hoạt động của nó, và áp dụng vào con đường tu học của mình. Sau đây là trích dẫn từ sách của Chân sư DK:
Về căn bản, thể dĩ thái là bộ máy đáp ứng quan trọng nhất của con người, không những nó giúp cho năm giác quan vận hành đúng đắn, và do thế mà cung cấp năm điểm tiếp xúc chính với thế giới hữu hình, mà nó cũng còn giúp cho con người ghi nhận được một cách bén nhạy các cõi giới tinh anh, và, khi được linh hồn kiểm soát và tiếp năng lượng, nó giúp làm cho các lãnh vực tinh thần rộng mở ra.
Dĩ thái thể là một nơi tiếp nhận mạnh mẽ các ấn tượng, vốn được truyền đến tâm thức con người thông qua các luân xa đã được khơi hoạt. [EH trang 83]
Khi những nhà trị liệu thành thạo, với tri giác, có hiểu biết đầy đủ và thực dụng về thể dĩ thái, với sự thông hiểu về các năng lượng đang tạo nên thể đó, hoặc loại năng lượng mà nó đang hoặc có thể truyền dẫn, thông hiểu về cấu tạo tế vi của con người, về các phương pháp điều khiển năng lượng từ một điểm và vị trí này đến điểm khác, có thể làm việc với kiến thức y khoa đầy đủ hoặc là có sự cộng tác đầy đủ với nhà giải phẫu hoặc y sĩ chính thống, lúc bấy giờ, các thay đổi phi thường sẽ xảy ra. Một sự khai ngộ quan trọng sẽ đến với nhân loại.
Hiện tại, thái độ của huyền linh học thì tương đối tiêu cực đối với sự kiện và bản chất của thể dĩ thái. Người ta sẵn sàng thừa nhận sự hiện hữu của nó, nhưng yếu tố chiếm vị trí nổi bật trong tâm thức của họ vẫn là sự kiện về thể xác (mà dường như cả đời sống đều được đan dệt chung quanh sự tiện nghi, sự an toàn và sự chăm sóc cho thể đó) và sự kiện về bản chất cảm dục hay là bản chất tình cảm. Không một ai trong số họ, hay nói chung, trong số các đạo sinh huyền linh học, để ý chút nào đến thể dĩ thái, và có một sự gián đoạn hay một lỗ hổng lớn, một cách bình thường và đúng đắn chỉ vào lúc này, trong tâm thức ngày nay giữa phàm ngã với Tam Nguyên Tinh Thần. Lỗ hổng này sẽ được lấp lại bằng cách xây dựng đường Antahkarana, và chỉ các đạo sinh cao cấp mới có thể kiến tạo được giác tuyến này. Không có cầu nối nào như thế được dự định cho lỗ hổng trong tâm thức giữa thể xác với đối phần dĩ thái. Thể dĩ thái tồn tại trong chất dĩ thái tinh anh, và thực tế mà nói, không có lỗ hổng thực sự nào, chỉ có sự thiếu hiểu biết của nhân loại về một khía cạnh của thể hồng trần vốn còn quan trọng hơn thể xác đậm đặc nhiều. Tâm thức của con người ngày nay thuộc về hồng trần-cảm dục (physical-astral), và yếu tố của các năng lượng đang chi phối lại không được biết đến, bị bỏ sót, và – từ quan điểm của tâm thức – không tồn tại.
Một trong các bổn phận chính của các đạo sinh huyền linh học ngày nay là chứng minh sự thực về thể dĩ thái; khoa học hiện đại đã đang chứng tỏ điều đó vì các nghiên cứu của khoa học hiện nay đã dẫn nó đi vào lĩnh vực của năng lượng. Khoa điện-trị liệu (electro-theraphy) với nhận thức ngày càng tăng rằng con người có bản chất là điện, và nhận thức rằng ngay cả nguyên tử, dù bề ngoài là các đối tượng vô tri giác, lại là một thực thể rung động linh hoạt, chứng minh cho quan điểm huyền linh học này. Nói chung, khoa học đã đi trước huyền bí học ở sự thừa nhận của nó về năng lượng như là yếu tố vượt trội trong mọi biểu lộ của hình hài. Các nhà Thông Thiên Học và những người nghiên cứu khác tự hào về việc họ vượt trước tư tưởng của nhân loại, nhưng không phải thế. H.P. Blavtasky, một điểm đạo đồ cao cấp, có trình bày các quan điểm đi trước khoa học, nhưng điều này không đúng với những diễn giả của Thông Thiên Học. Sự kiện tất cả các hình thức biểu lộ là các hình thức năng lượng, và hình hài đích thực của con người cũng không là ngoại lệ, là món quà của khoa học, chứ không phải của huyền linh học, dành cho nhân loại. Việc chứng minh rằng ánh sáng và vật chất là các thuật ngữ đồng nghĩa cũng là một kết luận của khoa học. Các nhà huyền bí học luôn luôn biết rõ điều này, nhưng các trình bày tự tin [141] và ngốc nghếch của họ về chân lý đã gây bất lợi rất nhiều cho Thánh Đoàn. Rất thường các Chân Sư lên án phương pháp của các nhà Thông Thiên Học và các nhóm huyền bí khác. Khi cách trình bày mới về giáo lý huyền môn xuất hiện nhờ hoạt động gợi cảm hứng của H.P.B., thì một số (và số này ngày càng đông hơn theo thời gian) các thành viên Thông Thiên Học trình bày giáo lý huyền môn theo cách thức nó bóp méo giáo lý đích thực và xúc phạm nhận thức trí tuệ của đám đông những người tìm hiểu và sáng suốt. Giáo huấn về thể dĩ thái là một bằng chứng của việc đó. H.P.B. chịu trách nhiệm phần lớn, vì dùng thuật ngữ “astral” để chỉ một số lớn kiến thức liên quan đến etheric (dĩ thái) cũng như astral (cảm dục). Điều này do bởi sự kiện rằng thể cảm dục trong một vài thế hệ nữa (nói một cách tương đối) sẽ chịu số phận biến mất, và cụ thể ở H.P.B. nó đã không tồn tại, do bởi mức tiến hóa cao mà vị đệ tử này đạt đến.
+ Thể dĩ thái là gì?
Tất cả hình hài trong thế giới hồng trần của chúng ta đều có một thể dĩ thái nằm đằng sau nó. Thể dĩ thái này được cấu tạo từ chất liệu của 4 cõi phụ dĩ thái: 1, 2, 3, 4. Tuy nhiên, nó không giống như thể xác của chúng ta là một “khối” toàn thể, mà nó là tập hợp của của các lực tuyến (lines of force) đen xen vào, giống như một tấm lưới. Do đó nó còn được gọi là tấm lưới dĩ thái (etheric web). Các lực tuyến này Kinh sách Ấn độ gọi là nadis, Châm Cứu Trung Quốc gọi là kinh lạc. Các thể dĩ thể các các hình thể trong vũ trụ họp thành tấm lưới của hành tinh, của thái dương hệ, của vũ trụ.
1. Không có gì trong vũ trụ biểu lộ – thuộc về thái dương, hành tinh, hoặc các giới khác nhau trong thiên nhiên – mà lại không sở đắc một hình thức năng lượng, tinh anh và vô hình, tuy vẫn có [143] thực, kiểm soát, chi phối và điều khiển thể vật lý bên ngoài.Đây là thể dĩ thái.
2. Thể dĩ thái có mục tiêu chính yếu duy nhất là làm sinh động và tiếp sinh lực cho xác thân, và nhờ đó mà kết hợp nó vào thể năng lượng của Địa Cầu và của Thái dương hệ. Đó là một mạng lưới với các dòng năng lượng, các tuyến lực và ánh sáng. Nó tạo thành một phần của hệ thống lưới năng lượng rộng lớn đang ẩn dưới một hình hài dù lớn hay nhỏ (tiểu thiên địa hoặc đại thiên địa). Dọc theo các tuyến năng lượng này, các mãnh lực vũ trụ tuôn chảy, giống như máu chảy qua các tĩnh mạch và động mạch. Việc luân lưu cá biệt, không ngừng – trong con người, trong hành tinh và trong thái dương hệ – của sinh lực qua thể dĩ thái của mọi hình hài, là nền tảng của mọi sự sống biểu lộ, và là biểu hiện của tính bất phân ly chính yếu của mọi sự sống. [Trị Liệu Huyền Môn trang 2]
Sau đây là tóm tắt những điểm chính yếu về về thể dĩ thái
Các đạo sinh thường hay chỉ nói đến thể dĩ thái như một thực thể toàn vẹn và như là chỉ được tạo thành bằng chất dĩ thái, mà quên rằng thể dĩ thái là trung gian để chuyển nhiều loại năng lượng. Họ quên các sự kiện sau:
1. Rằng chính thể dĩ thái được làm bằng bốn loại vật chất, mỗi loại được chuyên hóa rõ rệt và ở trên một trong các cõi phụ dĩ thái.
2. Rằng các chất này, hoạt động một cách tích cực trong bất cứ thể dĩ thái đặc biệt nào, tạo ra một mạng lưới các vận hà (channels); chúng tạo ra những ống nhỏ (Tôi tạm dùng một từ ngữ không được thích hợp cho lắm), các ống này lấy hình thể chung của chất liệu đậm đặc hay là dạng hữu hình mà chúng có thể liên kết được. Dạng này nằm dưới mọi phần của thể xác và có thể thấy vươn dài ra một khoảng cách nào đó bên ngoài của hình hài có thể nhận biết được.[1] Thực ra, thể dĩ thái này không có dạng hình trứng (như các sách huyền học cổ xưa giảng dạy) mà thường thường có dạng thức hoặc là đường nét chung của thể xác mà thể dĩ thái đó liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, khi luân xa đỉnh đầu được khơi hoạt và hoạt động, bấy giờ cái dáng vẻ hình trứng mới thường gặp nhiều hơn.
[1] Trong một đoạn khác, đức DK nói rằng độ vươn dài ra của thể dĩ thái tùy thuộc vào trình độ tiến hóa của cá nhân, có thể từ vài inch (1 inch=2,54cm) đền nhiều inch.
Hình Kirlian của một cái lá thường xuan (Ivy leaf)
Hình ảnh Kirlian của một chiếc lá trước và sau khi bị ngắt một phần
Hình Kirlian của một đồng tiền xu
Và một số hình ảnh khác xem tại fai nguồn: Cấu tạo con người 14 và Chất Dĩ thái
+ Nói thêm về các nadis hay kinh lạc
Chân sư DK mô tả cho ta cấu trúc của các nadis trong đoạn văn như sau. Ngài nói nó gồm năm ống dẫn (strands or fibers) mãnh lực đan lại chặt chẽ với nhau bên trong một lớp vỏ của một lọai mãnh lực khác. Năm ống dẫn này truyền dẫn 5 loại prana khác nhau trong cơ thể. Đức DK nói rằng các nadis chính là đối phần dĩ thái của các sợi thần kinh, và từ mô tả của Chân sư DK ta có thể phác họa hình ảnh của các nadis như sau. Các bạn cũng có thể so sánh nó với hình ảnh cấu trúc của sợi thần kinh (nerves) mà khoa học đã biết:
Mỗi một lực tuyến li ti này trong bản chất thì ngũ phân giống như năm sợi dây của thần lực, đan lại chặt chẽ với nhau bên trong một vỏ bọc bao phủ bằng một mãnh lực khác. Những mãnh lực này bị buộc với nhau trong một mối quan hệ cắt ngang.
Cấu Trúc Sợi Thần Kinh (Ảnh Từ Internet)
Minh họa cấu trúc của nadi
Khi con người tiến hóa cao, mãnh lực truyền dẫn trong các nadi ngày càng nhiều và nhanh hơn, sự ma sát sẽ phá hủy các lớp vỏ phân các giữa các ổng dẫn truyền thần lực. Khi đó, 5 ống dẫn sẽ hợp thành một ống dẫn duy nhất, bên trong ống dẫn đó mãnh lực của linh hồn sẽ tuôn chảy, còn bên ngoài, xung quanh ống dẫn là các năng lượng khác. Lúc đó các nadi có cấu trúc nhị phân, phản ảnh phàm ngã đã được tích hợp với linh hồn. Các bạn xem hình minh họa sau đây.
Khi sự tiến hóa tiếp diễn và các sinh lực ngày càng lưu chuyển tự do hơn dọc theo các nadi và qua các luân xa chính, phụ, và tế vi, thì việc phân phối và lưu chuyển thần lực ngày càng nhanh hơn, cơ thể ngày càng chói rạng hơn. Bức tường ngăn cách giữa các kênh truyền dẫn năng lượng bên trong nadi bị tan rả (do tác động của mãnh lực linh hồn) và biến mất. Và như thế các nadi của người đệ tử cao cấp bây giờ có một hình thể mới, chỉ cho ta thấy y nay chủ yếu có bản chất nhị phân, là một phàm ngã tích hợp. Y là linh hồn và phàm ngã. Mãnh lực của linh hồn chảy thông suốt bên trong vận hà trung tâm của nadi, còn các lực khác chảy thông suốt ở bên ngoài.
Tính chất nhị phân của Từ đạo nadis
Các nadis giao cắt nhau nhiều lần tạo thành các Trung tâm lực hay luân xa. Tùy theo số lần giao cắt mà ta có luân xa chính, phụ, và tế vi.
Thể dĩ thái là một thể được tạo thành hoàn toàn bằng các tuyến lực và các điểm mà các tuyến lực này giao nhau, và (khi cắt ngang) như vậy, tạo thành các trung tâm năng lượng. Nơi nào có nhiều tuyến lực như thế giao nhau, ta có một trung tâm năng lượng lớn, và nơi mà các dòng năng lượng lớn gặp và giao nhau, như ở trong đầu và trên xương sống, thì ta có bảy luân xa chính. Các nhà huyền bí học biết được có bảy luân xa như thế, cộng với 21 luân xa nhỏ hơn và 49 cái còn nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên, vào lúc này, chúng ta sẽ tự giới hạn vào thể dĩ thái nói chung và vào bảy trung tâm lực chính.
Khi các lực tuyến giao qua giao lại nhau, khi chúng lập lại trong tiểu thiên địa cung giáng hạ tiến hóa và cung thăng thượng tiến hóa của Đại thiên địa, chúng tạo thành năm khu vực dọc theo cột sống và hai khu vực trong đầu, nơi mà năng lượng mạnh mẽ hơn những chỗ khác vì năng lượng tập trung nhiều hơn. Như thế, bạn thấy sự xuất của bảy luân xa chính. Khắp cơ thể, sự giao cắt qua lại của các lực tuyến xảy ra, do đó tạo ra các Trung tâm lực:
1. Khi các lực tuyến giao cắt nhau 21 lần, bạn có một luân xa chính. Có bảy luân xa chính như thế.
2. Khi chúng giao cắt nhau 14 lần, bạn có một luân xa phụ mà tôi đã đề cập đến.
3. Khi chúng giao cắt nhau 7 lần, bạn có một luân xa tế vi, và có hàng trăm luân xa như thế.
Một ngày nào đó người ta sẽ thiết lập được bản đồ của thể dĩ thái, khi đó người ta sẽ thấy được chiều hướng tổng quát của các lực tuyến. Người ta sẽ thây rõ ràng dòng chảy lớn của các nguồn năng lượng, xác định một cách dễ dàng trình độ tiến hóa, và có thể chỉ ra một cách không sai lầm tình trạng tâm linh của ai đó. Tuy nhiên, sự phức tạp của vấn đề này là rất lớn, do sự khác biệt trong trình độ phát triển tiến hóa của các thể, trình độ mở mang tâm thức [Trang 593] và sự tiếp nhận đối với sự kích thích của con người. [Tâm Lý Học Nội Môn trang 72-73]
Quay trở lại các nét chính về thể dĩ thái.
4. Tất cả các trung tâm lực và tụ điểm cho việc truyền dẫn năng lượng này được liên kết với nhau bằng các vận hà lớn hơn so với đa số các vận hà vốn tạo ra thể dĩ thái nói chung, bởi vì nhiều vận hà nhỏ và tuyến lực hay năng lượng phối hợp và trộn lẫn khi chúng ở gần một trung tâm lực hoặc một điểm tập trung.
5. Đa số các vận hà nhỏ hơn hay là các ống dẫn năng lượng, sau rốt tạo ra trong mọi hình hài lớp (layer) dây thần kinh tương ứng, chưa được y khoa nhận biết, nhưng nó cũng là một mạng lưới trung gian. Các ống dẫn năng lượng này liên kết thể dĩ thái nói chung với toàn bộ hai hệ thần kinh (hệ thần kinh não tủy và hệ thần kinh giao cảm) mà khoa học đã biết đến. Chính hệ thống này nằm dưới các dây thần kinh, vốn là bộ máy đáp ứng thực sự và – xuyên qua não bộ – nó truyền dẫn thông tin đến thể trí, hay là, xuyên qua não bộ và thể trí, cung cấp cho linh hồn chuyện đang xảy ra. Chính hệ thống các nadis này được đệ tử điểm đạo sử dụng với toàn bộ tâm thức, vị này đã liên kết Tam Thượng Thể Tinh Thần và phàm ngã được linh hồn [153] truyền sinh khí, và do đó đã thấy được thể linh hồn (the soul-body) tức thể nguyên nhân (causal body) hay là hoa sen chân ngã hoàn toàn biến mất, vì không còn tầm quan trọng thực sự nào nữa. Có một liên hệ đặc biệt và hiện nay không thể giải thích được giữa hệ thống các nadis này với antahkarana khi nó đang ở trong tiến trình sáng tạo hoặc được tạo ra.
6. Do đó, thể hồng trần giống như rất nhiều thể khác trong thiên nhiên, đều có thiết kế tam phân. Đó là:
- Thể dĩ thái.
- Các nadis chủ yếu.
- xác thân (thể xác trọng trược).
Cả ba hợp thành một đơn vị và khi luân hồi đều không thể tách ra.
7. Trong toàn thể của chúng, các trung tâm lực và nhiều điểm tiếp xúc tập trung nằm trong thể dĩ thái đều có trách nhiệm cho việc sáng tạo và bảo tồn của hệ thống tuyến nội tiết dưới hình thức hoặc là bị giới hạn và không thích hợp, hoặc là tiêu biểu cho con người tinh thần và hoàn toàn thích hợp. Đến phiên chúng, các nadis chịu trách nhiệm cho việc sáng tạo và xuất hiện (precipitation) của hệ thần kinh kép. Đây là một điểm nên ghi nhớ thật kỹ và là manh mối cho vấn đề sáng tạo.
8. Loại chất dĩ thái “đứng đàng sau” (“substanding”) bất cứ hình hài nào cũng đều tùy thuộc vào hai yếu tố:
a/ Giới tự nhiên có liên hệ. Về mặt căn bản, mỗi một trong bốn giới đều rút sự sống prana của chúng từ cõi phụ này hoặc cõi phụ khác trong bốn cõi phụ của chất dĩ thái, từ cõi phụ thấp nhất tính lên:
1. Giới khoáng vật được nuôi sống do cõi phụ 1.
2. Giới thực vật được nuôi sống do cõi phụ 2. [154]
3. Giới động vật được nuôi sống do cõi phụ 3.
4. Giới nhân loại được nuôi sống do cõi phụ 4.
Đó là tình trạng ban đầu; nhưng khi sự tiến hóa tiếp diễn và có một phân thân (emanation) do tác động hỗ tương được thiết lập giữa tất cả các giới, điều này tự động thay đổi. Chính “sự thay đổi phát xuất huyền bí” này mà cách đây nhiều thiên kỷ, đã tạo ra người thú. Tôi đưa ra sự kiện này làm minh họa và làm một chìa khóa cho một đại bí ẩn.
b/ Điều hơi kỳ lạ là trong giới nhân loại (và chỉ ở trong giới nhân loại thôi) thể dĩ thái ngày nay được tạo thành bằng bốn loại chất dĩ thái. Lý do của việc này là ở chỗ sau rốt (khi nhân loại đã phát triển về mặt tâm linh) mỗi một trong bốn cõi này tức loại chất dĩ thái sẽ được đáp ứng với bốn cõi phụ cao của cõi hồng trần vũ trụ – các phân cảnh dĩ thái, mà chúng ta gán cho các danh xưng là : phân cảnh Thượng Đế, phân cảnh Chân Thần, phân cảnh Niết Bàn và phân cảnh bồ đề. Điều này sẽ xảy ra như là kết quả của sự tăng trưởng hữu thức và sự điểm đạo.
9. Cũng cần phải nhớ rằng chất liệu mà các vận hà dĩ thái này hay là các ống vận chuyển (channelling tubes) được làm bằng prana hành tinh, tức năng lượng đem lại sự sống, đem lại sức khỏe của chính hành tinh. Tuy nhiên, các ống này có thể chuyên chở tất cả hoặc bất cứ năng lượng có thể có nào – thuộc tình cảm, trí tuệ, Chân ngã, thượng trí, bồ đề hay thuộc niết bàn, tùy theo trình độ tiến hóa mà người có liên hệ đã đạt đến. Sự kiện này luôn luôn có nghĩa rằng nhiều loại năng lượng đang chảy qua các ống này, trừ phi một người ở trình độ tiến hóa cực thấp hoặc một người phải đối phó với tình trạng chia rẽ (cleavage). Các năng lượng khác nhau này hòa lẫn và hợp chung lại, nhưng vẫn tìm ra các điểm tập chung riêng của chúng trong thể dĩ thái khi chúng đi vào trực tiếp bên trong chu vi [155] của xác thân. Giống như trong trường hợp linh hồn của Thượng Đế, ta cũng có thể nói câu sau đây cho thể năng lượng hoặc thể dĩ thái sinh động: “Dù đã thấm nhuần toàn thể vũ trụ này bằng một mảnh nhỏ của chính Ta, Ta vẫn tồn tại”.
II- Cấu Tạo Con Người: Phần 15 – Thể dĩ thái (2)
Trong bài này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về thể dĩ thái theo giảng dạy của đức DK (Có diễn giải thêm của người dịch nhưng cũng từ giáo lý của Chân Sư DK). Trước hết chúng tôi xin tóm tắt lại những điểm đã nêu về thể dĩ thái:
1. Thể dĩ thái của con người được cấu tạo bởi vật chất của 4 cõi phụ dĩ thái. Đây là trường hợp đặc biệt, vì thể dĩ thái của các giới khác trong tự nhiên chỉ cấu tạo bởi vật chất của một cõi phụ dĩ thái mà thôi. Chỉ trong giới nhân loại thể dĩ thái được cấu tạo bởi 4 loại dĩ thái khác nhau. Các bạn xem đồ hình sau:
Loại chất dĩ thái “làm nền tảng” (“substanding”) cho bất cứ hình hài nào cũng đều tùy thuộc vào hai yếu tố:
a. Giới có bản chất liên hệ. Về mặt căn bản, mỗi một trong bốn giới đều rút sự sống prana của chúng từ cõi phụ này hoặc cõi phụ khác trong bốn cõi phụ của chất dĩ thái, từ cõi phụ thấp nhất tính lên:
1. Giới kim thạch được nuôi sống do cõi 1.
2. Giới thực vật được nuôi sống do cõi 2. [154]
3. Giới động vật được nuôi sống do cõi 3.
4. Giới nhân loại được nuôi sống do cõi 4.
Đó là tình trạng ban đầu; nhưng khi sự tiến hóa tiếp diễn và có một phân thân (emanation) do tác động hỗ tương được thiết lập giữa tất cả các giới, điều này tự động thay đổi. Chính “sự thay đổi phát xuất huyền bí” này mà cách đây nhiều thiên kỷ, đã tạo ra người thú. Tôi đưa ra sự kiện này làm minh họa và làm một chìa khóa cho một đại bí ẩn.
b/ Điều hơi kỳ lạ là trong giới nhân loại (và chỉ ở trong giới nhân loại thôi) thể dĩ thái ngày nay được tạo thành bằng bốn loại chất dĩ thái. Lý do của việc này là ở chỗ sau rốt (khi nhân loại đã phát triển về mặt tâm linh) mỗi một trong bốn cõi này tức loại chất dĩ thái sẽ được đáp ứng với bốn cõi phụ cao của cõi hồng trần vũ trụ – các phân cảnh dĩ thái, mà chúng ta gán cho các danh xưng là : phân cảnh Thượng Đế, phân cảnh Chân Thần, phân cảnh Niết Bàn và phân cảnh bồ đề. Điều này sẽ xảy ra như là kết quả của sự tăng trưởng hữu thức và sự điểm đạo.
2. Về hình dạng, thể dĩ thái có hình dạng của thể hồng trần đậm đặc mà nó liên kết. Các đường từ đạo nadi hay lực tuyến của nó đan xen khắp các cơ thể, ở từng bộ phận, cơ quan. Các lực tuyến này truyền dẫn sinh lực đến từng bộ phận của cơ thể.
3. Ngoài ra, thể dĩ thái còn nối dài ra xung quanh cơ thể, độ vươn dài ra phụ thuộc vào trình độ tiến hóa của cá nhân, có thể từ vài inch (2,5cm) cho đến nhiều inch.
4. Bên trong thể dĩ thái luôn luôn có những trung tâm lực (force center), là nơi mà các lực tuyến (nadis) giao nhau. Trong con người có 7 Trung tâm lực chính, 21 Trung tâm lực phụ và hàng trăm Trung tâm lực tế vi. Các Trung tâm lực này là nơi tiếp nhận, chuyển hóa và chuyển di năng lượng đi khắp các cơ thể.
5. Một điểm quan trong cần nhớ mà đức DK lưu ý chúng ta là các Trung tâm lực chính hay phụ đều nằm bên ngoài cơ thể. Trong 7 Trung tâm lực hay luân xa chính, có 5 cái nằm dọc theo cột sống, cách cột sống từ 5 đến 10 cm, một cái bên trên đỉnh đầu, một cái đằng trước trán.
Phải luôn luôn nhớ rằng bảy trung tâm lực không nằm trong xác thân. Chúng chỉ tồn tại trong chất dĩ thái và trong cái được gọi là hào quang dĩ thái, bên ngoài thể xác. Chúng liên kết chặt chẽ với xác thân bằng mạng lưới nadis. Năm trong số các trung tâm lực được tìm thấy ở trong đối phần dĩ thái của cột sống, còn năng lượng đi qua (xuyên qua các nadis rộng lớn và dễ đáp ứng) qua cột xương sống và từ đó chạy vòng khắp thể dĩ thái khi nó linh hoạt phía trong thể xác. Có ba luân xa ở đầu, một ở ngay trên đỉnh đầu, một cái khác nằm ngay trước mắt và trán, còn cái thứ ba ở sau đầu, ngay trên chỗ mà cột sống kết thúc. Điều này tạo ra tám trung tâm lực, nhưng thực ra là bảy, vì trung tâm lực ở sau đầu không được kể tới trong tiến trình điểm đạo, cũng như trường hợp luân xa lá lách (spleen).
+ So Sánh Thể Xác và Dĩ Thái Cung 3 – Cung 7
Cung Thể xác-Dĩ thái thuộc Cung 3: Cường tráng, chắc nịch, rắn rỏi, một con ngựa để làm việc với năng lượng cao. Nó có một ngưỡng chịu đau cao, và có khả năng chống với những ô nhiễm môi trường. Nó rất tích cực, thể xác này thích tiếp tục hoạt động, thường nghĩ rằng có quá nhiều việc phải làm – nó có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc. Nó thoải mái trong lớp vỏ của nó, và trên cõi trần, và thích ăn, uống và quan hệ tình dục. Nói nhiều mà không suy nghĩ. Nó có thể hạnh phúc trong một môi trường lộn xộn, hoặc không có thói quen ngăn nắp. Nó thích đến và đi tùy ý nó, và bực tức khi các hoạt động của nó bị kiềm chế. Nó thường di chuyển chậm chạp, với các cử động khiếm nhã. Loại não bộ cung 3 sẽ thể hiện các ý tưởng theo một cách thức hay thay đổi, mạnh mẽ, đôi khi không chính xác.
Điều này cho phép bạn tiếp xúc và mang bạn xuống trần gian, … Nó hỗ trợ bạn trong việc biểu lộ trên cõi trần; nó tạo ra một tiêu điểm cho sự biểu lộ của linh hồn, vì nó đặc biệt là cung mà qua đó trạng thái thiêng liêng thứ ba lướt vào biểu lộ; nó có thể tạo ra uy lực biểu lộ của phàm ngã, nhưng nó cũng có thể tỏ ra là một trở ngại nhất định. (DNA I, 255)
+ Thể xác-dĩ thái thuộc cung 4, 5, 6: cung này không chi phối thể xác, ngoại trừ các đệ tử.
+ Cung Thể Xác-Dĩ Thái là Cung 7: Nó tao nhã, duyên dáng, thanh tú, cao quý, thích sử dụng đôi bàn tay. Các cử động có chừng mực và ổn định, chúng di chuyển và đi với vẻ duyên dáng. Nó rất thích sống trong một môi trường ngăn nắp và hoạt động tốt hơn khi các chu kỳ thường lệ của nó không bị phá vỡ – ví dụ, dậy vào buổi sáng, và dùng các bữa ăn vào cùng thời điểm của ngày. Nó thích tập trung vào, và hoàn thành, một việc ở một thời điểm. Nếu quá nhiều việc đang xảy ra, nó có thể trở nên mất phương hướng. Nó có một ngưỡng chịu đau thấp, và không thể đi vào các môn thể thao hay những thú tiêu khiển nguy hiểm do lẽ đó. Tuy nhiên, mặc dù dễ bị thương, nó cũng có thể mạnh mẽ, và được đào tạo trong các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và vẻ uyển chuyển, như thể dục dụng cụ. Một trong những năng khiếu của nó là nó có thể dễ dàng được đào tạo, và thích nghi tốt với những lề thói mới, chẳng hạn như việc thiền định. Loại não bộ Cung 7 sẽ biểu lộ các ý tưởng theo một cách thức có trật tự.
Vốn cung cấp cho bạn một ý thức về mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa linh hồn và thể xác, và cho phép bạn, nếu bạn muốn thế, là một tác nhân kiến tạo trong công tác huyền thuật. (DNA I, 133)
Cung Nghi Lễ Trật Tự hay Huyền Thuật, và do đó bạn quan tâm trước hết đến thuyết duy linh (spiritualism) (DNA I, 549)
Suốt nhiều năm, hỡi huynh đệ yêu quý của tôi, tôi đã thuyết phục bạn rằng sự hạn chế chủ yếu của bạn là thể xác của bạn; tất nhiên điều đó có nghĩa là bộ não thể xác của bạn là một trung tâm giới hạn. Trong gần mười lăm năm, Tôi đã xin bạn rèn luyện thể xác của bạn, cố gắng thanh luyện nó, và cố gắng làm cho nó nhạy cảm hơn với ấn tượng tinh thần. [Trang 615] Nó ở trên cung thứ bảy, và do đó nhiệm vụ của nó là liên kết bên trong với bên ngoài. Nó chưa thể làm đúng điều này trong khi bạn đã thực hiện vài bước để thanh luyện nó và thay đổi tính chất của nó. Do đó, bộ não của bạn, đáp ứng dễ dàng với thể trí cung một của bạn, và cho đến nay, đáp ứng rất ít với linh hồn cung hai của bạn. Nếu nó đã làm được như thế, thì chân lý và bác ái đã làm bạn nổi bật trong thời gian thử thách này, nhưng những điều này đã được thấy rất ít. Cách xử lý của bạn về vấn đề kép này sẽ cho bạn thấy rõ những hạn chế của bạn. (DNA II 614-5)
+ THỂ XÁC CUNG 3 VÀ THỂ XÁC CUNG 7
BẢNG SO SÁNH (Nguồn: Theo GQ1.4)
Thể xác-Dĩ thái Cung 3 | Thể xác-Dĩ thái Cung 7 |
Không mảnh mai, thể xác rắn rỏi hơn và chắc nịch hơn, không thanh nhã, có khuynh hướng đi đứng nặng nề. | Tao nhã, thanh nhã, và mảnh mai, lướt khi bước đi. |
Cơ thể vạm vỡ, các môn thể thao có sức chịu đựng và sức khỏe, kiến tạo cơ thể, khả năng mau phục hồi thể xác. | Có thể khỏe mạnh, nhưng cơ thể thanh nhã hơn; huấn luyện viên thể dục nhịp điệu, diễn viên múa. |
Rất hoạt động; một cơ thể “bận rộn”, vận động không nghỉ, không thích những thời kỳ dài bất động, nói liến thoắng. | Hạnh phúc hơn với sự trầm lặng và yên tĩnh. |
Đặc biệt không nhạy cảm với sự đau đớn. | Nhạy cảm với sự đau đớn hay tư tưởng đau buồn. |
Không để ý về mặt thể xác; tương đối không chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, có thể sống trong một tình trạng bừa bộn, ồn ào hay hỗn loạn. | Hình thức hơn về mặt thể xác; chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, không thích sự hỗn loạn và bừa bộn. |
Dễ dàng trong việc vận dụng môi trường vật chất. | Hoạt động thanh nhã, có thứ tự. |
Yêu tự do và hành động chống lại các kỷ luật hay hạn chế về thể xác. | Cơ thể dễ được huấn luyện và vâng lời hơn. |
Bàn tay mạnh mẽ và là các công cụ hữu dụng. | Bàn tay và ngón tay thanh tú, có khuynh hướng sử dụng “đôi bàn tay”, phô trương bàn tay. |
Hoạt động của não nhanh chóng, nói năng liến thoắng, nhiều lời bị kéo dài, và nếu không có một trung tâm kiểm soát – thì không được phối kết tốt một cách rõ ràng. | Tổ chức ý tưởng trước khi nói, có cân nhắc nhiều hơn trong lời nói và cuộc sống; người theo nghi thức xuất sắc, trong các tiến trình huyền thuật. |
…………………………………………………………………………. | ……………………………………………………………………. |
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này. |
Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí
+ Dĩ Thái Chất (Theo Thuật ngữ của Bác Khái)
- Mọi hiện tượng ở cõi trần, theo cách chúng ta hiểu thuật ngữ đó, đều có nguồn gốc điện và một rung động sơ khởi trên cõi phụ thứ nhất của cõi trần.
- Ánh sáng, tức ánh sáng cõi trần, có mối liên hệ chặt chẽ với chất dĩ thái thứ hai và sử dụng nó như là phương tiện.
- Âm thanh tác động qua chất dĩ thái thứ ba.
- Với ý nghĩa đặc thù, màu sắc có liên kết với chất dĩ thái thứ tư.
Ở đây, chúng ta phải chú ý là trong cách phát triển của giác quan, thính giác đi trước thị giác, cũng như âm thanh đi trước màu sắc.
Ở đây, nên ghi nhận một sự tương đồng lý thú giữa chất dĩ thái thứ tư thuộc vũ trụ và dĩ thái thứ tư trên cõi trần của Thái Dương Hệ. Cả hai đều ở trong tiến trình biểu lộ ra ngoài – một theo quan điểm của con người trong 3 cõi thấp và một theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế. Ngay cả hiện nay, chất dĩ thái thứ tư đang được các nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều điều mà họ xác nhận đang có liên quan tới chất dĩ thái, nguyên tử, chất radium và “protyle” tối hậu đều có liên quan tới dĩ thái thứ tư này. Sau rốt, nó sẽ được đưa vào thành công thức khoa học, và một số đặc tính của nó, kiến thức liên quan tới phạm vi ảnh hưởng của nó và công dụng của nó sẽ được con người biết đến. Song song với điều đó, cõi Bồ Đề, tức cõi của nguyên khí Christ từ từ trở nên được nhận biết đối với những người tiến hóa, tức là những người về mặt cá biệt, có thể nhận biết được vị trí của họ trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Ảnh hưởng của cõi Bồ Đề và mãnh lực của điện vốn là tính chất đặc thù của cõi ấy đang bắt đầu được cảm nhận, đồng thời, năng lượng của nó cũng đang bắt đầu có hiệu quả nhất định trên Chân Ngã Thể của con người; chất dĩ thái thứ 4 của cõi hồng trần thuộc Thái Dương Hệ cũng đang đảm nhiệm đúng vị trí trong trí con người và sức mạnh của điện ở phân cảnh đó cũng đã được con người làm cho thích ứng và sử dụng để trợ giúp cho các kỹ xảo cơ giới, cho các phương cách vận chuyển, cho việc chiếu sáng ở khắp nơi và trong việc chữa trị. (LVLCK, 320)
– Hiện nay, chất dĩ thái thứ tư (mà ngay cả bây giờ đang là những gì mà chúng ta có thể gọi là “được khám phá ra”) được đặc trưng bằng một vài điều. Tôi xin liệt kê vài sự kiện một cách thật ngắn gọn như sau:
- Đó là chất dĩ thái mà tia sáng màu tím dùng như là môi trường.
- Dĩ thái thứ tư là chất mà nhờ đó, đa số thể dĩ thái của con người được tạo thành.
- Phân cảnh dĩ thái thứ tư phần lớn là phân cảnh ảnh hưởng chính của các “thiên thần bóng tối” hay các thiên thần màu tím (violet devas) có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hóa ở cõi trần của con người.
- Chính phân cảnh dĩ thái mà không còn bao lâu nữa, cuộc tiến hóa của thiên thần và con người sẽ đạt tới bên trong đó.
- Thể xác trọng trược được tạo ra từ phân cảnh dĩ thái thứ tư này.
- Đó là phân cảnh biệt lập ngã tính ở cõi trần. Chỉ khi nào con thú cần được biệt lập ngã tính có được ý thức đầy đủ trên phân cảnh đó của cõi trần thì nó mới có thể được phối kết các lĩnh vực tương ứng trên cõi trần và cõi hạ trí, và nhờ sự phối kết tam phân này mới thực hiện được các giai đoạn cần thiết để cho tứ hạ thể (quaternary) thành công được trong nỗ lực tiến gần tới Tam Thượng Thể (Triad).
- Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này và trên dãy hành tinh thứ tư này, Huyền giai sáng tạo thứ tư tức nhân loại, phải hoàn toàn chế ngự và kiểm soát chất dĩ thái thứ tư. Mọi cá nhân trong gia đình nhân loại phải đạt đến việc chế ngự này trước khi chấm dứt này.
- Đó là phân cảnh mà trong đó, các cuộc điểm đạo ở ngưỡng cửa được trải qua và năm cuộc điểm đạo của cõi trần được tiến nhập vào. (LVLCK, 326–327)
- Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha). (GLBN I, 78)
- Chất dĩ thái (etheric matter) hiện nay đang trở nên thấy được đối với một số người, và sẽ hoàn toàn thấy được đối với nhiều người vào cuối thế kỷ này (thế kỷ XX–ND). (LVHLT, 374)
+ “Prana hay là nguyên sinh khí/ nguyên khí sự sống (vital principle)là mối liên hệ đặc biệt của Atma với một hình thức vật chất nào đó mà bởi sự liên quan của Atma, hình thức vật chất đó tổ chức và kiến tạo nên một phương tiện để thu thập kinh nghiệm. Mối liên hệ đặc biệt này tạo nên Prana cá biệt (individual Prana) trong cơ thể cá biệt. Prana vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là Prana theo ý nghĩa thô thiển, mà là một tên gọi dành cho Brahman dưới hình thức là người sáng tạo Prana cá nhân… Chúng sinh, dù là Devatas, con người hay là con thú, chỉ tồn tại chừng nào mà Prana còn ở trong cơ thể. Nó là kỳ gian sống còn (life duration) của vạn vật… Prana hay sức sống/ sinh khí (vitality), là chức năng chung của trí tuệ và mọi giác quan.” Serpent Power, trang 94, 95
I- BẢN CHẤT CỦA THỂ DĨ THÁI (LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN TR 101 – 113)
+ Sau đây là những điểm cần ghi nhớ khi học hỏi về các thể
1. Con người có bảy thể để hoạt động trên các cõi giới khác nhau.
2. Các thể này chia làm hai: ba thể cao (gọi là Tam nguyên thượng hay Tam nguyên tinh thần) và bốn thể thấp (tứ nguyên hạ). Bốn thể thấp này được xem là ba (tam nguyên hạ) khi chúng ta xem thể hồng trần và thể dĩ thái cấu thành một thể là thể hồng trần.
3. Trong mỗi người, tùy theo trình độ tiến hóa khác nhau mà các thể có sự phát triển khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều có thể cảm dục và thể trí đã phát triển hoàn chỉnh.
4. Mỗi thể thấp là một thực thể thuộc dòng tiến hóa thiên thần, bản thân nó cũng được cấu tạo từ vô số các sinh linh nhỏ bé khác. Mỗi thể có đời sống riêng và sự tiến hóa riêng của nó. Chúng được liên kết với con người qua các kiếp sống bởi sợi dây nghiệp quả. Khi con người tiến hóa thì các tinh linh xác thân, tinh linh cảm dục, và tinh linh trí tuệ cũng tiến hóa theo, và bổn phận của con người là giúp các sinh vật cùng trú ngụ trong “tiểu thiên địa” của mình đạt được mục tiêu tiến hóa của chúng. Chúng tôi xin trích ở đây hai qui luật điểm đạo (thứ tư và thứ năm) nói về bổn phận của người ứng viên điểm đạo phải giúp các sinh vật trong tiểu thiên đại của y cùng đạt đến mục tiêu tiến hóa cũa chúng;
Qui luật 5 – Rule 5: Ứng viên hãy để cho Thái dương Thiên Thần làm lu mờ ánh sáng của nguyệt tinh quân, chỉ còn lại nguồn sáng duy nhất trên bầu trời tiểu vũ trụ.
Muốn hoàn thành huấn thị này, tất cả các ứng viên cần thực hiện hai điều, thứ nhất, nghiên cứu nguồn gốc của mình, nhận biết được tâm thái thật sự của chính mình hiểu theo huyền bí, và ý thức được một cách khoa học về thực tính của Chân nhân, hay Chân ngã, đang hoạt động trong thể nguyên nhân. Bấy giờ họ phải khẳng định thiên tính bẩm sinh của họ, ở cõi trần, qua trung gian của ba hạ thể, và ngày càng bày tỏ giá trị căn bản của mình. [196] Thứ hai, nghiên cứu sự cấu tạo của con người, thấu hiểu cách hoạt động trong phàm tính, nhận thức được mối tương quan và tùy thuộc lẫn nhau của mọi sinh vật, và do đó chế ngự được các sinh linh hạ đẳng hợp thành ba thể biểu lộ. Do đó, Thái dương Thiên Thần, Thực tại nội tâm, Con của Đấng Cha Lành, và là Chủ thể Tư tưởng trên cảnh giới của mình trở thành trung gian giữa những gì thuộc về trần thế và những gì có nguồn gốc bên trong mặt trời. Có hai câu trong Kinh Thánh hàm chứa phần nào ý tưởng này, và rất hữu ích nếu được các môn sinh Tây phương dùng để tham thiền:- “Các nước trên thế gian này trở thành nước của Chúa Trời và của Đức Christ Con Ngài.” “Lạy Chúa, Đấng Thượng Đế chúng con, các thần khác Ngài đã thống trị chúng con, nhưng chỉ bởi Ngài mà chúng con kêu cầu đến Thánh danh Ngài.” Câu sau đặc biệt thú vị, vì nó biểu thị sự chế ngự của cái có nguồn gốc cao siêu trên âm thanh và lực sáng tạo cấp thấp.
5. Trong giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, con người đồng hóa với các thể mà con người thể hiện. Trên con đường “trở về”, con người hiểu được bản chất của mình, và thôi đồng hóa với chúng (dis-identification). Chúng ta nhận thức được rằng chúng ta không phải là thể hồng trần, thể cảm dục hay thể trí. Chúng ta là người chủ của các tinh linh chứ không phải nô lệ cho chúng. Quá trình thôi đồng hóa (disidentification) với các thể thấp là quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực trên con đường “phản bổn hoàn nguyên”, tìm về nguồn cội tinh thần của chúng ta.
6. Thể hồng trần bao gồm hai thể: thể hồng trần và thể dĩ thái, và thể hồng trần đã được khoa học nghiên cứu thật tường tận. Chân sư DK nói rằng Y khoa (và cũng có lẽ khoa học nói chung) là món quà mà Thượng đế dành cho nhân loại. Những đóng góp của Khoa học, Sinh vật học … vào sự hiểu biết của con người thật to lớn biết bao. Sinh vật học ngày nay đã bước vào thế giới sinh học phân tử, tìm hiểu cặn kẽ nguyên tắc di truyền. Còn Vật lý học với các khám phá về quark đã bước vào cõi phụ dĩ thái (etheric) của cõi trần. Trong tương lai, nếu khoa học có thể khám phá ra cách làm việc với các cõi phụ dĩ thái theo cách như hiện nay đang làm việc với thế giới vật lý (ba cõi phụ 5,6,7) thì có lẽ đó là một trong những tiến bộ vĩ đại nhất.
Sau đây là phần trích từ quyển Con Người và Các Thể của bà Annie Besant phần nói về thể hồng trần và thể dĩ thái. Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta là thể dĩ thái, do đó chúng tôi chỉ trích tóm tắt những điểm chính nói về thể hồng trần. Phần trích của bà Annie Besant sẽ có màu xanh, và xen lẫn với trích dẫn từ sách của bà Annie Besant là giải thích của chúng tôi có màu đen.
***
+ Thể hồng trần thô kệch, và
+ Thể ‘‘dĩ thái kép’’ (etheric double). Thể dĩ thái kép là bản sao chính xác từng phần của thể hồng trần hữu hình; qua trung gian nó, mọi dòng điện và sinh lực được cung cấp cho những hoạt động của thể hồng trần.
Từ trước đến giờ thể dĩ thái được gọi là Linga sarira, tuy nhiên do vài lý do khác nhau, chúng ta không nên dùng từ ngữ này nữa… Hơn nữa, danh từ ‘‘dĩ thái kép’’ diễn đạt rất đúng bản chất và sự cấu tạo phần thanh nhẹ của thể hồng trần, nó cũng dễ nhớ, ‘dĩ thái’ (etheric) vì được cấu tạo từ chất dĩ thái (ether), ‘kép’ (double) vì là bản sao (duplicate) của thể hồng trần thô kệch, hay cái bóng của nó.
+++ Bây giờ chúng ta hãy xem xét thể đậm đặc, có thể gọi là phần hữu hình của thể hồng trần, dù những chất hơi cũng là thành phần của thể đậm đặc cũng không thấy được bằng mắt thường. Thể hồng trần đậm đặc là ‘‘lớp áo’’ ngoài cùng và là biểu lộ thấp nhất của con người; với nó con người bị giới hạn nhiều nhất, và qua nó con người diễn đạt bất toàn nhất.
Thể hồng trần đậm đặc, thể xác
… Trong quá khứ xa xưa của sự tiến hóa vật chất, khi thể hồng trần được tạo ra, và hệ thần kinh giao cảm được đặt dưới sự kiểm soát của ‘‘con vật’’ sở hữu nó, dần dần về sau, sự hoạt động của nó trở nên tự động. Nó vượt qua khỏi sự kiểm soát của ý muốn, hoạt động gần như độc lập và giúp cho những sinh hoạt trọng yếu hàng ngày của cơ thể.
Lúc khỏe mạnh, con người không để ý đến những hoạt động này. Con người chỉ biết mình đang thở khi có gì làm ngăn chận sự thở, chỉ biết trái tim đang đập khi nó đập dồn dập, hay không đều, nhưng khi chúng hoạt động điều hòa, con người không nhận ra sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên với sự thực tập khó khăn, lâu dài, con người có thể kiểm soát những hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những tu sĩ Hatha Yoga phát triển rất cao năng lực kiểm soát hệ thần kinh giao cảm, với mục đích kích thích những quyền năng tâm linh bậc thấp. Người ta có thể làm phát triển những năng lực này (không để ý đến sự tăng trưởng tinh thần, đạo đức hay trí tuệ) bằng cách tác động trực tiếp lên thể hồng trần. Tu sĩ Hatha Yoga học cách kiểm soát hơi thở, có thể đến giai đoạn ngưng thở trong một thời gian khá lâu, kiểm soát nhịp đập quả tim, làm sự tuần hoàn nhanh hay chậm tùy theo ý muốn. Do những cách thức này, họ đưa thể hồng trần vào trạng thái xuất thần, để cho thể cảm xúc tự do thoát ra khỏi thể hồng trần.
Đây không phải là phương pháp thực hành được khuyến khích, [2] nhưng nó cho những người ở tây phương (những người ở các nước này coi thể hồng trần như là bản chất chủ yếu của con người) biết được con người có thể kiểm soát những sinh hoạt tự động của cơ thể. Họ thấy khi con người tự rèn luyện khắc khổ, lâu dài có thể được tự do thoát khỏi ngục tù xác thân, và vẫn tiếp tục sống khi sự sống của cơ thể bị đình chỉ. Ít nhất họ biết được con người không phải chỉ là nô lệ của những giác quan.
[2] Chân sư DK cũng nói thế: Đó là con đường đi ngược lại sự tiến hóa. Trọng tâm của con người hiện nay là phát triển trí tuệ và trực giác, làm chủ cảm xúc và dục vọng, chứ không quay trở lại kiểm soát những hoạt động tự động của thể xác, cái đã chìm dưới tâm thức.
Hệ thống thần kinh, giống như những thành phần khác của cơ thể, được tạo nên bởi nhiều tế bào. Tế bào là một thể nhỏ xác định, có màng bao bọc và những thành phần bên trong, nó thay đổi tùy theo nhiệm vụ trong những cơ quan khác nhau của cơ thể. Tế bào được tạo thành bởi nhiều phân tử nhỏ, và đến lượt những phân tử nhỏ này cũng do những nguyên tử hợp lại, mỗi nguyên tử là thành phần của một nguyên tố hóa học. Những nguyên tử hóa học này kết hợp theo vô số cách thức khác nhau để tạo nên chất khí, chất lỏng, và chất đặc của cơ thể đậm đặc.
Theo giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng, mỗi nguyên tử hóa học là một vật sống, nó có thể sống một đời sống độc lập. Nhiều nguyên tử hóa học kết hợp lại thành một thực thể phức tạp hơn, cũng là một vật sống. Mỗi tế bào có đời sống riêng của nó, và tất cả những nguyên tử hóa học, phân tử và tế bào được kết hợp chung trong một cơ quan, một cơ thể, cung ứng như dẫn thể của một hình thức tâm thức cao cả hơn. [3]
[3] Đây là phát biểu căn bản của huyền linh học: trong thiên nhiên không có vật chất chết, tất cả đều có sự sống từ hat nguyên tử đến các vì sao, thiên hà …
… Dựa vào những sự kiện này, ta thấy con người có thể thanh lọc hóa thể đậm đặc (thể hồng trần), để nó trở thành dụng cụ thích hợp. Người thường cứ để cho cơ thể tự bù đắp bằng những chất liệu từ bên ngoài, mà không để ý đến bản chất của chúng. Họ chỉ chú trọng đến sự ngon miệng và những ham muốn, mà không để ý đến chúng có thích hợp hay không trong việc tạo nên nơi trú ngụ trong sạch, cao quí cho Chân Ngã, tức con người thật sự ngự bên trong.
Những người bất cẩn, không chú ý đến những phần tử đến và đi, không chọn lựa, không từ chối, họ để cho mọi thứ tự tích tụ, như người thợ nề cẩu thả không loại bỏ rác rưởi, đất bùn, những mảnh vụn v.v… khỏi những vật liệu xây dựng ngôi nhà.
Như thế, sự thanh lọc hóa thể hồng trần đậm đặc bao gồm sự cố ý chọn lựa những phần tử cấu tạo nên nó. Con người cần ăn những thực phẩm trong sạch, tinh khiết, từ chối những thức ăn thô kệch, không trong sạch. Theo thiên nhiên, những phần tử thô kệch cấu tạo nên thể hồng trần do không kiểm soát lối sống trước kia, sẽ dần dần bị loại đi để thay thế bằng những phần tử trong sạch, sự thay đổi hoàn toàn mất chừng 7 năm, và ta có thể thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn. Khi làm tăng những thành phần tinh khiết, con người tạo ra một ‘‘đạo quân’’ tự vệ trong cơ thể, chúng sẽ tiêu diệt bất cứ phân tử dơ bẩn nào từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể mà không có sự đồng ý của chủ nhân. Thêm vào đó, ta cần chủ động dùng ý chí để bảo vệ cơ thể luôn luôn trong sạch, ý chí này tác động như một từ trường, liên tục xua đuổi những sinh vật không trong sạch muốn xâm nhập cơ thể. Như thế, ta che chở cơ thể tránh khỏi sự tấn công từ môi trường bên ngoài đầy dẫy mọi loại độc hại.
Thí dụ một người chân thành quyết định làm trong sạch hóa thể xác, người ấy có thể lợi dụng sự kiện thể xác sẽ thay đổi hoàn toàn trong 7 năm, hoặc họ có thể chọn con đường ngắn, nhanh nhưng khó khăn hơn để làm thay đổi nó. Trong cả hai trường hợp họ phải bắt đầu ngay việc chọn lựa những chất liệu cấu tạo nên thể xác ‘‘mới’’, và vấn đề thực phẩm được đặt ra.
Người muốn thanh lọc thể hồng trần phải tức khắc bắt đầu loại bỏ các thực phẩm không trong sạch, độc hại cho sự cấu tạo những phần tử trong cơ thể. Họ phải kiêng cữ rượu và những thực phẩm có chứa rượu, vì chúng đem vào cơ thể những phân tử rất ô uế. Rượu là thực phẩm do sự thối rữa tạo ra, tự nó không những đáng ghê tởm, mà còn thu hút con người. Sự thu hút này lan truyền đến những người khác cùng sự ham muốn, trong đó có những cư dân vô hình đáng thương hại vất vưởng ở cõi trung giới.
Những người nghiện ngập lang thang ở cõi trung giới, vì đã mất thể hồng trần cho nên không thể thỏa mãn sự thèm khát say sưa. Họ tụ tập chung quanh những nơi ăn nhậu, cố gắng xâm nhập vào thể hồng trần những người đang uống rượu để hưởng nhờ cảm giác thích thú thấp thỏi mà tự họ không thể thỏa mãn. Người tao nhã sẽ không còn muốn uống rượu nữa, nếu họ có thể nhìn thấy những ‘‘sinh vật’’ đang tìm cách dự phần vào sự vui thích của thể hồng trần họ, và nếu họ biết được rằng uống rượu là thiết lập liên hệ với những thực thể đáng ghê tởm ấy. Những phần tử xấu trong loài tinh hoa chất tụ tập chung quanh tư tưởng người nghiện rượu, trong khi cơ thể họ thu hút những phân tử thô kệch được thải ra từ cơ thể những người nghiện ngập, phóng đãng ở môi trường chung quanh, làm cho cơ thể họ càng thô kệch, suy đồi hơn. Quan sát những người làm nghề chế tạo hoặc buôn bán rượu và những loại thực phẩm chứa rượu, ta thấy thể hồng trần họ càng ngày càng trở nên nặng nề, thô kệch. Như thế, chẳng những đối với những người thích ăn nhậu say sưa, người làm nghề ủ rượu và người chủ quán rượu cũng cho thấy thể hồng trần họ chứa đựng những thành phần thô kệch.
Cũng thế, những thể xác được nuôi sống bằng thịt các loài thú vật, loài bò sát, chim, cá v.v… không thể nào nhạy cảm, thanh nhẹ, quân bình, khỏe mạnh và bền chắc như thép đã được tôi luyện, cần thiết cho mọi công việc cao cả. Hãy nhận xét người làm nghề sát sinh và người đồ tể, xem thể xác họ có giống như những dụng cụ thích hợp để sử dụng cho tư tưởng cao thượng và những vấn đề tinh thần cao cả chăng? Thể xác không thanh sạch làm cản trở con người muốn sống một đời tinh thần. Ta không nên để sự biểu lộ của năng lực, dù lớn hay nhỏ, bị giới hạn bởi dụng cụ không hoàn hảo.
Tuy nhiên, có những khó khăn trên đường thanh lọc xác thân mà ta cần lưu ý. Ta có thể cố gắng khổ nhọc, cương quyết loại bỏ những thực phẩm không trong sạch để thanh lọc hóa cơ thể, nhưng ta đang sống giữa những người cẩu thả, những người mà phần đông không hiểu biết gì về những sự kiện thiên nhiên này. Thể hồng trần càng được thanh lọc, những giác quan chúng ta càng bén nhạy, chúng ta càng phải chịu đựng sự khó chịu khi phải tiếp xúc với những người thô kệch, mang nhiều thú tính, trên đường phố của nền văn minh vật chất hiện nay. Những phân tử không thanh khiết từ những quán rượu, những nơi ăn nhậu, những hàng bán thịt, xâm nhập lên cơ thể người đi đường, cũng như trộn lẫn vào bầu không khí mà họ hít vào. Nhưng một cơ thể khỏe mạnh không có chỗ để cho những loại vi trùng mang mầm bệnh nẩy nở; cũng giống thế, một thể hồng trần thanh sạch không để cho những phân tử dơ bẩn phát triển. Như ta đã biết, có một ‘‘đạo binh’’ những sinh vật sống luôn luôn làm việc để giữ cho máu chúng ta được trong sạch, những đoàn quân bảo vệ này sẽ tiêu diệt bất cứ phần tử độc hại nào xâm nhập vào ‘‘thành phố’’ của cơ thể thanh sạch. Tùy ý, ta có thể tạo ra trong dòng máu những vệ sĩ bảo vệ sự sống, hay đưa vào những tên cướp giết hại những thành phần tốt trong cơ thể ta. Càng quyết tâm từ chối đem vào cơ thể những chất ô trược, ta càng có nhiều sức mạnh chống lại những sự tấn công độc hại từ bên ngoài.
Ta đã biết thể xác rất dễ sinh hoạt theo thói quen, và ta cần lợi dụng tính chất đặc biệt này. Nếu ta nói với một người muốn đạt được cảnh giới cao trong việc thực hành Yoga: ‘‘Bạn phải bắt đầu thanh lọc hóa thể xác trước khi thực hành bất cứ loại Yoga nào, xứng đáng với cái tên của nó. Vì Yoga đúng thực cũng nguy hiểm đối với một xác thân không trong sạch, không được rèn luyện, như một que diêm để gần thùng thuốc súng,’’ có lẽ ta sẽ nhận được câu trả lời của họ là nếu phải trải qua những cách tinh luyện cơ thể, sức khỏe của họ sẽ bị yếu kém đi.
Thể xác sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu ta cung cấp đầy đủ thực phẩm cần thiết cho sự sinh hoạt của nó, trong một thời gian ngắn, thể xác sẽ tự thích ứng với các loại đồ ăn trong sạch, dinh duỡng mà chúng ta chọn lựa cho nó. Xác thân là một sinh vật có tính tự động, một thời gian ngắn nó sẽ ngưng đòi hỏi những thứ mà chúng ta không cho nó. Nếu bạn không quan tâm đến sự đòi hỏi những loại thức ăn có mùi vị mà trước kia nó thích, nó sẽ sớm có thói quen không còn thích những món đó nữa. Như khẩu vị tự nhiên của một người bình thường là ghê tởm những loại thịt thú rừng thối rữa, vị giác của người thanh sạch sẽ từ chối những thực phẩm thô kệch.
Những người từ lâu đã dùng nhiều loại thức ăn không trong sạch, cơ thể họ sẽ đòi hỏi mạnh mẽ những thức ăn đó, nếu họ có khuynh hướng chiều theo ý muốn của cơ thể, sự kiện cứ tiếp diễn mãi. Nhưng khi họ không chú ý đến sự đòi hỏi, họ sẽ ngạc nhiên thấy rằng cơ thể sẽ sớm nhận ra ý muốn của chủ nó và tự thích ứng với thói quen mới. Kế đó nó sẽ bắt đầu thích những thực phẩm mới, và dần dần phát triển thói quen thích thực phẩm trong sạch, không thích thực phẩm thô trược. Thói quen của thể xác có thể được sử dụng trong việc trợ giúp hoặc ngăn cản, và cơ thể sẽ nhường bước khi nó hiểu bạn, ông chủ của nó. Cơ thể chỉ là dụng cụ để bạn sử dụng, và nó không thể ngăn cản được bạn, vì mục đích cuộc đời bạn là do ý muốn của chính bạn.
Thật ra không phải chỉ một mình thể xác chịu hoàn toàn trách nhiệm lỗi lầm, mà còn có sự xen vào của bản chất dục vọng (kama). Thể xác của người trưởng thành đã có thói quen đòi hỏi những món đặc biệt nào đó, nhưng không phải tự nhiên cơ thể đứa trẻ đòi hỏi những thứ mà cơ thể người lớn thích thú, trừ khi cơ thể nó bị ảnh hưởng di truyền quá nặng. Nó không thích rượu, thịt, nhưng người lớn ép nó ăn thịt, người cha cho nó mếm một tí rượu vang trên bàn ăn, với khả năng bắt chước tự nhiên, đứa trẻ dễ tập theo đường lối xấu, và vị giác không trong sạch được hỗ trợ. Thêm vào đó có lẽ sự thèm khát do bản chất dục vọng cũ được đánh thức, đáng lẽ phải được chôn vùi, từ đó cơ thể dần dần tạo thành thói quen đòi hỏi những vật thực mà nó đã được nếm thử.
Khi bạn đã làm thay đổi thói quen trong quá khứ bằng cách loại bỏ những phân tử không trong sạch ra khỏi thể xác, bạn sẽ tập đuợc thói quen mới, từ đó bạn cảm thấy khó chịu đối với cả mùi vị của những vật mà bạn đã từng thích trước kia. Điều khó khăn thật sự trong việc tái lập thói quen là do nhân quả, chớ không do cơ thể. Bạn không muốn thực hành, nếu thật sự muốn, bạn sẽ làm được. Có người tự nói: ‘‘Dù sao vấn đề cũng không quan trọng, tôi không tiến bộ đủ để có được khả năng tâm linh, do đó thanh lọc hóa thể xác cũng không thay đổi được gì.’’ Bạn không bao giờ tiến bộ nếu bạn không nỗ lực sống cuộc đời thanh cao, và để cho bản chất dục vọng ngăn cản bước tiến của bạn, đúng ra lối sống thanh cao nằm trong tầm với của bạn. Có người nói: ‘‘Tôi rất thích có được nhãn quan cõi trung giới, làm việc hữu thức trong thể vía khi cần,’’ nhưng khi đến bữa ăn, họ lại thích những thức ăn thô kệch, khoái khẩu. Khi con người được đề nghị một kho tàng vô giá của đời sống cao cả, họ dường như không thể vượt qua được những khó khăn tầm thường như kiêng cữ rượu thịt.
Nếu con người quyết tâm làm điều gì mà họ muốn làm, sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng ở thế gian hơn ta thấy hiện nay. Nhưng con người chỉ giả bộ, họ giả bộ một cách có hiệu quả đến độ đánh lừa cả chính họ, làm họ có ý nghĩ rằng họ rất chân thành. Như thế họ trở đi trở lại từ đời này sang đời khác, với cùng một lối sống trì trệ suốt nhiều ngàn năm. Đến một kiếp sống nào đó, họ tự hỏi tại sao họ không tiến bộ, tại sao một số người khác tiến triển rất nhanh trong một kiếp sống, mà họ không tiến tí nào?
Người có quyết tâm một cách bền bỉ, không phải tùy hứng, có thể tiến bộ theo ý họ muốn. Trong khi người giả bộ, chỉ chạy vòng quanh cối xay trong nhiều kiếp luân hồi.
Ở đây chỉ là sự thanh lọc hóa thể xác để chuẩn bị cho sự thực hành tất cả các loại yoga, không phải toàn thể sự chuẩn bị, mà chỉ là một phần cần thiết. Đến đây sự bàn luận về phần đậm đặc của thể hồng trần, tức dẫn thể thấp nhất của tâm thức, được coi như tạm đủ, chúng ta bước sang phần thanh nhẹ hơn của thể hồng trần, tức thể dĩ thái kép, thường được gọi là thể dĩ thái.
Cuối cùng, chúng tôi xin trích dẫn lời dạy của Chân sư DK từ quyển Thư về Tham thiền Huyền Môn, nói về cách tinh luyện thể xác, xem như bổ sung cho những gì mà bà Annie Besant giải thích khá dài ở trên:
Rèn luyện thể xác.
Việc này gồm một số điều kiện cần thiết: –
Thu nạp vào thể xác vật chất của những cõi phụ cao và loại trừ những chất thô của các cõi phụ thấp. Điều này cần thiết bởi vì người có các thể thô không thể tiếp xúc được với các rung động cao. Chân nhân không thể nào chuyển tri thức và sự hướng dẫn từ cõi cao xuyên qua một thể xác thô kệch. Những dòng tư tưởng cao cả không thể nào ảnh hưởng đến bộ não hồng trần kém tiến hóa. Vì thế mà việc tinh luyện thể xác là điều thiết yếu. Thể xác được ảnh hưởng bằng nhiều lối khác nhau, tất cả đều hợp lý và thực dụng.
+ Thực phẩm tinh khiết. Đây có nghĩa là ăn chay, chọn lựa thực phẩm với sự phân biện khôn ngoan. Thể xác chỉ cần ăn những thứ rau quả tăng cường sinh lực. Tất cả những điều người đệ tử cần làm là xem xét cẩn thận khi chọn lựa thực phẩm, sáng suốt tránh những thức ăn nặng nề khó tiêu, một ít thức ăn lành và tinh khiết được tiêu hóa hoàn toàn, thế là đủ. Các bạn hỏi đó là những thức ăn nào? Sữa, mật ong, bánh mì lức (làm bằng bột mì lức), tất cả những loại rau trồng ngoài nắng, các loại cam chanh (nhất là cam), chuối, nho khô, những hạt có chất béo, khoai tây, gạo lức, và tôi xin lặp lại là chỉ cần [335] bao nhiêu thứ đó cũng đủ bảo đảm cho sự hoạt động của người đạo sinh.
Sự sạch sẽ. Dùng nhiều nước để gội rửa bên ngoài và bên trong cơ thể, là điều rất cần thiết.
Giấc ngủ. Nên luôn luôn ngủ từ mười giờ đêm đến năm giờ sáng, càng ngủ ngoài trời nhiều càng tốt.
Ánh nắng. Rất cần nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì các tia nắng mang lại sinh lực cho cơ thể. Ánh nắng diệt các loại vi trùng và giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Khi bốn yêu cầu này được chú tâm thực hiện đầy đủ thì một tiến trình thải trừ rõ rệt sẽ tiếp diễn, và trong vòng vài năm toàn bộ xác thân sẽ từ từ chuyển sự phân cực lên cao hơn để rốt cuộc chúng ta có được một thể xác cấu tạo bằng vật chất của cõi phụ nguyên tử. . . . . . Việc này có thể cần nhiều kiếp sống, nhưng các bạn nên nhớ rằng cứ mỗi lần đầu thai lại thì mỗi thể vẫn giữ đúng y phẩm chất (xin tạm gọi như thế) của cơ thể trước kia đã bị thải bỏ khi chết. Vì vậy, thời gian dùng để kiến tạo không hề bị mất. Cuối cùng còn có hai phương pháp khác có thể dùng để tinh luyện mau có hiệu quả hơn: –
Dùng ánh sáng màu. Những loại ánh sáng này được chiếu vào cơ thể của người đệ tử, tạo tiến trình thải bỏ tạp chất và đồng thời kích thích các nguyên tử. Việc này chỉ có thể được thực hiện khi có thêm kiến thức về các Cung. Khi đã biết được cung của hành giả thì có thể kích thích y bằng cách dùng màu sắc của chính y, dùng màu bổ túc của y để thu nạp những chất mới, và dùng màu tương khắc để thải bỏ những chất bất hảo. Về sau sự hiểu biết này sẽ được truyền đạt cho những đoàn thể lớn có phận sự giữ gìn các [336] Bí nhiệm, là Giáo hội và các Hội Tam điểm. Các bạn hãy chờ đợi, vì chưa đến lúc. Khi các Bí nhiệm được phục hồi thì một số kiến thức loại này sẽ được giao cho hai đoàn thể vừa kể.
Sự kích thích bằng âm nhạc. Một số âm thanh có thể làm tan rã và đổ vỡ. Một số âm thanh khác lại kích thích và hấp dẫn. Khi biết được âm khóa của cuộc sống hành giả, biết được âm thanh mà y ứng đáp, thì có thể dùng âm thanh để tinh luyện. Hiện nay, tất cả những gì người phụng sự có thể làm là chú tâm vào những điều chính yếu nói trên và tìm cách tiếp xúc với những rung động thanh cao.
Tôi muốn nói thêm một điểm nữa là sự vận dụng điện lực có ẩn bí quyết làm sinh động các thể, đặc biệt là đối với thể dĩ thái hiện nay. Công dụng chính của mặt trời là làm sinh động thể dĩ thái. Sức nóng của mặt trời là điện lực đã được chuyển hóa thích ứng cho nhu cầu của đại đa số các sinh vật trung bình trong mọi giới của thiên nhiên. Khi người đạo sinh càng tiến bộ thì mãnh lực này càng được tăng cường theo từng trường hợp cá nhân. Đây cũng là một bí mật điểm đạo. Ngày xưa, Điểm đạo Thần trượng thực sự có tác dụng như vật truyền dẫn mãnh lực này vào các luân xa của điểm đạo đồ. Vì thế Thần trượng phải được cấu tạo cách nào để đáp ứng được mục đích này. Hiện nay, nhân loại đang ở trên vòng tiến hóa cao hơn. Thế nên, muốn phục vụ chính nhu cầu và mục đích đó thì cần phải đổi khác phương pháp áp dụng, vì sự phân cực của nhân loại đã thay đổi. Hiện nay sự phân cực không còn ở thể xác nữa mà ở thể tình cảm hay thể trí. Phương pháp áp dụng cho mỗi thể đều khác nhau, nên phải bảo toàn sự bí mật này và giữ kín điều bí nhiệm. [337]
(Xem: Điểm 6 mục Quy Luật 5 – Cấu Tạo Con Người 13- Thể Hồng Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét