Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

 

Chiều 03/4, tại thành phố Bắc Giang, đồng chí Dương Văn Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao đồng chí Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam và Đoàn công tác đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Giang.

Cùng dự có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tiếp Đại sứ Hùng Ba.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bày tỏ sự vui mừng được đón Đại sứ Hùng Ba và các đồng chí trong Đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Bắc Giang. Giới thiệu về tỉnh, đồng chí cho biết, Bắc Giang có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Từ Bắc Giang đi cửa khẩu Hữu Nghị quan chỉ mất 1,5 giờ đồng hồ. Bắc Giang nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km và cách Cảng Hải Phòng 140 km.

Nhiều năm qua, hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang với các đối tác Trung Quốc đạt nhiều kết quả cao. Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai về số dự án đầu tư vào tỉnh (sau Hàn Quốc); đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký trong tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Giang.

Toàn tỉnh hiện có hơn 170 dự án đầu tư FDI của các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc ở các lĩnh vực: Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm nhựa, may mặc, chế biến thức ăn gia súc. Ngoài ra còn một số dự án đầu tư về xây dựng hạ tầng (kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp), nông nghiệp, chế biến lâm sản. Tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 3,4 tỷ USD (tương đương gần 50% tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Bắc Giang).

Đại sứ Hùng Ba tặng quà lưu niệm cho Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái.

Trung Quốc được xác định là thị trường truyền thống, quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, nông sản và vải thiều của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Bắc Giang và thị trường Trung Quốc năm 2022 đạt 15,3 tỷ USD, quý I/2023 đạt 3,3 tỷ USD.

Được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Trung Quốc, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang đang tăng cường thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác với các cấp, ngành, địa phương của một số tỉnh Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tô. 

Đồng chí Dương Văn Thái đề nghị Đại sứ Hùng Ba tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong xúc tiến thương mại, đặc biệt là tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang vào thị trường Trung Quốc qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Hỗ trợ thông tin về kinh tế thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh thương mại của Trung Quốc cho các DN trong nước và của địa phương; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Trung Quốc; giảm thiểu các hạn chế về hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản và thực phẩm của địa phương khi xuất khẩu. Tiếp tục quan tâm, giới thiệu các DN lớn có trình độ công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến của Trung Quốc tới đầu tư tại tỉnh Bắc Giang. Hỗ trợ xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác cấp địa phương của Trung Quốc.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái tặng Đại sứ Hùng Ba bức tranh gỗ hình ảnh chùa Vĩnh Nghiêm.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứ Hùng Ba bày tỏ ấn tượng sâu sắc sau khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng những năm gần đây của Bắc Giang thuộc tốp dẫn đầu cả nước mặc dù tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Đại sứ cảm ơn tỉnh Bắc Giang trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19 đã quan tâm giúp đỡ, tiêm vắc-xin và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân người Trung Quốc làm việc tại Bắc Giang.

Đại sứ cho rằng Bắc Giang có ưu thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng phát triển lớn, với cương vị của mình, Đại sứ khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm ủng hộ các DN Trung Quốc đến đầu tư tại Bắc Giang. Đồng thời ủng hộ việc xuất khẩu quả vải thiều của tỉnh Bắc Giang sang Trung Quốc.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Nhắc lại một số chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đến Trung Quốc, Đại sứ Hùng Ba khẳng định quan hệ Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong giai đoạn tốt nhất, vừa là đồng chí vừa là anh em; có nhiều cơ hội hợp tác, phát triển.

Đại sứ nhấn mạnh, từ Bắc Giang đi cửa khẩu Hữu Nghị chỉ mất 1,5 giờ đồng hồ, đây là một lợi thế rất lớn. Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản của tỉnh, Bắc Giang cần tăng cường hợp tác trước hết là liên thông giao thông với tuyến đường sắt cao tốc Bằng Tường - Lạng Sơn, nâng cao hiệu suất thông quan nơi cửa khẩu; tăng cường hợp tác lĩnh vực du lịch xuyên biên giới./.

Dương Thủy

Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba thăm Công ty TNHH JA Solar tại Bắc Giang

Chiều 04/4/2023, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Giang, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba và Đoàn công tác Đại sứ quán đến thăm Công ty TNHH JA Solar tại Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang).. Cùng đi có đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Quang cảnh buổi làm việc.

