Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Đặc sản Nem nướng Liên chung

Nem nướng là một món ăn truyền thống gắn liền với đặc trưng vùng miền và cuộc sống bao đời của người dân vùng đất Liên Chung. Đây là sản vật đã có tuổi đời ngót nghét cả thế kỷ được hình thành, lưu truyền từ đời này qua đời khác, cha truyền con nối gìn giữ, vun đúc bí quyết làm nghề còn mãi theo thời gian. Để ngày nay chúng ta có có hội được thưởng thức một món ăn độc đáo hiếm nơi nào có được tuy đơn giản nhưng tinh tế, vị nhẹ nhàng mà đầy sức hấp dẫn


Nem nướng Liên Chung – Bắc Giang

 Bắc Giang có rất nhiều những món ăn đặc sản nổi tiếng đã đi vào câu ca như: Bún Đa Mai, Vai làng Đò, giò làng Thương, tương làng Bún.

Trong đó có 1 món ăn không thể thiếu trong dịp lễ tết đó chính là “nem nướng Liên Chung”.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng theo chân chương trình “Nét đẹp dân gian để khám phá món ăn này.

Bà Nguyễn Thị Khiết xã Liên Chung khi được hỏi về món nem nướng này đã ngâm một câu thơ: “Ẩm thực nổi tiếng nem chua/ Nông sản hành, tỏi bán mua chợ nhà”

Ông Nguyễn Đắc Diệm người dẫn xã cho biết: “Món nem này có từ đời Hậu Lê các cụ truyền lại”

 Bà Nguyễn Thị Hòa – xã Liên Chung chia sẻ: “Mở ra ăn là nó có vị chát của lá sung, mùi thơm của thính và có độ dai giòn của thịt, ăn nó ngọt và có vị chát chát rất là ngon”.

Trong chương trình, chúng ta hãy cùng theo chân ông Nguyễn Thế Hạt một người dân là làm món nem này lâu đời ở Bắc Giang đi chợ để mua những nguyên liệu làm món nem này nhé!

Theo như chia sẻ của chú Hạt với chương trình, để làm nem sẽ xử dụng thịt lợn vai và thịt lợn mông vì thịt này nạc nhiều còn mỡ ít.

Để làm được món nem nên chọn mua thịt lợn vai và lợn mông để tránh bị nhiều mỡ 

Sau khi đi chợ xong thì chú Hạt chặt 1 tàu lá chuối để mang về gói nem.

Cách làm nem nướng tại nhà ngon nhất với công thức chuẩn

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm nem nướng tại nhà ngon nhất. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến 6 bước thực hiện (cả phần nước chấm) chắc chắn cả gia đình sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời ngày cuối tuần hoặc chiêu đãi bạn bè.

Nem nướng
Nem nướng

Nem nướng là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, thường được phục vụ vào các bữa xế chiều và có thể ăn thay cơm. Nhắc đến nem nướng, nhiều người sẽ khó mường tượng vì chúng có rất nhiều loại khác nhau: nem nướng cây sả, nem lụi, nem nướng Ninh Hòa, nem nướng kiểu Thái, nem nướng miền Tây… nhưng đều có điểm chung là thịt heo xay trộn với các gia vị rồi đem nướng, khác nhau một chút ở gia vị và cách làm mà thôi.

Ngoài ra, nem nướng cũng là tên gọi của món nem chua Thanh Hóa sau khi nướng lên, tuy nhiên nem Thanh Hóa là loại nem chua được làm từ thịt sống và bì lên men.

Nem nướng không chỉ có hương vị thơm ngon mà hình thức cũng rất hấp dẫn. Thịt heo được xay nhuyễn rồi trộn với đủ thứ gia vị, sau đó viên tròn rồi xiên thành từng xâu. Khi nướng lên, những xâu nem nóng hổi, thơm lừng với vị ngon ngọt đậm đà, ăn với cơm, bún, bánh cuốn, bánh hỏi, bánh mì hay làm đồ nhậu đều rất ngon. Đặc biệt, với hình dáng xinh xắn, thu hút, nem nướng còn là món ăn yêu thích của các em nhỏ.

Cách làm nem nướng tuy không khó nhưng hơi tốn thời gian một chút, bạn có thể làm vào cuối tuần để thay đổi khẩu vị. Những xâu nem nướng thơm lừng, ngầy ngậy sẽ khiến các thành viên trong gia đình bạn khen mãi không thôi.

Phần nguyên liệu cho món ăn này sẽ hơi nhiều 1 chút. Bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ để món ăn đạt chuẩn hương vị nhé.

Nguyên liệu làm nem nướng

  • Thịt heo xay: 500g
  • Bột nem nướng: 3 muỗng canh
  • Hạt tiêu giã đôi: 1 muỗng cà phê
  • Hạt tiêu bột: 1/2 muỗng cà phê
  • Bột nở: 1 muỗng cà phê
  • Nước mắm ngon: 2 muỗng canh
  • Đường cát trắng: 1 muỗng canh
  • Nước lạnh: 3 muỗng canh

Nguyên liệu cho nước chấm

  • Sốt Hoisin Sauce: 2 muỗng
  • Đậu phộng rang giã nhỏ: 1 muỗng canh
  • Đường cát trắng: 2 muỗng canh
  • Ớt băm: 1 muỗng cà phê
  • Tỏi băm: 1 muỗng canh
  • Bơ đậu phộng: 2 muỗng canh
  • Nước lạnh: 200ml

Các nguyên liệu ăn kèm:

  • Bún tươi: 1kg
  • Rau xà lách, các loại rau thơm
  • Dưa leo: 2 trái
  • Bánh tráng cuốn: 1 tệp
  • Đâu phộng rang giã nhỏ: 2 muỗng canh
  • Hành lá: 1 bó nhỏ


Các nguyên liệu chính dùng để làm nem nướng

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu

Bạn có thể mua thịt xay ngoài chợ nhưng tốt nhất là nên mua thịt miếng rồi về nhà tự làm. Chọn những miếng thịt tươi ngon, mới mổ, tỉ lệ nạc mỡ hài hòa, nếu nhiều mỡ nem sẽ rất ngán, ít mỡ nem lại bị khô và khi nướng nhanh bị cháy.

Thịt mua về rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi đem xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn.

Sốt Hoisin còn được gọi là sốt hải sản hoặc tương hải sản, là một trong các loại nước chấm hải sản phổ biến ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có nước sốt như Hoisin nhưng công thức và thành phần khác nhau, đó là tương đen hoặc tương xay. Bạn có thể mua sốt Hoisin tại các siêu thị hoặc đại lý tạp hóa lớn để sử dụng.


Sốt Hoisin Sauce có thể mua ở siêu thị hoặc đại lý tạp hóa

Các bước làm nem nướng

Bước 1. Sơ chế rau và các nguyên liệu phụ

Rau thơm, xà lách nhặt gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.

Dưa leo rửa sạch, ngâm nước muối, để chung vào rổ rau, khi nào ăn thì cắt miếng mỏng.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, vẩy thật ráo nước rồi thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho hành lá thái nhỏ vào đảo qua rồi tắt bếp, múc ra chén để riêng. Như vậy là bạn đã có phần mỡ hành để ăn cùng với nem nướng.

Bước 2. Quết thịt và ướp gia vị

Phần thịt xay bạn cho vào một cái âu, dùng chày giã thêm khoảng 10 phút cho thịt dai, làm như vậy khi ăn nem sẽ ngon hơn.


Giã thịt bằng tay sẽ giúp thịt dai và nem ăn ngon hơn

Cho các gia vị phần làm nem đã chuẩn bị bên trên vào âu, bao gồm: bột nem nướng, hạt tiêu giã đôi, hạt tiêu bột, bột nở, nước mắm và nước lạnh.

Đeo bao tay rồi dùng tay trộn đều để thịt thấm gia vị. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu lại, cho vào trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2 – 3 tiếng để thịt cứng hơn.


Cho gia vị vào trộn đều rồi mới ướp trong tủ lạnh

Bước 3.Tạo hình nem

Sau 2 – 3 tiếng ướp gia vị, bạn lấy thịt ra ngoài để viên tròn.  Chuẩn bị khay nướng sạch, lót một lớp giấy bạc lên trên.

Đầu tiên, bạn đổ khoảng 1 muỗng canh dầu ăn ra chén, lấy chút dầu thoa vào lòng bàn tay để viên thịt. Dùng muỗng múc từng chút thịt cho vào lòng bàn tay, viên lại thành từng viên nhỏ bằng quả trứng cút rồi xiên vào cây xiên thịt, cứ 5 viên/cây. Làm xong thì xếp lên khay có lót sẵn giấy bạc. Làm lần lượt cho đến khi hết thịt.


Cứ trung bình 5 viên thịt/xâu

Lưu ý khi viên thịt:

Trong khi viên phải thường xuyên thoa dầu ăn vào lòng bàn tay để chống dính, kể cả có đeo bao tay nilong cũng phải làm như vậy. Viên thịt thành các viên có kích thước bằng nhau.

Ngoài cách viên tròn, bạn có thể vò thịt thành những khối dài như ngoài tiệm rồi đâm cây xiên qua cũng được.


Bạn có thể biến tấu hình dáng của nem

Bước 4. Nướng nem

Bạn có thể nướng nem bằng lò nướng hoặc bếp than cũng được, tuy nhiên nếu nướng bằng bếp than thì nem sẽ có hương vị thơm ngon nhất.

Nướng bằng bếp than:

Bạn chuẩn bị bếp than hoa, đặt từng xâu thịt lên trên vỉ nướng, trong suốt quá trình nướng, bạn thường xuyên lật thịt để đảm bảo nem chín đều các mặt, không bị khô hoặc cháy.

Lưu ý là không nên nướng áp lửa vì có thể khiến nem cháy khét bên ngoài mà lại sống bên trong. Nướng đến khi nem chuyển màu và có mùi thơm hấp dẫn là được.

Nướng bằng lò nướng:

Nếu không tiện nướng bằng bếp than thì nướng nem bằng lò nướng cũng rất ngon! Bật lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 250 độ C, đặt khay thịt vào ngăn giữa lò nướng, nướng trong khoảng 20 – 25 phút cho đến khi nem chuyển qua màu đỏ và hơi cháy cạnh là đã chín.

 Lấy nem ra đĩa.

Bước 5. Cách làm tương đậu phộng ăn nem nướng

Bắc chảo lên bếp với 1 muỗng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm rồi đổ nước vào nấu sôi. Tiếp đó, bạn cho các gia vị phần nước sốt vào, bao gồm: bơ đậu phộng, sốt Hoisin Sauce và đường. Khuấy đều và nấu sôi với lửa nhỏ trong khoảng 5 – 7 phút, khi thấy nước sốt có độ sánh vừa phải thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.


Đổ nước sốt ra chén, cho đậu phộng rang và ớt băm lên trên.

Bước 6. Trình bày và thưởng thức

Xếp xà lách, rau thơm, bún, dưa leo vào một cái đĩa lớn, xếp nem lên bún, rưới thêm mỡ hành và đậu phộng rang lên trên. Đặt chén nước sốt bên cạnh rồi thưởng thức.


Xếp nem với các nguyên liệu khác rồi thưởng thức


Còn đây là thành phẩm nem nướng khi được vò thành cây dài

Nem nướng ăn lúc còn nóng là ngon nhất, thịt thơm và có vị ngọt đặc biệt. Ngoài bún, bạn có thể dọn nem ăn với cơm, kết hợp với bánh hỏi, bánh cuốn, bánh mì hoặc làm đồ nhậu. Nem nướng ăn với nước mắm chua ngọt, tương hay nước tương pha tỏi ớt cũng đều rất ngon.

Yêu cầu thành phẩm món nem nướng

  • Các xâu nem nướng có kích thước đồng đều, nem có màu đỏ hơi xém, mùi thơm hấp dẫn.
  • Nem có độ kết dính tốt, không bị khô hay bở.
  • Khi ăn, nem có vị ngon ngọt đậm đà, có chút dai dai của bột nở ăn rất thích, càng ăn càng cảm thấy cuốn theo hương vị này.

Chúc các bạn thực hiện thành công cách làm nem nướng và có những bữa ăn ngon miệng!

Liên hệ; 0979766122

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Người nuôi heo lỗ nặng khi giá về 50.000 đồng một kg

 Các hộ nuôi heo ở miền Nam cho biết đang bị lỗ từ 50-500 triệu đồng khi giá heo hơi về mốc 50.000 đồng một kg.

Đầu tháng 1, không khí gia đình ông Du làm nghề chăn nuôi heo tại thị xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang khá ảm đạm khi giá heo hơi giảm mạnh, nỗi lo thua lỗ cận kề.

Ông Du cho biết đang nuôi 120 con heo, bao nhiêu vốn liếng đổ dồn vào tiền mua thức ăn, thuốc phòng bệnh, nhân công. Tất cả đều trông đợi vào đợt xả chuồng cao điểm Tết bán kiếm lời, trang trải chi phí.

Nhưng ông nhẩm tính, với giá heo hơi được thương lái báo những ngày qua xuống mức 50.000 đồng một kg, nếu bán lúc này sẽ bị lỗ một triệu đồng mỗi con, tương đương tổng mức lỗ 120 triệu đồng cả đàn. "Nếu giữ chờ tăng giá thì sợ rủi ro tăng chi phí, trong khi không dám chắc qua mùa cao điểm hoặc sát Tết, tình hình có cải thiện hay không", ông Du chia sẻ.

Trang trại nuôi heo tại Gia Lai. Ảnh: Thi Hà

Một trang trại nuôi heo tại Gia Lai. Ảnh: Thi Hà

Cách chuồng trại của ông Du 3 km, bà Liễu - người đang nuôi đàn heo 500 con - cũng đứng ngồi không yên vì giá heo hơi giảm ngay đợt cao điểm chuẩn bị xuất chuồng mùa Tết. Bà Liễu cho biết, chi phí đầu tư cho đàn heo rất cao, quy mô đàn lớn có thể tiết kiệm chi phí so với đàn nhỏ, nhưng rủi ro lại nhiều hơn vì vốn lớn.

Theo đó, chi phí chuồng trại, thức ăn, tiền heo giống, nhân công, vaccine và thuốc phòng bệnh đến những phí tổn khác, chưa kể tỷ lệ heo chết trong quá trình nuôi, khiến tiền vốn lên đến hàng tỷ đồng. Vốn nặng, chi phí nuôi tăng 10-15% so với cùng kỳ 2021 nhưng giá heo hơi đến kỳ xuất chuồng chỉ 50.000 đồng một kg, giảm 20% so với cách đây hai tháng.

Bà Liễu ước tính bị lỗ gần 900.000 đồng một con, tương đương mức lỗ 450 triệu đồng cho lứa heo Tết. "Tôi phải kết hợp bán sỉ cho thương lái và giao thịt heo lẻ cho các điểm nhà hàng, quán ăn, sạp chợ để giảm thiểu thua lỗ", bà Liễu nói và cho hay có thể năm sau gia đình phải thu hẹp đàn xuống vì mất vốn.

Không chỉ ở Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, nhiều người nuôi tại Long An, Đồng Nai cũng lỗ nặng. Ông An - người nuôi kiêm thương lái thu mua heo ở Đồng Nai - cho biết lần này gia đình ông lỗ gần 200 triệu đồng vì giá heo hơi xuống quá thấp.

"Hiện giá thành chăn nuôi một con heo đang là 60.000 đồng một kg trong khi giá bán ra 50.000 đồng. Tôi cố gắng mua với giá tốt nhất cho nông dân nhưng với tình hình này, hầu hết hộ chăn nuôi đều chịu mức lỗ từ 50-200 triệu đồng, tùy quy mô", ông An nói.

Theo ông An, hiện, sức tiêu thụ trên thị trường rất chậm, giá có thể tiếp tục điều chỉnh theo nhu cầu thị trường nên năm nay ông sẽ ngừng thu mua sớm hơn so với mọi năm 10 ngày trước Tết.

Là doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi heo lớn nhất cả nước - ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi C.P VN - cũng nhìn nhận giá heo giảm khiến lợi nhuận các doanh nghiệp chăn nuôi không đáng kể và buộc phải cân đối cũng như thắt chặt chi phí sao cho hợp lý.

Lý giải thêm về việc giá heo lao dốc mạnh, ông Huy cho rằng do nguồn cung trên thị trường tăng cao. Đặc biệt, so với mọi năm, thị trường xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này khiến tổng đàn heo trên thị trường tăng mạnh nhất trong 5 năm qua.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết theo số liệu thống kê, tổng đàn heo cả nước đạt gần 31,5 triệu con, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, nguồn cung heo trên thị trường khá dồi dào.

Ngoài ra, tình hình dịch tễ đang khá phức tạp, heo bị dịch bệnh chết tăng cao khiến nguồn heo dưới tiêu chuẩn (60-70 kg một con) "đổ" ra thị trường lớn cũng khiến giá heo giảm.

Song song đó, thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc dù đang có nhu cầu cao, các nhà làm chính sách của Việt Nam vẫn chọn cách đóng cửa để giữ giá, tránh tăng cao điểm Tết nguyên đán nên đầu ra chăn nuôi heo bị chững lại, giá đi xuống.

Miền Bắc rét đậm dịp Tết Nguyên đán

 Không khí lạnh sẽ ảnh hưởng miền Bắc từ ngày 15/1 đến 29/1 (từ 24 tháng chạp đến mùng 8 tháng giêng) gây rét đậm, trung bình ngày từ 15 độ C trở xuống.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết từ ngày 15 đến 18/1 (24-27 tháng chạp) khi không khí lạnh mạnh bắt đầu tràn xuống miền Bắc, trời nhiều mây, mưa nhỏ, rét đậm ở vùng núi và trung du.

Từ ngày 19 đến 24/1 (28 tháng chạp đến mùng 3 Tết), miền Bắc nằm sâu trong khối không khí lạnh, vùng núi duy trì rét đậm, Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ mưa phùn. Dự báo nhiệt độ trung bình ngày ở Hà Nội khoảng 15-17 độ C, vùng núi 10-15 độ C.

Từ ngày 25 đến 29/1 (mùng 4-8 tháng giêng), không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc mưa nhỏ, vùng núi rét đậm, có nơi rét hại, trung bình ngày 15-13 độ C trở xuống.

Người dân Hà Nội đốt sưởi trong đợt rét tháng 12/2022. Ảnh: Gia Chính

Người dân Hà Nội đốt sưởi trong đợt rét tháng 12/2022. Ảnh: Gia Chính

Trang Accuweather của Mỹ nhận định, Hà Nội sẽ xuống thấp nhất 9-10 độ vào ngày 16-18/1 (25-28 tháng chạp), cao nhất chỉ 14 độ C; ngày 19-22/1 tăng lên 12-24 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) ngày 25-28 tháng chạp rét 3-9 độ, những ngày Tết nhích lên 5-10 độ C.

Miền Trung dự báo chịu ảnh hưởng của không khí lạnh trong dịp Tết Nguyên đán 2023, trời mưa rào rải rác. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra nhiệt độ cao nhất dưới 24 độ; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi cao nhất dưới 27 độ; Bình Định - Bình Thuận cao nhất dưới 31 độ C.

Tây Nguyên và Nam Bộ trước Tết nhiệt độ xu hướng tăng dần, mưa trái mùa giảm dần. Những ngày nghỉ Tết do phần nào chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ hai khu vực này sẽ không quá cao, khoảng 29-32 độ C.

Dự báo xa, các tháng đầu năm 2023 nền nhiệt có xu hướng xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, các tháng cuối năm cao hơn. Nắng nóng năm nay sẽ nhiều và gay gắt hơn so với năm 2022. Các đợt nắng nóng chủ yếu từ tháng 4 đến 8 tại Bắc Bộ và Trung Bộ.


Táo Ngày Rằm Tháng Chạp l Núi Đồi Lục Ngạn

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

3 món trong mâm cỗ Tết giúp giữ dáng

 Rau củ, thịt bò và ức gà là món ăn trong mâm cỗ Tết chứa nhiều chất xơ, protein, ít chất béo, giúp hạn chế tăng cân mà vẫn đảm bảo dưỡng chất.

Ngày 5/1, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), cho biết ăn uống thế nào trong dịp Tết để không bị tăng cân là trăn trở của nhiều người. Nhất là tần suất các buổi tiệc tất niên, tân niên, họp mặt trở nên dày đặc trong dịp này.

Theo bác sĩ Hưng, nguyên tắc căn bản nhất là mọi người cần nắm cơ bản lượng calo một số món ăn, thức uống phổ biến trong mâm cỗ Tết, từ đó có cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Người trưởng thành, nếu không có ý định giảm hay tăng cân thì năng lượng cần trong một ngày là 2.000 calo, chia ba bữa, trung bình 667 calo một bữa. Trong khi đó, mâm cỗ Tết hay các bữa liên hoan tất niên thường có cơm trắng hoặc xôi, bánh chưng - nhóm tinh bột chứa nhiều calo.

Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, mỗi miếng cung cấp 204 calo, tương đương một bát cơm trắng (180-200 calo). Một bát xôi (1/5 đĩa) chứa khoảng 130 calo. Vì vậy, dù bạn ăn một miếng bánh chưng nhỏ cũng cung cấp lượng calo khá nhiều, tốt nhất nên hạn chế nhóm thực phẩm này, theo tiến sĩ Hưng.

Thay vào đó, ba món nên tiêu thụ là rau củ, thịt bò và ức gà. Rau xanh là nhóm thực phẩm tương đối ít calo, giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

"Với thịt bò, nhiều người lầm tưởng chứa nhiều năng lượng và calo, thực tế không phải. Cứ 100 g thịt bò có 20 g protein. Axit amin thiết yếu trong protein của thịt bò tương đối nhiều, trong khi hàm lượng chất béo và cholesterol lại tương đối thấp. Vì vậy, thịt bò thích hợp cho người muốn giảm cân lấy lại vóc dáng", ông Hưng cho biết.

Bên cạnh đó, ức gà là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người muốn giảm cân bổ sung vào thực đơn. Món ăn này giúp cơ thể no nhanh và lâu hơn. Protein trong lườn gà thúc đẩy giảm béo toàn thân và mỡ bụng, đồng thời tăng cường khối lượng cơ nạc, tiêu hao năng lượng.

Ngoài ra, mọi người nên ăn vừa phải thịt đông, nem rán, giò. Nếu ăn, bạn có thể sử dụng kèm dưa chua, dưa hành, dưa cải muối, kim chi (lượng vừa phải) giúp cơ thể tiêu hóa thịt dễ dàng hơn.

Giò cũng chứa nhiều chất béo, tinh bột, natri béo hay chất đạm, chỉ nên ăn ở lượng cho phép, khoảng từ 100-300 g một ngày và không nên ăn liên tục, kéo dài để kiểm soát năng lượng vào cơ thể.

Hạn chế tối đa các loại bánh, mứt, kẹo Tết, nước ngọt có ga... vì các sản phẩm này chứa nhiều đường, là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân.

Mâm cỗ truyền thống Bắc Bộ. Ảnh: Nguyễn Phương Hải

Mâm cỗ truyền thống Bắc Bộ. Ảnh: Nguyễn Phương Hải

Mặt khác, trong dịp Tết, mọi người nghỉ ngơi nhiều hơn, giảm thời lượng làm việc và lao động chân tay. Lúc này, nhu cầu năng lượng về cơ bản ít hơn so với ngày thường. Vì vậy, bạn cần dành ra 30-60 phút luyện tập mỗi ngày để tiêu hao bớt năng lượng.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Nem nướng Liên Chung- Đặc sản quê hương Bắc Giang

Nem nướng

Trời mưa như thế này, ngồi bên bếp lò, nhìn nem nướng vàng ươm, hít hà mùi thơm từ sả, từ tỏi, mở chảy xuống cháy xèo xèo nghe vui tai. Tất cả giác quan như được mở nhờ món ngon nhà làm, còn gì bằng cơ chứ.
Nhi xin hướng dẫn các bạn cách làm Nem nướng, hi vọng các bạn sẽ làm nó để mọi người trong gia đình cùng thưởng thức nhé:
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò
- 200g thịt heo
- 100 g mỡ heo
- 500g giò sống
- 2 muỗng canh hành khô
- 1,5 muỗng canh tỏi
- đường
- dầu hào, nước mắm
- tiêu ( nếu nhà có em nhỏ nên bỏ qua tiêu nhé)
- 10 nhánh sả.
Cách làm:
- cắt hạt lựu mỡ heo, ướp nửa muỗng cf đường, trộn đều để nghỉ 20 phút (mục đích cho mỡ trong lại và khi nướng sẽ ít bị ngấy hơn)
- trong lúc đó, băm nhuyễn thịt bò và heo chung với nhau.
- băm nhuyễn tỏi và hành khô.
- cho các nguyên liêu vào chung 1 tô to: giò sống, mỡ heo, thịt bò, heo băm nhuyễn. 1,5 muỗng canh tỏi bằm, 2 muỗng canh hành khô bằm. 3 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước mắm, 2/3 muỗng canh đường. Nửa muỗng cf tiêu. Đeo bao tay nilong vào bóp trộn đều các nguyên liệu trên. Để thịt nghỉ 30 phút.
- trong lúc đó, rửa sạch sả, bỏ bớt lớp vỏ ngoài. Cắt bỏ lá xanh bên trên. Cắt đôi nhánh sả. 10 nhánh cắt đôi sẽ được 20 que. Nếu củ sả hơi to nên cắt bớt vỏ bên ngoai, để lúc cuộn thịt ko quá to, nhìn đẹp mắt hơn.
- đeo bao tay nilong, thoa ít dầu ăn lên trên để chống dính, lấy lượng thịt vừa đủ bọc đều xung quanh que sả, cứ thế làm tới khi hết thịt (không nên làm ít thịt quá, nem khi nướng dễ bị khô). Lượng thịt trên làm được 20 que nem nướng. Nếu hết sả nhưng vẫn còn thịt có thể dùng thay bằng que xiên hoặc đũa.
- vặn lò 220 độ trước 10 phút. Sau đó sắp đều các que nem nướng lên trên. Nướng 25-30 phút ở nhiệt độ 220 độ. Sau đó trở mặt nướng 10-15 phút 250 độ. Để lò chế độ 2 lửa đối lưu, lót khay đen bên dưới để hứng nước mỡ chảy nhé.
- Ta...ra...thế là xong. Thành phẩm sẽ có màu hơi vàng, không bị khô vì có mỡ đường, nhưng hoàn toàn ko ngấy. Độ mặn và ngọt rất vừa nên có thể ko chấm hoặc chấm với tương ớt. Ăn với cơm nóng hoặc cuộn rau sống bánh hỏi nhé cả nhà. Chu choa...chưa gì thấy chải nước miếng rồi
Một số lưu ý:
- giò sống mua loại người ta đã ướp sẵn. Nên các bạn mua nên hỏi người bán giò sống đã ướp chưa. Vì giò sống đã có gia vị, nên khi ướp các bạn nên chú ý, không nên ướp quá mặn mình không chữa cháy đc nhé. Ướp nhạt để có gì còn chấm nhé các bạn. Tuỳ theo khẩu vị của gia đình có thể tăng giảm mặn ngọt trong công thức. Nấu ăn ko hề có một công thức chuẩn nào hết nên có thể thêm tỏi và thêm hành nếu thích.
- nên dùng sả làm que, vì lúc nướng nước sả sẽ chảy ra và thấm vào thịt làm tăng thêm phần thơm ngon của món ăn.
- nên nướng thay vì áp chảo. Có thể nướng than nhưng ko được trở mặt nhiều, trở nhiều sẽ làm thịt khô.
- muỗng canh ở trên Nhi nói tức là loại muỗng ăn cơm nhé mọi người. Còn muỗng cà phê là loại muỗng nhỏ hơn dùng để uống cà phê
- nhiệt độ lò của mỗi nhà sẽ mỗi khác, nhiều khi ko đúng nên mọi người lưu ý cũng nên canh nem nhé. Ko để nem quá cháy nhé.
Cuối cùng là chúc các bạn thành công nhé.

NEM NƯỚNG LIÊN CHUNG - ĐỀN DÀNH - TÂN YÊN - BẮC GIANG

Đặc sản nem nướng Liên Chung ở Bắc Giang

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần 2 | VTC Now

NHỮNG TỈNH THÀNH NÀO SẼ BỊ SÁP NHẬP TRONG NĂM 2023, NHỮNG LẦN CHIA TÁCH - SÁP NHẬP TRƯỚC ĐÂY?

BẮC GIANG - TOÀN CẢNH VÙNG ĐẤT PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT CẢ NƯỚC và NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG

Thăm cơ sở sản xuất Rượu men lá Như Bảo - Sơn Động| Bắc giang du ký

Hành trình "kê nồi" nấu rượu men lá xuất ngoại của một phụ nữ Tày | VTC16

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang Giai đoạn 2021-2026

Trải qua các thời kỳ lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng yếu tố con người, xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong các khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời, đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và hội nhập quốc tế”.

Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Tỉnh ủy Bắc Giang (khóa XIX) ban hành Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 09 tháng 6 năm 2021 về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Sau 05 năm thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU, nguồn nhân lực của tỉnh có sự phát triển cao hơn một bước, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông luôn được chú trọng nhằm đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao cung ứng cho thị trường lao động trong tỉnh; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề đã có những cải tiến trong hoạt động tuyển sinh với nhiều cách thức triển khai đa dạng … Tuy nhiên, nhìn vào hiệu quả ở từng lĩnh vực, công việc cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong cuộc cách mạng Công nghệ 4.0, nhân lực lao động có tay nghề cao chưa nhiều, nhân lực chất lượng cao còn thiếu, thiếu chuyên gia, nhà khoa học, thiếu nguồn lao động được đào tạo ở một số lĩnh vực kỹ thuật…

Năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt 74%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề đạt 32,8%. Để đáp ứng tốt hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực góp phần yêu phát triển kinh tế- xã hội, đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch số 20-KH/TUvới quyết tâm cao hơn, hiệu quả phải cao hơn so với giai đoạn trước; trong đó, việc tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi phù hợp.

(2) Phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm cả về trí lực, thể lực gắn với nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực; đồng thời, gắn kết với nhu cầu vị trí việc làm, nhu cầu xã hội và xem đây là một trong những giải pháp lớn, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trên các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển mạnh 03 trụ cột kinh tế của tỉnh. Trong đó: (i) Chú ý đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khỏe thể lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, tâm lý xã hội, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; làm tốt công tác dự báo, định hướng, tư vấn và giải quyết việc làm. (ii) Xây dựng chính sách thu hút, sử dụng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học, đội ngũ kỹ sư có trình độ khá, giỏi trở lên, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về làm việc ở tỉnh.

(3) Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề cao trên các lĩnh vực thế mạnh, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(4) Tạo đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ; chú ý nâng cao chất lượng nhân lực là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức hành chính nhà nước có chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức trong sáng, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám phản biện, dám chịu trách nhiệm theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

(5) Tiếp tục nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần và chỉ số phát triển con người (HDI). Thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em./.

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân Golf Việt Yên

 Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân Golf Việt Yên, xã Hương Mai và xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/500). 

Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân golf Việt Yên, xã Hương Mai và xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/500) đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 14/02/2019. Hiện nay, dự án đang trong quá trình tổ chức thi công xây dựng, tuy nhiên về quy mô quy hoạch sân golf Việt Yên (khoảng 152ha) chưa phù hợp theo Quyết định số 835/QĐ-TTg ngày 15/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Việt Yên tại các xã Hương Mai và xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với quy mô là 140ha. Trong thực tế triển khai thực hiện dự án, quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án cũng chưa đảm bảo về công năng sử dụng, kiến trúc cảnh quan, cũng như sắp xếp các khu chức năng phù hợp với tính chất đặc thù của khu sân golf chất lượng quốc tế; Một số vị trí gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy, để đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Sân Golf Việt Yên, xã Hương Mai và xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/500). 
Ảnh sân golf minh hoạ
Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch là khu sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế và các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí phụ trợ khác với quy mô đồ án điều chỉnh diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 152,4ha thành khoảng 141,4ha, trong đó diện tích sân golf khoảng 139,9ha, diện tích đường giao thông đối ngoại khoảng 1,49ha.
Khu vực nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch thuộc xã Hương Mai, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch có tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan chủ yếu là không gian xanh kết hợp với mặt nước, các công trình xây dựng phục vụ sân golf xây dựng thấp tầng nằm tách biệt, ở vị trí đẹp, có tầm nhìn bao quát nhưng độc lập với hệ thống thi đấu golf. Các công trình cao 1-3 tầng có hình thức kiến trúc đẹp, thanh thoát hòa lẫn với không gian cây xanh mặt nước xung quanh. Sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, sân tập golf. Cây xanh mặt nước chiếm diện tích lớn trong sân golf, có chức năng cách ly giữa các khu chức năng, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường vi khí hậu, đồng thời góp phần làm sinh động các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch. 
Bên cạnh đó về mặt thiết kế đô thị sẽ quy hoạch các công trình văn phòng dịch vụ, dịch vụ điều hành câu lạc bộ có hình thức kiến trúc hiện đại, thanh thoát, màu sắc tươi sáng, vật liệu xây dựng bền vững, an toàn, mật độ phù hợp, có khoảng lùi để tạo không gian và điểm nhấn kiến trúc. Các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch bao gồm: Công trình nhà điều hành golf, nhà văn phòng dịch vụ, sân tập golf.
 Với địa hình, vị trí thuận lợi, khu vực quy hoạch sẽ tạo ra không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng kết nối với các điểm du lịch lịch sử, tâm linh, sinh thái gắn với các sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí kết hợp với thể thao golf hấp dẫn nhằm tăng cường thu hút du khách đến với địa phương./. 

Bắt đầu cuộc sống tự lập trên một quả đồi thanh vắng | San Farm VN

Làm cổng tre thương hiệu ‘San Farm’ đón tết Quý Mão 2023

Rút Tiền Làm YouTube Tổ Chức Sinh Nhật Cho Con

Thủ tướng: 'Các địa phương đừng xin những cái lặt vặt'

 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phối hợp theo chủ trương lớn, "không chạy chọt, lên xin Bộ Kế hoạch và Đầu tư những cái lặt vặt".

Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại Hội nghị tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 4/1. "Việc phân bổ nguồn lực của nhà nước phải hiệu quả, tránh dàn trải, phải quyết liệt với điều này", ông nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 4/1. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáng 4/1. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho biết, năm ngoái, Việt Nam vượt thu ngân sách 392.000 tỷ đồng, là con số chưa từng có. Khoản tiền này sẽ ưu tiên chi tiền lương; xử lý các vấn đề cấp bách, bất ngờ (thiên tai, dịch bệnh...); còn lại tập trung cho phát triển hạ tầng giao thông chiến lược.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phải có 3.000 km đường cao tốc và tới năm 2030 là 5.000 km để tạo không gian, động lực phát triển. "Chúng ta phải tập trung nguồn lực để làm ra tấm ra món, dứt khoát không để dàn trải, manh mún, kéo dài", Thủ tướng nêu.

Ông yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đưa ra được các tiêu chuẩn, tiêu chí trong đầu tư, thậm chí "cắt bớt" các dự án không cần thiết. "Phải làm những dự án tiếp tục sinh ra tiền, thế mới gọi là đầu tư phát triển", ông nói. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2022, cơ quan này đã trình cấp có thẩm quyền cắt giảm gần 5.000 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các địa phương phối hợp theo chủ trương lớn, "không chạy chọt, lên xin Bộ Kế hoạch và Đầu tư những cái lặt vặt" vì không có nguồn lực để dàn trải. Theo Thủ tướng, một phần nguyên nhân của chậm giải ngân đầu tư công cũng xuất phát từ việc đầu tư thiếu tập trung, khâu chuẩn bị không tốt.

Thủ tướng cũng nhìn nhận, do bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, dẫn đến nhiều khung pháp lý không đáp ứng được, Bộ phải phát hiện nhanh, phản ứng chính sách kịp thời. Bên cạnh đó, ông lưu ý cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát. Lấy ví dụ với các dự án đường cao tốc, ông cho biết, trước đây chỉ có Bộ Giao thông vận tải triển khai, nhưng điều này sẽ không thực hiện được trong nhiệm kỳ này khi số vốn được bố trí cho phát triển hạ tầng lên đến 470.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với trước.

"Khi được phân cấp, phân quyền, giao nhiệm vụ, các địa phương rất phấn khởi và có động lực để triển khai vì các dự án cao tốc gắn liền với sự phát triển của họ. Thực tiễn đã cho thấy cách làm mới là phù hợp, hiệu quả", Thủ tướng nói.

Trước đó, đánh giá về hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022, Thủ tướng cho biết, Bộ đã thể hiện được vai trò của cơ quan tổng hợp tham mưu cấp chiến lược, cơ quan đầu mối, điều phối điều hành kinh tế vĩ mô, có sản phẩm cụ thể, hiệu quả lượng hóa được. Trong đó, dấu ấn lớn nhất là Bộ này đã xây dựng được chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội quy mô 347.000 tỷ đồng, với 4 lĩnh vực trọng tâm mà thực tế khẳng định là đúng và trúng gồm an sinh xã hội, y tế, hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp...


ABBank trồng 10.000 cây giống rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang

 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) sẽ trồng 10.000 cây đước và phi lao tại ba ha khu rừng phòng hộ ven biển thuộc xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang.

Đây là năm thứ 14 chương trình Tết An Bình được triển khai và cũng là năm thứ 3 liên tiếp ABBank đồng hành cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện dự án Tết An Bình: "Xanh An Bình - Xanh Việt Nam". Sự kiện hưởng ứng lời kêu gọi trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Cán bộ, nhân viên ABBank tham gia hỗ trợ trồng cây giống cho rừng phòng hộ.

Cán bộ, nhân viên ABBank tham gia hỗ trợ trồng cây trong chương trình thiện nguyện Tết An Bình năm 2021. Ảnh: ABBank

Nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, huyện Tân Phú Đông có 12 km bờ biển, tổng diện tích mặt nước biển gần 6.000 ha. Bên cạnh thuận lợi về phát triển kinh tế biển, Tân Phú Đông cũng gặp không ít thách thức vì tình trạng sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của nhiều hộ dân sinh sống ven biển.

Trong khi đó, rừng phòng hộ ven biển là vành đai tự nhiên có vai trò quan trọng đối với tỉnh Tiền Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giúp duy trì hệ sinh thái bên trong, cân bằng môi trường, đồng thời tham gia bảo vệ người dân, nhất là khu định cư của hàng nghìn hộ dân sinh sống tập trung theo các tuyến đê biển khỏi nạn xâm thực của biển. Đây cũng là nơi sinh sản và tăng trưởng của các loài động vật thủy sinh. Bên cạnh đó, các địa phương có thể tận dụng những cánh rừng này làm du lịch sinh thái, phát triển kinh tế vùng.

Rừng phòng hộ tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Rừng phòng hộ tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: ABBank

Hoạt động trồng cây tại khu rừng phòng hộ ven biển do Tết An Bình 2023 đem lại được kỳ vọng góp phần bảo vệ môi trường, giúp đa dạng hệ thực vật ven biển, tạo sinh kế cho người dân địa phương, đồng thời ngăn chặn thiên tai, bão lũ và giảm thiểu các tác hại của việc xâm lấn đất liền.

Ngoài chương trình trồng cây, Tết An Bình 2023 còn mang đến 5 km đường ống nước sạch (nước máy) cho các hộ dân xã Phú Tân và Tân Thới - những hộ dân nở xa đường ống chính chưa tiếp cận được với nguồn nước máy. Đại diện ABBank cho tin rằng, nguồn nước sạch tại hai xã Phú Tân và Tân Thới sẽ góp phần tạo sự khởi đầu sung túc và thịnh vượng cho bà con nơi đây.

Dịp này, ngân hàng cũng trao tặng 25 suất học bổng cho 25 học học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phú Tân và Tân Thới.

Đại diện ABBank và ....

Cán bộ nhân viên ABBank chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện chính quyền và người dân tại Lào Cai mùa Tết An Bình 2022. Ảnh: ABBank

Với định hướng là ngân hàng bán lẻ thân thiện với cộng đồng, từ những ngày đầu mới thành lập, ABBank đã triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội khắp cả nước. Riêng trong năm 2022, nhà băng này đã chi hơn 11 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, trong đó, Tết An Bình là một trong những chương trình nổi bật, được phát động từ năm 2010. Sau 13 năm triển khai, đến nay chương trình ngày càng được đón nhận và mở rộng, không đơn thuần là mang Tết ấm no đến với các gia đình khó khăn, mà còn hướng tới ý nghĩa bảo vệ môi trường sống và sinh kế cho người dân.