Nhiều khu đất rộng hàng chục nghìn mét vuông nằm trên đại lộ Lê Nin, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi... hiện bỏ hoang gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.
Tại phường Vinh Tân, dự án khu đô thị dầu khí Nghệ An, diện tích 147.660 m2, nằm ở phía bờ nam sông Vinh, bị dừng hồi tháng 3/2024 do chậm tiến độ, đến nay đang bỏ hoang chờ nhà đầu tư mới.
Dự án được phê duyệt năm 2010, quy hoạch 4 phân khu chức năng chính gồm nhà liền kề, biệt thự, tái định cư, khu dịch vụ thương mại, chung cư cao tầng, trường mầm non, nhà văn hóa, bãi đỗ xe công cộng...
Được giao hoàn thành trong 24 tháng, song chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ cam kết ban đầu. Qua nhiều năm, dự án vẫn là bãi đất trống, liên tục bỏ hoang dù nhiều lần được gia hạn.
Sau khi thu hồi đất, tỉnh Nghệ An đang giao các sở ngành, địa phương rà soát hiện trạng và nguồn gốc dự án, đề xuất phương án xử lý tài sản công. Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho UBND TP Vinh tiếp tục thực hiện dự án lĩnh vực nhà ở tại khu đất đang bỏ hoang ở phường Vinh Tân, song muốn tìm nhà đầu tư có năng lực.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Khu đất rộng 3,77 ha bám hai trục đường Lê Hồng Phong và đại lộ Lê Nin, thuộc phường Hưng Phúc, TP Vinh, được thu hồi từ năm 2005 để xây dựng khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An.
Năm 2013-2015, tỉnh Nghệ An làm tờ trình, thống nhất tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc với hai khối tháp cao 27 tầng, tổng kinh phí dự kiến hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2015 Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng xây dựng trung tâm hành chính của các địa phương, vì thế Nghệ An dừng đề án này vào tháng 10 cùng năm.
Khu đất thực hiện dự án được xem là "đất vàng", nằm ở trung tâm TP Vinh, trên các trục đường lớn như Lê Hồng Phong và đại lộ Lê Nin. Nhiều năm qua, dự án bỏ không, bên trong cây cối mọc um tùm.
Cũng nằm trên trục đại lộ Lê Nin, dự án khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở biệt thự (khoanh đỏ) rộng hơn 4.000 m2 được tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào quy hoạch xây tòa nhà 22 tầng, hai lô nhà biệt thự cao cấp... vào năm 2010, nhưng doanh nghiệp không làm đúng cam kết.
Từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho đến nay, khu đất trên vẫn bỏ hoang. Phía ngoài là nơi tập kết vật liệu xây dựng, bên trong người dân tận dụng đất trống trồng chuối, nuôi gia cầm.
Nhiều người gọi đây là "dự án quây tôn", bởi 4 phía phủ kín tôn xanh. Khu vực này xung quanh là các tòa nhà cao tầng, công ty lớn tọa lạc. Khu đất trống lọt thỏm ở giữa khiến không gian nhếch nhác.
Dự án nhiều lần bị các đoàn liên ngành kiểm tra. Gần nhất là cuối năm 2023, Thanh tra tỉnh Nghệ An thanh tra toàn diện việc thực hiện cũng như chấp hành pháp luật tại công trình.
Một dự án khác, do Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC đầu tư, là tổ hợp Trung tâm thương mại và chung cư cao tầng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hưng Bình.
Dự án được khởi công năm 2009, trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông, quy mô hai tòa nhà cao 18-20 tầng, dự kiến đưa vào sử dụng sau đó một năm, song không về đích đúng kế hoạch.
Năm 2013, dự án xây đến tầng thứ 11 thì dừng lại cho đến nay, xung quanh khuôn viên quây tôn.
Vài năm trước, các đoàn kiểm tra liên ngành đề nghị tỉnh Nghệ An xem xét thu hồi dự án. Chủ đầu tư liền cho gia trát, quét sơn trắng những tầng đã xây, nhưng sau đó lại án binh bất động, không làm gì thêm. Các dãy phòng màu trắng sơn loang lổ hướng ra mặt tiền đường Minh Khai, phía trên mái là các khối sắt chỏng chơ, gây mất mỹ quan.
"Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi nhiều lần đề nghị tỉnh giao dự án cho doanh nghiệp có năng lực làm, tránh lãng phí đất đai. Nhà chức trách hứa sẽ đốc thúc, nhưng vẫn không khả quan", một người dân nói.
Bến xe Vinh (cũ) nằm trên đường Lê Lợi, thuộc Phường Lê Lợi, rộng hơn 9.600 m2, hiện nay bỏ không giữa trung tâm TP Vinh.
Năm 2018, bến xe Vinh được dời đến xã Nghi Kim để giảm áp lực giao thông cho nội thành Vinh. Khu đất trên chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, do chủ đầu tư là Công ty cổ phần bến xe Nghệ An muốn dùng vào mục đích thương mại, dịch vụ song chưa được tỉnh Nghệ An phê duyệt, vì thế để lãng phí suốt 6 năm qua.
Hiện nhà chức năng của bến xe bỏ không, phía trên gắn biển quảng cáo cho quán nhậu. Bên trong khuôn viên cho một nhà xe thuê, phía ngoài có một số ki-ốt nhỏ kinh doanh xe máy, xe đạp điện.
"Đất trên đường Lê Lợi giá thị trường 100-150 triệu đồng một mét vuông, thấy dự án để không ai cũng tiếc", một người dân nói.
Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp BMC Vinh - Plaza do Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC làm chủ đầu tư. Dự án được tỉnh Nghệ An "trải thảm đỏ" thu hút, kỳ vọng tạo điểm nhấn cho TP Vinh.
14 năm kể từ ngày được phê duyệt, dự án quy mô 11.200 m2 ở phường Quán Bàu, nằm trên ngã tư đường Mai Hắc Đế, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Nguyễn Sỹ Sách, chỉ là bãi đất trống bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, hàng rào quây bằng tôn xiêu vẹo, bên trong là nơi tập kết rác.
Ở phía mặt tiền đường Phan Bội Châu, người dân dựng các ki-ốt tạm bợ, lợp mái tôn để kinh doanh, bán hàng tạp hóa nhỏ lẻ.
Theo nhà chức trách, dự án BMC Vinh - Plaza đình trệ do vướng mắc giải phóng mặt bằng và năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất tọa lạc trên diện tích hơn 2.800 m2 ở phường Quán Bàu vừa bị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi đất vào hồi tháng 4/2024 do không sử dụng đất đúng mục đích như cam kết.
Năm 2011, dự án được chấp thuận chủ trương, tuy nhiên chủ đầu tư không xây các hạng mục theo bản vẽ, lấy mặt bằng làm xưởng gỗ. Nửa năm kể từ khi thu hồi, khu đất này vẫn bỏ không.
Ngoài các dự án có tên, TP Vinh còn nhiều dự án "không tên", bởi được phê duyệt từ hàng chục năm trước nhưng nay vẫn là những bãi đất không, tập kết vật liệu. Chính quyền chưa thể liên lạc với nhà đầu tư để nắm bắt tiến độ cũng như lên phương án xử lý.
Ảnh trên là khu đất thực hiện dự án xây dựng nằm trên đại lộ Lê Nin, gần ngã tư sân bay Vinh, thuộc xã Nghi Phú, hiện bên ngoài quây tôn, phía trong tập kết container, vật liệu, xe tải hư hỏng.
Ông Nguyễn Văn Trường, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, cho biết việc xử lý các dự án bỏ hoang, chậm tiến độ trên địa bàn phải thực hiện dài hơi, bởi liên quan đến nhiều cơ quan.
Hàng năm tỉnh Nghệ An đều có kế hoạch kiểm tra chi tiết các dự án chậm tiến độ, song để xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các dự án kinh doanh bất động sản, bởi liên quan đến các nhà đầu tư thứ cấp, tổ chức tín dụng, để làm việc rất nan giải.
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm tiến độ, do năng lực nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng, vướng mắc thủ tục pháp lý. Ngoài ra, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc theo dõi, đôn đốc tiến độ cũng chưa được tốt", ông Trường nói.
Chiều 16/10, Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy: Đỗ Bình Dương, Đào Xuân Cần. Các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy; nguyên lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh.
Cùng dự có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn báo cáo về kết quả tình hình địa phương 9 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp, các ngành đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, tiếp tục tăng trưởng và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt kết quả khá tích cực, quý I tăng 13,96%, quý II tăng 14,31%, quý III tăng khoảng 12,23%, tính chung 9 tháng tăng khoảng 13,89%, cao nhất cả nước (duy trì thứ hạng từ năm 2023 đến nay).
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 xếp thứ 04/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đến nay toàn tỉnh đã thu thu hút được trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 84,8% cùng kỳ, trong đó thu hút vốn FDI đứng thứ 9 cả nước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 27,69% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp giá thực tế 9 tháng đạt trên 499.000 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ, đạt 75% kế hoạch.
Trong quý III/2024, ngành Nông nghiệp chịu ảnh hưởng liên tiếp bởi 02 cơn bão (bão số 2 và bão số 3) đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người nông dân và mục tiêu tăng trưởng cả năm của ngành. Giá trị sản xuất 9 tháng toàn ngành giảm 2,3%.
Tổng thu ngân sách toàn tỉnh trong 9 tháng đạt trên 13.850 tỷ đồng, bằng 86%. dự toán năm, tăng 30,6% so cùng kỳ; trong đó có 8/15 khoản thu vượt dự toán, 2/10 địa phương thu vượt dự toán năm (huyện Lạng Giang và Hiệp Hòa).
Tổng giá trị giải ngân đầu tư công chung đạt trên 4.570 tỷ đồng, bằng 49,2% kế hoạch (nằm trong 32 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước). Trong 9 tháng, nhiều dự án đã thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng hoặc đã thi công cơ bản hoàn thành, phát huy hiệu quả đầu tư.
Công tác quy hoạch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, 03 đô thị được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại II, loại IV gồm: Đô thị thành phố Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại II và đô thị Hiệp Hòa, đô thị Chũ đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn đạt kết quả nổi bật, cao nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 7 toàn quốc về số lượng giải và thứ 9 toàn quốc về số giải Nhất; tại kỳ thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế năm 2024, tỉnh Bắc Giang đạt 05/26 huy chương các loại (chiếm 19,2%), trong đó có 4/9 Huy chương Vàng (chiếm 44,4%).
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội. Chỉ đạo tập trung vận động, huy động các nguồn lực hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đề ra trong năm 2024.
Tập trung sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã và phát triển đô thị. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Năm 2023, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 10; chỉ số cải cách hành chính (Par Index) xếp thứ 4; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS xếp thứ 38 trên cả nước.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn nêu rõ một số tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo phát triển KT-XH; dự báo tình hình những tháng cuối năm 2024. Đồng chí nhấn mạnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 ngay trong năm 2024, UBND tỉnh tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, chỉ đạo các địa phương, đơn vị rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương được giao năm 2024; cụ thể hóa lộ trình, kế hoạch từ nay đến hết năm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ kết quả còn thấp; phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH cả năm và cả nhiệm kỳ đã đề ra.
Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Tống Ngọc Bắc báo cáo kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới nhằm tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 trong Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí cho biết, những nội dung cơ bản của Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và nội dung Đại hội Đảng bộ các cấp; những điểm mới trong Chỉ thị số 35-CT/TW.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 139-KH/TU ngày 17/7/2024 về Đại hội Đảng bộ các cấp trong Đảng bộ tỉnh tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
BTV Tỉnh ủy đã thành lập 03 tiểu ban để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm: Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Các tiểu ban đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và bắt đầu triển khai thực hiện các nội dunh theo kế hoạch. Tiểu ban văn kiện đã tham mưu xây dựng xong dự thảo Đề cương Báo cáo chính trị, xin ý kiến BTV, Ban Chấp hành Đảng bộ.
Đối với công tác chuẩn bị nhân sự, đang rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh diện BTV Tỉnh ủy quản lý; quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ mới để chuẩn bị công tác nhân sự đại hội.
Đối với cấp huyện, đến nay, 14/14 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch đại hội thực hiện trong đảng bộ mình; thành lập các tiểu ban giúp việc chuẩn bị và tổ chức đại hội. Mỗi đảng bộ lựa chọn một tổ chức cơ sở đảng để tổ chức đại hội điểm. Riêng Thành ủy Bắc Giang lựa chọn thêm Đảng bộ Khối Doanh nghiệp thành phố để thực hiện thí điểm bầu bí thư cấp ủy tại đại hội.
Tỉnh ủy thống nhất chọn Đảng bộ huyện Tân Yên tổ chức đại hội điểm cấp huyện, dự kiến vào đầu quý II/2025. Đây là đảng bộ hằng năm được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Về sắp xếp đơn vị hành chính, ngày 28/9/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. Cụ thể, nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang. Điều chỉnh một phần diện tích của huyện Sơn Động nhập vào huyện Lục Ngạn để thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn (mới). Sắp xếp 32 đơn vị cấp xã của 07 huyện, thành phố để thành lập 15 đơn vị, giảm 17 đơn vị cấp xã.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Gấu báo cáo các nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với BTV Tỉnh ủy, một số tập thể, cá nhân và một số nội dung liên quan.
Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ một số bài học kinh nghiệm rút ra trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương thời gian tới. Đồng chí cho biết, 9 tháng đầu năm, tỉnh phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách, song với sự chung sức, đồng lòng, đặt lợi ích cao nhất của địa phương lên trước hết, trên hết, vì sự phát triển chung, tình hình KT-XH vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đồng chí nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới. Trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị Trung ương sớm kiện toàn sắp xếp cán bộ của tỉnh; điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định đáp ứng yêu cầu công việc. Tập trung cao khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ, ổn định đời sống Nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tập trung cao triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh một số địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sáp nhập địa giới huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang, thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới.
Tập trung cao công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung cao trình Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; điều chỉnh, ban hành bảng giá đất. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện các công trình trọng điểm; tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, thu hút phát triển dịch vụ thương mại, củng cố giữ vững ổn định phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khắc phục vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, ủng hộ, chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho cán bộ tỉnh; bằng trí tuệ, kinh nghiệm, tầm nhìn của người đi trước đóng góp các ý kiến, giải pháp vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và sự phát triển chung của tỉnh./.
Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định trích Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (đợt 3).
Theo đó, trích 1 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo" tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được sửa chữa, xây mới tại các huyện Hiệp Hòa, Sơn Động và Yên Thế. Trong đó, huyện Hiệp Hòa được hỗ trợ 650 triệu đồng, huyện Sơn Động 300 triệu đồng, huyện Yên Thế 50 triệu đồng.
Qua rà soát, thống kê và thẩm định, tính đến ngày 08/10/2024, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã phê duyệt hỗ trợ xây dựng 1.393 nhà. Trong đó, có 968 nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, cận nghèo; 232 hộ người có công cần sửa chữa, xây mới; 193 nhà tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 96,98%; hiện còn 42 nhà chưa khởi công, chiếm 3,01%. Trong đó, các địa phương đã khởi công xây dựng, hoàn thành và bàn giao 961/968 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đạt 99,27%; bàn giao 223/232 nhà cho hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp, đạt 96,12%; khởi công xây dựng 167/193 nhà cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và miền núi, đạt tỷ lệ 86,52%; hoàn thành đưa vào sử dụng 92 nhà./.
Chiều 17/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Giang tổ chức Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh năm 2024. Dự Ngày hội có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và một số hội đoàn thể.
Phát biểu khai mạc Ngày hội, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ngụy Thị Tuyến cho biết, thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, với nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực hiệu quả như: Đề xuất chính quyền cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương mình; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án đến 100% lãnh đạo UBND, cán bộ các ngành, đơn vị cấp tỉnh, huyện tham gia thực hiện Đề án; lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn; 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp tham gia. Đồng thời chỉ đạo các cấp Hội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ đổi mới sáng tạo, phát triển kinh doanh và khởi nghiệp. Bằng nhiều giải pháp hữu hiệu, đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ thành lập 42 hợp tác xã (HTX), 163 tổ hợp tác/tổ liên kết (THT/TLK) do phụ nữ làm chủ; 2.212 phụ nữ có ý tưởng khởi sự kinh doanh/khởi nghiệp được hội giúp đỡ và khởi nghiệp thành công.
Thông qua Ngày hội nhằm tăng cường sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp nữ, các mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ tháo gỡ khó khăn trong liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, phát triển kinh doanh và hội nhập. Những ý kiến chia sẻ tại Ngày hội là cơ sở để Hội phụ nữ các cấp nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách và có định hướng, giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế và Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025.
Tại Ngày hội, các đại biểu đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và xây dựng, phát triển các phẩm OCOP; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, THT, TLK kết nối cung - cầu và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Nhà nước...
Để thực hiện tốt hơn nữa vai trò hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ngụy Thị Tuyến đề nghị các cấp hội trong tỉnh tiếp tục nghiên cứu tham mưu, đề xuất chính sách và có định hướng, giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến nội dung Đề án, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế, phát triển các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đến đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân.
Chú trọng phát triển xây dựng, nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khả thi trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh và hỗ trợ các sản phẩm tham gia liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Liên minh HTX tỉnh triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp về xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại, HTX sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và Chi hội nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao chất lượng mô hình liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị và phát triển sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, tăng cường bám sát cơ sở, gặp gỡ, trao đổi nắm bắt tình hình thực tế hội viên phụ nữ có sản phẩm tiềm năng để vận động, hướng dẫn đăng ký chương trình OCOP, tham gia HTX, THT, TLK. Nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình phát triển kinh tế đặc biệt là các mô hình HTX/THT/TLK… Kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị. Đồng thời kịp thời tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, những vấn đề vướng mắc liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong khuôn khổ Ngày hội, Hội LHPN tỉnh tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm của 13 gian hàng đến từ các doanh nghiệp/HTX/THT/TLK trên địa bàn tỉnh do phụ nữ tham gia quản lý nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm nông sản đạt chuẩn OCOP do phụ nữ sản xuất, tăng cường sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp nữ, các mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ tháo gỡ khó khăn trong xúc tiến thương mại, phát triển kinh doanh và hội nhập./.
Thị trường tiếp tục rung lắc ở ngưỡng kháng cự, kết hợp khối ngoại trở lại bán ròng khiến VN-Index giảm hơn 3 điểm.
Giảm điểm những phút cuối phiên trước, VN-Index mở cửa hôm nay khá tích cực khi tăng lên sát 1.289 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này nhanh chóng hạ độ cao khi lực cầu không đủ mạnh. VN-Index về dưới tham chiếu rồi lại bật lên sắc xanh. Sát giờ nghỉ trưa, thị trường bị nhuộm đỏ.
Sang buổi chiều, chỉ số đại diện sàn HoSE rung lắc mạnh. Phần lớn thời gian, chỉ số này đi dưới tham chiếu, với mức giảm quanh 6 điểm. Cải thiện hơn sau phiên ATC, VN-Index chốt ở 1.285,75 điểm, giảm hơn 3 điểm so với hôm qua.
Gần 58% cổ phiếu trên sàn HoSE mất giá. Nhóm viễn thông, thực phẩm và đồ uống, tài nguyên giảm điểm nhiều nhất. Trong khi đó, các ngành dẫn dắt dòng tiền gồm chứng khoán, ngân hàng và bất động sản có diễn biến khá phân hóa. Riêng bảng điện bất động sản, sắc xanh xuất hiện không ít, một số mã vừa và nhỏ có mức tăng khá ấn tượng.
Nhìn chung, VN-Index bị giằng co giữa các cổ phiếu trụ. HDB, VCB và HPG là bộ ba gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chung. Ở chiều ngược lại, GVR, VIC và FPT góp sức nâng đỡ thị trường.
ĐiểmTop cổ phiếu ảnh hưởng đến thị trường 12/07/2024GVRVICFPTVJCVHCDCMBCMIMPPOWHT1MBBSSIPLXACBCTGBIDMSNHPGVCBHDB-1-0,500,511,5VnExpress
Mức đóng góp tăng (2,389)
Mức đóng góp giảm (-3,611)
Thanh khoản sụt giảm hai phiên liên tiếp. Hôm nay tổng giá trị giao dịch thị trường TP HCM đạt hơn 15.200 tỷ đồng, thấp hơn phiên trước khoảng 3.200 tỷ. Điểm tiêu cực nằm ở việc khối ngoại trở lại bán ròng hơn 760 tỷ đồng.
Như vậy sau ba phiên điều chỉnh liên tiếp, thị trường chứng khoán đánh mất số điểm tích lũy được ở hai phiên đầu tuần. Nhìn chung cả tuần, VN-Index chủ yếu chạy quanh vùng 1.280-1.290 điểm. Điều này cho thấy ngưỡng kháng cự cũ vẫn là mốc đáng quan ngại trong tâm lý nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán cho rằng những đợt rung lắc vừa qua đều không quá lo ngại khi dòng tiền vẫn luân phiên tìm đến các nhóm ngành khác nhau. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi khi VN-Index đang ở vùng giá biến động liên tục, thay vào đó nên duy trì tỷ trọng hợp lý.