JA Solar là tập đoàn cung cấp giải pháp phát điện năng lượng mặt trời, chuỗi sản xuất khép kín bao gồm: Tấm silic, tấm tế bào quang điện, module quang điện. Tập đoàn đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam. Sản phẩm có mặt ở 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tập đoàn JA Solar đầu tư tại Việt Nam từ năm 2016, đến nay có 3 dự án với tổng vốn đạt 591 triệu USD. Trong đó có 2 dự án hoạt động tại KCN Quang Châu với khoảng 3.000 công nhân.
Hiện Tập đoàn JA Solar đang thực hiện dự án JANE với tổng mức đầu tư 99 triệu USD sản xuất tấm tế bào quang điện tại KCN Việt - Hàn (huyện Việt Yên). Dự kiến dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thử trong tháng 6/2023.
Đại sứ Hùng Ba thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH JA Solar.
Thăm và làm việc với Công ty TNHH JA Solar, Đại sứ Hùng Ba đề nghị Công ty trong quá trình hoạt động, sản xuất cần tuân thủ pháp luật, văn hóa Việt Nam và văn hóa bản địa Bắc Giang. Bên cạnh đó, quan tâm quyền lợi người lao động; tích cực tham gia các hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; điều phối tốt mối quan hệ giữa người lao động với lãnh đạo công ty để hai bên cùng có lợi và phát triển.
Đại sứ cũng gửi lời cảm ơn và mong muốn chính quyền tỉnh Bắc Giang tiếp tục ủng hộ Công ty TNHH JA Solar cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại tỉnh. Đại sứ quán luôn khuyến khích các doanh nghiệp của nước mình đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Công ty TNHH JA Solar.
Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn nhấn mạnh, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng đầu tư vào địa bàn. Đồng thời luôn cố gắng giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong thẩm quyền của tỉnh Bắc Giang./.
Diệu Hoa

Cựu Cục trưởng Lãnh sự nhận 25 tỷ của doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra, đồng thời truy tố 54 bị can liên quan đến vụ án "chuyến bay giải cứu".

Trong số này, bị can Nguyễn Thị Hương Lan, Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị đề nghị truy tố tội “Nhận hối lộ” quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Theo kết luận điều tra, với vai trò là Cục trưởng Cục Lãnh sự, Nguyễn Thị Hương Lan đã lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Cục Lãnh sự tham mưu Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ giao cho Cục Lãnh sự là đơn vị chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xét duyệt, cấp phép thực hiện chuyến bay cho doanh nghiệp.

Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.© Được VTC cung cấp

Tuy nhiên, Nguyễn Thị Hương Lan không tham mưu cho Chính phủ ban hành quy chế, tiêu chí, điều kiện doanh nghiệp tham gia chuyến bay, quản lý giá, không yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đúng chức năng “bảo hộ công dân của mình” về việc hướng dẫn công dân liên hệ với doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay; để tự người dân liên hệ với đại lý của doanh nghiệp dẫn đến chi phí tăng cao. Khi thẩm định hồ sơ, Nguyễn Thị Hương Lan không yêu cầu doanh nghiệp báo giá, không công bố công khai danh sách những doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay combo để công dân lựa chọn.

Quá trình thực thi công vụ, Nguyễn Thị Hương Lan hướng dẫn doanh nghiệp thân cận mượn nhiều pháp nhân khác nhau để xin chuyến bay; chỉ đạo cấp dưới lựa chọn doanh nghiệp thân cận đưa vào kế hoạch bay.

Sau khi được Tổ công tác 5 Bộ đồng ý, Nguyễn Thị Hương Lan chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện, thực hiện theo đề xuất của những doanh nghiệp thân cận được thực hiện chuyến bay trước, theo đúng kế hoạch họ đã đề xuất.

Đối với các doanh nghiệp khác, bị can chỉ đạo cấp dưới sát ngày bay mới thông báo, thay đổi kế hoạch bay, số lượng công dân trên chuyển bay mà doanh nghiệp đã đề xuất, dẫn đến doanh nghiệp bị động, buộc tách chuyến, “chạy” xin thêm công dân để đủ số ghế trên chuyến bay...

