Ra mắt tại COP27, Hướng dẫn Net Zero giải quyết một trở ngại lớn cho một thế giới nơi lượng khí thải nhà kính được giảm đến mức tối thiểu và cân bằng bằng cách loại bỏ: bối cảnh quản trị Net Zero bị phân mảnh. Các cách tiếp cận và khái niệm cạnh tranh cho "Net Zero" đang gieo rắc sự nhầm lẫn. Hướng dẫn này cung cấp một tài liệu tham khảo chung cho các nỗ lực tập thể, cung cấp cơ sở toàn cầu để hài hòa, thông hiểu và hoạch định về Net Zero cho các bên ở cấp quốc gia, khu vực, thành phố và tổ chức.
=================
Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ở Sharm El-Sheikh, Ai Cập, ngày 11/11/2022, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO vừa công bố hướng dẫn toàn cầu mới làm rõ về hành động đưa phát thải ròng bằng 0 (Net zero)
ISO đã hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về việc cần có các tiêu chuẩn cụ thể hơn hỗ trợ cam kết đưa phát thải ròng bằng 0. Hướng dẫn phát thải ròng bằng 0 này của ISO đã tập hợp ý kiến chuyên môn của hơn 1.200 tổ chức và cá nhân từ hơn 100 quốc gia, đưa ra hướng dẫn dựa trên sự đồng thuận về phát thải ròng bằng 0. Các định nghĩa và hướng dẫn rõ ràng hơn sẽ giúp các tổ chức trên toàn thế giới hiểu và đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nhanh hơn.
Chỉ trong vòng ba tháng, hơn 1.200 tổ chức và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau xây dựng tài liệu hướng dẫn phát thải ròng bằng 0 thông qua một quá trình mở dựa trên sự đồng thuận. Hướng dẫn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và sáng kiến về phát thải ròng bằng 0 nhằm đạt được sự thống nhất và đồng bộ cho hệ thống các tiêu chuẩn ISO về phát thải ròng bằng 0.
Hướng dẫn phát thải ròng bằng 0 hỗ trợ tất cả các tổ chức, bao gồm cả những tổ chức xây dựng chính sách, tiêu chuẩn hoặc các sáng kiến khác về phát thải ròng bằng 0 cho những người khác sử dụng, để bất kỳ tổ chức nào muốn đưa ra hoặc hỗ trợ tuyên bố phát thải ròng bằng 0 đều có cách tiếp cận tương đồng bất kể được liên kết với sáng kiến nào.
=====================
Hướng dẫn phát thải ròng bằng 0 được xây dựng thông qua quá trình của một Thỏa thuận Hội thảo Quốc tế (IWA) của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, một loạt các hội thảo trực tuyến nhằm đưa ra các hướng dẫn cuối cùng phản ánh quan điểm toàn cầu về việc đạt được phát thải ròng bằng 0. Sáng kiến này được thực hiện thông qua sự hợp tác của Thế giới 2050 của chúng ta giữa ISO, Cuộc đua về 0 của Liên hợp quốc và Trung tâm Đổi mới Toàn cầu của UNFCCC, được triệu tập bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia của Vương quốc Anh, BSI.
Bối cảnh ra đời
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức cấp bách nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Các đánh giá khoa học thông qua các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng có thể tránh được nhiều hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 °C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ toàn cầu đã cao hơn 1 °C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các kịch bản do IPCC đánh giá cho thấy rằng việc hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 °C, không hoặc vượt quá nhiệt độ giới hạn, đòi hỏi phải đạt được ít nhất lượng khí phát thải cacbon dioxit (CO2) ròng toàn cầu bằng 0 vào đầu những năm 2050, cùng với việc giảm sâu và bền vững trên toàn cầu đối với các phát thải khí nhà kính (GHG) khác. Các kịch bản này cũng cho thấy rằng việc giảm phát thải xảy ra càng sớm và càng nhanh thì hiện tượng nóng lên đỉnh điểm và khả năng vượt quá giới hạn ấm lên càng thấp. Hiện tượng nóng lên đỉnh điểm phụ thuộc vào lượng khí thải CO2 tích lũy từ đầu thời kỳ công nghiệp cho đến khi chúng giảm xuống mức phát thải ròng bằng 0, kết hợp với sự thay đổi lượng phát thải phi CO2 trên hệ thống khí hậu, vào thời điểm nhiệt độ đạt đỉnh.
Tài liệu này cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn và khuyến nghị nhằm tạo điều kiện cho phương pháp tiếp cận chung với mức độ tham vọng cao, nhằm thúc đẩy các tổ chức đạt được phát thải GHG ròng bằng 0 càng sớm càng tốt và muộn nhất vào năm 2050. Mục tiêu hướng tới là tài liệu tham khảo chung cho các tổ chức quản trị (bao gồm các sáng kiến tự nguyện, áp dụng tiêu chuẩn, chính sách và quy chuẩn quốc gia và quốc tế) và có thể giúp các tổ chức hành động để góp phần đạt được phát thải ròng toàn cầu bằng 0.
Hướng dẫn này cần được giải thích và sử dụng phù hợp với mục đích và phạm vi áp dụng của nó để duy trì và thúc đẩy tham vọng khí hậu cao nhất có thể. Hướng dẫn này không đề cập các nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ khác liên quan đến hành động khí hậu.
Hướng dẫn được xây dựng dựa trên sự phát triển của các sáng kiến tự nguyện, chiến dịch và quản trị, hỗ trợ mục đích tiến tới một tương lai tích cực về khí hậu, mở rộng phạm vi tiếp cận của họ và tạo điều kiện cho một cách tiếp cận nhất quán hơn cho các biện pháp can thiệp và ấn phẩm, bao gồm cả các tiêu chuẩn ISO.
Thỏa thuận Paris 2015 nêu rõ tầm quan trọng của việc đạt được sự cân bằng toàn cầu giữa phát thải do con người gây ra theo nguồn và loại bỏ do con người thực hiện bằng cách giảm thiểu trong nửa sau của thế kỷ 21, có tính đến các khả năng khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trên cơ sở công bằng, trong bối cảnh phát triển bền vững và nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Do đó, Hướng dẫn này bao gồm các khuyến nghị về tính công bằng và tác động rộng lớn hơn.
Phạm vi áp dụng của Hướng dẫn này phù hợp với các mục tiêu của “Nhóm chuyên gia cấp cao về Cam kết phát thải ròng bằng 0 của các tổ chức phi nhà nước”, được thành lập theo yêu cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) và các triển khai khác của LHQ, trong đó có Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Một số sáng kiến và chính sách hạn chế các hành động liên quan đến lượng phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 đối với các lượng phát thải đó và loại bỏ dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức báo cáo. Hướng dẫn này khuyến khích và đưa ra hướng dẫn về việc hành động để giải quyết tất cả các phát thải khí nhà kính, trực tiếp và gián tiếp, trong chuỗi giá trị của tổ chức.
Nội dung chính của tài liệu
Tài liệu cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn và khuyến nghị nhằm tạo điều kiện cho cách tiếp cận chung, toàn cầu để đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0 thông qua việc liên kết các sáng kiến tự nguyện và áp dụng các tiêu chuẩn, chính sách cũng như quy định của quốc gia và quốc tế.
Tài liệu này đưa ra hướng dẫn về những gì tổ chức quản trị và các tổ chức khác có thể làm để đóng góp hiệu quả vào nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 °C bằng cách đạt được phát thải ròng bằng 0 không muộn hơn năm 2050. Tài liệu này cung cấp hướng dẫn về đóng góp chung và công bằng cũng như công nhận khả năng của các tổ chức cá nhân trong việc góp phần đạt được phát thải ròng toàn cầu bằng 0. Tài liệu này, khi được sử dụng kết hợp với các lộ trình có cơ sở khoa học có thể áp dụng, sẽ cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức đang tìm cách thiết lập các chiến lược khí hậu mạnh mẽ.
Tài liệu này nhằm sắp xếp các cách tiếp cận theo lãnh thổ để đạt được phát thải ròng bằng 0 (ví dụ: theo quốc gia, khu vực, thành phố) và cách tiếp cận theo chuỗi giá trị của các tổ chức.
Tài liệu này nhằm mục đích cho phép và hỗ trợ tất cả các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức quản trị đang xây dựng chính sách, khuôn khổ, tiêu chuẩn hoặc các sáng kiến khác về phát thải ròng bằng 0 để ứng dụng bởi các tổ chức khác.
Tài liệu này nhằm bổ sung cho các sáng kiến tự nguyện và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết, để bất kỳ tổ chức nào muốn đưa ra hoặc hỗ trợ tuyên bố phát thải ròng bằng 0 đều có cách tiếp cận tương tự bất kể được liên kết với sáng kiến nào.
Các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia và địa phương, các doanh nghiệp, thành phố, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có thể tải Hướng dẫn phát thải ròng bằng 0 của ISO tại địa chỉ: www.iso.org/netzero
(VSQI biên dịch từ Nguồn ISO)