Khó khăn trong cuộc sống, các công ty nhà máy xi nghiệp. Tỉ lệ người không có việc làm tăng.
Muốn phát triển cần có cách làm mới, phương thức làm mới hiệu quả. Học cách để có phương án đầu tư hợp lý với số tiền đang có
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Khó khăn trong cuộc sống, các công ty nhà máy xi nghiệp. Tỉ lệ người không có việc làm tăng.
Muốn phát triển cần có cách làm mới, phương thức làm mới hiệu quả. Học cách để có phương án đầu tư hợp lý với số tiền đang có
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/01/2024, toàn thị trường có 78 mã tăng, 90 mã giảm và 55 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 988,900 CW.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/01/2024, toàn thị trường có 78 mã tăng, 90 mã giảm và 55 mã tham chiếu.
Độ rộng thị trường trong 20 phiên gần nhất. Đvt: Phần trăm (%)
Nguồn: VietstockFinance
Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2024, bên bán tiếp tục dẫn dắt thị trường khiến phần lớn các mã chứng quyền giảm. Cụ thể, nhóm chứng quyền thuộc các mã như HPG, FPT và VHM có mức giảm trung bình trên 5%. Trái lại, các mã chứng quyền của MBB, STB, VIB và ACB có mức tăng trung bình dưới 5%.
Nguồn: VietstockFinance
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên 10/01 đạt 70.81 triệu CW, tăng 20.1%; giá trị giao dịch đạt 51.2 tỷ đồng, tăng 25.75% so với phiên 09/01. Trong đó, CMBB2308 là mã dẫn đầu thị trường về khối lượng và giá trị giao dịch, với tổng khối lượng đạt 4.64 triệu CW, tương đương giá trị 2.99 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 10/01 với tổng mức bán ròng đạt 988,900 CW. Trong đó, CVHM2315 và CSTB2331 là hai mã bị bán ròng nhiều nhất.
Công ty chứng khoán KIS, SSI, HCM, ACBS, VND hiện đang là các tổ chức phát hành có nhiều mã chứng quyền nhất thị trường.
Nguồn: VietstockFinance
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG
Nguồn: VietstockFinance
lII. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 11/01/2024, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính Phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CVRE2310 và CVRE2311 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở sẽ càng lớn. Hiện CHPG2327 và CHPG2325 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
Sau nhiều lần lập đỉnh, VN-Index đang ở vùng 1.100 điểm, mức thiết lập từ năm 2007 nhưng định giá hiện tại được đánh giá "hấp dẫn hơn trước nhiều".
VN-Index chốt năm 2023 ở sát 1.130 điểm, tăng hơn 12% so với năm trước. Sau đợt điều chỉnh mạnh, chỉ số này giao dịch quanh vùng 1.100 điểm từ tháng 11 đến nay. Đây là vùng giá VN-Index từng đạt trong ba lần, gần nhất là tháng 1/2021, trước đó là tháng 1/2018 và xa hơn là tháng 1/2007 - cách đây 17 năm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu dựa vào dữ kiện này để suy luận thị trường chứng khoán không mang lợi nhuận gì cho nhà đầu tư sau gần hai thập kỷ là không chính xác. "Bản chất ngưỡng 1.100 của VN-Index lần này có sự khác biệt", ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn - Giám đốc Nghiệp vụ cấp cao, lĩnh vực chứng khoán Dragon Capital, nói trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư gần đây.
Ông phân tích, 1.100 điểm vào năm 2007 là mức đỉnh của thị trường "bong bóng" khi P/E (giá thị trường so với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) lên đến 50 lần, P/B (giá thị trường so với giá trị sổ sách) cũng lên đến 8,5 lần. Trong khi đó, vùng 1.100 điểm hiện tại là "chân sóng" cho chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán, định giá P/E và P/E hiện tại chỉ ở mức 13 và 1,6 lần.
"Định giá hiện rẻ hơn năm 2007 rất nhiều và cơ hội upside (triển vọng tăng trưởng) cho thị trường trong 5 năm tới rất tốt", chuyên gia Dragon Capital nhấn mạnh.
Thực tế, mốc 1.100 điểm được ghi nhận đầu tiên vào năm 2007. Thời điểm đó, thị trường hưng phấn trước làn sóng IPO của nhiều doanh nghiệp Nhà nước như Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank... Ngoài ra, kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chính sách tiền tệ nới lỏng cũng kích thích cho thị trường.
Từ mốc 300 điểm hồi đầu năm 2006, chỉ số này chỉ cần hơn một năm để nhân lên 4 lần về điểm số. Có những phiên, hơn một nửa cổ phiếu trên sàn HoSE tăng kịch trần, nhiều mã có giá hàng trăm nghìn đồng - ngang ngửa mức lương cơ sở thời điểm đó. "Cơn sốt" chứng khoán tỏa đi khắp nơi, nhiều người rủ nhau đầu tư khi "chỉ cần mua là có lãi".
Thị trường nhanh chóng "sập" trong năm 2008 với mức giảm gần 70%. Đến tháng 3/2009, VN-Index lùi về sâu ở vùng 230 điểm. Nhưng đó cũng là thời điểm khởi đầu cho chu kỳ tăng giá rất mạnh gần thập kỷ sau. Trong giai đoạn đó năm tốc độ cải thiện lên đến hàng chục phần trăm. Số năm thị trường tăng điểm nhiều hơn hẳn số năm đi lùi.
Ngay cả trong những lần VN-Index lấy lại mốc 1.100 điểm vào đầu năm 2018 và đầu năm 2021, định giá thị trường hiện tại vẫn rẻ hơn hai giai đoạn trước. Theo tính toán của SGI Capital, P/E hiện tại là 13 lần và P/B khoảng 1,6 lần - đều vào mức rẻ nhất lịch sử.
Ngoài khác biệt về định giá, nhóm phân tích này còn cho rằng mốc 1.100 điểm hiện tại sẽ trở thành "ngưỡng hỗ trợ" của xu hướng tăng dài hạn, thay vì là con số thử thách cho thị trường nhiều lần suốt 17 năm qua. SGI Capital đưa ra nhận định trên dựa vào quyết tâm của Chính phủ đưa Việt Nam vào nhóm các thị trường mới nổi trong hai năm tới, thanh khoản sẽ tăng lên cùng VN-Index và mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp chung trong năm 2024 khoảng 15-20%.
Với định giá hấp dẫn và mặt bằng lãi suất thấp, nhiều công ty chứng khoán cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tích sản bằng cổ phiếu. Chứng khoán MB (MBS) nói thị trường sẽ ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ trong thời gian tới khi hệ thống KRX (hệ thống công nghệ thông tin mới cho sàn HoSE, cho phép giao dịch trong cùng một ngày) được đi vào vận hành, tạo nền tảng cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam. Vì vậy, nhóm phân tích này cho rằng định giá thị trường hợp lý là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo trong phần lớn thời gian của năm, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ là người tham gia chính. Điều này có thể khiến thị trường biến động nhanh và mạnh, theo cả chiều tăng và chiều giảm. Theo VDSC, những con sóng ngắn, những nhịp điều chỉnh mạnh là cơ hội để tích lũy cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tối ưu tốt hơn các cơ hội xuất hiện trong năm khi giao dịch thận trọng, chỉ giải ngân khi cổ phiếu ưa thích giảm về vùng mua phù hợp khẩu vị và duy trì tỷ lệ hợp lý giữa cổ phiếu - tiền mặt, tránh việc sử dụng đòn bẩy quá mức.
Tất Đạt
Theo đó, nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lam Sơn với giá trúng thầu 135,379 tỷ đồng (giá dự toán 135,407 tỷ đồng); thời gian thực hiện hợp đồng 570 ngày, hợp đồng theo đơn giá cố định.
Ngày 14/12/2023, trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, cán bộ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lạng Giang cho biết, Gói thầu có chiều dài công trình là 8,3 km, phía địa phương vẫn đang triển khai giải phóng mặt bằng. Dự kiến, trong tháng 12/2023, Nhà thầu sẽ khởi công xây dựng công trình.
Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Lam Sơn có địa chỉ tại thành phố Bắc Giang, từng trúng nhiều gói thầu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lạng Giang mà không phải cạnh tranh như: Gói thầu số 01 Mua sắm thiết bị và thi công xây dựng công trình xây dựng khu dân cư trung tâm xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang (giai đoạn 2, giá trúng thầu 63 tỷ đồng); Gói thầu số 07 thuộc Dự án Tuyến đường trục kết nối từ Khu công nghiệp Tân Hưng đi đường Đại Lâm - An Hà (giá trúng thầu 108,2 tỷ đồng)…
BGP.
1. Sức khỏe
2. Tiền tài
3. Quan hệ
4. Gia đình
Người Nhật hiểu rằng rất khó để có được sự hoàn hảo. Thế nên thay vì ám ảnh với chủ nghĩa cầu toàn, họ hướng tới sự mới mẻ và hiệu quả, cũng như cơ hội được phát triển và tiến bộ. Họ sẽ bắt đầu mọi việc một cách khiêm tốn rồi tiến từng bước một đến mục tiêu với sự chăm chỉ, kiên nhẫn và tỉ mỉ từng chi tiết.
Kể cả cơ hội và điều kiện có giới hạn, họ cũng bỏ rất nhiều nỗ lực và quyết tâm vào việc họ đang làm.
Theo tác giả Mogi, điều quan trọng tiếp theo để đi tìm Ikigai là bạn học cách tin tưởng và tự tin sống thật với bản chất của mình. Bạn sẽ dần hài lòng với những gì mình có và thoải mái thể hiện bản sắc cá nhân, kể cả trong công việc và cuộc sống.
Bỏ đi cái tôi cá nhân sẽ giúp bạn tập trung vào những việc thật sự quan trọng thay vì chạy theo ý kiến số đông chỉ để nhận những lời tán thưởng.
Điều thứ ba để có được ikigai là gì? Đó là sự hoà hợp và bền vững trong cách sống của bạn.
Ngoài những tham vọng vật chất, những mục tiêu vô hình mà chúng ta đang cố gắng thúc đẩy bản thân cầm nắm được, thì xung quanh chúng ta là thiên nhiên, là xã hội với những người vừa lạ vừa quen.
Khi bạn trân trọng và có sự hoà hợp với tự nhiên cùng những mối quan hệ xung quanh mình, bạn đang phần nào nhìn rõ hơn kim chỉ nam dẫn bạn tới ikigai rồi.
Trụ cột tiếp theo của ikigai là tận hưởng những niềm vui mà điều nhỏ nhặt nhất có thể đem lại. Làm việc và học tập làm bạn mệt mỏi thì bạn hãy tìm đến các hoạt động làm bạn sạc lại đầy pin năng lượng.
Bạn đang làm full-time tại một doanh nghiệp thương mại điện tử, nhưng bạn thích vẽ tranh và làm đồ gốm – một sở thích không có chút liên quan nào tới công việc. Thế là mỗi cuối tuần hoặc cuối ngày, bạn dành ra chút thời gian vẽ các từng tiết nhỏ trong tranh hoặc đi nặn gốm với bạn bè.
Cảm giác thỏa mãn khi được làm những việc mình thích sẽ giúp bạn cân bằng lại trạng thái và dần tiến đến ikigai đích thực – sự hài hoà, hạnh phúc trong cuộc sống.
Ai cũng có thể tìm thấy Ikigai từ những sở thích riêng. Miễn là không ảnh hưởng đến ai hay điều gì xung quanh bạn, thì dù có “dị” đến mấy, sở thích hoàn toàn có thể đem lại ikigai cho bạn.
Tập trung vào những gì đang diễn ra ở chính thời điểm hiện tại thay vì liên tục bất an vì tương lai hoặc gặm nhấm quá khứ chính là cách để bạn có phong cách sống bình tĩnh, thanh thản hơn.
Tác giả cuốn sách Ikigai – Ken Mogi, tin rằng trụ cột cuối cùng của Ikigai là khi bạn dành thời gian quý trọng và cố gắng làm tốt nhất có thể trong mọi khoảnh khắc của thực tại.
Ngày 25/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội nghị tọa đàm về năng suất chất lượng.
Tham dự hội nghị có ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cùng đại diện các trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Việt – Hàn Bắc Giang, đại diện trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, đại diện trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghiệp; đại diện trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang; đại diện trường Cao đẳng miền núi Bắc Giang; đại diện Chi cục TCĐLCL tỉnh Bắc Giang, đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục, cùng hơn 200 sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham dự.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang cho biết, năng suất chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc nâng cao năng suất giúp giảm lãng phí, tiết kiệm tài nguyên, giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Vì vậy, việc áp dụng năng suất, chất lượng trong mọi lĩnh vực là nội dung cần được quan tâm, góp phần thúc đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.
Cũng theo ông Trung, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch số 408/KH-UBND ngày 29/8/2021 với mục tiêu đến năm 2025 là đào tạo được ít nhất 10 chuyên gia năng suất, chất lượng là cán bộ của các sở, ngành, doanh nghiệp; Trên 500 lượt người của các Sở, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất, chất lượng nhằm tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Hình thành ít nhất 01 câu lạc bộ cải tiến năng suất, chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động sản xuất. kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
Trong thời gian, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai một số nội dung về hoạt động năng suất chất lượng như: tổ chức các lớp tập huấn về năng suất chất lượng; năm 2021 triển khai mô hình điểm áp dụng công cụ 5S tại 10 trường THPT, 02 trường THCS trên địa bàn tỉnh và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh văn bản nhân rộng đối với các trường PTTH, THCS; năm 2023 tiếp tục triển khai mô hình điểm áp dụng công cụ 5S đối với 10 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản gửi 05 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tham gia khóa đào tạo trực tuyến về năng suất, chất lượng do Tổng cục TCĐLCL tổ chức vào chiều thứ 6 hằng tuần.
“Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh mong muốn Tổng cục TCĐLCL tạo điều kiện cho sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên toàn quốc nói chung được tham gia các khóa đào tạo kiến thức chuyên về năng suất, chất lượng để phục vụ công việc sau khi ra trường”, ông Trung nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có bài trình về “Tổng quan về năng suất, chất lượng”, theo ông Hiệp năng suất là thuật ngữ thể hiện sự cải tiến liên tục, là một con đường, cách thức để chúng ta luôn luôn thực hiện.
“Nếu chúng ta coi năng suất như hơi thở chúng ta dùng hàng ngày. Nếu coi năng suất là dòng máu chảy trong tim thì phong cách làm việc, tư duy của chúng ta sẽ trở lên hiệu quả hơn”, ông Hiệp chia sẻ.
Cũng theo ông Hiệp, năng suất phải trở thành một thói quen, tư duy và lăng kính để các bạn nhìn nhận mọi việc, lúc đó mới thực sự hiệu quả. Như hiện nay người lao động, đi học về, không áp dụng thì dần dần thói quen đó cũng mất đi. Do đó, thay vì đào tạo năng suất trong doanh nghiệp, Tổng cục đã đề xuất đào tạo về năng suất trong trường Đại học và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Lý giải về việc tại sao lại đưa chương trình năng suất vào trường Đại học, ông Hà Minh Hiệp cho biết, Tổng cục TCĐLCL đã có 10 năm làm về chương trình năng suất, từ năm 2010 – 2020. Trong 10 năm, Tổng cục đã mang chương trình đào tạo năng suất đến hàng ngàn doanh nghiệp, kết thúc chương trình những người thực hiện đã biên soạn 40 cuốn sách về năng suất, từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế, lao động, đổi mới sáng tạo…
Trong khuôn khổ hội nghị, ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng TCĐLCL đã có bài trình bày về giải pháp đẩy mạnh phong trào năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng. Theo đó, trong thời gian qua, Tổng cục đã tuyên truyền năng suất chất lượng qua hoạt động tổ chức Toạ đàm tại 7 trường khu vực miền Bắc, 3 trường khu vực miền Trung, 5 trường khu vực miền Nam với hơn 3500 sinh viên tham dự.
Cũng theo ông Cường, các nội dung hỗ trợ cho CLB Năng suất của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trong năm 2023 – 2024 bao gồm: Cung cấp các chuyên đề cho các nhóm của CLB; Đào tạo Năng suất chất lượng cho GV/SV làm Mentor cho các nhóm; Cung cấp list khóa đào tạo APO (hàng tháng); Thực hành các công cụ năng suất tại trường (5S, layout,…); Hướng dẫn tổ chức thi trong CLB hoặc các CLB.
“Một điểm mới đang triển khai trong chương trình hỗ trợ cho các nhóm của CLB Năng suất là 10 buổi đào tạo phổ biến kiến thức về năng suất thông qua hình thức trực tuyến và do các chuyên gia đến từ Viện Năng suất Việt Nam, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 chia sẻ đến các giảng viên và sinh viên của các trường”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng tại Hội nghị đã diễn ra phiên đối thoại hứng khởi và đầy sôi nổi giữa các chuyên gia năng suất và các bạn sinh viên.
Hà My – Kim Quý
Chiều 25/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023 thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2023 (TECHFEST - WHISE 2023). Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức.
Cùng dự sự kiện có Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương; lãnh đạo các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước - Nâng tầm Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế”, TECHFEST - WHISE 2023 diễn ra từ ngày 20-25/11 nhằm mang đến cơ hội kết nối nguồn lực tài chính, phát triển thị trường trong nước và quốc tế; chia sẻ kiến thức cho các sáng lập viên, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế.
TECHFEST - WHISE 2023 thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở với sự tham gia của mạng lưới doanh nghiệp, cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp để phát triển sản phẩm từ khai thác tài nguyên bản địa; giải pháp về an ninh lương thực toàn cầu; nền tảng logistics; bảo đảm chuỗi cung ứng khi có thiên tai, dịch bệnh, công nghệ về năng lượng mới đảm bảo phát triển bền vững; từ đó nâng tầm Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hội nhập quốc tế.
Trong TECHFEST - WHISE 2023 đã diễn ra hoạt động kết nối kinh doanh, đầu tư nhằm mở rộng cơ hội hợp tác với gần 200 dự án/doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia. Cùng với đó là nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và gọi vốn đầu tư, Vietnam Innovation Summit 2023 (VIS 2023), Cuộc thi STEM Smartschool Kidkul, Cuộc thi AI Hackathon 2023 KDI & SHTP-IC, Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh năm 2023, Chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2023, tổng kết các hoạt động kết nối hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo. Hàng nghìn lượt người tham dự hơn 40 sự kiện, hoạt động đã thể hiện rõ sự quyết tâm và tinh thần chung sức thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo từ khối cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội cho tới khối doanh nghiệp, cá nhân với tinh thần không ngừng học hỏi, thay đổi để thích nghi và tiếp tục phát triển…
Phát biểu tại chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sẽ tạo dựng giá trị trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển đột phá cho doanh nghiệp và là động lực quan trọng phát triển nhanh, bền vững của các quốc gia, nhất là trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng cho biết, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, nằm trong nhóm dẫn đầu các nền kinh tế đang phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh đứng trong nhóm 81-90 thuộc nhóm 100 thị trường startup mới nổi của toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kiều bào ta ở nước ngoài đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD đã và đang hình thành, phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
“Chúng ta phải coi khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới”, Thủ tướng lưu ý.
Điểm lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng cho rằng trong thành tựu đó, có phần đóng góp của hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới , chưa tương xứng với tiềm năng, trí tuệ, năng lực của con người Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và điều chỉnh chính sách tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất, ban hành, thực thi những mô hình thí điểm, đặc thù để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói chung, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Do đó, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động phù hợp điều kiện thực tiễn cùng với thể chế, cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội nhằm xây dựng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới.
Theo Thủ tướng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải được triển khai khoa học, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm; trước mắt tập trung vào 4 ưu tiên chính gồm: Công nghệ thông tin, an ninh mạng, dịch vụ kỹ thuật số; công nghệ y tế, giáo dục; công nghệ môi trường và năng lượng; nông nghiệp công nghệ cao.
Cùng với đó, phải phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng, nỗ lực đột phá vượt lên; xây dựng văn hóa khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, nhất là cho thế hệ trẻ Việt Nam; xác định khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Để sớm thu hẹp khoảng cách phát triển và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần có giải pháp gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với tri thức, khoa học công nghệ và đặc thù riêng có của đất nước, con người Việt Nam.
Trong đó, Thủ tướng cho rằng cần tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; gắn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với giải quyết những điểm nghẽn, khó khăn, thách thức của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là những vấn đề liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, giải quyết các bài toán về cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, phát triển bền vững, tăng cường hiệu quả quản trị quốc gia, nâng cao năng suất, chất lượng lao động… góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đại hội của Đảng đã đề ra.
Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích những ý tưởng mới, những kế hoạch sáng tạo, những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế trên đất nước ta và trên toàn cầu; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới… liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, "vườn ươm sáng tạo" tạo; phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ các bậc học phổ thông và ngay từ những ngày đầu khi thanh niên có ý tưởng lập nghiệp; tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó đẩy mạnh các phương thức hợp tác đầu tư phù hợp, hiệu quả trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam - một đất nước anh hùng và một dân tộc ngàn năm văn hiến; mong muốn cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, tạo nên những điều kỳ diệu, những “kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được ấm no, hạnh phúc.
* Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và Thành phố Hồ Chí Minh đã thăm Triển lãm trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trao giải Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; đồng thời thực hiện nghi thức Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023.
Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình Dấu ấn Techfest 2023 với chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước, nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập Quốc tế”. Sự kiện do Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức.
Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, những năm vừa qua, Hệ sinh thái khởi nghiệp-Đổi mới sáng tạo (HST KN ĐMST) Việt Nam đã và đang có xu hướng phát triển tích cực.
Các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới về chỉ số xếp hạng của bảng xếp hạng các HST KN toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ KH&CN khẳng định, việc phát triển HST KN-ĐMST với mục tiêu cuối cùng là tạo ra môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các doanh nghiệp KN-ĐMST, tạo ra giá trị vượt trội.
Bộ trưởng tin tưởng rằng, quy mô và hiệu quả hoạt động của HST KN-ĐMST quốc gia của Việt Nam sẽ ngày càng được mở rộng và nâng tầm cao chất lượng hoạt động; thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực trong và ngoài nước; đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi tất cả cùng chung tay với tư duy mở, hợp tác đa phương, tương tác nhiều chiều và thực thi đổi mới sáng tạo thực chất và hiệu quả.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, sự kiện được tổ chức tại TP.HCM sẽ có đóng góp tích cực cho phát triển HST KN-ĐMST và tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Theo ông Mãi, TP.HCM xác định KN-ĐMST là động lực tăng trưởng quan trọng nên đã triển khai nhiều giải pháp, như hỗ trợ tiếp cận với nguồn vốn, thị trường, công nghệ và nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.
Từ đó, đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, đưa TP.HCM xếp hạng 114/1.000 thành phố có hệ sinh thái năng động toàn cầu, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về giá trị HST.
Ông Mãi thông tin, TP.HCM chuẩn bị ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, chuẩn bị đề án hình thành Viện công nghệ tiên tiến & ĐMST, Trung tâm cách mạng 4.0, định hình lại chiến lược thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp dựa trên công nghệ và ĐMST.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 98 với các chính sách vượt trội và các nền tảng sẵn có, TP.HCM đang quyết tâm hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm KN-ĐMST năng động bậc nhất ở Đông Nam Á và khu vực; trở thành đô thị sáng tạo ngang tầm khu vực trong 10 năm tới”, ông Mãi khẳng định.
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho sự đột phá
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, khởi nghiệp-đổi mới sáng tạo là một xu thế tất yếu, sự lựa chọn mang tính chiến lược; là chìa khóa mở ra cánh cửa phát triển đột phá cho doanh nghiệp và là động lực quan trọng phát triển nhanh, bền vững của các quốc gia, nhất là trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kiều bào ở nước ngoài đã tích cực tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Trong đó, có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ USD đã và đang hình thành, phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Điều đó cho thấy, trí tuệ Việt, sức sáng tạo Việt, ý chí người Việt từng bước khẳng định và vươn ra thế giới.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng Hệ sinh thái khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với khu vực và trên thế giới; chưa tương xứng với tiềm năng, trí tuệ, năng lực của con người Việt Nam.
Vì vậy, theo Thủ tướng, để thu hẹp khoảng cách phát triển và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hàng đầu về KN-ĐMST, cần tập trung thực hiện tốt sáu nhiệm vụ cơ bản.
Thứ nhất, tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; có công cụ và chính sách đột phá nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương, quốc gia.
Thứ ba, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn, nhân lực, khoa học, công nghệ, sản phẩm mới…
Thứ tư, phát triển đồng bộ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng, các khu công nghệ cao, "vườn ươm sáng tạo", trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm và các viện, trường là chủ thể nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Thứ năm, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ sáu, tăng cường thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau.
“Thông qua sự kiện này, tôi kêu gọi các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại; có động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, niềm tin và đam mê cháy bỏng, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo, dám khởi nghiệp để tạo nên những điều kỳ diệu, những “kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng được ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng nhấn mạnh.