Nguyễn Thị Hương Lan chỉ tiếp xúc với những doanh nghiệp lớn, thân cận hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, không tiếp xúc, gặp gỡ với doanh nghiệp nhỏ hoặc không thân quen.

Từ tháng 5/2020 đến 1/2022, biết được vai trò của Nguyễn Thị Hương Lan, 8 cá nhân đại diện các doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đưa hối lộ hơn 30 lần với số tiền 20,2 tỷ đồng và 210.000 USD (tổng cộng hơn 25 tỷ đồng) cho cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự để được tổ chức chuyến bay combo.

"Quá trình điều tra, Nguyễn Thị Hương Lan không nhận thức được hành vi phạm tội, không ăn năn, hối cải; không hợp tác với cơ quan điều tra, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật. Đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng trong giai đoạn truy tố, xét xử đối với Nguyễn Thị Hương Lan", kết luận điều tra nêu.

Bui Vien Walking Street - Nightlife HOT SPOT 2023, Nightlife Heaven for the Youth in Saigon Vietnam

夜色深圳,不負青春,及時行樂,Nightlife , Street Walk , Chinese Girl , City of Shenzhen , 4K

Nice,Beach Walk French Riviera. 4K Beach Walk

Tann Line SS18 Crystal Bay

Tann Line Crystal Video FINAL

DIVER 2018 Summer Campaign

2022 Black Tape Project SLOMO PT1 FULL RUNWAY SHOW ART HEARTS FASHION MIAMI SWIM WEEK July 15th

Lila Nikole | Spring/Summer 2019 | LAFW - Art Hearts Fashion

 

Doanh nghiệp dệt may cạn đơn hàng

 Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết chỉ còn đơn hàng đến tháng 4, trong khi thời điểm này năm ngoái, đối tác đặt hàng hết quý II, thậm chí cả năm.

Giám đốc sản xuất một doanh nghiệp dệt may ở khu chế xuất Linh Trung (TP Thủ Đức) cho biết cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp ông phải chọn lọc đối tác để ký hợp đồng, nay chỉ có đơn hàng đến cuối tháng này.

Tương tự, theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư thương mại Thành Công, đơn hàng đã nhận cho quý II chỉ đáp ứng khoảng 80% năng lực sản xuất của công ty. "Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu lợi nhuận bằng năm ngoái nhưng với tình hình này rất khó để doanh nghiệp về đích", ông Tuấn nói.

Cùng trong vòng vây khó khăn, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng tình hình thị trường những tháng đầu năm rất xấu. Nhiều giá trị đơn hàng giảm 2-3%. Các doanh nghiệp trong tập đoàn cũng chỉ có hàng sản xuất đến hết tháng 4, trong khi năm trước tới tháng 12.

Công nhân làm việc trong nhà máy may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: An Phương

Công nhân làm việc trong nhà máy may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: An Phương

Ông Phạm Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan TP HCM - cho rằng giao dịch tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhiều nhà máy cho biết đơn hàng đang giảm 20-30%, đơn giá còn 80% so với trước. Nhiều công ty vẫn chưa có đơn hàng cho giai đoạn nửa cuối năm.

Lý giải thực trạng trên, ông Hiếu cho rằng do nhu cầu trên thế giới giảm 60-70%. Quy mô thị trường dự báo từ 750 tỷ USD xuống còn 712 tỷ USD, thậm chí còn 687 tỷ USD trong năm nay. Do đó, các doanh nghiệp trong tập đoàn nói riêng và toàn ngành nói chung sẽ đối diện một năm vô cùng khó khăn.

Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán VnDirect, Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dệt may năm nay. Quốc gia này đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Dẫn số liệu của Văn phòng Dệt may Mỹ cho thấy, giá trị nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc năm ngoái đạt hơn 132 tỷ USD, chiếm gần 26% thị phần - là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Mỹ - theo sau là Việt Nam với 14,87% thị phần.

Trước hàng loạt rào cản và thách thức, theo ông Hồng, doanh nghiệp dệt may đang cấp tập tìm đơn hàng, chuyển đổi để chờ sự phục hồi trở lại của thị trường Mỹ. Họ liên tục tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để có thêm thị trường mới.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn cho biết thêm, công ty đang chấp nhận những đơn hàng giá gia công thấp, thậm chí lỗ để duy trì lượng khách hàng, tạo việc làm cho người lao động. "Chúng tôi kỳ vọng nửa cuối năm, thị trường phục hồi bù đắp cho nửa đầu năm", ông Tuấn chia sẻ.

Về phía Vinatex, tập đoàn đang lên kế hoạch đảm bảo dòng tiền, chuẩn bị nguồn lực đón đầu khi thị trường ấm lên. Tập đoàn này tiết giảm các quy trình thừa, tìm kiếm các công nghệ hiện đại để sản xuất thông minh với chi phí thấp nhưng năng suất cao.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, để ngành dệt may phát triển bền vững, ngành đang kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để giải quyết phần cung thiếu hụt, đồng thời, xây dựng các giải pháp bán hàng FOB (mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm), ODM (thiết kế và sản xuất theo đơn đặt hàng)...

Ông Giang cũng kỳ vọng dệt may Việt Nam có thể khởi sắc sau triển lãm lớn nhất ngành dệt may được tổ chức tại TP HCM ngày 5/4. Đây là triển lãm lớn nhất của ngành này từ trước tới nay. Triển lãm quy tụ hàng trăm gian hàng trưng bày thiết bị thông minh trên thế giới, với nguyên phụ liệu của 1.300 công ty đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nguyên phụ liệu, trao đổi với đối tác về hoạt động kinh doanh; tận dụng các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) hay RCEP.

Ngoài ra, xu hướng của người mua thế giới đã thay đổi. Họ đòi hỏi đơn đặt hàng không chỉ chất lượng cao mà phải nhanh. Do đó, doanh nghiệp phải cập nhật sớm các thiết bị đáp ứng nhu cầu của thị trường; mở rộng, đầu tư chiều sâu đi đôi với bảo vệ môi trường xanh hóa dệt may.

Theo nhiều dự báo, ngành dệt may có phục hồi nhẹ vào quý II, nhưng sẽ phải cạnh tranh gay gắt về giá từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Còn với ngành sợi, thị trường vẫn ảm đạm. Giá bán sợi trên thị trường hiện ở mức thấp trong khi giá bông đưa vào sản xuất tại các đơn vị tăng cao.

Thi Hà

Những nơi nhiều tỷ phú nhất thế giới

 Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu danh sách của Forbes về số lượng tỷ phú năm nay, đóng góp nửa số đại diện trên toàn cầu.

1. Mỹ

Ảnh: Reuters

Elon Musk. Ảnh: Reuters

Số tỷ phú: 735 (so với 735 năm ngoái)

Tổng tài sản: 4.500 tỷ USD (giảm 200 tỷ USD)

Người giàu nhất: Elon Musk - tài sản: 180 tỷ USD

2. Trung Quốc

Ảnh: Reuters

Zhong Shanshan. Ảnh: Reuters

Số tỷ phú: 495 (so với 539 năm ngoái)

Tài sản: 1.670 (giảm 300 tỷ USD)

Người giàu nhất: Zhong Shanshan - 68 tỷ USD

3. Ấn Độ

Ảnh: Bloomberg

Mukesh Ambani. Ảnh: Bloomberg

Số tỷ phú: 169 (so với 166 năm ngoái)

Tổng tài sản: 675 tỷ USD (giảm 75 tỷ USD)

Người giàu nhất: Mukesh Ambani - 83.4 tỷ USD

4. Đức

Ảnh: Celebrity Family

Dieter Schwarz. Ảnh: Celebrity Family

Số tỷ phú: 126 (so với 134 năm ngoái)

Tổng tài sản: 585 tỷ USD (giảm 23 tỷ USD)

Người giàu nhất: Dieter Schwarz - 42,9 tỷ USD

5. Nga

Ảnh: Bloomberg

Andrey Melnichenko. Ảnh: Bloomberg

Số tỷ phú: 105 (so với 83 năm ngoái)

Tổng tài sản: 474 tỷ USD (tăng 154 tỷ USD)

Người giàu nhất: Andrey Melnichenko - 25,2 tỷ USD

6. Hong Kong (Trung Quốc)

Ảnh: Reuters

Li Ka-shing. Ảnh: Reuters

Số tỷ phú: 66 (so với 67 năm ngoái)

Tổng tài sản: 350 tỷ USD (giảm 33 tỷ USD)

Người giàu nhất: Li Ka-shing - 38 tỷ USD

7. Italy

Ảnh: Forbes

Giovanni Ferrero. Ảnh: Forbes

Số tỷ phú: 64 (so với 52 năm ngoái)

Tổng tài sản: 216 tỷ USD (tăng 21 tỷ USD)

Người giàu nhất: Giovanni Ferrero - 38,9 tỷ USD

8. Canada

Ảnh: Canadian Press

David Thomson. Ảnh: Canadian Press

Số tỷ phú: 63 (so với 64 năm ngoái)

Tổng tài sản: 245 tỷ USD (giảm 63 tỷ USD)

Người giàu nhất: David Thomson - 54,4 tỷ USD

9. Đài Loan (Trung Quốc)

Ảnh: Weibo

Zhang Congyuan. Ảnh: Weibo

52 Số tỷ phú: (so với 51 năm ngoái)

Tổng tài sản: 136 tỷ USD (giảm 15 tỷ USD)

Người giàu nhất: Lin Shu-hong, Zhang Congyuan (7,8 tỷ USD mỗi người)

9. Anh

Ảnh: INEOS

Ảnh: INEOS

Số tỷ phú: 52 (so với 50 năm ngoái)

Tổng tài sản: 202 tỷ USD (tăng 2 tỷ USD)

Người giàu nhất: James Ratcliffe - 22,9 tỷ USD

10. Brazil

Hai vợ chồng Vicky và Joseph Safra. Ảnh: Folhapress

Hai vợ chồng Vicky và Joseph Safra. Ảnh: Folhapress

Số tỷ phú: 51 (so với 62 năm ngoái)

Tài sản: 160 tỷ USD (giảm 27 tỷ USD)

Người giàu nhất: Vicky Safra – 16,7 tỷ USD

Hà Thu (theo Forbes)

Tài sản của 6 tỷ phú Việt Nam 'bốc hơi' 8,6 tỷ USD

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023, trong đó bao gồm cả danh sách về các tỷ phú Việt Nam. Đáng chú ý, số lượng tỷ phú của Việt Nam và tổng giá trị tài sản năm nay đã giảm so với năm trước.

Theo đó, năm nay Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách của Forbes, bao gồm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Group Trần Bá Dương.
6 tỷ phú USD của Việt Nam.© Vietnamdaily
Năm nay, ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Nova Group không còn nằm trong danh sách sau 1 năm được gia nhập do cổ phiếu NVL lao dốc không phanh từ mức hơn 80.000 đồng/cp xuống 12.000 đồng/cp khiến tài sản ông Nhơn giảm mạnh.
Theo báo cáo quản trị năm 2022 của Novaland, trước khi trở lại giữ chức Chủ tịch NVL, ông Bùi Thành Nhơn đang trực tiếp nắm giữ hơn 96,76 triệu cổ phiếu doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,96%. Tạm chiếu theo mức giá kết phiên giao dịch ngày 4/4 là 12.750 đồng/cp, khối tài sản ông Nhơn đang trực tiếp nắm giữ đạt hơn 1.233 tỷ đồng.
Nguồn: Forbes.© Vietnamdaily
Quay lại với bảng xếp hạng, ở vị trí dẫn đầu vẫn là ông Phạm Nhật Vượng khi sở hữu khối tài sản ròng có giá trị ước tính 4,6 tỷ USD, đồng thời cũng là người giàu thứ 586 trên thế giới. Tuy nhiên, khối tài sản của ông Vượng đã thấp hơn gần 2 tỷ USD so với cuối năm ngoái (năm 2022 tài sản ròng 6,2 tỷ USD).
Đứng ở các vị trí còn lại trong bảng xếp hạng năm nay bao gồm bà Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD – xếp hạng 1.318 trên toàn cầu); ông Trần Đình Long (1,8 tỷ USD – xếp hạng 1.637 trên toàn cầu); ông Trần Bá Dương gia đình (1,5 tỷ USD – xếp hạng 1.874 trên toàn cầu); ông Hồ Hùng Anh (1,5 tỷ USD – xếp hạng 1.876 trên toàn cầu) và ông Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỷ USD – xếp hạng 2.194 trên toàn cầu.
Tổng cộng, tài sản ròng của các tỷ phú USD Việt Nam đang sở hữu là 12,6 tỷ USD. So với danh sách công bố năm ngoái, tài sản ròng của các tỷ phú Việt đã "bốc hơi" khoảng 8,6 tỷ USD, tương đương giảm 38,7%.

QUẺ 64: HỎA THỦY VỊ TẾ

 

Dưới đây là lời giảng Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế theo sách "Kinh dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê

Hỏa Thủy Vị Tế

:|:|:| Hỏa Thủy Vị Tế (未濟 wèi jì)

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế, đồ hình :|:|:| còn gọi là quẻ Vị Tế (未濟 wei4 ji4), là quẻ thứ 64 trong Kinh Dịch.

* Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

* Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).

Giải nghĩa: Thất dã. Thất cách. Thất bát, mất, thất bại, dở dang, chưa xong, nửa chừng. Ưu trung vọng hỷ chi tượng: tượng trong cái lo có cái mừng.

Bình luận: Kinh Dịch kết thúc bằng quẻ Vị Tế (chưa xong việc) mà trước đó lại là quẻ Ký Tế (đã xong việc). Ý nghĩa của nó là mọi sự việc tưởng chừng như đã kết thúc nhưng thực ra thì không bao giờ kết thúc. Suy rộng ra thì vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Sự chuyển động, thay đổi nói chung là không có đầu mà cũng chẳng có cuối.

Kí tế là qua sông rồi, cũng rồi, nhưng theo luật thiên nhiên, không có lẽ nào hết hẳn được, hết mùa này đến mùa khác, hết thời này đến thời khác, hết lớp này đến lớp khác, sinh sinh hoá hoá hoài, cứ biến dịch vô cùng, cho nên tuy xong rồi nhưng vẫn là chưa hết, chưa cùng, do đó sau quẻ Kí tế tới quẻ Vị tế: chưa qua sông, chưa xong, chưa hết.

Thoán từ

未濟: 亨.小狐汔濟, 濡其尾, 无攸利.

Vị tế: Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kì vĩ, vô du lợi.

Dịch: chưa xong, chưa cùng: được hanh thông. Con chồn nhỏ sửa soạn vượt qua sông mà đã ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi cả.

Giảng: Quẻ này trái hẳn quẻ trên: lửa ở trên nước, nước và lửa không giao nhau, không giúp được nhau; cả 5 hào đều ở trái ngôi cả; dương ở vị âm, mà âm ở vị dương, cho nên gọi là vị tế: chưa xong.

Vị tế chứ không phải là bất tế, chưa qua sông được chứ không phải là không qua được, sẽ có thời qua được, lúc đó sẽ hanh thông. Thời đó là thời của hào 5, có đức nhu trung, biết thận trọng mà ở giữa quẻ Ly (thời văn minh). Vả lại tuy 5 hào đều trái ngôi, nhưng ứng viện nhau cương nhu giúp nhau mà nên việc: thêm một lẽ hanh thông nữa.

Thoán từ khuyên đừng nên như con chồn con, nóng nảy hấp tấp, mới sửa soạn qua sông mà đã làm ướt cái đuôi, không qua được nữa, không làm được việc gì lợi cả, không tiếp tục được đến cùng.

Đại tượng khuyên phải xem xét kỹ càng mà đặt người, vật vào chỗ thích đáng, thì mới nên việc, đừng đặt lửa ở trên nước chẳng hạn như quẻ này.

Hào từ

1. 初六: 濡其尾, 吝.

Sơ lục: nhu kì vĩ, lận.

Dịch: Hào 1, âm: để ướt cái đuôi, đáng ân hận.

Giảng: Âm nhu, tài kém, ở vào đầu thời Vị tế, mà lại bước chân vào chỗ hiểm (khảm), như con chồn sắp sửa qua sông mà đã làm ướt cái đuôi, không biết tính trước phải ân hận.

2. 九二: 曳其輪, 貞吉.

Cửu nhị: Duệ kì luân, trinh cát.

Dịch: Hào 2, dương: kéo lết bánh xe, giữ đạo trung chính thì tốt.

Giảng: dương cương là có tài, ở vị âm là bất chính, thấy hào 5 ở ngôi tôn, ứng với mình là âm nhu, có ý muốn lấn lướt 5, như vậy sẽ hỏng việc, cho nên hào từ khuyên nên giảm tính cương của mình đi (như kéo lết bánh xe, hãm bớt lại) và giữ đạo trung của mình (hào 2 đắc trung) thì tốt, vì hễ trung thì có thể chính được.

3. 六三: 未濟, 征凶, 利涉大川.

Lục tam: Vị tế: chinh hung, lợi thiệp đại xuyên.

Dịch: Hào 3, âm: chưa thành đâu, nếu cứ tiến hành thì bị hoạ, vượt qua sông lớn thì lợi.

Giảng: Âm nhu, vô tài, lại bất trung, bất chính, không làm nên việc đâu, nếu cứ tiến hành thì xấu. Nhưng đã cảnh cáo: tiến hành thì xấu mà sao lại bảo qua sông lớn thì lợi? Mâu thuẩn chăng? Vì vậy mà có người ngờ trước chữ lợi, thiếu chữ bất vượt qua sông lớn thì không lợi, mới phải.

Có thể giảng như vầy: xét về tài đức của 3 thì không nên tiến hành, nhưng xét về thời của 3: Ở cuối quẻ Khảm, là sắp có thoát hiểm, hơn nữa trên có hào 6 dương cương giúp cho, thì sắp có cơ hội vượt qua sông lớn được. Lúc đó sẽ có lợi.

4. 九四: 貞吉, 悔亡.震用伐鬼方, 三年. 有賞于大國.

Cửu tứ: trinh cát, hối vong. Chấn dụng phạt Quỉ Phương, tam niên. Hữu thưởng vu đại quốc.

Dịch: Hào 4, dương: giữ đạo chính thì tốt, hối hận mất đi. Phấn phát (Chấn) tinh thần, cổ vũ dũng khi mà đánh nước quỉ Phương, lâu ba năm, nhưng rồi được nước lớn thưởng cho.

Giảng: Có tài dương cương, mà ở vào thời thoát khỏi hiểm (nội quái Khảm), tiến lên cõi sáng của văn minh (ngoại quái Ly), trên có hào 5, âm , là ông vua tin vậy mình ,thì đáng lẽ tốt. Chỉ vì hào 4 này bất chính (dương ở vị âm) nên khuyên phải giữ đạo chính. Lại khuyên phải phấn phát tinh thần và kiên nhẫn mới làm được việc lớn cho xã hội, như việc đánh nước quỉ phương thời vua Cao Tôn (coi hào 3, quẻ Kí tế) ba năm mới thành công.

5. 六五: 貞,吉,无悔.君子之光有孚.吉.

Lục ngũ: trinh, cát, vô hối. Quân tử chi quang hữu phu, cát.

Dịch: Hào 5, âm: Có đức trung chính, tốt, không có lỗi. Đức văn minh của người quân tử do chí thành mà rực rỡ, tốt.

Giảng: Hào này âm ở vị dương là bất chính, nhưng vì âm nhu, đắc trung (trung còn tốt hơn chính) ở vào giữa ngoại quái Ly, là có đức văn minh rực rỡ, lại ứng với hào 2 đắc trung, dương cương ở dưới, nên hai lần được khen là tốt; lần đầu vì có đức trung, văn minh lần sau vì có lòng chí thành, hết lòng tin ở hào 2.

6. 上九: 有孚于飲酒, 无咎.濡其首, 有孚, 失是.

Thượng cữu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu

Nhu kì thủ, hữu phu, thất thị.

Dịch: Hào trên cùng, dương: tin tưởng chờ đợi như thong thả uống rượu chơi thì không lỗi, nếu quá tự tin mà chìm đắm trong rượu chè (ướt cái đầu) thì là bậy.

Giảng: Dương cương ở trên cùng quẻ là cương tới dùng cực, cũng ở cuối ngoại quái Ly là sáng đến cùng cực, đều là quá cả. Sắp hết thời Vị tế rồi, mà hào 4 và 5 đã làm được nhiều việc rồi, hào 6 này chỉ nên tự tín, lạc thiên an mệnh, vui thì uống rượu chơi mà chờ thời, như vậy không có lỗi. Nếu quá tự tín đến mức chìm đắm trong rượu chè (như con chồn ướt cái đầu), không biết tiết độ thì mất cái nghĩa, hoá bậy.

***

Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Kí tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tớt chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo Dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hy vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan.