Liên hệ số di động/zalo: 0979766122 NGUYEN QUANG ANH Hỗ trợ cho tôi theo Số tài khoản: 0979766122 Vietinbank thành phố Bắc Giang
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022
ĐÀO TẠO CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM ISO ĐỐI VỚI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-BCĐ ngày 28/02/2022 của Ban chỉ đạo ISO tỉnh về Hoạt động của Ban chỉ đạo ISO tỉnh năm 2022. Sở KH&CN - cơ quan thường trực BCĐ ISO tỉnh tổ chức 10 Hội nghị đào tạo tập huấn hướng dẫn công tác chấm điểm ISO hành chính theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND tỉnh; Hướng dẫn 428; Công văn yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ hằng năm đối với 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ ngày 11/10/2022 đến hết ngày 28/10/2022. Địa điểm tổ chức Hội nghị tại UBND các huyện và thành phố.
Hiện
nay trên địa bàn tỉnh có 253 cơ quan áp dụng trong đó: 41 Cơ quan thuộc đối tượng
bắt buộc; 209 UBND cấp xã; 3 đơn vị sự nghiệp công lập. Qua kết quả kiểm tra,
đánh giá, chấm điểm hàng năm cho thấy, việc áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL hầu
hết được các cơ quan quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, từ đó góp phần
giúp việc giải quyết công việc của mỗi cơ quan được công khai, minh bạch, qua
đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính,
nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.
Quang
cảnh buổi tập huấn đối với UBND cấp xã trên địa bàn huyện Yên Dũng
Một số điểm mới của công tác chấm điểm
như: UBND huyện lựa chọn tối thiểu 1/3 số xã để chấm tại trụ sở và gửi kết quả
về Ban chỉ đạo ISO tỉnh qua Sở KH&CN - cơ quan thường trực BCĐ ISO tỉnh.
Ban chỉ đạo ISO tỉnh lựa chọn 10% số UBND cấp xã trên địa bàn huyện để đi kiểm
tra thực tế. 100% Số điểm thực hiện của các UBND cấp xã đạt từ 80 điểm trở lên
thì UBND cấp huyện đạt điểm tối đa là 3 điểm ở Tiêu chí 15.2. Đối với việc Tổ
chức Chấm điểm UBND cấp xã không chặt chẽ (chấm
điểm cao hơn 10% so với BCĐ ISO tỉnh chấm thẩm định) thì UBND huyện bị trừ
3 điểm trong tổng số điểm đạt được của UBND cấp huyện.
Qua các buổi
tập huấn các học viên đã nắm bắt về việc chuyển từ nền hành chính cai trị sang
phục vụ; phân biệt được các khái niệm TTHC và Quy trình ISO; cách thức xây dựng
Mục tiêu chất lượng theo công thức Smart; việc áp dụng công thức 5W+1H; cách
thức thực hiện công việc theo chu trình PDCA; sự khác biệt của Quy trình Nội bộ
đối với TTHC và Quy trình Nội bộ trong ISO; nắm bắt cách thức thực hiện Quy
trình Quản lý rủi ro, cơ hội; cách thức xử lý tình huống hiện nay là Quy trình
ISO và việc thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử không khớp nhau; cách lấy
Phiếu đánh giá sự hài lòng khách hàng theo mã QR code một cách hiệu quả. Nắm
bắt cách thức thực hiện việc xem xét lãnh đạo; đánh giá nội bộ; khắc phục các
điểm không phù hợp. Hiểu biết tính hiệu quả của việc xây dựng Quy trình ISO
hiệu quả thỏa mãn được các tính chất như: rõ người – rõ việc – rõ cách làm – rõ
trách nhiệm. Việc nhận biết và sử dụng tài liệu và hồ sơ được dễ tìm; dễ thấy;
dễ lấy. Vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” hiệu quả hơn; tạo
điều kiện để người dân cùng giám sát cán
bộ, công chức, giám sát các thủ tục hành chính có được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật hay không, từ đó kiến nghị sửa đổi, chỉnh lý văn bản quy
phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế...
Đa số công tác
xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các sở ngành đã đi vào
nề nếp. Tuy nhiên đối với cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do công
tác đôn đốc của UBND cấp huyện đối với cấp xã chưa thường xuyên liên tục, thời
gian áp dụng còn ngắn. Do vậy, việc tập huấn hướng dẫn công tác chấm điểm đối với
UBND cấp xã khắc phục một số tồn tại hiện nay như: Việc chấm điểm ISO của UBND
cấp huyện đối với UBND cấp xã chưa nghiêm túc; khắc phục tình trạng chưa tuân thủ các quy trình, thủ tục đã công bố; tình trạng giải quyết thủ tục hành chính
chậm muộn; tình trạng “khoán trắng” việc duy trì, áp dụng cho cán bộ
thư ký ISO; tình trạng áp dụng cho có, đặc biệt là công tác đánh giá chất lượng
nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng...
Qua các buổi tập huấn UBND các xã đã
nắm bắt được cách thức cải tiến liên tục để hệ thống quản lý chất lượng ngày
càng phát huy tốt hiệu quả. Thay đổi được nhận thức cán bộ công chức về tinh
thần cải cách phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Cải tiến được phương thức thực
hiện công vụ với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức cá nhân, minh bạch
hóa các quy trình giải quyết TTHC, hướng đến nền hành chính, hiện đại, dân chủ,
trong sạch và vững mạnh./.
Nguyễn Quang Anh – Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022
Kinh điển Đại thừa
Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ này nói về Bát-nhã, Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā). Trong hệ thống này, Bát-nhã được xem là khả năng hiểu được "sự thật như nó vẫn là", không chứa bất cứ một luận cứ triết học nào cả, chỉ nhằm thẳng bản chất của sự có, đặc biệt chỉ bằng cách dùng phương pháp nói ngược. Cơ sở quan trọng ở đây là sự vật không có hai mặt, mà trên nó, tất cả những phương pháp nhị nguyên để nhìn vào sự vật đều bị bác bỏ: Các pháp - các hiện tượng - không tồn tại mà cũng không không tồn tại, nhưng lại mang dấu ấn của tính Không, với sự vắng mặt lâu dài của một "bản chất không biết". Nhất tự bát-nhã kinh minh họa quan điểm Bát-nhã-ba-la-mật-đa bằng cách dùng tiếp đầu âm अ a tiếng Phạn. Chữ अ khi gắn vào đầu một từ thì sẽ phủ định nó, cho nó một nghĩa ngược lại.
Nhiều bộ kinh Bát-nhã được biết với tên là độ dài hoặc số dòng kệ tụng chúng chứa đựng. Edward Conze, người đã dịch tất cả những bộ kinh Bát-nhã còn được lưu lại bằng Phạn ngữ sang tiếng Anh, đã nhận ra bốn thời kì phát triển của hệ kinh này:
- 100 TCN-100: Bảo đức tích tụ bát-nhã (sa. ratnaguṇasaṃcayagāthā) và Bát thiên tụng bát-nhã (sa. aṣṭasāhasrikā).
- 100-300: Thời kì phát triển với Bát nhã 18.000, 25.000, và 100.000 dòng được biên tập. Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (sa. vajracchedikāprajñāpāramitā-sūtra) có thể được viết trong thời gian này.
- 300-500: Thời kì lắng đọng lại. Bát-nhã tâm kinh và Nhất tự bát-nhã được biên tập.
- 500-1000: Văn bản thời này bắt đầu mang dấu tích của Mật giáo, chịu ảnh hưởng của Đát-đặc-la.
Kinh điển hệ Bát-nhã đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các trường phái Phật giáo Đại thừa.
Kinh tạng
Kinh phần lớn là các bài giảng của đức Phật hoặc của một trong những Đại đệ tử của Ngài. Tất cả những gì được ghi lại, ngay cả những gì không phải Phật đích thân thuyết, được xem là Phật ngôn, "lời Phật dạy" (sa., pi. buddhavacana). Ban đầu, các bài giảng của Phật được sắp xếp theo dạng chúng được truyền lại cho đời sau chia ra làm 12 thể loại:
- Kinh (經, sa. sūtra) hoặc Khế kinh (zh. 契經), cũng được gọi theo âm là Tu-đa-la (修多羅), chỉ những bài kinh chính Phật thuyết;
- Trùng tụng (重頌, sa. geya) hoặc Ứng tụng (zh. 應頌), gọi theo âm là Kì-dạ (祇夜), một dạng kệ tụng mà trong đó nhiều câu được lặp đi lặp lại;
- Thụ ký (zh. 受記, sa. vyākaraṇa), âm là Hoa-già-la-na (zh. 華遮羅那), chỉ những lời do Phật thụ ký, chứng nhận cho các Bồ Tát, đệ tử mai sau thành Phật, và những việc sẽ xảy ra...;
- Kệ-đà (偈陀, sa. gāthā), cũng được gọi là Ký chú (zh. 記註) hay Phúng tụng (zh. 諷頌), những bài thi ca không có văn xuôi đi trước (trường hàng), xem Kệ;
- (Vô vấn) Tự thuyết (zh. [無問]自說, sa. udāna) hoặc Tán thán kinh (zh. 讚歎經), âm là Ưu-đà-na (zh. 憂陀那), chỉ những bài kinh mà Phật tự thuyết, không phải đợi người thỉnh cầu mới trình bày;
- Nhân duyên (zh. 因緣, sa. nidāna) hay Quảng thuyết (廣說), gọi theo âm là Ni-đà-na (尼陀那), chỉ những bài kinh nói về nhân duyên khi Phật thuyết pháp và người nghe pháp...;
- Thí dụ (譬喻, sa. avadāna) hoặc Diễn thuyết giải ngộ kinh (zh. 演說解悟經), âm là A-ba-đà-na (zh. 阿波陀那), chỉ những loại kinh mà trong đó Phật sử dụng những thí dụ, ẩn dụ để dùng việc đời mà gợi mở việc đạo làm người nghe dễ hiểu hơn;
- Như thị pháp hiện (如是法現, sa. itivṛttaka) hoặc Bản sự kinh (本事經), âm là Y-đế-mục-đa-già (醫帝目多伽), chỉ những bài kinh nói về sự tu nhân chứng quả của các vị đệ tử trong quá khứ, vị lai;
- Bản sinh kinh (zh. 本生經, sa. jātaka), gọi theo âm là Xà-đà-già (zh. 闍陀伽);
- Phương quảng (zh. 方廣), Phương đẳng (方 等, sa. vaipulya) hoặc Quảng đại kinh (zh. 廣大經), gọi theo âm là Tì-phật-lược (毗佛略);
- Hi pháp (zh. 希法, sa. adbhutadharma) hoặc Vị tằng hữu (未曾有), âm là A-phù-đà đạt-ma (zh. 阿浮陀達磨), kinh nói về thần lực chư Phật thị hiện, cảnh giới kì diệu, hiếm có mà người phàm không hiểu nổi;
- Luận nghị (zh. 論議, sa. upadeśa), cũng được gọi là Cận sự thỉnh vấn kinh (zh. 近事請問經) hoặc theo âm là Ưu-ba-đề-xá (優波提舍), chỉ những bài kinh có tính cách vấn đáp với lý luận cho rõ ngay thẳng, xiên vẹo.
Cách sắp xếp bên trên được các trường phái ngoài Đại thừa chấp nhận, tuy nhiên, Thượng tọa bộ loại bỏ ba phần 6., 7. và 12. ra. Cách phân loại trên cũng được tìm thấy trong Đại tạng của các trường phái Đại thừa.
Tuy nhiên, Thượng tọa bộ đã tìm cách sắp xếp Đại tạng kinh theo cách khác, và kinh của Thượng tọa bộ được xếp lại như sau:
Trường bộ kinh & Trường A-hàm kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Bao gồm các bài kinh dài nhất trong các loại kinh văn hệ Pali. Trường bộ (zh. 長部, pi. dīghanikāya) văn hệ Pali có 34 bài kinh mà trong đó, hai bài nổi danh nhất là Đại Bát-niết-bàn kinh (zh. 大般涅槃經, pi. mahāparinibbānasuttanta) và Phạm võng kinh (zh. 梵網經, pi. brahmajālasutta). Trường A-hàm (zh. 長阿含, sa. dīrghāgama) của Pháp tạng bộ chỉ còn trong bản dịch Hán văn, bao gồm 30 bài kinh.
Trung bộ kinh & Trung A-hàm kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Trung bộ (zh. 中部, pi. majjhimanikāya) văn hệ Pali có 152 bài kinh, Trung A-hàm (zh. 中阿含, sa. madhyamāgama) của Thuyết nhất thiết hữu bộ có 222 bài, được lưu lại trong Đại tạng kinh Hán văn.
Tương ưng bộ[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ kinh này bao gồm nhiều kinh văn ngắn gọn được gom lại theo chủ đề, nhóm và người nói chuyện. Tương ưng bộ (zh. 相應部, pi. saṃyuttanikāya) văn hệ Pali có khoảng 2800 bài kinh, Trường A-hàm (zh. 長阿含, sa. dīrghāgama) của Thuyết nhất thiết hữu bộ chỉ có 1300 bài, được lưu lại trong Đại tạng kinh Hán văn.
Tăng chi bộ kinh & Tăng nhất a-hàm kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Bao gồm những bài kinh có cùng Pháp số, Tăng chi bộ (zh. 增支部, pi. aṅguttaranikāya) văn hệ Pali có hơn 2.300 bài kinh. Đại tạng kinh chữ Hán lưu lại bộ Tăng nhất a-hàm (zh. 增一阿含, sa. ekottarāgama), được xem là thuộc bộ Đại tạng kinh của Đại chúng bộ.
Tiểu bộ kinh & Tạp kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Không phải tất cả các trường phái đều có thể loại này, nhưng Tiểu bộ (zh. 小部, pi. khuddakanikāya) văn hệ Pali có nhiều bộ kinh nhỏ rất nổi danh và được ưa chuộng, bao gồm:
- Pháp Cú kinh (zh. 法句; pi. dhammapada): gồm 426 câu kệ trong 26 chương về các nguyên lý căn bản đạo Phật, được lưu truyền rộng trong các nước theo Thượng tọa bộ;
- Tự thuyết (zh. 自說, pi. udāna): gồm 80 bài giảng của đức Phật. Điểm đặc biệt ở đây là những lời của đức Phật tự nhiên thốt ra dạy, không phải do được người khác hỏi mà trả lời. Thế nên cũng gọi là Vô vấn tự thuyết.
- Tập bộ kinh (zh. 集部經, pi. sutta-nipāta): một trong những kinh điển cổ nhất, đặc biệt có giá trị văn chương cao;
- Trưởng lão tăng kệ (zh. 長老僧偈, pi. thera-gāthā): ghi lại 107 bài kệ của các vị Thượng tọa (pi. thera);
- Trưởng lão ni kệ (zh. 長老尼偈, pi. therī-gāthā): gồm 73 bài kệ của các vị ni trưởng lão (pi. therī);
- Bản sinh kinh (zh. 本生經, pi. jātaka), ghi chép các mẩu truyện về những kiếp trước của Phật.
Nhiều bộ kinh bên trên còn tồn tại các bản gốc dạng nguyên ngữ cũng như các bản dịch. Ví dụ như kinh Pháp cú còn tồn tại dưới dạng Pali, ba bản dịch Hán văn, một bản Tạng văn và một bản tiếng Khotan.
A-tì-đạt-ma[sửa | sửa mã nguồn]
A-tì-đạt-ma có nghĩa là Thắng pháp hoặc là Vô tỉ pháp (zh. 無比法), vì nó vượt (abhi) trên các pháp (sa. dharma), giải thích trí huệ. A-tì-đạt-ma có liên quan đến sự phân tích các hiện tượng và có lẽ xuất phát từ những bảng liệt kê số pháp, ví như 37 Bồ-đề phần. Mặc dù được xếp vào kinh văn tiêu chuẩn, được xem như là lời của đức Phật nhưng các nhà Phật học hiện đại cho rằng, kinh A-tì-đạt-ma được phát triển rất lâu sau khi đức Phật Thích ca nhập diệt, và phần lớn của tạng kinh A-tì-đạt-ma là kết quả của 200 năm sau do công của A-dục vương (thế kỉ 1) kết tập.
A-tì-đạt-ma của Thượng tọa bộ được lưu lại bằng tiếng Pali. A-tì-đạt-ma của Thuyết nhất thiết hữu bộ được viết bằng tiếng Phạn, được lưu truyền trong hai Đại tạng kinh tiếng Hán và tiếng Tạng.
A-tì-đạt-ma phần lớn phân tích, xử lý các hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.
Không phải trường phái Phật giáo nào cũng xem kinh A-tì-đạt-ma là kinh văn tiêu chuẩn. Kinh lượng bộ (zh. 經量部, sa. sautrāntika) cho rằng, Đại tạng kinh chỉ có Kinh và Luật tạng. Việc chối bỏ các pháp thật sự tồn tại - quan điểm chính của A-tì-đạt-ma - của một số trường phái, được xem là một nhân tố quan trọng của sự hình thành trường phái Đại thừa sau này.
Kinh điển ngoài tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh văn ngoài tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên có lẽ là Na-tiên tỉ-khâu kinh hay kinh Mi Tiên vấn đáp (Milindapañha), nói về một cuộc đàm thoại giữa một ông vua mộ đạo và một vị Tỉ-khâu trí huệ sắc bén. Bộ này chứa đựng một loạt giáo lý chủ yếu như vô ngã, duyên khởi, v.v. Các học giả sau này xem tác phẩm này là của Thuyết nhất thiết hữu bộ, một trường phái Tiểu thừa khác mặc dù nó được lưu lại Đại tạng của Thượng tọa bộ.
Kinh điển viết bằng tiếng Pali có rất nhiều bản chú giải vẫn chưa được phiên dịch. Chúng được xem là có nguồn từ đầu bút của vị Đại luận sư Phật Âm. Cũng có rất nhiều bản giải thích cho những bản chú giải (bản chú giải các bản chú giải).
Đại luận sư Phật Âm cũng là tác giả của bộ Thanh tịnh đạo luận, "con đường dẫn đến thanh tịnh" được xem là bộ luận trình bày tất cả giáo lý Thượng tọa bộ một cách tổng quát.
Kinh Pháp Bảo Đàn cũng là kinh ngoài tiêu chuẩn, bộ kinh đã ghi chép về phương pháp tu tập giác ngộ qua những hành động và lời giảng dạy của thiền sư không biết chữ là Đại sư Huệ Năng
Luật tạng
Luật tạng đề cập đến những vấn đề giới luật trong Tăng-già. Tuy nhiên, từ Luật (dịch từ tiếng Phạn vinaya) cũng được dùng với từ Pháp (pi. dhamma) như một cặp đi đôi, với Pháp là giáo lý và Luật mang nghĩa thực hành, ứng dụng. Thực tế, Luật tạng chứa đựng hàng loạt thể loại kinh văn khác nhau. Dĩ nhiên có những kinh văn chuyên chú về quy luật trong tăng-già, chúng được lập, được phát triển và ứng dụng như thế nào. Nhưng Luật tạng cũng bao gồm những bài giảng về giáo lý, nghi lễ, nghi thức thực hiện các buổi lễ, tiểu sử và các bài nói về tiền kiếp (xem Bản sinh kinh).
Một điểm khá nghịch lý là Ba-la-đề-mộc-xoa (zh. 波羅提木叉, sa. prātimokṣa), một văn bản tương quan mật thiết với giới luật, được dùng nhiều nhất lại không được xếp vào kinh văn tiêu chuẩn.
Có bảy Luật tạng được lưu lại:
- Luật tạng của Thượng tọa bộ (pi. theravādin)
- Luật tạng của Đại chúng bộ (sa., pi. mahāsāṃghika), Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivādin) và Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 根本說一切有部, sa. mūlasarvāstivādin), được viết bằng tiếng Phạn.
- Luật tạng của Hóa địa bộ (zh. 化地部, sa. mahīśāsaka), Ca-diếp bộ (zh. 迦葉部, sa. kāśyapīya) và Pháp tạng bộ (zh. 法藏部, sa. dharmaguptaka), nguyên được viết bằng tiếng Phạn, nhưng hiện chỉ còn trong Hán tạng.
Tác phẩm Đại sự (zh. 大事, sa. mahāvastu) được biên soạn bởi Thuyết xuất thế bộ (zh. 說出世部, sa. lokottaravādin), - một nhánh của Đại chúng bộ - vốn là tiền văn của một luật tạng mà sau này đã bị tách rời. Thế nên, thay vì nói về luật, Đại sự lại chú tâm đến tiểu sử của Phật, ghi thật rõ những tiến trình của ngài qua Thập địa. Nội dung của Đại sự đã được thâu nhiếp và đưa vào bộ Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmika-sūtra) của Đại thừa.