Không chỉ cánh mày râu sợ 'nóc nhà' mà ngay cả công nghệ AI cũng có thể bẻ cong kết quả sai thành đúng.
Không chỉ khẳng định vợ luôn đúng, chatGPT còn có những lời khuyên cho những ai mơ lấy vợ giàu hay cách xử lý khi vợ chồng cãi nhau.
Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Không chỉ cánh mày râu sợ 'nóc nhà' mà ngay cả công nghệ AI cũng có thể bẻ cong kết quả sai thành đúng.
Không chỉ khẳng định vợ luôn đúng, chatGPT còn có những lời khuyên cho những ai mơ lấy vợ giàu hay cách xử lý khi vợ chồng cãi nhau.
'Tuổi chó, kute như con mèo, hiền như con hổ...', đó là cách chatGPT làm thơ để rủ bạn gái đi công viên chơi.
Trang sử mới của lịch sử Việt Nam được mở ra vào đầu thế kỷ thứ 10 khi mà các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã vững chắc, đoàn kết và có đủ sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước ta.
Quốc hiệu: Vạn Xuân
Sau khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên triều Ngô. Sau 28 năm trị vì, nhà Ngô bị tan rã dưới thời Ngô Xương Xí. Lúc này nước ta bị chia cắt thành 12 sứ quân. Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô năm 944, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
Quốc hiệu: Đại Cồ Việt
Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn được 12 sứ quân đã thống nhất đất nước và tạo nên nhà Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt, đóng kinh tại Hoa Lư. Sau khi vua Đinh và con trai trưởng bị ám hại năm 979 thì Đinh Toàn lên thay nhưng vì còn nhỏ tuổi nên gần như quyền lực nằm hết trong tay tướng quân Lê Hoàn.
Đinh Toàn mới lên 6 tuổi, được triều thần đưa lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo "Long Cổn" (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.
Quốc hiệu: Đại Cồ Việt
Trước tình hình nhà Tống lăm le xâm lược nên Thái hậu Dương Vân Nga đã hỗ trợ Lê Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê để lãnh đạo quân đội chống giặc ngoại xâm.
Sau 30 năm tồn tại triều Tiền Lê được trao cho vua Lê Ngoại Triều – người mang nhiều tiếng xấu trong sử sách (độc ác, bạo tàn, dâm đãng,..) thì vì quá ăn chơi bời trác táng quá Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế. Kết thúc triều Tiền Lê.
Quốc hiệu: Đại Cồ Việt/Đại Việt
Thời nhà Lý tồn tại lâu dài hơn 200 năm lịch sử, có nhiều thành tựu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Nho giáo, quân đội, nghệ thuật công trình kiến trúc,.. Trong triều đại này Phật giáo rất phát triển và được các vua Lý sùng bái. Đây cũng là triều đại duy nhất trong lịch sử có nữ hoàng lên ngôi trị vì – Lý Chiêu Hoàng trước khi nhường ngôi cho nhà Trần.
Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.
Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.
Quốc hiệu: Đại Việt
Trong 10 triều đại phong kiến Việt Nam thì thời nhà Trần là giai đoạn hùng mạnh nhất của lực lượng quân đội. Chúng ta đã chiến thắng nhiều lần xâm phạm của các giặc Nguyên, Mông Cổ nhờ đội binh tinh nhuệ và nhiều tướng tài dẫn dắt. Nổi tiếng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1289 đã phong Trần Quốc Tuấn là "Hưng Đạo đại vương". Cách gọi đầy đủ tước hiệu được phong là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn". Dân gian và đời sau gọi tắt là "Trần Hưng Đạo"
Quốc hiệu: Đại Ngu
Đây là Triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam khi chỉ tồn tại 7 năm. Cuối thời nhà Trần dưới thời vua Trần Nghệ Tông thì Hồ Quý Ly rất được vua trọng dụng. Dần về sau binh quyền lớn mạnh và lúc vua Trần Nghệ Tông mất thì ông bức vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và tuất ngôi vua, tự phong đế. Nhà Hồ từ đó được lập nên. Năm 1406 Nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chống trả nhưng thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly kết thúc 7 năm ngắn ngủi của Nhà Hồ.
(Thời Hâu trần: (1407 – 1414)7 năm với 2 đời Vua)
Thời kỳ Bắc thuộc: Sau khi chiếm được Đại Việt, quân Minh chia nước ta thành quận huyện để cai trị, chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, cuộc sống vô cùng cực khổ.
Quốc hiệu: Đại Việt
Đây là triều đại dài nhất trong lịch sử nước ta với 355 năm trị vì. Dưới thời Hậu Lê thì nước ta đã có nhiều phát triển từ quân sự, kinh tế, lãnh thổ. Nước ta đạt được nhiều sự thịnh vượng nhất. Trong triều đại phong kiến Hậu Lê trải qua 26 đời vua. Trong đó thời Lê sơ là 10 vị vua và thời nhà Lê Trung Hưng là 16 vị vua.
Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi - 1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua phải nhường ngôi, bắt Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi.
Quốc hiệu: Đại Việt
Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Cung Hoàng tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại này đánh đấu sự chia cắt thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều của nước ta. Trong đó triều Mạc nằm ở Bắc triều. Sau 66 năm tồn tại, đến thời vua Mạc Toàn chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê – Trịnh thất bại. Chấm dứt triều đại nhà Mạc.
Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 150 năm
Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong) và kết thúc khi nhà Tây Sơn lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.
Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nhà Nguyễn ở đàng trong đã mở rộng bờ cõi bằng việc diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi. Hai bên đều có những chúa cai trị giỏi nên ổn định được lãnh thổ suốt hơn 150 năm.
Quốc hiệu: Đại Việt
Anh em nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh hòng muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã 2 lần cấu kết giặc Xiêm và giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta.
Lúc này buộc Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung hoàng đế để đem quân lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, triều đình lục đục.. Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (Tàn dư của đàng trong) tiến ra chiếm được Thăng Long. Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu bị chém đầu.
Quốc hiệu: Việt Nam
Là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của nước ta. Vào thời nhà Nguyễn nước ta có phần lãnh thổ rộng lớn nhất. Vào 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố chấm dứt chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
VN-Index đi ngang gần tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng bất ngờ lao dốc chỉ trong vài phút nửa cuối phiên chiều, đóng cửa giảm 35 điểm.
Đồ thị của thị trường chứng khoán phiên hôm nay là một đường đi ngang kéo dài hết phiên sáng, sau đó là đà lao dốc thẳng đứng, biểu thị cho diễn biến bất ngờ đã diễn ra.
VN-Index mở cửa trên tham chiếu, nối dài đà phục hồi từ cuối phiên hôm qua. Tuy nhiên, lực mua không quá đột biến khi thị trường giao dịch quanh ngưỡng tâm lý 1.100 điểm. Trạng thái giằng co giữ cho chỉ số của sàn HoSE đi ngang đến trước giờ nghỉ trưa. Sang phiên chiều, thị trường tiếp tục giữ nhịp này cho tới trước 14h, rồi đột ngột lao dốc. Áp lực bán tăng dần rồi trở thành một đợt sóng bán tháo ồ ạt.
Lệnh thị trường (MP) - bán bằng mọi giá - được đẩy vào liên tục khiến nhiều cổ phiếu đột ngột giảm mạnh. Nhiều mã đang giao dịch gần tham chiếu bị ép về giá sàn. VN-Index cũng lao dốc thẳng đứng. Chỉ trong hơn 15 phút, chỉ số của sàn HoSE mất hơn 30 điểm, sắc đỏ bao trùm bảng điện.
Khác với những phiên trước khi dòng tiền bắt đáy được kích hoạt mỗi nhịp giảm sâu, đà bán tháo quá mạnh trong vài phút phiên hôm nay khiến nhà đầu tư lo ngại vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra. VN-Index, vì thế, chốt phiên ở mức thấp nhất, giảm hơn 35 điểm (3,17%) xuống 1.075,97 điểm. VN30-Index mất gần 37 điểm (3,29%), về dưới 1.090 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 3%, còn UPCOM-Index giảm hơn 1%.
Sắc đỏ chiếm áp đảo với 351 mã giảm trên HoSE, so với 89 mã tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 23/30 bluechip đóng cửa dưới tham chiếu.
Trong VN30, GVR giảm kịch sàn, SSI mất 6,7%, VPB, MSN, VHM, VRE thấp hơn tham chiếu gần 6%, STB, TPB, VIB giảm hơn 5%, các cổ phiếu ngân hàng khác giảm 3-4%. Ở chiều ngược lại, NVL, HDB, MWG, PDR chốt phiên trong sắc xanh. Trước đó, NVL và PDR có lúc tăng kịch trần trước khi thu hẹp trong nửa cuối phiên chiều.
Trong nhóm vốn hóa trung bình, diễn biến có phần tiêu cực hơn. Nhiều nhóm cổ phiếu chốt phiên ở trạng thái "trắng bảng bên mua". Các mã nhóm thép, xây dựng, chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp đều lao dốc.
Thanh khoản thị trường tăng cao với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 17.600 tỷ đồng, trong đó riêng nhóm VN30 giao dịch gần 7.200 tỷ. Khối ngoại giao dịch cân bằng với quy mô mua-bán quanh ngưỡng 1.500 tỷ đồng trên HoSE.
Thị trường xăng dầu vừa qua tái diễn bất ổn và theo các doanh nghiệp, cơ chế điều hành, nhất là ở khâu bán lẻ, đang chưa phù hợp.
Trong và sau Tết Nguyên đán lại ghi nhận tình trạng loạt cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm đóng, treo biển hết hàng. Trước những bất ổn này, nhà chức trách đã quyết định điều hành sớm hai ngày, vào tối 30/1, thay vì tới 1/2 theo quy định.
Sau tăng giá bán lẻ thêm gần 1.000 đồng ngày 30/1, chiết khấu - mức hoa hồng mà đầu mối, thương nhân phân phối cắt lại cho doanh nghiệp bán lẻ - có trở lại nhưng vẫn thấp, phập phù.
Tại các kho khu vực phía Bắc, mức chiết khấu với dầu diesel khoảng 700 đồng một lít, phía Nam 800-900 đồng. Chiết khấu của xăng chỉ 100-200 đồng mỗi lít. Theo các doanh nghiệp bán lẻ, mức này chưa đủ tiền vận chuyển hàng từ kho về cửa hàng (150-250 đồng một lít tuỳ khoảng cách kho tới cửa hàng). Nếu cộng các chi phí khác như vận hành cửa hàng, chi phí nhân công, hao hụt..., doanh nghiệp bán lẻ vẫn lỗ trên mỗi lít xăng bán ra.
Do đó, họ cho biết mức chiết khấu này chỉ giúp bán cầm chừng, không có lãi và tình trạng này tiếp tục, sẽ tái diễn cảnh thiếu hụt xăng dầu cục bộ như đợt trong Tết Nguyên đán.
Nguồn cơn dẫn tới những bất ổn của thị trường vừa qua được các doanh nghiệp bán lẻ giãi bày tại cuộc làm việc với đại diện Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 31/1. Theo họ, cơ chế điều hành, quản lý hiện nay chưa phù hợp, nhất là ở khâu bán lẻ, thậm chí có doanh nghiệp cho rằng mình "đang bị bỏ rơi, chèn ép".
Xăng dầu là mặt hàng bình ổn và kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp bán lẻ không được ngưng bán hàng, nếu dừng phải có lý do chính đáng, được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý. Không dưới hai lần làm đơn xin tạm ngừng bán nhưng đại diện một doanh nghiệp bán lẻ tại TP HCM sở hữu 8 cây xăng cho biết, họ không được cơ quan quản lý địa phương chấp thuận dù đã nêu lý do "quá thua lỗ, không thể kinh doanh tiếp".
Ông ví tình huống này của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu như ở vào "thế đường cùng", vì bán thì tiếp tục thua lỗ, còn đóng cửa thì bị cơ quan quản lý xử phạt. Doanh nghiệp buộc phải "cắt máu, cắt thịt" duy trì cửa hàng.
Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH Bội Ngọc (Trà Vinh) cho rằng, doanh nghiệp bán lẻ đang ở vào thế bất lợi, bị triệt tiêu cạnh tranh về chiết khấu, quan hệ giao dịch. Điều này dẫn tới hệ quả, họ bị lỗ kéo dài, thị trường đứt đoạn dù nguồn cung có thể không thiếu.
Ông phân tích, công thức tính giá cơ sở điều hành giá bán lẻ hiện nay gồm các chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, từ các đầu mối xuống các thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lẻ thì quy định chiết khấu lại khó kiểm soát. Đầu mối có thể đơn phương cắt chiết khấu, cũng với lý do bị lỗ.
Bất lợi của các doanh nghiệp bán lẻ, theo ông Giang Chấn Tây, là quy định các doanh nghiệp chỉ được lấy hàng từ một nguồn (đầu mối hoặc thương nhân phân phối), nên rủi ro khi nguồn cung ứng gặp trục trặc, bị bắt chẹt nếu muốn có hàng để lấy.
"Nhà phân phối muốn cho chiết khấu bao nhiêu thì cho, 100 đồng, 200 đồng hay 500 đồng, thậm chí 0 đồng là tuỳ ở họ, chúng tôi không được quyền đàm phán, xin thêm 5 đồng cũng không được. Không chấp nhận thì không lấy được hàng, không có hàng bán thì bị cơ quan chức năng xử phạt", ông Giang Chấn Tây nói.
Tình huống "dở khóc dở cười" được một đại diện doanh nghiệp xăng dầu tại Hà Giang kể, khi lực lượng chức năng đến kiểm tra bồn thực tế thấy không còn hàng, yêu cầu doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với nhà phân phối. Sau khi đàm phán qua điện thoại nhà phân phối đồng ý xuất kho một lô hàng với mức chiết khấu 0 đồng, doanh nghiệp đồng ý chuyển tiền ngay để lấy hàng. Nhưng sau khi lực lượng chức năng ra về, nhà phân phối gọi lại nói từ chối bán hàng, trả lại tiền.
"Họ chỉ đồng ý bán lúc có mặt lực lượng chức năng ở đó để qua mặt họ. Còn sau đó nếu muốn lấy hàng chúng tôi còn phải trả thêm khoản bên ngoài 200-700 đồng một lít, tuỳ thời điểm", đại diện doanh nghiệp này tiết lộ.
Điểm bất hợp lý nữa được các đơn vị bán lẻ nêu, là quy định với các thương nhân phân phối hiện nay, khi họ vừa được bán buôn, mua hàng từ nhiều đầu mối, lại vừa được tham gia bán lẻ. Khi thị trường bất ổn, quy định này dẫn tới tình trạng, khâu trung gian này "cắt" hết hoa hồng, chèn ép nhà bán lẻ.
Chưa kể, thương nhân phân phối được lấy từ nhiều nguồn đồng nghĩa các cửa hàng bán lẻ sở hữu của họ cũng bán từ nhiều nguồn. Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ khác chỉ được nhập hàng từ một nhà cung cấp. Thực tế này, theo các đơn vị bán lẻ, khiến họ bị thua thiệt, khi thị trường biến động nhà phân phối có vấn đề là nguồn hàng đứt gãy, xoay xở không kịp.
Từ những bất ổn này, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị, khi sửa Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu tới đây, cơ quan quản lý cần bỏ hoặc giảm số thương nhân phân phối để hạ chi phí trung gian. Nếu vẫn để loại hình thương nhân phân phối thì không cho các đơn vị này hoạt động bán lẻ, để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.
Ngoài ra, họ đề xuất ấn định mức chiết khấu cố định tối thiểu cho doanh nghiệp ở mức phù hợp. Tỷ lệ chiết khấu tối thiểu, theo ông Giang Chấn Tây, có thể là 5% hoặc ở mức tỷ lệ hợp lý theo tính toán của cơ quan chức năng, song cần thiết phải có để doanh nghiệp duy trì được hoạt động, được đối xử công bằng trong chuỗi cung ứng xăng dầu.
Đồng thời, doanh nghiệp bán lẻ cần được lấy hàng từ 3 nguồn thay vì chỉ một nguồn như hiện nay, để triệt tiêu sự độc quyền, đa dạng nguồn hàng và tránh bị động khi nguồn cung căng thẳng.
"Không thể để mãi cảnh doanh nghiệp bán lẻ lấy tiền nhà ra bù lỗ để bán xăng dầu phục vụ thị trường, hay những lúc thị trường gặp khó, chúng tôi còn phải trả thêm tiền cho các nhà phân phối ngoài giá mua để được lấy hàng", đại diện một doanh nghiệp tại phía Bắc nói.
Hiện thị trường xăng dầu có khoảng 17.000 cửa hàng, trong đó có 3.000 cửa hàng của hai doanh nghiệp Nhà nước, còn lại thuộc về các doanh nghiệp bán lẻ.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, kiêm Phó tổng thư ký VCCI cho rằng, những vấn đề, bất cập trên thị trường xăng dầu được các doanh nghiệp nêu không còn là chuyện của một vài đơn vị. Vai trò của hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tư nhân cung ứng cho thị trường ngày càng lớn, nên những quy định tới đây khi sửa đổi, theo ông, cần làm rõ vai trò của họ, đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho thị trường.
Thép Pomina tiếp tục lỗ thêm 460 tỷ quý IV, khiến lợi nhuận cả năm 2022 của doanh nghiệp này âm hơn 1.100 tỷ đồng.
Quý IV/2022, doanh thu của Công ty cổ phần Thép Pomina tiếp tục lao dốc, chỉ còn khoảng 1.800 tỷ đồng, kém hơn một nửa cùng kỳ năm 2021 và cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2010 của doanh nghiệp này. Do vậy, Pomina có quý kinh doanh dưới giá vốn thứ hai liên tiếp với khoản lỗ gộp hơn 240 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế kỳ này của Pomina âm hơn 461 tỷ đồng. Cũng như các doanh nghiệp cùng ngành thép, sóng gió ập đến với Pomina từ giữa năm ngoái khi công ty lỗ lần lượt 61 tỷ và 707 tỷ trong quý II và III. Luỹ kế cả năm 2022, doanh nghiệp thép này lỗ hơn 1.127 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 238 tỷ đồng.
Đến hết 31/12, nguồn vốn của Pomina giảm hơn gần 4.000 tỷ so với đầu năm, còn khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó, công ty này nợ hơn 8.500 tỷ, giảm gần 2.800 tỷ, vốn chủ sở hữu giảm gần 1.200 tỷ, còn hơn 2.500 tỷ đồng.
Trước Pomina, một loạt công ty thép cũng báo lỗ nặng. Ông lớn Hoà Phát lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý IV năm ngoái. Quý lỗ thứ hai liên tiếp khiến lợi nhuận cả năm của "vua thép" giảm hơn ba phần tư, từ mức hơn 34.580 tỷ đồng về còn khoảng 8.400 tỷ đồng.
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng báo lỗ hơn 410 tỷ đồng trong quý cuối năm. Luỹ kế cả năm, VNSteel lỗ hơn 820 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi gần 860 tỷ đồng. Đây là lần đầu công ty này lỗ kể từ năm 2014 và cũng là mức lớn nhất kể từ khi công bố thông tin vào năm 2011.
Tương tự, Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 450 tỷ đồng. Với hai quý lỗ liên tiếp, lợi nhuận doanh nghiệp này quay về mức âm sau 10 năm. Cả năm 2022, NKG lỗ 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi khoảng 2.225 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán VNDirect dự báo năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn trong bối cảnh nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022.
Theo VNDirect, về xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Nhưng nhìn chung, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm và có thể chỉ thực sự khởi sắc vào nửa cuối năm.
Tuy lãnh thổ Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nhưng khí hậu ở các vùng miền lại khác nhau, tùy khu vực khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới gió mùa hay nhiệt đới xavan. Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam vì thế cũng khác nhau theo từng khu vực.
Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho nhiều quá trình quan trọng diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Cường độ bức xạ mặt trờicó thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.
Bản đồ bức xạ mặt trời 2020 khu vực Đông Nam Á
Để tạo nên bản đồ bức xạ mặt trời, các nhà khoa học tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả này, họ ước tính lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vĩ độ với khí hậu tương tự. Dữ liệu bức xạ cho các hệ thống điện năng lượng mặt trời thường có đơn vị kilowatt-giờ trên mét vuông (kWh/m2).
Ở Việt Nam, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa rõ rệt, miền Trung và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, còn miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Do vậy, bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng khác nhau giữa các vùng. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là khoảng 5kWh/m2/ngày, còn ở các tỉnh miền Bắc là khoảng 4kWh/m2/ngày. Từ dưới vĩ tuyến 17, cường độ bức xạ mặt trời vừa cao vừa ổn định trong suốt cả năm, vào mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 20%. Nếu tính theo tổng số giờ nắng trong năm, ở miền Bắc có khoảng 1.500-1.700 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000-2.600 giờ.
Theo số liệu của bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam
Các tỉnh ở phía Bắc (từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên – Huế): Các vùng Tây Bắc (các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ ( các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ), mỗi năm có khoảng 2.000 – 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời cao hơn khoảng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Mặt trời chiếu gần như suốt quanh năm, kể cả những tháng trong mùa mưa. Ở khu vực này, nguồn bức xạ mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.
Bức xạ mặt trời theo từng khu vực nhỏ trong các vùng
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
Ở khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
như sau:
Có thể thấy tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam. Ở các tỉnh phía Bắc thì tổng lượng bức xạ mặt trời thấp hơn. Tổng cường độ bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.
Vùng | Giờ nắng trong năm | Cường độ bức xạ mặt trời (kWh/m2/ ngày) | Ứng dụng điện mặt trời |
Đông Bắc | 1.600 – 1.750 | 3,3 – 4,1 | Trung bình |
Tây Bắc | 1.750 – 1.800 | 4,1 – 4,9 | Trung bình |
Bắc Trung Bộ | 1.700 – 2.000 | 4,6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2.000 – 2.600 | 4,9 – 5,7 | Rất tốt |
Nam Bộ | 2.200 – 2.500 | 4,3 – 4,9 | Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1.700 – 2.500 | 4,6 | Tốt |
Cụ thể tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương như sau:
TT | Địa phương | Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm (đơn vị: MJ/m2/ngày) | |||||
1 7 | 2 8 | 3 9 | 4 10 | 5 11 | 6 12 | ||
1 | Cao Bằng | 8,21 18,81 | 8,72 19,11 | 10,43 17,60 | 12,70 13,57 | 16,81 11,27 | 17,56 9,37 |
2 | Móng Cái | 18,81 17,56 | 19,11 18,23 | 17,60 16,10 | 13,57 15,75 | 11,27 12,91 | 9,37 10,35 |
3 | Sơn La | 11,23 11,23 | 12,65 12,65 | 14,45 14,25 | 16,84 16,84 | 17,89 17,89 | 17,47 17,47 |
4 | Láng (Hà Nội) | 8,76 20,11 | 8,63 18,23 | 9,09 17,22 | 12,44 15,04 | 18,94 12,40 | 19,11 10,66 |
5 | Vinh | 8,88 21,79 | 8,13 16,39 | 9,34 15,92 | 14,50 13,16 | 20,03 10,22 | 19,78 9,01 |
6 | Đà Nẵng | 12,44 22,84 | 14,87 20,78 | 18,02 17,93 | 20,28 14,29 | 22,17 10,43 | 21,04 8,47 |
7 | Cần Thơ | 17,51 16,68 | 20,07 15,29 | 20,95 16,38 | 20,88 15,54 | 16,72 15,25 | 15,00 16,38 |
8 | Đà Lạt | 16,68 18,94 | 15,29 16,51 | 16,38 15,00 | 15,54 14,87 | 15,25 15,75 | 16,38 10,07 |
Từ bảng trên có thể thấy lượng tổng cường độ bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Các tháng có nhiều nắng, tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.
Lượng bức xạ mặt trời tại Việt Nam là một yếu tố quyết định sản lượng điện mặt trời. Từ bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể thấy, khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam, lượng bức xạ mặt trời vào mùa mưa tuy thấp hơn mùa khô một chút nhưng nhìn chung ở mức ổn định. Ở khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa Hạ và mùa Thu tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân chỉ còn khoảng 40-60%. Tuy nhiên, sử dụng điện trong các hộ gia đình vào hai mùa này cũng ít hơn nhiều so với 2 mùa nóng (vì sử dụng thiết bị làm mát).
Dự án lắp đặt điện mặt trời tại Dầu Tiếng do Vũ Phong Energy thi công một phần.
Tại khu vực Hà Nội lượng cường độ bức xạ và tổng xạ không hề nhỏ, lắp đặt điện mặt trời hòa lưới là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc, nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…
Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, tiềm năng điện mặt trời tốt nhất với số giờ nắng trong năm và tổng lượng bức xạ mặt trời rất cao. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt.
Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn (có thể xem như vô tận). Điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển, được kỳ vọng sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Dựa vào bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể thấy rõ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở trong từng khu vực cụ thể, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất.
Vũ Phong Energy
Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy hỗ trợ.
Vũ Phong Energy là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.
Việc lắp đặt điện mặt trời đảm bảo kỹ thuật sẽ mang lại an toàn cho người sử dụng