Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời sấm truyền

Trạng nguyên thời Mạc - Nguyễn Bỉnh Khiêm - không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, mà còn được người đời tôn kính vì những lời sấm truyền chính xác.

Trong lịch sử khoa cử nước ta, Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên đặc biệt. Ông không nổi tiếng vì thành danh khi còn ít tuổi.

Trên thực tế, Nguyễn Bỉnh Khiêm tham dự khoa thi đầu tiên khi tuổi đã ngoài 40. Dân gian cũng không lưu truyền nhiều giai thoại về các màn đối đáp xuất sắc hay tài ứng xử khéo léo của trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được triều đình đương thời trọng dụng bởi tầm nhìn chính trị rộng. Sử sách cũng như người đời thừa nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, nhà tiên tri số một Việt Nam.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, thường được tôn xưng là Tuyết Giang phu tử.

Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, hiếu học. Đến khi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm cất công tìm đến bái sư học đạo.

Học vấn uyên thâm nhưng sinh phải thời đại nhiều biến cố, ông không vội tham gia khoa cử. Mãi đến năm 1535, dưới thời Mạc Thái Tông thịnh trị nhất triều Mạc, ông mới ứng thí và đỗ trạng nguyên.

trang nguyen noi tieng anh 1
Đền thờ trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: lyhocdongphuong

 

Tân khoa trạng nguyên được bổ nhiệm làm Đông các hiệu thử, rồi lần lượt giữ chức Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ.

Khi Mạc Hiển Tông lên ngôi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận. Năm 1542, ông xin về quê.

Hai năm sau, vua Mạc lại mời ông ra làm quan, phong tước Trình Tuyền Hầu, thăng chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Vì thế, người đời thường gọi ông là trạng Trình.

Sau này, dù không ở kinh đô, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn lo liệu việc triều chính, giúp vua bàn quốc sự. Khi có chuyện trọng đại, vua thường hỏi ý kiến ông. Việc ông khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng đã đi vào sử sách.

Ông cũng từng khuyên Nguyễn Hoàng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (có tài liệu ghi là Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân).

Không chỉ có tầm nhìn sâu rộng, Tuyết Giang phu tử còn nổi tiếng với khả năng tiên tri. Ngày nay, người đời còn lưu truyền nhiều tiên đoán được cho là của ông và gọi chung là Sấm trạng Trình.

Thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng điều Nguyễn Công Trứ đi khai hoang ở Hải Dương. Nguyễn Công Trứ xem xét địa thế, thấy cần phải phá đền thờ trạng Trình để đào sông.

Sau khi người dân đào bát hương lên, ông thấy dưới bát hương có tấm bia đá phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ sai người lau sạch bia thì đọc được mấy câu:

Minh Mạng thập tứ

Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền

Nào ai động đến doanh điền nhà bay.

Ông liền thảo sứ về triều, xin bãi bỏ lệnh phá đền, đồng thời sửa sang lại ngôi đền của vị trạng nguyên nhà Mạc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử nước ta nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông. Trong bài Cự Ngao Đới Sơn (Bạch Vân am thi tập), ông viết:

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ

Đất Việt muôn năm vững trị bình

Chí những phù nguy xin gắng sức

Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm và những tư tưởng đạo đức của ông

 Sống gần trọn một thế kỷ, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), một nhà trí thức có cuộc đời hoạt động đặc biệt, đã để lại nhiều tác phẩm thơ văn lớn phản ánh suy tư của ông về cuộc sống. Những tư tưởng đạo đức của ông phản ánh sâu sắc thời kỳ biến động dữ dội của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI. Tư tưởng nhân đạo, thân dân, yêu hoà bình, khoan dung, gắn con người với thiên nhiên, tin tưởng vào khả năng của thế hệ trẻ… làm cho Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành nhà văn hoá lớn của nhân dân Việt Nam.


Sách Công gia tiệp ký của Vũ Phương Đề viết năm 1755, sau 170 năm Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, đã cho rằng, tiểu sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm được chép qua tục truyền mà không có bản chính thức. Các sách sau chép lại của Vũ Phương Đề chứ không phải căn cứ theo gia phả của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện nay, theo Từ điển Văn học thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 không rõ ngày tháng và mất tháng 12 năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc Vĩnh Bảo ngoại thành Hải Phòng. Cha ông là Nguyễn Văn Định có văn tài, mẹ là con Thượng thư Nhữ Văn Lan. Bà là người thông tuệ am hiểu lý số.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời kỳ đại loạn của dân tộc ta. Năm 1535, lúc 44 tuổi, ông mới ra ứng thi và đậu Trạng nguyên. Làm quan cho triều Mạc, được tăng từ Lại bộ tả thị lang lên Thượng thư bộ lại, Thái phó, Trình tuyên hầu, sau được gia phong làm Trình quốc công nên người đời gọi ông là Trạng Trình. Bảy mươi tuổi, ông về hưu, sống tại quê nhà bên bờ sông Tuyết Hàn, dựng am Bạch Vân, lấy đaọ hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán xây chùa, mở trường dạy học. Học trò của ông có những người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Nguyễn Dữ. Ông có uy tín với cả họ Mạc, họ Trịnh và họ Nguyễn nên có rất nhiều giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có người cho ông là hiểu rộng; không ít người cho ông là cơ hội; có nhiều người đánh giá tài thơ của ông; song không ít người chỉ quan tâm đến hoạt động xã hội chính trị của ông. Các tác phẩm lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho đời là tập thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập và tập thơ Nôm - Bạch Vân quốc ngữ thi. Ngoài ra, các tập sấm ký có tên Trình Quốc công sấm ký, Trình Tiên sinh quốc ngữ v.v. tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng còn rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Bạch Vân am thi tập còn có tên là Bạch Vân am Trình Quốc công thi tập. Theo lời tựa của tác giả thì tập thơ gồm một ngàn bài, nhưng hiện nay còn khoảng trên dưới 300 bài làm theo thể đường luật và trường thiên cổ thể. Tập thơ nói về tâm sự, tự sự, suy nghĩ và quá trình giao tiếp của Nguyễn Bỉnh Khiêm suốt cả thế kỷ XVI. Tập thơ vừa nói sự xuất xử, vừa phản ánh các mối quan hệ, các chuyển biến của thời đại ông. Thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói nhiều về giáo huấn đạo đức. Đề tài thường mượn cảnh nói ý và tình. Một số lớn bài tả cảnh tự nhiên, không ít bài miêu tả xã hội, đặc biệt có nhiều bài thơ nói về bản thân mình, mang ý nghĩa triết lý rất nhiều. Có bài dài tới vài trăm câu.

Tập Bạch Vân quốc ngữ thi khoảng 170 bài làm theo kiểu Bát cú Hàn luật có pha lục ngôn. Đây là một tập thơ Nôm mang rất nhiều giá trị về ngôn ngữ dân tộc. Nội dung chủ yếu là tự sự nhìn lại mình, nhìn lại cuộc sống, khuyên răn đạo lý trong cõi đời loạn lạc. Tập này cũng nặng về triết lý, am tường tâm lý, hướng về giáo huấn, có giá trị mỹ học quan trọng.

Các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều nội dung khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các tư tưởng đạo đức và có đóng góp về mặt thẩm mỹ.

Trong tế văn của Đinh Thời Trung thay mặt các sĩ tử tiễn quan trạng Trình Quốc Công về nơi an nghỉ cuối cùng nêu rõ: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà trí thức thông tuệ nhất của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVI. Ông học tài chẳng kém Âu Dương Tu, Tô Đông Pha; đạo lớn ẩn tàng nguyên sẵn; một kinh Thái Ất thuộc lòng; suy trước, nghĩ sau; sáu bộ thi thư suốt nghĩa. Trái tim Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa ngừng đập, núi sông biến sắc vì thương cảm, sâu kiến cũng đau lòng, nhện tơ vấn vương khôn gỡ, khách buôn huyên náo, nhà nhà buồn đau, cỏ hoa ủ dột. Đạo đức của ông còn mãi sống cùng các học trò và thời đại.

Sinh ra trong một gia đình trí thức lớn của thế kỷ XV- XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt tới trình độ cao của trí tuệ đương thời, đặc biệt là về lý số. Ông thông thiên văn, đạt địa lý và tri nhân tâm. Ông khát khao cống hiến tài năng và trí tuệ cho đất nước và nhân dân. Nhưng đất nước đầy binh lửa, núi xương, sông máu chất ngất thảm thê “Mãn mục can qua khổ vị hưu” (Trước mắt đầy rẫy chiến tranh, cái khổ bao giờ hết !). Giữa cái ren rối và bất ổn của thời cuộc, dù học rộng, tài cao thì Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không dễ dàng toàn tâm phù Lê, phù Mạc hay phù Trịnh? Dù thông tuệ đến sâu cùng quy luật của trời đất, xã hội và lòng người, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không sao ngăn nổi khát vọng quyền lực của các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh. Và cuối cùng, ông đã nghiêng về giúp nhà Mạc. Trong hơn 30 năm phò bốn triều nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng nhiều cựu thần nhà Lê và sáu con trai đã đóng góp vào lịch sử phát triển đất nước một bước rất quan trọng. Về mặt đạo đức, ông đã khơi gợi sự đổi mới kinh tế và đặc biệt là sự đổi mới về tư tưởng trong quan hệ vua tôi. Khi thấy bọn gian thần lộng hành, lòng dân ly tán, đất nước ngàn cân treo sợi tóc, muôn dân lầm than thống khổ, ông đã dâng sớ để chém đầu bọn nịnh thần. Nhưng ý kiến của ông không được chấp nhận. Ông ghét bọn tham nhũng và sống thẳng thắn, cương trực. Có người cho rằng ông là người ba mang, phục vụ cả Trịnh, Nguyễn và Mạc. Qua các tác phẩm của ông thì thấy rõ tầm tư tưởng đạo đức của ông rất rộng, gắn với nhân cách kẻ sĩ lúc đó. Nếu đúng là ông phục vụ cả Nguyễn, Trịnh, Mạc thì ở đó, ta đã thấy ông nêu rõ cách xuất xử trong các thời loạn lạc phải thông minh và mềm dẻo như thế nào.

Các tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm có hai đặc điểm lớn: một là sâu sắc, hai là gần dân. Cả hai đặc điểm này đều gắn với bản chất triết lý thông tuệ và tính dân dã của ông. Sống gần trọn thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm nghe nhiều, nhìn thấy nhiều, do đó suy tư rất nhiều. Người ta thường gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà triết lý đầy suy tư. Tính triết lý đó phản ánh rất rõ trong tư tưởng đạo đức của ông. Sau khi đã “đọc khắp muôn thiên”, ông có tham vọng tổng kết các tri thức được chung đúc trong dân gian, nâng lên hoàn chỉnh rồi lại trả về với cuộc sống thực. Vì vậy, các lời răn dạy đạo đức của ông giản dị mà sâu sắc. Hầu như ông nhìn thấy những người nông dân quanh thôn ấp đang chờ đợi lời khuyên nhủ của ông giữa cái nhân tình thế thái bon chen, thiện ác lẫn lộn. Ông dặn dò mọi người: “Giữ miệng cho hay biếng nói năng. Gìn lòng hôm sớm hãy khăng khăng”.

Sống giữa lòng dân, các tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang rõ tính nhân dân. Tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt nguồn từ đời sống nhân dân và rất nhiều tư tưởng đạo đức của ông được nhân dân yêu thích đã trở thành lẽ sống thường nhật của họ. Tư tưởng đạo đức quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tư tưởng phấn đấu cho hoà bình. Khi răn dạy những điều thiện cho học trò, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rõ khát vọng thiên hạ thái bình là khuynh hướng day dứt nhất của thế kỷ mà ông sống và cũng là nguyện vọng thiết tha nhất của toàn dân tộc. Trong cái đớn đau đến tận cùng của thôn xóm đói khổ, ly tán vì chiến tranh, vợ xa chồng, con mất cha, Nguyễn Bỉnh Khiêm ước mơ có một “buổi thái bình”, “no lòng ấm cật thời Nghiêu Thuấn”. Ông biết cái thời ấy không thể dễ dàng trở lại bởi sự nứt rạn từ lòng sâu của đất nước, sự phân cực của các quyền lực không gì hàn gắn được. Nhưng dù sao, vì thương dân, vì yêu nước, ông cũng muốn mang hết “tuổi già bất tài” mà gắng sức ngày đêm làm một việc gì đó để đất nước tránh được thảm hoạ chiến tranh.

Trong tư tưởng đạo đức cơ bản của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm coi “nước lấy dân làm gốc”, “bền nước yên dân là việc đầu mối”. Ông  đặt vấn đề trị nước phải lấy dân làm sức mạnh. Tư tưởng đạo đức này của ông xuất phát từ một nguyện vọng xây dựng xã hội vua hiền tôi trung. Từ nguyện vọng này, ông  khuyên mọi người gìn giữ tam cương, ngũ thường và nhớ báo đáp ân chúa (Ân chúa đã nhiều chưa báo - lòng còn canh cánh ất khôn nài). Trong khi ấy, chính ông  biết rất rõ rằng, đất nước lâm vào cảnh ngộ bất ổn đến đau lòng. Kẻ giàu sang, sang trọng đến cực độ “đường đem trát chõ đồ xôi, sáp đem làm củi …”, còn người nghèo thì bị “khinh bỉ trong đám chiếu rách, nằm co lạnh lẽo bên đường”. Ông đã kêu lên rằng, “đời này nhân nghĩa tựa vàng mười”. Cái xã hội mà ông đang sống cương thường đã đảo ngược, cảnh sống phân hoá rõ rệt, nhân tình thế thái đảo điên, “nhà ở đem bẻ làm củi, trâu cày đem giết thịt ăn, chỉ trông thấy cảnh tro bùn”, “giàu sang người đến dập dìu. Bần tiện ai kẻ trọng yêu”. Trong cái nghịch cảnh ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm càng thiết tha gìn giữ một kỷ cương, mong thiên hạ bình yên. Khát vọng này tuy chỉ là một mơ ước, nhưng nó lại đáp ứng với ước mơ của cả triệu người nông dân nghèo khổ. Ông khuyên vua chúa hãy vì dân, vì nước, nhưng lời khuyên ấy không thành hiện thực.

Lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường được thể hiện trong thơ văn. Yêu con người phải chống lại những gì làm hại con người, đó là tư tưởng đạo đức Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tư tưởng này là một bước phát triển mới về chủ nghĩa nhân đạo trong lịch sử văn hóa dân tộc. Đây là bước phát triển cả về chiều sâu và bề rộng. Nguyễn Bỉnh Khiêm thương người và tạo lập một triết lý mới: tố cáo  tin tưởng. Trong một bài văn rất nổi tiếng: Nhân tình thế thái. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tố cáo cái xã hội của ông: “Còn bạc còn tiền còn đệ tử.  Hết cơm hết gạo hết ông tôi”, dù vậy, ông vẫn tin tưởng xã hội trọng người chân thật và không ưa kẻ đãi bôi. Ông luôn tố cáo kẻ bạc ác, tố cáo sự bất công của xã hội coi trọng đồng tiền (Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bọn. Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền), đầy đọa con người nghèo khổ và tin tưởng ở sức mạnh của dân. Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ mong muốn xã hội trở lại một trật tự “coi dân là sức nước”, “dùng dân để kết mối vững bền”, thì mong muốn ấy cũng là ý tưởng đạo đức rất mới và rất lớn. Đó cũng chính là ý tưởng của thiên hạ và nguyện vọng ấy cũng là nguyện vọng  của muôn dân. Và do đó, ý tưởng đạo đức trong các tư tưởng của ông gắn với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

Có lẽ, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rằng, biện chứng của đạo đức không chỉ là lòng tin và sự tố cáo, mà hơn thế phải hành động, phải lao động, phải đấu tranh vì sự no ấm và bình yên. Trong xã hội loạn lạc, một mặt, ông khuyên mọi người hãy giữ mình, mặt khác phải tự  lo cho mình, đừng chờ đợi. Tự phấn đấu để đạt tới sự bình yên là tư tưởng đạo đức quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Các tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ gắn với cuộc sống xã hội mà còn gắn cả quan hệ của con người với thiên nhiên. Theo ông, chỉ có lao động, chỉ có phấn đấu mới xây dựng được cuộc sống gắn bó với tự nhiên. Phải lao động, phải phấn đấu con người mới được hưởng hạnh phúc trong tự nhiên. Ông luôn cầu mong cho mưa thuận gió hoà. Ông mong mỏi những vụ mùa bội thu, xóm thôn no đủ, thuyền về gối bến đông vui, chợ búa đi về tấp nập, trẻ chăn trâu ca hát, làng quê yên ả, tiếng sáo diều ngân vang khắp đồng quê, người già câu cá bên suối. Khát vọng thực sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nhà được sum họp, người người được hưởng hạnh phúc. Trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm, để có mối quan hệ thiên - nhân tương dữ thì mỗi người phải nỗ lực. Ông ca ngợi sự gắn bó của con người với tự nhiên, chứ không phải khuyên người ta ăn bám tự nhiên, ẩn nấp vào cái tự nhiên hoang dã đầy núi cao và rừng hiểm trở. Ông ngợi ca lao động và gợi mở cho mọi người đến với tự nhiên bởi ở đó, mọi người đều sẽ trở thành những con người bình đẳng và bình dị, ở đó mọi người đều lao động và sẽ đối xử tốt với nhau. Ở đó, dù là vua chúa hay người nông dân đều hít hơi thở khoáng đạt của tự nhiên, đều ngắm trăng lồng cổ thụ, đều thả hồn vào tám hướng tranh treo. Tự nhiên là của chung, là hồn của núi sông, con người sẽ thoả chí yêu quê hương đất nước mà không có lực lượng xã hội nào kìm trói được. Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn con người với tự nhiên có cội nguồn từ Đạo giáo. Đây là tư tưởng làm cho con người khi yêu thiên nhiên thì yêu nhau hơn.

Nhiều người cho rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trốn vào tự nhiên, đã ở ẩn trong tự nhiên, thực hiện triết lý nhàn trong tự nhiên. Đúng là trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết rất nhiều về chữ nhàn (An nhàn ngã thị địa trung tiên - an nhàn ta là tiên trên đời). Nhưng không một nhà nghiên cứu nào về Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm được sống an nhàn, thanh nhàn. Ông đã lao động đến say mê, đã trăn trở đến nhức nhối. Hầu như ngày nào ông cũng bận bịu. Ông lo cho muôn dân, ông gắng sức rèn luyện học trò. Văn phẩm của ông để lại cho đời hàng nghìn bài trong Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi là một minh chứng. Triết lý ông gửi vào muôn trùng sông núi và ăn sâu vào ý thức xã hội. Sao lại nói rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn hạ được? Trong bài tế Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Thời Trung đã viết rằng: “Tiên sinh không bao giờ mất, bóng thu dương sáng mãi … tiên sinh là núi Thái sơn. Đạo tiên sinh còn muôn thuở”. Sự thật thì tư tưởng nhàn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tư tưởng đạo đức khoan dung. Ông phấn đấu hết mình cho đời và không mong tranh chấp và đòi hỏi đền đáp. Con người hãy sống hoà mình vào tự nhiên, giữ lấy xích tử chi tâm, lấy lòng nhân, nghĩa mà sống.

Chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó chặt chẽ với ý tưởng khoan hoà của ông. Các nhà thơ lớn, các nhà tư tưởng xuất sắc ở phương Đông thường lấy thiên nhiên để thể hiện tình cảm cao thượng, phong cách ung dung tĩnh tại của mình. Lão Tử, Trang Tử  khuyên con người lấy chữ tâm, điều thiện mà hoà mình vào tự nhiên. Triết học của Lão Tử gắn với sự khoan dung, chất phác và hoà bình. Hoà nhập với thiên nhiên là hoà nhập với đất trời và khí thiêng sông núi, khát vọng của nhân dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người vừa theo quan điểm xích tử chi tâm của Đạo giáo vừa tòng “thi ngôn chí” của Nho giáo. Trong bài tựa cuốn Bạch Vân am thi tập, quan điểm thẩm mỹ và đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện rõ ý tưởng này. Ông “thích cái đẹp của sơn thuỷ, vui cái mỹ lệ của hoa, trúc, mượn sự việc mà tự thuật”. Thích cái đẹp của tự nhiên, gắn đạo đức người quân tử với cây tùng, cây bách là lý tưởng chung về cái thiện, cái mỹ. Lý tưởng này là cơ sở của một lòng khoan dung và nhân đạo vô hạn.

Chất người Nguyễn Bỉnh Khiêm, tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm toát lên một chủ nghĩa nhân văn sâu rộng. Nối kết các mâu thuẫn giằng xé, hướng sự vận động của các mâu thuẫn ấy đến đối thoại các giá trị, đó là biện chứng tích cực trong tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đất nước năm phe, bảy phái, phái nào cũng đến xin ý kiến ông. Nhân dân muôn ngàn thống khổ khác nhau, người nào cũng muốn được ông mách bảo. Để thực hiện được điều ấy, học rộng, tài cao không thể đủ mà phải có cả một tấm lòng bao la, hiểu đời không cùng, thương người vô hạn. Các hoạt động nhân đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cơ sở tập hợp các khuynh hướng đạo đức khác nhau ở thế kỷ XVI.

Người ta truyền tụng nhiều về các dự báo của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với thời cuộc. Người ta nhắc nhở các lời khuyên bảo đạo đức ngắn gọn đầy thuyết phục của ông về vận mệnh tương lai của một triều đại. Các lời “sấm truyền” của Trạng Trình quả thật đã mang một ý nghĩa về lý tưởng đạo đức và tồn tại qua nhiều thế kỷ trong dân gian.

Vì đâu mà một số tư tưởng quan trọng của Trạng Trình có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội ? Trước hết là lý tưởng đạo đức lâu dài của ông rồi đến sự thông tuệ của Trạng Trình đối với tri thức cao nhất mà phương Đông đã đạt được vào thế kỷ XVI. Sau nữa, cách nhìn sự vật và thời thế của ông không tĩnh tại. Ông coi thế gian luôn biến đổi “thoi nhật nguyệt đưa thoăn thoắt”. Nhìn sự vận động, sự phát triển trong các mối dây liên hệ, cùng với lý tưởng đạo đức và sự thông đạt tri thức thời đại; bằng mẫn cảm tuyệt vời, Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được lôgíc phát triển của sự vật. Ý tưởng về thiện - ác là cái trục chính xoay quanh các dự báo về một nền đạo đức lâu bền của ông.

Ông nhìn đời với vẻ ân ái. Ông tin rằng, cái thiện là khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Quy luật tất yếu là khi phát triển đến cùng, sự vật, hiện tượng sẽ chuyển sang một dạng mới. Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, đó là do “đạo trời lồng lộng chẳng hề sai”. Ý tưởng cái thiện thắng cái ác là một ý tưởng nhân văn cao đẹp. Tất cả các nhà văn hoá lớn ở phương Đông, tuy mỗi người mỗi vẻ nhưng không ai thiếu khát vọng về cái thiện và cái mỹ. Đó là các khát vọng chung để nhân loại gặp gỡ và hiểu biết nhau. Mỗi người đều sống cho tốt; mọi hoạt động sáng tạo đều lấy cái tốt làm điểm đạt tới thì xã hội sẽ tràn ngập tình yêu và ánh sáng, thiên hạ sẽ chung hưởng thái bình.

Trên cở sở doanh hư, cơ ngẫu, tiêu trưởng, lý số, phân tích xã hội trong sự vận động và nhìn thấu suốt tận cùng cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra thế đất, thế nước và biện chứng của một nền hoà bình bền vững dài lâu.

Trong các tư tưởng đạo đức của nhà văn hoá lớn Nguyễn Bỉnh Khiêm có một điều rất kỳ lạ, ông luôn lạc quan. Sống gần tròn một thế kỷ, gần một trăm năm đất nước loạn lạc, ông đầy lo toan nhưng không thấy ở ông có một dấu hiệu gì về sự “lẩn thẩn”, “lẩm cẩm”, “bi quan”. Tuy suy tư dữ dội nhưng ông không sầu muộn. Ông yêu đời, yêu người, yêu học trò, yêu làng xóm, quê hương, yêu đất nước và yêu nhân dân đến tận hơi thở cuối cùng. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương có chép rằng: “Lòng Trạng không một lúc nào quên đời”. Chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự nói rằng: “Ái ưu rực rực trăng in nước”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm rất yêu đời nhưng không phải ông là người vô lo. Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đau cho đời nhưng ông không than thân trách phận. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta thấy có tình yêu, nỗi đau nhưng lại tràn đầy niềm tin. Chính niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, tin nền hoà bình sẽ về với đất nước (Thái bình thiên tử, thái bình dân) mà nỗi đau, nỗi lo của ông không chứa đựng tình cảm bi quan; “tâm hồn buổi sáng như đuốc ngọc” và “Đạo Người muôn thưở tốt tươi”.

Vượt lên trên hết, giá trị tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử dân tộc là ông đã gắn tình cảm lạc quan với thế hệ trẻ. Tư tưởng về sự kế tục các thế hệ là tư tưởng đạo đức đặc sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỷ XVI, nhìn thấy mọi đổi thay của đất nước, mọi đau buồn của nhân dân, nhưng ông luôn lạc quan và tin tưởng. Ông viết rằng: “Chín mươi thời kể xuân đã muộn,/ Xuân ấy qua thời xuân khác tươi”. Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự trường xuân của mọi thế hệ là một tư tưởng đạo đức lớn gắn bó với toàn bộ khát vọng đạo đức chung của dân tộc. Ông không coi sự tiếp nối các thế hệ như đông tàn rồi xuân đến, như tre già rồi măng mọc. Ông cho rằng, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia như một mùa xuân mới tiếp nối một mùa xuân muộn. Cả cuộc đời ông đã làm hết sức cho lý tưởng này. Ông tin các tài năng trẻ sẽ nở rộ, “nghé đã mọc sừng thì nhất định sừng sẽ vượt qua tai”. Ông dầy công trao gửi cho thế hệ trẻ những tri thức, niềm khát khao cuộc sống. Tuổi trẻ  không phụ công ông, đã trở thành những Nguyễn Dữ, Nguyễn Quyện, Phùng Khắc Khoan danh tiếng, tiếp nối chí lớn của thầy, góp sức vào phấn đấu cho cái thiện thắng cái ác, cái đẹp thắng cái xấu.

 

8 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên đầu tư

    Thủ tướng đồng ý chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung ngân sách đầu tư giai đoạn 2021-2025.
    8 khu kinh tế cửa khẩu được chọn bao gồm: khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai), khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh); khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang. Như vậy, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đã không còn trong danh sách được tập trung đầu tư.
    Với các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư này, tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn cho 8 khu kinh tế cửa khẩu, ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 trong tổng số vốn ngân sách trung ương đã thông báo cho địa phương.
    Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các khu kinh tế cửa khẩu đến nay đã thu hút được trên 575 dự án trong và ngoài nước. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu đạt 28,9 tỷ USD, tăng 2,1 lần so với năm 2015. Trong đó, tại các khu kinh tế cửa khẩu giáp Trung Quốc đạt 24,8 tỷ USD, chiếm 85,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu của cả nước và chiếm 21,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Còn tại các khu kinh tế cửa khẩu giáp Lào và Campuchia, con số lần lượt là 1,1 tỷ USD và gần 3 tỷ USD.
    Đối với 9 khu kinh tế cửa khẩu được tập trung, ưu tiên đầu tư, số thu ngân sách năm 2019 đạt hơn 344 triệu USD, chiếm gần 70% tổng số thu ngân sách của toàn bộ 26 khu kinh tế cửa khẩu. Một số khu kinh tế cửa khẩu có mức thu đạt cao là Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.
    Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn các địa phương nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt của nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách để thu hút, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cùng tham gia xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội cho các khu kinh tế cửa khẩu.
    UBND các tỉnh, thành phố được giao xây dựng, chuẩn bị và thẩm định hồ sơ dự án, công trình đầu tư kết cấu hạ tầng của khu vực này phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn giai đoạn 2021 – 2025.
    Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bố trí nguồn ngân sách trung ương, địa phương trong phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là 8 vị trí này, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo tiến độ giải ngân.

Việt Nam bắt đầu thời kỳ dân số già từ 2026

Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2026, với số người trên 65 tuổi chiếm hơn 10%, theo Tổng cục Thống kê.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

VN-Index tăng mạnh nhất trong gần 5 tháng

 Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán giúp VN-Index tăng hơn 18 điểm, lên 1.064 điểm.

Khối lượng giao dịch có chiều hướng đi xuống trong tuần trước khiến nhiều nhóm phân tích dự đoán thị trường chứng khoán sắp điều chỉnh tại vùng kháng cự 1.050 điểm. Tuy nhiên, diễn biến ngày đầu tuần cho thấy điều ngược lại khi đà tăng vẫn vững vàng.

VN-Index dao động trong biên độ hẹp vào buổi sáng, sau đó nới dần khoảng cách so với tham chiếu và nhảy vọt lúc cuối phiên. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng hơn 18 điểm, đóng cửa tại 1.064 điểm. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất (tính theo giá trị tuyệt đối) từ cuối tháng 7 đến nay.

Diễn biến hai chỉ số chính trong phiên 14/12. Ảnh: VNDirect.

Diễn biến hai chỉ số chính trong phiên 14/12. Ảnh: VNDirect.

Sắc xanh bao trùm thị trường khi có đến 343 cổ phiếu tăng điểm, gấp hơn 3 lần cổ phiếu giảm. Nhóm ngành năng lượng, bất động sản, công nghiệp và tài chính có mức tăng trên 1,88%. Rổ VN30 cũng ghi nhận 28 mã đóng cửa trên tham chiếu, chỉ MSN đứng giá và SAB giảm nhẹ 0,3% xuống 204.000 đồng.

Theo thống kê của VNDirect, 9 trong số 10 cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số chung hôm nay thuộc rổ vốn hóa lớn. Trong đó, VCB và VIC dẫn đầu khi tích lũy thêm 2,8% và 2%, lần lượt lên vùng 108.900 đồng và 99.900 đồng.

Thanh khoản thị trường hôm nay đạt hơn 583 triệu đơn vị, tăng gần 120 triệu đơn vị so với phiên cuối tuần trước. Giá trị giao dịch vì thế cũng nhảy vọt lên 12.600 tỷ đồng, trong đó khớp lệnh hơn 10.400 tỷ đồng. Những cổ phiếu đứng đầu về thanh khoản là VRE, ITA, TCB, STB và POW. Cổ phiếu của Công ty Chứng khoán SSI hôm nay cũng tăng đột biến với 11,8 triệu đơn vị được sang tay, chốt phiên tại mức trần 25.150 đồng.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán MB cho rằng VN-Index có triển vọng mở rộng đà tăng để hướng đến vùng kháng cự 1.064-1.080 điểm trong tuần này. "Sự luân chuyển của dòng tiền ở các nhóm cổ phiếu dẫn dắt và ở các trụ là những dấu hiệu cho thấy thị trường mạnh. Bên cạnh đó, động thái mua ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài trong những tuần gần đây có thể được xem là động lực dành cho thị trường", chuyên gia MBS đánh giá.

Con đường có thể dài nhưng cứ đi rồi sẽ đến

    Có thể vất vả một lúc nhưng nó không phải là tất cả, trên hành trình ấy sẽ có rất nhiều điều hạnh phúc dành cho bạn.
    Thêm một lần cố gắng là thêm một lần trải nghiệm sống, thêm một bài học cho chính bạn. Hãy thêm vào đó một chút nỗ lực, một chút quyết tâm, thêm vào đó sự can trường của bạn, bạn sẽ đến được đích.
    Thế giới của chúng ta không giống nhau vì thế mọi nỗ lực sẽ khác nhau cho từng người. Khó khăn của người này có thể là thuận lợi cho người kia nhưng trên hết mọi khó khăn dành cho bạn đều là để bạn trưởng thành hơn, bạn lớn hơn và bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn.
    Hãy biết ơn những khó khăn đấy trên cuộc đời này, hãy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc sống của bạn. Ngừng đổ lỗi, ngừng than phiền, ngừng bao biện và hãy liên tục tiến lên

Những người có kỹ năng lắng nghe tốt và kém?

    Một điều khá điên rồ trong giao tiếp của xã hội là sức mạnh kỳ lạ của người nghe. Một bài hát sẽ không thể gọi là hay nếu như người nghe không nói rằng nó hay; thính giả đóng vai trò quyết định thành công của bản nhạc. Tuy nhiên, chúng ta thật ra cũng chẳng phải là những người biết lắng nghe một cách nghiêm túc cho tới khi nào đôi tai của chúng ta “được giáo dục”. Nếu chúng ta không nghiêm túc tập luyện thị hiếu âm thanh của mình, chúng ta có thể trở thành người tiêu thụ mù quáng bất cứ loại nhạc nào mà ngành công nghiệp âm nhạc đẩy cho chúng ta nhờ nguồn ngân sách quảng cáo khổng lồ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
    Cũng như trong âm nhạc, người biết lắng nghe thật sự quan trọng đối với kinh doanh. Một vài cuộc khảo sát cho thấy các nhà lãnh đạo trong kinh doanh về những kỹ năng mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở người mới thì hết 73% xếp kỹ năng nghe thuộc loại “cực kỳ quan trọng”. Trong khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghe tốt, kết quả chỉ là 19%.
    Các nghiên cứu khác trong vài thập niên vừa qua cho thấy các chủ doanh nghiệp không ngừng xếp kỹ năng lắng nghe vào hàng “top five” mà họ mong chờ ở nhân viên của mình. Lẽ tự nhiên, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò thiết yếu trong môi trường kinh doanh nơi mà một sự hiểu nhầm có thể đáng giá đến hàng ngàn hoặc hàng triệu đô, hoặc lắng nghe một khách hàng hoặc nhân viên có thể giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và gia tăng những nhân tố quyết định của doanh nghiệp.
    Những người có kỹ năng lắng nghe tốt và kém?
    Đâu là những đặc điểm của một người biết lắng nghe và người không biết lắng nghe? Một nghiên cứu trên 900 sinh viên và học viên quân sự từ 17 đến 70 tuổi những năm cuối thập niên 90 cho thấy những đặc điểm của người có khả năng lắng nghe tốt và kém, được liệt kê sau đây (theo thứ tự của tầm quan trọng).
    1. Người biết lắng nghe:
- Sử dụng giao tiếp bằng mắt hợp lý.
- Chú ý đến những biểu hiện bằng lời và không lời của người nói.
- Kiên nhẫn và không ngắt lời người nói (chờ cho đến khi người nói dứt lời).
- Có sự phản hồi, thông qua biểu hiện bằng lời và không lời.
- Đặt câu hỏi bằng giọng điệu không mang tính đe dọa.
- Tóm tắt hoặc diễn đạt lại ý của người nói.
- Cung cấp những thông tin phản hồi mang tính xây dựng.
- Có sự đồng cảm (hiểu được ý của người nói).
- Thể hiện sự thích thú đối với người nói bằng cảm xúc chân thật
- Thể hiện thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe.
- Không chỉ trích, mà cũng không nhận xét gì.
- Cởi mở.
    2. Người không biết lắng nghe:
- Ngắt lời người nói (không kiên nhẫn).
- Không giao tiếp bằng mắt (mắt nhìn quanh quất).
- Lo ra và không chú ý đến người nói.
- Không có hứng thú đối với người nói (không quan tâm; ngồi mơ màng).
- Không có hoặc có rất ít thông tin phản hồi (bằng lời hoặc không lời).
- Luôn thay đổi đề tài.
- Luôn phê bình.
- Suy nghĩ khép kín.
- Nói quá nhiều.
- Thường xuyên bận tâm về việc riêng.
- Đưa ra những lời khuyên không được mong đợi.
- Quá bận rộn nên không thể lắng nghe.
- Các nghiên cứu tương tự trong hơn hai thập niên vừa qua bởi 500 chuyên viên huấn luyện của Fortune và các nhà tư vấn kinh doanh cũng cho ra kết quả tương tự.
    HÃY CHỦ ĐỘNG:
    Trên bước đường thăng tiến sự nghiệp, kỹ năng lắng nghe của bạn cần cải thiện. Nhân viên làm việc theo giờ chỉ dành 30% thời gian của họ để lắng nghe, trong khi trưởng phòng dành 60% còn giám đốc điều hành thì cần 75% hoặc hơn thế. Liệu kỹ năng lắng nghe hiệu quả có mang lại thăng tiến hay họ tăng cường lắng nghe bởi họ phải làm thế? Có thể là do cả hai nguyên nhân. Lẽ thiết yếu, để thành công hơn bạn cần phải lắng nghe tốt hơn. Lắng nghe tốt hơn cũng là lắng nghe một cách chủ động.
    Để trở thành người chủ động lắng nghe, bạn phải bắt đầu từ nhận thức. Khi nào người khác trở nên giận dữ với bạn bởi giao tiếp kém? Khi nào bạn gặp trở ngại trong giao tiếp? Những lần ấy bạn lắng nghe như thế nào? Cần phải có quyết tâm nhưng hãy hỏi người khác xem bạn có thể làm được gì để lắng nghe tốt hơn. Người khác nhìn thấy lỗi của chúng ta tốt hơn là bản thân chúng ta tự làm điều đó.
    LẮNG NGHE HIỆU QUẢ:
    Để lắng nghe một cách thành công, bạn cũng cần phải tin rằng lắng nghe cũng là một thế mạnh. Do xã hội của chúng ta quá chú trọng vào kỹ năng nói khi kết bạn và tác động lên người khác, người biết lắng nghe có thể lẳng lặng tác động ngược lại một cách mạnh mẽ. Bạn cũng nên nhớ rằng người nói có ít quyền lực nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự khôn ngoan và cố sức thuyết phục nhưng người nghe thì biến những gì họ nghe thấy trở nên có ý nghĩa – họ đưa ra quyết định hành động cuối cùng dựa trên những gì họ nghe được.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

TRIẾT LÝ VIÊN KẸO

    Hàng xóm của bạn có một đứa bé kháu khỉnh đáng yêu, bạn thấy quý nó vô cùng. Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều đó rất tự nguyện, thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.
Rồi một ngày kia, bạn gặp chút mệt mỏi và quên bẵng mất mình đã hết kẹo mà chưa đi mua. Gặp đứa bé trên đường đi làm về, bạn xoa đầu nó và bảo: “Chú hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy thái độ của nó lập tức thay đổi. Nó thờ ơ, lạnh lùng gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi nói với mọi người rằng bạn không còn tốt với nó nữa
    Bài học rút ra: khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.
    Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai cũng xứng đáng để nhận. Hãy biết chọn lựa để bản thân không phải hối tiếc những gì bạn đã “cho đi”. Có thể bạn cần cân nhắc lại về việc “cho đi” đối với những người thật sự xứng đáng hơn.



Địa điểm chiến thắng Xương Giang

 Địa điểm chiến thắng Xương Giang thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ XV (1407).Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ở những nơi xung yếu để phòng thủ. Xương Giang khi đó trở thành thành lũy kiên cố, án ngữ trên con đường dịch trạm từ Quảng Tây (Trung Quốc) nối với Đông Quan (Hà Nội ngày nay).

Lễ hội Xương Giang
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Xương Giang gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của chủ tướng Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi cùng các vị tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy tham gia trận đánh Xương Giang tạo nên chiến công lừng lẫy. Nơi đây đã diễn ra trận công thành của Nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hàng vạn quân Minh. Thực hiện chủ chương “vây thành diệt viện”, từ cuối năm 1426 Nghĩa quân Lam Sơn đã cho vây hãm thành, quyết tâm hạ thành trước khi viện binh của địch kéo sang. Nghĩa quân Lam Sơn đã cho đào hầm từ ngoài vào trong rồi tiến hành nội công ngoại kích. Sau hơn 9 tháng chiến đấu, thành Xương Giang đã bị hạ. Chiến thắng Xương Giang là điển hình của nghệ thuật quân sự “lấy ít thắng nhiều, lấy yếu đánh mạnh”. Là biểu tượng của sức mạnh tinh thần và ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Xương Giang là niềm tự hào của quân và dân cả nước, góp phần chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với Đại Việt. Mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước vinh quang của dân tộc ta. Cũng từ chiến thắng ấy Vua Lê Lợi lập nên một triều đại mới, triều đại hậu Lê, đổi tên đất nước Đại Việt.
Để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước. Năm 2012 UBND tỉnh Bắc Giang đã cho xây dựng ngôi Đền Xương Giang mới trên nền Thành cổ Xương Giang xưa. Khu di tích được xây dựng trên tổng diện tích 10ha gồm các hạng mục chính như: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, hữu vu; Lầu chuông, lầu trống; Sân chính; Tòa tiền tế, tòa thiêu hương, Tòa chính cung.Đến đầu năm 2017, công trình được hoàn thành và đi vào đón khách đúng dịp kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử mang đậm tính nhân văn, là nơi để thế hệ hôm nay và mai mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước”.
Trung tâm quần thể di tích là công trình Đền Xương Giang có tổng diện tích 1,3ha. Phía trước ngôi đền là cổng tam quan với 3 lối đi chính rồi đến nghi môn và bình phong. Nghi môn được xây dựng theo lối tứ trụ kình thiên, uy nghi trầm mặc giữa đất trời. Phía bên trái sân là tả vu và lầu chuông, phía bên phải sân là hữu vu và lầu trống. Qua nghi môn là sân hội lớn lát đá vuông. Ngoài ra còn có các hạng mục như: Nhà trưng bày và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật, khuôn viên văn hóa…
Đền Xương Giang, gồm có 3 tòa chính gồm: Tòa Tiền tế, Thiêu hương và Chính cung. Khu vực tòa Tiền Tế là nơi vào các dịp lễ, ngày tế, ngày hội, quan viên ban tế nhà đền là lễ tế các anh hùng nghĩa sĩ của Nghĩa quân Lam Sơn. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa đá và gỗ hài hòa, ăn khớp với nhau. Nơi đây còn lưu giữ di vật vô cùng quý giá đó là 1 viên gạch từ thế kỷ XV hiện được đặt trong tòa đền chính được lấy về từ đền Lam Kinh - Kinh đô đầu tiên của nhà Lê sau khi thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Việt. Tiếp đến là Tòa Thiêu Hương nơi đây có đặt 1 đỉnh đồng cỡ lớn mang ý nghĩa thần khí linh thông, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự. Mặt trước của Đỉnh Đồng có khắc 3 di sản văn hóa của miền đất Bắc Giang: Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm cổ tự và Mộc bản Kinh phật – di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt sau của Đỉnh Đồng khắc lên toàn cảnh Lễ hội Xương Giang; Tòa Chính Cung có 3 gian thờ chính. Ban thờ Hoàng đế Lê Lợi đặt ở giữa gian. Tiếp theo là hai gian ban thờ chia hai bên tả, hữu gian giữa. Ban thờ thờ 17 vị tướng lĩnh tham gia trực tiếp vào trận đánh Xương Giang năm 1427 và 17 vị tướng. Kế đó là ban thờ tiền quân và hậu quân Nghĩa quân Lam Sơn trong trận quyết chiến năm 1427.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang cho đại diện lãnh đạo ngành văn hóa và TP Bắc Giang.
Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6-7 tháng Giêng. Lễ hội Xương Giang là một lễ hội lớn của thành phố Bắc Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung, thu hút đông đảo khách thập phương dự. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ đặc sắc và các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh đu, kéo co, vật....Trước ngày khai hội, tối mồng 5 tháng Giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội…
Hiện nay địa điểm chiến thắng Xương Giang đã trở thành điểm du lịch tâm linh quen thuộc cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu. Đồng thời công trình còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho học sinh sinh viên về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.Với giá trị lịch sử tiêu biểu, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng Địa điểm Chiến thắng Xương Giang là di tích quốc gia đặc biệt./. 

DU LỊCH TÂM LINH QUA CÁC NGÔI ĐỀN THỜ THÁNH MẪU Ở ĐÔI BỜ SÔNG THƯƠNG

 Sông Thương gắn với người dân Bắc Giang từ ngàn đời. Đó là hình ảnh, một phần vóc dáng của hồn quê xứ sở. Dòng Sông với vai trò chuyển tải các thông điệp văn hoá văn minh, từng diễn ra biết bao trận đánh ác liệt của quân và dân Bắc Giang ngăn chặn bước tiến của quân thù để làm tròn xứ mệnh bảo vệ vững chắc cho Kinh thành Thăng Long. Từ thượng nguồn đến hạ nguồn, dọc ven đôi bờ Sông Thương thơ mộng có nhiều ngôi đền được nhân dân xây dựng để tôn thờ, ghi nhớ chiến công của những bậc anh hùng, hào kiệt, xả thân vì quê hương đất nước. Trong đó có không ít những ngôi đền thờ các bậc liệt nữ đã anh dũng hy sinh vì dân tộc. Họ đã sống trong lòng nhân dân, được nhân dân tôn thờ và phong là các bậc Thánh Mẫu. Đi dọc đôi bờ sông Thương thăm các ngôi đền thờ Thánh Mẫu sẽ là trải nghiệm thú vị mới cho du khách khi đến Bắc Giang.

Thời gian phủ lên những lớp văn hoá dân gian nhưng không làm mờ đi hình ảnh chiến công ban đầu của các vị liệt nữ đã hy sinh vì quê hương đất nước. Tiêu biểu như: Nữ tướng Thánh Thiên với huyền thoại người con gái Bến Ngọc. Hai nàng Bảo Nương- Ngọc Nương dùng mỹ nhân kế đánh chìm thuyền giặc, rồi những Nguyệt Nga công chúa, Quỳnh Hoa, Quế Hoa, Thiều Dương công chúa, Thánh Cô Trương Đạm Nương….. 
Đền Nguyệt Hồ. Ảnh sưu tầm
Từ thượng nguồn Sông Thương thăm đền Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ, (Yên Thế) thờ Nguyệt Nga công chúa, dân gian gọi là chúa Nguyệt Hồ. Truyền tích là con gái Thánh Cao Sơn thời Hùng Duệ Vương có công đánh đuổi Thục Phán. Lễ hội tổ chức ngày 15 tháng 2 Âm lịch. Đây là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng gắn liền với tục thờ chúa Nguyệt Hồ mà điểm nhấn là nghi lễ hát trầu văn hầu Thánh dịp đầu xuân. Trong ngày lệ chính, nhân dân vùng Bo rước kiệu từ đình Bố Hạ về đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau khi tế lễ tại đền Trung lại rước kiệu về đền Nguyệt Hồ. Tại đây phần tế lễ chúa Nguyệt Hồ được tiến hành với những nghi thức độc đáo như lễ dâng văn chúa Nguyệt Hồ. Bài văn cúng dâng chúa Nguyệt Hồ được thể hiện qua hình thức hát văn.
Ngã ba sông Sỏi thuộc văn hoá vùng Bo, xã Bố Hạ thăm đền Bến Nhãn nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và thờ đức Thánh Trần. Thượng nguồn sông Sỏi nơi vào chốn cửa rừng Xuân Lương- Canh Nậu có đền Cầu Khoai thờ hai Thánh nữ, Quỳnh Hoa, Quế Hoa dân gian vẫn gọi là Cô Bơ –Cầu Khoai hay đền hai Cô. Hai Thánh nữ là con gái của Tiến sỹ Đàm Thận Huy, một vị trung thần tiết nghĩa triều Lê từng được phong Thượng đẳng phúc thần, đã có công lớn trong việc phò vua giúp nước. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 23 tháng Giêng với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Xuôi dòng sông Thương, địa phận làng Phúc Mãn, xã Xuân Hương (Lạng Giang) thăm đền Từ Mận, nơi thờ chính Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh, con gái thứ tám của vua Lê Thánh Tông kết duyên cùng Hoa Phong Hầu Phạm Đức Hoá. Bên cầu Sông Thương, thành phố Bắc Giang, thăm đền Đa Mai nơi thờ Bảo Nương, Ngọc Nương là hai vị liệt nữ thời Trần dùng kế mỹ nhân giết giặc, anh dũng hy sinh tại bến sông này. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 10 tháng 2 Âm lịch. Dân làng tề tựu đông đủ ở đình, “trống giong cờ mở” rước kiệu, bài vị, rước cỗ ra đền làm lễ tế. Lễ hội có rước thuyền, mái chèo và tục đua thuyền trên bến Sông Thương, biểu tượng cách đánh trận của đội quân thuỷ chiến năm xưa do hai nữ tướng chỉ huy.
Bên ngòi Đa Mai thuộc bến Ngọc, đoạn chi lưu của dòng Sông Thương, xã Tân Mỹ (thành phố Bắc Giang) có đền Ngọc Lâm, thờ Thánh Thiên công chúa, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc Hán rồi hoá thân tại bến Ngọc. Lễ hội hàng năm tổ chức ngày 12 tháng 2 Âm lịch với nhiều nghi lễ theo phong tục truyền thống. Về với lễ hội để tưởng nhớ tri ân hình ảnh người con gái Bến Ngọc, dám hy sinh thân mình vì dân vì nước.
Theo cửa ngòi Song Khê đoạn ngã ba Cống Bún tới làng Ảm, xã Tiền Phong (Yên Dũng) thăm Xa Lâu Điện thờ Thiều Dương công chúa Lê Thị Ngọc Khanh, dân gian quen gọi là miếu Vua Bà. Ven bờ Sông Thương thuộc làng Chỗ, xã Hương Gián có đền Từ Co nơi tôn thờ Ngọ Tiên Nương và hai người con là Hoàng Thái tử Đô Thống đại vương và Hoàng Thứ tử Lục Lang đại vương.

Xuôi xuống xã Lãng Sơn (Yên Dũng), bên bờ Bắc Sông Thương có đền Đà Hy với tục thờ Mẫu Thoải, hiện thân của Huệ Nương, đức Mẫu của đức Thánh Trần Tuấn Sơn, một vị tướng đã âm phù cho quân thần nhà Trần phá giặc Nguyên- Mông thế kỷ XIII. Theo thông lệ hàng năm vào ngày 3/3 Âm lịch ngày tiệc Mẫu, nhân dân khắp nơi lại về lễ Mẫu dự hội và tham gia các trò chơi dân gian theo phong tục sự lệ truyền thống. Các nghi thức rước kiệu Thánh, rước nước bằng thuyền rồng và cảnh diễn trận thuỷ chiến trên sông được nhân dân địa phương tái hiện lại trong lễ hội với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Hạ nguồn Sông Thương đoạn ngã ba Phượng Nhãn, nơi hợp lưu sông Lục Nam, sông Thương thăm đền Phượng Nhãn, xã Trí Yên (Yên Dũng) thờ Trương Đạm Nương, dân gian gọi Thánh Cô Tam Giang, em gái của đức Thánh Tam Giang. Hội lệ tổ chức ngày 10 tháng 4 Âm lịch với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian truyền thống.
Thăm các ngôi đền thờ Thánh Mẫu đôi bờ sông Thương sẽ được ôn lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Hình ảnh Thánh Mẫu (nguyên mẫu bà Mẹ xứ sở) là hoá thân của các vị liệt nữ đã anh dũng hy sinh vì dân vì nước trên dòng sông quê nhà luôn được tôn thờ theo phong tục truyền thống của người dân Bắc Giang./. 

Bắc Giang tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa: Huy động nguồn lực, phát huy giá trị

 Nhằm giữ gìn những giá trị lịch sử và văn hóa qua hệ thống di tích, thời gian qua, chính quyền, ngành chức năng các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư, tu bổ di tích bằng nhiều nguồn lực. Nhiều công trình sau khi tu bổ, tôn tạo trở thành sản phẩm du lịch, văn hóa hấp dẫn khách tham quan.


.Khu Di tích Quốc gia đặc biệt “Địa điểm Chiến thắng Xương Giang” (TP Bắc Giang) 
Giữ gìn di sản
 Chúng tôi có mặt tại Khu Di tích quốc gia mộ và đền thờ Hán quận công Thân Công Tài, thôn Như Thiết, xã Hồng Thái (Việt Yên) đúng dịp công trình đang được đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục tu bổ cuối cùng. Cuối năm 2019, dự án tu bổ mộ và đền thờ Hán quận công Thân Công Tài được triển khai từ nguồn ngân sách địa phương trị giá hơn 31 tỷ đồng. Công trình gồm đền, mộ, thủy đình, cổng tam quan, nhà sắp lễ. 
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, trước khi tu bổ, khu di tích là ngôi đền nhỏ xuống cấp rộng chừng 20m2 và ngôi mộ nhỏ, nay mở rộng lên gần 4.500m2. Để có được quỹ đất này, hơn 20 hộ dân trong thôn đã đồng thuận phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, nhiều gia đình đăng ký công đức tiền, hiện vật sau khi công trình hoàn thành. Hàng trăm con em quê hương sinh sống ở trong và ngoài xã cũng sẵn sàng ủng hộ để hoàn thiện công trình. Di tích quốc gia mộ và đền thờ Hán quận công Thân Công Tài được huyện Việt Yên xác định là một trong những điểm nhấn du lịch tâm linh của huyện cùng với di tích chùa Bổ Đà, đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 700 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 100 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”, toàn tỉnh có gần 500 di tích được tu bổ với tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 700 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 100 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh. Các di tích được xếp hạng đều có giá trị về lịch sử, văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch. Trước thực trạng nhiều di tích xuống cấp, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành, tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm tới việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”, toàn tỉnh có gần 500 di tích được tu bổ với tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Ông Nguyễn Văn Luyện, Trưởng Phòng tu bổ, tôn tạo di tích, Bảo tàng tỉnh cho biết, hoạt động tu bổ di tích tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Việc thẩm định về chuyên môn đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn kinh phí của nhà nước bảo đảm chặt chẽ, chất lượng thi công tu bổ cơ bản đạt yêu cầu về mặt khoa học, bảo đảm tính nguyên gốc của di tích.

Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, nhiều địa phương đã huy động được nguồn xã hội hóa rất lớn để xây dựng, trùng tu, bảo tồn các di tích gắn với phát triển du lịch. Đơn cử như Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) khánh thành cuối năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Công trình hoàn thành góp phần gìn giữ, bảo quản và phát huy tốt hơn giá trị di sản mộc bản gắn với phát triển du lịch; đền Hạ, Nhà hát văn thuộc Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) trị giá hơn 20 tỷ đồng; hệ thống đền tại Khu Du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Phát huy giá trị lâu dài

Có thể thấy, mỗi di tích đều kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, ghi đậm dấu ấn kiến trúc, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông. Việc tu bổ, tôn tạo di tích không chỉ có giá trị trước mắt phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, du khách thập phương mà còn có giá trị lâu dài, đặc biệt là gắn với phát triển du lịch. Ví như Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Tân Yên), Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), suối Mỡ (Lục Nam), Địa điểm chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang), các công trình tôn giáo tín ngưỡng ở sườn Tây Yên Tử trong những năm gần đây thu hút nhiều du khách, trở thành những tour du lịch trọng điểm của tỉnh.

Được biết, từ năm 2019 trở về trước, kinh phí hỗ trợ đối với tu bổ các di tích xếp hạng của UBND tỉnh khoảng 2 tỷ đồng/năm (trung bình mỗi di tích được hỗ trở từ 50-70 triệu đồng). Theo kế hoạch hỗ trợ tu bổ di tích lịch sử, văn hóa, giai đoạn 2020-2025, tỉnh hỗ trợ tu bổ khoảng 200 di tích đã được xếp hạng các cấp. Theo đó, mỗi di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, hỗ trợ 50% tổng mức kinh phí tu bổ (không quá 1,5 tỷ đồng), cấp quốc gia 50% (không quá 1 tỷ đồng), cấp tỉnh 30% (không quá 500 triệu đồng). Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, với mức hỗ trợ như vậy đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của tỉnh. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng, lợi thế các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch thì việc huy động xã hội hóa, tăng thêm nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong chiến lược phát triển du lịch, tỉnh Bắc Giang xác định văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch lợi thế của tỉnh cần tiếp tục được khai thác, phát huy. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian tới, Sở tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp huy động các nguồn lực tôn tạo, tu bổ di tích gắn với phát triển du lịch thông qua ban hành các chương trình, đề án, cơ chế chính sách. Trong tháng 10 năm nay, UBND tỉnh sẽ ban hành Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2030”.

Theo đó, toàn tỉnh sẽ có khoảng 300-400 di tích lịch sử, văn hóa được tu bổ, tôn tạo, phục hồi. Cùng đó, Sở tích cực phối hợp với chính quyền, ngành chức năng các địa phương giới thiệu, quảng bá về giá trị di tích để người dân, du khách, cộng đồng, doanh nghiệp hiểu, trân trọng, đóng góp kinh phí, công đức để tu bổ, tôn tạo, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Làm tốt công tác quảng bá về giá trị di sản để thu hút du khách, tạo sinh kế cho người dân, đem lại nguồn thu từ các dịch vụ du lịch.

Ai có về cổ tự Bổ Đà

 Trong hành hành trình về thăm vùng đất Kinh Bắc xưa, có một ngôi chùa mà du khách không thể không ghé thăm đó là đại danh lam cổ tự Bổ Đà - nơi đây từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế. Ngôi chùa nằm cách Hà Nội khoảng 40 km về hướng Bắc. Chùa Bổ Đà hay còn được gọi tắt là chùa Bổ, xưa còn có tên gọi là Quan Âm tự nằm trên lưng chừng núi Bổ Đà thuộc phía bờ Bắc sông Cầu, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Toàn cảnh chùa Bổ Đà. Ảnh Xuân Khương
Tương truyền chùa Bổ Đà được xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) và được trùng tu, mở mang xây dựng vào năm 1720 (thế kỷ XVIII). Chùa thờ Phật theo thiền phái Lâm Tế, phối thờ Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và các vị tiên thánh (Khổng Tử; Lão Tử; Thạch Linh Thần Tướng). Khu di tích chùa Bổ Đà có diện tích khoảng 51.784m2, đây là một quần thể di tích lớn với nhiều hạng mục công trình, trong đó có 4 hạng mục chính (chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, khu vườn tháp)mà du khách khi đến đây sẽ được chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu kho báu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú đa dạng của ngôi chùa. Năm 2016, chùa Bổ Đà đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

1. Chùa Tứ Ân - Công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc:
 Ngôi chùa mang dáng vẻ trầm mặc cổ kính, kiến trúc riêng biệt, không lẫn với bất cứ công trình tôn giáo, tín ngưỡng nào. Chùa được đặt tên Tứ Ân với hàm nghĩa Phật tử báo đáp 4 ơn nghĩa: ơn trời đất, ơn Tổ quốc, ơn cha mẹ và ơn thầy. Chùa có bố cục kiến trúc theo kiểu nội thông ngoại bế tạo bởi 18 tòa ngang, dãy dọc với tổng số gần 100 gian được liên kết liên hoàn gồm : nhà bếp, nhà Tạo soạn, nhà Tổ, nhà Tiền tế, nhà in kinh, nhà Trai, nhà Pháp, toà Tam bảo, nhà Khách, nhà Ga, nhà Gạo…Ngôichùa gồm hai lớp cổng,cổng thứ nhất cách cổng thứ hai 27 mét, được xây theo kiến trúc mang dáng dấp gác chuông thời Nguyễn. Đường từ cổng chùa vào đến Tam Bảo dài 45 mét, rộng 3,2 mét, được lát bằng những phiến đá muối có kích thước to, nhỏ khác nhau. Bao bọc xung quanh chùa Tứ Ân là hệ thống tường trình bằng đất cao từ 1,8m đến 3 mét, có tuổi đời khoảng 300 năm. Trong chùa còn lưu giữ 39 pho tượng Phật thời Lê - Nguyễn, ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa như tượng Thạch Linh Thần Tướng, tượng Lão Tử, Khổng Tử, thể hiện rõ dấu ấn tam giáo đồng nguyên. Đây là một trong những điểm khác biệt trong thờ tự của chùa Bổ Đà với các ngôi chùa khác trong cả nước. Với chức năng là nơi đào luyện tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế đến nay chùa Tứ Ân còn lưu giữ được gần 2000 mộc bản kinh Phật cổ bằng gỗ thị được san khắc từ năm 1740 và nhiều đời cao tăng sau này. Bộ mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà đã nhận được những danh hiệu là bộ mộc bản kinh phật khắc bằng gỗ thị cổ nhất Việt Nam năm 2016; được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017. 

2. Khu vườn tháp lớn nhất Việt Nam:
Có diện tích gần 8000m2, với hơn 100 ngôi tháp, là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của hơn 1200 nhà sư tu hành của dòng thiền Lâm Tế. Phần lớn các toà tháp được xây dựng dưới thời hậu Lê (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Vườn tháp được chia làm 2 khu: khu trên là nơi lưu giữ tro cốt xá lỵ của sư tăng (trên đỉnh tháp có trang trí hình bình cam lộ), khu dưới là nơi lưu giữ tro cốt xá lỵ của sư ni (trên đỉnh tháp có trang trí hình bông sen). Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc (theo triết lý của nhà Phật đó là hướng trí tuệ, giải thoát).Tháp thường đặt ít nhất 4-5 xá lị, có tháp đặt tới 26 xá lị và chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp. Năm 2016, Vườn tháp chùa Bổ Đà được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam.

Vườn tháp chùa Bổ Đà - Ảnh Xuân Khương
3. Chùa Cao(hay chùa Quán Âm)- Nơi lưu truyền " tích cầu con": 
Chùa tọa lạc trên núi Phượng Hoàng,nơi đây còn lưu truyền về “tích cầu con”. Ngôi chùa được bắt nguồn bằng truyền thuyết có một ông tiều phu tốt bụng nhưng đến 40 tuổi rồi vẫn chưa có con. Một hôm tiều phu vác rìu đi đốn gỗ thì gặp một gốc thông già. Người tiều phu dùng búa đốn gốc thông. Điều kỳ diệu đã xuất hiện tại đây. Mỗi nhát bổ, người tiều phu lại niệm “Quan thế âm Phật”. Mỗi câu niệm một đồng tiền rơi ra. Sau đó, ông nhặt được 32 đồng tiền, lấy làm lạ, ông tìm gặp một cao tăng. Được cao tăng nói đây là 32 điều ứng trong Phật Pháp. Tiều phu mong ước có 1 đứa con và sẽ lập miếu thờ nếu điều mong ước thành sự thật. Sau đó, vợ người tiều phu sinh được một người con trai, ông dựng lên một ngôi chùa nhỏ tại gốc cây thông già, mái chùa lợp gianh và tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ. Câu chuyện lan truyền, nhiều người qua lại cúng bái và cầu nguyện đều thấy linh nghiệm. Từ đó ngôi chùa trở nên nổi tiếng, thành điểm đến tâm linh của nhân dân quanh vùng. Chùa được gọi là chùa Cao, chùa Quán Âm. Dân gian còn gọi bằng cái tên gần gũi chùa Ông Bổ hay chùa Bổ Đà.Chùa Cao có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm toà Tiền đường 1 gian và tòa Thượng điện 1 gian. Tường chình bằng đất, phủ vữa vôi mật, mái lợp ngói mũi. Trong tòa thượng điện có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có từ rất lâu đời, đây là bức tượng cổ nhất trong quần thể thắng tích chùa Bổ Đà, được tạo tác sau khi xây dựng chùa Quán Âm (chùa Cao) - khoảng thế kỷ XVII-XVIII.

4. Am Tam Đức - Nơi giáo dục trí, đức:
Được xây dựng cùng thời gian với chùa Tứ Ân khoảng từ năm 1740 đến năm 1786. Am Tam Đức nghĩa là mong ước người tu hành tại đây sẽ được thông tuệ 3 đức tính: Trí đức, đoạn đức và ân đức.Trí đức có nghĩa là, người tu hành cần phải dùng trí tuệ quán sát các pháp. Nhờ quán sát như thế, người tu hành mới tìm ra con đường giải thoát kiếp luân hồi. Đoạn đức là chỉ cho đoạn dứt hết các thứ vô minh phiền não. Ân Đức là do nguyện lực của Phật và Bồ tát luôn luôn cứu độ chúng sinh. Người có ân đức là người luôn có tâm hồn rộng lượng bao dung tha thứ và làm lợi ích cho muôn loài. Am Tam Đức hiện nay là công trình mới được trùng tu, tôn tạovào năm 2010, có bình đồ kiến trúc theo kiểu chữ nhất gồm 5 gian, trong đó 3 gian giữa được xây kiểu chồng diêm 2 tầng. Đây là nơi thờ Phạm Kim Hưng (Như Thị) , vị sư trụ trì có công mở mang xây dựng am vào thế kỉ 18.

5. Ao Miếu - Nơi thờ Thạch Linh Thần: 
Thạch linh thần Tướng hày còn được gọi là Thạch tướng quân, khu thờ chính tập trung tại quần thể đá thiêng thuộc khu vực Ao Miếu, thôn Hạ Lát. Tại đây nổi lên các khối đá lớn nằm xen cài lên nhau giữa một ao nhỏ mang tên “Thạch Long”. Tương truyền ngày xưa trong vùng có vợ chồng trưởng giả tên Nguyễn Hiền nhưng hiếm muộn con. Nơi ông ở có một bàn đá lớn. Một hôm ông ra bàn đá nhìn thấy một con rắn hoa dài khoảng 10 trượng, vây đủ màu sắc, nhìn thấy người con rắn trườn xuống nước. Không lâu sau, mẹ đá sinh được một cậu con trai. Thấy lạ, vị trưởng giả liền chạy ôm đứa con mang về nhà nuôi và đặt tên là Thần tướng. Năm lên 10 tuổi cậu bé cao tầm 10 trượng, sức đủ lay non lấp biển. Lúc đó giặc Man trong vùng nổi lên, cậu xin vua đi dẹp giặc. Khi giặc tan, cậu trở về dãy núi Phượng Hoàng và bay lên trời. Nhân dân trong vùng tưởng nhớ công lao của cậu nên đã lập đền thờ tại đây.

6. Lễ hội Bổ Đà - Đặc sắc miền Quan họ:
Hằng năm 16 đến 18 tháng hai Âm lịch, chính quyền và nhân dân trong vùng long trọng tổ chức lễ hội Bổ Đà . Trung tâm của lễ hội là đền Trung ở sườn Nam, đền Thượng trên đỉnh núi, chùa Quan Âm phía Bắc và chùa Tứ Ân ở chân núi Phượng Hoàng…Lễ hội diễn ra trong không gian văn hóa đặc trưng của vùng Kinh Bắc, đặc biệt bên cạnh các trò chơi dân gian truyền thống lễ hội chùa Bổ Đà hằng năm thường gắn liền với hội thi hát quan họ nhân dịp đầu xuân đã và đang trở thành nơi gặp gỡ giao lưu của các liền anh liền chị và những người yêu mến làn điệu dân ca trữ tình này, đồng thời làm sống lại không gian sinh hoạt văn hóa của một di sản thế giới. Đến với Bổ Đà, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn được thưởng thức những canh hát quan họ thâu đêm, thả hồn mình trong những làn điệu quan họ trữ tình say đắm lòng người. 

Theo dòng chảy của thời gian, những dấu xưa tích cũ vẫn còn hiện hữu trên ngôi chùa Bổ Đà, về thăm Bổ Đà trong không gian tĩnh lặng du khách sẽ cảm nhận một không gian rất riêng, rất đặc biệt mà hiếm nơi nào có được từ những mảng tường trình rêu phong cổ kính, từ ngôi chùa cổTứÂn lạc bước không biết lối ra, từ huyền thoại về tích cầu con, từ những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của các liền anh, liền chị quan họ...Có lẽ nơi đây sẽ còn để lại nhiều ấn tượng và hoài niệm cho du khách mỗi khi có dịp đặt chân tới ngôi chùa rất linh thiêng và giàu tính huyền thoại này.