Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Mốc 40222

 Mỗi ngày cần đặt mục tiêu cho mình

Ngày nay tốc độ phát triển nhanh là quan trọng. Do vậy suy nghĩ và tầm nhìn của chúng ta phải lớn. Tránh hiện tượng khi dung lượng của ta quá đầy ảnh hưởng đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

Muốn làm kinh doanh phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội để thực hiện nó. Nếu đi sau về cùng một lĩnh vực thì phải có sự khác biệt so với cái đã có của doanh nghiệp

Ý tưởng làm một quán mang thương hiệu " Cà phê chứng khoán" tại Bắc Giang

https://www.facebook.com/groups/chungkhoanbacgiang/

Hiện nay Admin đã có FB. Kinh doanh cần có địa điểm đẹp sau này tiến tới có thể là Trung tâm tài chính của tỉnh Bắc Giang

Mục đích:

Gắn kết cộng đồng muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Mục tiêu: 

Đối với mỗi chúng ta muốn đầu tư thì phải học hỏi. Đầu tư vào chính bản thân mình là quan trọng nhất. Do vậy cần có một cộng đồng để chia sẻ các kinh nghiệm đầu tư kinh doanh. Ai trong mỗi chúng ta đều có một lượng tiền nhàn rỗi do việc tích lũy mà có nhưng việc đầu tư có hiệu quả dòng tiền đó thì thực tế không phải ai cũng biết.

Tiêu chuẩn phục vụ:

- Cafe phải ngon, nguyên chất, và đội ngũ chân dài phục vụ mát mẻ, có thêm tý kiến thức chứng khoán để giao lưu với khách thì mới ok.
- Ở tỉnh chưa ai làm thì đó là một ý tưởng tốt. Đồ uống ngon, dịch vụ tốt, có ý tưởng khác biệt sẽ thành công
- Mô hình kết nối với các nhà đầu tư đã thành công thông qua các khóa học về đầu tư với mức chi phí hợp lý.
- Đầu tư khôn ngoan nhất là đầu tư vào bản thân mình. Do vậy, văn hóa đọc là quan trọng, quán sẽ thiết kế tủ sách có các cuốn sách liên quan để mọi người có thể đọc và tìm hiểu về lĩnh vực.

Địa điểm thực hiện:

Quán cà fe thuộc phường Trần Phú; Ngô Quyền gần các ngân hàng: Vietin Bank; VP Bank; BIDV; ....

Kinh phí triển khai ý tưởng:

- Sự đóng góp của các cổ đông để thực hiện 

- Dự kiến vốn điều lệ ban đầu: 01 tỷ đồng

- Tiền đưa vào được quay vòng dòng tiền

Trang thiết bị trang bị:

- Màn chiếu: Màn chiếu màn LED; Máy chiếu

- Máy tính tiền cà fe có kết nối với ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; thiết bị quẹt thẻ

- Thiết bị pha chế cafe tự động

- Các thiết bị liên quan đến pha chế đồ uống hoa quả

- Tủ đựng

- Bàn ghế

- Trang trí không gian quán

- Biển treo thương hiệu

- Các biểu mục Menu

- Các chương trình liên quan đến update mô hình quán

- Tạo không gian được thiết kế theo phong thủy học

Nguồn nhân lực:

- Quản lý

- Tiếp thị bán sản phẩm, Seo trên mạng

- Nhân viên nữ được tuyển chọn có kinh nghiệm đã từng phục vụ tại các quán cafe uy tín

- Nhân viên nữ phục vụ bàn

Thời gian triển khai:

Phải có được nguồn tài chính đủ sử dụng trong vòng 6 tháng, Dòng tiền được kiểm soát chặt chẽ qua phần mềm thu chi đề kiểm soát được dòng tiền cho tốt.

Yêu cầu các đối tác góp vốn:

- Có hiểu biết về tài chính

- Làm trong các lĩnh vực: Ngân hàng; Doanh nghiệp vàng bạc; Các đơn vị tổ chức cá nhân liên quan đến lĩnh vực bất động sản; có hiểu biết về kinh doanh cà fe.

1. Lên ý tưởng và chọn mô hình mở quán cafe

1.1 Lên ý tưởng cho quán cafe

Lên ý tưởng cho quan cafe là một việc hết sức quan trọng. Ý tưởng của quán cafe cần phải dựa trên từ đối tượng khách hàng hướng tới và số vốn đầu tư mà chủ quán sở hữu. Lên ý tưởng quán cafe sẽ giúp bạn định hình được quy mô, phong cách thiết kế và menu cho quán.

phong cách quán cafe take away

Phong cách cafe take away: Ý tưởng quán cafe này rất nổi tiếng ở các nước phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Với mô hình này, phần đông khách hàng hướng tới là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người thích mua cafe và mang đi hơn là ngồi uống tại chỗ.

phong cách quán cafe truyền thống

Phong cách cafe truyền thống:  Các quán cafe truyền thống của Việt Nam thường có phân khúc khách hàng chủ yếu là người đi làm, trung niên, … Những người này có thời gian để ngồi tại quán thưởng thức những ly cafe, đồ uống.

kinh doanh cafe nhượng quyền highlands coffee

Kinh doanh cafe nhượng quyền: Hình thức kinh doanh cafe nhượng quyền không còn mới lạ tại Việt Nam. Thực tế, để xây dựng nên một thương hiệu cafe cạnh trên được trên thị trường ngày nay rất khó khăn. Bởi vậy, rất nhiều chủ quán lựa chọn tìm đến những thương hiệu cafe danh tiếng để mua lại thương hiệu, hưởng kinh nghiệm, công nghệ pha chế có sẵn. Thông thường, chi phí để một thương hiệu có tiếng như Z! Cafe, Viva Star Coffee, Trung Nguyên Coffee, khoảng từ 100 – 200 triệu đồng.

1.2 Chọn mô hình mở quán cafe

1.2.1 Mở mô hình quán cafe bình dân

Quán cafe bình dân thường có phân khúc khách hàng là những người lao động đại trà, bởi vậy mà những quán cafe này thường đặt tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại. Mọi người đến quán cafe bình dân chủ yếu với mục đích giải khát, đến và đi rất nhanh.

1.2.2 Mở mô hình quán cafe ăn sáng

mô hình quán cafe ăn sáng

Mô hình quán cafe ăn sáng hướng tới các đối tượng như dân văn phòng, học sinh, sinh viên,… trong đó, dân văn phòng là đối tượng tiềm năng nhất bởi có khả năng chi trả cao và thường xuyên. Quán cafe kết hợp ăn sáng mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt với những người có thói quen ăn vội, uống vội để kịp đi làm.

1.2.3 Mở mô hình quán cafe cóc

mở quán cafe cóc

Với kinh nghiệm mở quán cafe của nhiều người thì quán cafe cóc là loại hình kinh doanh đơn giản và dễ đầu tư nhất. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn, chúng ta không còn quá xa lạ với hình ảnh các quán cafe vỉa hè, mặt bằng nhỏ, mộc mạc, đơn sơ. Khách hàng của cafe cóc hướng đến mọi người, không phân biệt tầng lớp. Cafe cóc không sang trọng nhưng mang đậm dấu ấn riêng biệt của người Sài Gòn.

1.2.4 Mở mô hình quán cafe sân vườn

mở quán cafe sân vườn

Điểm khác biệt của cafe vườn chính là không gian xanh, trong lành, thoáng mát. Bởi vậy mà mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Việc xây dựng một quán cafe vườn không hề đơn giản, đòi hỏi vốn đầu tư cao cùng nhiều công đoạn khác nhau. Đối tượng khách hàng của cafe vườn cũng khá “kén”, tập trung vào những người có thu nhập khá cao và ổn định.

Xem thêm: Chi phí mở quán cafe sân vườn. Tối thiểu 360 Triệu

1.2.5 Mở mô hình quán cafe bóng đá

mở quán cafe bóng đá

Ngày nay, các giải bóng đá thường diễn ra quanh năm, bởi vậy nên kinh doanh quán cafe bóng đá là một ý tưởng thông minh. Tập khách hàng của các quán cafe bóng đá thường rất dễ xác định, thường là nam giới yêu bóng đá, chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhân viên công sở.

1.2.6 Mở mô hình quán cafe sinh viên

Sinh viên thường là đối tượng có thu nhập không cao nhưng có tần suất tụ tập thường xuyên. Vì vậy, khi mở quán cafe sinh viên cần quan tâm đến thiết kế nội thất trẻ trung, mới lạ và menu hợp khẩu vị giới trẻ.

1.2.7 Mở mô hình quán cafe take away

Khách hàng mà mô hình cafe take away hướng tới là học sinh, sinh viên, công chức, nhân viên văn phòng,… nên đặt quán ở những vị trí gần trường học, công sở sẽ tốt hơn cho quá trình kinh doanh. Sở dĩ mô hình quán cafe take away được ưa chuộng là do vốn đầu tư không quá cao, tập khách hàng lớn và doanh thu hiệu quả.

2. Bảng dự trù kinh phí mở quán cà phê

2.1 Chi phí thuê mặt bằng

Mặt bằng thường được các quán cafe lựa chọn nhất là mặt đường, gần trường học, công sở,… Trước khi quyết định thuê mặt bằng, cần xem xét mặt bằng ấy có thuận lợi cho việc buôn bán không, chi phí xây dựng sửa chữa mặt bằng có lớn không, an ninh khu vực có đảm bảo không và nhu cầu sử dụng của bạn như thế nào. Với mỗi mô hình kinh doanh quán cafe lại cần một diện tích mặt bằng khác nhau. Nếu bạn muốn kinh doanh quán cafe take away, cafe cóc, cafe bình dân thì diện tích mặt bằng khoảng từ 15 – 25 mét vuông. Nhưng nếu bạn lựa chọn mô hình cafe bóng đá, cafe vườn sẽ cần diện tích mặt bằng lớn hơn rất nhiều. Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và diện tích sử dụng của mặt bằng ấy.

2.2 Chi phí pháp lý

Để có thể kinh doanh quán cafe, trước tiên bạn cần có giấy phép kinh doanh. Chi phí xin cấp phép kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng kí kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, ước tính khoảng 1.5 triệu đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như chi phí bảo hiểm, chi phí kinh doanh đồ uống có cồn,…

2.3 Chi phí trang trí và thiết kế

vẽ trang tường trang trí quán cafe
Vẽ trang tường trang trí quán cà phê đang được yêu thích

“Ngoại hình” chính là yếu tố ăn điểm cho quán của bạn. Không thể thống kê chính xác xem chi phí trang trí và thiết kế sẽ mất bao nhiêu, nó phụ thuộc vào diện tích quán và cách thực bạn trang trí như thế nào. Có thể kể đến một số chi phí như: bàn ghế, biển hiệu, hệ thống âm thanh/ánh sáng, decor trang trí, chi phí thuê công ty thiết kế,…

2.4 Chi phí thuê nhân viên

Khi mở quán cafe nhỏ thông thường sẽ có từ 2-3 nhân viên phục vụ và pha chế. Lương của nhân viên pha chế thường sẽ cao hơn lương của nhân viên phục vụ. Trước khi thuê nhân viên, bạn nên thỏa thuận mức lương hợp lý.

2.5 Chi phí nguyên liệu, thức uống, dụng cụ

Nguyên vật liệu tốt, đảm bảo sẽ làm nên hương vị ngon miệng cho đồ uống của bạn. Chi phí nguyên liệu cho một quán cafe thông thường vào khoảng từ 10 – 15 triệu.

trang thiết bị nội thất quán cafe

Bên cạnh đó, bạn còn phải trang bị cho quán của mình các dụng cụ, máy móc pha chế như máy sinh tố, máy pha cafe espresso chuyên nghiệp, máy ép hoa quả, tủ lạnh,…

2.6 Chi phí marketing

Tùy vào mỗi hình thức quảng cáo mà chi phí cũng khác nhau. Hiện nay, hình thức marketing online rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, phải nhờ đến các công ty chuyên về marketing, song lại mang đến hiệu quả rất cao.

2.7 Kinh phí mở các mô hình quán cafe điển hình

Chi phí mở quán cafe bình dân: Ước tính để có thể mở và duy trì quán cafe bình dân trong những tháng đầu tiên, bạn cần khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Chi phí này gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế và trang trí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí pháp lý và chi phí duy trì quán. Nếu việc kinh doanh phát triển thuận lợi, rất nhanh chóng, bạn có thể thu hồi vốn đầu tư.

Chi phí mở quán cà phê nhỏ : Chỉ với chưa đến 100 triệu đồng là bạn có thể mở một quán cafe nhỏ để kinh doanh. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà bạn có thể trang bị thêm máy móc, thiết bị, trang hoàng lại quán của mình,…

Chi phí mở quán cafe sân vườn: Để mở một quán cafe sân vườn, bạn cần chuẩn bị khoảng 500 triệu đồng mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh những tháng đầu.

Chi phí mở quán cà phê take away: Bạn cần chuẩn bị khoảng 200- 250 triệu đồng

Chi phí mở quán cafe sách: chi phí cần thiết mở một quán cafe sách là 200 – 250 triệu đồng

Chi phí mở quán cà phê bóng đá:  khoảng từ 150 – 200 triệu đồng.

3. Tìm và lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

3.1. Diện tích

Đây là điều có lẽ bất cứ một chủ quán cafe nào cũng không thể bỏ qua. Mỗi một mô hình quán cafe lại có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Trung bình, diện tích một quán cafe sân vườn khoảng 50 – 100 mét vuông. Mặt bằng của các quán cafe take away thường tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại có diện tích khoảng 15 – 25 mét vuông.

3.2. Chỗ để xe

Khi mở quán cafe Cho dù là quán nhỏ cũng cần có chỗ để xe. Mặt bằng bạn thuê có sẵn chỗ để xe thì rất tốt, nếu không hãy bố trí khu vực để xe gần đó với an ninh đảm bảo, điều này sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi vào mua hay ngồi lại thưởng thức cafe trong quán của bạn.

3.3. Có khách hàng mục tiêu ở đó không?

Như đã nói, khách hàng chính là yếu tố tiên quyết quyết định ý tưởng quán cafe và mặt bằng quán cafe. Khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, sinh viên thì quán của bạn nên đặt gần trường học. Khách hàng của bạn là công nhân, những người lao động với mức lương trung bình thì vị trí quán nên gần công xưởng, nhà máy. Hay các quán cafe vườn, cafe sách hướng tới khách hàng thích sự yên tĩnh, thoải mái thì nên chọn khu vực thoáng đãng.

3.4. Mật độ xe lưu thông

Mật độ phương tiện lưu thông là tiêu chí phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng của quán bạn. Các quán cafe take away, cafe bình dân, nhỏ, … thường thích đặt tại vị trí có nhiều người qua lại, như vậy, số lượng khách ghé quán sẽ đông hơn. Ngược lại, các quán cafe sách, cafe vườn lại không chú trọng điều này bởi cần một không gian sự thanh tịnh, yên ả.

3.5. Giá tiền

Bất kì chủ quán nào cũng quan tâm đến giá tiền mặt bằng. Hãy tham khảo và tìm hiểu kĩ giá mặt bằng khu vực xung quanh để cân nhắc và tránh bị ép giá khi thuê.

4. Thiết kế không gian quán cafe

4.1 Tự thiết kế không gian quán cafe

Khi bắt đầu mở quán cà phê, cần có rất nhiều khoản chi phí mà bạn muốn tiết kiệm, một trong số đó là chi phí thiết kế không gian quán cafe. Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế không gian quán cafe từ việc lên ý tưởng, tham khảo các bản vẽ trên internet.

lựa chon không ian quán cafe

Tuy nhiên, việc tự thiết kế và bố trí không gian quán cafe không hề dễ dàng, với những người chưa làm bao giờ, làm sao để có một thiết kế vừa đẹp mắt, độc đáo nhưng lại khoa học là điều hết sức khó khăn.

4.2 Thuê đơn vị chuyên setup quán cafe

Đây là cách làm được rất nhiều chủ cửa hàng cafe lựa chọn. Tuy thêm chi phí thuê đơn vị chuyên nghiệp setup nhưng hiệu quả lại cao hơn nhiều, có thể sử dụng ổn định không gian đó trong khoảng thời gian dài. Đa phần người thiết kế đều có chuyên môn bài bản, biết vị trí như thế nào, công năng của từng loại bàn ghế ra sao, với việc nắm vững các kiến thức như vậy thì họ sẽ dễ dàng làm chủ bản vẽ thiết kế hơn.

5. Lên menu đồ uống

5.1. Mua công thức từ những thương hiệu có tiếng

Cách làm này chủ yếu áp dụng với các quán cafe theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Khi bạn mua thương hiệu, bạn không chỉ được thụ hưởng danh tiếng có sẵn của thương hiệu đó mà còn được chủ thương hiệu chia sẻ, chuyển giao công thức đồ uống của mình cho bạn.

5.2. Tự đi học pha chế

Bất cứ chủ quán nào khi mở quán cafe cũng nên đi học một khóa pha chế đồ uống cafe. Việc học pha chế cafe không chỉ giúp bạn nắm được kĩ năng, công thức pha chế cafe và đồ uống nói chung mà còn giúp cho việc quản lý quán, kiểm soát nguồn nguyên vật liệu, tuyển nhân viên cho quán bạn dễ dàng hơn.

5.3. Thuê bartender có chuyên môn xây dựng menu

Để tạo cho menu đồ uống của bạn hương vị ngon miệng và độc đáo, riêng biệt nhất, tốt nhất nên thuê bartender có chuyên môn xây dựng menu. Việc này tốn nhiều chi phí, thời gian nhưng hiệu quả là không cần phải bàn cãi.

6. Lên danh sách trang thiết bị pha chế và nguyên liệu, dụng cụ

Khi mở quán cafe, việc lên danh sách thiết bị pha chế và dụng cụ cần thiết là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế được các khoản phát sinh không cần thiết.

trang thiết bị dụng cụ pha chế

Nhóm vật dụng pha chế bao gồm: Quầy pha chế ; Tủ bếp; Máy pha cafe;  Máy xay cafe; Máy xay đá; máy xay sinh tố; máy ép hoa quả; máy dán miệng ly cốc; bình lắc pha chế; tủ lạnh ; tủ nướng; máy lọc nước; máy lọc nước; phin cafe;…

Nhóm vật dụng phục vụ bao gồm: Khay bưng đồ; Đĩa, ly, cốc; Menu; Giấy ăn;….

7. Mua sắm trang thiết bị nội thất cho quán cafe

Tùy vào phong cách quán cafe mà bạn lựa chọn nội thất quán cho phù hợp. Một quán cafe không thể thiếu các nội thất sau: tủ trưng bày, bàn ghế, hệ thống ánh sáng/âm thanh, điều hòa, lọ hoa, kệ sách, decor trang trí, …

8. Tuyển dụng nhân viên

nhân viên quán cafe

Việc kinh doanh quán cafe có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên phục vụ quán cần tạo ấn tượng dễ chịu, luôn thái độ nhiệt tình, niềm nở.

Nhân viên pha chế cần phải có kĩ năng, kiến thức về các loại đồ uống, tay nghề cao, vị giác tốt, có óc thẩm mỹ và kinh nghiệm làm việc.

Nếu quán bạn thuê nhân viên bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.

9. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán cà phê

Để mở một quán cafe, bạn cần có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng kí kinh doanh; giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm; các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài theo năm.

10. Các hoạt động marketing cho quán cafe

Quan tâm đến các hoạt động marketing sẽ giúp quán cafe của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người, với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đầu tư cho marketing là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều hình thức marketing ngày nay mà các bạn có thể lựa chọn như phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; sử dụng card visit và thẻ thành viên; Poster, Standee, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; thường xuyên khuyến mãi đồ uống; … Quan trọng hơn cả vẫn là cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất.

Trên đây là kinh nghiệm mở quán cafe mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. Thay vì mò mẫm tìm kiếm hướng đi thích hợp cho quán cafe của các bạn, hãy liên hệ với Jarvis để được tư vấn setup, kinh doanh quán cafe hiệu quả.

MỞ QUÁN CAFE CÓ CẦN GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÔNG?

Mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không là câu hỏi được rất nhiều người đang có ý định mở quán cafe quan tâm. Có nhiều người vẫn đang nghĩ rằng mở quán cafe chỉ đơn giản là đầu tư vốn và bắt đầu hoạt động bất cứ khi nào mình muốn mà không hề quan tâm đến vấn đề giấy phép kinh doanh không.

Thực chất việc kinh doanh không hề đơn giản như bạn nghĩ và để kinh doanh bất cứ loại hình nào thì điều quan trọng nhất bạn cần làm trước tiên đó là tìm hiểu và tuân thủ thật kỹ các luật lệ hiện có của nhà nước. Để tìm hiểu những thông tin quan trọng này, hãy đọc ngay bài viết sau của Jarvis nhé.

1. Quán cà phê thuộc ngành nghề kinh doanh nào?

Căn cứ vào:

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ký ngày 23 tháng 01 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 26/02/20007.

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 thay thế cho quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

Thì quán cafe thuộc ngành nghề kinh doanh: bán buôn, bán lẻ cafe (thu mua cafe), chế biến cafe và kinh doanh cafe thành phẩm. Các mã ngành bao gồm:

Mã ngành 4632 – Bán buôn thực phẩm, trong đó bán buôn cà phê – mã ngành 46324 (Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột).

Mã ngành  4722 -.Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, trong đó Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan, chè.

Mã ngành 1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác bao gồm: Rang và lọc cà phê; Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc; Sản xuất các chất thay thế cà phê.

2. Mở quán cafe cần những giấy tờ gì?

Thường khi mở quán cafe mọi người thường bỏ qua các vấn đề giấy tờ mà chỉ tập trung vào địa điểm, đồ uống, cách trang trí quán cafe…. Tuy nhiên thực tế khi mở quán cafe thì việc chuẩn bị các giấy tờ rất quan trọng và một câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đó là: mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không? Ngoài giấy phép kinh doanh thì còn cần những giấy tờ gì nữa. Chi tiết xem bài dưới đây:

2.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh

Khi mở quán cafe có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có và đây cũng là một trong những giấy tờ rất quan trọng khi bạn mở quán cafe. Cùng xem thủ tục, hồ sơ khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

2.1.1 Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Bước 1: Gửi hồ sơ và Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí đăng ký đầy đủ.
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc nhận thông tin cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi bổ sung.

2.2.2 Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu địa phương
  • Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của cá nhân và các thành viên (nếu có) hoặc người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

2.2.3 Mức phạt khi mở quán cafe không đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh

Như ở phần trên trả lời thì mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh, vậy nếu trường hợp không đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh thì có bị phạt không? Cùng xem chi tiết dưới đây:

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt như sau nếu không đăng ký giấy phép kinh doanh:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”

2.2 Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

2.2.1 Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Lấy mẫu hồ sơ, điền đầy đủ và nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP
  • Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục hoặc Cục ATVSTP tổ chức đoàn thẩm định cơ sở của bạn. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận ATVSTP.
  • Nếu đạt yêu cầu thì Chi cục hoặc Cục ATVSTP sẽ trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho bạn.
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, bạn sẽ bị thẩm định lại trong thời hạn tối đa 03 tháng, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì bạn có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động của quán.

2.2.2 Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng).
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATVSTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm).
  • Bản cam kết đảm bảo ATVSTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  • Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về ATVSTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

2.2.3 Mức phạt khi mở quán cafe không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ theo nghị định 115/2018/NĐ-CP ký ngày 04 tháng 09 năm 2018, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 thay thế cho Nghị định 91/2012/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì mức phạt đối với việc mở quán cafe không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cụ thể như sau:

“ Điều 24:

Khoản 1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

Khoản 2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

Khoản 3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.”

2.3 Giấy phép xây dựng quán cafe

Ngoài câu hỏi: mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh thì giấy phép xây dựng quán cafe cũng cần phải có khi bạn mở quán cafe. Cùng xem thủ tục và hồ sơ giấy phép xây dựng quán cafe

2.3.1 Thủ tục xin giấy phép xây dựng quán cafe

Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng cấp quận/huyện.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để bạn hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau đó cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Nhận kết quả và nộp lệ phí: Bạn tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Lúc này bạn sẽ được nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

2.3.2 Hồ sơ xin giấy phép xây dựng quán cafe

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng quán cafe mới cần được lập thành 03 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ nhà đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản chép lại một phần bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa chính xác lược đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy phép đăng kí kinh doanh.
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, lược đồ công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, lược đồ cấp thoát nước, điện.

2.3.3 Mức phạt khi mở quán cafe khi không có giấy phép xây dựng quán cafe

Theo khoản 6 điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: ký ngày 10/10/2013 và có hiệu lực từ ngày 29/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì bạn sẽ bị phạt cụ thể như sau:

“Điều 13:

Khoản 6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

3. Mở quán cafe cần đóng thuế gì?

Thông thường định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, vì thế ngay sau khi nhận được xét giấy phép kinh doanh bạn cần tiến hành mở mã số thuế cho quán cafe của mình. Sau đó theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC ký ngày 15 tháng 06 năm 2015 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có cư trú có họat động kinh doanh thì các loại thuế mà quán cafe cần phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000 đồng
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN

Nếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm. Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên.

MỞ QUÁN CAFE NHỎ CÓ CẦN GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÔNG?

Với những quán cafe có quy mô lớn, diện tích rộng và những chuỗi cafe thương hiệu thì bất cứ ai cũng nắm rõ là cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Nhưng với những người chủ cửa hàng có ý định chỉ mở quán cafe nhỏ, với số vốn ít và quy mô nhỏ chỉ dưới 80 triệu đồng thì rất thắc mắc rằng họ có cần đăng ký giấy phép kinh doanh cho quán cafe của mình không.

Để giúp chủ cửa hàng giải đáp thắc mắc mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không, hôm nay Jarvis xin được làm rõ vấn đề này cũng như đưa ra những thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc.

1. Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh

Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:

“Khoản 1: Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

2. Mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?

Như vậy xét 6 mục trong Điều 3 thì quán cafe (dù là bất cứ mô hình, hình thức nào: cafe nhỏ, cafe sách, cafe sân vườn…) đều không nằm trong trường hợp được miễn trừ không cần đăng ký giấy phép kinh doanh.

Tóm lại khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh bạn bắt buộc phải có theo đúng quy định của nhà nước.

3. Các thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe nhỏ

Các thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Về thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe, tùy theo mục đích của bạn mà có thể đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa cá nhân, hộ gia đình hoặc theo doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn nên biết rằng việc đăng ký kinh doanh cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) thường sẽ đơn giản thủ tục và các mức thuế, phí hàng năm cũng thấp hơn nhiều dưới danh nghĩa doanh nghiệp. Vì thế bạn nên cân nhắc mục đích cũng như khả năng của mình trước khi chọn hình thức đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra để đăng ký kinh doanh quán cafe với hình thức cá thể bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán. Còn với hình thức công ty bạn cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.

3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe

Khi mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh và hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì, cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé:

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe nhỏ bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán.
  • CMND công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

3.2 Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu hỏi: mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không đang rất được quan tâm, tuy nhiên ngoài giấy phép kinh doanh thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa, hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy khám sức khỏe và CMTND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…

Bên Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, bạn qua được thì mới được cấp giấy, nếu chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện và họ sẽ tiến hành kiểm tra lại.

3.3 Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cafe

Trình tự xin giấy phép knh doanh quán cafe

Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cafe như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.

Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo…

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

4. Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?

Bị phạt khi không đăng ký kinh doanh

Như đã phân tích tại mục 1 và 2 của bài thì căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì mở quán cafe nhỏ có cần giấy phép kinh doanh là phải bắt buộc.

Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt như sau:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”

Tức là tùy theo mức độ vi phạm, công an phường sẽ xem xét và xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng với lỗi mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh.

TƯ VẤN MỞ QUÁN CAFE | 7 MÔ HÌNH QUÁN CAFE HOT NHẤT 2020

Việc kinh doanh đồ uống, đặc biệt là kinh doanh quán cafe, hiện nay là ngành mang đến rất nhiều lợi nhuận nhưng đi kèm với đó cũng là cạnh tranh cao và rủi ro nhiều. Để có thể khởi nghiệp thành công được với hình thức kinh doanh quán cafe này thì mỗi người chủ đều cần tìm cho mình một loại hình quán cafe phù hợp nhất với khả năng và sở thích của mình.

Bài viết dưới đây Jarvis sẽ tư vấn mở quán cafe tương ứng với 7 mô hình điển hình nhất hiện nay trước chọn cho mình một lối đi phù hợp nhất nhé. 

Xem thêm bài viết:

1. Tư vấn quán cafe DJ

Quán cafe DJ là hình thức quán cafe khá đặc biệt và mới lạ ở nước ta thường được mở ra để phực vụ những đối tượng là giới trẻ, những người yêu thích thể loại nhạc sôi động và bùng nổ này.

hình ảnh quán cafe dj

Đặc biệt đối với mô hình quán cafe âm nhạc với thể loại DJ thì điểm nhấn quan trọng nhất mà mỗi người chủ cửa hàng cần đặc biệt chú trọng đó chính là hệ thống loa đài âm thanh ánh sáng tuyệt hảo nhất. Với âm thanh sống động, không khí bùng nổ cùng DJ và các bản nhạc cực chất, đây mới chính là yếu tố khiến khách hàng luôn nhớ đến quán của bạn.

Tư vấn mở quán cafe DJ bạn cần chú ý những điều sau:

Từ vấn chọn địa điểm quán khi mở quán cafe DJ

Với bất cứ mô hình quán cafe nào thì việc chọn địa điểm ở gần các khách hàng mục tiêu của quán là quan trọng nhất, với quán cafe DJ cũng vậy, vì khách hàng mục tiêu là giới trẻ, những người sành điệu chịu chơi và yêu thích nhạc DJ thì bạn càng cần kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn địa điểm. Các địa điểm ở khu phố tấp nập sầm uất, gần trung tâm thành phố với các tuyến đường thuận lợi chính là địa điểm phù hợp nhất.

Thiết kế quán cafe:

Quán cafe DJ hướng đến phong cách sôi động bùng nổ, vì thế cách thiết kế quán cũng cần chú trọng vào sự độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và điều quan trọng nhất ngoài việc chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng thì khi thiết kế quán bạn cũng phải chú ý đầu tư hệ thống cách âm để tránh làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Menu đồ uống:

Có thể không nhiều người biết về vấn đề này, nhưng đối với quán cafe DJ, dường như thứ khách hàng quan tâm nhất sẽ là âm nhạc, kế tiếp mới là chất lượng đồ uống. Trong một không gian sôi động đầy kịch tính thì thức uống đối với khách hàng cũng dễ dàng bị tác động và trở lên đặc sắc hơn bình thường. Đây là một lợi thế mà bạn nên chú trọng vào, tuy nhiên bạn không vì thế mà sơ sài tắc trách trong chất lượng đồ uống. Bởi vì xét cho cùng, thứ mang lại lợi nhuận cho bạn chính là những menu đồ uống này.

Chi phí mở quán cafe DJ

Thông thường cao hơn rất nhiều việc mở các quán cafe mô hình khác. Bởi với quán cafe DJ ngoài chi phí chung như nguyên vật liệu, dụng cụ, nội thất… thì sẽ có thêm rất nhiều hạng mục mà bạn phải chi trả. Đầu tiên chính là diện tích mặt bằng quán bắt buộc phải đủ rộng, thì mới phục vụ được hình thức này. Tiếp theo bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào trang thiết bị như loa đài ánh sáng, tiền thuê DJ, tiền thiết kế chống ồn… Nói tóm lại chi phí đầu tư cho một quán cafe DJ ít nhất là phải đến hàng tỷ đồng

2. Tư vấn quán Cafe sân vườn

Mô hình quán cafe sân vườn thông thường được mở ra để phục vụ tầng lớp những người tri thức, những người yêu thích sự yên tĩnh và không gian hòa hợp với thiên nhiên. Khách hàng đến với những quán cafe sân vườn thường là để tìm kiếm khoảng không rộng rãi xanh mướt và yên tĩnh để tạm thời quên đi những vội vã của cuộc sống hàng ngày.

không gian quán cafe sân vườn

Chính vì vậy khi đầu tư theo mô hình này bạn cần chú ý những vấn đề sau:

tư vấn mở quán cafe sân vườn khi lựa chọn địa điểm

Đặc thù của mô hình cafe sân vườn, như chính cái tên của nó đó là yêu cầu khoảng không gian phải rộng lớn, tổng diện tích tối thiểu phải là 150 m2 mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì đối tượng được nhắm đến của mô hình này là những người trí thức tìm kiếm sự tĩnh lặng, nên địa điểm phù hợp của mô hình này là ở những khu vực có nhiều tòa nhà văn phòng, không nhiều xe cộ, yên tĩnh và tập trung rất nhiều khách hàng tiềm năng

không gian quán cafe vườn

Về mặt thiết kế

Quán cafe sân vườn nếu muốn được khách hàng ưa chuộng thì bạn cần tập trung vào thiết kế cảnh sắc xanh mát, không khí thoáng đãng trong lành và đảm bảo được sự riêng tư nhất định cho khách hàng.

Tư vấn mở quán cafe về mặt nguồn vốn

Thực chất với giá đầu tư 400 – 500 triệu là bạn hoàn toàn có khả năng mở được quán cafe sân vườn độc đáo rồi. Các chi phí ở mô hình này thường cao hơn các mô hình khác ở các khoản chi phí sau: tiền thuê mặt bằng và tiền thiết kế, sửa chữa và thi công quán sao cho phù hợp với hình thức cafe sân vườn…

3. Tư vấn quán cafe bar

Mô hình quán cafe bar hiện nay cũng là một mô hình khá mới mẻ và được nhiều người chú ý đến. Không quá cao cấp và cần nguồn vốn cao như mở bar hay club, quán cafe bar với các món đồ uống lành mạnh cùng giá cả vừa phải trong không khí sôi động và âm nhạc đa dạng sẽ càng khiến giới trẻ yêu thích hơn.

không gian bên trong quán cafe bar

Tư vấn mở quán cafe bar này cũng gần tương tự như mô hình quán cafe DJ vậy, bạn cần lưu ý những điều sau:

Địa điểm quán:

Các địa điểm ở các khu phố sầm uất tấp nập, nhiều địa điểm vui chơi cho giới trẻ hay khu vực gần các trường đại học chính là địa điểm lý tưởng nhất cho mô hình quán cafe bar.

bên trong một quán cafe bar

Tư vấn mở quán cafe về mặt thiết kế quán:

Ngoài những chi tiết cơ bản mà bất cứ quán cafe nào cũng có như bàn ghế, quầy pha chế, đồ trang trí… thì với quán cafe bar bạn cần đầu tư thêm cả không gian sàn diễn và một bục sân khấu nho nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Chi phí đầu tư ban đầu:

Ước tính số vốn đầu tư ban đầu cho hình thức cafe bar là không hề rẻ, bạn sẽ cần thấp nhất từ 1 tỷ – 1 tỷ 2 để có thể đầu tư đầy đủ. Các khoản chi phí phải bỏ ra nhiều hơn các mô hình khác có thể là: chi phí đầu tư loa đài âm thanh ánh sáng, chi phí thiết kế sân khấu, sàn diễn mini, chi phí đầu tư mặt bằng rộng rãi…

Ngoài ra điểm đặc biệt của hình thức này đó chính là nếu bạn muốn mở rộng menu đồ uống của mình và thêm vào các loại đồ uống có cồn, thì bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh rượu bia, bởi giấy phép kinh doanh đồ uống thông thường của các quán cafe thì chỉ được kinh doanh các loại đồ uống có nồng độ cồn từ 15% trở xuống mà thôi.

4. Tư vấn quán cafe take away

Ngược lại với những mô hình ở trên thì mô hình cafe take away – cafe mang đi, lại cần một nguồn vốn ít hơn rất nhiều và cả diện tích cũng rất nhỏ. Mô hình cafe take away sinh ra là để phục vụ bộ phận những người bận rộn không có nhiều thời gian và đa phần là mua cafe mang đi.

Vì thế hình thức này không quá đòi hỏi về diện tích, nội thất hay trang trí đầu tư quán, thậm chí bạn chỉ cần một kiot nhỏ là đã có thể mở một cửa hàng cafe take away rồi.

quán cafe take away

Tư vấn mở quán cafe take away thì lưu ý những yếu tố bạn cần chú ý là:

Địa điểm:

với đối tượng khách hàng là những người bận rộn thì bạn nên chọn địa điểm tại gần các tòa nhà văn phòng, các trường đại học hay thậm chí gần các khu chợ, khu mua sắm.

khu vực quầy bar quán cafe take away

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư:

Những vật dụng như bàn ghế, quầy bar, dụng cụ pha chế, nguyên vật liệu pha chế… chắc chắn sẽ là những đồ vật cần thiết mà bạn cần chuẩn bị.

Chi phí mở quán cafe take away:

Thường không quá cao, chỉ cần từ 70 – 100 triệu đồng là bạn hoàn toàn có thể mở được quán cafe cho riêng mình. Các chi phí sẽ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế và trang trí quán, chi phí mua trang thiết bị, chi phí nguyên vật liệu pha chế, chi phí phát sinh cho các tháng đầu, chi phí thuê và đào tạo nhân viên…

5. Tư vấn quán Cafe acoustic

Nhạc Acoustic hiểu đơn giản là thể loại nhạc chỉ sử dụng các nhạc cụ cổ điển, nhạc Acoustic nhắm đến việc thể hiện sự đơn giản, cái mộc mạc giản dị nhất của giọng hát. Với ý nghĩa như vậy quán cafe Acoustic sẽ là mô hình kinh doanh với hình thức vừa nghe nhạc đậm chất lãng mạn, êm dịu, vừa thưởng thức những tách cafe nóng hổi.

một góc không gian quán cafe acoustic

Đối với khách hàng chủ yếu của quán café nhạc acoustic đó là những người trẻ như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nhưng cũng có một phần là những người hơi chững tuổi, doanh nhân thành đạt… và họ có điểm chung là yêu thích dòng nhạc nhẹ nhàng mộc mạc này, nên nếu được thì bạn nên chọn địa điểm là nơi giao thông thuận tiện sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế không cho phép bạn cũng có thể lựa chọn khu vực xa trung tâm một chút, bởi thực chất những người yeu thích dòng nhạc acoustic đều là những người rất trung thành và bạn có thể dựa vào yếu tố này để giữ chân họ.

quán acoustic rất được bạn trẻ yêu thích

Về mặt thiết kế:

Để phù hợp với dòng nhạc cũng như mô hình này bạn nên trang trí quán theo hướng mộc mạc, nhẹ nhàng đậm chất nghệ sỹ chứ không nên theo hướng độc đáo, quá mới lạ. Ngoài ra bạn cũng cần đầu tư thiết kế thêm một dàn âm thanh tốt, các nhạc cụ cần thiết cùng một sân khấu mini phù hợp.

Về mặt chi phí:

Nếu bạn sở hữu một khoản vốn là trên 200 triệu, bạn có thể kinh doanh loại hình này.

6. Tư vấn quán Cà phê bóng đá

cafe bóng đá cần không gian và màn hình lớn

Môn bóng đá được mệnh danh như là môn thể thao vua và bất cứ độ tuổi nào cũng có lượng người hâm mộ rất lớn. Bạn đừng lo lắng rằng đầu tư vào quán cafe bóng đá bạn sẽ chỉ bán được theo mùa, mà thực chất bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng sẽ có những trận, những giải bóng đá mà nhiều người có nhu cầu xem. Tư vấn mở quán cafe bóng đá những điều mà bạn cần chú ý sẽ là:

Địa điểm:

Bạn hãy tìm những địa điểm đông nam giới ví dụ như các trường đại học có nhiều sinh viên nam như đại học xây dựng, giao thông, bách khoa, những khu ký túc có đông sinh viên nam như vậy sẽ dễ dàng để tiếp cận tập khách hàng mục tiêu hơn.

không gian bên trong quán cafe bóng đá

Thiết kế quán:

Đối tượng của quán cafe bóng đá thường phần lớn sẽ là nam giới, vì thế họ ưa thích các thiết kế mạnh mẽ, đơn giản và không cầu kỳ rối rắm, vì thế bạn có thể không quá đầu tư vào hạng mục này. Tuy nhiên về mặt diện tích quán thì cần phải đảm bảo đủ rộng để khách hàng có thể ngồi hàng giờ theo dõi những trận bóng đá. Ngoài ra vì chủ đề có sẵn đã là bóng đá nên hãy trang trí quán theo phong cách thể thao một chút. Cờ, bóng, áo nhân viên là áo thi đấu,… là những vật dụng không thể thiếu cho một quán cafe bóng đá.

Trang thiết bị:

Máy chiếu hoặc Tivi màn hình lớn sẽ là trang thiết bị không thể thiếu đối với quán cafe bóng đá. Ngoài ra còn có các loại máy khác như máy xay cà phê, máy quạt, tủ lạnh, máy in hóa đơn,…

7. Tư vấn quán cà phê rang xay

hình ảnh quán cafe rang xay

Quán cafe rang xay là hình thức chú trọng đến những khách hàng là người yêu thích cafe, đặc biệt là cafe nguyên chất, hay nói cách khác với khách hàng của quán cafe rang xay thì họ quan tâm nhiều nhất là chất lượng thức uống cafe, họ đều là những chuyên gia về cafe. Tư vấn mở quán cafe rang xay cần chú ý những điều sau

Đầu tiên hãy chú trọng đến chất lượng cafe:

Như đã phân tích ở trên những khách hàng yêu thích cafe rang xay đều là những chuyên gia về cafe và thứ họ quan tâm nhất đó là chất lượng đồ uống, vì thế bạn cần phải chọn được loại cà phê ngon, loại  cà phê mà bạn tự hào. Dù bạn có máy xịn cỡ nào, trình độ pha chế cỡ nào, thì linh hồn – là chất lượng cafe – mà không có thì bạn sẽ không thể gây ấn tượng với khách hàng được.

không gian quán cafe rang xay

Về nguyên vật liệu và dụng cụ: những dụng cụ pha chế mà quán cafe rang xay không thể thiếu đó là máy xay cafe, máy pha cafe, quầy bar và các dụng cụ hỗ trợ khác…

Chi phí mở quán cafe rang xay:

Thực chất đặc điểm chung của những quán cafe rang xay này là diện tích nhỏ (~40 m2) và cũng không càn đầu tư quá nhiều vào thiết kế nên chỉ cần từ  100 – 150 triệu đồng là bạn đã có thể đầu tư mở quán hình thức này rồi

Với mỗi mô hình quán cafe thì sẽ có những lưu ý, kế hoạch và mục tiêu hoạt động riêng, nhưng tựu chung lại thì để vận hành được một quán cafe với bất cứ mô hình nào, người chủ cũng cần phải có kiến thức nhất định về pha chế và đặc biệt là kiến thức về kinh doanh và chiến lược kinh doanh, để từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về ngành cũng như hướng đi của quán.

Thế nhưng những kiến thức này không phải ai cũng có, nếu bạn chưa hề có kinh nghiệm nào về ngành kinh doanh đồ uống, thì đừng ngần ngại mà hãy tham gia ngay những khóa học pha chế và khóa học về tư duy kinh doanh đồ uống để thành công nằm trong bàn tay nhé.

CHI PHÍ MỞ QUÁN CAFE RANG XAY. TỐI THIỂU CẦN 288 TRIỆU

Quán cafe rang xay là mô hình quán cafe chú trọng nhiều nhất đến chất lượng cafe hơn hình thức, và đặc biệt là với những món đồ uống cafe nguyên chất. Chính vì vậy dù giữa muôn vàn mô hình cafe nổi lên thì hình thức quán cafe rang xay vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc cho riêng mình. Và với những ai đang có ý định mở quán cafe rang xay thì chắc hẳn câu hỏi đầu tiên sẽ là chi phí mở quán cafe rang xay là bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này với Jarvis ngay bây giờ nhé!

       1. Quán cafe rang xay là gì?

Quán cafe rang xay có thể định nghĩa đơn giản là quán cafe chuyên phục vụ đồ uống cafe được chế biến từ 100% hạt cafe mà không pha lẫn thành tố khác như đậu rang, bắp rang…. hay các phụ phẩm khác. Đây là những cốc cafe thơm ngon nhất được chọn lọc kỹ lưỡng nhất từ những hạt cafe chất lượng nhất.

Những cốc cafe rang xay nguyên thủy nhất sẽ có mùi thơm nồng nàn nhưng tinh tế, không quá mạnh mẽ, nồng đậm mà dịu dàng sâu lắng, thường có màu sắc nâu đậm chứ không đen đục hay đặc quánh, đồng thời khi thả đá vào cafe rang xay nguyên chất, cafe sẽ chuyển sang màu nâu hổ phách quyến rũ.

quán cafe rang xay

Với cafe rang xay dường như mỗi nhà rang xay cafe chuyên nghiệp đều có cho mình một công thức, một tuyệt kỹ riêng từ công đoạn làm sạch, phơi, sấy, tách vỏ, đến quá trình xay hạt… để giữ được hương vị thơm ngon nhất của hạt cafe nguyên chất nhất.

2. Chi phí mở quán cafe rang xay

2.1 Chi phí mặt bằng kinh doanh

chi phí mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng chắc chắn sẽ là yếu tố quan trọng mà bất cứ mô hình cafe nào cũng cần chú trọng, bởi chỉ cần có được mặt bằng kinh doanh phù hợp là dường như bạn đã có sẵn trong tay đến 50% thành công của quán rồi. Tuy nhiên hãy phụ thuộc vào mô hình và ngân sách mà lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp nhất.

Với quán cafe rang xay chú trọng đến khách hàng là những người yêu thích và có am hiểu về cafe, đặc biệt là cafe nguyên chất, đây phần lớn là những người lớn tuổi, trung tuổi hoặc chỉ một bộ phận nhỏ những bạn trẻ yêu cafe, vì thế bạn nên tìm nơi dân cư đông đúc nhưng có nhiều đối tượng cao tuổi, hay những tầng lớp trí thức cao… hơn là những khu vực như gần trường đại học.

Bên cạnh đó, với đặc thù chú trọng đến thưởng thức đồ uống, quán cafe rang xay của bạn nên có một không gian đủ rộng để khách hàng thoải mái nhâm nhi cốc cafe mà không cảm thấy quá chật hẹp, diện tích tối thiểu mặt bằng nên là từ 60 – 80 m2.

Với diện tích và địa điểm như vậy, bạn nên dự đoán chi phí mặt bằng vào khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đừng quên rằng rất có thể bạn sẽ phải đặt cọc và ký hợp đồng thuê nhà ít nhất là 3 tháng. Vì thế khi tính chi phí mở quán cafe rang xay đừng quên chi phí bỏ ra cho mặt bằng ban đầu sẽ vào khoảng 50 – 60 triệu đồng.

2.2 Chi phí thiết kế quán cafe rang xay

Vì quán cafe rang xay nhắm đến đối tượng khách hàng chính là những người yêu và hiểu rõ về cafe nguyên thủy thơm ngon nhất, nên nếu có thể bạn nên đầu tư vào thiết kế quán với phong cách của riêng mình, có những nét độc đáo mới lạ để khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình. Với chi phí thiết kế quán từ 15 – 20 triệu bạn có thể tham khảo một vài mẫu thiết kế quán cafe rang xay sau:

Phong cách thiết kế pha chút cổ điển, giản dị với tông màu nâu, vàng tạo cảm giác ấm cúng.

thiết kế quán cafe rang xay cổ điển

Phong cách gây ấn tượng và nhấn mạnh vào cafe rang xay chất lượng với khu vực trưng bày riêng các loại cafe.

khu vực trưng bày các loại cafe

Phong cách quán cafe rang xay mới lạ với chất liệu gỗ hoàn toàn.

phong cách quán cafe mới lạ

2.3 Chi phí sắm sửa trang thiết bị

Khi tính toán chi phí mở quán cafe rang xay thì chi phí sắm sửa trang thiết bị chiếm một phần khá lớn. Cùng xem danh sách chi phí trang thiết bị dưới đây:

chi phí sắm sửa trang thiết bị

Trang thiết bị, dụng cụ

Giá (dự tính)

Máy xay cafe

7 – 10 triệu

Máy pha cafe

25 – 30 triệu

Phin cafe các loại

500.000 – 600.000 đồng

Bàn: 15 – 20 chiếc tùy diện tích mặt bằng

8 – 10 triệu

Ghế: 30 – 50 chiếc các loại

8 – 10 triệu

Tủ lạnh

6 – 8 triệu

Hệ thống âm thanh, loa đài, quạt gió, điều hòa…

10 – 12 triệu

Máy xay sinh tố, máy vắt, máy ép trái cây, máy lọc nước

3 – 4 triệu

Các loại ly: thủy tinh cao cổ, ly lùn, ly phễu, cốc cafe… cho mỗi dòng đồ uống. Tổng 50 – 60 chiếc

1,5 – 2 triệu

Muỗng, thìa, ống mút các loại, dao thớt, chén đĩa…

600.000 – 800.000

Bình lắc, hũ rắc, bình tạo bọt sữa…

400.000 – 600.000

Khay bưng, thùng đá, thùng rác…

500.000 – 700.000

Tổng

70 – 88,7 triệu

Không có nhận xét nào: